TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘIKHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦNHỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2020-2021
Đề tài bài tập lớn: Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh củaCông ty Cổ phần Hitech Việt Nam
Họ và tên sinh viên: Trần Thị Lan AnhMã sinh viên: 1811181015
Lớp: ĐH8QTKD1
Tên học phần: Phương pháp nghiên cứu trong quản lý và kinh doanhGiảng viên hướng dẫn: Trần Thu Hằng
Hà Nội, ngày 2 tháng 10 năm 2021
Trang 2DANH MỤC TỪ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Trang 31Bảng 3.1 Tình hình nguồn vốn của Công ty Cổ phần Hitech giai đoạn 2018- 2020
2Bảng 3.2 Hiệu quả sử dụng tổng vốn của Công ty Cổ phần Hitech Việt Nam giai đoạn 2018-2020
MỤC LỤC
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 2
PHẦN 2: KHÁI QUÁT HÓA CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNGVỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 3
2.1 Khái niệm, vai trò của vốn kinh doanh 3
2.1.1 Khái niệm 3
2.1.2 Vai trò của vốn kinh doanh 3
2.2 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 4
2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 5
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 7
2.4.1 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 7
2.4.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 8
PHẦN 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINHDOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HITECH VIỆT NAM 10
3.1 Giới thiệu chung về công ty 10
3.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Hitech 10
PHẦN 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐNKINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HITECH VIỆT NAM 14
4.1 Dự báo nhu cầu vốn của công ty trong thời gian tới 14
4.2 Nâng cao công tác tổ chức và quản lý công ty 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 5PHỤ LỤC 16
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Vốn là một phạm trù kinh tế, là điều kiện tiên quyết cho bất cứ doanhnghiệp, ngành nghề kinh tế kỹ thuật, dịch vụ nào trong nền kinh tế Vốn là chìakhóa, là phương tiện để biến các ý tưởng trong kinh doanh thành hiện thực Sử dụnghiệu quả nguồn vốn sẽ góp phần quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, chính vì
Trang 6vậy bất kỳ một doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ, đều quan tâm đến vốn và vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên cũng như cho hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp Việc thiếu vốn sẽ khiến cho các hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc không triển khai được Do vậy, để đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức huy động và sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất
Hiện nay, trước xu thế hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, nhất là giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài là hết sức mãnh liệt Để có thể cạnh tranh, tồn tại trên thị trường thì việc sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả đóng vai trò sống còn đối với mỗi doanh nghiệp Để tồn tại và hoạt động có hiệu quả các doanh nghiệp không ngừng nghiên cứu, thay đổi, phù hợp với thị yếu thị trường và nhu cầu của các đối tượng khách hàng khác nhau Thông qua các bản báo cáo kết quả kinh doanh mỗi năm doanh nghiệp sẽ xác định được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức với doanh nghiệp để từ đó phát triển đúng đắn nhằm phát huy nội lực vốn có của doanh nghiệp Để làm được điều này, doanh nghiệp cần có các chiến lược và giải pháp toàn diện nhằm giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp cũng như nâng cao được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Do đó, cải thiện chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp cần bắt đầu từ cải thiện hiệu quả kinh doanh nhằm tạo động lực để doanh nghiệp phát triển bền vững.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ thực trạng quản trị sử dụng vốnkinh doanh tại Công ty Cổ phần Hitech Việt Nam, đồng thời đề xuất một số giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp này.
Trang 71.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Hitech Việt Nam - Phạm vi nghiên cứu:
Vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Hitech Việt Nam trong các năm từ 2018- 2020
Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị sử dụng vốn hiệu quả tại Công ty Cổ phần Hitech Việt Nam trong thời gian tới.
1.4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Phương pháp chủ yếu vận dụng trong nghiên cứu đề tài là phương pháp duyvật biện chứng Các vấn đề nghiên cứu trong mối liên hệ phổ biến và trong sự vậnđộng Ngoài ra khóa luận còn kết hợp sử dụng đồng bộ các phương pháp như:phương pháp thu thập số liệu, phương pháp xử lý số liệu, phương pháp so sánh,…
Trang 8PHẦN 2: KHÁI QUÁT HÓA CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬDỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
2.1 Khái niệm, vai trò của vốn kinh doanh 2.1.1 Khái niệm
Trong cơ chế thị trường, hoạt động của các doanh nghiệp đều nhằm mục tiêu tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu Bất kì một doanh nghiệp nào muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần có một lượng vốn tiền tệ nhất định Doanh nghiệp sử dụng lượng vốn tiền tệ này để mua sắm các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động; kết hợp ba yếu tố đó để tạo ra đầu ra là các sản phẩm hàng hoá, hoặc dịch vụ có ích và tiêu thụ hàng hoá để thu lợi nhuận Lượng vốn tiền tệ ứng ra đó được gọi là vốn của doanh nghiệp Vốn không chỉ là điều kiện tiên quyết và sống còn đối với sự ra đời của doanh nghiệp mà nó còn là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp hiện nay Do đó, chúng ta cần phải có nhận thức đúng đắn về vốn và vai trò của nó đối với quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp
Về mặt khái niệm, vốn kinh doanh có thể được hiểu như sau: “Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời” [ CITATION PGS08 \l 1033 ]
2.1.2 Vai trò của vốn kinh doanh - Về mặt kinh tế:
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là mạch máu của doanh nghiệp.Vốn không những dùng để mua sắm các trang thiết bị, dây chuyền sản xuất kinhdoanh phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn đảm bảocho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra một cách thườngxuyên, liên tục.
Trang 9Sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn phải sinh lời nghĩa là hoạt động sản xuất kinh doanh phải có lãi để doanh nghiệp có thể tiến hành tái sản xuất và mở rộng sản xuất Nền kinh tế thị trường ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp phải tự đổi mới bản thân, không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, đầu tư hện đại hóa công nghệ cũng như bộ máy sản xuất Để đầu tư vào cơ sở vật chất một cách hiệu quả, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn cần thiết Vì vậy, vốn là yếu tố quyết định để doanh nghiệp mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường nhằm nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường - Về mặt pháp lý:
Mỗi doanh nghiệp khi muốn thành lập đều phải có một lượng vốn nhất định tối thiểu phải bằng lượng vốn mà Nhà nước quy định đối với các ngành và lĩnh vực khác nhau Vốn kinh doanh của doanh nghiệp có vai trò quyết định trong việc thành lập, hoạt động và phát triển của từng loại doanh nghiệp theo luật định Vốn là điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Nếu trong quá trình sản xuất kinh doanh, lượng vốn của doanh nghiệp không đạt yêu cầu của Nhà nước thì doanh nghiệp sẽ tự tuyên bố phá sản hay sát nhập với doanh nghiệp khác Như vậy, vốn được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân doanh nghiệp trước pháp luật.
2.2 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đứng từ góc độ kinh tế là tối đa hóalợi nhuận Như vậy có thể hiểu là với một lượng vốn nhất định bỏ vào hoạt độngsản xuất kinh doanh sẽ đem lại lợi nhuận cao nhất và làm cho đồng vốn khôngngừng sinh sôi nảy nở, tức là hiệu quả sử dụng vốn thể hiện ở hai mặt: bảo toànđược vốn và tạo ra được các kết quả theo mục tiêu kinh doanh, trong đó đặc biệt làkết quả về mức sinh lời của đồng vốn.
Trang 10Bên cạnh đó, phải chú ý cả mặt tối thiểu hóa lượng vốn và thời gian sử dụng vốn của doanh nghiệp Kết quả sử dụng vốn phải thỏa mãn được lợi ích của doanh nghiệp và các nhà đầu tư ở mức mong muốn cao nhất, đồng thời nâng cao được lợi ích xã hội
“Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi tối đa với chi phí hoạt động là thấp nhất
Quản trị sử dụng vốn của doanh nghiệp bản chất là quản lý, sử dụng một nguồn lực (thể hiện giá trị bằng tiền) dưới các hình thái khác nhau (tài sản cố định, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu, nhiên liệu,…, tiền mặt) với mục đích tối ưu hiệu quả cho doanh nghiệp trong từng thời kỳ (phát triển, mở rộng, ổn định, lợi nhuận….”[ CITATION PGS08 \l 1033 ]
2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp - Vòng quay toàn bộ vốn trong kỳ: Chỉ tiêu này phản ánh vốn của doanh nghiệp trong một kỳ quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là tốt Hoặc chỉ tiêu này nói lên cứ 1 đồng vốn sử dụng bình quân tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Vòng quay toàn bộ vốn = V nố kinh doanhbìnhquânDoanhthuthu nầ
ĐVT: vòng - Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn kinh doanh: Đối với chỉ tiêu này, người ta thường tính riêng rẽ mối quan hệ giữa lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế với vốn kinh doanh Công thức được xác định như sau:
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh = L iợ nhu nậ sauthuế (trư ớ thuế )c V nố kinhdoanhbìnhquân
Trang 11ĐVT: % Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh dùng để đánh giá khả năng sinh lời của vốn đầu tư, phản ảnh một đồng vốn đầu tư sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Để phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh, ta có thể xác định các nhân tố ảnh hưởng theo phương pháp sau:
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh = L iợ nhu nDoanhthuthu nậ sauthuếầ × Doanhthuthu nầ
V nố kinhdoanhbình quân = T ỷ su tấ l iợ nhu nậ trêndoanh thu×Vòng quayc aủ v nố
Chỉ tiêu này càng cao, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là tốt, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu:
Các nhà đầu tư thường coi trọng đến chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu vì họ quan tâm đến khả năng thu được lợi nhuận từ đồng vốn mà họ bỏ ra Mặt khác, chỉ tiêu này giúp cho nhà quản trị tăng cường kiểm soát và bảo toàn vốn, giúp DN tằn trưởng bền vững.
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu = V nố chủ sở h uL iợ nhu nậ sauthuếữ bìnhquân
ĐVT: %Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn chủ sở hữu đầu tư thì tạo ra được bao nhiêuđồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này càng cao càng biểu hiện xu hướng tích cực.Chỉ tiêu này cao sẽ giú nhà quản trị có thể dễ dàng hơn trong việc huy động vốntrên thị trường tài chính để tài trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp Ngược lại,nếu chỉ tiêu này thấp thì các nhà quản trị sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút thêmvốn đầu tư.
Trang 122.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 2.4.1 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
- Lực lượng lao động: Trong sản xuất kinh doanh, lực lượng lao động của doanh nghiệp có thể tạo ra công nghệ, kỹ thuật mới và đưa chúng vào sử dụng tạo tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Lực lượng lao động tác động trực tiếp đến năng suất lao động, đến trình độ sử dụng các nguồn lực khác nên tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói tiêng.
- Trình độ phát triển cơ sở vật chất và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật: cơ sở vật chất kỹ thuật là nền tảng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nó sẽ bị hao mòn Vì vậy doanh nghiệp cần luôn quan tâm sửa chữa, nâng cấp để làm tăng năng suất lao động đồng thời giảm chi phí để hạ giá thành sản phẩm và sẽ tăng hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn.
- Nhân tố quản trị: Sự thành bại của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào nhà quản trị Nếu nhà quản trị không có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, không bố trí hợp lý các khâu sản xuất sẽ làm lãng phí vốn, nhân lực, nguyên vật liệu,…
- Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin: Hiện nay, thông tin có một vai trò rất quan trọng, là phương tiện để DN tồn tại và phát triển cũng như chiến thắng trong cạnh tranh Các thông tin đó gồm thông tin và thị trường về cung cầu sản phẩm, giá cả, đối thủ cạnh tranh và nhà cung ứng hay những chính sách quản lý của Nhà nước và những điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của DN
- Lựa chọn phương án đầu tư và kế hoạch sản xuất kinh doanh: đây là mộtnhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Nếudoanh nghiệp đầu tư và tạo ra được các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt thì hiệuquả sử dụng vốn kinh doanh sẽ rất lớn
Trang 132.4.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
- Môi trường pháp lý: bao gồm luật, văn bản dưới luật,… Mọi quy định về pháp luật kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của DN Nó có thể tác động tích cự hay tiêu cực đến doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp không có quyền thay đổi nó, vì vậy nếu nó có tác động tích cực thì DN cần phải nhanh chóng nắm bắt và nếu ngược lại thì DN phải tự điều chỉnh để khắc phục khó khăn nhằm đạt hiệu quả sử dụng vốn.
- Môi trường kinh tế: là môi trường bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm những chính sách đầu tư hay những chính sách phát triển của Nhà nước Nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của từng ngành, từng vùng cụ thể từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn.
- Thị trường và sự cạnh tranh: trong sản xuất hàng hóa, biến động của TT đầu tư đầu vào và đầu ra là căn cứ quan trọng để DN lập kế hoạch sử dụng nguồn vốn Khi xem xét thị trường, không thể bỏ qua các yếu tố cạnh tranh, doanh nghiệp nào tạo được ưu thế sẽ chiếm lĩnh thị trường đồng nghĩa với việc kinh doanh có lãi và sử dụng vốn hiệu quả.
- Do những rủi ro phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh: doanh nghiệp không lường trước được như thiên tai, hỏa hoạn, bão lũ hoặc những rủi ro trong kinh doanh mà làm thiệt hại đến vốn của doanh nghiệp.
- Đối thủ cạnh tranh: việc xác định được đối thủ cạnh tranh sẽ giúp DN xácđịnh được những rủi ro khi xây dựng kênh phân phối, giá bán và hệ thống bán hàng.DN có thể dự đoán được những khả năng mà đối thủ cạnh tranh sẽ làm với mình vàcó những đối sách phù hợp Đối thủ cạnh tranh được phân thành 3 cấp bậc: đối thủcạnh tranh trực tiếp, đối thủ gián tiếp và sản phẩm thay thế Doanh nghiệp cần chú ýđến cả 3 cấp bậc này vì đối thủ gián tiếp rất có khả năng sẽ trở thành đối thủ trựctiếp và sản phẩm mới rất có khả năng sẽ thay thế sản phẩm và dịch vụ mà doanhnghiệp đang cung cấp.