Ngoài những việc mà người hành nghề luật sư phải làm để bảo vệ đượcquyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng thì đi kèm với đó là những việcluật sư không được làm trong quan hệ với khách
Trang 1BỘ TƯ PHÁP HỌC VIỆN TƯ PHÁP KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ
-o0o -BÀI TẬP NHÓM
MÔN: LUẬT SƯ VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT SƯ
TÌNH HUỐNG THỰC HÀNH TUẦN 3
Tình huống của nhóm 01
Hà Nội – 2023
NHÓM :
LỚP :
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I Phân tích quy tắc số 9 - Những việc luật sư không được làm trong quan hệ khách hàng (từ quy tắc số 9.1 đến 9.5) 6
1.1 Quy tắc 9.1: “Nhận, chiếm giữ, sử dụng tiền, tài sản của khách hàng trái với thỏa thuận giữa luật sư và khách hàng” 6
1.2 Quy tắc 9.2: “Gợi ý, đặt điều kiện để khách hàng tặng cho tài sản hoặc lợi ích khác cho luật sư hoặc cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em của luật sư” 7
1.3 Quy tắc 9.3: “Nhận tiền hoặc bất kỳ lợi ích nào khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện công việc gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng” 7
1.4 Quy tắc 9.4: “Tạo ra hoặc lợi dụng các tình huống xấu, những thông tin sai sự thật, không đầy đủ hoặc bất lợi cho khách hàng để gây áp lực nhằm tăng mức thù lao đã thỏa thuận hoặc có được lợi ích khác từ khách hàng” 8
1.5 Quy tắc 9.5: “Sử dụng thông tin biết được từ vụ việc mà luật sư đảm nhận để mưu cầu lợi ích không chính đáng” 9
II Những tình huống minh họa cho quy tắc số 9 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam (Quy tắc 9.1 đến 9.5) 9
TÌNH HUỐNG I (Quy tắc 9.1 đến 9.3) 9
1 Nội dung tình huống: 9
2 Giải quyết tình huống: 10
2.1 Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư liên quan đến nội dung tình huống 10
2.2 Bối cảnh và diễn biến của tình huống 11
2.3 Phân tích cách ứng xử của luật sư V và đánh giá tính chất đạo đức/nghề nghiệp trong hành vi ứng xử của LS V với KH R 11
2.4 Đề xuất các cách xử lý vấn đề phát sinh trong quan hệ cung cấp dịch vụ pháp lý luật sư cho khách hàng liên quan đến tình huống 13
TÌNH HUỐNG II (Quy tắc 9.4-9.5) 14
1 Nội dung tình huống: 14
2 Giải quyết tình huống: 15
2.1 Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư liên quan đến nội dung tình huống: 15
2.2 Phân tích cách ứng xử của luật sư F và đánh giá tính chất đạo đức/nghề nghiệp của hành vi ứng xử với khách hàng A, B 15
2.3 Phương án giải quyết trong trường hợp là luật sư F 17
III Bài học rút ra từ những phân tích, tình huống minh họa cho quy tắc số 09 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam (Quy tắc 9.1-9.5) 18
KẾT LUẬN 20
Trang 3MỞ ĐẦU
Nghề luật sư là một ngành nghề “đặc thù” trong xã hội và người hành nghề luật sư mang trên mình những sứ mệnh cao cả nhằm mục đích góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh Chính vì có sứ mệnh cao cả như vậy nên người hành nghề luật sư không chỉ cần phải trang bị cho mình một lượng kiến thức chuyên môn sâu rộng, các kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu
mà đi kèm với đó là phải tuân theo những chuẩn mực đạo đức khi hành nghề
Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam được ra đời và là kim chỉ nam giúp cho những người hành nghề luật sư không sa ngã vào các con đường tội lỗi, giữ cho bản thân sự liêm khiết, chính trực cần phải
có ở người hành nghề luật sư Mỗi luật sư phải lấy Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam làm khuôn mẫu cho sự ứng xử và tu dưỡng, rèn luyện để giữ gìn uy tín nghề nghiệp, thanh danh của luật sư, xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội
Mỗi quy tắc đạo đức trong Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam này lại bao trùm lên những mối quan hệ giữa luật sư với các
cá nhân, tổ chức khác trong xã hội Một trong những mối quan hệ cơ bản nhất trong hoạt động nghề nghiệp luật sư đó là mối quan hệ giữa luật sư với khách hàng Ngoài những việc mà người hành nghề luật sư phải làm để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng thì đi kèm với đó là những việc luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng được thể hiện đầy đủ trong quy tắc số 9 của Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư
Việt Nam Để đi sâu tìm hiểu và làm rõ hơn quy tắc số 9, cụ thể là từ quy tắc 9.1 đến 9.5, nhóm 1 sẽ lấy những tình huống minh họa để phân tích,
nghiên cứu chi tiết hơn về quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp này
Trang 4NỘI DUNG
I Phân tích quy tắc số 9 - Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng (từ quy tắc số 9.1 đến 9.5)
1.1 Quy tắc 9.1: “Nhận, chiếm giữ, sử dụng tiền, tài sản của khách hàng trái với thỏa thuận giữa luật sư và khách hàng”.
Như bất kỳ hoạt động cung ứng dịch vụ nào khác trong xã hội, để tồn tại
và phát triển thì khách hàng là chủ thể quan trọng nhất Khách hàng của luật
sư có thể là các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư Hơn thế nữa, khi họ đã chấp nhận bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để thuê luật sư thì khi đó họ đã gần như đặt toàn bộ niềm tin vào luật sư của mình và luật sư phải có trách nhiệm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng Chính vì thế mà mối quan hệ giữa luật sư với khách hàng luôn có sự khăng khít, tin tưởng và có độ thân mật nhất định Do đó, thực tế,
có không ít trường hợp khách hàng nhờ luật sư giữ hộ tiền, tài sản, chứng từ
có giá trị khác để phòng ngừa bị mất hoặc nhằm xử lý một giao dịch dân sự khác của khách hàng ngoài quan hệ với luật sư Về nguyên tắc, luật sư nên từ chối hoặc hạn chế việc nhận tiền, tài sản của khách hàng giao ngoài thù lao luật sư Khi không thể từ chối được, hoặc nhằm thuận tiện trong việc giao dịch, xử lý công việc, luật sư có thể nhận tiền, tài sản khách hàng gửi nhờ giữ
hộ hoặc đứng tên khi nhận được tiền, tài sản theo quyết định thi hành án 1
Việc nhận, sử dụng, chiếm giữ tiền và tài sản của khách hàng là một trong những việc làm trái với đạo đức nghề nghiệp, làm mất đi danh dự, xấu xí hình ảnh của một người luật sư - người được coi là luôn chiến đấu vì công bằng, lẽ phải vì lợi ích riêng của khách hàng cũng như lợi ích chung của toàn xã hội Hơn thế nữa, việc không nhận, sử dụng, chiếm giữ tiền và tài sản của khách hàng cũng là một cách để luật sư bảo vệ chính mình, tránh để bản thân phải rơi vào vòng lao lý vì những rủi ro pháp lý không đáng có
Trang 51.2 Quy tắc 9.2: “Gợi ý, đặt điều kiện để khách hàng tặng cho tài sản hoặc lợi ích khác cho luật sư hoặc cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em của luật sư”.
Gợi ý, đặt điều kiện được đề cập ở đây là hành vi của luật sư chủ động đưa ra các tình huống, yêu cầu, mà nếu khách hàng không thỏa mãn bằng cách tặng cho tài sản hoặc lợi ích khác cho luật sư thì công việc cung cấp dịch
vụ pháp lý bị trở ngại, mức độ đáp ứng yêu cầu bị hạn chế Đây là hành vi rất2
đáng lên án nhưng đáng buồn thay, vẫn còn đâu đó ngoài kia những luật sư vì lợi ích cá nhân mà gạt đi đạo đức nghề nghiệp sang một bên để tranh thủ “vắt cạn” hầu bao của khách hàng, và nếu như không đáp ứng các “yêu sách” này thì quyền và lợi chính của chính khách hàng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều Thậm chí những luật sư không liêm khiết này còn lợi dụng hành vi này để “gián tiếp” nhận “hối lộ” thông qua người nhà của mình để hạn chế tối đa việc bị phát giác, gây ảnh hưởng đến uy tín cá nhân của mình Bên cạnh đó, đôi khi hành vi này không xuất phát từ phía luật sư mà xuất phát từ chính khách hàng
Vì muốn luật sư “tận tâm” hơn nữa với mình, những khách hàng có điều kiện sẵn sàng chủ động đề nghị tặng cho tài sản hoặc lợi ích khác cho người nhà của luật sư Trên cương vị của một luật sư chân chính và tôn trọng đạo đức nghề nghiệp, luật sư nên chủ động khéo léo từ chối Điều này góp phần tôn vinh và làm đẹp hơn nữa hình ảnh của luật sư trong mắt khách hàng nói riêng cũng như xã hội nói chung
1.3 Quy tắc 9.3: “Nhận tiền hoặc bất kỳ lợi ích nào khác từ người thứ
ba để thực hiện hoặc không thực hiện công việc gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng”.
“Người thứ ba” ở đây có thể là bất cứ ai ngoài quan hệ giữa khách hàng
và luật sư có thể là người thân thích của khách hàng hoặc bạn bè đồng nghiệp Nếu những người đó họ muốn cùng tham gia, hỗ trợ và chia sẻ với khách hàng thì luật sư hoàn toàn có thể đồng ý nhằm đảm bảo tối đa được quyền và
Trang 6lợi ích hợp pháp của khách hàng và tư vấn họ hỗ trợ trực tiếp cho khách hàng hoặc hỗ trợ cho luật sư thông qua khách hàng Nhưng quy tắc này muốn nói đến “người thứ ba” nhằm gây hại đến lợi ích của khách hàng, đó có thể là người thân, bạn bè của bên có quyền và lợi ích đối lập với khách hàng của mình Trong trường hợp này, họ thường đưa ra những điều kiện cực kỳ hấp dẫn, với những khoản thù lao khổng lồ nhằm đánh vào lòng tham, điều kiện hoàn cảnh khó khăn của những luật sư không ngay thẳng, vì lợi ích cá nhân
mà sẵn sàng bán đứng khách hàng, không tận tâm hết mình với trách nhiệm công việc, làm cho qua loa gây tổn hại cho khách hàng - người mà luật sư phải luôn đứng về phía họ, đi ngược lại với đạo đức, trách nhiệm của một người luật sư
1.4 Quy tắc 9.4: “Tạo ra hoặc lợi dụng các tình huống xấu, những thông tin sai sự thật, không đầy đủ hoặc bất lợi cho khách hàng để gây áp lực nhằm tăng mức thù lao đã thỏa thuận hoặc có được lợi ích khác từ khách hàng”.
Ý nghĩa và nội dung của quy tắc này chính là tự bản thân luật sư không nên vì mong muốn khách hàng phải nhờ cậy mình hoặc mong muốn thỏa thuận mức thù lao cao hơn bình thường, đã chủ động tạo ra hoặc lợi dụng các tình huống xấu, những thông tin sai sự thật, không đầy đủ hoặc bất lợi cho khách hàng để gây áp lực nhằm tăng mức thù lao đã thỏa thuận hoặc có được lợi ích khác từ khách hàng Có những luật sư sau khi đã tìm hiểu, nghiên cứu3
khá kỹ về khách hàng của mình, đã nắm được điểm yếu của khách hàng như nhân thân, hoàn cảnh gia đình hay điều kiện tình trạng không ổn định của họ
mà lợi dụng, gây áp lực với khách hàng để nâng mức thù lao cao gấp đô hoặc gấp nhiều lần so với mức thù lao đã thỏa thuận Đây là hành vi cực kỳ xấu xí, làm méo mó đi rất nhiều hình tượng luật sư đã được các bậc tiền bối gây dựng suốt bao năm qua Chính luật sư mới là những người cần phải giữ bí mật những thông tin gây bất lợi cho khách hàng của mình, luôn bảo vệ thân chủ
Trang 7của mình, phải động viên và chia sẻ với họ, cùng giúp họ vượt qua những khó khăn và có được sự tôn trọng, cái nhìn đúng đắn, khách quan nhất về nghề nghiệp luật sư ngày nay
1.5 Quy tắc 9.5: “Sử dụng thông tin biết được từ vụ việc mà luật sư đảm nhận để mưu cầu lợi ích không chính đáng”.
Trong các vụ án, đặc biệt là các vụ án hình sự, luật sư sẽ là người trực tiếp nghiên cứu, khai thác thông tin từ hồ sơ vụ án và chính luật sư là người nắm rõ các chi tiết của vụ án, sẽ biết được cần phải khai thác những thông tin
có lợi từ hồ sơ vụ án để giúp cho khách hàng của mình Khách hàng sẽ không thể nắm bắt được các tình tiết này mà họ đặt hoàn toàn niềm tin vào luật sư Nắm bắt được điều này, có không ít các luật sư không chính trực đã lợi dụng thông tin đó, báo lại với khách hàng của mình đó là những thông tin tuyệt mật
ở bên ngoài hồ sơ vụ án để đưa ra những đề nghị nhằm đánh vào lợi ích cá nhân, có thể là lợi ích về kinh tế khi yêu cầu tăng mức thù lao bổ sung hoặc lợi ích về uy tín, danh vọng khi nói với khách hàng với hàm ý chỉ có tôi mới tìm ra được những chứng cứ, thông tin có lợi để giúp đỡ khách hàng chứ không thể có luật sư nào làm được nữa Quy tắc này chủ yếu là để lưu ý, nhắc nhở luật sư trong quá trình hành nghề phải đặt quyền lợi của khách hàng lên trên quyền lợi của mình 4
II Những tình huống minh họa cho quy tắc số 9 Bộ Quy tắc Đạo đức
và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam (Quy tắc 9.1 đến 9.5)
TÌNH HUỐNG I (Quy tắc 9.1 đến 9.3)
1 Nội dung tình huống:
Luật sư V nhận lời bảo vệ quyền lợi cho ông R trong một vụ kiện dân sự
về tranh chấp tài sản (giá trị tài sản tranh chấp ước tính là 5 tỷ đồng) Ngay sau khi hợp đồng được ký kết, khách hàng tạm ứng trước cho luật sư 50 triệu đồng Ngoài ra, ông R còn đưa cho luật sư số tiền 56,5 triệu đồng với mục đích để tạm ứng tiền án phí dân sự
Trang 8Sau buổi làm việc, ông R đã mời luật sư đi dự tiệc Giữa bữa tiệc, luật sư
V nói mình phải về sớm đi mua xe máy tay ga đời mới (trị giá 50 triệu), xem như làm quà tặng thưởng cho con gái vừa đỗ đại học Khách hàng R nghe xong cười nói: "Việc của luật sư cứ để tôi lo." Luật sư V vừa cười vừa đáp lại:
"Vậy là ông đã cam kết với tôi rồi thì phải thực hiện ngay nhé, kẻo tôi lại thất hứa với con cái." Ngay trong ngày, nhân viên của ông R đã ra cửa hàng mua
xe và chuyển về địa chỉ nhà của luật sư V
Một tuần sau ngày ký hợp đồng với ông R, có một người đàn ông tên M đến văn phòng của LS V và đề nghị LS V tìm cách kéo dài thời gian xử lý vụ việc của ông R, đồng thời "cảm ơn" LS V 20 triệu đồng Trong 3 tháng tiếp
đó, luật sư V không có động thái nào để giải quyết vụ việc LS V còn đem số tiền tạm ứng án phí mà ông R gửi cho một người bạn vay lại để lấy lãi Ông R sau nhiều lần gọi để xin ý kiến tư vấn nhưng luật sư V lúc thì báo bận, lúc thì không nghe máy nên chính thức đưa ra đề nghị muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng, kèm theo yêu cầu được nhận lại tiền tạm ứng án phí và số quà đã tặng con gái luật sư là 50 triệu
Luật sư V không chấp nhận đề nghị của khách hàng và cũng không thiện chí ngồi lại để giải quyết khúc mắc của khách hàng Ông R đã đến gặp và gửi đơn đề nghị đoàn luật sư thành phố P can thiệp để giúp bảo vệ quyền lợi cho khách hàng
2 Giải quyết tình huống:
2.1 Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư liên quan đến nội dung tình huống
Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư trực tiếp liên quan đến nội dung tình huống bao gồm các quy tắc 9.1, 9.2 và 9.3 trong Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam, cụ thể như sau:
"9.1 Nhận, chiếm giữ, sử dụng tiền, tài sản của khách hàng trái với thỏa thuận giữa luật sư và khách hàng.
Trang 99.2 Gợi ý, đặt điều kiện để khách hàng tặng cho tài sản hoặc lợi ích khác cho luật sư hoặc cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em của luật sư 9.3 Nhận tiền hoặc bất kỳ lợi ích nào khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện công việc gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng."
2.2 Bối cảnh và diễn biến của tình huống
* Về hợp đồng dịch vụ pháp lý trong tình huống:
- Luật sư (LS) V ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với Khách hàng
(KH) R với nội dung bảo vệ quyền lợi cho KH R trong một vụ kiện dân sự về tranh chấp tài sản.
- Sau khi hợp đồng được ký kết, KH đã tạm ứng thù lao cho LS 50 triệu đồng, đưa cho LS số tiền 56,5 triệu đồng với mục đích để tạm ứng tiền án phí dân sự, ngoài ra còn mời LS dự tiệc
* Về ứng xử của LS V trong tình huống:
- Sau khi hợp đồng được ký kết, luật sư V đã có các hành vi:
+ Đi ăn tiệc với khách hàng, trong bữa tiệc đã đề cập đến "mua xe máy tay ga đời mới" làm quà tặng cho con gái vừa đỗ đại học;
+ Tiếp xúc với người có quyền và lợi ích đối lập với KH và nhận tiền từ người này để kéo dài thời gian giải quyết quyền lợi cho KH;
+ Sử dụng tiền tạm ứng án phí của khách hàng để cho vay lấy lãi
- Khi KH muốn chấm dứt hợp đồng và yêu cầu LS trả lại các khoản tiền: + LS không chấp nhận đề nghị, không hợp tác giải quyết
2.3 Phân tích cách ứng xử của luật sư V và đánh giá tính chất đạo đức/nghề nghiệp trong hành vi ứng xử của LS V với KH R
Trong mối quan hệ LS-KH, trong khi KH thể hiện rất nhiều thiện chí thông qua các hành vi: thanh toán tạm ứng ngay sau khi ký hợp đồng, mời LS
dự tiệc, sẵn lòng tặng quà cho con gái LS thì LS V lại có nhiều ứng xử không phù hợp với KH và vi phạm đạo đức nghề nghiệp, cụ thể như sau:
Thứ nhất, LS không chỉ gợi ý để KH "tặng quà cho con gái", mà còn
nhấn mạnh, hối thúc, yêu cầu KH "cam kết rồi thì phải thực hiện ngay nhé" Ở
Trang 10đây có thể thấy, LS V nhận diện được giá trị tài sản tranh chấp lớn, KH là người có tiền đồng thời sẵn sàng “chịu chi” với hi vọng được việc cho mình sau này, do đó, LS V đã có "ý đồ" đòi hỏi quyền lợi trước mặc dù chưa đem lại cho khách hàng giá trị rõ rệt nào, và thực sự đã thành công với ý đồ này Tuy nhiên, sự đòi hỏi gia tăng lợi ích một cách gián tiếp thông qua việc để khách hàng bỏ tiền chi trả cho tài sản là chiếc xe máy mà con gái của LS sẽ thụ hưởng là hành vi ứng xử không đúng chuẩn mực, thể hiện sự tham lam của vị LS này Cách ứng xử như vậy của LS V đã vi phạm quy tắc 9.2 trong
Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam, đồng thời còn
vi phạm điều cấm quy định tại điểm đ, Khoản 1, Điều 9 của Luật Luật sư, đó là:
“1 Nghiêm cấm luật sư thực hiện các hành vi sau đây:
đ) Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý;”.
Thứ hai, LS V tiếp xúc với người có quyền và lợi ích đối lập với KH và
nhận tiền từ người này để kéo dài thời gian xử lý vụ việc của KH, và thực sự
đã có biểu hiện cố ý kéo dài thời gian (3 tháng không có bất cứ động thái giải quyết nào, tránh né việc tư vấn cho khách hàng trong thời gian thực hiện hợp đồng) Hành vi này của LS V đã trực tiếp xâm phạm đến lợi ích hợp pháp mà
lẽ ra KH được hưởng khi giao kết hợp đồng dịch vụ với LS, đồng thời đã vi phạm quy tắc 9.3 trong Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam
Thứ ba, LS V nhận tiền tạm ứng án phí từ khách hàng nhưng lại sử dụng
tiền đó để cho vay lấy lãi trong khi không tích cực giải quyết vụ việc của KH
LS đã nhập nhèm không phân định rõ ràng "tiền của khách" và "tiền của mình", sử dụng số tiền đó để thu lợi riêng một cách bất chính Hành vi ứng xử như vậy của LS V là hành vi trái đạo đức nghề nghiệp, thể hiện LS này là