1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TIỂU HỌC

79 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt Động Xây Dựng Cộng Đồng
Tác giả Cao Thị Như Thùy
Trường học Trường Tiểu Học
Chuyên ngành Hoạt Động Trải Nghiệm
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 6,6 MB

Cấu trúc

  • LỚP 1 (4)
  • LỚP 2 (14)
  • LỚP 3 (43)
  • LỚP 4 (62)
  • LỚP 5 (71)

Nội dung

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TIỂU HỌC dành cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học tham khảo

CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG.

Họ và tên: Cao Thị Như Thùy

Nội dung: Hoạt động xây dựng cộng đồng.

Phương thức tổ chức: Thể nghiệm, tương tác, khám phá, cống hiến.

Loại hình hoạt động: Hoạt động GD theo chủ đề. Địa điểm tổ chức: lớp 1A.

- Yêu nước: yêu làng xóm, đường phố nơi em sinh sống b) Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Bày tỏ sự gắn bó, tình cảm với nơi mình ở.

- Giao tiếp, hợp tác: bước đầu sử dụng ngôn ngữ của bản thân, cử chỉ để trình bày thông tin nơi em sinh sống. c) Năng lực đặc thù: Năng lực thích ứng với cuộc sống

- Bày tỏ sự gắn bó, tình cảm của bản thân với làng xóm hoặc khu phố của mình.

- Nhận biết được bất kì công việc nào đem lại lợi ích cho cộng đồng đều đáng quý.

- Làm được một số việc đóng góp cho cộng đồng.

2 Nội dung chủ đề (tên nội dung hoạt động của chủ đề)

2.1 Hoạt động khởi động (bài hát “Quê hương tươi đẹp) (7 phút)

2.2 Trò chơi “Mảnh ghép bí ẩn” (15 phút)

2.3 Trò chơi “Em là hướng dẫn viên” (15 phút)

2.4 Chương trình thường nhật “Cuộc sống hằng ngày tại địa phương nơi em sinh sống có gì?” (15 phút)

2.5 Chương trình giao lưu “Em yêu nơi ở của em” (15 phút)

Phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá (5) 1.Hoạt động khởi động:

- Tạo không khí vui tươi, hứng khởi và kết nối với bài

-Hình thức: lớp, cá nhân.

- GV bật nhạc hoặc bắt nhịp cho

HS hát , múa bài “ Quê hương tươi đẹp” (Nhạc: Dân ca Nùng, lời: Anh Hoàng)

* HS hát, múa theo nhạc.

- GV đặt câu hỏi: “Quang cảnh trong bài hát có gì đẹp? Tình

-Phương pháp: quan sát, vấn đáp.-Công cụ: phiếu quan sát. tươi đẹp”

-Khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về nơi bản thân đang sinh sống Đàm thoại – Gợi mở cảm của bạn nhỏ đối với nơi mình ở như thế nào?”.

* Dự kiến câu trả lời của HS:

(Quang cảnh trong bài hát: đồng lúa, núi rừng…Tình cảm của bạn nhỏ: yêu quê hương của mình

Tự hào về quê hương…)

- GV nêu câu hỏi: “Gia đình em đang sinh sống ở đâu?”

* Dự kiến câu trả lời của HS:

(Nêu được xã hoặc phường, quận hoặc huyện, tỉnh hoặc thành phố,

…) GV dựa vào hồ sơ HS và sự dặn dò từ tiết trước để giúp

HS trả lời câu hỏi.

- Giáo viên nhận xét, bổ sung.

KẾT LUẬN: “Thông qua bài hát vừa rồi, chúng ta thấy được quê hương, đất nước của bạn nhỏ trong bài thật là đẹp Và các con ạ, đất nước của chúng ta cũng xinh tươi y như đất nước của bạn nhỏ vậy đấy Để tìm hiểu về nơi chúng ta sinh sống có những điều tốt đẹp gì, cô mời các con đến với chủ đề của tiết học ngày hôm nay: “Nơi em sinh sống”.

* Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS.

* Tiêu chí đánh giá: HS nêu được địa điểm nơi sinh sống của mình.

-Giới thiệu được một cách đơn giản về quang cảnh làng xóm, đường phố thông qua tranh ảnh, video.

-Nhận biết được sự khác nhau

Trò chơi, Đàm thoại- Gợi mở.

- HS tham gia trò chơi mang tên:

- HS tham gia trò chơi.

- Lớp được chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 em.

- Mỗi nhóm nhận từ GV 1 bức tranh đã được cắt ra thành 6 mảnh Trong vòng 2 phút:

+Nhóm 1, 3, 5: ghép tranh về quang cảnh nông thôn.

+ Nhóm 2, 4, 6: ghép tranh về quang cảnh thành phố

-Phương pháp: Quan sát, Vấn đáp.

-Công cụ: Phiếu quan sát. cơ bản giữa thành thị và nông thôn.

- HS thảo luận nhóm để trả lời 2 câu hỏi sau khi ghép xong bức tranh:

“Em thấy gì trong tranh?

Theo em, tranh vẽ cảnh ở đâu?”

- Đại diện nhóm 1 trình bày bức tranh của mình

- Đại diện nhóm 2 trình bày bức tranh của mình

* Dự kiến câu trả lời của HS:

- HS thảo luận trả lời theo suy nghĩ của mình (nhà phố, cây cối, xe ô tô, con trâu, cây đa…)

- Các nhóm 3, 5 bổ sung ý kiến

- Các nhóm 4,6 bổ sung ý kiến.

+Tranh của nhóm 1, 3, 5 là quang cảnh ở nông thôn

+Tranh của nhóm 2, 4, 6 là quang cảnh ở thành phố.

- GV nêu câu hỏi gợi ý giúp HS nhận biết sự khác biệt giữa 2 quang cảnh:

“Các ngôi nhà ở thành phố và nông thôn khác nhau như thế nào? Đường phố ở nông thôn và thành phố khác nhau thế nào?”

* Dự kiến câu trả lời của HS: + Các ngôi nhà ở thành phố thì cao tầng, mọc san sát nhau.

+ Các ngôi nhà ở nông thôn thấp, đơn sơ, nằm xa nhau.

- GV kết luận: “Để các em thấy rõ hơn sự khác biệt giữa nông thôn và thành phố cô sẽ cho các em xem video” (2 phút)

* Video có nội dung về quang cảnh 2 nơi, đầu tiên là quang cảnh nông thôn, tiếp theo là cảnh quan đô thị.

=> Kết luận: “Quang cảnh nơi mỗi người sinh sống khác nhau, tuy nhiên ở đâu thì quang cảnh đó cũng thật gần gũi và thân quen Các em có thấy rằng quang cảnh nơi mình sinh sống thật quen thuộc và gần gũi không nào?”

* Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS.

* Tiêu chí đánh giá: HS phân biệt được cảnh quan giữa thành thị và nông thôn.

“Em là hướng dẫn viên”

-HS liên hệ và giới thiệu được quang cảnh nơi bản thân đang sinh sống.

-HS nhận biết được sự gắn kết cộng đồng tại địa phương nơi mình sinh sống.

-Hình thức: nhóm, cá nhân

Trò chơi, Trực quan, Đàm thoại – Gợi mở

- GV yêu cầu HS sử dụng tranh vẽ hoặc ảnh chụp làng xóm, khu phố nơi đang sinh sống đã chuẩn bị trước và đóng vai hướng dẫn viên du lịch, thảo luận nhóm đôi

“Giới thiệu quang cảnh nơi em ở”.

- HS tự giới thiệu tranh của mình.

- GV tổ chức cho HS đóng vai là Hướng dẫn viên để giới thiệu về quang cảnh nơi ở trước lớp và nhận xét Có thể đặt thêm các câu hỏi để gợi ý: “Nơi em ở có cảnh gì đẹp? Em thích nhất cảnh vật nào? Vì sao?”

- GV làm mẫu trước và hỗ trợ HS trả lời câu hỏi.

“Để cô làm mẫu trước cho các con nhé Xin chào các bạn, mình là hướng dẫn viên du lịch đây

Hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn về nơi mình sinh sống Đây là bức tranh của mình: gần

-Phương pháp: Đánh giá hồ sơ hoạt động, Quan sát, Vấn đáp.

-Công cụ: Phiếu quan sát. nhà mình có 1 công viên nhỏ để mọi người tập thể dục, ở đó có rất nhiều cây xanh Còn tấm hình này là chụp ở trước cửa nhà mình, nó có 1 cửa hàng tiện lợi và 1 tiệm rửa xe”.

*HS tham gia đóng vai 1 đến 4 bạn lên làm Hướng dẫn viên trước lớp.

*HS trả lời theo suy nghĩ của mình.

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có 4 HS, yêu cầu các nhóm quan sát 2 tranh (SGK TNXH lớp 1, trang 53-54) và trả lời câu hỏi:

“Người dân trong khu phố của bạn An đang làm gì?

Việc làm nào của họ thể hiện sự đoàn kết, gắn bó với nhau?”

*Dự kiến câu trả lời của HS:

- HS thảo luận theo nhóm 4 , trả lời:

(+Người dân đi dạo, tập thể dục, đánh cờ, đá cầu, đi chợ,…

+Tình cảm của mọi người đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau…)

- GV tổ chức cho 1 số nhóm lên chia sẻ.

- Các nhóm lắng nghe, nhận xét.

- GV rút ra kết luận.

* Kết luận: Người dân sinh sống trong khu phố đoàn kết, thương yêu nhau.

* Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của học sinh.

* Tiêu chí đánh giá: HS giới thiệu được nơi mình sinh sống

Thấy gắn bó và yêu quý nơi mình sinh sống.

“Cuộc sống hằng ngày tại địa phương nơi em sinh sống có gì?”

-HS biết làm những việc góp phần làm đẹp cảnh quan, môi trường nơi mình sinh sống.

-HS liên hệ và biết cách ứng xử với mọi người tại cộng đồng địa phương nơi mình sinh sống.

-HS bày tỏ được sự gắn bó của mình với nơi đang sinh sống.

-Hình thức: nhóm, cá nhân.

Trực quan, Đàm thoại – Gợi mở

- GV cho HS nêu những việc làm góp phần làm đẹp làng xóm và viết vào phiếu đánh giá của mình.

*Dự kiến câu trả lời của HS:

(nhặt rác, treo cờ trước cổng, trồng cây, dọn bờ rào, mở rộng lề đường…)

- GV gọi 5 đến 8 HS trả lời.

- HS còn lại lắng nghe, bổ sung.

- GV yêu cầu HS về quan sát cách ứng xử của người dân qua bức tranh.

*Dự kiến câu trả lời của HS:

(+Mọi người giúp đỡ nhau.

+Trẻ em chào người lớn.

+Các bạn chơi đùa cùng nhau.

-Phương pháp: Đánh giá sản phẩm hoạt động.

-Công cụ: Phiếu tự đánh giá

+Lễ phép với người lớn.)

- GV yêu cầu học sinh nhận xét các hành động trên và ghi Đ, S vào phiếu tự đánh giá.

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi, bày tỏ tình cảm và chia sẻ những việc đã làm để thể hiện sự gắn bó, đoàn kết đối với người dân nơi đang ở thông qua việc thảo luận :

“Em thích nhất điều gì ở nơi em ở? Vì sao?

Em đã làm gì để thể hiện sự gắn bó , đoàn kết đối với người dân xung quanh?”

*Dự kiến câu trả lời của HS:

(đông vui, có nhiều bạn tốt…., yêu thương, giúp đỡ,…)

- GV gọi 1 số HS trình bày

- GV rút ra kết luận.

* Kết luận: “Qua hoạt động vừa rồi cô nghĩ các em đã phần nào hiểu được tình cảm yêu quý, tôn trọng giúp đỡ lẫn nhau của người dân trong khu xóm nơi chúng ta đang sinh sống, và cảm thấy gắn bó với nơi em ở hơn đúng không nào? Và chúng ta cũng đã tìm hiểu được một số việc làm để thể hiện sự gắn bó, đoàn kết đối với mọi người dân xung quanh, cô hi vọng các em sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa nhé!”

* Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của học sinh, phiếu học tập của học sinh.

* Tiêu chí đánh giá: HS nêu được những việc làm có ích cho cộng đồng địa phương Nhận biết được cách hành xử đúng đắn với mọi người.

-HS biết làm những việc thể hiện tình cảm yêu

-Hình thức: nhóm, cá nhân.

- GV chia nhóm đôi, cho HS nêu những việc em hoặc gia đình đã làm và sẽ làm để thể hiện tình cảm của bản thân đối với những người nơi em sinh sống.

-Phương pháp: Vấn đáp, Đánh giá hồ sơ hoạt động. giao lưu

“Em yêu nơi ở của em” (15 phút) quý, gắn bó đối với cộng đồng địa phương nơi mình sinh sống

(cảnh quan, con người…) pháp: Đàm thoại – Gợi mở

“Em hoặc gia đình em đã làm gì cho làng xóm nơi em ở? Việc đó mang lại lợi ích gì cho cộng đồng?”

*Dự kiến câu trả lời của HS:

+ HS nêu được một số việc làm đóng góp cho cộng đồng

(Em nhặt rác để môi trường sạch sẽ, ba mẹ của em đã làm cỏ đường đi để đường đi thông thoáng, sạch đẹp…)

+ HS nêu được lợi ích từ việc làm đó

(làm cho địa phương ngày càng tươi đẹp và phát triển…)

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV lắng nghe, nhận xét.

- GV cho HS tìm hiểu thêm những việc làm phù hợp để thề hiện sự gắn bó, đoàn kết đối với người dân nơi đang sinh sống.

*Dự kiến câu trả lời của HS: Sưu tầm, hỏi ý kiến người thân theo gợi ý (đóng tiền xây dựng cơ sở vật chất, lao động công ích…)

- GV cho HS viết lại vào phiếu đánh giá 1 tình huống thể hiện cách ứng xử của mình với mọi người tại nơi mình đang ở, từ đó rút ra bài học cho bản thân.

- GV quan sát, gợi ý cho từng HS.

*Dự kiến câu trả lời của HS:

- HS trả lời theo phiếu đánh giá

- GV cho HS về nhà tự vẽ tranh mô tả hoạt động xây dựng và bảo vệ nơi mình sinh sống và nộp vào tiết học sau.

(gợi ý: tranh vẽ em và bạn đang tưới cây, em đang chào hỏi mọi người, em nhặt rác rơi trên đường…).

- GV nhận xét ở tiết học sau.

-Công cụ: Phiếu tự đánh giá.

Kết luận: “Như vậy chúng ta thấy, cộng đồng nơi chúng ta sinh sống đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống Ở đó chúng ta có người thân, bạn bè, hàng xóm láng giềng, những người mà chúng ta yêu thương.

Hơn thế nữa, đó là có cảnh sắc tươi đẹp, nơi giúp chúng ta vui chơi, thư giãn, giải trí bên những người mình yêu quý Mỗi chúng ta cần làm được những việc làm bổ ích để góp phần xây dựng địa phương nơi mình sinh sống Các con cần phải làm tốt và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện”.

*Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của học sinh, phiếu học tập của học sinh.

*Tiêu chí đánh giá: HS làm được những việc làm bổ ích cho cộng đồng Biết nhận lỗi và sửa sai đối với những hành vi chưa đúng đắn

4 Chi tiết công cụ đánh giá: a) Công cụ 1: Phiếu quan sát (hoạt động khởi động)

1 HS tham gia trình bày bài hát

2 HS nêu được địa chỉ nơi mình đanh sinh sống b) Công cụ 2: Phiếu quan sát (hoạt động khám phá 1 và 2)

1 Thái độ của học sinh khi tham gia trò chơi?

2 HS trả lời được câu hỏi trong trò chơi?

 Không c) Công cụ 3: Phiếu tự đánh giá (hoạt đông luyện tập)

Việc làm của em góp phần làm đẹp làng xóm

Hành động sai ghi S vào mỗi bức tranh sau: d) Công cụ 4: Phiếu tự đánh giá (hoạt động vận dụng)

*Thông qua bài học này, em thấy cách ứng xử đó của mình đã:

*Bài học từ cách ứng xử đó:

Em được khen ngợi và sẽ tiếp tục phát huy

Em bị nhắc nhở và sẽ không bao giờ ứng xử như vậy nữa.

CHỦ ĐỀ: EM TỰ CHĂM SÓC VÀ PHỤC VỤ BẢN THÂN

Họ và tên: Nguyễn Vũ Hoàng Quyên

Nội dung: Hoạt động hướng vào bản thân (Hoạt động rèn luyện bản thân)

Phương thức tổ chức: Thể nghiệm, tương tác

Loại hình hoạt động: Sinh hoạt lớp theo chủ đề Địa điểm tổ chức: Lớp 2A

Phần 1: Tổng kết tuần vừa qua:

- Tổng kết hoạt động tuần.

- Phổ biến kế hoạch tuần tiếp theo.

Phần 2: Sinh hoạt lớp theo chủ đề:

1) Mục tiêu: Sau khi học xong chủ đề: Em tự chăm sóc và phục vụ bản thân, học sinh có: a) Phẩm chất: Trách nhiệm

Học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh, chăm sóc sức khỏe. b) Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác

Hiểu được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm sau khi được hướng dẫn, phân công. c) Năng lực đặc thù: Năng lực thích ứng với cuộc sống

- Nhận biết được việc tự phục vụ.

- Kể được những việc cần làm để tự phục vụ bản thân.

- Nêu được cách làm những việc tự phục vụ bản thân.

- Thực hiện được một số một số công việc tự phục vụ phù hợp với lứa tuổi.

2) Nội dung chủ đề (tên nội dung hoạt động của chủ đề):

2.1 Trò chơi “Tiêu diệt vi khuẩn” (10 phút)

2.2 Câu chuyện: Bạn nhỏ hay gọi “Mẹ ơi” (10 phút)

2.3 Chương trình giao lưu “Tớ kể bạn nghe” (15 phút)

2.4 Em làm công việc nhà (15 phút)

2.5 Sự chuẩn bị khi đến trường của em (15 phút)

Hoạt Mục Hình Cách thức thực hiện Phương động tiêu thức, phương pháp pháp, công cụ kiểm tra đánh giá 1.HĐ

-Tạo không khí vui tươi, kết nối với bài học.

-HS có ý thức giữ gìn vệ sinh, chăm sóc sức khỏe.

Trò chơi, Đàm thoại- Gợi mở

- GV chia lớp thành 5 nhóm

- GV chiếu lên màn hình trò chơi và phổ biến luật chơi:

+ Trên màn hình là 5 con vi khuẩn tương ứng với 5 câu hỏi được giấu trong đó.

+ Mỗi nhóm sẽ chọn một con vi khuẩn, sau đó quan sát, thảo luận và đại diện nhóm đứng lên nói câu trả lời của nhóm mình.

+ Nhóm có câu trả lời đúng sẽ tiêu diệt được con vi khuẩn đó.

Mô tả câu hỏi trong trò chơi:

- Công cụ: Phiếu quan sát.

- Các nhóm đưa ra câu trả lời cho từng câu hỏi.

- Nhóm HS khác đồng tình hay không đồng tình.

- GV nhận xét, tổng hợp và kết luận.

KẾT LUẬN: Qua trò chơi vừa rồi, cô thấy các con tiêu diệt rất tốt các con vi khuẩn xấu tính Thông qua đó thì lớp chúng ta đã biết được những việc làm để giữ gìn vệ sinh và chăm sóc sức khỏe cá nhân như là đánh răng đúng cách, rửa tay thường xuyên, dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong…Và đó là nhiệm vụ của mỗi cá nhân Vì vậy các con phải luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân để từ đó có một cơ thể thật khỏe mạnh nha

* Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS.

* Tiêu chí đánh giá: HS tích cực tham gia trò chơi và chọn đúng đáp án.

Nhận biết được việc tự phục vụ.

Trực quan, Đàm thoại - Gợi mở.

- GV kể câu chuyện về Bạn nhỏ hay gọi “Mẹ ơi”.

- HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi của GV: “Em có nhận xét gì về bạn nhỏ trong câu chuyện trên? Em có lời khuyên gì cho bạn ấy?”

- GV gợi mở cho HS khi gặp khó khăn: “Bạn nhỏ làm như vậy là nên hay không nên? Vì sao? Nếu em là bạn nhỏ thì em sẽ làm gì?”

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, bổ sung, tổng hợp.

*Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS

KẾT LUẬN: Qua câu chuyện vừa rồi, lớp chúng ta thấy được bạn nhỏ không có ý thức tự phục vụ bản thân, việc gì cũng làm phiền đến mẹ Đây là một việc làm không tốt Vì vậy, các con hãy cố gắng tự làm những việc vừa sức của mình Thì khi đó các con sẽ trở nên tự lập hơn.

- Phương pháp: Quan sát, Vấn đáp.

- Công cụ: Phiếu quan sát.

- Kể được những việc cần làm để tự phục vụ bản thân.

- Phương pháp: Đàm thoại – Gợi mở

- GV chia lớp thành 5 nhóm và phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập.

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV: “Trong thời gian 5 phút, các con hãy thảo luận nhóm và chia sẻ với nhau những việc tự phục vụ bản thân mà các con có thể làm được ở nhà, ở trường Sau đó, các con hãy điền vào phiếu học

- Phương pháp: Đánh giá sản phẩm hoạt động.

- Công cụ:Phiếu học tập.

- Hiểu được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm sau khi được hướng dẫn, phân công. tập cô đã phát cho các con.”

*Dự kiến câu trả lời của HS: tự vệ sinh cá nhân, tự mặc quần áo, buộc dây giày, dọn mâm cơm, dọn dẹp bàn học, chải tóc, cột tóc, lấy chén ăn cơm, gấp quần áo, gấp chăn khi ngủ dậy, tự chuẩn bị sách vở đi học…

- HS đại diện nhóm chia sẻ những việc tự phục vụ và chăm sóc bản thân mà nhóm mình có.

- HS nhóm khác đồng tình hay không đồng tình, bổ sung (nếu có).

- HS trả lời câu hỏi của GV: “Sau khi con tự làm những việc đó thì con cảm thấy thế nào? Thái độ của người thân khi thấy con làm việc đó?”

- GV gợi mở cho HS: “Con có thấy vui không? Con thấy mình có nên tiếp tục làm những việc đó nữa không? Khi người thân thấy con làm việc đó thì có vui không, có khuyến khích con tiếp tục làm việc đó không?”

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, bổ sung, kết luận.

KẾT LUẬN: Thông qua hoạt động vừa rồi, cô thấy lớp chúng ta rất là giỏi Các con đã làm được những việc tự phục vụ bản thân như là vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, gấp quần áo, dọn dẹp bàn học của mình…Cô mong rằng các con sẽ tiếp tụ duy trì những việc làm đó để trở nên tự lập hơn.

* Dự kiến sản phẩm: Phiếu học tập,

Câu trả lời của HS.

* Tiêu chí đánh giá: HS nêu được các công việc tự phục vụ phù hợp với lứa tuổi bản thân đã thực hiện được.

Em làm công việc nhà

Nêu được cách làm những việc tự phục vụ bản thân.

Trực quan, Đàm thoại – Gợi mở

- GV chuẩn bị 6 bức tranh mô tả cách thực hiện một số công việc nhà (thu dọn quần áo, dọn dẹp nhà cửa).

- GV dán 6 bức tranh lên bảng, chia lớp thành 5 nhóm.

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV: “Các con hãy quan sát tranh trên bảng, thảo luận nhóm để tìm cách sắp xếp các tranh theo đúng thứ tự của các công việc Sau thời gian 5 phút, đại diện nhóm sẽ nói cho cô và các bạn nghe cách sắp xếp của nhóm mình”

- GV quan sát và giúp đỡ HS gặp khó khăn.

- HS nhóm khác đồng tình hay không đồng tình.

- GV nhận xét, bổ sung, tổng hợp.

- GV kết luận: “Để thu dọn quần áo thì đầu tiên các con phải phân loại quần áo, sau đó gấp quần áo và cuối cùng là xếp quần áo vào đúng nơi quy định Còn đối với việc dọn dẹp nhà cửa thì các con phải cất đồ gọn gàng, tiếp đến là

- Phương pháp: Đánh giá hồ sơ hoạt động.

- Công cụ:Phiếu tự đánh giá. lau bụi trên bàn, ghế, cửa, sau đó quét nhà và cuối cùng là lau nhà.”

- HS trả lời câu hỏi của GV:

“Ngoài việc thu dọn quần áo và dọn dẹp nhà cửa thì các con hãy chia sẻ cho cô và lớp mình nghe về các bước làm một công việc nhà khác mà con biết Chẳng hạn như là sau khi chơi đồ chơi xong thì con sẽ làm gì hay khi học bài xong thì con sẽ dọn dẹp bàn học như thế nào”

- GV hướng dẫn, gợi mở cho HS khi gặp khó khăn.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét bổ sung, tổng hợp.

- GV phát cho HS phiếu tự đánh giá.

KẾT LUẬN: “Các con hãy cố gắng giúp đỡ bố mẹ bằng những công việc nhà vừa với sức của mình như là tự gấp quần áo, dọn dẹp bàn học, dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong…”

*Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của

*Tiêu chí đánh giá: HS nêu được các bước thực hiện việc tự phục vụ bản thân như là thu dọn quần áo, dọn dẹp nhà cửa.

Sự chuẩn bị khi đến trường của em

Thực hiện được một số một số công việc tự phục vụ phù hợp với lứa

- GV chia lớp thành 5 nhóm và phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập.

CHỦ ĐỀ: EM VÀ NGHỀ NGHIỆP THỜI LƯỢNG: 6 TIẾT

Họ và tên: Nguyễn Vương Phương Thảo

Nội dung: Hoạt động tìm hiểu về nghề nghiệp.

Loại hình: Hoạt động giáo dục theo chủ đề.

Phương thức tổ chức: Thể nghiệm, tương tác, nghiên cứu, khám phá. Địa điểm tổ chức: Lớp 3A và Kizciti.

Sau khi học xong chủ đề này, học sinh có: a Phẩm chất chủ yếu:

- Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động học tập theo nhóm.

- Trách nhiệm: Tự giác thực hiện nghiêm túc các quy định và giữ vệ sinh chung ở nơi công cộng. b Năng lực chung: Tự chủ và tự học

- Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân; biết chia sẻ tình cảm, cảm xúc của bản thân với người khác. c Năng lực đặc thù: Năng lực định hướng nghề nghiệp:

- Kể tên được một số đức tính cần có của người lao động trong nghề nghiệp mà mình yêu thích.

- Nhận ra được một số đức tính của bản thân liên quan đến nghề yêu thích.

2 Nội dung chủ đề (tên nội dung hoạt động của chủ đề)

2.1 Trò chơi “Ông lão đánh cá” (10 phút)

2.2 Hoạt động “Tìm hiểu nghề nghiệp em thích” (12 phút)

2.3 Giao lưu “Bạn kể tôi nghe – Bạn nghe tôi kể” (13 phút)

2.4 Chuyến tham quan ngoại khóa “Thử thách 1 ngày trải nghiệm nghề nghiệp em yêu” tại Kizciti (từ 7h00 – 11h00 ngày 20/6/2021)

- Giáo viên chuẩn bị file ppt trò chơi “Ông lão đánh cá”.

- Giáo viên chuẩn bị video clip: https://www.youtube.com/watch? v=lIt_2mmFb4c&t9s

- Giáo viên chuẩn bị phiếu khảo sát cho tất cả HS trong lớp.

N ghề nghi ệp yêu thíc h của bạn là gì? Đối với những đức tính đã học ở hoạt động trên, bạn thấy đức tính nào của bản thân liên quan đến nghề nghiệp yêu thích của bạn?

3.4 Hoạt động vận dụng: a) Giáo viên:

Tìm kiếm địa điểm, thời gian, truyền thông, các dịch vụ cho chuyến đi, b) Học sinh:

Chuẩn bị một số vật dụng cá nhân cần thiết khi tham gia ngoại khóa.

Phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá

-Tạo không khí vui tươi và kết nối với bài học.

-Củng cố kiến thức đã học về nghề

-Phương pháp: trực quan, trò chơi.

-Hình thức: làm việc nhóm.

-GV chia lớp thành 6 nhóm

- GV chiếu lên màn hình trò chơi và phổ biến luật chơi:

+ Hôm nay cô cùng các con sẽ về quê bắt cá cùng ông lão qua trò chơi “Ông lão bắt cá” nha.

+ Trên màn hình là 6 loài vật tương ứng với 6 câu hỏi được giấu trong đó, mỗi loài vật sẽ chứa một đặc điểm nổi bật của một ngành nghề quen thuộc các con thường gặp hiện nay.

- Công cụ: Bảng ghi chép của GV. nghiệp của HS.

-Tích cực tham gia các hoạt động học tập theo nhóm.

+ Các nhóm sẽ tuần tự chọn cho nhóm mình 1 loài vật, cùng quan sát bức tranh được ẩn chứa trong loài vật đó và đoán xem “Đây là nghề nghiệp gì?”.

+ Nhóm có câu trả lời đúng sẽ được nhận 1 bông hoa tích cực.

+ Nhóm có câu trả lời sai thì các nhóm khác có thể giành quyền trả lời và nhận về cho nhóm 1 bông hoa tích cực.

- Các nhóm HS lần lượt chọn loài vật và đoán tên nghề nghiệp.

(Dự kiến câu trả lời: bác sĩ, giáo viên, lao công, công an, người bán hàng, ca sĩ…)

-GV nhận xét, tổng hợp và kết luận.

KẾT LUẬN: Qua trò chơi “Ông lão đánh cá”, các con đã được hóa thân thành người đánh bắt cá, đồng thời cũng được gợi nhớ lại một số đặc điểm gắn liền với các nghề nghiệp quen thuộc ấy.

*Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS.

*Tiêu chí đánh giá: HS nhận biết được một số ngành nghề thường gặp và các đặc điểm nổi bật gắn liền với ngành nghề đó.

- Kể tên được một số đức tính cần có của người lao động

-Hình thức: làm việc nhóm.

- GV chiếu video giới thiệu các nghề nghiệp “Bé Nhận Biết Thế Giới Xung Quanh - Nghề

- GV gợi ý cho HS tìm cho mình nghề nghiệp yêu thích.

+ Nghề nghiệp yêu thích của em.

+ Những đức tính cần có của

Phương pháp:Quan sát.Công cụ: Phiếu bài tập. em thích) trong nghề nghiệp mà mình yêu thích. người lao động trong nghề nghiệp mà em yêu thích

- HS viết về nghề nghiệp yêu thích của bản thân vào phiếu bài tập thông qua các gợi ý đã cho trong phiếu.

- GV hướng dẫn HS hoàn thành phiếu bài tập.

- HS hoàn thành phiếu bài tập.

KẾT LUẬN: Mỗi HS có nghề nghiệp yêu thích khác nhau và những người lao động trong nghề nghiệp đó cần có những đức tính như chăm chỉ, dũng cảm, trung thực, thương người, kiên nhẫn, cẩn thận, …

*Dự kiến sản phẩm: Phiếu bài tập.

*Tiêu chí đánh giá: HS kể tên được một số đức tính cần có của người lao động trong nghề nghiệp mà em yêu thích.

- Nhận ra được một số đức tính của bản thân liên quan đến nghề yêu thích.

-Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc

Hình thức: điều tra, khảo sát.

- GV phát cho mỗi HS phiếu khảo sát.

- Trong vòng 7 phút, các em sẽ bày tỏ nghề nghiệp yêu thích của bản thân và những đức tính cần có của nghề nghiệp đó, đồng thời khảo sát bạn học bất kỳ trong lớp để thu thập thông tin về nghề nghiệp yêu thích và một số đức tính cần có của nghề nghiệp mà bạn học yêu thích

- Thời gian khảo sát bắt đầu.

- HS thực hiện khảo sát.

- Sau 7 phút, GV thu lại phiếu khảo sát GV sẽ mời một số HS khảo sát được nhiều bạn học nhất lên bục giảng, trình bày về nghề nghiệp yêu thích và đức tính năng

Công cụ: Bảng ghi chép của GV. của bản thân về nghề nghiệp yêu thích; biết chia sẻ tình cảm, cảm xúc của bản thân về nghề nghiệp yêu thích với người khác lực cần của nghề nghiệp đó.

- GV nhận xét, tổng hợp và kết luận

*Dự kiến sản phẩm: Phiếu khảo sát và câu trả lời của HS.

*Tiêu chí đánh giá:HS bộc lộ được cảm xúc của bản thân về nghề nghiệp yêu thích qua việc nói chuyện với các bạn học về nghề nghiệp yêu thích của mình.

(Chuyến tham qua ngoại khóa

“Thử thách 1 ngày trải nghiệm nghề nghiệp em yêu”)

-Tự giác thực hiện nghiêm túc các quy định và giữ vệ sinh chung ở nơi công cộng.

-Nhận ra được một số đức tính của bản thân liên quan đến

Chuyến tham quan ngoại khóa

“Thử thách 1 ngày trải nghiệm nghề nghiệp em yêu” tại Kizciti ngày 20/6/2021 lịch trình như sau:

-7h00: HS có mặt tại trường.

-7h30: Xe và HDV đón HS tại trường và khởi hành đến Kizciti – thành phố hướng nghiệp.

-8h00:HS đặt chân đến Kizciti và bắt đầu thăm quan, tham gia các trò chơi tại Kizciti. Đầu tiên, HS sẽ được tìm hiểu về quy trình trở thành công dân của thành phố.

+ Quy trình: Khi vào thành phố các con cần đi tìm việc làm, phải lao động để nhận lương là đồng

Phương pháp: Đánh giá hồ sơ hoạt động.

Công cụ: Bảng ghi chép. nghề yêu thích.

Kizo Với những đồng Kizo nhận được, các con có thể tham gia các hoạt động giải trí như xem phim 3D, ăn kem, đi chăm sóc sắc đẹp Bên cạnh đó, các con còn được học cách tiết kiệm Kizo để học các ngành nghề bổ ích cho tương lai như học làm phi công, tiếp viên hàng không, ảo thuật, thiết kế thời trang

Sau khi được phổ biến quy trình trở thành công dân của thành phố,

HS sẽ bắt đầu hóa thân thành công dân của thành phố Kiz, và trải nghiệm các mô hình nghề nghiệp mà các em thích

-9h30: HS nghỉ ngơi, ăn xế.

-10h00: HS tiếp tục trải nghiệm thành phố Kizciti.

Trước khi ra về, các con sẽ gửi tiết kiệm tại ngân hàng, được hưởng lãi suất để có nhiều Kizo và tham gia các hoạt động từ thiện hay Đấu giá bằng Kizo, Làm chủ đồng Kizo định kỳ.

-11h00: HS tập trung ra xe để về trường dùng cơm trưa và nghỉ ngơi, kết thúc chuyến tham quan ngoại khóa “Thử thách 1 ngày trải nghiệm nghề nghiệp em yêu” tại Kizciti.

*Dự kiến sản phẩm: Bài thu hoạch nhỏ.

*Tiêu chí đánh giá: HS có hứng thú tìm hiểu về nghề nghiệp và nhận ra một số đức tính của bản thân liên quan đến nghề yêu thích.

5 Chi tiết công cụ đánh giá:

5.1 Công cụ 1: Bảng ghi chép (hoạt động 1)

Bảng ghi chép của GV theo nhóm HS

Hứng thú đối với trò chơi

Tích cực tham gia trò chơi

Kỷ luật khi tham gia trò chơi

5.2 Công cụ 2: Phiếu bài tập (hoạt động 2)

Nghề nghiệp em yêu thích

Những đức tính cần có của người lao động trong nghề nghiệp mà em yêu thích

5.3 Công cụ 3: Bảng ghi chép (hoạt động 3)

Bảng ghi chép của GV

C hưa hoàn thàn h Nhận biết được nghề nghiệp em yêu thích

Kể tên được một số đức tính cần có của ngành nghề em yêu thích

Nêu lên được một số đức tính của bản thân liên quan đến ngành nghề em yêu thích

5.4 Công cụ 4: Bảng ghi chép (hoạt động 4)

Em hãy nêu cảm nghĩ của mình sau chuyến đi tham quan ngoại khóa “Thử thách 1 ngày trải nghiệm nghề nghiệp em yêu” bằng 1 đoạn văn ngắn ( từ 5- 7 câu).

Gợi ý: Nghề nghiệp em yêu là gì? Sau khi được trải nghiệm nghề nghiệp em yêu, em cảm thấy thế nào? Theo em, có những đức tính nào của bản thân liên quan đến nghề nghiệp em yêu thích.

CHỦ ĐỀ: CẢNH ĐẸP QUANH EM THỜI LƯỢNG: 4 TIẾT

Họ và tên: Trương Nguyễn Thành Sơn

Nội dung: Hoạt động tìm hiểu và bảo vệ môi trường.

Loại hình: Hoạt động GD theo chủ đề.

Phương thức tổ chức: Khám phá. Địa điểm tổ chức: Lớp 3A.

CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG XANH - LỚP SẠCH

Họ và tên: Nguyễn Ái My

Nội dung: Hoạt động tìm hiểu và bảo vệ môi trường

Phương thức tổ chức: Thể nghiệm, tương tác, cống hiến

Loại hình hoạt động: Hoạt động GD theo chủ đề. Địa điểm tổ chức: Lớp 4A

1 Mục tiêu: a Phẩm chất: Trách nhiệm

- Giữ gìn trường, lớp xanh, sạch, đẹp thông qua việc dọn vệ sinh. b Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác

- Giúp HS hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc sử dụng ngôn ngữ nói lên nhận xét, suy nghĩ của bản thân, biết phối hợp với các bạn trong nhóm, trong lớp để thực hiện các hoạt động và giải quyết vấn đề. c Năng lực đặc thù:

- Tìm hiểu được thực trạng vệ sinh trường, lớp.

- Kể tên được những việc cần làm để giữ gìn vệ sinh trường, lớp.

- Thực hiện được những việc làm để giữ gìn vệ sinh trường, lớp.

- Năng lực thích ứng với cuộc sống thể hiện qua việc HS đề xuất được những cách giải quyết khác nhau cho cùng một vấn đề.

- Năng lực tổ chức và thiết kế hoạt động thông qua việc HS nêu được ý nghĩa của hoạt động vệ sinh trường, lớp đối với cá nhân và tập thể.

2 Nội dung chủ đề (tên nội dung hoạt động của chủ đề)

2.1 Hoạt động “Thám tử nhí” (15 phút)

2.2 Cuộc thi “Chung sức” (10 phút)

2.3 Hoạt động “ Xử lý tình huống” (10 phút)

2.4 Hoạt động “Sức mạnh tập thể” (35 phút)

- Phiếu học tập, phiếu đánh giá cá nhân b Học sinh:

- Khẩu trang, giẻ lau, chổi, đồ hốt rác

Cách thức thực hiện Phương pháp, công cụ kiểm tra, đánh giá

-Tạo không khí vui tươi và kết nối với bài học.

-Nêu được thực trạng vệ sinh môi trường xung quanh.

-Hình thức: làm việc nhóm.

- GV chia lớp thành 6 nhóm.

- GV chuẩn bị phiếu học tập “Thám tử nhí” cho mỗi nhóm, các nhóm sẽ quan sát nơi được yêu cầu trong phiếu và ghi nhận xét vào phiếu.

- GV hướng dẫn các nhóm đưa ra nhận xét thông qua các câu hỏi gợi mở.

- Sau đó GV phát cho các nhóm, yêu cầu các nhóm thực hiện và nộp lại trong thời gian 10 phút.

- Nhóm hoàn thành nhanh và đúng nhất trong thời gian quy định sẽ nhận được một phần quà.

- Các nhóm nộp lại phiếu học tập, GV: “Sau khi xem kết quả quan sát của các nhóm, cô thấy lớp mình có rất nhiều thám tử tài ba Vậy lớp chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ kết quả mà các con quan sát được nhé.”

- GV gợi mở cho các em chia sẻ như là: “Vì sao các con có nhận xét là nơi các con quan sát là sạch sẽ hay chưa sạch sẽ?”

- Dựa vào kết quả của phiếu học tập, GV nhận xét, tổng kết và kết

- Phương pháp: đánh giá hồ sơ hoạt động.

- Công cụ: phiếu học tập luận.

KẾT LUẬN: “Sau khi các con quan sát môi trường ở xung quanh mình, các con đã phần nào nhận biết được thực trạng vệ sinh của môi trường Vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm ra những việc cần làm để giữ gìn môi trường học tập và vui chơi xanh, sạch đẹp”.

* Dự kiến sản phẩm: Phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Tiêu chí đánh giá: nhận xét được tình trạng môi trường quan sát, HS tham gia hoạt động tích cực.

-Nêu được những việc cần làm để giữ gìn vệ sinh trường, lớp

-Phương pháp: trò chơi, đàm thoại.

-Hình thức: làm việc nhóm, cá nhân

-GV chia lớp thành 6 nhóm.

-GV phát cho mỗi nhóm một bảng con và phổ biến luật chơi:

+ Các nhóm sẽ trả lời câu hỏi:

“Hãy nêu những việc cần làm để giữ gìn vệ sinh trường, lớp”.

+ Các nhóm ghi câu trả lời của nhóm mình lên bảng con trong thời gian 3 phút.

+ Sau khi kết thúc thời gian, GV treo bảng con của các nhóm lên bảng.

+ GV mời đại diên nhóm lên trình bày, các nhóm khác đồng tình hay không đồng tình.

+ Nhóm nào có nhiều câu trả lời chính xác nhất sẽ giành chiến thắng.

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

(Dự kiến câu trả lời: Quét dọn, vệ sinh lớp học; lau bảng, dọn dẹp sắp

Công cụ: phiếu đánh giá theo tiêu chí xếp ngăn nắp hộc bàn; bỏ rác đúng nơi quy định…)

- Nhóm HS nhận xét bổ sung

- HS trả lời câu hỏi của GV: “Em hãy nêu ý nghĩa của việc giữ gìn trường lớp sạch, đẹp”.

(Dự kiến câu trả lời: Có lợi cho sức khỏe; giúp em học tập tốt hơn; thể hiện lòng yêu trường, lớp…)

- HS đưa ra nhận xét và bổ sung.

- GV tổng hợp, nhận xét và kết luận.

KẾT LUẬN: “Sau khi các con nêu được những việc cần làm để giữ gìn vệ sinh trường, lớp như vệ sinh lớp học, bỏ rác đúng nơi quy định và ý nghĩa của những việc làm đó

Các con hãy cố gắng thực hiện những hành động đó thường xuyên để tạo thành những thói quen tốt, có ích cho cá nhân và tập thể”.

*Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS.

*Tiêu chí đánh giá: HS nêu được ý nghĩa của việc giữ gìn vệ sinh, HS tham gia hoạt động tích cực

- HS đề xuất được những cách giải quyết khác nhau cho

Phương pháp: đàm thoại gợi mở, trực quan.

Hình thức: làm việc nhóm.

- GV chia lớp thành 4 nhóm.

- GV chiếu cho HS xem hai clip tình huống:

+HS vứt rác bừa bãi.

+HS đang vệ sinh lớp học.

- HS trả lời câu hỏi của GV:

“+Em thấy hành động của bạn nhỏ

Phương pháp: đánh giá hồ sơ hoạt động.Công cụ: phiếu cùng một vấn đề. trong clip là tốt hay xấu?

+Nếu em là bạn nhỏ thì em có thực hiện hành động đó không? Vì sao?

+Nếu không thì em sẽ làm gì?”

- GV mời đại diện từng nhóm lên trình bày câu trả lời.

- HS nhận xét và bổ sung.

- GV tổng hợp, nhận xét và kết luận.

KẾT LUẬN: “Việc giữ gìn vệ sinh trường, lớp là nhiệm vụ của mỗi cá nhân Điều đó giúp chúng ta có thể sinh hoạt và học tập trong môi trường trong lành Vì vậy các em cần phải giữ gìn trường, lớp sạch sẽ”.

*Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS.

*Tiêu chí đánh giá:giải quyết được tình huống, mức độ sáng tạo, HS tham gia hoạt động tích cực. đánh giá theo tiêu chí

-Thực hiện được những việc làm để giữ gìn vệ sinh trường, lớp.

Phương pháp: thực hành luyện tập

Hình thức: cá nhân, làm việc nhóm

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV: “Các em hãy sắp xếp lại đồ dùng cá nhân, đồ dùng học tập của mình ở lớp”

- GV đi quan sát và giúp đỡ nếu HS gặp khó khăn

- Sau khi HS hoàn thành yêu cầu

GV chia lớp thành 4 nhóm

- GV lần lượt phân công cho công việc cho các nhóm:

+Nhóm 1: Quét phòng học +Nhóm 2, nhóm 3: lau bảng, lau

Công cụ: bảng kiểm bàn ghế

- GV yêu cầu HS lấy các đồ vật đã được dặn chuẩn bị trước buổi học: khẩu trang, chổi, giẻ lau, đồ hốt rác.

- GV giao cho HS chuẩn bị đồ vật theo nhóm:

+Nhóm 1: khẩu trang, chổi, đồ hốt rác.

+Nhóm 2,3,4: khẩu trang, giẻ lau.

- GV hướng dẫn HS thực hiện: +Nơi lấy dụng cụ dọn dẹp.

+Hướng dẫn HS cách lau bảng, lau cửa sổ.

- GV đi quan sát xung quanh và giúp đỡ nếu HS gặp khó khăn.

- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ GV yêu cầu HS: “Các em hãy trình bày cảm nhận của bản thân về lớp học sau khi được vệ sinh”.

- GV tổng hợp, nhận xét và kết luận

KẾT LUẬN: “Cô có lời khen dành cho lớp chúng ta, các em đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ cá nhân và nhiệm vụ nhóm Với sự chung sức của các em lớp học đã trở nên sạch sẽ hơn Vì vậy các em hãy giữ gìn trường, lớp xanh, sạch, đẹp để có một môi trường học tập và sinh hoạt tốt”.

*Dự kiến sản phẩm: nơi HS đã vệ sinh, câu trả lời của HS

*Tiêu chí đánh giá: thực hiện được việc vệ sinh lớp học, HS nêu được cảm nhận sau khi vệ sinh lớp học.

5 Chi tiết công cụ đánh giá:

5.1 Công cụ: Phiếu học tập (hoạt dộng 1)

THÁM TỬ NHÍ Đánh dấu X vào ô tương ứng.

Sạch sẽ Chưa sạch sẽ

5.2 Công cụ: Bảng tự đánh giá của học sinh (hoạt động 2) Đánh dấu X vào ô tương ứng.

1.Em có thích trò chơi này không?

2.Em có nêu được nhiều ý kiến không ?

3 Em thấy bản thân có tham gia trò chơi tích cực không ?

5.3 Công cụ: Phiếu đánh giá của giáo viên (hoạt động 3)

Tiêu chí đánh giá Nhóm

-Học sinh giải quyết được tình huống

-Học sinh có sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề

-Học sinh tích cực tham gia hoạt động

5.4 Công cụ: Bảng kiểm của giáo viên (hoạt động 4)

TT Các vật dụng Có Không

TÊN CHỦ ĐỀ: TRI ÂN THẦY CÔ

Họ và tên: Trương Hoàng Phúc

Nội dung: Hoạt động xây dựng nhà trường.

Loại hình: Sinh hoạt dưới cờ theo chủ đề.

Phương thức tổ chức: Thể nghiệm, tương tác. Địa điểm tổ chức: Sân trường Tiểu học Nguyễn Trung Ngạn.

Sau khi học xong bài này, học sinh có:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia các hoạt động chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

- Giúp HS khắc sâu tình nghĩa thầy cô trò và công ơn đối với thầy cô giáo.

- Chia sẻ việc đã làm thể hiện sự tôn trọng, yêu thương đối với thầy cô giáo.

- HS viết được những suy nghĩ, tình cảm của mình dành cho giáo viên.

- Hiểu được ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 là tri ân thầy cô giáo.

- Nhân ái: HS luôn có thái độ tôn trọng, quý mến, biết ơn thầy cô giáo.

II Nội dung chủ đề (tên nội dung hoạt động của chủ đề)

2.1 Hoạt động “Chào cờ” (5 phút)

2.2 Hoạt động “Chiếc hộp bí ẩn” (10 phút)

2.3 Hoạt động: “Người mẹ hiền” (15 phút)

2.4 Hoạt động “Nhớ ơn thầy cô” (10 phút)

2.5 Hoạt động “Tấm thiệp kỉ niệm” (10 phút)

- Âm thanh, trống Đội, cờ chi – liên đội.

- Bản điểm thi đua và nội quy học sinh.

- Nhận xét của TPT, BGH về hoạt động tuần qua.

- Kế hoạch công tác tuần (tháng) của Liên đội và nhà trường tuần tới.

- Bàn ghế cho giáo viên ngồi dự chào cờ.

-5 chiếc chìa khóa và 5 chiếc rương đồ chơi, 5 phần quà.

- Tấm thiệp, bút cho mỗi HS.

- Các vật dụng cho việc diễn kịch.

2 Tổ chức: Sinh hoạt dưới cờ, toàn thể HS, GVCN, GVBM, BGH tham gia, người phụ trách chào cờ (MC).

- Địa điểm: sân trường được dọn dẹp sạch sẽ.

- Thời gian: tiến hành vào tiết đầu tiên của buổi sáng ngày thứ hai hàng tuần.

+ Tổng kết hoạt động tuần qua.

+ Phương hướng tuần tiếp theo.

2/Hoạt động theo chủ đề

Phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá 1/HĐ khởi động Trò chơi

+ Học sinh vui vẻ, hào hứng bắt đầu vào bài học.

+ HS lắng nghe MC giới thiệu:

“Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau chơi một trò chơi và trò chơi này có tên là chiếc hộp bí ẩn”.

+ HS lắng nghe MC phổ biến luật chơi: “Ở trò chơi này sẽ có 5 chìa khóa và 5 cái rương MC sẽ đọc câu hỏi và các bạn HS sẽ giơ tay để trả lời, có 30 giây để suy nghĩ và trả lời Hết thời gian 30 giây nếu trả lời đúng sẽ được 1 chìa khóa và mở ra chiếc hộp nhận lấy phần thưởng, trả lời sai sẽ nhường lại quyền trả lời cho em khác.”

+ HS tham gia trò chơi lần lượt trả lời câu hỏi.

+ Câu hỏi và dự kiến đáp án trả lời của HS:

Câu 1 Tôi có một làn da trắng

Phương pháp: vấn đáp, quan sát.Công cụ: bảng tự đánh giá. muốt

Một đoạn ruột trắng tinh

Là bạn với học sinh Đố biết tôi là gì? Đáp án: Viên phấn

Câu 2 Anh da đen làm bạn với anh da trắng

NGười anh thật mỏng, anh kia thật tròn

Khác biệt lại rất thân nhau Đâu đâu chung chỗ chẳng bao giờ rời Đáp án: Bảng và phấn hoặc giấy và bút

Câu 3 Mình bầu, môi miệng nứt hai

Chỉ có một mắt, chui hoài trong hang?

(Đố là cái gì?) Đáp án: Ngòi bút.

Câu 4 Cấy cày trên ruộng trắng phau

Khát nước uống miếng nước đen ngòm ngòm. Đáp án: Cây bút mực.

Câu 5 Thân mình có vẻ mảnh mai.

Bên ngoài màu sắc trong đen xì xì Bầu bạn với tẩy bút chì

Giẫm đầu đè xuống trong tờ bài thi. Đáp án: Cây bút chì.

- MC nhận xét, tổng hợp và kết luận.

Kết luận: “Vừa rồi chúng ta đã cùng nhau đoán những đồ vật rất quen thuộc với chung ta Đó là tấm bảng đen, cây bút mực bút chì… những dụng cụ này đã giúp chúng ta rất nhiều trong việc học tập tìm kiếm kiến thức Ngoài ra trong quá trình tìm kiếm kiến thức chúng ta còn nhận rất nhiều sự giúp đỡ đến từ các thầy cô, những người hằng đêm thức khuya lập giáo án mong đem đến những bài học hay cho các em.”

* Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS.

HS nói được tên được các dụng cụ học tập, hiểu về các đặc điểm của những dụng cụ đó, học sinh tích cực tham gia hoạt động.

HS khắc sâu tình nghĩa thầy cô trò và công ơn đối với thầy cô giáo.

+ Hình thức: làm theo nhóm + Phương pháp: trực quan, vấn đáp.

+ HS lớp 5B bắt đầu diễn tiêu phẩm “người mẹ hiền”.

* Kịch bản của tiểu phẩm:

Giờ ra chơi, Minh thì thầm với Nam: "Ngoài phố có gánh xiếc, bọn mình ra xem đi!"

Nghe vậy, Nam không nén nổi tò mò Nhưng cổng trường khóa, trốn ra sao được Minh bảo:

- Tớ biết có một chỗ tường thủng.

Hết giờ ra chơi, hai em đã ở bên bức tường Minh chui đầu ra Nam đẩy Minh lọt ra ngoài Đang đến lượt Nam cố lách ra thì bác bảo vệ vừa tới, nắm chặt hai chân em:"Cậu nào đây? Trốn học hả?"

Nam vùng vẫy, Bác càng nắm chặt cổ chân Nam Sợ quá, Nam khóc toáng lên.

Bỗng có tiếng cô giáo:

- Bác nhẹ tay kẻo cháu đau Cháu này là học sinh lớp tôi.

Cô nhẹ nhàng kéo Nam lùi lại và đỡ em ngồi dậy Cô phủi đất cát lầm lem trên người Nam và đưa em về lớp.

Vừa đau, vừa xấu hổ, Nam bật khóc Cô xoa đầu Nam và gọi Minh đang thập thò ở cửa lớp vào, nghiêm giọng hỏi:

- Tại sao các em lại trốn học?

- Dạ thưa cô tụi em muốn đi xem xiếc ạ.

- Các em cố gắng học tập chăm chỉ và nói với ba mẹ cô tin ba mẹ các em sẽ cho phép các em đi xem xiếc.

Cô giáo lại hỏi tiếp: Vậy từ nay các em có trốn học nữa không?

-Phương pháp: quan sát, vấn đáp.-Công cụ:phiếu quan sát.

- Thưa cô, không ạ Chúng em xin lỗi cô.

Cô hài lòng, bảo hai em tiếp tục đi chơi

+ Sau khi HS biểu diễn xong, các em giao lưu và đặt câu hỏi với một số học sinh toàn trường. 1.Trong tiểu phẩm, các bạn theo dõi trên thì hai bạn HS định làm gì?

Dự kiến HS trả lời: trốn học đi xem xiếc.

2.Khi bị bắt cô giáo đã làm gì với

Dự kiến HS trả lời: Cô giáo khuyên nhủ 2 bạn HS.

3 Người mẹ hiền trong bài là ai?

Dự kiến HS trả lời: Người mẹ hiền trong bài là cô giáo.

4 Ý nghĩa nội dung của tiểu phẩm là gì?

Dự kiến HS trả lời: Cô giáo vừa yêu thương, vừa nghiêm khắc dạy bảo học sinh nên người Cô như người mẹ hiền của các em Câu chuyện cũng nhắc nhở các em phải ngoan ngoãn, vâng lời cô dạy, không nên làm thầy cô phải phiền lòng.

+ MC kết luận: “Thầy cô là những người yêu thương chúng ta, luôn muốn đem những bài học hay và bổ ích cho các em, đôi khi thầy cô có những lúc nóng giận trách phạt các em, nhưng thật ra các thầy các cô luôn mong muốn các em nhận ra lỗi lầm và trưởng thành hơn Sau khi các em đã theo dõi tiểu phẩm người mẹ hiền do lớp 5B trình diễn, tiếp theo chúng ta hãy đến phần chương trình giao lưu để không khí thêm sôi động, hào hứng nào”.

* Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS, phần diễn xuất của HS.

* Tiêu chí đánh giá: Mức độ hấp đãn, sinh động trong cách diễn, có tương tác khán giả Học sinh hứng thú, trả lờ được câu hỏi mà MC hỏi.

(Chương trình giao lưu: “nhớ ơn thầy cô”)

+ Chia sẻ việc đã làm thể hiện sự tôn trọng, yêu thương đối với thầy cô giáo

+ Hình thức: cá nhân, lớp.

+ Phương pháp: Đàm thoại gợi mở.

+ HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của MC: “Các con hãy nhớ lại về một việc mà mình đã từng làm thể hiện sự tôn trọng, yêu thương, bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với thầy cô”

+ MC nói cho HS các câu hỏi gợi ý sau:

- Cảm xúc của con khi làm việc đó.

- Cảm xúc của người thầy cô khi thấy con làm việc đó.

+ Sau 4 phút các con MC sẽ cử đại diện một số bạn lên chia sẻ với các bạn toàn trường.

+ HS lắng nghe MC kết luận:

“Sau khi các bạn đã chia sẻ những việc làm thể hiện sự tôn trọng, yêu thương, lòng biết ơn với thầy cô giáo, mình thấy các bạn đều là các bạn học sinh ngoan ngoãn và lễ phép, tôn sư trọng đạo; bây giờ chúng ta sẽ cùng với các bạn đến với phần làm thiệp tặng thầy cô”.

*Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS.

*Tiêu chí đánh giá: HS chia sẻ được việc đã làm thể hiện sự tôn trọng, yêu thương, lòng biết ơn với thầy cô giáo trong nhà trường theo các câu hỏi gợi ý của MC.

Phương pháp: Đánh giá sản phẩm hoạt động Công cụ: Phiếu tự đánh giá

4/ HĐ Vận dụng, mở rộng.

+ HS viết được những suy nghĩ, tình cảm của mình

+ HS lắng nghe MC hướng dẫn:

“Mỗi bạn hãy làm một tấm thiệp, mặt phía bên trong các con sẽ ghi lời chúc hoặc lời yêu thương những điều con muốn nói với thầy cô, mặt bên ngoài các con có thể trang trí để thêm đẹp mắt và công sức các con trang trí cho tấm thiệp chắc chắn sẽ làm thầy cô rất vui, khi làm xong thì các con sẽ tận tay

HT: phiếu đánh giá. dành cho giáo viên + Hiểu được ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam

20 - 11 là tri ân thầy cô giáo. trao món quà ý nghĩa này cho giáo viên mà mình yêu quí nhé.”

+ HS viết cảm nghĩ của mình lên tấm thiệp mà mình đã làm

+ MC hỏi HS những tâm bưu thiếp này để làm gì? -HS trả lời

+ HS lắng nghe Mc tổng kết:

“Các con à thầy cô giáo là người dạy dỗ các con những điều hay, mong muốn các con luôn ngoan, học giỏi nghe lời cô, ở nhà nghe lời ông bà bố mẹ và sau này sẽ trở thành những người tốt đó là món quà lớn nhất mà các cô muốn nhận từ các con”.

+ Sau đó mời HS lên tặng thiếp cho các thầy cô.

* Dự kiến sản phẩm: sản phẩm của HS.

* Tiêu chí đánh giá: HS ghi được cảm nghĩ và những lời muốn nói với thầy cô mình yêu quí vào tấm thiệp và trao sản phẩm cho thầy cô.

4 Chi tiết công cụ đánh giá: a Công cụ 1: Bảng tự đánh giá của HS (hoạt động 1)

1.Em có thích trò chơi này không?

2.Em có hiểu trò chơi này không?

3 Em thấy bản thân có tham gia trò chơi tích cực không?

O Rất tích cực b Công cụ 2 : Phiếu quan sát (hoạt động 2)

5 Thái độ của học sinh khi theo dõi tiểu phẩm?

6 HS trả lời được câu hỏi?

7 HS nêu được nội dụng, ý nghĩa của tiểu phẩm?

 Không c Công cụ 3 : Phiếu tự đánh giá (hoạt đông luyện tập)

Việc làm của em thể hiện sự biết ơn đối với thầy cô giáo.

1……… 2……… 3……… d Công cụ: phiếu đánh giá (hoạt động 4)

Ngày đăng: 22/05/2024, 12:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng tự  đánh giá  của HS - TIỂU LUẬN HỌC PHẦN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TIỂU HỌC
Bảng t ự đánh giá của HS (Trang 35)
B) Công cụ 2: Bảng tự đánh giá của HS (hoạt động 2) - TIỂU LUẬN HỌC PHẦN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TIỂU HỌC
ng cụ 2: Bảng tự đánh giá của HS (hoạt động 2) (Trang 41)
Bảng ghi  chép của GV. - TIỂU LUẬN HỌC PHẦN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TIỂU HỌC
Bảng ghi chép của GV (Trang 44)
Bảng ghi  chép của GV. - TIỂU LUẬN HỌC PHẦN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TIỂU HỌC
Bảng ghi chép của GV (Trang 46)
Bảng ghi  chép. - TIỂU LUẬN HỌC PHẦN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TIỂU HỌC
Bảng ghi chép (Trang 47)
Hình  thức: - TIỂU LUẬN HỌC PHẦN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TIỂU HỌC
nh thức: (Trang 47)
Bảng ghi chép của GV theo nhóm HS - TIỂU LUẬN HỌC PHẦN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TIỂU HỌC
Bảng ghi chép của GV theo nhóm HS (Trang 49)
5.3. Công cụ 3: Bảng ghi chép (hoạt động 3) - TIỂU LUẬN HỌC PHẦN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TIỂU HỌC
5.3. Công cụ 3: Bảng ghi chép (hoạt động 3) (Trang 49)
5.1. Công cụ 1: Bảng ghi chép (hoạt động 1) - TIỂU LUẬN HỌC PHẦN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TIỂU HỌC
5.1. Công cụ 1: Bảng ghi chép (hoạt động 1) (Trang 49)
Bảng ghi chép của GV - TIỂU LUẬN HỌC PHẦN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TIỂU HỌC
Bảng ghi chép của GV (Trang 50)
5.4. Công cụ 4: Bảng ghi chép (hoạt động 4) - TIỂU LUẬN HỌC PHẦN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TIỂU HỌC
5.4. Công cụ 4: Bảng ghi chép (hoạt động 4) (Trang 50)
Hình 1 : Nhà thờ Đức Bà - TIỂU LUẬN HỌC PHẦN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TIỂU HỌC
Hình 1 Nhà thờ Đức Bà (Trang 53)
Hình 3 : Nhà hát Thành phố - TIỂU LUẬN HỌC PHẦN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TIỂU HỌC
Hình 3 Nhà hát Thành phố (Trang 54)
5.4. Công cụ 4: Bảng kiểm cho giáo viên (hoạt động 4) - TIỂU LUẬN HỌC PHẦN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TIỂU HỌC
5.4. Công cụ 4: Bảng kiểm cho giáo viên (hoạt động 4) (Trang 60)
Hình thức: - TIỂU LUẬN HỌC PHẦN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TIỂU HỌC
Hình th ức: (Trang 65)
Hình thức: - TIỂU LUẬN HỌC PHẦN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TIỂU HỌC
Hình th ức: (Trang 66)
Bảng tự  đánh giá. - TIỂU LUẬN HỌC PHẦN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TIỂU HỌC
Bảng t ự đánh giá (Trang 72)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w