THIẾT KẾ NGỮ LIỆU DẠY HỌC ĐA PHƯƠNG THỨC THEO CHƯƠNG TRÌNH MÔN NGỮ VĂN 2018

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
THIẾT KẾ NGỮ LIỆU DẠY HỌC ĐA PHƯƠNG THỨC THEO  CHƯƠNG TRÌNH MÔN NGỮ VĂN 2018

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THIẾT KẾ NGỮ LIỆU DẠY HỌC ĐA PHƯƠNG THỨC THEO CHƯƠNG TRÌNH MÔN NGỮ VĂN 2018 TÊN BÀI DẠY: CÓC KIỆN TRỜI Môn học/Hoạt động giáo dục:Tiếng Việt ; Lớp: 3 Thời lượng thực hiện: 2 tiết

Trang 1

THIẾT KẾ NGỮ LIỆU DẠY HỌC ĐA PHƯƠNG THỨC THEO CHƯƠNG TRÌNH MÔN NGỮ VĂN 2018

Trang 2

TÊN BÀI DẠY: CÓC KIỆN TRỜI

Môn học/Hoạt động giáo dục:Tiếng Việt ; Lớp: 3Thời lượng thực hiện: 2 tiết

I Mục tiêu :1 Về năng lực:

1.1 Năng lực chung: Góp phần hình thành năng lực giao tiếp và hợp

tác thông qua làm việc theo nhóm, lớp.

1.2 Năng lực đặc thù:1.2.1.Đọc thành tiếng:

- Đọc đúng, rõ ràng và trôi chảy.

- Đọc đúng các từ khó: nứt nẻ, trụi trơ, chum nước, quật ngã, dịu giọng, nghiến răng,

- Ngắt hơi ở chỗ có dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa.

- Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa các nhân vật: Cóc, Trời.

- Đọc trôi chảy toàn bài, biết nhấn nhá giọng những từ ngữ chỉ hành động: đọc phân biệt lời nhân vật và lời người dẫn chuyện.

1.2.2.Đọc hiểu:

- HS giải thích được nghĩa của một số từ mới: Thiên đình, náo động, lưỡi tầm sét, địch thủ, túng thế, trần gian,

Trang 3

- HS nêu được ý nghĩa của văn bản: Do có quyết tâm và biết phối hợpvới nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của trời, buộc trời phải làm mưa cho hạ giới.

*Phát triển năng lực văn học:

-Viết vào phiếu đọc sách theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung truyện em đọc.

- GV liên hệ giáo dục học sinh về nạn hạn hán hay lũ lụt do thiênnhiên (Trời) gây ra nhưng nếu con người không có ý thức bảo vệ môitrường thì cũng phải gánh chịu những hậu quả đó (gián tiếp).

* Tích hợp:

- Vận dụng kiến thức đã học ở môn Tự nhiên xã hội lớp 3 bài “ Thếgiới động vật quanh em” để phân loại các động vật theo cơ quan dichuyển.

2 Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Hoàn thành nhiệm vụ học tập.

II Thiết bị dạy học và học liệu số

- Hoạt động khởi động:

+ Video bài hát “Con cóc là cậu ông trời” (Phụ lục 1.1).

Trang 4

- Hoạt động khám phá và luyện tập:

+ Video bài tập đọc: Cóc kiện trời (Phụ lục 2.1).+ Phiếu bài tập (Phụ lục 2.2).

+ Phiếu học tập- Nhà khoa học (Phụ lục 2.3)+ Phiếu đọc sách (Phụ lục 2.4).

- Hoạt động vận dụng:

+ Phiếu trò chơi (Phụ lục 3).

Trang 5

III Mô tả hoạt động học có ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị, phần mềm và học liệu số.

1.Tên hoạt động: Khởi động (6 phút).

a.Mục tiêu: HS vui vẻ, hứng thú bước vào bài học.b.Nội dung:

- HS xem video bài hát “Con cóc là cậu ông trời” (Phụ lục 1).

- HS lắng nghe câu hỏi và trả lời - GV dẫn dắt vào bài học.

c.Phương pháp/ Kĩ thuật thực hiện: Phương pháp trực quan,

Trang 6

- HS nhận xét câu trả lời của các bạn.- GV nhận xét câu trả lời của HS

- GV đặt câu hỏi để dẫn dắt vào bài học mới:

+ “ Theo em, tại sao người ta lại nói con cóc là cậu ông trời?”- HS tiến hành trả lời câu hỏi theo cá nhân.

- GV nhận xét câu trả lời của học sinh và dẫn dắt vào bài học: “Vậy để biết được tại sao con cóc lại trở thành cậu ông trời thì cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu bài tập đọc ngày hôm nay nhé!”

Trang 7

2.Tên hoạt động: Khám phá và Luyện tập.a) Mục tiêu:

1 Đọc thành tiếng:

- Đọc đúng, rõ ràng và trôi chảy.

- Đọc đúng các từ khó: nứt nẻ, trụi trơ, chum nước, quật ngã, dịu giọng, nghiến răng,

- Ngắt hơi ở chỗ có dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa.

- Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa các nhân vật: Cóc, Trời.

- Đọc trôi chảy toàn bài, biết nhấn nhá giọng những từ ngữ chỉ hành động: đọc phân biệt lời nhân vật và lời người dẫn chuyện.

* Phát triển năng lực văn học:

-Viết vào phiếu đọc sách theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung truyện em đọc.

Trang 8

- GV liên hệ giáo dục HS về nạn hạn hán hay lũ lụt do thiên nhiên (Trời) gây ra nhưng nếu con người không có ý thức bảo vệ môi trường thì cũng phải gánh chịu những hậu quả đó (gián tiếp).

b) Nội dung:

- GV tiến hành cho HS luyện đọc thành tiếng và luyện đọc hiểu.- GV cho học sinh đọc lại toàn bài.

- GV hướng dẫn học sinh hoàn thành phiếu đọc sách.

c) Phương pháp/ Kĩ thuật thực hiện: Phương pháp thảo luận nhóm,

phương pháp trực quan, phương pháp vấn đáp

d) Sản phẩm: Phiếu học tập, phiếu đọc sách, câu trả lời của học sinh.e) Tổ chức thực hiện:

* Luyện đọc thành tiếng: ( 28 phút )

- GV đọc mẫu toàn bài đọc.

- GV cho HS luyện đọc từng câu nối tiếp nhau theo hàng dọc Chú ý sửa lỗi phát âm cho HS.

- GV tiến hành cho HS phát hiện từ khó và luyện đọc một số từ khó: nứt nẻ, trụi trơ, chum nước, quật ngã, dịu giọng, nghiến răng,

- Giáo viên hướng dẫn cách chia đoạn văn (theo sách giáo khoa):+ Đoạn 1: “ Ngày xưa… xin đi theo.”

Trang 9

+ Đoạn 2: “ Đến cửa Nhà Trời… nhảy ra thì bị cọp vồ.”+ Đoạn 3: Còn lại

- GV cho HS đọc nối tiếp đoạn theo nhóm 4.

- GV hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi sau ở các câu dài:

+ Ngày xưa,/ có một năm trời nắng hạn rất lâu,/ ruộng đồng nứt nẻ,/ cây cỏ trụi trơ,/ chim muông khát khô cả họng.//

+ Thần sét/ cầm lưỡi tầm sét / hùng hổ đi ra,/ chưa kịp nhìn địch thủ,/ đã bị ong ở sau cửa/ bay ra đốt túi bụi.//

- GV đọc mẫu đoạn văn.

- GV tiến hành cho HS đọc thành tiếng câu, đoạn trong nhóm đôi và trước lớp.

chuyện trên là ai?”

- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ thảo luận trả lời 4 câu hỏi

vào phiếu bài tập (Phụ lục 2.1).

Trang 10

- Sau khi thời gian thảo luận kết thúc, GV tiến hành phát cho mỗi nhóm 3 thẻ với 3 màu xanh (đồng ý), vàng (bổ sung ý kiến của bạn), đỏ (không đồng tình với ý kiến của bạn).

- GV tiến hành cho HS đại diện lên trình bày câu trả lời của nhóm và các nhóm khác sẽ tiến hành nhận xét phần trình bày của nhóm bạn bằng cách đưa bảng.

- GV nhận xét chung.

- GV mở rộng: “Trong thực tế, trong nhân dân ta thấy Cóc nghiến răng là trời sẽ đổ mưa Chính vì thế mà từ xa sưa nhân dân ta có câu ca:

Con Cóc là cậu ông trời

Trang 11

- GV mở rộng thêm: Cóc đại diện cho nguyện vọng của người nông dân, luôn mong muốn mưa thuận gió hòa để sản xuất

*Luyện đọc toàn bài:(7 phút )

- GV tiến hành cho học sinh nêu cách hiểu về nội dung bài học và nêumột số lưu ý ở giọng đọc và cách nhấn giọng ở mỗi đoạn:

+ Đoạn 1: Giọng đọc chậm, gọn, rõ, khoan thai - Nhấn giọng ở nhữngtừ ngữ thể hiện sự nguy hiểm mà hạn hán đem lại.

+ Đoạn 2: Lời của Cóc đọc dõng dạc, đoạn kể lại cuộc chiến của Cóc và các bạn với quân nhà Trời, đọc giọng nhanh, hồi hộp.

+ Đoạn 3: Giọng của trời thể hiện sự xoa dịu với Cóc, phần cuối đọc với giọng phấn chấn thể hiện niềm vui chiến thắng

- GV tiến hành cho HS xem video về bài tập đọc (Phụ lục 2.2).

- GV tiến hành chia nhóm, mỗi nhóm 3 học sinh luyện đọc toàn bài cùng nhau ( vai người dẫn chuyện, vai cóc và vai Trời).

- GV yêu cầu 1 đến 2 nhóm để đọc cho toàn lớp nghe.

- GV tiến hành cho HS lắng nghe và nhận xét phần đọc của nhóm bạn.

- GV ghi nhận các lỗi sai của HS để góp ý, nhận xét và chỉnh sửa cho HS.

Trang 12

́!* Luyện tập mở rộng: (9 phút)

Hoạt động 1: “Nhà khoa học” (7 phút)

- GV tiến hành chia lớp thành nhóm 4, GV tiến hành cho các nhóm hoàn thành phiếu học tập trong 5 phút.

- GV phát phiếu học tập cho HS (Phụ lục 2.3) và hướng dẫn:

Trong phiếu học tập có 2 hình ảnh, các em nãy nêu tên 2 thiên tai của hình ảnh trên và nêu những hiểu biết của em về 2 thiên tai đó, và điền vào phiếu học tập.”

- Sau 5 phút, GV mời một số HS lên trình bày phần làm bài của nhóm

- HS lăng nghe và nhân xét phần trình bày của nhóm bạn.

- GV tiến hành nhận xét và kết luận: Nạn hạn hán hay lũ lụt do thiên nhiên (Trời) gây ra nhưng nếu con người không có ý thức bảo vệ môi trường thì cũng phải gánh chịu những hậu quả đó (gián tiếp).

Hoạt động 2: “ Đoàn Kết” (2 phút)

- GV phát cho HS phiếu đọc sách (Phụ lục 2.4).

- GV tiến hành giao nhiệm vụ cho HS và tiến hành nộp bài vào tiết sau.

Trang 13

- GV tiến hành hướng dẫn HS: “GV yêu cầu mỗi HS về nhà đọc 1cuốn sách có nội dung về tình đoàn kết (HS có thể tìm ở thư viện, trênmạng, trong sách, ) và hoàn thành các nội dung trong phiếu đọc sách Vào tiết sau, GV sẽ yêu cầu các HS chia sẻ nội dung về cuốn sách em đã đọc và cho biết ý nghĩa và nội dung của quyển sách GV và các nhóm lắng nghe và khen thưởng những bạn đọc cuốn truyện hay nhất.”

3 Tên hoạt động: Vận dụng-Nhanh tay lẹ mắt (8 phút)

a.Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học ở môn Tự nhiên xã hội

lớp 3 bài “ Thế giới động vật quanh em” để phân loại các động vật theo cơ quan.

b.Nội dung:

- GV tiến hành cho học sinh tham gia trò chơi phân loại các loài động vật theo cơ quan di chuyển.

- HS nhận xét phiếu của nhóm khác.- Giáo viên kết luận tổng kết buổi học.

c.Phương pháp/ Kĩ thuật thực hiện: Phương pháp trò chơi.d.Sản phẩm: Phiếu trò chơi của HS.

e.Tổ chức thực hiện:

Trang 14

- HS tham gia trò chơi: “Nhanh tay lẹ mắt”.

- Mô tả trò chơi: GV tiến hành chia lớp thành 4 nhóm GV sẽ phát

phiếu có hình ảnh nhiều loài động vật (Phụ lục 3) Nhiệm vụ của HS

là phân loại “ động vật di chuyển bằng chân” và “ động vật di chuyển bằng cánh” bằng cách ghi số các con vật vào cột tương ứng Thời gianhoàn thành phiếu là 1 phút Các nhóm hoàn thành sẽ dán lên bảng đencủa lớp theo thứ tự từ trái sang phải (nhóm nhanh nhất ở bên trái và lần lượt là các nhóm còn lại) Nhóm thắng cuộc là nhóm hoàn thành nhanh nhất và chính xác nhất

- GV mời một số nhóm đứng lên trình bày.

- GV mời các bạn HS còn nhận kiểm tra nhận xét cho nhóm bạn.- Giáo viên nhận xét và kết luận nhóm thắng trò chơi.

Trang 15

IV Phụ lục.

Phụ lục 1: Video bài hát “Con cóc là cậu ông trời”

https://www.youtube.com/watch?v=4QDu5IrOBCI

Phụ lục 2.1: Phiếu bài tập.

Trang 16

Phụ lục 2.2: Video.

Phụ lục 2.3: Phiếu học tập- Nhà khoa học.

Trang 17

Phụ lục 2.4: Phiếu đọc sách.

Phụ lục 3: Phiếu trò chơi.

Trang 18

V Công cụ đánh giá.- Hoạt động khởi động:

- Phương pháp đánh giá: Quan sát.- Công cụ đánh giá: Bảng kiểm.- Người đánh giá: GV đánh giá HS.

- Hoạt động khám phá- luyện tập:

Trang 20

*Luyện đọc toàn bài:

- Phương pháp đánh giá: Quan sát.- Công cụ đánh giá: Thang đo.- Người đánh giá: GV đánh giá HS.

Trang 21

* Luyện tập mở rộng :

- Phương pháp đánh giá: Quan sát.- Công cụ đánh giá: Bảng Kiểm.- Người đánh giá: HS đánh giá HS.

Trang 22

* Vận dụng :

- Phương pháp đánh giá: Quan sát.- Công cụ đánh giá: Thang đo.

- Người đánh giá : GV đánh giá HS.

VI Tài liện tham khảo.

Trang 23

1 Bộ giáo dục và Đào tạo (2018a) Chương trình giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể ( ban hành kèm Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018).

2 Bộ giáo dục và Đào tạo (2018b) Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn

( ban hành kèm Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018).3 Nguyễn Thi Ly Kha – Trịnh Cam Ly ( đồng Chủ biên), Nguyễn ThịThu Huyền, Phạm Kim Bích Loan, Bùi Thanh Truyền Sách Tiếng Việt 3, Tập 2, Chân trời sáng tạo NXB Đại học Sư phạm TP.HCM.

Ngày đăng: 23/05/2024, 13:44

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan