KẾ HOẠCH THAM QUAN TRẢI NGHIỆM TẠI NÔNG TRẠI GIÁO DỤC THỰC NGHIỆM CUỘC SỐNG XANH Ở LONG THÀNH, ĐỒNG NAI I/ Mục đích và yêu cầu 1. Mục đích - Tạo điều kiện để HS được TN thực tế, tìm hiểu về cách trồng và thu hoạch rau cải xanh,... Qua chuyến đi tham quan tại nông trại giáo dục thực nghiệm Cuộc sống Xanh giúp HS tăng khả năng quan sát, phân biệt các loại rau và phát triển kỹ năng sống (Tự phục vụ bản thân,...). - HS có cơ hội vận dụng kiến thức toán (Đo và tính diện tích của mảnh vườn hình chữ nhật, Thống kê các loại rau) vào giải quyết vấn đề thực tiễn. - Tạo môi trường học tập gắn liền với TN. Rèn luyện, thực hành được các kỹ năng xã hội như làm việc nhóm, giao tiếp. 2. Yêu cầu - Đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng mục đích của buổi tham quan. - HS không tự ý tham quan đi lẻ, không vứt rác bừa bãi, không dẫm đạp lên rau. - Đảm bảo an toàn cho HS trong suốt quá trình tham quan.
Trang 1PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY - HỌC TOÁN Ở TIỂU HỌC
MỤC LỤC
1 Dạy học dựa trên trải nghiệm 1
2 Địa điểm trải nghiệm 3
3 Kế hoạch dẫn học sinh đi trải nghiệm 4
4 Mục tiêu 7
5 Các hoạt động chủ yếu 8
6 Phiếu bài tập/phiếu nhiệm vụ 12
7 Công cụ đánh giá 13
8 Học liệu đi kèm 15
9 Tài liệu tham khảo
Bảng danh mục viết tắt
Trang 21 Dạy học dựa trên trải nghiệm:
Trải nghiệm là quá trình nhận thức, khám phá đối tượng bằng việc tương tác với đối tượng thông qua các thao tác vật chất bên ngoài (nhìn, sờ, nếm, ngửi ) và các quá trình tâm lý bên trong (chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng) Thông qua
đó, chủ thể có thể học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, tiếp thu, tích lũy được những kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện các kỹ năng trong cuộc sống
Học tập TN là quá trình liên tục bắt nguồn từ kinh nghiệm để tạo ra tri thức, bao gồm các tương tác giữa con người với đối tượng Những kiến thức mà HS có được xuất phát từ thực hành chứ không phải là một lý thuyết Từ những kinh nghiệm đã có kết hợp với những gì mà HS cảm nhận được bằng các giác quan để xây dựng một kiến thức mới hoặc mở rộng kiến thức của bản thân HS chứ không phải chỉ là ghi nhớ những gì HS thấy
Trong quá trình TN, HS là trung tâm và là chủ thể của hoạt động TN Vì vậy, giáo dục TN đòi hỏi HS phải có nhu cầu, hứng thú, sự tò mò với đối tượng TN Bởi vì chính sự hứng thú, tò mò sẽ trở thành động lực thúc đẩy HS tham gia vào quá trình TN và tự TN để tìm hiểu thế giới xung quanh Cùng với HS, GV là người dẫn dắt, hướng HS vào môi trường TN, đồng thời là người quan sát, giúp đỡ và kiểm tra, hướng dẫn, hệ thống lại những kiến thức mà HS thu được trong quá trình
TN
Giáo dục TN là việc GV tổ chức cho trẻ tương tác với đối tượng, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của “trí óc” và “đôi tay” Quá trình tổ chức TN cần được thiết kế dựa trên vốn kinh nghiệm của HS và khơi gợi sự hứng thú, trí tò mò thúc đẩy HS tham gia vào hoạt động TN Trong hoạt động TN, việc HS tích cực, chủ động tiến hành TN quan trọng hơn kết quả của quá trình đó
Lý thuyết học tập qua TN của Kolb thường được thể hiện bởi một chu trình gồm bốn giai đoạn, trong đó người học “chạm đến tất cả các giai đoạn”:
Trang 3Chu trình này thường bắt đầu với sự tham gia của cá nhân người học bằng
kinh nghiệm cụ thể Kinh nghiệm cụ thể là học tập thông qua các hoạt động, hành
vi, thao tác
cụ thể, trực tiếp gắn với bối cảnh thực tế, người học tham gia vào một TN mới, kinh nghiệm có được thông qua làm, hoạt động trong hoàn cảnh cụ thể
Quan sát có tư duy: người học suy nghĩ trở lại các hoạt động và kiểm tra một
cách hệ thống những kinh nghiệm đã trải qua, phát hiện những đặc điểm, ý nghĩa của nó Từ đó cùng nhau chia sẻ, phân tích, thảo luận để thống nhất quan điểm, cách nhìn nhận vấn đề một cách hệ thống HS cần có các phân tích, đánh giá các sự kiện, các kinh nghiệm qua việc tự mình suy ngẫm về kinh nghiệm đó
Khái niệm hóa trừu tượng: học tập thông qua việc tổng hợp và phân tích
những gì quan sát được, giải thích được chúng, xây dựng thành khái niệm, hay nói cách khác là khái niệm hóa trừu tượng Đó là kết quả thu được từ sự tiếp nhận những gì vốn có của hiện thực, qua thao tác tư duy của chủ thể để có được sự nhận biết đích thực, bản chất về đối tượng
Thử nghiệm tích cực: học tập thông qua những đề xuất, thử nghiệm các
phương án giải quyết vấn đề Người học sử dụng lí thuyết để giải quyết vấn đề, ra quyết định Các trục trong hình đại diện cho hai chiều của nhiệm vụ học tập Chiều dọc (TN cụ thể đến khái niệm hóa trừu tượng) thể hiện sự chuyển hóa đầu vào của thông tin đến nhận thức, chiều ngang (quan sát có tư duy đến thử nghiệm tích cực)
đề cập đến việc xử lí thông tin bằng cách phản ánh một cách có chủ ý về kinh nghiệm hoặc hành động bên ngoài dựa trên những kết luận đã được rút ra – sự chuyển hóa từ tư duy đến hành động Mô hình học tập TN của David Kolb là một
mô hình được đánh giá cao trong việc dạy và học, nhưng cũng đồng thời tồn tại ưu
Trang 4điểm và nhược điểm
- Ưu điểm:
+ Tăng hiệu quả học tập: Nhờ việc cung cấp sự kết hợp giữa giảng dạy truyền thống và học tập thực hành, người học được trực tiếp vận dụng lý thuyết môn học vào thực tế và TN kết quả Do đó, người học biết được điều mình hiểu là đúng hay sai, đồng thời tránh được việc hiểu sai trong thời gian dài, dẫn đến việc khó thay đổi tư duy sau này
+ Tăng hứng thú học tập: Mô hình David Kolb cũng là phương pháp tăng hứng thú cho người học một cách hiệu quả Điều đó thể hiện ở 2 việc:
1 GV sử dụng nhiều công cụ giảng dạy song song với việc truyền tải kiến thức, giúp bài học trở nên thú vị hơn
2 Mỗi giai đoạn của mô hình được liên kết với một phong cách học ưu tiên khác nhau Điều này đảm bảo rằng tất cả các phong cách học tập được học viên ưa thích sẽ được sử dụng Đây là đặc điểm hỗ trợ rất tốt với những đối tượng người học phải học môn mình không thích
- Nhược điểm:
+ Khó khăn hơn cho GV: GV có thể gặp khó khăn khi thích ứng với một loạt các kỹ thuật học tập trong một tình huống nhóm
+ Đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và khả năng thấu hiểu HS để điều chỉnh phương thức phù hợp với người học: Phương pháp này đòi hỏi GV cần rất nhiều kinh nghiệm, TN, thời gian để tìm hiểu và thử Trong quá trình ấy, có thể
GV vẫn sẽ áp dụng những phương pháp chưa phù hợp với đối tượng người học
+ Khó ra đề thi kiểm tra HS, do phương pháp học diễn ra theo chu kỳ liên tục
2 Địa điểm trải nghiệm:
Môi trường TN là một yếu tố quan trọng và cần thiết trong quá trình TN Môi trường TN phải khai thác được hết kinh nghiệm của HS; đảm bảo an toàn, đầy đủ đối tượng TN để HS có thể chủ động, tích cực tương tác với môi trường
Tọa lạc tại tổ 7, ấp 6, xã Tân Hiệp, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, Nông trại giáo dục thực nghiệm Cuộc sống xanh có rất nhiều khu vực vui chơi, khám phá
và TN những việc trước đây chưa từng được biết đến như vườn rau, ao cá, khu vực
Trang 5chăn nuôi (ngan, ngỗng, gà, heo, ), các loài chim (bồ câu, đà điểu, gà lôi, ri, ), ruộng lúa thu nhỏ, các trạm trò chơi Sasuke,
Thông qua khu vực vườn rau của nông trại, HS sẽ tìm hiểu được về các loại rau của nông trại như rau mồng tơi, rau cải, rau dền, rau lang, ; quy trình trồng rau
và thu hoạch rau, quy trình trồng lúa và quy trình tạo ra các sản phẩm từ lúa, gạo
HS được vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học để tính khoảng cách giữa các luống rau, diện tích của các luống rau, khối lượng của một vật, tỉ lệ phần trăm phân bón được sử dụng trong quá trình trồng rau, phần trăm hao hụt trong quá trình ươm giống và chọn lọc cây trồng, thống kê được số lượng cây con đạt chuẩn và không đạt chuẩn, thống kê các loại rau được trồng theo các phương pháp ươm giống hoặc
xạ trên luống
Tại khu vực đấu trường Sasuke, HS có cơ hội được tham gia các trò chơi chạy trạm với 7 thử thách hấp dẫn khác nhau:
- Trạm 1: Chiến binh vượt rào
- Trạm 2: Đặc công rà mìn
- Trạm 3: Sợi dây tử thần
- Trạm 4: Vượt cầu thăng bằng
- Trạm 5: Chinh phục địa đạo
- Trạm 6: Người nhện vượt sông
- Trạm 7: Chinh phục núi cao
Đến đây, HS sẽ được hóa thân thành những người nông dân tí hon với áo bà
ba và nón cói Ngoài ra, nông trại Cuộc sống xanh còn có các loài động vật gần gũi với HS như gà, vịt, cá, chim, HS được TN tát mương bắt cá và chế biến món ăn
từ cá (nướng cá) Đây là một hoạt động thú vị đối với HS đến từ khu vực thành phố, các bạn được lội bùn và hòa mình vào cuộc sống đồng quê
Trang 63 Kế hoạch dẫn học sinh đi trải nghiệm:
KẾ HOẠCH THAM QUAN TRẢI NGHIỆM TẠI NÔNG TRẠI GIÁO DỤC THỰC NGHIỆM CUỘC SỐNG XANH Ở LONG THÀNH, ĐỒNG NAI
I/ Mục đích và yêu cầu
1 Mục đích
- Tạo điều kiện để HS được TN thực tế, tìm hiểu về cách trồng và thu hoạch rau cải xanh, Qua chuyến đi tham quan tại nông trại giáo dục thực nghiệm Cuộc sống Xanh giúp HS tăng khả năng quan sát, phân biệt các loại rau và phát triển kỹ năng sống (Tự phục vụ bản thân, )
- HS có cơ hội vận dụng kiến thức toán (Đo và tính diện tích của mảnh vườn hình chữ nhật, Thống kê các loại rau) vào giải quyết vấn đề thực tiễn
- Tạo môi trường học tập gắn liền với TN Rèn luyện, thực hành được các kỹ năng
xã hội như làm việc nhóm, giao tiếp
2 Yêu cầu
- Đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng mục đích của buổi tham quan -
HS không tự ý tham quan đi lẻ, không vứt rác bừa bãi, không dẫm đạp lên
rau - Đảm bảo an toàn cho HS trong suốt quá trình tham quan
II/ Nội dung thực hiện
1 Đối tượng: Tập thể HS lớp 3/1 Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai 2 Thời gian: Thời gian: Từ 7h – 16h00 ngày 3 tháng 12 năm
2022 3 Địa điểm: Tổ 7, ấp 6, xã Tân Hiệp, huyện Long Thành, tỉnh
Đồng Nai 4 Phương tiện: Xe loại 45 chỗ
5 Tổ chức thực hiện:
- Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai
- Khối trưởng khối 3
- GV chủ nhiệm
- Phụ huynh lớp 3/1
6 Chuẩn bị:
Trang 7a Giáo viên:
- Điện thoại có chức năng chụp hình, quay phim
- Đồng hồ bấm giờ
- Phiếu nhiệm vụ, phiếu học tập
- Đồ ăn sáng, ăn trưa, ăn xế, nước uống cho HS
- Loa, micro
- Găng tay, xà phòng
b Học sinh:
- Trang phục: đồng phục thể dục
- Tập/ sổ ghi chép cá nhân
- Dụng cụ học tập (bút, tẩy)
- Khẩu trang, nước sát khuẩn cá nhân
7 Kinh phí: 300.000 đồng/1 HS Kinh phí bao gồm: tiền xe, tiền ăn (đồ ăn
trưa: 1 phần cơm, đồ ăn xế: bánh ngọt), nước uống, phí tham quan Các em được mang sản phẩm về Bảng dự trù kinh phí đính kèm kế hoạch
III/ Lịch trình buổi tham quan:
7h – 7h30 Trường TH Nguyễn
Thị Minh Khai
- Tập trung tại trường và điểm danh
- Khởi hành đến nông trại giáo dục thực nghiệm Cuộc sống Xanh
8h30 –
9h30
Nông trại giáo dục thực nghiệm Cuộc sống xanh
- Tập trung HS, điểm danh và chia nhóm
- HS nhận áo bà ba, nón cói và thay đồ
- GV dặn dò HS trước khi tham quan và phiếu thu hoạch
- Khởi động để bắt đầu tham quan
- HS tham quan các khu vực của nông trại 9h30 – 11h Khu vực trồng rau - Tìm hiểu quy trình trồng rau và thu hoạch rau
cải xanh (cắt, nhặt lá hỏng, buộc thành bó, thời gian thu hoạch)
Trang 8- Hoàn thành nhiệm vụ GV giao (Thống kê các loại rau, đo được chiều dài, chiều rộng của luống rau; tính được diện tích của luống rau; tính lượng cải thìa trên 1 luống, lợi nhuận thu được so với vốn bỏ ra).
11h - 13h Nhà ăn (ở trong
nông trại)
- HS vệ sinh tay, chân
- HS ăn trưa và nghỉ ngơi tại chỗ
13h30 - 14h GV điểm danh và cho HS quay về lại khu vực học tập TN
14h00 - 15h Khu vực Sasuke HS tham gia trò chơi vượt qua thử thách ở 7
trạm
15h - 15h30 Khu vực ao cá HS tham gia TN tát mương bắt cá
15h30 - 16h HS thay đồ, trả lại trang phục cho nông trại
16h GV điểm danh và cho HS lên xe xuất phát ra về
17h HS có mặt tại trường - Tập trung điểm danh
- Phụ huynh đón HS
IV/ Dự trù thuận lợi, khó khăn trong chuyến trải nghiệm
1 Thuận lợi:
- Địa điểm tham quan, TN chân thực, mang tính giáo dục cho HS
- Không gian xanh mát, thoải mái để HS học tập và TN
- Điểm tham quan thuộc nội thành giúp phụ huynh an tâm trong vấn đề hợp với phụ huynh
2 Khó khăn:
- HS còn hiếu động, chưa tập trung khi được học tập TN ở địa điểm ngoài
trường - Một vài HS chưa có ý thức sẽ giẫm đạp lên các luống rau
- Thời tiết xấu sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch chuyến đi và việc TN trồng rau, thu
hoạch rau - HS có thể bị côn trùng cắn
- HS cảm thấy khó chịu, mệt mỏi khi ngồi xe quá lâu hoặc thời tiết nóng khi TN
Trang 9ngoài trời - HS chưa có kỹ năng về tham quan TN học tập môi trường bên ngoài.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
- PHIẾU ĐỒNG Ý CHO HỌC SINH THAM GIA TRẢI NGHIỆM
NÔNG TRẠI CUỘC SỐNG XANH
Họ và tên phụ huynh SĐT Địa chỉ Đăng kí cho em HS lớp Được đi tham quan do Nhà trường và GV chủ nhiệm lớp 3/1 tổ chức
Thành phần: BGH Nhà trường, GVCN lớp 3/1, Bảo mẫu lớp 3/1, tổng phụ trách
đội …………, ngày… tháng … năm 2022
Phụ huynh
(Ký và ghi rõ họ tên)
THÔNG TIN VỀ CHUYẾN THAM QUAN
1 Mục đích
- Tạo điều kiện để HS được trải nghiệm thực tế, tìm hiểu về cách trồng và thu hoạch rau cải xanh,
- Tăng khả năng quan sát, phân biệt các loại rau và phát triển kỹ năng sống (Tự phục vụ bản thân, )
Trang 10- HS vận dụng kiến thức toán (Đo và tính diện tích của mảnh vườn hình chữ nhật, Thống kê các loại rau) vào giải quyết vấn đề thực tiễn
- Tạo môi trường học tập gắn liền với trải nghiệm Rèn luyện, thực hành được các
kỹ năng xã hội như làm việc nhóm, giao tiếp
2 Các hoạt động chính
- Tham quan nông trại giáo dục thực nghiệm Cuộc sống xanh
- Tìm hiểu quy trình trồng và thu hoạch rau cải xanh
- Tham gia đấu trường Sasuke
- Trải nghiệm tát mương bắt cá
3 Lịch trình
7h – 7h30: HS tập trung tại trường, điểm danh và khởi hành đến Nông trại giáo dục
thực nghiệm Cuộc sống Xanh
8h30 – 9h30: HS đến nông trại, thay trang phục và tham quan các khu vực của
nông trại 9h30 – 11h: Tìm hiểu quy trình trồng rau và thu hoạch rau cải xanh
11h – 13h: HS ăn trưa và nghỉ ngơi tại chỗ
13h30 – 14h: HS tập trung lại và tiếp tục tham gia học tập trải nghiệm
14h00 – 15h: HS tham gia thử thách chạy trạm Sasuke
15h – 15h30: HS tham gia hoạt động trải nghiệm tát mương bắt cá
15h30 – 16h: HS thay đồ, trả lại trang phục cho nông trại, GV điểm danh và xuất phát ra về 17h: HS có mặt tại trường
4 Thông tin thêm:
- Số HS đi tham quan: 36 HS, gồm 19 nam và 17 nữ (dự kiến)
- Những người cùng đi với HS:
+ GVCN và bảo mẫu lớp 3/1
+ Tổng phụ trách đội
+ Hướng dẫn viên du lịch
- Các số điện thoại liên hệ khi cần: GVCN (0393996700), bảo mẫu (0385756937) Chúng tôi đảm bảo sẽ chú ý đến việc đảm bảo an toàn cho HS và những người
cùng đi Chữ ký của Ban Giám Hiệu
Trang 11(Ký và ghi rõ họ tên)
4 Mục tiêu:
- Đưa ra được dự đoán, phỏng đoán, tên các loại rau, việc cần làm khi tham gia buổi học TN
- HS đặt được các câu hỏi liên quan đến các loại rau, giá trị dinh dưỡng, cách trồng, cách thu hoạch,
- HS đặt ra được các nội quy cần tuân thủ và xây dựng được quy tắc an toàn khi tham gia TN
- HS liệt kê được các vật dụng cần chuẩn bị cho buổi học TN
- Tuân thủ và làm đúng các quy tắc khi tham gia TN
- Quan sát và ghi chép các thông tin, số liệu để hoàn thành phiếu tham quan học tập TN - Đo được kích thước các cạnh của luống rau
- Đặt được các câu hỏi thắc mắc và ghi nhận câu trả lời trong quá trình TN - Nhận biết quy trình trồng và thu hoạch rau cải xanh (xới đất, phân luống, bón phân, tưới nước, )
- Thu thập thông tin về lượng phân, thuốc bảo vệ thực vật, lượng nước và thời gian cấp nước cho rau cải xanh
- Vận dụng được kĩ năng toán học (Đo lường, thống kê, phép nhân, ) vào đời sống
- Giải quyết được các bài tập vận dụng liên quan đến việc tính khối lượng, diện tích, chi phí, lợi nhuận
- Thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với đơn vị đo độ dài (m,
dm) - Phân loại được một số loại rau và cách trồng rau (cải xanh)
- Đo được chiều dài, chiều rộng để vận dụng tính diện tích mảnh đất hình chữ nhật
- Thực hiện được các việc tự phục vụ bản thân (vệ sinh cá nhân, thay đồ, dọn dẹp khay cơm sau khi ăn, )
5 Các hoạt động chủ yếu:
BUỔI 1 - Trên lớp
1 Yêu cầu cần đạt:
- Đưa ra được dự đoán, phỏng đoán, tên các loại rau, việc cần làm khi tham gia buổi