DANH MỤC BẢNGBảng 2.1: Bảng một số chỉ tiêu tài chính cơ bản...52Bảng 2.2: Bảng phân tích hiệu suất sử dụng vốn tại công ty TNHH một thànhviên vận tải Dương Anh...56Bảng 2.3 Phân tích th
Trang 1-
o0o -ĐỖ PHƯƠNG ANH LỚP: CQ 57/09.04
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CÔNG TY
TNHH MỘT THÀNH VIÊN VẬN TẢI DƯƠNG ANH”
Chuyên ngành : Phân tích tài chính
Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thị Thanh
HÀ NỘI, NĂM 2023
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2023
Tác giả luận văn Anh
Đỗ Phương Anh
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến cô TS Nguyễn Thị Thanh.Trong quá trình tìm hiểu và viết luận văn em đã nhận được sự giảng dạy vàhướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của cô Cô đã giúp em tích luỹ thêm nhiềukiến thức hay và bô ích Từ những kiến thức mà cô truyền đạt, em xin trìnhbày lại những gì mình đã tìm hiểu về đề tài “Phân tích hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh Công ty TNHH một thành viên vận tải Dương Anh” gửi đến thầycô
Em xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo đặc biệt là phòng Tài chính –
Kế toan của công ty TNHH một thành viên vận tải Dương Anh đã giúp đỡ emtrong quá trình thực tập, tổng hợp và thu thập thông tin một cách hiệu quảnhất để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức và thời gian nghiên cứu cóhạn nên bài luận văn của em không tránh khỏi những sai xót Do đó, một lầnnữa em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để em có điều kiện hoànthiện hơn kiến thức của mình
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP 5
1.1 Lý luận cơ bản về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Doanh nghiệp 5
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại vốn kinh doanh 5
1.1.2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 13
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 15
1.2 Lý luận về phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp 19 1.2.1 Khái niệm, mục tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh doanh nghiệp 19
1.2.2 Cơ sở dữ liệu và phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp 21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 47
CHƯƠNG II 48
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VẬN TẢI DƯƠNG ANH 48
2.1 Tổng quan về Công ty TNHH một thành viên vận tải Dương Anh 48
Trang 52.1.1 Khái quát chung về Công ty TNHH một thành viên vận tải Dương
Anh 48
2.1.2 Qúa trình hình thành và phát triển Công ty TNHH một thành viên vận tải Dương Anh 48
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty 49
2.1.4 Đặc thù ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên vận tải Dương Anh 52
2.1.5 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản 52
2.2 Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH một thành viên vận tải Dương Anh 55
Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của công ty TNHH một thành viên vận tải Dương Anh được thể hiện qua các nội dung: Phân tích thực trạng hiệu suất sử dụng vốn tại công ty và phân tích thực trạng khả năng sinh lời từ vốn tại công ty Để thấy rõ được thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty ta đi phân tích cụ thể từng phần dưới đây 56
2.2.1 Phân tích thực trạng hiệu suất sử dụng vốn tại công ty 56
2.2.2 Phân tích thực trạng khả năng sinh lời từ vốn tại Công ty 76
2.2 Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty 89
2.2.1 Những kết quả đạt được 89
2.2.2 Hạn chế và nguyên nhân 92
CHƯƠNG 3 95
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VẬN TẢI DƯƠNG ANH 95
3.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội trong và ngoài nước 95
Trang 63.1.1 Bối cảnh thế giới 95
3.1.2 Bối cảnh trong nước 96
3.2 Mục tiêu và định hướng phát triển công ty TNHH một thành viên vận tải Dương Anh 100
3.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh công ty TNHH một thành viên vận tải Dương Anh 102
3.3.1 Giải pháp huy động vốn 102
3.3.2 Đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vốn 105
3.3.3 Nâng cao hiệu suất sử dụng vốn cố định 107
3.3.4 Giải pháp gia tăng doanh thu 110
3.3.5 Nâng cao hiệu quả quản lý chi phí 110
3.4 Điều kiện thực hiện giải pháp 113
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 115
KẾT LUẬN 116
DANH MỤC ĐỀ TÀI THAM KHẢO 117
PHỤ LỤC 118
Trang 7DANH MỤC VIẾT TẮT
Trang 8DANH MỤC BẢNGBảng 2.1: Bảng một số chỉ tiêu tài chính cơ bản 52Bảng 2.2: Bảng phân tích hiệu suất sử dụng vốn tại công ty TNHH một thànhviên vận tải Dương Anh 56Bảng 2.3 Phân tích thực trạng hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh tại công tyTNHH một thành viên vận tải Dương Anh 60Bảng 2.4 Bảng phân tích thực trạng hiệu suất sử dụng vốn cố định tại công tyTNHH một thành viên vận tải Dương Anh 63Bảng 2.5 Bảng phân tích thực trạng tốc độ luân chuyển vốn lưu động tại công
ty TNHH một thành viên vận tải Dương Anh 66Bảng 2.6: Bảng phân tích thực trạng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tại công
ty TNHH một thành viên vận tải Dương Anh 70Bảng 2.7: Bảng phân tích thực trạng tốc độ luân chuyển các khoản phải thu tạicông ty TNHH một thành viên vận tải Dương Anh 73Bảng 2.8: Bảng phân tích thực trạng khả năng sinh lời từ vốn tại công tyTNHH một thành viên vận tải Dương Anh 76Bảng 2.9: Bảng phân tích thực trạng khả năng sinh lời cơ bản vốn kinh doanhtại công ty TNHH một thành viên vận tải Dương Anh 78Bảng 2.10: Bảng phân tích khả năng sinh lời ròng tài sản tại công ty TNHHmột thành viên vận tải Dương Anh 81Bảng 2.11: Bảng phân tích thực trạng khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu củacông ty TNHH một thành viên vận tải Dương Anh 85
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty TNHH một thành viên vận tảiDương Anh 50
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy tài chính – kế toán 51
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tốc độ tăng trưởng của các ngành trong năm 2022 96
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Qua 37 năm đổi mới ( 1986 – 2023), nền kinh tế Việt Nam đã đạt đượcnhiều thành tựu to lớn, tăng trưởng kinh tế luôn đạt mức dương, thu nhậpngười dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh Tuy nhiên trong hơn 3thập niên đôit mới, nền kinh tế Việt Nam đã không ít lần chịu tác động từ cácyếu tố bên ngoài như cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997, cuộc khủnghoảng tài chính thế giới năm 2008 và cú sốc dịch tễ vào năm 2000, đặc biệtgần đây nhất là cú sốc của đại dịch Covid 19 chưa từng có tiền lệ đã tác độngmạnh mẽ lên nhiều nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Dướinhững tác động khôn lường ấy cùng với sự hội nhập kinh tế đưa đất nước tavào một sân chơi đầy tính cạnh tranh thì một trong những yêu cầu cần thiết làcác doanh nghiệp của chúng ta phải tạo được một chỗ đứng trên thươngtrường Và để làm được điều ấy các doanh nghiệp cần phải “ biết người biếtta”, trước hết doanh nghiệp cần đưa ra các phân tích tìm ra các nguyên nhân
để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như hiệu suất sử dụng vốnkinh doanh của doanh nghiệp của mình để có những biện pháp phù hợp đểđiều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình Vì vậy, phân tích hiệu suất sửdụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trongviệc phát triển công ty, nó làm cơ sở cho việc quyết định đúng đắn để đưanhững chính sách thích hợp nhằm hoàn thiện bộ máy của công ty, từ đó giúpdoanh nghiệp phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu gópphần mang lại lợi nhuận và hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp, nâng cao vịthế của doanh nghiệp trong và ngoài nước
Thấy được vai trò quan trọng của hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của
doanh nghiệp, tôi chọn đề tài “ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty TNHH một thành viên vận tải Dương Anh” làm đề tài cho luận
văn tốt nghiệp của mình Công ty vận tải Dương Anh là công ty hoạt độngtrong lĩnh vực vận tải… Trong thời kỳ hội nhập đổi mới cùng với những tácđộng tiêu cực từ bên ngoài công ty TNHH một thành viên vận tải Dương Anh
Trang 11cũng không tránh khỏi những tác động tiêu cực ấy Để giúp doanh nghiệp cóthể mang lại hiệu quả cao trong hoạt động của mình thì phân tích hiệu suất sửdụng vốn kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tìm ra những nguyênnhân và giải pháp khắc phục tình trạng của doanh nghiệp.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
- Tác giả Nguyễn Đăng An ( năm 2020) với đề tài luận văn “Phân tíchhiệu suất sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần suất ăn côngnghiệp Atesco” Luận văn đã hệ thống và làm rõ thêm lý luận cơ bản vềphân tích hiệu suấ sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Phân tích
và đánh giá thực trạng sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần suất
ăn công nghiệp Atesco
- Luận văn Thạc sĩ “ Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh tại công ty cổ phần Sông Đà 5” của Vương Thị Hà, Học viện tàichính (2018) Luận văn đã phân tích và đánh giá thực trạng sử dụngvốn kinh doanh cùng với đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Sông Đà 5
- Tác giả Nguyễn Kim Hồng (năm 2021) với đề tài luận văn “Phân tíchhiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Dịch vụ và Đầu tưxây dựng Hà Mai” Luận văn đã làm rõ hệ thống và làm rõ thêm lý luận
cơ bản về phâ tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tạiCông ty cổ phần dịch vụ và đầu tư xây dựng Hà Mai Đề xuất một sốgiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty
- Tác giả Nguyễn Phương Anh (năm 2022) với đề tài luận văn “Phân tíchhiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Visicons” Luận văn đãđưa ra cơ sở lý luận, phân tích thực trạng sử dụng vốn kinh doanh củacông ty, từ đó đưa ra các kiến nghị để nâng cao hiệu quả sử dụng vốntại công ty
Qua đó, ta thấy các bài nghiên cứu về phân tích hiệu suất sử dụng vốnkinh doanh của các công ty một cách chi tiết, tuy nhiên đến thời điểmhiện tại các bài nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở việc phân tích hiệu suất
sử dụng vốn kinh doanh trong giai đoạn từ năm 2013-2021 và chưa có
Trang 12bài luận văn nào về phân tích hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh tạicông ty TNHH một thành viên vận tải Dương Anh giai đoạn 2021-
2022 Ngoài ra việc phân tích hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh củacông ty còn là vấn đề mang tính thời sự lớn, chính vì vậy, việc nghiêncứu đề tài phân tích hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh công ty TNHHmột thành viên vận tải Dương Anh” giai đoạn 2021-2022 có ý nghĩalớn cả về phương diện lý luận và thực tiễn
ty TNHH một thành viên vận tải Dương Anh
- Tìm ra những tồn tại trong quá trình sử dụng vốn tại công ty và đưa racác giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
❖ Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty
❖ Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Sử dụng các công cụ phân tích để phân tích hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh phục vụ việc quản trị doanh nghiệp
- Về không gian: Tại công ty TNHH một thành viên vận tải Dương Anh
- Về thời gian: Giai đoạn 2021-2022
5 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp sử dụng trong đề tài
(1)Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập các số liệu quá khứ và hiệntại thông qua các Báo cáo tài chính của công ty qua các năm để nắmđược hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH môt thànhviên vận tải Dương Anh Tiếp xúc trực tiếp với các nhân viên phòng
Trang 13ban, phỏng vấn và tham khảo ý kiến của họ nhằm thu thập thêm thôngtin, đánh giá chính xác hơn các vấn đề của công ty, giúp lựa chọnnhững nội dung phù hợp với đề tài nghiên cứu
(2) Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng để phân tích các chỉtiêu phản ánh Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của vốn kinh doanh(3)Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp mà hầu hết các đề tài côngtrình nghiên cứu phải sử dụng
(4)Phương pháp số chênh lệch, phân tích nhân tố và các phương phápkhác,…
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về lý luận: Luận văn góp phần hệ thống hoá những lý luận chung vềphân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cho doanh nghiệp
- Về thực tiễn: Luận văn sẽ mô tả, đánh giá hiệu quả sử dụng hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên vận tải DươngAnh, từ đó chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân của nó
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn luận văn sẽ đưa ra các đề xuất, kiến nghịnhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cho công ty TNHHmột thành viên vận tải Dương Anh
7.Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu, đề tài được kết cấuthành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanhtại doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu qủa sử dụng vốn kinh doanh tạicông ty TNHH một thành viên vận tải Dương Anh
Chương 3: Các phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh tại công ty TNHH một thành viên vận tải Dương Anh
Trang 14CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP 1.1 Lý luận cơ bản về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Doanh nghiệp.
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại vốn kinh doanh
❖ Khái niệm
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp đều phải
có yếu tố cơ bản là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động.Trong điều kiện kinh tế thị trường, để có được các yếu tố đó các doanh nghiệpcần phải bỏ ra một số vốn tiền tệ nhất định, phù hợp với quy mô và điều kiệnkinh doanh của doanh nghiệp Số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư mua sắm,hinh thành tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp được gọi là vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Như vậy, có thể nói vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ số tiềnứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành các tài sản cần thiếtcho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nói cách khác, đó làbiểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư và
sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận.Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn kinh doanh của doanh nghiệpkhông ngừng vận động, chuyển đổi hình thái biểu hiện Từ hình thái vốn tiền
tệ ban đầu sang hình thái vốn vật tư, hàng hoá và cuối cùng lại trở về hình tháivốn tiền tệ Quá trình này được diễn ra liên tục, thường xuyên lặp lại sau mỗichu kỳ kinh doanh và được gọi là quá trình tuần hoàn, chu kỳ chuyển vốn củatừng doanh nghiệp Tuy nhiên, quá trình này diễn ra nhanh hay chậm phụthuộc rất lớn vào các đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của từng ngành kinh doanh,vào trình độ tổ chức của từng ngành kinh doanh
❖ Đặc điểm của vốn kinh doanh
Trang 15Trong nền kinh tế thị trường, vốn kinh doanh có những đặc trưng khácvới các yếu tố khác như sau:
- Một là: vốn biểu hiện giá trị của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp tạimột thời điểm nhất định, là lượng giá trị thực của tài sản hữu hình và vô hình.Nhận thức được đặc trưng này của vốn, các doanh nghiệp phải tìm mọi cáchhuy động tối đa tài sản vào quá trình SXKD để nâng cao hiệu quả sử dụngvốn
- Hai là: vốn được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định mới cóthể phát huy được tác dụng Các nhà quản lý, nhà đầu tư không chỉ khai thácmọi tiềm năng của vốn mà cần phải cân nhắc, tính toán, lựa chọn nguồn vốnhuy động đủ đảm bảo yêu cầu SXKD và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
- Ba là: vốn phải được vận động nhằm mục đích sinh lời Vốn được biểuhiện bằng tiền nhưng tiền chỉ là dạng tiềm năng, là hình thái ban đầu của vốn,tiền phải được đưa vào SXKD và sinh lời Vì vậy, hàng hoá, vật tư ứ đọng,TSCĐ không dùng chờ thanh lý, sức lao động không sử dụng chỉ là nhữngđồng vốn chết Do đó, doanh nghiệp phải tìm cách tạo điều kiện cho vốn đượcvận động liên tục nhằm tăng mức sinh lời và huy động mọi nguồn lực cho sựphát triển sản xuất
- Bốn là, vốn có giá trị về thời gian Thực tiễn các hoạt động kinh tế đãchỉ rõ ràng giá trị của tiền luôn thay đổi ở những thời kỳ khác nhau Vì ngoàiyếu tố đầu tư sinh lời, giá trị của một đồng tiền còn chịu ảnh hưởng của cácyếu tố cơ hội đầu tư, lạm phát, chính trị,…Giá trị thời gian của vốn là vấn đềhết sức quan trọng, chi phối nhiều đến quyết định đầu tư và các quyết định tàichính khác của doanh nghiệp Nhận thức được đặc trưng này của vốn sẽ giúpcho doanh nghiệp tránh được việc so sánh kết quả kinh doanh một cách đơnthuần; mặt khác có những biện pháp bảo toàn và phát triển đồng vốn củamình
Trang 16- Năm là, vốn phải gắn với chủ sở hữu nhất định Người sử dụng vốnchưa chắc đã là người sở hữu vốn do đó có sự tách biệt giữa quyền sở hữuvốn và quyền sử dụng vốn Đâu là nguyên tắc rất quan trọng trong quản lývốn, nó cho phép huy động vốn một cách nhàn dỗi trong các tổ chức, dân cưvào SXKD, đồng thời quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả Thực tế cho thấy,
ở đâu có những đồng vốn vô chủ thì ở đó có sự chi tiêu lãng phí, thất thoát vàkém hiệu quả; chỉ khi xác định rõ ràng chủ sở hữu của đồng vốn đó là ai thìđồng vốn mới được sử dụng tiết kiệm và hiệu quả
- Sáu là, trong nền kinh tế thị trường, vốn được coi là một loại hàng hoáđặc biệt Khác với nhiều hàng hoá thông thường khác, vốn khi bán đi khôngmất quyền sở hữu mà chỉ mất quyền sử dụng trong một thời gian nhất định.Việc mua bán ở đây chính là mua bán quyền sử dụng vốn, còn quyền sở hữuvốn vẫn thuộc về người chủ nợ Chính đặc điểm này của vốn là chi phí cơ hội
và chi phí đó được xác định từ thị trường vốn Do đó, các doanh nghiệp cầntìm các biện pháp khai thác nguồn vốn sao cho hiệu quả với chi phí thấp nhất Việc phân tích đặc trưng của vốn kinh doanh trong nền kinh tế thị trường
là hết sức cần thiết Nó cung cấp những vấn đề có tính chất nguyên lý, là cơ
sở cho việc hoạch định các chính sách và các cơ chế quản lý cũng như nângcao trình độ tổ chức, huy động và sử dụng vốn ở các doanh nghiệp
❖ Phân loại vốn kinh doanh
Có rất nhiều tiêu thức để phân loại vốn kinh doanh nhưng hiện nay tiêuthức mà hầu hết các doanh nghiệp đang áp dụng đó là dựa trên vai trò, đặcđiểm luân chuyển vốn Đây là tiêu thức phân loại thể hiện rõ ràng và chínhxác nhất các đặc trưng của vốn trong doanh nghiệp
⮚ Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn, vốn kinh doanh được chialàm 2 loại là vốn cố định, vốn lưu động và vốn đầu tư tài chính
Trang 17- Vốn cố định : Là biểu hiện bằng tiền của TCSĐ bao gồm: toàn bộ
những tư liệu lao động có hình thái vật chất cụ thể có đủ tiêu chuẩn giá trị vàthời gian sử dụng quy định
Đặc điểm của vốn cố định về sự vận động của vốn cố định trong quátrình SXKD như sau:
+ Một là, vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm Điều này do đăch điểm của TSCĐ được sử dụng lâu dài, sử dụng vào nhiềuchu kỳ SXKD quyết định
+ Hai là, vốn cố định được luân chuyển dần dần từng phần trong các chu
kỳ sản xuất Khi tham gia vào quá trình sản xuất, một bộ phận vốn cố địnhđược luân chuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm (dưới hình thức chiphí khấu hao) tương ứng với phần giá trị hao mòn của TSCĐ
+ Ba là, sau nhiều chu kỳ sản xuất , vốn cố định mới hoàn thành mộtvòng luân chuyển Sau mỗi chu kỳ sản xuất, phần vốn được luân chuyển vàogiá trị sản phẩm dần dần tăng lên và phần vốn đầu tư dài hạn vào TSCĐ lạidần giảm xuống cho đến khi TSCĐ hết thời gian sử dụng, giá trị của nó đượcchuyển dịch hết vào giá trị sản phẩm đã sản xuất thì vốn cố định mới hoànthành một vòng luân chuyển
Những đặc điểm trên đây của vốn cố định đòi hỏi việc quản lý vốn cốđịnh phải luôn gắn với việc quản lý hình thái hiện vật của nó là các TSCĐ củadoanh nghiệp
TSCĐ của doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn, có thời gian sửdụng sài cho các hoạt động của doanh nghiệp và phải thoả mãn đồng thời tất
cả các tiêu chuẩn là TSCĐ Về thời gian sử dụng, TSCĐ là những tài sản cóthời gian sử dụng từ một năm trở lên Về giá trị, TSCĐ là những tài sản có giátrị lớn, mức giá trị cụ thể được chính phủ quy định phù hợp với tình hình kinh
tế từng thời kỳ TSCĐ là yếu tố quyết định năng lực SXKD của doanh nghiệp
Trang 18và cần phải được đổi mới kịp thời để nâng cao năng suất, chất lượng sảnphẩm và giảm chi phí tạo ra sản phẩm.
Vốn cố định của doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng đối với mộtdoanh nghiệp trong quá trình hình thành và phát triển, do đó việc thườngxuyên sửa chữa, đổi mới, bổ sung TSCĐ và tăng thêm vốn cố định trong cácdoanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động,cải thiện điều kiện làm việc của lao động
Vốn lưu động:
Vốn lưu động của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tất cả TSLĐcủa doanh nghiệp bao gồm nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm,… chỉtham gia vào một chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất banđầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm.Vốn lưu động là một bộ phận của vốn SXKD ứng ra để hình thành nênTSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông phục vụ cho quá trình SXKD của doanhnghiệp TSLĐ sản xuất là những vật tư đang trong quá trình dự trữ sản xuấthay chế biến (nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế, sản phẩm dở dang ) có vaitrò đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn TSLĐ lưu thông baogồm các hàng hoá thành phẩm chờ tiêu thị, các loại vốn bằng tiền, vốn trongthanh toán, chi phí kết chuyển, chi phí trả trước Hai loại TSLĐ này luôn vậnđộng thay thế chuyển hoá lẫn nhau trong quá trình SXKKD của doanhnghiệp
Do bị chi phối bởi các đặc điểm của TSLĐ nên vốn lưu động có các đặcđiểm sau:
- Một là, vốn lưu động trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình tháibiểu hiện, bắt đầu từ hình thái tiền tệ sang hình thái dự trữ vật tư, hàng hoásản xuất lưu thông và cuối cùng trở về hình thái tiền tệ ban đầu sau một chu
kỳ kinh doanh
Trang 19- Hai là, vốn lưu động chuyển hoá giá trị ngay trong một lần vào giá trịsản phẩm tạo ra
- Ba là, vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳkinh doanh và được thu hồi toàn bộ một lần khi doanh nghiệp tiêu thị đượcsản phẩm và thu được tiền
Từ những đặc điểm trên ta có thể thấy muốn công tác tổ chức quản lý và
sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp thực sự có hiệu quả thì cần phải đảmbảo được:
- Một là, doanh nghiệp cần phải các định được sát nhu cầu vốn lưu độngthường xuyên cần thiết cho hoạt động SXKD Việc ước lượng chính xác sốvốn lưu động cần dùng cho doanh nghiệp sẽ có tác dụng đảm bảo đủ vốn lưuđộng cần thiết, tối thiểu cho quá trình SXKD được tiến hành liên tục, đồngthời tránh ứ đọng vốn không cần thiết, thúc đẩy tốc độ luân chuyển vốn nhằmnâng cao hiệu quả sử dụng vốn
- Hai là, đảm bảo vừa đủ nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất sẽ giúpdoanh nghiệp tránh được tình trạng ứ đọng vốn cũng như không gây nên sựcăng thẳng giả tạo về nhu cầu vốn, làm gián đoạn quá trình sản xuất
- Ba là, doanh nghiệp có kế hoạch tổ chức khai thác triệt để các nguồn tàitrợ cho nhu cầu vốn lưu động và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả Luôn chútrọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, sử dụng vốn tiết kiệm nhằmbảo toàn và phát triển vốn
+ Phân loại vốn lưu động dựa vào hình thái biểu hiện của vốn gồm 2loại:
Vốn bằng tiền và các khoản phải thu: phần vốn lưu động này được thểhiện dưới một lượng vật chất cụ thể mà chỉ biểu hiện dưới dạng nguồn lực.Đây là phần vốn lưu động có tính thanh khoản cao mà doanh nghiệp cần cótrong quá trình hoạt động kinh doanh
Trang 20Vốn về hàng tồn kho: được biểu hiện dưới hình thái vật chất cụ thể, baogồm: vốn vật tư dự trữ, vốn sản phẩm dở dang, vốn thành phẩm Đây là bộphận vốn lưu động có tính thanh khoản không cao, do đó các doanh nghiệpcần có kế hoạch sự trữ hàng tồn kho hợp lý.
+ Dựa vào vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinhdoanh: gồm 3 loại
Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất, bao gồm: vốn nguyên liệu, vậtliệu chính, vốn vật liệu phụ, vốn nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn vậtđóng gói, vốn công cụ nhỏ
Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất: vốn sản xuất đang chế tạo,vốn về chi phí trả trước
Vốn lưu động trong lưu thông, bao gồm: vốn thành phẩm, vốn bằng tiền,vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, cho vayngắn hạn,…
Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu của quá trình tái sảnxuất Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục, doanh nghiệp phải có đủtiền vốn đầu tư vào các hình thái khác nhau của vốn lưu động, khiến cho cáchình thái có được mức tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau Như vậy sẽ tạođiều kiện cho chuyển hoá hình thái của vốn trong quá trình luân chuyển đượcthuận lợi, góp phần tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, tăng hiệu suất sửdụng vốn lưu động và ngược lại
-> Như vậy, từ đặc điểm của vốn cố định và vốn lưu động đòi hỏi côngtác quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp cần được quan tâm Để bảo toàn
và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định thì cần phải quản lý vốn cố địnhtrên cả 2 mặt hình thái hiện vật và giá trị Muốn quản lý tốt và nâng cao hiệuquả sử dụng vốn lưu động, doanh nghiệp phải quản lý trên tất cả các biểu hiệncủa nó
Trang 21⮚ Căn cứ vào quan hệ sở hữu vốn: Vốn kinh doanh bao gồm vốnchủ sở hữu và nợ phải trả
Nợ phải trả
Là các khoản nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp phải
có trách nhiệm thanh toán cho các tác nhân thanh kinh tế khác nhau như tiềnvay ngân hàng và các tổ chức khác, tiền vay từ phát hành trái phiếu, cáckhoản phải nộp cho ngân sách nhà nước, các khoản phải trả cho người bán.Đặc điểm của nợ phải trả là có thời gian đáo hạn, tiền lãi cố định hoặckhông phải trả lãi, tuy nhiên chủ nợ không có quyền tham gia quản lý doanhnghiệp Nợ phải trả được chia thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn
- Nợ ngắn hạn: là các khoản nợ có thời gian đáo hạn nhỏ hơn hoặc bằngmột năm Nợ ngắn hạn là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn, doanh nghiệp cóthể sử dụng để đáp ứng yêu cầu tạm thời phát sinh trong hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Nguồn vốn này thường bao gồm vay ngắn hạn ngânhàng và các tổ chức tín dụng, các nợ ngắn hạn khác
- Nợ dài hạn: Là khoản nợ có thời gian đáo hạn trên một năm Bao gồmvay và nợ dài hạn, phải trả dài hạn người bán
Vốn chủ sở hữu
Là phần vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp bao gồm vốn điều lệ
do chủ sở hữu đầu tư, vốn tự bổ sung từ lợi nhuận sau thuế và từ các quỹ củadoanh nghiệp; vốn tài trợ của nhà nước (nếu có) Vốn chủ sở hữu tại một thờiđiểm có thể xác định bằng công thức sau:
Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Nợ phải trả
- Vốn điều lệ: Trong doanh nghiệp tư nhân, vốn đầu tư ban đầu do chủ
sở hữu đầu tư Trong các doanh nghiệp nhà nước vốn đầu tư ban đầu do nhànước cấp một phần hoặc toàn bộ
Trang 22- Vốn tự bổ sung: Bao gồm tất cả các nguồn vốn mà doanh nghiệp tự bổsung từ nội bộ doanh nghiệp như từ lợi nhuận để lại, quỹ khấu hao, các quỹ
dự phòng tài chính và quỹ đầu tư phát triển
Vốn chủ sở hữu là một nguồn vốn quan trọng thể hiện quyền tự chủ vềtài chính của doanh nghiệp Đặc điểm của nguồn vốn này là không có thờigian đáo hạn, độ an toàn cao, lợi nhuận chi trả không ổn định tùy thuộc vàotình hình tài chính và chính sách lợi nhuận của công ty Doanh nghiệp cóquyền chiếm hữu và định đoạt nguồn vốn này
⮚ Căn cứ vào kết quả của hoạt động đầu tư
Theo tiêu thức này vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành 3loại: Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản lưu động, vốn đầu tư vào tài sản cốđịnh và vốn đầu tư vào tài sản tài chính của doanh nghiệp
- Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản lưu động là số vốn đầu tư để hìnhthành các loại tài sản lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp, bao gồm các loại vốn bằng tiền, vốn vật tư hàng hoá, cáckhoản phải thu, các loại tài sản lưu động khác của doanh nghiệp
- Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản cố định là số vốn đầu đầu tư để hìnhthành các tài sản cố định hữu hình và vô hình, như nhà xưởng, máy móc thiết
bị, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị, dụng cụ quản lý, cáckhoản chi phí mua bằng phát minh, sáng chế, nhãn hiệu sản phẩm độc quyền,giá trị lợi thế về vị trí địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp,…
- Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản tài chính là số vốn doanh nghiệp đầu
tư vào các tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếuchính phủ, kỳ phiếu ngân hàng, chứng chỉ quỹ đầu tư và các giấy tờ có giákhác
1.1.2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 23Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình
độ sử dụng vốn của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quátrình hoạt với chi phí bỏ ra thâp nhất
Trong cơ chế thị trường có những quan điểm khác nhau về hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
- Quan điểm thứ nhất
Dưới góc độ của các nhà đầu tư trực tiếp thì hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh là tỷ suất sinh lời trên một đồng vốn tham gia vào quá trình kinh doanh
và sự tăng giá trị của doanh nghiệp mà họ đầu tư vốn
Dưới góc độ của các nhà đầu tư gián tiếp thì ngoài tỷ suất sinh lời từ vốnvay, họ rất quan tâm đến sự bảo toàn giá trị thực tế của đồng vốn cho vay theothời gian
Dưới góc độ quản lý nhà nước, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh củadoanh nghiệp được xem xét một cách toàn diện hơn thông qua các chỉ tiêunhư thu nhập mới tạo ra, các khoản thu nộp ngân sách, số chỗ việc làm mớităng thêm so với số vốn doanh nghiệp đầu tư SXKD, bảo vệ môi trường sốnghoặc đảm bảo an ninh quốc phòng…
- Quan điểm thứ 2
Đây là quan điểm dựa trên sự hoà vốn Theo đó, quan điểm này cho rằngtiêu chuẩn hiệu quả sử dụng vốn phải dựa trên cơ sở kết quả hữu ích thực sự,được xác định khi mà thu nhập đem lại có thể bù đắp hoàn toàn số vốn bỏ ra.Phần thu nhập vượt trội trên điểm hoà vốn mới là cơ sở xác định hiệu quả sửdụng vốn
- Quan điểm thứ 3
Đây là quan điểm dựa trên cơ sở thu nhập thực tế Quan điểm này đưa ratiêu chuẩn hiệu quả là: trong nền kinh tế có lạm phát, cái mà nhà đầu tư quantâm là lợi nhuận ròng thực tế chứ không phải lợi nhuận ròng danh nghĩa, dolợi nhuận ròng thực tế được xác định bằng cách hoại trừ tỷ lệ lạm phát trong
Trang 24tỷ suất lợi nhuận ròng danh nghĩa Quan điểm này đã phản ánh được tiêuchuẩn đích thực cuối cùng về kế quả tạo ra đồng vốn.
Tuy nhiên, dù đứng trên quan điểm nào, xét về mặt bản chất hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp là chỉ tiêu biểu hiện một mặt của hiệuquả kinh doanh Nó là chỉ tiêu chất lượng phản ánh mối quan hệ giữa kết queathu được từ hoạt động SXKD với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả tốt
Nói tóm lại, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp là mộtphạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng nguồn vốn của doanhnghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời tối đa vớichi phí thấp nhất
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế, sự tồn tại và phát triển của
nó không thể tách rời ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh cũng như đặcđiểm riêng của nó Vì vậy, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanhnghiệp chịu tác động của các yêu tố đó một cách gián tiếp hoặc trực tiếp;khách quan hoặc chủ quan
⮚ Các nhân tố khách quan
- Môi trường pháp lý, thể chế chính trị
Môi trường pháp lý là hệ thống các chế tài pháp luật, các chủ trươngchính sách… liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp Vai trò của nhà nướctrong nền kinh tế thị trường là tất yếu và cần thiết nhưng các tác động của nhànước chỉ được thực hiện thông qua các chính sách vĩ mô, không can thiệp trựctiếp mà giao quyền chủ động sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp Ảnhhưởng của môi trường pháp lý thể hiện ở chỗ nó đưa ra các quy tắc buộcdoanh nghiệp phải tuân theo, nó bảo vệ những lợi ích hợp pháp của doanhnghiệp Nếu môi trường pháp lý thuận lợi sẽ đem lại lợi ích kinh tế cho cácdoanh nghiệp
Trang 25- Chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước
Môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệptác động trực tiếp đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Cácchính sách quản lý kinh tế vĩ mô do nhà nước đề ra không chỉ đem lại cơ hội
mà còn tạo ra các thách thức cho các doanh nghiệp Vì vậy, việc nghiên cứu
kỹ lưỡng các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước có vai trò kháquan trọng đối với hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh của doanh nghiệp
Các chính sách thường thấu của nhà nước nhằm điều tiết nền kinh tế lànhững chính sách cơ bản như chính sách thuế, giá cả, lãi suấ,… Cụ thể làchính sách thuế thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công tác hạch toán kếtoán và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật mà đơn vị đang áp dụng Việc thay đổichính sách giá cả làm thay đổi giá thành sản phẩm cũng như giá bán của sảnphẩm, từ đó sản lượng tiêu thụ, doanh thu bán hàng cũng sẽ thay đổi Chínhsách lãi suất thay đổi cũng ảnh hưởng đến thu nhập tài chính của khoản tiềngửi ngân hàng, mức độ thuận lợi hay khó khăn của việc vay vốn, số lượngtiền được vay, chi phí tài chính của đơn vị đi vay
Nói chung, khi các chính sách kinh tế trên thay đổi sẽ gây ra tác độngtích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanhnghiệp Chính vì vậy, các doanh nghiệp nếu mong muốn có được sự ổn địnhtrong chính sách kinh tế của nhà nước thì cần phải thiết lập chiến lược kinhdoanh phù hợp với ngành nghề cạnh tranh của mình
- Môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp
Dù hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào thì một doanh nghiệp đều cónhững đối thủ cạnh tranh của mình, nhất là khi nền kinh tế thị trường ngàycàng phát triển Doanh nghiệp cần phải quan tâm nhiều hơn đến tính canhtranh gia tăng, việc đưa ra các biện pháp đẩy nhanh lượng hàng tiêu thụ sẽkhiến cho doanh nghiệp phải nới lỏng các chính sách tín dụng thương mại dẫn
Trang 26đến việc quản lý vốn trở nên khó khăn hơn Sự biến động và cạnh tranh gaygắt của thị trường trong các khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đều có tácđộng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nhân tố khoa học- công nghệ
Sự phát triển của khoa học công nghệ tác động đến mọi mặt của đời sống
xã hội cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nó ảnhhưởng đến chu kỳ sản phẩm, phương pháp sản xuất, nguyên vật liệu,… Xãhội ngày càng phát triển thì công nghệ tiên tiến vào sản xuất sẽ giúp doanhnghiệp tạo ra những sản phẩm có tính năng nổi trội hơn, qua đó tăng sức cạnhtranh với đối thủ, chiếm lĩnh thị phần, từ đó làm cho việc sử dụng vốn kinhdoanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao hơn,
- Điều kiện tự nhiên
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải chịu tác độngtrực tiếp hoặc gián tiếp của các nhân tố khách quan như thiên tai, hoả hoạn,dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế, chiến tranh,… Những nhân tố này phần nàoảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp và ảnhhưởng khi chúng xảy ra thường rất lớn, thậm chí chúng có thể phá hoại cảmột nền kinh tế Những yếu tố này có tác động vô cùng lớn tới sự hình thành,phát triển của mỗi doanh nghiệp qua đó tác động đến hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh của doanh nghiệp Bởi điều kiện tự nhiên có thuận lợi thì doanhnghiệp sẽ dễ dàng hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp cũng được nâng cao
- Tính chất đặc thù ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Sự ảnh hưởng từ ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp tới hiệu quả
sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn Nó thể hiện trong việc
bố trí cơ cấu của vốn kinh doanh, tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp
mà cơ cấu vốn của chúng cũng khác nhau Ví dụ: đối với các doanh nghiệp
Trang 27thương mại thì vốn lưu động thường chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn cố định, do
đó ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển vốn và hiệu quả sử dụng vốn
Cụ thể, sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp là hàng hoá tiêu dùng cóvòng đời ngắn, thời gian tiêu thụ nhanh sẽ giúp cho doanh nghiệp thu hồi vốnnhanh hơn, từ đó làm tăng vòng quay vốn Ngược lại, với những sản phẩm cóvòng đời dài, được sản xuất theo dây chuyền, có giá trị lớn sẽ là tác nhân hạnchế làm cho vòng quay vốn chậm hơn
⮚ Các nhân tố chủ quan
- Lực lượng lao động
Lực lượng lao động ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn được xem xéttrên hai yếu tố là số lượng và chất lượng lao động của hai bộ phận lao động làlao động trực tiếp sản xuất kinh doanh và cán bộ lãnh đạo Trình độ của ngườilao động cao sẽ làm tăng hiệu suất sử dụng tài sản, kết quả kinh doanh caohơn do đó vốn được sử dụng hiệu quả hơn Trình độ của cán bộ điều hành caothể hiện sự kết hợp một cách tối ưu các yếu tố sản xuất, giảm chi phí khôngcần thiết đồng thời nắm bắt các cơ hội kinh doanh đem lại cho doanh nghiệp
sự tăng trưởng và phát triển… Do đó hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao
- Yếu tố nguồn vốn
Nói đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã nghĩ ngay đến vấn
đề vốn kinh doanh nhiều hay ít sẽ tạo ra doanh thu lớn hay nhỏ Như vậy, vớimột mức lương doanh thu nào đó đòi hỏi phải có sự cân bằng tương ứng vớimột lượng vốn
Tuy nhiên, mối quan hệ đó không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận với nhau,điều đó còn phụ thuộc vào kết quả quản lý và vốn kinh doanh Mỗi doanhnghiệp có một đặc điểm khác nhau, nhưng tóm lại nó thường bao gồm cáchoạt động sau: Vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, vốn chủ sở hữu,vốn ngân sách nhà nước cấp, vốn liên doanh liên kết,…
- Trình độ quản trị của doanh nghiệp
Trang 28Là yếu tố quyết định quan trọng nhất trong việc đảm bảo sử dụng vốn cóhiệu quả trong doanh nghiệp Doanh nghiệp có trong tay một đội ngũ cán bộ
có năng lực, trình độ cao và giàu kinh nghiệm làm việc, khả năng tiếp thunhanh những công nghệ hiện đại, có tính sáng tạo,… sẽ đem lại hiệu quả kinhdoanh cho doanh nghiệp và ngược lại Bên cạnh đó, với một đội ngũ cán bộlãnh đạo quản lý có năng lực và có khả năng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đếnhiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Vì với đội ngũ này, doanh nghiệp sẽxây dựng cho mình một phương án kinh doanh tốt nhất, biết vận dụng triệt đểnguồn lực sẵn có, xây dựng mối quan hệ tốt với đối tác và khách hàng,… tạođược một ê kíp làm việc từ trên xuống dưới đoàn kết, ăn ý và có hiệu quả.Ngoài ra trình độ về mặt tài chính hết sức quan trọng, quy trình hạch toán củadoanh nghiệp có phù hợp, số liệu kế toán có chính xác thì quyết định tài chínhcủa người lãnh đạo doanh nghiệp mới có cơ sở khoa học Việc thu chi rõ ràng,đúng tiến độ, kịp thời, tiết kiệm mới nâng cao hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp Việc quản lý hàng tồn kho, quản lý khâu sản xuất, tiêu thụcũng hết sức quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanhnghiệp
1.2 Lý luận về phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm, mục tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh doanh nghiệp
❖ Khái niệm
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp là việc sửdụng các phương pháp phân tích để đánh giá khả năng sử dụng vốn kinhdoanh của doanh nghiệp nhằm đánh giá một cách rõ nét tình hình quản lý, sửdụng vốn của doanh nghiệp có hợp lý, hiệu suất sử dụng vốn có phù hợp vớiđặc thù của ngành nghề kinh doanh hay không, doanh nghiệp đang quản lý, sử
Trang 29dụng vốn tốt hay không, trọng điểm cần xem xét, quản lý nhằm nâng caohiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh có vai trò quan trọng chophân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Đối với các công ty TNHHhiệu quả sử dụng vốn cần phải được thường xuyên đánh giá để có các giảipháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cho doanh nghiệp
❖ Mục tiêu phân tích
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì nhu cầu về vốn cho từng doanhnghiệp cầng trở nên quan trọng và đáng được quan tâm hơn thì các doanhnghiệp phải đối mặt trực tiếp với sự biến động của thị trường, cùng với sựcạnh tranh của các doanh nghiệp đòi hỏi phải sử dụng vốn kinh doanh mộtcách hợp lý và đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất Trong hoạt động sảnxuất kinh doanh phải làm tăng sức cạnh tranh của mình Chính vì vậy, vốnkinh doanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng phải là sự sống của doanh nghiệp.Phân tích hiệu quả vốn kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việcphân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đánh giá trình độ sửdụng với hiệu quả cao nhất và với chi phí thấp nhất
Mục đích phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh hướng tới đốitượng nhà quản trị của doanh nghiệp bao gồm:
- Đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệptrên các khía cạnh khác nhau như cơ cấu nguồn vốn, tài sản, khả năng thanhtoán, hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh, vốn lưu động, tài sản, khả năng thanhtoán, hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh, vốn lưu động, các khoản phải thuhàng tồn kho… nhằm đáp ứng thông tin cho tất cả các đối tượng quan tâmđến hoạt động của doanh nghiệp như các nhà đầu tư, cung cấp tín dụng, quản
lý doanh nghiệp, cơ quan thuế, người lao động,…
- Trở thành cơ sở cho các dự báo tài chính, giúp người phân tích sự đoánđược tiềm năng tài chính của doanh nghiệp trong tương lai
Trang 30- Là công cụ để kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên
cơ sở kiểm tra, đanh giá các chỉ tiêu kết quả đạt được so với các chỉ tiêu kếhoạch, dự toán, định mức… Từ đó xác định được điểm mạnh, điểm yếu tronghoạt động kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp có được những quyết định vàgiải pháp đúng đắn, đảm bảo kinh doanh đạt hiệu quả cao Mục tiêu này đặcbiệt quan trọng với các nhà quản trị
- Phân tích đánh giá trình độ khai thác quản lý các loại vốn theo cácthước đo khác nhau
- Phân tích làm rõ các nhân tố các nguyên nhân tác động đến hiệu suất sửdụng vốn kinh doanh
- Đưa ra các kiến nghị, các giải pháp cho nhà quản trị doanh nghiệp
1.2.2 Cơ sở dữ liệu và phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp
1.2.2.1.Cơ sở dữ liệu
❖ Hệ thống báo cáo tài chính
- Bảng cân đối kế toán ( Mẫu số B01 – DN)
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng thể, là bản tổng hợp – cân đối tổng thể phản ánh tổng hợp tình hình vốn kinh doanh của doanh nghiệp cả
về tài sản và nguồn vốn doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định Thực chất, bảng cân đối kế toán là bảng cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp cuối kỳ hạch toán, các chỉ tiêu đó được sắp xếp và chia thành các mục, phản ánh số dư tài khoản một bên là tổng tài sản, một bên là tổng nguồn vốn
Thông qua bảng cân đối kế toán, ta có thể biết được mối quan hệ cân đốitừng bộ phận vốn và nguồn vốn, từ đó phân tích để thấy rõ tình hình sử dụng,huy động nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vay nợ trong quá trình hoạt độngsản xuất kinh doanh, để có những biện pháp kịp thời đảm bảo các mối quan
Trang 31hệ cân đối nguồn vốn cho hoạt động tài chính có hiệu quả hơn, tiết kiệm chiphí, có lợi cho doanh nghiệp.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( Mẫu số B02-DN)
Trong quá trình phân tích tài chính, một nguồn thông tin không thể thiếu
đó chính là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (báo cáo lãi – lỗ) Khônggiống với bảng cân đối kế toán là bản tóm tắt vị trí của doanh nghiệp tại mộtthời điểm, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổnghợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạtđộng của doanh nghiệp, giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp có thể đưa ranhững quyết định quản trị, đầu tư cũng như xây dựng các kế hoạch để có thểtăng được nguồn vốn cho doanh nghiệp
- Thuyết minh báo cáo tài chính doanh nghiệp: Là báo cáo cung cấpthông tin về quy mô hoạt động, đặc thù ngành nghề kinh doanh; chính sách kếtoán áp dụng và thông tin chi tiết của các báo cáo khác
*Hệ thống báo cáo quản trị
Báo cáo của hội đồng quản trị, ban giám đốc, báo cáo phân tích chủ sởhữu
Báo cáo về các giao dịch cổ phiếu của các cổ đông lớn theo quý, theonăm;
Báo cáo về thông số doanh thu, báo cáo dự báo thu nhập
Báo cáo của hội đồng quản trị của doanh nghiệp phản ánh được tình hìnhhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm, về kết quả các cuộc họpcủa hội đồng quản trị và các quyết định được ban hành trong năm, kế hoạchxây dựng và thực hiện kế hoạch của năm trên các mặt Đồng thời đánh giáhoạt động của ban giám sát, ban giám đốc,… Ngoài ra báo cáo của hội đồngquản trị cũng đưa ra kế hoạch hoạt động của năm tiếp theo Báo cáo của bangiám đốc doanh nghiệp phản ánh kết quả kinh doanh trong năm của doanhnghiệp bao gồm doanh thu, vốn chủ, tổng tài sản và lợi nhuận sau thuế
Trang 32*Tài liệu khác
- Thông tin chung về tình hình kinh tế: Đó là các thông tin về tình hìnhchính trị, kinh tế, môi trường pháp lý… những thông tin về các chính sách cóliên quan đến cơ hội đầu tư, cơ hội về kinh doanh… sự suy thoái hoặc tăngtrưởng của nền kinh tế Các thông tin này có thể thu thập được thông qua báo,đài, tivi…
- Các thông tin về ngành kinh tế: Đó là những thông tin mà kết quả hoạtđộng của doanh nghiệp mang tính chất của ngành kinh tế như đặc điểm củangành kinh tế liên quan đến quy trình kỹ thuật, thực thể sản phẩm, đặc điểmnguyên liệu đầu vào, đặc điểm nhân công, cơ cấu sản xuất có ảnh hưởng đếnkhả năng sinh lời, độ lớn của thị trường, cơ hội phát triển,… Các thông tinnày cũng có thể thu thập được thông qua các kênh công khai của các ngành,của tổng cục thông kê,… Về cơ bản những thông tin thu thập được có thểbiểu hiện bằng những số liệu cụ thể Tuy nhiên, có những thông tin không thểbiểu hiện bằng những số liệu, những thông tin thu thập được đều là nhữngthông tin có tính lịch sử
Tóm lại, để phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanhnghiệp thì các nhà phân tích cần thu thập đầy đủ những thông tin nêu trên.Bên cạnh việc đủ về số lượng, cũng cần chú ý đến chất lượng dữ liệu thu thập
để phân tích Bởi nếu thông tin không đảm bảo chất lượng sẽ dẫn đến kết quảphân tích sai lệch, các chủ thể quản lý, các nhà đầu tư sử dụng kết quả phântích thiếu chính xác sẽ đưa ra những quyết định sai lầm, đi ngược lại nhữngmục tiêu của họ
1.2.2.2.Phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN
Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp người
ta sử dụng các phương pháp so sánh, phương pháp phân tích nhân tố để đanhgiá hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp
Trang 33a.Phương pháp so sánh:
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phântích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng Mục đích của phươngpháp so sánh là làm rõ sự khác biệt những đặc trưng, thuộc tính riêng, vốn cócủa đối tượng nghiên cứu so với các đối tượng tham chiếu giúp cho các chủthể quản lý đánh giá đối tượng phân tích một cách toàn diện về thực trạng và
xu hướng thay đổi Khi sử dụng phương pháp so sánh, các nhà phân tích cầnthực hiện các khía cạnh cơ bản như điều kiện so sánh, gốc so sánh, các dạng
so sánh
- Điều kiện so sánh: Để có thể so sánh được (tránh khập khiễng, chủquan) đòi hỏi các đối tượng so sánh phải đảm bảo this thống nhất về phạm viphản ánh, nội dung kinh tế, phương pháp tính toán, thời gian và đơn vị đolường Đặc biệt phai tồn tại ít nhất 2 chỉ tiêu
- Gốc so sánh: Gốc so sánh được lựa chọn có thể theo không gian, thờigian tuỳ thuộc vào mục đích phân tích và dữ liệu thu thập được Về khônggian, có thể so sánh đơn vị này với đơn vị khác, bộ phận này với bộ phậnkhác, khu vực này với khu vực khác, so sánh từng đơn vị với bình quân cácđơn vị…Về thời gian, gốc so sánh được lựa chọn là các kỳ đã qua (kỳ trước,năm trước) hay kế hoạch, dự toán
- Các dạng so sánh: so sánh trong phân tích tài chính thông qua các dạng
so sánh chủ yếu như: so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối, sosánh với số bình quân, so sánh dọc, so sánh ngang,…
+ Dạng so sánh bằng số tuyệt đối: thông qua so sánh từng chỉ tiêu phảnánh quy mô của đối tượng nghiên cứu theo thời gian, không gian để thấy rõđược xu hướng phát triển vận động về quy mô của đối tượng nghiên cứu giữa
kỳ phân tích với các kỳ gốc
+ Dạng so sánh bằng số tương đối: Các nhà quản lý sẽ nắm được kết cấu,mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến và xu hướng biến động của
Trang 34các đối tượng nghiên cứu Đó là tỷ lệ giữa số liệu kỳ so sánh với số liệu kỳgốc, phản ánh tốc độ phát triển của các chỉ tiêu nghiên cứu.
+ So sánh với số bình quân: sẽ cho ta thấy mức độ mà các doanh nghiệpđạt được so với trung bình ngành hoặc khu vực Qua đó xác định được vị tríhiện tại của doanh nghiệp
b.Phương pháp phân chia (chi tiết): Trong phân tích hiệu quả sử dụng
vốn kinh doanh, người ta thường sử dụng phương pháp phân chia theo cácgóc độ
+ Phân chia chi tiết theo bộ phận cấu thành của chỉ tiêu nghiên cứu: chianhỏ chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh thành các bộ phận cấu thành nên bản thânchỉ tiêu đó
+ Phân chia chi tiết theo thời gian phát sinh: chia nhỏ quá trình, kết quả
và hiệu quả kinh doanh theo trình tự thời gian phát sinh
+ Phân chia chi tiết theo không gian phát sinh: chia nhỏ quá trình, kếtquả và hiệu quả theo địa điểm phát sinh và phát triển của chỉ tiêu nghiên cứu
c Phương pháp liên hệ đối chiếu: Liên hệ đối chiếu là phương pháp
phân tích sử dụng để nghiên cứu mối liên hệ kinh tế giữa các sự kiện và hiệntượng kinh tế đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, đồngthời xem xét tính cân đối của các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh trong quá trình hoạt động
d Phương pháp đồ thị
Phương pháp đồ thị là phương pháp đánh giá thực trạng biến động củacác đối tượng phân tích một cách trực quan bằng đồ thị, biểu đồ … với sự hỗtrợ hiệu quả của các phần mềm trong máy tính
Mục đích của phương pháp đồ thị được sử dụng nhằm đánh giá thựctrạng và xu hướng biến động của các đối tượng phân tích, nhất là xu thế biếnđộng chung chung của thị trường hoặc xu thế biến động giá của một loại tài
Trang 35sản trong một thời kỳ nhất định từ đó dự báo xu hướng biến động của các đốitượng phân tích trong tương lai
e.Phương pháp phân tích nhân tố.
● Phương pháp phân tích Dupont
Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lờicủa một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống Môhình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bảng cân đối kếtoán
Trong phân tích tài chính, người ta sử dụng mô hình Dupont để phân tíchmối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng ta có thể phát hiện ra nhữngnhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định
Dưới góc độ là một nhà đầu tư cổ phiếu, một trong những chỉ tiêu quantrọng nhất là hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Do vốn chủ sở hữu
là một phần của tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản, nên ROE sẽ phụthuộc vào hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản
Phân tích tình hình tài chính dựa vào mô hình Dupon có ý nghĩa rất lớnđối với quản trị doanh nghiệp.Điều đó không chỉ biểu hiện ở chỗ có thể đánhgiá được hiệu quả kinh doanh một cách sâu sắc và toàn diện Đồng thời, đánhgiá đầy đủ và khách quan những đến những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp góp phần không ngừng nâng cao hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp ở các kỳ tiếp theo
● Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Là phương pháp được sử dụng để lượng hoá mức độ ảnh hưởng cụ thểcủa từng nhân tố đến chỉ tiêu nghiên cứu Có nhiều phương pháp xác địnhảnh hưởng của các nhân tố, sử dụng phương pháp nào tuỳ thuộc vào mối quan
hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố ảnh hưởng Các phương pháp xácđịnh mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thường được sử dụng trong phân tích
Trang 36tài chính doanh nghiệp là: phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp sốchênh lệch và phương pháp cân đối.
Phương pháp thay thế liên hoàn: được sử dụng khi chỉ tiêu phân tích có
quan hệ với nhân tố ảnh hưởng thể hiện dưới dạng phương trình tích hoặcthương Để thực hiện phương pháp này cần sắp xếp theo trình tư: nhân tố sốlượng đứng trước nhân tố chất lượng, trường hợp có nhiều nhân tố số lượnghay nhiều nhân tố chất lượng thì nhân tố chủ yếu đứng trước nhân tố thứ yếu.Khi đó để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta tiến hành lần lượtthay thế số kỳ gốc của mỗi nhân tố bằng số kỳ phân tích của nhân tố đó (nhân
tố nào đã được thay thế mang giá trị số kỳ phân tích còn những nhân tố khácgiữ nguyên ở kỳ gốc); sau mỗi lần thay thế phải xác định được kết quả của lầnthay thế ấy, chênh lệch giữa kết quả đó với kết quả của lần thay thế ngàytrước đó là ảnh hưởng của các nhân tố vừa thay thế
Phương pháp số chênh lệch: đây là hệ quả của phương pháp thay thế
liên hoàn áp dụng trên cơ sở tuân thủ trình tự sắp xếp các nhân tố và bằng kỹthuật đặt thừa số chung nhằm đơn giản hoá trong quá trình tính toán khi sốliệu không quá phức tạp
Phương pháp cân đối: đây là phương pháp được sử dụng để xác định
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nếu chỉ tiêu phân tích có quan hệ với nhân
tố ảnh hưởng dưới dạng tổng hoặc hiệu Xác định mức độ ảnh hưởng nhân tốnào đó đến đối tượng cụ thể của chỉ tiêu phân tích, bằng phương pháp số cânđối người ta xác định chênh lệch giữa giá trị kỳ phân tích với giá trị kỳ gốccủa nhân tố ấy Tuy nhiên cần để ý đến quan hệ thuận, nghịch giữa các nhân
tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phân tích
● Phương pháp phân tích tính chất của các nhân tố
Phương pháp phân tích tính chất của các nhân tố được thực hiện sau khixác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố Mục đích là để có đánh giá
và dự đoán hợp lý, trên cơ sở đó đưa ra các quyết định và cách thức thực hiện
Trang 37các quyết định Việc phân tích thường được thực hiện thông qua chỉ rõ và giảiquyết các vấn đề như: Chỉ rõ chiều hướng tác động, chỉ rõ nguyên nhân ảnhhưởng ( khách quan, chủ quan) đến phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh của doanh nghiệp Cách đánh giá và dự đoán cụ thể, đồng thời chỉ racác biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh củadoanh nghiệp ở các kỳ tiếp theo
Phương pháp dự báo: Phương pháp dự báo được sử dụng để dự báo
hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Có nhiều phương phápkhác nhau để dự đoán các chỉ tiêu kinh tế tài chính trong tương lai, trong đó
có thể kể đến phương pháp hồi quy, phương pháp mô hình kinh tế lượng
1.2.3 Nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Việc thường xuyên phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
sẽ giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng tìm được cách khắc phục hạn chế hạnchế và phát huy những ưu điểm trong quá trình sử dụng vốn kinh doanh củadoanh nghiệp
1.2.3.1 Phân tích hiệu suất sử dụng vốn
Khi phân tích hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp tuỳ thuộc vàomục tiêu quan tâm và tài liệu thu thập để xác định phạm vi phân tích phù hợp.Thông thường, các nhà quản trị doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm phântích hiệu suất sử dụng vốn từ tổng quát đến chi tiết: Tức là từ hiệu suất sửdụng vốn kinh doanh đến hiệu suất sử dụng vốn lưu động Trọng vốn lưuđộng xem xét tốc độ luân chuyển vốn chủ yếu như: Tốc độ luân chuyển vốnhoá, vốn thanh toán, vốn bằng tiền, qua đó có biện pháp phù hợp điều chỉnhtốc độ luân chuyển từng loại vốn một cách phù hợp để tối đa hoá mục tiêutổng thể
Hiệu suất sử dụng vốn nhằm đánh giá mỗi đồng vốn các loại tham giavào sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu các loại hoặc giávốn Đối với các loại vốn kinh doanh ngắn hạn thước đo thường là số vòng
Trang 38quay của các loại vốn, số vòng quay cho biết tốc độ luân chuyển của vốn ngắnhạn là cao hay thấp đồng thời có thể đánh giá thông qua thời gian cần thiết đểthực hiện một vòng quay vốn ngắn hạn.
❖ Phân tích hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh
Phân tích hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh trong kỳ của mỗi doanhnghiệp nhằm đánh giá một cách khái quát công tác phân bổ, quản lý, sử dụngvốn của doanh nghiệp có hợp lý, hiệu suất sử dụng vốn có phù hợp với đặcthù của ngành nghề kinh doanh hay không, doanh nghiệp đang quản lý, sửdụng vốn tốt hay không tốt, trọng điểm cần xem xét, quản lý nhằm nâng caohiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ
⮚ Chỉ tiêu phân tích: Để phân tích hiệu suất sử dụng vốn kinhdoanh của doanh nghiệp ta sử dụng chỉ tiêu sau:
Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh (HSkd) = Số dư bình quân vốnkinh doanh(Skd) Tổng luânchuyểnthuần(LCT )
HSkd = Hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ) x Số vòng quay VLĐ (SVld)
⮚ Ý nghĩa kinh tế: Phản ánh trong kỳ 1 đồng vốn kinh doanh tham gia vàohoạt động kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng luân chuyển thuần
Trong đó: Skd: Vốn kinh doanh bình quân được xác định như sau:
Hđ = TổngTS bìnhquân TSNH bìnhquân
Trang 39Số vòng quay vốn lưu động ( SVlđ) = Số dư bình quân vốn ngắn hạn(Slđ) Tổng luânchuyểnthuần(LCT )
Mức độ ảnh hưởng của hệ số đầu tư ngắn hạn đến hiệu suất sử dụng vốnkinh doanh
∆ HSkd(Hđ) = (Hđ1 – Hđ0) x SVld0Mức độ ảnh hưởng của số vòng quay vốn lưu động đến hiệu suất sửdụng vốn kinh doanh
∆ HSkd( SVlđ) = Hđ1 x ( SVlđ1 – SVlđ0)Bước 4: Phân tích tính chất ảnh hưởng các nhân tố
Hệ số đầu tư (Hđ)
- Chiều hướng tác động: Hệ số đầu tư (Hđ) ảnh hưởng cùng chiều vớuHiệu suất sử dụng vốn kinh doanh (HSkd)
- Nguyên nhân ảnh hưởng:
+ Nguyên nhân khách quan: Môi trường kinh doanh, chính sách của nhànước
+ Nguyên nhân chủ quan: Chính sách đầu tư, trình độ tổ chức quản lý và
sử dụng vốn lưu động,…
-Phương pháp đánh giá: Khi Hđ thay đổi làm HSkđ thay đổi sự thay đổi
đó có phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp haykhông?
Trang 40 Số vòng luân chuyển vốn lưu động (SVlđ)
- Chiều hướng tác động: SVlđ ảnh hưởng cùng chiều với HSkd
- Nguyên nhân ảnh hưởng: Ảnh hưởng của nhân tố này cơ bản mang tínhchủ quan sự tăng giảm của nó là do chính sách huy động vốn cũng nhưnhu cầu vốn của doanh nghiệp
- Phương pháp đánh giá: Khi phân tích nhân tố này cần so sánh tốc độthay đổi của vốn lưu động với tốc độ thay đổi của luân chuyển thuần
- Biện pháp quản lý: Tăng tốc độ luân chuyển thuần vốn lưu động, biệnpháp cơ bản không giảm là giảm vốn, bởi lẽ, giảm vốn trên một phươngdiện nào đó cũng là giảm quy mô kinh doanh, giảm năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệm mà cần là sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả, rútngắn thời gian vốn lưu động lưu lại trong từng khâu của quá trình luânchuyển
❖ Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động
⮚ Mục đích phân tích
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động Trong quátrình sản xuất, vốn lưu động của doanh nghiệp liên tục vận động qua các giaiđoạn khác nhau, chu kỳ sản xuất kinh doanh Tuỳ thuộc vào lĩnh vực, ngànhnghề kinh doanh, các điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp khác nhau thìquy trình luân chuyển, thời gian luân chuyển của vốn lưu động cũng khácnhau Vốn lưu động của doanh nghiệp quay vòng nhanh có ý nghĩa quantrọng bởi nó thể hiện với một lượng vốn ít hơn như vậy, nếu quay vòng vốnnhanh sẽ tạo ra kết quả nhiều hơn Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động
sẽ giúp cho chủ thể quản lý thấy được tốc độ luân chuyển vốn lưu động lànhanh hay chậm, tăng hay giảm, nhân tố nào ảnh hưởng đến tốc độ luânchuyển vốn lưu động của doanh nghiệp để có những quyết định quản lý phùhợp và tối đa hoá các giải pháp sử dụng vốn