Trong quá trình tham gia Việt Nam đóng góp chủ yếu ở công đoạn gia công lắp ráp với các ngành như may mặc, điện tử và da giày, công nghiệp ô tô… Ví dụ: Ngành dệt may và da giày các doanh
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
LỚP TMQT - B
-
-TIỂU LUẬN KINH TẾ QUỐC TẾ
GVPT: TS Phan Thị Thanh Huyền
Hà Nội, tháng 1 năm 2023
MỤC LỤC
A VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM TRONG PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG QUỐC TẾ 1
Thành viên: Đinh Huyền Anh 7123106152
Nguyễn Lan Vân Anh Nguyễn Phương Anh
7123106151 7123106150 Nguyễn Thị Phương Anh 7103106149
Trang 24 Đưa ra giải pháp 3
B THỰC TRẠNG XUẤT/ NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM 4
1 Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam 4
2 Thực trạng nhập khẩu của Việt Nam 7
C THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM: FDI, FPI 9
3.1 Khái niệm FDI 9
3.2 Thực trạng đầu tư trực tiếp vốn nước ngoài (FDI) ở Việt Nam 9
3.3 Khái niệm FPI 13
3.4 Thực trạng đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) ở Việt Nam 14
D THỰC TRẠNG DÒNG VỐN VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC Ở VIỆT NAM 16
1 Tổng giá trị và tốc độ tăng trưởng của ODA: 16
2 Số dự án và quy mô dự án: 17
3 Cơ cấu lĩnh vực tiếp nhận vốn ODA: 18
4 Top nhà đầu tư: 19
5 Đóng góp tích cực của ODA vào Việt Nam: 20
6 Hạn chế và giải pháp: 20
E TÁC ĐỘNG CỦA PHÁ GIÁ ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ ĐẾN CÁC QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 21
1 Định nghĩa 21
2 Sự kiện Trung Quốc phá giá NDT năm 2015 và 2018 21
3 Ảnh hưởng của phá giá đến quan hệ kinh tế quốc tế giữa VN và TQ (Xét trên tỷ giá CNY/VND) 22
4 Ảnh hưởng tới quan hệ KTQT giữa VN và các nước khác 24
5 Giải pháp 25
F TÁC ĐỘNG CỦA WTO ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 26
1 Khái quát về WTO 26
2 Vì sao Việt Nam gia nhập WTO ? 26
3 Tác động của WTO đến nền kinh tế Việt Nam 26
4 Hạn chế và vấn đề đặt ra: 29
5 Giải pháp: 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
Tài liệu tham khảo vấn đề 1: 30
Tài liệu tham khảo vấn đề 2: 30
Tài liệu tham khảo vấn đề 3: 31
Trang 3Tài liệu tham khảo vấn đề 4: 31 Tài liệu tham khảo vấn đề 5: 31 Tài liệu tham khảo vấn đề 6: 32
Trang 4A VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM TRONG PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG QUỐC TẾ
1 Vai trò của Việt Nam trong phân công lao động quốc tế.
Phân công lao động quốc tế là quá trình tập trung sản xuất và cung cấp một số sản phẩm và dịch vụ nhất định dựa trên ưu thế của quốc gia mình Trước tiên chúng ta khẳng định Việt Nam có tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế Trong quá trình tham gia Việt Nam đóng góp chủ yếu ở công đoạn gia công lắp ráp với các ngành như may mặc, điện tử và
da giày, công nghiệp ô tô…
Ví dụ:
Ngành dệt may và da giày các doanh nghiệp của Việt Nam chủ yếu làm các công đoạn như cắt, may, dán, dựa trên các loại nguyên vật liệu được cung cấp sẵn để hình thành sản phẩm Việt Nam phụ thuộc 99% vào nguồn bông nhập khẩu, ở khâu hoàn thiện sản phẩm 80% sản phẩm thực hiện theo hình thức gia công xuất khẩu khiến giá trị gia tăng đạt khoảng 50,6% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may, da giày 1
Tính đến hết năm 2020, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có khoảng trên 40 doanh nghiệp hoạt động sản xuất, lắp ráp xe ô tô bao gồm ô tô con, ô tải, ô tô khách, ô
tô chuyên dùng và ô tô sát xi Tổng công suất lắp ráp theo thiết kế khoảng 755 nghìn xe/năm, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 35%, doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 65% 2
Đối với ngành điện tử, tỷ lệ nội địa hóa trong các ngành điện tử tin học, viễn thông chỉ đạt 15%, điện tử chuyên dụng và các ngành công nghiệp công nghệ cao chỉ đạt 5% Ngành điện tử của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI), đặc biệt là Samsung Hầu hết các linh kiện nội địa hóa đều do các doanh nghiệp FDI cung cấp Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu cung cấp vật tư tiêu hao, bao bì, in ấn với giá trị cung ứng rất nhỏ 3
Tại diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Đã 30 năm lắp ráp, gia công, đã đến lúc và chúng ta có đủ điều kiện cơ bản để chuyển sang sáng tạo, làm ra các sản phẩm và công nghệ Việt Người Việt Nam có đủ
tố chất tốt để sáng tạo công nghệ và sản phẩm công nghệ Chúng ta cần xây dựng và tuyên bố một cách dứt khoát, rõ ràng một chiến lược phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam: sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, Việt Nam làm chủ công nghệ và chủ động trong sản xuất (Make in Việt Nam).”
2 Đánh giá sự hiệu quả của quá trình tham gia.
Mặc dù Việt Nam tham gia vào phân công lao động quốc tế nhưng không hiệu quả
do chúng ta chỉ tham gia vào phần gia công, lắp ráp, kiểm thử Nếu xét trên chuỗi sản xuất- chuỗi giá trị gia tăng thì Việt Nam nằm ở đáy của mô hình nụ cười
1 Lan Anh, Cổng thông tin điện tử Công nghiệp hỗ trợ, 22/11/2016
2 An Nghiệp, Bộ Công thương Việt Nam, 22/01/2022
3 Theo Bộ Công thương Việt Nam, 15/07/2021
Trang 5Ta nhận thấy kinh tế Việt Nam vẫn đang ở tầng thấp trong việc tạo ra giá trị gia tăng, thiên về mô hình sản xuất gia công Phát triển nhờ phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và xuất khẩu cho nước ngoài nên giá trị nhận lại thấp Trong chuỗi giá trị gia tăng, do trình độ thấp, chưa áp dụng được khoa học, kĩ thuật, bản quyền nên các doanh nghiệp chỉ nhận những công đoạn đơn giản, không đòi hỏi nhiều chất xám, cần lực lượng lao động lớn, nặng nhọc trong quy mô mặt bằng rộng và có thể gây ô nhiễm đến môi trường Một điều tra mới đây cho thấy, DN sản xuất hàng may mặc nội tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ở công đoạn sản xuất chủ yếu vẫn theo phương thức gia công (CMT) chiếm khoảng 65%, tự chủ nguyên liệu (FOB) chiếm 30%, và tự thiết kế sản xuất (ODM) chiếm 5% Lo ngại trước bối cảnh trên, TS Nguyễn Thị Vũ4
Hà, trường Đại học kinh tế Đại học quốc gia Hà Nội từng chia sẻ: “Nước ta có thể bị lún sâu vào bẫy gia công, lắp ráp và ở vị thế bất lợi trong chuỗi cung ứng toàn cầu do trình độ công nghệ còn thấp, chất lượng lao động chưa cao Đồng thời do quy định môi trường chưa chặt chẽ, năng lực quản lý và giám sát ảnh hưởng môi trường của dự án”
3 Giải thích nguyên nhân của sự tham gia không hiệu quả.
Về lao động: do trình độ lao động thấp bao gồm cả trình độ kiến thức và kỹ năng tay nghề
Tỷ lệ lao động có việc làm đã qua đào tạo: Theo Tổng cục thống kế, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ từ sơ cấp trở lên quý I năm 2021 là 26,0%, cao hơn 0,2 điểm phần trăm so với quý trước và cao hơn 0,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ qua đào tạo của lao động giữa khu vực thành thị và nông thôn vẫn có
sự chênh lê ~ch đáng kể Tỷ lê ~ này ở khu vực thành thị đạt 40,7%, cao hơn gấp 2,3 lần khu vực nông thôn (17,8%) 5
Trình độ tay nghề: Năm 2020, có 33,4% "Lao động giản đơn" (tương đương gần 17,9 triệu người) Các nhóm nghề cơ bản khác bao gồm "Dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng" (9,6 triệu người tương đương 18,0%); "Thợ thủ công và các thợ khác có liên quan" (gần 7,4 triệu người tương đương 13,7%) và "Thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị" (7,1 triệu người tương đương 13,2%) Ngược lại, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật bậc cao và lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật bậc trung chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng số lao động đang làm việc (tương ứng là 8,0% và 3,2%) 6
4 Trần Thị Mỹ Hà, Chuyên trang Người đồng hành, 04/10/2018
5 Theo Tổng cục Thống kê
6 Vụ Thống kê dân số và lao động
2
Trang 6Theo năng suất lao động: Theo báo cáo năm 2020 của Tổ chức năng suất châu Á (APO), giai đoạn 2021-2020, tốc độ tăng NSLĐ của Việt Nam là 5,1% thấp hơn một
số nước châu Á như Trung Quốc (7%), Ấn Độ (6%) Cụ thể: NSLĐ của Việt Nam vẫn thấp hơn 26 lần so với Singgapore, thấp hơn 7 lần so với Malaysia, thấp hơn 4 lần
so với Trung Quốc, thấp hơn 3 lần so với Thái Lan và thấp hơn 2 lần so với Philippines 7
Chỉ sử dụng trình độ gia công, lắp ráp trong nhiều năm: Theo kết quả Tổng điều tra kinh tế 2017, trong năm 2016 cả nước có 1.740 doanh nghiệp thực hiện hoạt động gia công hàng hóa với nước ngoài, trong đó có 1.687 doanh nghiệp nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài Điều này cho thấy hoạt động gia công của các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu làm thuê cho các đối tác nước ngoài và hưởng tiền công từ việc gia công, lắp ráp với phần lớn nguyên vật liệu đầu vào do các đối tác nước ngoài cung cấp
Xét trên quy mô doanh nghiệp thì Việt Nam có khoảng 800.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa chiếm 97%, đóng góp 45% GDP, 31% tổng thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu lao động Nguồn vốn hạn chế nên khó tiếp cận và áp dụng dây chuyền sản xuất hiện đại, công nghệ mới trong sản xuất và kinh doanh
Lợi nhuận thu về từ hoạt động gia công, lắp ráp thấp: Kết quả điều tra cho thấy, trong năm 2016 tổng số tiền các doanh nghiệp Việt Nam thu được từ hoạt động gia công so với tổng giá trị hàng hóa sau gia công chỉ chiếm 26,4% Trong đó, tỷ lệ phí gia công trên tổng giá trị hàng hóa sau gia công của mặt hàng điện thoại đạt mức cao nhất với 32,4%, cao hơn tỷ lệ chung (26,4%), điện tử máy tính đạt 30,9%, giầy dép 27,3%, dệt may 24,5%, thấp hơn tỷ lệ chung, các mặt hàng khác là 30%, cao hơn tỷ lệ chung 8
Chính sách ngành công nghiệp hỗ trợ còn chưa được thực thi hiệu quả: Bộ Công Thương thành lập 3 trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp tại 3 vùng kinh
tế trọng điểm khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam Các trung tâm này sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ sản xuất thử nghiệm, nâng cao năng suất chất lượng, tạo giá trị gia tăng cũng như tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu Tuy vậy, công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam vẫn chưa thể “hấp thụ” được sự hỗ trợ này Cụ thể, theo báo cáo từ Bộ Công Thương, ở ngành dệt may, hiện tỷ lệ nội địa hóa của doanh nghiệp mới đạt khoảng từ 40-45% Vải sử dụng cho ngành phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu 9
4 Đưa ra giải pháp
Nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động; đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề Chuyên gia Phạm Chi Lan nói rằng: “Chuyển đổi mô hình lao động cần gắn chặt với chuyển đổi mô hình kinh tế Phải có tư duy kinh tế 4.0, vượt qua tầm nhìn ngắn hạn, tư tưởng nhiệm kỳ mới có được chính sách 4.0, giáo dục 4.0 và con người, lao động 4.0” 10
7 TS Cao Thị Hà, Tạp chí con số sự kiện, 08/11/2022
8 Báo Điện tử Chính phủ, 18/12/2018
9 Theo Bộ Công thương Việt Nam, 15/07/2021
10 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam, 08/02/2022
Trang 7Ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, làm chủ về công nghệ luôn đổi mới sáng tạo các ý tưởng về sản phẩm và hàng hóa giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh Thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI và ODA trong đó ưu tiên thu hút ba nhóm dự
án thuộc lĩnh vực công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển dự án có sức lan tỏa, cam kết hợp tác tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị cao hơn; dự án thúc đẩy kinh tế số và đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững kinh tế xã hội
Với thực trạng mở cửa quá mức của nền kinh tế hiện nay thì thể chế kinh tế cần được cải cách, tăng cường phát triển bền vững khu vực kinh tế trong nước đầu tiên là kinh tế tư nhân, thu hút được FDI với quy mô lớn trực tiếp từ EU và Hoa Kì Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp tập trung giúp đỡ tiếp cận tài chính hiệu quả để nâng cấp, đổi mới dây chuyền công nghệ, máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất
B THỰC TRẠNG XUẤT/ NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM
1 Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam
Tình hình xuất khẩu của Việt Nam năm 2021
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2021 đạt 336,31 tỷ USD, tăng 19% so với năm trước Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 91,09 tỷ USD, tăng 14,2%, chiếm 27,1% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 245,22 tỷ USD, tăng 20,9%, chiếm 72,9% Năm 2021 có 35 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,8% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 8 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 69,7%) (Theo tổng cục thống kê)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê) Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam:
Điện thoại và linh kiện: Theo báo cáo xuất nhập khẩu của Bộ công thương Việt Nam năm
2021, kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện của nước ta đạt 57,5 tỷ USD, tăng 12,4%
so với năm 2020 và chiếm trên 17,1% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong năm 2021 Trong đó, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của khối doanh nghiệp FDI đạt trên 56,9 tỷ USD, tăng 13,8% so với năm 2020 và chiếm gần 99,0% tổng kim ngạch xuất khẩu điện thoại
và linh kiện của cả nước Trong đó, xuất khẩu điện thoại di động nguyên chiếc đạt kim ngạch
4
Trang 8trên 33,1 tỷ USD, tăng 14,9% so với năm 2020, chiếm 57,6% kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng; xuất khẩu linh kiện, phụ kiện điện thoại đạt trên 24,4 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm
2020, chiếm 42,4%
Năm 2021, được đánh giá là năm vô cùng khởi sắc với xuất khẩu mặt hàng điện thoại và linh kiện khi tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến vô cùng phức tạp Lúc này xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện vẫn có chiều hướng tăng do nhu cầu tiêu dùng gia tăng Trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19, việc người dân bắt buộc phải làm việc tại nhà theo chính sách giãn cách xã hội đã khiến nhóm mặt hàng phục vụ mục đích thông tin liên lạc, phương tiện làm việc tăng theo
Lý giải cho việc năm 2021 Việt Nam xuất khẩu được 57,536 tỷ USD mặt hàng điện thoại và linh kiện phải kể đến sự kiện tập đoàn Samsung của Hàn Quốc đã đầu tư vào Việt Nam gần
18 tỷ USD, tính đến cuối năm 2021 Samsung Việt Nam hiện vận hành 6 nhà máy tại Bắc Ninh, Thái Nguyên và TP.HCM, một trung tâm nghiên cứu phát triển R&D tại Hà Nội và một pháp nhân bán hàng Có đến hơn 50% sản lượng điện thoại Samsung toàn cầu được sản xuất tại Việt Nam và được xuất khẩu đi 128 quốc gia Việt Nam đang vượt qua vai trò là cứ điểm sản xuất trọng điểm toàn cầu và sẽ trở thành trung tâm chiến lược về R&D của tập đoàn này Ngoài ra, ngay từ đầu năm 2021, Tập đoàn công nghệ Foxconn, đối tác sản xuất chính của Apple, đã đầu tư xây dựng nhà máy tại Bắc Giang với tổng vốn đầu tư đăng ký 270 triệu USD Dự án này chuyên sản xuất máy tính bảng và máy tính xách tay với công suất khoảng 8 triệu sản phẩm/năm Trước đây, máy tính bảng iPad đều được lắp ráp tại Trung Quốc Tuy nhiên, theo yêu cầu của Apple, việc sản xuất iPad nay đã mở rộng sang Việt Nam Các sản phẩm quan trọng của Apple như iPad, AirPods, MacBook, AirPods và AirPods Pro hiện đã được sản xuất tại Việt Nam và xuất khẩu đi khắp thế giới Mới đây, Xiaomi cũng đã mở rộng sản xuất sang Việt Nam DBG Technology Việt Nam, đối tác của Xiaomi, hiện đã xây dựng nhà máy lắp ráp điện thoại tại Thái Nguyên với trị giá 80 triệu USD và bắt đầu hoạt động từ tháng 6 năm 2021 Công suất dự kiến của nhà máy là 20 triệu sản phẩm mỗi năm, với các sản phẩm như điện thoại, máy tính, điện tử gia dụng, linh kiện điện tử 11
Sắt thép: Xuất khẩu sắt thép năm 2021 đạt 13,1 triệu tấn, trị giá đạt 11,8 tỷ USD, tăng 32,9%
về lượng và 124,3% về trị giá so với năm 2020 Năm 2021, mặt hàng sắt thép có mức tăng trưởng xuất khẩu cao nhất của ngành từ trước đến nay và lần đầu có mặt trong danh sách những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD
Có thể thấy, với một số FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, RCEP, được thực thi, đã mang đến những tín hiệu tích cực cho ngành thép khi thêm thị trường xuất khẩu mới với sự tăng trưởng cao Theo đó, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 14 triệu tấn thép thành phẩm và bán thành phẩm đến hơn 30 quốc gia khu vực và thế giới Ngoài ra để có được kết quả trên phải
kể đến công suất sản xuất trong nước tăng trong những năm gần đây, nhất là nhờ Nhà máy thép Dung Quất của Hòa Phát đạt 5,5 triệu tấn/năm, đã giúp Việt Nam trở nên ít phụ thuộc vào nhập khẩu bán thành phẩm thép từ Trung Quốc 12
Các thị trường xuất khẩu chính:
11 SPUTNIK, 18/08/2022
12 Minh Dũng, Nhân Dân, 06/02/2022
Trang 9Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch trao đổi thương mại song phương trong năm 2021 đạt 111,6 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ 96,3 tỷ USD (tăng 24,9% so với năm 2020, chiếm tỷ trọng 28,6% trong tổng xuất khẩu của cả nước) Trong đó máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; Hàng dệt, may; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là ba mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ nhiều nhất với ghi nhận ấn tượng lần lượt là 17,82 tỷ, 16,09 tỷ và 12,76 tỷ
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến Trung Quốc đạt 56 tỷ USD, tăng 14,5% so với năm 2020 Xuất khẩu của Việt Nam đến Trung Quốc chiếm 16,7% trong tổng xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới
Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU tăng 14,2% so với năm
2020, đạt 40,12 tỷ USD Xuất khẩu hàng hóa sang hầu hết thị trường lớn trong khối EU đều ghi nhận sự tăng trưởng so với năm 2020, trừ xuất khẩu sang Pháp, Hungary, Rumani, Litva, Estonia và Manta giảm Trong khối EU, Hà Lan và Đức là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu năm 2021 lần lượt là 7,69 tỷ USD, tăng 9,8% và 7,29
tỷ USD, tăng 9,7%
Hạn chế và nguyên nhân:
Mức độ đa dạng hóa thị trường của một số mặt hàng thuộc nhóm nông sản, thuỷ sản chưa cao Nhiều mặt hàng đã được nước ngoài giảm thuế về 0%, tuy nhiên nông sản của Việt Nam vẫn chưa được phép nhập khẩu vào một số thị trường Nguyên nhân này chủ yếu xuất phát từ ập quán sản xuất nhỏ, phân tán, mặc dù đã được khắc phục nhiều, nhưng chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn và tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc
tế, do đó, chưa đáp ứng được hoàn toàn những nhu cầu của thị trường Các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu chưa phát huy tối đa hiệu quả Hàng hóa Việt Nam mới đang bước đầu vào được trực tiếp thị trường phân phối ở các nước nhập khẩu Hoạt động xúc tiến thương mại nói chung chưa được đồng đều và đồng bộ từ khâu sản xuất đến khâu tiếp thị và thâm nhập thị trường Rào cản về ngôn ngữ, khoảng cách địa lý, doanh nghiệp gặp nhiều vấn đề về thủ tục xuất nhập cảnh, nhiều địa bàn không có đường bay thẳng,… cũng tác động trực tiếp đến giá
cả hàng hóa và vận chuyển nên đã hạn chế xuất khẩu của Việt Nam vào Nga, Đông Âu, châu Phi, Mỹ Latinh, Tây Á Xu hướng bảo hộ, quy định tiêu chuẩn cao tại các thị trường nhập khẩu như các quy định kỹ thuật khá khắt khe, chính sách bảo hộ cao đối với sản xuất nông nghiệp nội địa của nhiều nước…gây khó khăn không nhỏ cho hàng Việt Nam xuất khẩu Một
số mặt hàng xuất khẩu truyền thống của ta trong lĩnh vực nông sản luôn gặp phải sự cạnh tranh rất lớn từ các quốc gia khác trong khối ASEAN Đặc biệt là mặt hàng gạo, trái cây đến
từ Thái Lan Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Việt Nam tại các thị trường châu Âu, Hoa Kỳ với ưu thế hơn hẳn về giá cả là Trung Quốc về hàng tiêu dùng, dệt may, da giày, Thái Lan về mặt hàng thủy sản, gạo, trái cây, Ấn Độ về gạo Hiện nay, Trung Quốc chiếm lĩnh thị phần lớn trong ngành hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ, với sự cạnh tranh khốc liệt về giá bán.13
Tỷ trọng giá trị xuất khẩu của khối FDI tuy đã giảm nhưng vẫn chiếm trên 64% tổng giá trị xuất khẩu cả nước Do tình hình sản xuất, xuất khẩu của khối này phụ thuộc rất mạnh vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầ, nên mỗi khi có biến động đối với chuỗi cung ứng, Việt Nam sẽ chịu tác động mạnh
13 Bạch Huệ, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn TNHH một thành viên, 21/03/2019
6
Trang 10Ngoài ra, xu hướng trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ, xung đột thương mại và dịch COVID-19
đã làm thay đổi cấu trúc các chuỗi cung ứng toàn cầu Các nước, nhất là Mỹ và phương Tây tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại, bảo vệ mậu dịch
Giải pháp:
Một là, cải thiện hiệu quả xúc tiến xuất khẩu trong bối cảnh dịch bệnh thông qua chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại nhằm kết nối tiêu thụ nông sản hàng hóa ngay trong thời điểm khó khăn nhất của dịch bệnh Những phương thức truyền thống thông qua tổ chức hội chợ, triển lãm cũng "không còn nhiều không gian", thay vào đó là sự chuyển dịch sang các phương thức xúc tiến xuất khẩu mới dựa trên nền tảng số Để cải thiện hiệu quả xúc tiến xuất khẩu trong bối cảnh dịch bệnh, chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại cần chuyển nhanh, mạnh hơn nữa để cụ thể hóa việc chia sẻ thông tin dữ liệu, phân tích
dữ liệu, nhằm tận dụng nguồn dữ liệu này cho các hoạt động xúc tiến
Tư duy xúc tiến thương mại cần đẩy mạnh hơn vào các thị trường cửa ngõ, bởi đây là các địa bàn quan trọng, giúp tìm kiếm thêm các thị trường mới, tiềm năng Xúc tiến thương mại không nên tập trung ở một mặt hàng hay thị trường cụ thể, mà tính tới sự liên kết giữa các thị trường Khi đó, cùng một công sức, hoạt động xúc tiến xuất khẩu sẽ có tính lan tỏa, kết nối và gia tăng giá trị xuất khẩu lên gấp bội Hoạt động xúc tiến thương mại cần lưu ý tới việc "xanh hóa" khi các thị trường xuất khẩu chính cũng đang dịch chuyển nhu cầu hướng tới các sản phẩm xanh
Bên cạnh đó, những sản phẩm được xúc tiến xuất khẩu phải là những sản phẩm xứng đáng Những sản phẩm xứng đáng được xúc tiến là những sản phẩm tốt, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và thị trường Đó là các sản phẩm đáp ứng được tiêu chí: Xanh - sạch - được sản xuất theo một phương thức bền vững nhất với môi trường Điều này nhằm đưa sản phẩm Việt Nam đến cả những thị trường khó tính hơn như thị trường châu Âu
Hai là, vượt qua những khó khăn đó, các doanh nghiệp vẫn duy trì và phục hồi sản xuất sau dịch rất nhanh chóng Đặc biệt, các ngành có thế mạnh như dệt may, da giày, dù chịu tác động lớn của dịch bệnh nhưng vẫn đạt mục tiêu sớm hơn dự kiến Từ nay đến cuối năm, doanh nghiệp trong các ngành này có thể lấy lại được tốc độ tăng trưởng như trước khi có dịch Những ngành hàng truyền thống, có thế mạnh xuất khẩu như điện thoại, điện tử, máy móc, linh kiện… cũng có thể đạt mức tăng trưởng xuất khẩu khoảng 15 - 25% trong năm nay Đặc biệt, doanh nghiệp cần nắm vững các quy định về chất lượng, tiêu chuẩn hàng hoá, chính sách liên quan tới nhập khẩu và pháp lý của thị trường xuất khẩu, đảm bảo hàng hóa đủ chứng từ, chứng nhận phù hợp với yêu cầu Đồng thời, doanh nghiệp xuất khẩu phải hiểu rõ cách vận hành logistics, bảo quản hàng hóa và tính toán được phương án vận chuyển tối ưu, chi phí thấp để cạnh tranh tại thị trường nhập khẩu
Ba là, Bộ Công Thương và các ngành tập trung các giải pháp củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA đã có hiệu lực; hướng dẫn doanh nghiệp chú trọng vào các thị trường nhỏ và thị trường ngách Đồng thời, tăng cường quản lý xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng chiến lược Bên cạnh đó, tiếp tục đổi mới, tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu cả trong và ngoài nước trên môi trường trực tuyến
và dựa trên những nền tảng mới.14
14 ThS Nguyễn Thị Thùy Linh, Công Thương, 21/01/2022