Trang 17 cố định của doanh nghiệp hết hạn sử dụng, giá trị của tài sản được thu hồi hếtdưới hình thức khấu hao tính vào giá trị sản phẩm thì vốn cố định cũng hoànthành một vòng luân chuy
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát tình hình thực tế của đơn vị thực tập
Sinh viên
Nguyễn Thị Minh Hằng
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 5
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 5
1.1 Tổng quan về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 5
1.1.1 Tổng quan về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 5
1.1.2 Tổng quan về phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 12
1.2 Nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 19
1.2.1 Phân tích hiệu suất sử dụng vốn 19
1.2.2 Phân tích khả năng sinh lời của vốn 29
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh ghiệp 36
1.3.1 Nhân tố chủ quan 36
1.3.2 Nhân tố khách quan 37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 41
CHƯƠNG 2 42
Trang 4PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN AAV GROUP 42
2.1 Khái quát về công ty cổ phần AAV Group 42
2.1.1 Giới thiệu về công ty 42
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 42
2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý tại công ty 44
2.1.4 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh 48
2.1.5 Khái quát tình hình tài sản, nguốn vốn, kết quả kinh doanh của công ty 49
2.2 Phân tích thực trạng vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần AAV Group 61
2.2.1 Phân tích hiệu suất sử dụng vốn của công ty cổ phần AAV Group 61
2.2.2 Phân tích khả năng sinh lời của vốn kinh doanh công ty cổ phần AAV Group 71
2.3 Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần AAV Group 79
2.3.1 Kết quả đạt được 79
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 80
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 83
CHƯƠNG 3 84
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN AAV GROUP 84
3.1 Bối cảnh kinh tế-xã hội và định hướng phát triển của công ty cổ phần AAV Group 84
3.1.1 Bối cảnh kinh tế-xã hội 84
3.1.2 Định hướng phát triển của công ty 88
Trang 53.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ
phần AAV Group 89
3.2.1 Giải pháp tài chính 90
3.2.2 Giải pháp phi tài chính 94
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 96
KẾT LUẬN 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC 100
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2 1: Phân tích khái quát tình hình tài sản giai đoạn 2021-2022 49Bảng 2 2: Phân tích khái quát Tình hình nguồn vốn giai đoạn 2021-2022 54Bảng 2 3: Phân tích khái quát tình hình kết quả hoạt động kinh doanh giaiđoạn 2021-2022 58Bảng 2 4: Phân tích hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh giai đoạn 2021-2022 61Bảng 2 5: Phân tích hiệu suất sử dụng vốn cố định giai đoạn 2021-2022 64Bảng 2 6: Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động giai đoạn 2021-2022 66Bảng 2 7: Phân tích tốc độ luân chuyển vốn thanh toán giai đoạn 2021-2022 69Bảng 2 8: Phân tích khả năng sinh lời kinh tế của vốn kinh doanh BEP giaiđoạn 2021-2022 71Bảng 2 9: Phân tích khả năng sinh lời ròng vốn kinh doanh ROA giai đoạn2021-2022 75Bảng 2 10: Phân tích khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu ROE giai đoạn 2021-2022 77
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2 1: Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần AAV Group 45Hình 2 2: Cơ cấu tổ chức phòng tài chính kế toán 47
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ở bất kỳ lĩnh vực hay ngành nghề kinh doanh nào thì vốn vẫn luôn làmột yếu tố quan trọng Vốn là tiền đề và cũng là một yếu tố cho hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp sự ra đời của doanh nghiệp Để tiến hành hoạtđộng sản xuất kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải có 1 số vốn nhất địnhtương ứng với quy mô kinh doanh và điều kiên kinh doanh của doanh nghiệp.Tuy nhiên, yếu tố vốn mới chỉ là bước khởi đầu Việc tổ chức là sử dụng vốnkhông hiệu quả sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Do vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một yêu cầu khách quanđối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Để đạt được mục tiêutrên, việc tăng cường công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanhtrong các doanh nghiệp là cần thiết
Ngày nay với sự tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ cùng với
sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường, các doanh nghiệp muốn đứngvững trong nền kinh tế thì nhu cầu về vốn cho việc mở rộng quy mô hoạtđộng ngày càng lớn Vì thế, đòi hỏi công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốnsao cho có hiệu quả có ý nghĩa vô cùng quan trọng.Việc phân tích hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh giúp ta thấy được những kết quả doanh nghiệp đạtđược, những tồn tại, đưa ra giả pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả sửdụng vốn để đảm bảo an toàn tài chính Việc sử dụng vốn có hiệu quả sẽ giúpdoanh nghiệp nâng cao khả năng huy động các nguồn tài trợ dễ dàng, giúpdoanh nghiệp nhận thức, đánh giá đúng đắn toàn diện, sử dụng hiệu quả cácchỉ tiêu vốn kinh doanh; quyết định được sự tồn tại và và khẳng định vị thếcho doanh nghiệp
Nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng hiệu quả vốn kinhdoanh và qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần AAV Group cùng kết
Trang 10hợp với kiến thức học được tại trường Học viện Tài chính, em xin chọn đề tài:
“Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần AAVGroup” làm đề tài luận văn
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Phân tích , đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh tịa công ty cổ phần AAV Group từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng caohiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâg cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty
cổ phần AAV Group trong tương lai
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanhnghiệp
- Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Công ty Cổ Phần AAV Group
Về thời gian: Phân tích thực trạng sử dụng vốn kinh doanh giai đoạn2021- 2022 từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho giaiđoạn 2023-2026
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật
lịch sử
Trang 11Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Trong quá trình nghiên cứu, luận văn
sử dụng các phương pháp như: Phương pháp phân tích, thông kê, so sánh, thuthập và tổng hợp, trong các nội dung lý luận cũng như thực tiễn để làm rõnhững đánh giá nhận diện và rút ra những kết luận cần thiết
Phương pháp thu thập số liệu:
- Thu thập số liệu sơ cấp: Thông qua phiếu điều tra dưới dạng câu hỏi
trắc nghiệm, là những câu hỏi có liên quan đến công tác sử dụng vốn vànhững mặt mạnh cũng như mặt còn hạn chế Phương pháp này còn được gọi
là phương pháp phỏng vấn, đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhấttrong nghiên cứu xã hội, cho phép người hỏi nắm bắt thông tin cụ thể về vấn
đề quan tâm
Phương pháp phỏng vẫn được tiến hành như sau:
Bước 1: Xác định đối tượng phỏng vấn Đối tượng phỏng vấn ở đây là
ban lãnh đạo, các nhân viên phòng tài chính, kế toán của công ty
Bước 2: Thiết kế câu hỏi phỏng vấn nhằm thu thập thông tin về tình hình
tài sản, nguồn vốn của công ty trong những năm gần đây
Bước 3: Xác định thời gian phỏng vấn Với mỗi đối tượng khác nhau thì
nên phòng vấn vào các thời điểm và khoảng thời gian khác nhau
Bước 4: Tiến hành phỏng vấn và lập biên bản phỏng vấn Ghi chép lại
câu trả lời của đối tượng phỏng vấn trong quá trình phỏng vấn Tổng hợp kếtquả phỏng vấn và lập thành biên bản phỏng vấn
- Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập các dữ liệu sẵn có từ báo cáo tài
chính năm 2021 và năm 2022 của công ty, các thông tin trên website chínhthức của công ty, các văn vản pháp luật liên quan đến vấn đề nghiên cứu
5 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương
Trang 12Chương 1: Lý luận chung về phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanhcủa doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh củacông ty cổ phần AAV Group
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh củacông ty cổ phần AAV Group
Trang 13CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1 Tổng quan về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
1.1.1.1.Khái niệm và đặc điểm vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh là một trong những yếu tố cơ bản không thể thiếu đượccủa bất kỳ giai đoạn nào trong một quá trình SXKD tại bất kỳ doanh nghiệpnào Vậy vốn kinh doanh là gì?
“Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành các tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.”
Quá trình sản xuất của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên, liên tục dẫnđến vốn kinh doanh của doanh nghiệp cũng vận động không ngừng và tồn tạidưới nhiều hình thức khác nhau trong các khâu của hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Chẳng hạn như, ban đầu doanh nghiệp sử dụngVKD để mua sắm các yếu tố đầu vào như nhà xưởng, máy móc thiết bị,nguyên liệu vật liệu, đối tượng lao động, Vậy vốn kinh doanh được hiểu làbiểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản và các nguồn lực mà doanh nghiệp sửdụng vào hoạt động kinh doanh, bao gồm:
- Tài sản hiện vật như: nhà kho, cửa hàng, hàng hoá dự trữ
- Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng và đá quí
- Bản quyền sở hữu trí tuệ và các tài sản vô hình khác.
Đặc điểm của vốn kinh doanh
Trang 14Để quản trị tốt việc sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp thì cácdoanh nghiệp cần phải hiểu rõ và nhận thức đúng về đặc điểm của chúng Đặcđiểm vốn kinh doanh bao gồm:
Thứ nhất, Vốn đại diện cho một lượng giá trị tài sản nhất định Có nghĩa
là vốn là biểu hiện bằng tiền của tài sản hữu hình cũng như vô hình như: nhàxưởng, đất đai, máy móc, thương hiệu, bằng phát minh, sáng chế… Do đó, đểquản lý tốt VKD, doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ về cả hai mặt giá trị vàhiện vật
Thứ hai, Vốn phải vận động để sinh lời, vốn là biểu hiện bằng tiền
nhưng tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn Để biến thành vốn thì tiền đó phảiđưa vào hoạt động kinh doanh để kiếm lời Trong quá trình vận động, vốn cóthể thay đổi hình thái biểu hiện nhưng điểm xuất phát và điểm cuối cùng củavòng tuần hoàn phải là tiền, lượng tiền thu về phải lớn hơn lượng tiền bỏ ra.Đây cũng là mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp
Thứ ba, Vốn chỉ phát huy tác dụng khi được tích tụ tập trung tới một
lượng nhất định Để đầu tư sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp không chỉkhai thác nguồn vốn sẵn có mà còn phải tìm cách thu hút các nguồn vốn khác.Điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu,ngoài ra còn giúp phân tán rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp
Thứ tư, Vốn có giá trị về mặt thời gian, một đồng vốn bỏ ra ngày hôm
nay sẽ khác với một đồng vốn bỏ ra vào ngày mai và phải được tích tụ tới mộtlượng nhất định thì mới có thể phát huy tác dụng Doanh nghiệp không chỉkhai thác hết tiềm năng vốn của mình mà còn phải tìm cách thu hút nguồnvốn từ bên ngoài như vay trong nươc, vay nước ngoài, phát hành cổ phiếu,trái phiếu, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác Nhờ vậy vốn củadoanh nghiệp tăng lên
Trang 15Thứ năm, Vốn phải được gắn liền với một chủ sở hữu nhất định và được
sử dụng có hiệu quả Vốn không tách rời chủ sở hữu trong quá trình vận động,mỗi đồng vốn phải được gẵn với một chủ sở hữu nhất định Trong nền kinh tếthị trường thì chỉ có xác định được chủ sở hữu thì đồng vốn mới được sử dụnghợp lý không gây lãng phí và đạt được hiệu quả cao
Thứ sáu, Vốn được quan niệm như một loại hàng hóa và là hàng hóa đặc
biệt Những người có vốn có thể cho vay và những người cần vốn có thể đivay, nghĩa là mua quyền sử dụng vốn của người có quyền sở hữu
1.1.1.2.Phân loại vốn kinh doanh
Để phục vụ cho công tác quản lý hay sử dụng vốn thì người ta thườngphân chia vốn kinh doanh thành nhiều loại theo các tiêu thức khác nhau
a Phân loại theo kết quả của hoạt động đầu tư
Căn cứ theo kết quả của hoạt động đầu tư, vốn kinh doanh được chiathành:
- Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản lưu động là số vốn mà doanh
nghiệp đầu tư để hình thành các tài sản lưu động nhằm phục vụ cho hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các loại vốn bằng tiền, vốnvất tư hàng hóa, các khoản phải thu, các loại tài sản lưu động khác của doanhnghiệp
- Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản cố định là số vốn đầu tư để hình
thành các tài sản cố định hữu hình, bao gồm:
Tài sản cố định hữu hình như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phươngtiện vân tải, thiết bị, dụng cụ quản lý,
Tài sản cố định vô hình như các khoản chi phí mua bằng phát sinh,sáng chế, quyền sở hữu trí tuệ , nhãn hiệu sản phẩm độc quyền,
Trang 16- Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản tài chính là số vốn doanh nghiệp
bỏ ra để đầu tư vào các tài sản tài chính, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu doanhnghiệp, trái phiếu chính phủ, kỳ phiếu ngân hàng, chững chỉ quỹ đầu tư và cácgiấy tờ có giá khác
Theo cách phân loại này, mỗi tài sản đều có thời hạn sử dụng và cáchthanh toán khác nhau nên thời gian luân chuyển vốn kinh doanh cũng khácnhau Qua đây doanh nghiệp có thể lựa chọn được cơ cấu đầu tư tài sản hiệuquả Bên cạnh đó tùy thuộc vào từng doanh nghiệp mà cơ cấu vốn đầu tư vàocác tài sản kinh doanh là khác nhau do khác biệt về đặc điểm ngành nghề kinhdoanh và sự lựa chọn đầu tư của từng doanh nghiệp
b Phân loại theo đặc điểm luân chuyển của vốn
Căn cứ theo đặc điểm luân chuyển của vốn, vốn kinh doanh được chiathành:
- Vốn cố định
“Vốn cố định là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu
tư hình thành nên các TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.”
Đặc điểm vốn cố định:
Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp
Do đặc điểm của tài sản cố định là được sử dụng lâu dài, sau nhiều năm mớicần đổi mới, thay thế
Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn cố định được luân chuyểndần từng phần vào giá trị sản phẩm dưới dạng chi phí khấu hao tài sản cốđịnh, tương ứng với phần giá trị hao mòn tài sản cố định của doanh nghiệp
Sau nhiều chu kỳ kinh doanh vốn cố định mới hoàn thành một vòngluân chuyển, phần vốn này sẽ tích lũy lại dần và tăng lên còn phần vốn đầu tưvào tài sản cố định ban đầu lại giảm xuống theo mức độ hao mòn Khi tài sản
Trang 17cố định của doanh nghiệp hết hạn sử dụng, giá trị của tài sản được thu hồi hếtdưới hình thức khấu hao tính vào giá trị sản phẩm thì vốn cố định cũng hoànthành một vòng luân chuyển.
- Vốn lưu động là số vốn ứng trước để hình thành nên tài sản lưu động.
TSLĐ của doanh nghiệp được chia thành TSCĐ sản xuất và TSCĐ lưu thông
TSCĐ sản xuất bao gồm: nguyên liêu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu,phụ tùng thay thế đang trong quá trình sản xuất và các loại sản phẩm dở dang,bán thành phẩm đang trong quá trình sản xuất
TSCĐ lưu thông bao gồm: các loại tài sản đang nằm trong quá trìnhlưu thông như thành phẩm trong kho nhờ tiêu thụ, các khoản phải thu, vốnbằng tiền
vụ đó
1.1.1.3.Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Nguồn vốn là những nguồn tạo ra sự tăng thêm tổng tài sản của doanhnghiệp Để tổ chức và lựa chọn hinhg thức huy động vốn 1 cách thích hợp và
có hiệu quả cần có sự phân loại nguồn vốn Dựa vào tiêu thức nhất định cóthể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành nhiều loại khác nhau Thôngthường trong công tác quản lý người ta thường sử dụng một số phương phápphân loại chủ yếu như sau:
Trang 18- Dựa vào quan hệ vốn chủ sở hữu, nguồn vốn của doanh nghiệp đượcchia thành hai loại: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệpbao gồm số vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần bổ sung từ kết quả kinh doanh
Nợ phải trả là thể hiện bằng những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có tráchnhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như: Nợ vay, các khoảnphải trả cho người bán, cho Nhà nước, cho người lao động trong doanhnghiệp,
- Dựa vào thời gian huy động và sử dụng vốn: Nguồn vốn thườngxuyên và nguồn vốn tạm thời
Nguồn vốn thường xuyên là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định
mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh Nguồn vốn nàyđược sử dụng để mua sắm, hình thành các tài sản lưu động thường xuyên cầnthiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Nguồn vốn tạm thời là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn mà doanhnghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm thời phát sinhtrong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn vốn tạm thời thườngbáo gồm vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ ngắnhạn khác
- Dựa vào phạm vi huy động vốn: Nguồn vốn bên trong và nguồn vốnbên ngoài
Nguồn vốn bên trong là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư từchính hoạt động của doanh nghiệp tạo ra Nguồn vốn bên trong thể hiện khảnăng tự tài trợ của doanh nghiệp
Nguồn vốn bên ngoài là nguồn vốn được huy động để tăng thêm nguồntài chính cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: vay ngân hàng
Trang 19thương mại vfa các tổ chức tín dụng khác, gọi góp vốn liên doanh liên kết,thuê tài sản, huy động vốn bằng phát hành chứng khoán,
1.1.1.4.Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Để tiến hành sản xuất kinh doanh yếu tố không thể thiếu được là vốn vàvốn đó phải được sử dụng một cách hiệu quả Vốn đóng vai trò quan trọngtrong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là điều kiện để sử dụng cácnguồn nhân lực khác Với vai trò hết sức quan trọng đòi hỏi các doanh nghiệpluôn phải quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả là khả năng tạo ra kết quả mong muốn hoặc khả năng sản xuất
ra sản lượng mong muốn Khi cái gì đó được coi là có hiệu quả, nó có nghĩa
là nó có một kết quả mong muốn hoặc mong đợi, hoặc tạo ra một ấn tượngsâu sắc, sinh động
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình
độ sử dụng các nguồn lực, vật lực, tài lực của doanh nghiệp (DN) để đạt kếtquả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí thấp nhất Phântích hiệu quả sử dụng vốn là việc đánh giá khả năng sử dụng vốn của công tynhằm đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất trong quá trình sản xuấtkinh doanh
Hiệu quả sử dụng vốn được biểu hiện bằng mối quan hệ giữa kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh với số vốn đầu tư cho hoạt động của doanhnghiệp trong một kỳ nhất định Các chỉ tiêu được sử dụng để đánhgiá hiệuquả sử dụng vốn thường thể hiện mối quan hệ giữa kết quả đầu ra và các yếu
tố đầu vào của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vớimột đồng vốn tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽ tạo ra đượcbao nhiêu đồng doanh thu, lợi nhuận
Và có thể hiểu, “Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh phản ánh một khíacạnh về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là thước đo của năng
Trang 20lực quản trị vốn của doanh nghiệp trong việc tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểuhóa chi phí để đạt được những mục tiêu nhất định”.
Nhìn chung, khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một kháiniệm rộng bao hàm mọi mặt, đây là thước đo về mức độ tăng trưởng củadoanh nghiệp và khả năng quản trị của chủ doanh nghiệp Một trong nhữngmục tiêu của doanh nghiệp là làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểuchi phí nên việc doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả là một phương thức đểtiếp cận đến mục tiêu đó
Như vậy, có thể thấy tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sử dụngvốn kinh doanh của doanh nghiệp đó là:
o Vốn là đầu vào tiên quyết, là điều kiên không thể thiếu được của bất
kì một doanh nghiệp nào, là tiền đề để sử dụng các nguồn nhân lực khác nênđòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải quan tâm và nâng cao hiệu quả sử dụngvốn
o Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn giúp doanh nghiệp có điều kiên đổimới công nghệ, giảm chi phí sử dụng vốn, chi phí sản xuất kinh doanh, giúpdoanh nghiệp tiết kiệm được vốn đầu tư; giúp doanh nghiệp nâng cao nănglực sản xuất, năng lực cạnh tranh và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng
o Ngoài ra nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp đảmbảo được tính an toàn về tài chính, đảm bảo khả năng thanh toán nợ khi đếnhạn, tận dụng hợp lý các nguồn vốn chiếm dụng
1.1.2 Tổng quan về phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.2.1.Khái niệm, mục tiêu về phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Khái niệm
Trang 21Phân tích hiểu theo nghĩa chung nhất là sự phân chia các sự vật, hiện tượng theo những tiêu thức nhất định để nghiên cứu, xem xét thấy được sự hình thành và phát triển của sự vật, hiện tượng đó trong mối quan hệ biện chứng với sự vật, hiện tượng khác
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi tối đa với chi phí thấp nhất
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là việc sử dụng các phương pháp để đánh giá trình độ quản lý, sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đóng vai trò quan trọng trongviệc phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đánh giá trình
độ sử dụng vốn kinh doanh với hiệu quả cao nhất và với chi phí thấp nhất.Việc phân tích này giúp cho doanh nghiệp có nhìn nhận chung về nguồn vốn ,giúp các chủ thể quản lý đưa ra các quyết định kịp thời và phù hợp với tìnhhình thực tế tại doanh nghiệp, từ đó đưa ra kế hoạch định hướng cho doanhnghiệp trong tương lai nhằm nâng cao năng lực và vị thế của doanh nghiệp
Mục tiêu của phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Để giúp cho các nhà quản lý quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp
có được quyết định đúng đắn trong kinh doanh, phân tích hiệu quả sử dụngvốn kinh doanh của doanh nghiệp cần đạt được các mục tiêu sau:
- Đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các khía
cạnh khác nhau như cơ cấu nguồn vốn, tài sản, khả năng thanh toán, hiệu quả
Trang 22sử dụng tài sản, khả năng sinh lời, nhằm đáp ứng thông tin cho tất cả các đốitượng quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp như: các nhà đầu tư, các bêncấp tín dụng, quản lý doanh nghiệp, cơ quan thuế, người lao động
- Định hướng các quyết định của nhà quản lý quan tâm theo chiều
hướng phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp như quyết định đầu tư,tài trợ, phân chia lợi nhuận,
- Trở thành cơ sở cho các dự báo tài chính, giúp người phân tích dự
đoán được tiền năng tài chính của doanh nghiệp trong tương lai
- Là công cụ để kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên
cơ sở kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu kết quả đạt được so với các chỉ tiêu kếhoạch Từ đó xác định được những điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt độngkinh doanh, giúp cho doanh nghiệp có được những quyết định đúng đắn, đảmbảo hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao
1.1.2.2.Phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Một số phương pháp chủ yếu được dùng để phân tích hiệu quả sử dụngVKD của doanh nghiệp như: Phương pháp so sánh, phương pháp phân tíchnhân tố như phương pháp doupont, phương pháp thay thế liên hoàn và sốchênh lệch,
a Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong phân tích để xác định xuhướng, mức độ biến động của số liệu và chỉ tiêu phân tích Do đó, để tiếnhành so sánh phải chú ý đến vấn đề cơ bản là: phải có ít nhất hai đại lượng để
so sánh, các chỉ tiêu kinh tế phải thống nhất về thời gian, không gian cũngnhư nội dung tính chất và đơn vị tính toán Đồng thời xác định gốc so sánhdựa theo mục đích phân tích
So sánh giữa số thực hiện của kỳ báo cáo với số kế hoạch để phát hiệntính quy luật về sự biến đổi của mỗi hiện tượng tài chính, dựa trên quy luật số
Trang 23lớn để xem xét sự biến động theo thời gian, để thấy được khả năng phấn đấucũng như mức độ hoàn thành bằng tỷ lệ phần trăm hoặc số chênh lệch Nộidung so sánh bao gồm:
So sánh giữa số thực hiện của kỳ báo cáo với số thực hiện của cùng kỳnăm trước để thấy được sự biến động về tài chính doanh nghiệp qua các chỉtiêu Kết quả này không chỉ kiểm tra tình hình thực hiện mục tiêu mà cònđánh giá được chất lượng của công tác dự báo, công tác lập kế hoach tài chính
để có biện pháp khắc phục kịp thời
So sánh giữa số thự hiện của doanh nghiệp với số liệu của trung bìnhngành để xác định vị trí, thứ hạng của doanh nghiệp, đánh giá xem tình hìnhtài chính của doanh nghiệp đã ổn định hay chưa, “để doanh nghiệp biết mình,biết người” luôn làm mới để có thể tồn tại và phát triển
Quá trình phân tích theo phương pháp so sánh có thể thực hiện bằng cáchình thức:
So sánh theo chiều ngang: là so sánh mỗi chỉ tiêu theo thời gian hoặctheo không gian khác nhau có tính chất tương đồng
So sánh theo chiều dọc:là so sánh bằng số tương đối từng bộ phận vơitổng thể, hoặc bộ phận này với bộ phận khác của tổng thể để đánh giá cơ cấu,quan hệ tỷ lệ của các phần tử trong tổn thể để có từ 2 phần tử hợp thành trởlên
b Phương pháp phân chia
Đây là phương pháp được sử dụng để chia nhỏ quá trình và kết quả hoạtđộng tài chính theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho mục tiêunhận thức quá trình và kết quả đó dưới những khía cạnh khác nhau phù hợpvới mục tiêu quan tâm của từng đối tượng trong từng thời kỳ.Để thực hiệnđược phương pháp phân chia thì trước hết tình hình tài chính của doanhnghiệp cần phân tích phải được lượng hóa dưới dạng các chỉ tiêu phân tích
Trang 24tổng hợp và phải lựa chọn được tiêu thức phân chia thích hợp với từng đốitượng phân tích Trong phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, người tathường sử dụng phương pháp phân chia theo các góc độ:
Phân chia chi tiết theo bộ phận cấu thành của chỉ tiêu nghiên cứu: chianhỏ chi tiêu hiệu quả kinh doanh thành các bộ phận cấu thành nên bản thânchi tiêu đó
Phân chia chi tiết theo thời gian phát sinh: chi nhỏ quá trình, kết quả vàhiệu quả kinh doanh theo trình tự thời gian phát sinh, phát triển và tạo ra kếtquả Khi liên quan đến việc đánh giá kết quả theo thời gian thường kết hợpphương pháp này với kỹ thuật chiết khấu dòng tiền để quy đổi đồng tiền chi rahoặc thu về ở các thời điểm khác nhau về cùng một thời điểm đánh giá
Phân chia chi tiết theo không gian phát sinh: chia nhỏ quá trình, kết quả
và hiệu quả theo địa điểm phát sinh và phát triển của chị tiêu nghiên cứu, thựachất là xem xét các hoạt động tài chính của doanh nghiệp diễn ra trong nhữngbối cảnh lịch sử cụ thể để đánh giá một cách đúng đắn Khi chi tiết theo tiêuthức này thường kết hợp với kỹ thuật phân tích độ nhạy đẻ thấy được sự thayđổi của mỗi hiện tượng kinh tế tài chính của doanh nghiệp khi một hoặcnhiều yếu tố tác động thay đổi
c Phương pháp liên hệ đối chiếu
Là phương pháp phân tích sử dụng để nghiên cứu, đánh giá đối tượngnghiên cứu dựa trên mối liên hệ kinh tế, tài chính của các hiện tượng, quátrình và kết quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp khi một hoặc nhiều yếu
tố tác động thay đổi Để tiến hành được phương pháp này trước hết cần nhậndiện được mối liên hệ của các hoạt động kinh tế tài chính doanh nghiệp trongnội bộ cũng như bên ngoài, sau đó cần xác định nội dung phân tích chứa mốiliên hệ nào NỘi dung phương pháp liên hệ đối chiếu gồm có:
Trang 25Thiết lập được mối quan hệ của các hoạt động tài chính của doanhnghiệp vơi nhau dưới dạng định lượng hoặc định tính phù hợp với mục tiêuphân tích
Xác định được tính chất của mối liên hệ đó: Độc lập hay phụ thuộc, liên
hệ cùng chiều hay ngược chiều, hình thức hay bản chất, nhằm đánh giá cácquan hệ tài chính, kinh tế của doanh nghiệp với các bên có liên quan, tìnhhình tài chính, xu hướng biến động của các quan hệ đó thông qua các mối liên
hệ đã xác định để cụng cấp thông tin cho chủ thể quản lý về đối tượng phântích
d Phương pháp phân tích nhân tố
Là phương pháp sử dụng để nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tốđến chỉ tiêu kinh tế - tài chính cần phân tích Trên cơ sở mối quan hệ giữa chỉtiêu được sử dụng để phân tích và các nhân tố ảnh hưởng được thiết lập bởicông thức toán học mà sử dụng hệ thống các phương pháp xác định mức độảnh hưởng của từng nhân tố và phân tích tính chất ảnh hưởng của các nhân tốđến chỉ tiêu phân tích Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh củadoanh nghiệp người ta thường sử dụng các phương pháp phân tích: phươngpháp Dupont, phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố,phương pháp phân tích tính chất nhân tố
- Phương pháp dupont: là phương pháp được sử dụng để phân tích một
chỉ tiêu tài chính tổng hợp thành các chỉ tiêu tài chính chi tiết có mối quan hệtương hỗ lẫn nhau để từ đó tìm ra cách thức tác động tốt nhất đến chỉ tiêu tàichính tổng hợp Đây là phương pháp phân tích có tính ứng dụng cao trongphân tích tài chính và có ý nghĩa rất lớn đối với quản trị tài chính doanhnghiệp Điều đó không chỉ được biểu hiện ở chỗ: có thể đánh giá được hiệuquả kinh doanh một cách sâu sắc và toàn diện Đồng thời đánh giá đầy đủ vàkhách quan đến những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh
Trang 26nghiệp Từ đó, đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường công tác quảntrị doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ở các kỳtiếp theo
- Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:là phương
pháp được sử dụng để lượng hóa mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tốđến chỉ tiêu nghiên cứu Để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đếnhiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN có thể sử dụng một trong baphương pháp sau:
o Phương pháp thay thế liên hoàn: được sử dụng khi chi tiêu phân tích
có quan hệ với nhân tố ảnh hưởng dưới dạng phương trình tích, thương vàcác nhân tố phải được sắp xếp theo một trình tự nhất định Nội dung củaphương pháp này là lần lượt thay thế từng nhân tố một theo trình tự đã sắpxếp, để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào người ta tính ra kết quảcủa lần thay thế nhân tố đó, trừ đi kết quả của lần thay thế nhân tố đứng trước
nó Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng đối tượng cụ thểcủa phân tích (tức là chênh lệch giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chi tiêuphân tích)
o Phương pháp số chênh lệch: lệch là phương pháp cũng được dùng để
xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chi tiêu phản ánhđối tượng nghiên cứu Điều kiện, nội dung và trình tự vận dụng của phươngpháp số chênh lệch cũng giống như phương pháp thay thế liên hoàn Theophương pháp này, để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đến chi tiêuphân tích người ta lấy chênh lệch giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của nhân tố đónhân với nhân tố đứng trước nó ở kỳ phân tích, và nhân với nhân tố đứng sau
nó ở kỳ gốc
o Phương pháp cân đối: là phương pháp sử dụng để xác định mức độ
ảnh hưởng của các nhân tố nếu chi tiêu phân tích có quan hệ với nhân tố ảnh
Trang 27hưởng dưới dạng tổng hoặc hiệu Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tốnào đó đến đối tượng cụ thể của chi tiêu phân tích bằng phương pháp cân đốingười ta thường xác định chênh lệch giữa kỳ thực tế với kỳ gốc của nhân tố
ấy Tuy nhiên cần để ý quan hệ tỉ lệ nghịch, tỉ lệ thuận giữa nhân tố ảnhhưởng với chi tiêu phân tích
- Phương pháp phân tích tính chất của các nhân tố: Sau khi xác định
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, để có đánh giá và dự đoán hợp lý, trên cơ
sở đó đưa ra các quyết định và cách thức thực hiện các quyết định cần tiếnhianhf phân tích tính chất ảnh hưởng của các nhân tố
e Phương pháp dự báo
Phương pháp dự báo được sử dụng để dự báo hiệu quả hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Có nhiều phương pháp khác nhau để dự đoán cácchi tiêu kinh tế tài chính trong tương lai, tuy nhiên người ta thường sử dụngcác phương pháp như: phương pháp toán xác suất , phân tích độ nhạy để dựbáo, phương pháp hồi quy, mô hình kinh tế lượng,
1.2 Nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1 Phân tích hiệu suất sử dụng vốn
1.2.1.1.Phân tích hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh
Mục đích phân tích: Phân tích hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh
trong kỳ của mỗi doanh nghiệp nhằm đánh giá một cách khái quát công tácphân bổ, quản lý, sử dụng vốn của doanh nghiệp có hợp lý, hiệu suất sử dụngvốn có phù hợp với đặc thù của ngành nghề kinh doanh hay không, doanhnghiệp đang quản lý, sử dụng vốn tốt hay không tốt, trọng điểm cần xem xét,quản lý nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của DN trong kỳ
Chỉ tiêu phân tích:
Trang 28Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh (HS kd ) =
Tổng luânchuyểnthuần(LCT )
Số dư bình quân vốnkinh doanh(Skd)
Trong đó: Skđ: Số dư bình quân vốn kinh doanh
Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh và phương
pháp phân tích nhân tố để đánh giá hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp
Trình tự và phương pháp phân tích:
Bước 1: Xác định Hskd kỳ phân tích, kỳ gốc
Bước 2: Xác định đối tượng cụ thể của phân tích
Δ Hskd = Hskd1 – Hskd0
Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Mức độ ảnh hưởng của hệ số đầu tư ngắn hạn đến hiệu suất sử dụng vốnkinh doanh:
Trang 29- Nguyên nhân ảnh hưởng
- Nguyên nhân khách quan: Môi trường kinh doanh; Chính sách củanhà nước
- Nguyên nhân chủ quan: Chính sách đầu tư; trình độ tổ chức, quản lý,
sử dụng vốn lưu động…
- Phương pháp đánh giá: Khi Hđ thay đổi làm Hskd thay đổi, sự thayđổi đó có phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp haykhông?
Số vòng luân chuyển VLĐ (SVlđ)
- Chiều hướng tác động: SVlđ ảnh hưởng cùng chiều vs Hskd
- Nguyên nhân ảnh hưởng: ảnh hưởng của nhân tố này cơ bản mangtính chủ quan sự tăng giảm của nó là do chính sách huy động vốn cũng nhưnhu cầu vốn của doanh nghiệp
- Phương pháp đánh giá: Khi phân tích nhân tố này cần so sánh tốc độthay đổi của vốn lưu động với tốc độ thay đổi của luân chuyển thuần
- Biện pháp quản lý: tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, biện pháp
cơ bản không phải là giảm vốn, bởi lẽ, giảm vốn trên một phương diện nào đócũng là giảm quy mô kinh doanh, giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
mả cần là sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả, rút ngắn thời gian vốn lưu độnglưu lại trong từng khâu của quá trình luận chuyển
1.2.1.2.Phân tích hiệu suất sử dụng vốn cố định
Phân tích hiệu suất sử dụng vốn cố định nhằm đánh giá việc quản lý
và sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp có hiệu quả không, qua đó đánh giátình hình sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp
Chỉ tiêu phân tích
Khi phân tích hiệu suất sử dụng vốn cố định sử dụng chỉ tiêu hiệusuất sử dụng vốn cố định
Trang 30- Hiệu suất sử dụng vốn cố định:
Hiệu suất sử dụng vốn cổ định (Hscđ )= Doanhthuthuầntừ bán hàng CCDV Vốn cố định bìnhquân ( DTT )
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định được đầu tư, tạo ra bao nhiêudoanh thu thuần trong kỳ Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụngvốn cố định càng cao
* Trình tự phân tích hiệu suất sử dụng vốn cố định:
Bước 1: Xác định Hscđ kỳ phân tích và kỳ gốc
Bước 2: Xác định đối tượng cụ thể của phân tích
Δ Hscđ = Hscđ1- Hscđ0
Bước 3: Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn xác định mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố
- Mức độ ảnh hưởng của doanh thu thuần đến hiệu suất sử dụng vốn cốđịnh:
Δ Hscđ (DTT) = DTT 0 Scđ 1 - Hscđ0
- Mức độ ảnh hưởng của vốn cố định bình quân đến hiệu suất sử dụngvốn cố định:
Δ Hscđ (Scđ) = Hscđ1 - DTT 0 Scđ 1
Bước 4: Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố
- Nhân tố vốn cố định bình quân: Với các điều kiện các nhân tố khác
không đổi, vốn cố định binh quân có ảnh hưởng ngược chiều với hiệu suất sửdụng vốn cố định Nhân tố này chịu ảnh hưởng bởi: chính sách huy động vốn,chính sách sử dụng và đầu tư tải sản cố định,
- Nhân tố doanh thu thuần: Với điều kiện các nhân tố khác chông đổi,
doanh thu thuần sẽ ảnh hưởng cùng chiều với hiệu suất sử dụng vốn cố dịnh.Nhân tố này chịu ảnh hưởng bởi: chính sách về sản xuất của doanh nghiệp
Trang 31như: số lượng, chất lượng, chủng loại sản phẩm Chính sách về bán hàng củadoanh nghiệp: phương thức bán hàng, quảng cáo, thị trường sản phẩm….
1.2.1.3.Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Mục đích phân tích: Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ
giúp cho chủ thể quản lý thấy được tốc độ luân chuyển vốn lưu động là nhanhhay chậm, tăng hay giảm, nhân tố nào ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốnlưu động của doanh nghiệp để có những quyết định quản lý phù hợp
Chỉ tiêu phân tích:
(1) Số vòng luân chuyển vốn lưu động (SVlđ)
Số vòng luân chuyển vốn lưu động(SVlđ) = Số dư bình quân vốnlưuđộng(Slđ) Tổngluận chuyênthuần(LCT )
Chỉ tiêu SVlđ phản ánh trong kỳ vốn lưu động của doanh nghiệp quayđược mấy vòng Số vòng luân chuyển vốn lưu động càng lớn chứng tỏ tốc độluân chuyển vốn lưu động cảng nhanh và ngược lại
(2) Kỳ luân chuyển vốn lưu động (Klđ)
Klđ = Số ngàytrong kỳbáo cáo SVlđ
Klđ = Luânchuyểnthuần bìnhquân 1ngày(d) Số dư bìnhquânvốnlưuđộng
Kỳ luân chuyển vốn lưu động cho biết bình quân 1 vòng quay vốn lưuđộng hết bao nhiêu ngày Kỳ luân chuyển vốn lưu động càng nhỏ chứng tỏ tốc
độ vốn luân chuyển vốn lưu động càng nhanh và ngược lại
Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh và phương
pháp phân tích nhân tố để đánh giá tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Trình tự và phương pháp phân tích
Bước 1: Xác định SVlđ và Klđ kỳ phân tích, kỳ gốc
Buớc 2: Xác định đối tượng cụ thể của phân tích
Trang 32So sánh các chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc, cụ thể:
ΔSVlđ = SVlđ1 - SVlđ0
ΔKlđ = Klđ1 – Klđ0
Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởngtừng nhân tố
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố số dư bình quân vốn lưu động:
Bước 4: Phân tích tính chất ảnh hưởng của các nhân tố
Do số dư bình quân về vốn lưu động thay đổi:
- Chiều hướng tác động: Với điều kiện các nhân tố khác không đổi thì
số dư bình quân về vốn lưu động (Slđ) có ảnh hưởng ngược chiều với tốc độluân chuyển vốn lưu động (SVlđ) và ảnh hưởng cùng chiều với kỳ luânchuyển vốn lưu động (Klđ)
- Nguyên nhân: Ảnh hưởng của nhân tố này cơ bản mang tính chủ quan
sự tăng giảm của nó là do chính sách huy động vốn cũng như nhu cầu vốn củadoanh nghiệp
Trang 33- Phương pháp đánh giá: Khi phân tích nhân tổ này cần so sánh tốc độthay đổi của vốn lưu động với tốc độ thay đổi của luân chuyển thuần.
- Biện pháp quản lý: Để tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, biệnnháp cơ bản không phải là giảm vốn, bởi lẽ, giảm vốn trên một phương diệnnào đó cũng là giảm quy mô kinh doanh, giảm năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp mà cần là sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả, rút ngắn thời gian vốnlưu động lưu lại trong từng khâu của quá trình luận chuyển
Do tổng luân chuyển thuần trong kỳ của doanh nghiệp thay đổi:
- Chiều hướng tác động: điều kiện các nhân tố khác không đổi thì tổngluân chuyển thuần ảnh hưởng cùng chiều với tốc độ luân chuyển vốn lưuđộng và ngược chiều với kỳ luân chuyển vốn lưu động
- Nguyên nhân ảnh hưởng: Tổng luận chuyển thuần chịu ảnh hưởng củadoanh thu thuần, doanh thu tài chính và thu nhập khác Doanh thu thuần lạichịu ảnh hưởng bởi số lượng hàng bán, kết cấu hàng bản và giá cả hàng hóa.Ngoài ra, doanh thu thuần còn chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố bên ngoàinhư thu nhập binh quân xã hội, khả năng thay thế của sản phẩm cùng loại,mùa vụ tiêu thụ sản phẩm, chất lượng quảng cáo giới thiệu mặt hàng Nhưvậy, ảnh hưởng của nhân tố này vừa mang tính chủ quan, vừa mang tínhkhách quan
- Phương pháp đánh giá: Xem xét mối quan hệ giữa Slđ vs LCT
- Biện pháp quản lý: Nghiên cứu nhân tố này cho thấy biện pháp tăngtốc độ luân chuyển vốn lưu động là tăng được luân chuyển thuần mà nhất làtăng được doanh thu tiêu thụ sản phẩm và đó là thành tích trong khâu tiêu thụ
và cung cấp dịch vụ ra bên ngoài và đây cũng là mục tiêu kinh doanh nếumuốn tăng thị phần và tối đa hóa lợi nhuận
Trang 34Bước 5: Xác định số vốn lưu động tiết kiệm hay lãng phí do tốc độ luânchuyển vốn lưu động thay đổi.
VLĐ(+/-) = d1 x ΔKlđ
1.2.1.4.Phân tích tốc độ luân chuyển vốn thanh toán
Mục đích phân tích: Phân tích tốc độ luân chuyển vốn thah toán để
cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp có chính sách tín dụng
và giải pháp quản trị nợ phù hợp với từng đối tượng nợ
Chỉ tiêu phân tích:
(1) Số vòng thu hồi nợ
Số vòng thu hồi nợ (SVpt) = Nợ phảithungắn hạn bình quân(Spt ) Doanhthuthuần(DT bán chịu)
Chỉ tiêu này cho biết, bình quân trong kỳ nghiên cứu các khoản phải thuquay được bao nhiêu vòng
(2) Kỳ thu hồi nợ bình quân
Kỳ thu hồi nợ bình quân (Kpt) = Số ngàytrong kỳ SVpt
Kỳ thu hồi nợ bình quân (Kpt) = DTT Spt × Số ngày trong kỳ
Hệ số thu hồi nợ giảm, thời gian vốn bị chiếm dụng tăng tức là tốc độluân chuyển vốn các khoản phải thu giảm thì rủi ro tài chính của doanhnghiệp tăng
Khi phân tích, cần phải xem xét chỉ rõ nguyên nhân làm thay đổi tốc độluân chuyển các khoản phải thu để có đánh giá phù hợp Tốc độ luân chuyểncác khoản phải thu thay đổi có thể do nhiều nguyên nhân:
- Do doanh nghiệp mở rộng bán hàng, nới rộng chính sách tín dụngthương mại cho khách hàng (mức tín dụng tăng, thời gian cho hưởng tín dụngdài) để tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh, để giữ khách
Trang 35hàng lớn hoặc bị buộc phải kéo dài thời hạn thanh toán do khách hàng lớn cókhả năng áp đặt.
- Do tình trạng của nền kinh tế thuận lợi, các doanh nghiệp có xu hướngchấp nhận kéo dài thời hạn thanh toán cho khách hàng
- Do công tác quản trị các khoản phải thu của doanh nghiệp yếu kém,
nợ cũ chưa thu được đã xuất hiện nợ mới, tồn tại nợ xấu Đây là biểu hiện yếukém của công tác quản trị nợ phải thu, doanh nghiệp cần nhanh chóng có biệnpháp khắc phục
Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh và phương
pháp phân tích nhân tố
- So sánh các chi tiêu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc, giữa các chi tiêucủa doanh nghiệp với các chi tiêu trung bình ngành Căn cứ vào độ lớn củachỉ tiêu, kết quả so sánh đưa ra các đánh giá cụ thể về tốc độ luân chuyển cáckhoản phải thu, tính số vốn tiết kiệm hay lãng phí khi tốc độ luân chuyển cáckhoản phải thu thay đổi Các khoản phải thu tiết kiệm hay lãng phí được xácđịnh như sau:
Vpt (+/-) = dtt1 x ΔKpt
- Xác định mức độ ảnh hưởng và phân tích tính chất ảnh hưởng củatừng nhân tố
Chú ý: Để phục vụ cho yêu cầu quản trị nợ có thể phân tích chi tiết về
tốc độ luân chuyển các khoản phải thu của từng đối tượng theo các tài liệu chitiết: như nhóm khách hàng, nhà cung cấp,…
1.2.1.5.Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho
Hàng tồn kho là vốn dự trữ hàng hóa cần thiết của mỗi doanh nghiệp,đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất và thương mại Việc thường xuyên đánh giátốc độ luân chuyển hàng tồn kho để tìm biện pháp tăng được vòng quay củachúng góp phần tăng tốc độ luân chuyển vốn của doanh nghiệp
Trang 36 Chỉ tiêu phân tích:
(1) Số vòng quay hàng tồn kho
Số vòngquay hàngtồn kho(SVtk)= Giá vốnhàng bán(GV )
Trị giá hàng tồnkho bìnhquân(Stk)
Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ hàng tồn kho quay được mấy vòng
sẽ phải tăng chi phí bảo quản, chi phí tài chính nếu như hàng tồn kho được tàitrợ bằng vốn vay, có nghĩa thời hạn hàng tồn kho bình quân tăng sẽ làm giảmkhả năng sinh lời, tăng tổn thất tài chính cho doanh nghiệp, tức là rủi ro tàichính tăng và ngược lại Trong trường hợp hệ số quay vòng hàng tồn khogiảm, thời hạn hàng tồn kho bình quân tăng, cần xem xét chỉ rõ nguyên nhân
Phương pháp phân tích:
- Khi phân tích tốc độ luân chuyển hàng tổn kho ta sử dụng phươngpháp so sánh và phương pháp phân tích nhân tố (tương tự như phương phápphân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động)
- So sánh các chỉ tiêu (số vòng quay hàng tồn kho, kỳ hạn hàng tồn khobình quân) giữa kỳ này với kỳ trước, giữa các chỉ tiêu của doanh nghiệp vớicác chỉ tiêu trung bình ngành Căn cứ vào độ lớn của chi tiêu, kết quả so sánhđưa ra các đánh giá cụ thể về tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, tính số vốnhàng hóa tiết kiệm hoặc lãng phí do tốc độ luận chuyển vốn hàng hóa thayđổi
Trang 37Vốn dự trữ tiết kiệm hay lãng phí được xác định như sau:
Gtk (+/-) =gv1 x ΔKtk
Trang 381.2.2 Phân tích khả năng sinh lời của vốn
Khả năng sinh lời của doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi nhuận từ vốncủa doanh nghiệp Khả năng sinh lời vốn của doanh nghiệp được phân tíchtheo 3 nội dung:
- Khả năng sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh
- Khả năng sinh lời ròng của vốn kinh doanh
- Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu
1.2.2.1.Phân tích khả năng sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh
Mục đích phân tích: Khả năng sinh lời của của vốn kinh doanh phân
ánh hiệu quả của dòng vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp, giúp doanh nghiệpxác định được số vốn tối thiểu cần đầu tư, đánh giá mức độ tổn thất để giảmthiể thiệt hại hiệu quả
Chỉ tiêu phân tích: Khả năng sinh lời của cơ bản vốn kinh doanh
được phản ánh thông qua chỉ tiêu: Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh(BEP)
Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh (BEP): Phản ánh bình quân
mỗi đồng vốn kinh doanh tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trongmỗi thời kỳ nhất định sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, không tính đến ảnh
Trang 39hưởng của nguồn gốc vốn kinh doanh và thuế thu nhập doanh nghiệp; hay nóicách khác chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn kinh doanh khikhông tính đến nguồn gốc hình thành của vốn kinh doanh và thuế thu nhậpdoanh nghiệp.
Hệ số sinhlời cơ bản củavốnkinh doanh(BEP)= ln trướcthuế vàlãi vay(EBIT ) Vốn kinhdoanh bìnhquân
BEP= Tổng luânchuyểnthuần EBIT × Tổngluân chuyểnthuần Vốn kinhdoanh bình quân BEP=Hệ số sinh lời hoạt động trước lãi vay vàthuế × Hiệu suất sử dụng vốnkinh doanh
BEP=Hđ × SVlđ × Hhđ
Trong đó:
Hđ là hệ số đầu tư ngắn hạn;
SVlđ là số vòng luân chuyển vốn lưu động;
Hhđ là hệ số sinh lời hoạt động trước lãi vay và thuế
Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh để xác định
chênh lệch của chỉ tiêu, sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn và phươngpháp phân tích tính chất ảnh hưởng các nhân tố để làm rõ sự tác động của cácnhân tố tác động đến khả năng sinh lời của vốn kinh doanh
Trình tự phân tích BEP:
Bước 1: Xác định chỉ tiêu BEP ở kỳ phân tích, kỳ gốc.
Bước 2: Xác định đối tượng cụ thể của phân tích:
∆ BEP=BEP1−BEP0
Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
- Mức độ ảnh hưởng của hệ số đầu tư ngắn hạn đến khả năng sinh lời cơbản của vốn kinh doanh:
∆ BEP(H đ )=(H¿¿đ 1−H đ 0 )× SV lđ 0 × Hhđ0 ¿
Trang 40- Mức độ ảnh hưởng của số vòng quay vốn lưu động đến khả năng sinhlời cơ bản của vốn kinh doanh:
∆ BEP(SV lđ )=H đ1 ×(SV¿¿lđ 1−SV lđ 0 )× Hhđ0 ¿
- Mức độ ảnh hưởng của hệ số sinh lời hoạt động trước lãi vay và thuếđến khả năng sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh:
∆ BEP(Hhđ)=H đ1 × SV lđ 1 ×(Hhđ¿¿1−Hhđ0 ) ¿
Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố:
- Ảnh hưởng của hệ số đầu tư ngắn hạn: với điều kiện các nhân tố kháckhông đổi thì hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh thay đổi cùng chiềuvới hệ số đầu tư ngắn hạn Nhân tố này chịu ảnh hưởng bởi: chính sách đầu tưcủa doanh nghiệp, môi trường kinh doanh, chính sách nhà nước và biến động
về giá của các yếu tố đầu vào …
- Ảnh hưởng của số vòng luân chuyển vốn lưu động: với điều kiện cácnhân tố khác không đổi thì hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh thay đổicùng chiều với số vòng luân chuyển vốn lưu động Nhân tố này chiệu ảnhhưởng bởi: chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp, đặc thù kinh doanh củadoanh nghiệp…
- Ảnh hưởng của hệ số sinh lời hoạt động trước lãi vay và thuế: với điềukiện các nhân tố khác không đổi thì hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanhthay đổi cùng chiều với hệ số sinh lời hoạt động trước lãi vay và thuế
1.2.2.2.Phân tích khả năng sinh lời ròng của vốn kinh doanh
Mục đích phân tích: Khả năng sinh lời ròng của của vốn kinh doanh
phân ánh hiệu quả của dòng vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp, phản ánh hiệuquả quản lý, khai thác, sử dụng tài sản hình thành sau đầu tư, giúp cho nhà