1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh công ty cổ phần than mông dương

138 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Kinh Doanh Công Ty Cổ Phần Than Mông Dương
Tác giả Nguyễn Thị Hương
Người hướng dẫn TS. Phạm Thị Quyên
Trường học Học viện Tài chính
Chuyên ngành Phân tích tài chính
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 6,96 MB

Nội dung

Thu thập số liệu báo cáo tài chính của CTCP ThanMông Dương – Vinacomin từ năm 2021 đến năm 2022, để tính toán các hệsố, phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doan

Trang 1

KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

-

o0o -NGUYỄN THỊ HƯƠNG LỚP: CQ57/09.02

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH

CÔNG TY CỔ PHẦN THAN MÔNG DƯƠNG

Chuyên ngành : Phân tích tài chính

Giáo viên hướng dẫn : TS Phạm Thị Quyên

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn tốt nghiệp “Phân tích hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh Công ty cổ phần Than Mông Dương” là công trình nghiên cứucủa riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát

từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này!

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Sinh viên

Nguyễn Thị Hương

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thiện khoá luận, em đã nhậnđược sự hướng dẫn tận tình và giúp đỡ quý báu của các thầy cô giảng viêntrường Học viện Tài chính và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty

cổ phần Than Mông Dương – Vinacomin

Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo, giảngviên trường Học viện Tài chính, các thầy cô trong chuyên ngành Phân tích tàichính, những người đã nâng đỡ và truyền đạt kiến thức chuyên ngành cho emtrong bốn năm học vừa qua

Em xin gửi lời cảm ơn tới các bác, các cô, các chú, các anh chị trongCông ty cổ phần Than Mông Dương đã tạo điều kiện cho em có cơ hội thựctập và tìm hiểu thực tế tại công ty để em có thể hoàn thành khoá luận này Emxin chúc công ty gặt hái được nhiều thành công lớn hơn nữa trong tương lai.Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Cô giáo Tiến sĩ Phạm Thị Quyên đãtận tình chỉ bảo, hướng dẫn em rất tận tình và tâm huyết Cô đã giảng dạy vàcung cấp những kiến thức quý báo và giúp đỡ em cũng như các bạn sinh viêntrong suốt quá trình làm luận văn

Trong quá trình hoàn thiện luận văn, mục dù em đã có nhiều cố gắngxong không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận được sửđóng góp quý báu từ thầy cô và các bạn để có thể hoàn thiện mình hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Sinh viên

Nguyễn Thị Hương

Trang 4

MỤC LỤC

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ viii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ viii

DANH MỤC CÁC HÌNH viii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 6

1.1 Vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 6

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm vốn kinh doanh của doanh nghiệp 6

1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh của doanh nghiệp 9

1.1.3 Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp 11

1.1.4 Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 12

1.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 15

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu về phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 15

1.2.2 Phương pháp phân tích sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh 17

1.2.3 Nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 20

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 38

1.3.1 Nhân tố khách quan 38

1.3.2 Nhân tố chủ quan 39

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN MÔNG DƯƠNG -VINACOMIN 43

Trang 5

2.1 Khái quát chung về công ty cổ phần Than Mông Dương Vinacomin 43

2.1.1 Sơ lược về công ty và quá trình hình thành và phát triển công ty .43 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 46

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty 47

2.1.4 Đặc điểm, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 52

2.1.5 Khái quát về tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2021-2022 56 2.2 Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Than Mông Dương – Vinacomin giai đoạn 2021-2022 67

2.2.1 Phân tích hiệu suất sử dụng vốn của CTCP Than Mông Dương giai đoạn 2021-2022 67

2.2.2 Phân tích khả năng sinh lời vốn của CTCP Than Mông Dương giai đoạn 2021-2022 83

2.3 Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty 92

2.3.1 Những kết quả đạt được 92

2.3.2 Những điểm còn tồn tại 93

2.3.3 Nguyên nhân tồn tại 94

Kết luận chương 2 95

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN MÔNG DƯƠNG -VINACOMIN 96

3.1 Định hướng phát triển của công ty 96

3.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội trong và ngoài nước 96

3.1.2 Mục tiêu và định hướng hoạt động kinh doanh của công ty 100

3.1.3 Quan điểm xây dựng giải pháp 101

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần than Mông Dương – Vinacomin 102

3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp 116

Trang 6

3.3.1 Về phía doanh nghiệp 116

3.3.2 Về phía Nhà nước 116

Kết luận chương 3 118

KẾT LUẬN CHUNG 119

DANH MỤC ĐỀ TÀI THAM KHẢO 120

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ

MDC Công ty cổ phần Than Mông Dương

TC6 Công ty cổ phần Than Cọc Sáu

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình tài sản của CTCP Than Mông Dương Vinacomin giaiđoạn 2021-2022 57Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn của công ty cổ phần Than Mông DươngVinacomin giai đoạn 2021-2022 58Bảng 2.3: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần ThanMông Dương Vinacomin giai đoạn 2021-2022 58Bảng 2.4: Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần Than MôngDương Vinacomin giai đoạn 2021-2022 58Bảng 2.5: Hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần Than MôngDương Vinacomin giai đoạn 2021-2022 58Bảng 2.6: Chi tiết doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 2021-2022 58Bảng 2.7 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty cổ phần Than MôngDương Vinacomin giai đoạn 2021-2022 58Bảng 2.8: Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty cổ phần Than MôngDương Vinacomin giai đoạn 2021-2022 58Bảng 2.9: Chi tiết chỉ tiêu Hàng tồn kho 2021-2022 58Bảng 2.10: Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu của công ty cổ phần ThanMông Dương Vinacomin giai đoạn 2021-2022 58Bảng 2.11: Chi tiết phải thu ngắn hàng khách hàng 58Bảng 2.12:Khả năng sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh của công ty cổ phầnThan Mông Dương Vinacomin giai đoạn 2021-2022 58Bảng 2.13: Khả năng sinh lời ròng của vốn kinh doanh của công ty cổ phầnThan Mông Dương Vinacomin giai đoạn 2021-2022 58Bảng 2.14: Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần Than MôngDương Vinacomin giai đoạn 2021-2022 58

Trang 9

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Quy mô tài sản 58

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu tài sản 58

Biểu đồ 2.3 Quy mô vốn của MDC, TC6, HLC 58

Biểu đồ 2.4 Tài sản cố định bình quân 2021-2022 58

Biểu đồ 2.5 Chi tiết các chỉ tiêu cấu thành Luân chuyển thuần 58

Biểu đồ 2.6 Chi tiết các chỉ tiêu cấu thành Các khoản phải thu ngắn hạn 58

Biểu đồ 2.7 Vốn chủ sở hữu bình quân và Tài sản bình quân 58

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty 47

Sơ đồ 2.2: Bộ máy tổ chức quản lý tài chính – kế toán của Công ty 50

DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1 Chỉ số giá cả một số hàng hóa chính (năm 2010 là 100 điểm) 97

Hình 3.2: Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới (%) 98

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp đang phải đối mặt vớinhiều thách thức và áp lực cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường Đặcbiệt, với sự phát triển của kinh tế thị trường và các chính sách kinh tế mới, sựcạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên gay gắt hơn bao giờ hết

Trong đó vốn kinh doanh là điều kiện tiên quyết và quan trọng nhấttrong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Với bối cảnh hiệnnay, các công ty ngày càng nhiều, để các doanh nghiệp có thể đứng vững vàcạnh tranh được với các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành khác thì việc

sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả góp phần lớn

Việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh sẽ giúp cho doanhnghiệp đưa ra được những quyết định đầu tư phù hợp, đồng thời tối ưu hóanguồn lực tài chính của mình Điều này giúp doanh nghiệp đảm bảo được tínhcạnh tranh trên thị trường, tăng khả năng sinh lợi và giảm thiểu rủi ro tàichính

Ngoài ra, trong bối cảnh kinh tế đang phát triển, các chính sách và cơchế pháp luật đang liên tục thay đổi và được cập nhật Việc phân tích hiệu quả

sử dụng vốn kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan vềcác chính sách mới, đồng thời đưa ra được các quyết định đầu tư phù hợp vớitình hình hiện tại

Trên thực tế, sau một thời gian thực tập tôi nhận thấy, việc quản lý và sửdụng vốn kinh doanh tại công ty dù được chú trọng nhưng vẫn còn nhiều hạnchế như cơ cấu vốn chưa hợp lý, sử dụng vốn còn lãng phí, chưa hiệu quả

Vì vậy công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đang được đặt racấp thiết đối với Công ty cổ phần Than Mông Dương - Vinacomin Xuất phát

từ thực tiễn trên, trong quá trình thực tập, tôi đã chọn đề tài: “Phân tích hiệu

Trang 11

quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Than Mông Dương” làm đềtài luận văn tốt nghiệp cho mình

2 Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đóng vai trò quan trọng trongviệc phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đánh giá trình

độ sử dụng với hiệu quả cao nhất và chi phí thấp nhất Vì vậy đề tài phân tíchhiệu quả sử dụng vốn kinh doanh được các tác giả quan tâm sâu sắc và nhanhchóng nắm bắt đề tài và thực hiện nghiên cứu và vấn đề này Dưới đây là một

số công trình nghiên cứu cụ thể liên quan đến phân tích hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh của doanh nghiệp:

Tác giả Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ của Học viện Tài chính(tái bảnnăm 2015) trong “Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp” đã tiếp cận lýluận về phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh theo góc độ phân tích hiệusuất sử dụng vốn từ tổng quát đến chi tiết: Tức là từ hiệu suất sử dụng vốnkinh doanh đến hiệu suất sử dụng vốn lưu động Trong vốn lưu động xem xéttốc độ luân chuyển các loại vốn chủ yếu như tốc độ luân chuyển vốn hànghoá, vốn thanh toán, vốn bằng tiền…qua đó có biện pháp điều chỉnh tốc độluân chuyển từng loại vốn một cách phù hợp để tối đa hoá mục tiêu tổng thể.Tác giả Đỗ Quỳnh Anh (năm 2021) của Học viện Tài chính với đề tài

luận văn “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái” Luận văn đã tiếp cận những lý luận cơ bản

về phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Thực trạng

và giải pháp nâng cao hiệu quả nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tạiCông ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái

Tác giả Phan Khắc Hoàng (2019) của Học viện Tài chính với đề tài luận

văn thạc sĩ kinh tế “Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng Thăng Long”.Luận văn hệ thống và làm rõ thêm lý luận cơ bản về

Trang 12

vốn kinh doanh trong doanh nghiệp Phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng Thăng Long giai đoạn2016-2018 Từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh tại Công ty cổ phần xây dựng Thăng Long giai đoạn 2018-2020.

Như vậy các tài liệu nói trên có đề cập đến phân tích hiệu quả sử dụngvốn kinh doanh, kế thừa những phần lý thuyết về phân tích hiệu quả sử dụngvốn kinh doanh như mục tiêu, nội dung, chỉ tiêu và phương pháp mà một sốtác giả có viết về phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhưng ở tại cáccông ty Tác giả sẽ tiếp tục kế thừa lý thuyết tuy nhiên sử dụng công cụ phântích để phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Công ty Cổ phần ThanMông Dương – Vinacomin

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Công

ty cổ phần Than Mông Dương - Vinacomin

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và Phân tích

hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Phạm vi nghiên cứu:

Về nội dung: Nghiên cứu phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tạiCông ty cổ phần Than Mông Dương – Vinacomin nhằm giúp cho chủ thểquản lý công ty đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty

Về không gian: Công ty cổ phần Than Mông Dương - Vinacomin

Về thời gian: Giai đoạn 2021-2022

Trang 13

5 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài "Phân tích hiệu quả sử dụngvốn kinh doanh của doanh nghiệp" có thể sử dụng các phương pháp nghiêncứu sau:

Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng

và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin

Phương pháp nghiên cứu cụ thể:

Phương pháp phân tích, thống kê, thu thập và tổng hợp…trong các nội

dung lý luận cũng như thực tiễn để làm rõ những đánh giá nhận diện và rút ranhững kết luận cần thiết Thu thập số liệu báo cáo tài chính của CTCP ThanMông Dương – Vinacomin từ năm 2021 đến năm 2022, để tính toán các hệ

số, phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanhnghiệp

Phương pháp phân tích, đánh giá: sử dụng phương pháp so sánh để xem

xét sự biến động của các chỉ tiêu giai đoạn 2021-2022 và phương pháp phântích nhân tố để có những đánh giá hợp lý, đưa ra những quyết định phù hợpcho doanh nghiệp

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Ý nghĩa khoa học: Luận văn góp phần hệ thống hoá, tổng hợp các cơ sở

lý thuyết liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và công tác phântích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đối với doanh nghiệp Trong đó, nêu rõcác chi tiêu có thể sử dụng để phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh vàchỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá được thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh

doanh tại Công ty cổ phần Than Mông Dương giai đoạn 2021-2022, qua đó

đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh củacông ty trong thời gian tới

Trang 14

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo thì luậnvăn gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanhcủa doanh nghiệp

Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh củaCông ty cổ phần Than Mông Dương - Vinacomin

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh củaCông ty cổ phần Than Mông Dương - Vinacomin

Trang 15

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ

DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Khái niệm vốn kinh doanh

Vốn là điều kiện tiên quyết để tiến hành sản xuất kinh doanh; hình thànhcác yếu tố đầu vào của sản xuất, tiến hành công tác sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm Vốn kinh doanh cần thiết trong mọi khâu của quá trình sản xuất vàgiúp doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục, mở rộngsản xuất và phát triển doanh nghiệp Vì vậy, về mặt lý luận, vốn kinh doanhđược hiểu như thế nào?

Khái niệm về vốn rất phong phú và đa dạng, các quan niệm này đượcđưa ra dựa trên tư duy logic, quan điểm, mục tiêu và lĩnh vực nghiên cứu củacác tác giả hoặc nhóm các nhà khoa học Sau đây là một số quan niệm về vốnđược đưa ra dựa trên cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau, trong những thời kỳlịch sử khác nhau

Trên giác độ của các nhà nghiên cứu kinh tế học thì quan niệm về vốn cóphần trừu tượng hơn Theo quan điểm của Mác: “Vốn (tư bản) là giá trị đemlại giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất” Định nghĩa nàymang một tầm khái quát lớn, tuy nhiên, do bị hạn chế bởi điều kiện kháchquan lúc bấy giờ nên Mác quan niệm chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo

ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế

Theo Paul A.Samuelson - một nhà kinh tế học của trường phái tân cổđiển, ông cho rằng: các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất được chia thành

ba bộ phận gồm đất đai, lao động và vốn Trong đó, vốn là các hàng hóa đượcsản xuất ra và được sử dụng hữu ích trong quá trình sản xuất sau đó

Trang 16

Theo David Begg, trong cuốn “Kinh tế học”: Vốn được phân chia theohai hình thái là vốn hiện vật và vốn tài chính Trong đó, vốn hiện vật là dự trữcác hàng hóa đã sản xuất mà sử dụng để sản xuất ra các hàng hóa khác; vốntài chính là tiền và tài sản trên giấy của doanh nghiệp

Ở nước ta, cũng có một số quan điểm về vốn được đưa ra trong thời giangần đây: Nhóm tác giả thuộc Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng “Vốn kinhdoanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp huy độngvào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời” Hay theo quanđiểm của các nhà khoa học Học viện Tài chính, “vốn kinh doanh của doanhnghiệp là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hìnhthành các tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp” Theo đó, có thể hiểu vốn kinh doanh chính là biểu hiện bằng tiền củatoàn bộ giá trị các tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư và sử dụng vào hoạtđộng sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận

Như vậy, có thể nhận thấy rằng với những cách tiếp cận, mục tiêu nghiêncứu khác nhau, trong những điều kiện lịch sử khác nhau thì có những kháiniệm khác nhau về vốn kinh doanh

Đặc điểm vốn kinh doanh

Một là, vốn kinh doanh đại diện cho một lượng tài sản ứng trước và biểuhiện bằng giá trị tiền tệ nhất định để dùng vào quá trình sản xuất kinh doanh.Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có những tài sản hữuhình như nhà cửa, máy móc thiết bị, vật kiến trúc… và những tài sản vô hìnhnhư lợi thế thương mại, quyền phát minh, sáng chế… những tài sản này biểuhiện bằng tiền gọi là vốn kinh doanh Vốn kinh doanh của doanh nghiệp luônvận động từ hình thái này sang hình thái khác và dịch chuyển giá trị của nóvào giá trị sản phẩm Tùy theo từng loại vốn kinh doanh mà việc dịch chuyểngiá trị một lần hay nhiều lần Đối với vốn cố định thì giá trị của nó được dịch

Trang 17

chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành mộtvòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng thông qua tính khấuhao Đối với vốn lưu động thì giá trị của nó được chuyển một lần vào giá trịsản phẩm và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất Vì lẽ

đó, quản trị vốn kinh doanh cần quản trị tốt cả về giá trị và hiện vật

Hai là, vốn kinh doanh phải tích tụ và tập trung với một lượng nhất địnhmới có thể phát huy được tác dụng trong đầu tư vào sản xuất kinh doanh Mỗiloại hình doanh nghiệp có đặc điểm khác nhau nên mức độ tích tụ và tập trungvốn nhiều hay ít cũng khác nhau Song, để thực hiện được việc sản xuất kinhdoanh thì cần phải có một lượng vốn đủ lớn nhất định mới có thể phát huyđược tác dụng Nếu không có một lượng vốn đủ lớn thì doanh nghiệp khôngthể tiến hành sản xuất kinh doanh được

Ba là, vốn kinh doanh gắn liền với chủ sở hữu nhất định Vốn kinhdoanh có thể xem như loại hàng hóa đặc biệt, vừa có giá trị vừa có giá trị sửdụng; quyền sở hữu và quyền sử dụng có thể tách rời nhau Do đó, người cầnvốn kinh doanh có thể mua quyền sử dụng vốn kinh doanh trên thị trường vốnhoặc thị trường tài chính và phải trả cho người nhượng bán quyền sử dụng đó

số tiền chi phí sử dụng vốn theo thỏa thuận

Bốn là, khi sử dụng vốn kinh doanh vào mục tiêu nào đó, đều phải tínhđến giá trị và hiệu quả của nó Mục đích cuối cùng của người sử dụng vốnkinh doanh là lợi nhuận Trong quá trình này, vốn kinh doanh thường xuyênvận động từ hình thái này sang hình thái khác Sau một vòng tuần hoàn,doanh nghiệp sẽ thu về với giá trị vốn kinh doanh lớn hơn, nghĩa là vốn đãsinh lời Nhận thức đúng đắn những đặc điểm trên đây của vốn kinh doanh lànhững vấn đề rất cơ bản để các doanh nghiệp huy động, quản lý sử dụng vốnkinh doanh của mình một cách tiết kiệm, hiệu quả

Trang 18

1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều loại, để phục vụ cho yêu cầuquản lý, sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm và có hiệu quả người ta thườngphân loại chúng theo các tiêu thức nhất định

Phân loại theo kết quả hoạt động đầu tư

Theo tiêu thức này vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia thànhvốn kinh doanh đầu tư vào tài sản lưu động, tài sản cố định và tài sản tàichính của doanh nghiệp

Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản lưu động là số vốn đầu tư để hình

thành các tài sản lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, bao gồm các loại vốn bằng tiền, vốn vật tư hàng hóa, các khoảnphải thu, các loại tài sản lưu động khác của doanh nghiệp

Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản cố định là số vốn đầu tư để hình thành

các tài sản cố định hữu hình và vô hình như nhà xưởng, máy móc thiết bị,phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị, dụng cụ quản lý, các khoảnchi phí mua bằng phát minh, sáng chế, nhãn hiệu sản phẩm độc quyền, giá trịlợi thế về địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp…

Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản tài chính là số vốn mà doanh nghiệp

đầu tư vào các tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, tráiphiếu Chính phủ, kỳ phiếu ngân hàng, chứng chỉ quỹ đầu tư và các giấy tờ cógiá khác

Mỗi loại tài sản đầu tư của doanh nghiệp có thời hạn sử dụng và đặcđiểm thanh khoản khác nhau Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến thời gianluân chuyển của vốn kinh doanh cũng như mức độ rủi ro trong sử dụng vốnkinh doanh của doanh nghiệp Vì thể các phân loại trên giúp cho doanhnghiệp có thể lựa chọn được cơ cấu tài sản đầu tư hợp lý, hiệu quả

Đối với mỗi doanh nghiệp, cơ cấu vốn đầu tư vào các tài sản kinh doanh

Trang 19

thường không giống nhau do có sự khác nhau về đặc điểm ngành nghề kinhdoanh, về sự lựa chọn quyết định đầu tư của từng doanh nghiệp Tuy nhiên,muốn đạt được hiệu quả kinh doanh cao, thông thường các doanh nghiệp vừaphải chú trọng đảm bảo sự đồng bộ, cân đối về năng lực sản xuất giữa các tàisản đầu tư, vừa phải đảm bảo tính thanh khoản, khả năng phân tán rủi ro củatài sản đầu tư trong doanh nghiệp

Phân loại theo theo đặc điểm luân chuyển vốn

Theo đặc điểm luân chuyển của vốn kinh doanh, vốn kinh doanh củadoanh nghiệp được chia thành vốn cố định và vốn lưu động

Vốn cố định của doanh nghiệp là số vốn đầu tư để xây dựng hoặc mua

sắm các tài sản cố định sử dụng trong kinh doanh Vì là số vốn tiền tệ ứngtrước để xây dựng, mua sắm tài sản cố định, nên quy mô của vốn cố địnhnhiều hay ít sẽ quyết định quy mô, năng lực và trình độ kỹ thuật của tài sản cốđịnh Ngược lại, các đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật của tài sản cố định lại chiphối đặc điểm luân chuyển của vốn cố định Trong đó những đặc điểm cơ bảncủa vốn cố định là: tốc độ luân chuyển chậm, giá trị được chuyển dịch dầntừng phần vào giá trị sản phẩm trong mỗi chu kỳ kinh doanh, sau nhiều nămmới hoàn thành một vòng tuần hoàn, chu chuyển

Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứng trước dùng để mua

sắm, hình thành các tài sản lưu động dùng trong sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp như nguyên nhiên vật liệu dự trữ sản xuất, sản phẩm dở dang,bán thành phẩm, thành phẩm chờ tiêu thụ, các khoản vốn bằng tiền, vốn trongthanh toán Đặc điểm cơ bản của vốn lưu động là thời gian luân chuyểnnhanh, hình thái biểu hiện bằng tiền của vốn lưu động luôn thay đổi, giá trịcủa nó được dịch chuyển toàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm sau mỗi chu

kỳ kinh doanh

Cách phân loại này cho thấy đặc điểm luân chuyển của từng loại vốn

Trang 20

kinh doanh, từ đó giúp cho doanh nghiệp có biện pháp tổ chức quản lý, phân

bổ sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp so cho phù hợp Nói chungtrong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vốn kinh doanh luân chuyểncàng nhanh càng có hiệu quả Điều đó không chỉ giúp cho doanh nghiệpnhanh chóng thu hồi được vốn, hạn chế các rủi ro có thể gặp trong kinhdoanh, mà còn khắc phục được các khó khăn về vốn, bảo toàn và phát triểnđược vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Tóm lại, ta thấy vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hình thành từnhiều nguồn khác nhau Việc quản lý sử dụng vốn thế nào cho hiệu quả đó làvấn đề không hề đơn giản đòi hỏi các nhà quản trị phải có sự hiểu biết cầnthiết về từng nguồn cũng như là tình hình nội tại của doanh nghiệp Từ đó đề

ra các biện pháp giải quyết nhu cầu vốn để đáp ứng cho hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên, liên tục

1.1.3 Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Nguồn vốn là những nguồn tạo ra sự tăng thêm tổng tài sản của doanhnghiệp Để tổ chức và lựa chọn hình thức huy động vốn một cách thích hợp

và có hiệu quả cần có sự phân loại nguồn vốn Dựa vào tiêu thức nhất định cóthể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành nhiều loại khác nhau Thôngthường trong công tác quản lý người ta thường sử dụng một số phương phápphân loại chủ yếu như sau:

Dựa vào quan hệ vốn chủ sở hữu, nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành hai loại: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệpbao gồm số vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần bổ sung từ kết quả kinh doanh

Nợ phải trả là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp cótrách nghiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khácnhau như nợ vay,

Trang 21

các khoản phải trả cho người bán, cho Nhà nước, cho người lao động trongdoanh nghiệp…

Dựa vào thời gian huy động và sử dụng vốn: nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời

Nguồn vốn thường xuyên là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định

mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh Nguồn vốn nàyđược sử dụng để mua sắm, hình thành các tài sản lưu động thường xuyên cầnthiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Nguồn vốn tạm thời là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới mộtnăm) doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạmthời phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn vốn tạmthời thường bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, cáckhoản nợ ngắn hạn khác

Dựa vào phạm vi huy động vốn: nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài

Nguồn vốn bên trong là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư từchính hoạt động của bản thân doanh nghiệp tạo ra Nguồn vốn bên trong thểhiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp

Nguồn vốn bên ngoài là nguồn vốn được huy động để tăng thêm nguồntài chính cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: vay ngân hàngthương mại và các tổ chức tín dụng khác, gọi góp vốn liên doanh liên kết,thuê tài sản, huy động vốn bằng phát hành chứng khoán…

1.1.4 Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Việc huy động, khai thác, quản lý và sử dụng vốn là lĩnh vực có tính chấtquyết định đối với sản xuất kinh doanh Vì thế các doanh nghiệp luôn quantâm, chú trọng đến hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sử dụng vốn được lượng hóa thông qua hệ thống các chỉ tiêu về

Trang 22

khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản, hiệu quả sử dụng tài sản, cơ cấuvốn, vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân… Nó phản ánh mối quan

hệ giữa đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thông qua thước

đo tiền tệ hay cụ thể là mối quan hệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra đểtiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh Kết quả thu được càng cao so vớichi phí bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao Do đó doanh nghiệp muốnđạt được mục tiêu tăng trưởng và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp cần phải đặtvấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lên hàng đầu Tuy nhiên, nâng cao hiệuquả sử dụng vốn không phải là một nhiệm vụ đơn giản, trước khi tìm ra cácgiải pháp thực hiện thì doanh nghiệp cần phải giải quyết được các vấn đề cơbản sau:

+ Phải khai thác các nguồn lực một cách triệt để không để vốn nhàn rỗi,lãng phí, sử dụng vốn đúng mục đích, tiết kiệm có nghĩa là doanh nghiệp phảixác định được thời điểm bỏ vốn, quy mô bỏ vốn sao cho đem lại hiệu quả caonhất với chi phí thấp nhất

+ Doanh nghiệp cần phải có chiến lược sản xuất kinh doanh, có kế hoạchquản lý phân bổ sử dụng vốn một cách hợp lý và quan trọng là phải luôn huyđộng, đầu tư thêm vốn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và lĩnh vựchoạt động

+ Doanh nghiệp cần phải thường xuyên phân tích đánh giá hiệu quả sửdụng vốn để nhanh chóng có biện pháp khắc phục hạn chế những khuyết điểm

và phát huy ưu điểm

Đây là những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp liên quan đến vấn đề bảo toàn và phát triển vốn của doanhnghiệp Thực hiện được những yêu cầu trên tức là doanh nghiệp đã tìm ra mộtnửa trong số các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sử dụng vốn cao hay thấp sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển

Trang 23

của doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường Và để hiểu rõ phạm trùhiệu quả sử dụng vốn cần phân biệt rõ ranh giới giữa hai khái niệm: hiệu quả

và kết quả kinh doanh

Kết quả là những gì mà doanh nghiệp đã được sau một quá trình kinhdoanh hay một khoảng thời gian kinh doanh nhất định Kết quả bao giờ cũng

là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp Kết quả kinh doanh có thể là nhữngđại lượng cân, đong, đo, đếm được như số công trình hoàn thành sử dụng,doanh thu, lợi nhuận, thị phần,

Trong khi đó hiệu quả là một phạm trù được xác định bằng tỷ lệ giữa haichỉ tiêu là kết quả (đầu ra) và chi phí (các nguồn lực đầu vào) hay phản ánhtrình độ sử dụng các nguồn lực Cần chú ý rằng trình độ sử dụng các nguồnlực không thể đo bằng các đơn vị hiện vật hay giá trị mà chỉ là một phạm trùtương đối, được phản ánh bằng số tương đối là: tỉ số giữa kết quả và hao phínguồn lực Chúng ta thường nhầm lẫn giữa phạm trù hiệu quả kinh doanh vớiphạm trù mô tả sự chênh lệch giữa kết quả và hao phí nguồn lực, bởi vì chênhlệch giữa kết quả và chi phí luôn là số tuyệt đối và chỉ phản ánh mức độ sửdụng các nguồn lực

Như vậy, “Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh

tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp vào hoạtđộng sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi tối đa với chi phí thấpnhất”

Hiệu quả sử dụng vốn bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội: Hiệuquả kinh tế thể hiện mối quan hệ tương quan giữa chi phí bỏ ra và lợi nhuậnthu về Hiệu quả sử dụng vốn càng cao khi lợi nhuận thu được lớn hơn nhiều

so với chi phí và tỷ suất sinh lời lớn hơn chi phí huy động vốn trên thị trường.Hiệu quả xã hội đo lường mức độ đóng góp trong việc thực hiện các mục tiêukinh tế xã hội thể hiện ở việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng các loại hàng hóa,

Trang 24

nâng cao văn hóa tiêu dùng, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động,tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước

1.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu về phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Khái niệm

Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất, là sự phân chia các sự vật, hiệntượng theo những tiêu thức nhất định để nghiên cứu, xem xét thấy được sựhình thành và phát triển của sự vật hiện tượng đó trong mối quan hệ biệnchứng với các sự vật, hiện tượng khác

Như vậy, có thể nói rằng: “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanhcủa doanh nghiệp là việc sử dụng các phương pháp để đánh giá trình độ quản

lý, sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt được hiệu quả caonhất với chi phí thấp nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh”

Mục tiêu

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một công cụ để đánh giáchất lượng hoạt động sử dụng vốn của doanh nghiệp, thông qua việc sử dụngcác chỉ tiêu và phương pháp phân tích để đánh giá khả năng sử dụng cácnguồn lực tài chính của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh Từ

đó đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình sử dụng, quản lý, khai thác

sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, tìm ra những nguyên nhân tồn tại,giúp các nhà quản lý đưa ra những quyết định phù hợp

Chính vì vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh doanh nghiệpnhằm giúp cho các đối tượng quan tâm thấy được tình hình quản lý, sử dụngvốn của doanh nghiệp…từ đó đưa ra những quyết định phù hợp với từng mụctiêu

Có nhiều đối tượng quan tâm đến phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh

Trang 25

doanh của doanh nghiệp, mỗi đối tượng quan tâm lại theo đuổi những mụctiêu khác nhau Các đối tượng quan tâm đến phân tích hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh của doanh nghiệp là: Các chủ thể quản lý doanh nghiệp, nhà đầu

tư, nhà cung cấp tín dụng, cơ quan quản lý nhà nước, các bên liên quan khác

Đối với chủ thể quản lý của doanh nghiệp: Là những chủ thể trực tiếp

điều hành doanh nghiệp, các nhà quản lý cần nắm được thông tin về tình hình

sử dụng vốn của doanh nghiệp như thế nào? Có hiệu quả hay không? Phântích hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu:

+ Tạo chu kỳ đều đặn để đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý của doanhnghiệp, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng vốn kinh doanh của doanhnghiệp

+ Giúp chủ thể quản lý đưa ra quyết định như: mở rộng hay thu hẹp quy

mô kinh doanh Kinh doanh cái gì? Kinh doanh như thế nào?

+ Là căn cứ để giúp chủ thể quản lý đưa ra các dự đoán về hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai Đồng thời là công cụ

để cấp trên kiểm soát hoạt động quản lý của cấp dưới

Đối với các nhà đầu tư: Là các cổ đông, các cá nhân hoặc các đơn vị đã

và sẽ đầu tư vào doanh nghiệp, Mục tiêu đầu tiên của nhà đầu tư khi đầu tưvào doanh nghiệp là tăng khả năng sinh lời, như vậy khi đầu tư vốn vào doanhnghiệp thì một đồng mà nhà đầu tự đưa vào doanh nghiệp phải tạo ra được giátrị cao Như vậy doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả, sửdụng hợp lý những nguồn lực nhằm đem lại lợi nhuận cao thông qua đó, nhàđầu tư sẽ đưa ra quyết định có đầu tư vào doanh nghiệp hay không? Rút vốnhoặc đầu tư thêm vào doanh nghiệp

Ngoài ra, khi lựa chọn đầu tư vào doanh nghiệp thông qua các thông tin

có được từ phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp sẽgiúp các nhà đầu tư sẽ đánh giá được vị thế của doanh nghiệp trong kinh

Trang 26

doanh, khả năng phát triển trong tương lai

Chính vì vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanhnghiệp là một trong những kênh mang lại thông tin hữu ích cho các nhà đầutư

Đối với những nhà cung cấp tín dụng: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

kinh doanh doanh nghiệp sẽ cho những thông tin về khả năng hoàn trả nhữngkhoản nợ, khả năng sinh lời của vốn, vị thế của doanh nghiệp Thông quathông tin về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh sẽ là căn cứ để nhà cung cấp tíndụng xem xét đến khả năng cho doanh nghiệp vay vốn nhằm đáp ứng nhu cầuvốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Đối với cơ quan quản lý nhà nước: Đây là những cơ quan đại diện cho

Nhà nước, giám sát thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nướccũng như kiểm tra việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp như cơ quanthuế, cơ quan hải quan, quản lý thị trường Phân tích hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh của doanh nghiệp sẽ cung cấp các thông tin cho những cơ quanquản lý nhà nước trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ do Nhà nước giaomột cách hiệu quả

Đối với các bên liên quan khác: Đó là khách hàng, đối thủ cạnh tranh, cơ

quan truyền thông cũng quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh củadoanh nghiệp với những mục tiêu cụ thể

1.2.2 Phương pháp phân tích sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh

Phương pháp so sánh:

“Phương pháp so sánh là phương pháp nghiên cứu để nhận thức đượccác sự vật hiện tượng thông qua quan hệ đối chiếu tương hộ các sự vật, hiệntượng này với sự vật hiện tượng khác Mục đích của so sánh là thấy được sựgiống nhau và khác nhau giữa sự vật hiện tượng.”

So sánh là phương pháp quan trọng và được sử dụng phổ biến trong quá

Trang 27

trình phân tích và sử dụng vốn kinh doanh Phương pháp này có thể so sánhgiữa các chỉ tiêu về giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối phương pháp so sánhđược sử dụng để phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh bình quân, hiệuquả sử dụng vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn cố định…

So sánh kỳ thực hiện này với kỳ thực hiện trước để đánh giá sự tănggiảm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó có nhận xét về

xu hướng thay đổi về các mục tiêu của doanh nghiệp

So sánh theo chiều dọc để xem tỷ trọng của từng chỉ tiêu so sánh vớitổng thể, so sánh chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự thay đổi cả về sốlượng tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toánliên tiếp

Để áp dụng phương pháp so sánh, các chỉ tiêu đem so sánh phải đảm bảotính đồng chất Và với điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay các doanhnghiệp thường xuyên phải đặt doanh nghiệp ở trạng thái so sánh để “Biếtmình, biết người” luôn làm mới mình mới có thể tồn tại và phát triển

Phương pháp phân tích nhân tố:

“Là phương pháp được sử dụng nghiên cứu sự ảnh hưởng cả các nhân tốđến chỉ tiêu kinh tế - tài chính cần phân tích” Trên cơ sở mối quan hệ giữachỉ tiêu được sử dụng để phân tích và các nhân tố ảnh hưởng được thiết lậpbởi công thức toán học, mà sử dụng hệ thống các phương pháp xác định mức

độ ảnh hưởng của từng nhân tố và phân tích tính chất ảnh hưởng của các nhân

tố đến chỉ tiêu phân tích

Phương pháp mô hình Dupont:

“Là phương pháp phân tích dựa trên mối quan hệ liên kết giữa các chỉtiêu tài chính, từ đó biến đổi một chỉ tiêu tổng hợp thành hàm số của một loạtcác biến số” Chính nhờ mối liên kết giữa các chỉ tiêu mà người ta có thể pháthiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự

Trang 28

logic chặt chẽ Đây là phương pháp phân tích có tính ứng dụng cao trongphân tích tài chính Phương pháp phân tích mô hình Dupont thường được sửdụng trong phân tích hiệu quả kinh doanh hay phân tích hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh.

Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:

Phương pháp thay thế liên hoàn:

Phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng trong trường hợp giữa đốitượng phân tích với các nhân tố ảnh hưởng có mối quan hệ phụ thuộc chặt chẽđược thể hiện bằng những công thức toán học mang tính chất hàm số, trong

đó khi có sự thay đổi của các nhân thì kéo theo sự biến đổi của chỉ tiêu phântích

Phương pháp số chênh lệch:

Phương pháp số chênh lệch sử dụng ngay số chênh lệch của các nhân tốảnh hưởng để thay thế vào các biểu thức tính toán mức độ ảnh hưởng đến chỉtiêu phân tích

Trong quá trình phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ta sử dụngphương pháp thay thế liên hoàn để phân tích các nhân ảnh hưởng đến hiệuquả sử dụng vốn kinh doanh, để qua đó có thể đánh giá sâu sắc hơn nguyênnhân tăng giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Các phương pháp khác:

Phương pháp tính hệ số: hệ số cũng là chỉ tiêu tương đối phản ánh quan

hệ so sánh giữa hai chỉ tiêu kinh tế khác nhau nhưng có mối liên hệ, tác độngphụ thuộc lẫn nhau Phương pháp này cũng được sử dụng khá phổ biến trongphân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Các hệ số thường được sử dụngnhư hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh, hệ số lợi nhuận trên vốn kinhdoanh, hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh

Phương pháp tính tỷ lệ phần trăm (%): là chỉ tiêu tương đối phản ánh

Trang 29

mức độ hoàn thành kế hoạch hoặc tăng giảm so với kỳ trước

Phương pháp dùng biểu, sơ đồ phân tích: biểu phân tích nhìn chung đượcthiết lập theo các dòng cột để ghi chép các chỉ tiêu và số liệu phân tích Sơ đồ,biểu đồ hoặc đồ thị được sử dụng trong phân tích để phản ánh sự biến độngtăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế trong những khoảng thời gian khác nhauhoặc có mối liên hệ phục thuộc lẫn nhau mang tính chất hàm số giữa các chỉtiêu kinh tế Biểu mẫu trong phân tích hiệu quả sử dụng vốn được thiết lậptheo cột trong đó ghi chép đầy đủ các khoản mục, các chỉ tiêu, số liệu phântích

Phân tích theo chiều ngang nhắm phản ánh sự biến động tăng giảm củatừng chỉ tiêu kinh tế giữa các kỳ so sánh Phân tích theo chiều dọc để thấyđược các chỉ tiêu bộ phận trong tổng thể

1.2.3 Nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.3.1 Phân tích hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp

a) Phân tích hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Phân tích hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh trong kỳ của mỗi doanhnghiệp nhằm đánh giá một cách khái quát công tác phân bổ, quản lý, sử dụngvốn của doanh nghiệp có hợp lý, hiệu suất sử dụng vốn có phù hợp với đặcthù của ngành nghề kinh doanh hay không, doanh nghiệp đang quản lý, sửdụng vốn tốt hay không tốt, trọng điểm cần xem xét, quản lý nhằm nâng caohiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ

Chỉ tiêu phân tích

Hiệu suất sử dụng vốn kinh

Tổng luânchuyển thuần (LCT ) Vốnkinh doanh bìnhquân(Skđ )

Trang 30

Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng vốn tham gia vào quá trình sảnxuất kinh doanh trong kỳ doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng luân chuyểnthuần.

+

Doanh thuthuần hoạtđộng tàichính

Mức độ ảnh hưởng của hệ số đầu tư ngắn hạn đến hiệu suất sử dụng vốnkinh doanh:

△Hskd (Hđ) = (Hđ1 – Hđ0) x SVlđ0Mức độ ảnh hưởng của số vòng luân chuyển vốn lưu động đến hiệu suất

sử dụng vốn kinh doanh:

△Hskd (SVlđ) = Hđ1 x (SVlđ1 - SVlđ0)

Trang 31

Bước 4: Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để phân tích các nhân

tố ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp: Nhân

tố hệ số đầu tư ngắn hạn và nhân tố số vòng luân chuyển vốn ngắn hạn

Nhân tố hệ số đầu tư ngắn hạn: Với điều kiện các nhân tố khác khôngđổi, hệ số đầu tư ngắn hạn ảnh hưởng cùng chiều hiệu suất sử dụng vốn Hệ

số đầu tư ngắn hạn phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh, chính sách đầu tư củadoanh nghiệp, môi trường kinh doanh…

Nhân tố số vòng luân chuyển vốn ngắn hạn: Với điều kiện các nhân tốkhác không đổi thì số vòng luân chuyển vốn ngắn hạn ảnh hưởng cùng chiềuđến hiệu suất sử dụng vốn Số vòng luân chuyển vốn ngắn hạn phụ thuộc vàomục tiêu kinh doanh, đặc thù ngành nghề kinh doanh…

b) Phân tích hiệu suất sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp

Phân tích hiệu suất sử dụng vốn cố định nhằm đánh giá việc quản lý và

sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp có hiệu quả không, qua đó đánh giátình hình sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp

Khi phân tích hiệu suất sử dụng vốn cố định sử dụng chỉ tiêu hiệu suất sửdụng vốn cố định:

Hiệu suất sử dụng vốn cố định

Doanhthu thuần(DTT ) Vốncố địnhbình quân(Scđ )

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cổ định được đầu tư, tạo ra bao nhiêudoanh thu thuần trong kỳ Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụngvốn cố định càng cao

Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh và phương

pháp phân tích nhân tố để đánh giá hiệu suất sử dụng vốn cố định

Trình tự phân tích cụ thể như sau:

Bước 1: Xác định HScđ kỳ phân tích, kỳ gốc

Bước 2: Xác định đối tượng cụ thể của phân tích

Trang 32

So sánh các chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc, cụ thể:

∆HScđ = HScđ1 – HScđ0Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởngtừng nhân tố

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần

Bước 4: Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố

Nhân tố vốn cố định bình quân: Với điều kiện các nhân tố khác khôngđổi, vốn cố định bình quân có ảnh hưởng ngược chiều với hiệu suất sử dụngvốn cố định Nhân tốc này chịu ảnh hưởng bởi chính sách huy động vốn,chinh sách đầu tư tài sản cố định…

Nhân tố doanh thu thuần: Với điều kiện các nhân tố khác không đổi,doanh thu thuần sẽ ảnh hưởng cùng chiều với hiệu suất sử dụng vốn cố định.Nhân tố này chịu ảnh hưởng bởi: chính sách về sản xuất của doanh nghiệpnhư số lượng, chất lượng, chủng loại sản phẩm Chính sách bán về bán hàngcủa doanh nghiệp: phương thức bán hàng, quảng cáo, thị trường sản phẩm…

c) Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động Trong quátrình sản xuất, vốn lưu động của doanh nghiệp liên tục vận động qua các giaiđoạn khác nhau chu kỳ sản xuất kinh doanh Vốn lưu động của doanh nghiệpluân chuyển nhanh hay chậm phản ánh tình hình luân chuyển vốn lưu động.Thông qua các chỉ tiêu phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ giúp chochủ thể quản lý thấy được tốc độ luân chuyển vốn lưu động là nhanh hay

Trang 33

chậm, tăng hay giảm, nhân tố nào ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn lưuđộng của doanh nghiệp để có những quyết định quản lý phù hợp.

Chỉ tiêu phân tích:

(1) Số vòng luân chuyển vốn lưu động:

Số vòng luân chuyển vốn lưu

động (SVlđ)

¿ Tổngluân chuyển thuần(LCT )

Số dư bình quân vốn lưuđộng(Slđ)

Chỉ tiêu số vòng luân chuyển vốn lưu động phản ánh trong kỳ vốn lưuđộng của doanh nghiệp quay được mấy vòng Số vòng luân chuyển vốn lưuđộng càng lớn chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng nhanh vàngược lại

(2) Kỳ luân chuyển vốn lưu động:

Kỳ luân chuyển vốn lưu

động (Klđ)

¿ Số ngày trong kỳ báo cáo

Số vòng luân chuyển vốn lưu động(SVlđ )

Kỳ luân chuyển vốn lưu

động (Klđ)

¿ Vốnlưu động bình quân(Slđ) Luânchuyển thuần bìnhquân 1ngày (d)

Kỳ luân chuyển vốn lưu động cho biết bình quân 1 vòng quay vốn lưuđộng hết bao nhiêu ngày Kỳ luân chuyển vốn lưu động càng nhỏ chứng tỏ tốc

độ vốn luân chuyển vốn lưu động càng nhanh và ngược lại

Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh và phương

pháp phân tích nhân tố để đánh giá tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Trình tự phân tích cụ thể như sau:

Bước 1: Xác định SVlđ và Klđ kỳ phân tích, kỳ gốc

Bước 2: Xác định đối tượng cụ thể của phân tích

So sánh các chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc, cụ thể:

∆SVlđ = SVlđ1 – SVlđ0

∆Klđ = Klđ1 – Klđ0Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

Trang 34

Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởngtừng nhân tố.

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố số dư bình quân vốn lưu động đến

Nhân tố số dư bình quân vốn lưu động: Với điều kiện các nhân tố kháckhông đổi thì số dư bình quân vốn lưu động có ảnh hưởng ngược chiều vớitốc độ luân chuyển vốn lưu động Nhân tố này phụ thuộc vào mục tiêu kinhdoanh, môi trường kinh doanh, chính sách kinh doanh, quá tình quản lý, sửdụng vốn ngắn hạn …

Nhân tố tổng luân chuyển thuần: Với điều kiện các nhân tố khác khôngđổi thì tổng luân chuyển thuần ảnh hưởng cùng chiều với tốc độ luân chuyểnvốn lưu động Nhân tố này chịu ảnh hưởng của doanh thu thuần, doanh thu tàichính và thu nhập khác Doanh thu thuần chịu ảnh hưởng bởi số lượng hàng

Trang 35

bán, kết cấu hàng bán và giá cả hàng hóa Ngoài ra, doanh thu thuần còn chịuảnh hưởng bởi những nhân tố bên ngoài như thu nhập bình quân xã hội, khảnăng thay thế sản phẩm cùng loại, mùa vụ tiêu thụ sản phẩm, chất lượngquảng cáo giới thiệu mặt hàng…

Bước 5: Xác định số vốn lưu động tiết kiệm hay lãng phí do tốc độ luânchuyển vốn lưu động thay đổi: VLĐ (±) = d1 x ∆ Klđ

c) Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

Hàng tồn kho là vốn dự trữ hàng hoá cần thiết của mỗi doanh nghiệp,đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất và thương mại Vốn hàng hoá thường chiếm

tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn, vì vậy cần giới hạn mức dự trữ của từngloại cũng như tổng số hàng tồn kho ở mức tối ưu (cần thiết ở mức tối thiểu),mặt khác phải thường xuyên đánh giá tốc độ luân chuyển hàng tồn kho để tìmbiện pháp tăng được vòng quay của chúng góp phần tăng tốc độ luân chuyểnvốn của doanh nghiệp

Trị giá hàng tồn kho bình quân (Stk):

= (Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ)/2

Chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho cho biết, trong kỳ hàng tồn kho quayđược mấy vòng

(2) Kỳ luân chuyển hàng tồn kho

Kỳ luân chuyển

hàng tồn kho

(Ktk)

¿ Số ngày trong kỳ báo cáo

Số vòng luân chuyển hàng tồnkho (SVtk)

Trang 36

Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh và phương

pháp phân tích nhân tố để đánh giá tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

Trình tự phân tích cụ thể như sau:

Bước 1: Xác định SVtk và Ktk kỳ phân tích và kỳ gốc

Bước 2: Xác định đối tượng cụ thể của phân tích

So sánh các chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc, cụ thể:

∆SVtk = SVtk1 - SVtk0

∆Ktk = Ktk1 - Ktk0Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởngtừng nhân tố

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố hàng tồn kho bình quân đến

Trang 37

Nhân tố số dư bình quân của hàng tồn kho: Với điều kiện những nhân tốkhác không đổi thì số dư bình quân hàng tồn kho có ảnh hưởng ngược chiềuđến tốc độ luân chuyển hàng tồn kho Nhân tố này chịu ảnh hưởng bởi: đặcđiểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trình độ quản lý tồn kho củadoanh nghiệp và rủi ro thành phẩm hàng hoá của doanh nghiệp ứ đọng vì tiêuthụ chậm hoặc không bán được…

Nhân tố giá vốn hàng bán: Với điều kiện các nhân tố khác không đổi thìgiá vốn hàng bán có ảnh hưởng cùng chiều đến tốc độ luân chuyển hàng tồnkho Nhân tố này ảnh hưởng bởi: định mức chi phí sản xuất, số lượng sảnphẩm, hàng hoá bán ra…

Bước 5: Xác định số vốn dự trữ tiết kiệm hay lãng phí do tốc độ luânchuyển

hàng tồn kho thay đổi: Gtk(±) = gv1 x ∆ Ktk

Trong đó: gv1 = GV1/Tổng số ngày trong kỳ; gv1 là trị giá hàng tồn kholuân chuyển bình quân mỗi ngày trong kỳ phân tích

d) Phân tích tốc độ luân chuyển các khoản phải thu (Vốn thanh toán)

Vốn thanh toán là phần vốn của doanh nghiệp đang tạm thời bị các bên

có liên quan chiếm dụng trong khâu thanh toán nhằm thực hiện được mục tiêumua và bán hàng hoá của mỗi bên nhưng chưa phải đối ứng ngay bằng tiền

Trang 38

Loại vốn này thường chiếm tỷ trong không nhỏ trong tổng vốn kinh doanhcủa doanh nghiệp nên sự thay đổi của vốn thanh toán cũng ảnh hưởng khôngnhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Vốn thanh toán phát sinh mộtcách tất yếu trong quá trình hoạt động kinh doanh, nếu quản trị loại vốn nàykhông tốt doanh nghiệp có thể “mất trắng” cả vốn gốc và giá trị gia tăng củamỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh Phân tích tốc độ luân chuyển vốn thanh toán

để cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp có chính sách tíndụng và giải pháp quản trị nợ phù hợp với từng đối tượng nợ

Chỉ tiêu phân tích:

(1) Sống vòng quay các khoản phải thu

Số vòng quay các khoản phải

(2) Kỳ thu hồi nợ bình quân:

Trang 39

tăng Khi phân tích, cần phải xem xét chỉ rõ nguyên nhân làm thay đổi tốc độluân chuyển vốn thanh toán để có đánh giá phù hợp.

Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh và phương

pháp phân tích nhân tố để đánh giá tốc độ luân chuyển vốn thanh toán

Trình tự phân tích cụ thể như sau:

Bước 1: Xác định SVpt và Kpt kỳ phân tích và kỳ gốc

Bước 2: Xác định đối tượng cụ thể của phân tích

So sánh các chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc, cụ thể:

∆SVpt = SVpt1 - SVpt0

∆Kpt = Kpt1 - Kpt0Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởngtừng nhân tố

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố nợ phải thu ngắn hạn bình quân đến

- Số vòng quay các khoản phải thu

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần đến

- Số vòng quay các khoản phải thu

Trang 40

∆Kpt(Spt) + ∆Ktk(DTT) = ∆KptBước 4: Sử dụng phương pháp phân tích tính chất nhân tố để phân tíchthực chất ảnh hưởng của các nhân tố:

Nhân tố nợ phải thu ngắn hạn bình quân: Với điều kiện những nhân tốkhác không đổi thì nợ phải thu ngắn hạn bình quân có ảnh hưởng ngược chiềuđến tốc độ luân chuyển các khoản phải thu Nhân tố này ảnh hưởng bởi: chínhsách bán hàng, chính sách tín dụng thương mại…

Nhân tố doanh thu thuần: Với điều kiện các nhân tố khác không đổi thìdoanh thu thuần có ảnh hưởng cùng chiều đến tốc độ luân chuyển các khoảnphải thu Nhân tố này ảnh hưởng bởi: chính sách về sản xuất của doanhnghiệp như: số lượng, chất lượng, chủng loại sản phẩm Chính sách về bánhàng của doanh nghiệp: phương thức bán hàng, quảng cáo, thị trường sảnphẩm…

Bước 5: Xác định số vốn thanh toán tiết kiệm hay lãng phí do tốc độ luânchuyển vốn thanh toán thay đổi

PT(±) = d1 x ∆Kpt

1.2.3.2 Phân tích khả năng sinh lời của vốn

Khả năng sinh lời của của vốn kinh doanh phản ánh hiệu quả của dòngvốn đã đầu tư vào doanh nghiệp, phản ánh hiệu quả quản lý, khai thác, sửdụng tài sản hình thành sau đầu tư Khả năng sinh lời của vốn cho biết nănglực tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động của bộ máy quản trị doanh nghiệptrong việc bảo toàn và gia tăng sức sinh lời của vốn đã đầu tư vào kinh doanhmỗi thời kỳ nhất định Khả năng sinh lời của vốn kinh doanh được phản ánhthông qua 2 chỉ tiêu: Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh (BEP) và hệ sốsinh lời ròng của vốn kinh doanh (ROA)

a) Phân tích hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh (BEP)

Phản ánh bình quân mỗi đồng vốn kinh doanh tham gia vào quá trình sản

Ngày đăng: 01/03/2024, 16:02

w