Mĩ thuật lớp 3 - Chân trời sáng tạo Chủ đề: Trường em Số tiết: 5 tiết I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1.Năng lực đặc thù - Quan sát và nhận thức thẩm mỹ + Nhận biết được yếu tố tạo hình: chấm, nét, màu sắc, đậm nhạt,.. (1) + Biết liên hệ nội dung chủ đề với hình ảnh trong thực tiễn. (2) + Hiểu được một số thao tác, công đoạn cơ bản để làm nên sản phẩm. (3)
Trang 1Mĩ thuật lớp 3 - Chân trời sáng tạo
Chủ đề: Trường em
Số tiết: 5 tiết
I YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1 Năng lực đặc thù
- Quan sát và nhận thức thẩm mỹ
+ Nhận biết được yếu tố tạo hình: chấm, nét, màu sắc, đậm nhạt, (1)
+ Biết liên hệ nội dung chủ đề với hình ảnh trong thực tiễn (2)
+ Hiểu được một số thao tác, công đoạn cơ bản để làm nên sản phẩm (3)
- Sáng tạo và ứng dụng thẩm mỹ
+ Vận dụng được đậm, nhạt của chấm, nét để trang trí sản phẩm (4)
+ Thể hiện được chi tiết, hình ảnh làm trọng tâm ở sản phẩm (5)
- Phân tích và đánh giá thẩm mỹ
+ Trưng bày, trao đổi, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm và ý tưởng vận dụng (6)
2 Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự làm được những việc của mình ở trường theo sự
phân công, hướng dẫn (7)
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình
ảnh, cử chỉ để trình bày thông tin và ý tưởng thông qua thảo luận hoạt động nhóm (8)
3 Phẩm chất
- Chăm chỉ: Thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập (9)
- Trách nhiệm: có trách nhiệm trong trao đổi nhóm, hoàn thành nhiệm vụ học tập của
bản thân (10)
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: tranh ảnh, phiếu học tập khăn trải bàn, video nhạc, ppt, giấy vẽ, bảng sơ
đồ lớp
Học sinh: bút chì, bút màu, gôm, giấy vẽ.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1: SẮC MÀU CỦA CHỮ
1 Khởi động: “Ai nhanh hơn” (7 phút)
a Mục tiêu hoạt động: HS hứng thú vào bài mới
Trang 2b Phương pháp/KTDH: Trò chơi học tập.
c Cách thức tổ chức
- HS lắng nghe GV phổ biến trò chơi
Luật chơi: GV sẽ lần lượt đưa ra gợi ý, sau 3 tiếng đếm HS sẽ giơ bút màu có màu sắc
tương ứng Những HS có đáp án sai sẽ không được tiếp tục tham gia trò chơi Trò chơi kết thúc khi chỉ còn 1 HS chiến thắng hoặc khi giáo viên đưa ra hết câu hỏi và HS chiến thắng sẽ nhận được một phần quà
- HS tham gia trò chơi
- GV tuyên bố người chiến thắng.
- GV tổng kết trò chơi và dẫn dắt vào bài học
d Dự kiến sản phẩm: Kết quả trò chơi và phần chơi của HS.
e Phương án đánh giá:
Phương pháp đánh giá: quan sát,
Công cụ đánh giá: bảng kiểm
Người đánh giá: HS đánh giá HS
Mức độ:
0-1 tiêu chí: Chưa hoàn thành/chưa đạt
2 tiêu chí: Hoàn thành/đạt
3 tiêu chí: Hoàn thành tốt/tốt
2 Hình thành kiến thức mới: “Nét chữ đẹp!” (14 phút)
a Mục tiêu hoạt động (1) (7) (10)
b Phương pháp/KTDH:
Phương pháp dạy học :Hợp tác,
Kĩ thuật dạy học: khăn trải bàn
c Cách thức tổ chức
Trang 3- GV chia HS thành nhóm 4.
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu trang trí
- GV phát phiếu học tập và phổ biến công việc cho HS
PHIẾU HỌC TẬP
Câu hỏi Câu 1: Những cái tên trên có kiểu chữ như thế nào?
Câu 2: Những yếu tố tạo hình nào tạo ra những cái tên trên ?
Trang 4- HS quan sát phiếu học tập, trao đổi nhóm và hoàn thành phiếu học tập trong vòng
10 phút
- GV hướng dẫn cách trình bày phiếu học tập
+ Mỗi bạn sẽ ghi ý kiến của mình vào 1 góc giấy tưởng ứng trong 5 phút, sau đó
các nhóm họp thống nhất ý kiến và ghi vào ô chính giữa trong vòng 5 phút còn lại
- GV đưa gợi ý cho HS về câu trả lời (màu sắc, nét chữ, font chữ, họa tiết, )
- Các nhóm tiến hành thảo luận và hoàn thành phiếu học tập trong vòng 10 phút
- Tổ chức 3 nhóm trình bày sản phẩm học tập trước lớp
- HS nhận xét phần làm việc của nhóm bạn
- GV nhận xét và kết luận
d Dự kiến sản phẩm
- Sản phẩm phiếu “Khăn trải bàn”
e Phương án đánh giá:
Phương pháp đánh giá: Quan sát
Công cụ đánh giá : Thang đo
Tiêu chí
Mức độ Không hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt
Nêu ý kiến cá nhân và tổng hợp ý kiến
chung của nhóm
Trang 5Nhận xét phiếu học tập nhóm bạn ◯ ◯ ◯
3 Thực hành luyện tập: “Nào ta cùng vui!” (14 phút)
a Mục tiêu hoạt động: (4), (5)
b Phương pháp/KTDH: Phương pháp dạy học Thực hành.
c Cách thức tổ chức
- GV phát cho HS những mảnh giấy cùng kích cỡ 10x15cm
- GV yêu cầu HS trang trí tên mình lên tờ giấy trong 10 phút
- GV định hướng sản phẩm: kích thước chữ 4-6cm, áp dụng những nét, chấm, hoa văn trang trí ở mẫu ví dụ vào sản phẩm, sử dụng ít nhất 3 màu để trang trí, ứng dụng các góc độ đậm nhạt của màu vào bài làm
- HS trình bày ý tưởng trang trí của mình trước lớp
- HS cùng GV dán tên đã trang trí lên sơ đồ lớp
- GV nhận xét và kết luận
d Dự kiến sản phẩm: Sản phẩm trang trí của HS.
e Phương án đánh giá:
Phương pháp đánh giá: Sản phẩm học tập
Công cụ đánh giá : Bảng kiểm
Người đánh giá: Giáo viên
- Áp dụng được các yếu tố tạo hình: chấm, nét, màu sắc,
đậm nhạt,
- Hoàn thành sản phẩm đúng yêu cầu trong thời gian quy
định
TIẾT 2: NHỮNG NGƯỜI BẠN THÂN THIỆN
1 Khởi động: “Những nốt nhạc vui” (5 phút)
a Mục tiêu hoạt động: HS hứng thú vào bài mới
Trang 6b Phương pháp/KTDH: Quan sát, đàm thoại gợi mở
c Cách thức tổ chức:
- HS nghe, hát bài “Em yêu trường em”
- GV yêu cầu HS nêu những sự vật có trong bài hát trên
- GV mời 2-3 HS trả lời câu hỏi
- HS nhận xét lẫn nhau
- GV nhận xét và dẫn dắt HS vào bài học “Những người bạn thân thiện”
d Dự kiến sản phẩm: Phần trình bày bài hát của HS và câu trả lời
e Phương án đánh giá:
2 Hình thành kiến thức
2.1 Hình thành kiến thức 1: “Đi học thật là vui!” (15 phút)
a) Mục tiêu: (2)
b) PP/KTDH:
Phương pháp : Đàm thoại gợi mở ,
Kỹ thuật: Tia chớp
c) Cách thực hiện
- GV yêu cầu HS suy nghĩ về những hoạt động của em ở trường trong vòng 5 phút
- GV yêu cầu mỗi HS nêu 1 hoạt động ở trường rồi sau đó mời bạn ngẫu nhiên nêu hoạt động khác
- HS trả lời câu hỏi
- HS nhận xét câu trả lời của bạn
- GV nhận xét và tổng kết
2.2 Hình thành kiến thức 2: Cách vẽ tranh về hoạt động ở trường (15 phút)
a) Mục tiêu: (3), (10)
b) PP/KTDH: Hợp tác, Trực quan.
c) Cách thực hiện
- GV tổ chức thảo luận HS nhóm 4
-GV yêu cầu HS quan sát và chỉ ra cách vẽ tranh về hoạt động của em và bạn khi ở trường trong vòng 5 phút
Trang 7Tranh 1: B1 Vẽ sự vật chính
Tranh 2: B2 Vẽ thêm sự vật phụ
- HS thảo luận nhóm
- HS trình bày sản phẩm nhóm
- HS nhận xét lẫn nhau
- GV nhận xét và kết luận
d) Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS.
e) Tiêu chí đánh giá:
TIẾT 3, 4:
3 Thực hành luyện tập
a Luyện tập 1: “Ngôi trường của em” (45 phút)
a) Mục tiêu: (4), (5)
b) PP/KTDH: Thực hành.
c) Cách thực hiện:
- GV yêu cầu HS nêu các bước để vẽ tranh
- HS nêu các bước để vẽ tranh
- GV tổ chức vẽ tranh theo nhóm 4
- HS xem một số mẫu tranh và chọn hoạt động mà mình thích
- GV mời các nhóm trình bày ý tưởng nhóm mình
Trang 8- HS trình bày ý tưởng của nhóm.
- GV nhận xét
- GV giao nhiệm vụ, mỗi nhóm vẽ một bức tranh về các hoạt động ở trường trong vòng 35 phút
- GV tổ chức hoạt động vẽ tranh, phát giấy và khuyến khích HS sáng tạo tranh của mình, trang trí tranh thêm các hình vẽ: cây, mây, mặt trời,
- Các nhóm thực hiện vẽ tranh về các hoạt động ở trường
d) Dự kiến sản phẩm: tranh vẽ hoạt động ở trường của HS.
e) Tiêu chí đánh giá:
b Luyện tập 2: Trưng bày sản phẩm và chia sẻ (25 phút)
a) Mục tiêu: (6), (1)
b) PP/KTDH: Kỹ thuật phòng tranh.
c) Cách thực hiện:
- GV cho HS trưng bày sản phẩm của các nhóm lên bảng và yêu cầu các nhóm giới thiệu sản phẩm
- GV hướng dẫn HS giới thiệu về sản phẩm của nhóm:
+ Việc làm trong tranh?
+ Màu sắc, không gian tranh?
+ Hình vẽ và cách sắp xếp chính phụ trong bài?
+ Độ đậm, nhạt các màu sắc trong bài?
- HS lắng nghe, nhận xét tranh và phần trình bày của bạn
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV tổ chức cho HS giơ tay lựa chọn bài vẽ yêu thích
- HS tiến hành bỏ phiếu
- GV tổng kết, tuyên dương
d) Dự kiến sản phẩm:
- Phần giới thiệu về sản phẩm của HS
- Phần đánh giá nhận xét của HS
- Phần lựa chọn bài vẽ yêu thích nhất
e) Tiêu chí đánh giá
TIẾT 5
4 Vận dụng: Tổ của em (35 phút)
a) Mục tiêu: (4), (7)
b) PP/KTDH: Thực hành, dạy học hợp tác, kỹ thuật 3x3
Trang 9c) Cách thực hiện:
- GV trình chiếu mẫu sơ đồ tổ
- GV phát giấy A4 và yêu cầu mỗi tổ thiết kế và trang trí sơ đồ :
+ Tên của HS
+ Trang trí vị trí của HS trên sơ đồ
- GV khuyến khích HS trang trí tên bằng các nét đã học ở tiết 1
- HS đại diện mỗi tổ trình bày sản phẩm của tổ
- HS nhận xét sản phẩm của các tổ
- HS nêu 3 điều em thích ở sản phẩm nhóm bạn, 2 điều em chưa hài lòng, 2 ý kiến giúp bạn chỉnh sửa tốt hơn
- GV nhận xét sản phẩm học tập
- HS giơ tay bình chọn sơ đồ mà em thích
- GV kết luận
d) Dự kiến sản phẩm:
- Sản phẩm sơ đồ tổ của HS
- Nhận xét của HS bình chọn bức tranh đẹp nhất
e) Tiêu chí đánh giá:
Phương pháp đánh giá: Quan sát + đánh giá sản phẩm học tập.
Công cụ: Rubrics
Người đánh giá: GV
Tiêu chí
Mức độ
Sử dụng vật liệu có
sẵn để tạo sản
phẩm
(1,5 điểm)
Biết các vật liệu nhưng chưa sử dụng được vật liệu đó để tạo sản phẩm
(0.5 điểm)
Sử dụng các vật liệu có sẵn để tạo sản phẩm
(1 điểm)
Sử dụng và phối hợp được nhiều loại vật liệu có sẵn khác nhau để tạo
ra sản phẩm (1.5 điểm)
Trang 10Trang trí tên
(2 điểm)
Viết được tên của mình đúng vị trí trong sơ đồ tổ
(1 điểm)
Viết và sử dụng màu sắc để trang trí tên mình trên sơ
đồ tổ
(1.5 điểm)
Viết và vận dụng các đường nét, màu sắc, kiểu chữ phù hợp để trang trí tên của mình trên sơ đồ tổ (2 điểm)
Hình vẽ
(2 điểm)
Biết vẽ hình nhưng không cùng chủ đề, một số hình không rõ hình dáng đặc điểm
(1 điểm)
Vẽ hình đúng, cùng chủ đề, hình chưa
rõ hình dáng đặc điểm
(2 điểm)
Vẽ hình đúng cùng chủ đề với tổ, hình
rõ ràng đặc điểm hình vẽ (2.5 điểm)
Tô màu
(2.5 điểm)
Tô màu được nhưng bị lem, màu sắc chưa phù hợp với hình trang
trí
(1 điểm)
Tô màu không bị lem, lựa màu sắc phù hợp với hình trang trí để tổ màu
(2 điểm)
Tô màu không bị lem, lựa chọn màu sắc phù hợp với hình trang trí, sử dụng được nét, màu sắc đậm nhạt
để tô màu (2.5 điểm)
Trình bày sản phẩm
và chia sẻ
(2 điểm)
Biết trình về sản phẩm nhưng chưa đưa ra nhận xét góp ý cho tổ bạn
(1 điểm)
Trình bày sản phẩm, đưa được nhận xét góp ý về sản phẩm của tổ bạn (2 ý kiến)
(1,5 điểm)
Trình bày sản phẩm, đưa được nhận xét góp ý về sản phẩm của tổ bạn (>2 ý kiến) (2 điểm)
0 - 4,5 điểm
B
5 - 7,5 điểm
A
8 - 10 điểm Xếp loại Chưa hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt
IV ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY