1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghề luật và phương pháp học luật đề 05 nhóm hãy tìm hiểu và phân tích một ví dụ thực tiễn cho thấy ứng xử của luật sư trong mối quan hệ với khách hàng theo các quy định và quy tắc trên

23 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích và bình luận về những việc Luật sư không được làm trong mối quan hệ với khách hàng theo quy định tại Luật Luật sư 2012 và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam năm 2011.
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Nghề luật và phương pháp học luật
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 405,44 KB

Nội dung

Trang 1 BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘIBÀI TẬP NHÓMMÔN: NGHỀ LUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC LUẬTĐỀ 05:“Phân tích và bình luận về những việc Luật sư khôngđược làm trong mối mối quan hệ với

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM MÔN: NGHỀ LUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC LUẬT

ĐỀ 05:

“Phân tích và bình luận về những việc Luật sư không được làm trong mối mối quan hệ với khách hàng theo quy định tại Luật Luật sư 2012 và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam năm 2011 Nhóm hãy tìm hiểu và phân tích một ví dụ thực tiễn cho thấy ứng xử của Luật sư trong mối quan hệ với khách hàng

theo các quy định và quy tắc trên.”

Hà Nội, 2022

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM

Ngày: 27/06/2022

Nhóm số: 01 Lớp: N06 – TL1 Khoa: Luật học

Tổng số sinh viên của nhóm: 10

Tên bài tập: Bài tập nhóm

Môn học: Nghề luật và phương pháp học luật

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm 01 với kết quả như sau:

ĐÁNH GIÁ CỦA

(Số)

ĐIỂM (Chữ)

GV (Ký tên)

10 460131 Nguyễn Thị Khánh Linh ✔ Linh

Hà Nội, ngày 27 tháng 06 năm 2022

Kết quả điểm bài viết:

NHÓM TRƯỞNG

Trang 3

Kết quả điểm thuyết trình:……….

Điểm kết luận cuối cùng:………

Giáo viên đánh giá cuối cùng:…………

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHỀ LUẬT SƯ 1

1.1 Khái niệm nghề Luật sư 1

1.2 Đặc trưng của nghề luật sư 2

2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ NHỮNG VIỆC LUẬT SƯ KHÔNG ĐƯỢC LÀM TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI KHÁCH HÀNG3 2.1 Những việc mà Luật sư không được làm trong mối quan hệ với khách hàng 3

2.1.1 Trong thời gian trước và khi ký kết hợp đồng 4

2.1.2 Trong thời gian thực hiện hợp đồng giữa Luật sư và khách hàng .7

2.2 Thực tiễn thực hiện quy định của pháp luật về những việc Luật sư không được làm trong mối quan hệ với khách hàng 9

3 TÌNH HUỐNG CỤ THỂ VÀ ỨNG XỬ CỦA LUẬT SƯ TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI KHÁCH HÀNG 11

3.1 Tóm tắt tình huống 11

3.2 Nhận định của nhóm trong vấn đề về ứng xử của Luật sư trong mối quan hệ với khách hàng trong vụ việc trên 12

3.3 Kiến nghị hoàn thiện các quy định 14

KẾT LUẬN 15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 5

MỞ ĐẦU

Ngày nay, với xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế thế giới, các quốcgia đang dần phát triển hơn về mọi mặt trong đó có hệ thống tư pháp Đối vớiViệt Nam, hệ thống tư pháp nước ta đang không ngừng hoàn thiện về phươngdiện pháp luật đồng thời là pháp luật về Luật sư, hành nghề Luật sư nói riêng.Trên cơ sở đó mối quan hệ giữa Luật sư với khách hàng là điều rất được quantâm bởi đây chính là một trong những thước đo đánh giá sự hiệu quả của nghềLuật sư Vậy cụ thể trong mối quan hệ với khách hàng nghề Luật sư sẽ khôngđược làm gì theo quy định của pháp luật, các quy định đó có ý nghĩa và ảnhhưởng đến thực tiễn ra sao Để trả lời cũng như tìm hiểu sâu hơn về vấn đề

này nhóm lựa chọn đề tài: “Phân tích và bình luận về những việc Luật sư

không được làm trong mối mối quan hệ với khách hàng theo quy định tại Luật Luật sư 2012 và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam năm 2011 Nhóm hãy tìm hiểu và phân tích một ví dụ thực tiễn cho thấy ứng

xử của Luật sư trong mối quan hệ với khách hàng theo các quy định và quy tắc trên” cho bài tập nhóm.

NỘI DUNG

1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHỀ LUẬT SƯ

1.1 Khái niệm nghề Luật sư

Pháp luật các nước trên thế giới thường không đưa ra khái niệm luật sư

mà chỉ quy định về tiêu chuẩn để trở thành luật sư Tiêu chuẩn phổ biến đểđược công nhận luật sư là: Là công dân ở nước sở tại; có bằng cử nhân luật; cóphẩm chất đạo đức tốt Ngoài các tiêu chuẩn trên, muốn trở thành luật sư phảiqua đào tạo nghề, tập sự hành nghề luật sư hoặc chỉ cần đỗ kỳ thi quốc gia đểđược công nhận luật sư, điều đó còn phụ thuộc vào quy định pháp luật mỗinước.1

1Nguyễn Văn Hải (2018), Bàn về khái niệm luật sư và thẩm quyền công nhận luật sư Nguồn:

https://lsvn.vn/ban-ve-khai-niem-luat-su-va-tham-quyen-cong-nhan-luat-su.html ; truy cập 21/06/2022.

Trang 6

Ở Việt Nam hiện nay khái niệm về luật sư vẫn còn có nhiều cách hiểukhác nhau do chưa có sự quy định rõ ràng trong pháp luật Theo Điều 2 Luật

L

uật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012: “Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều

kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng)” có thể

hiểu Luật sư là người có Chứng chỉ hành nghề luật sư do cơ quan có thẩmquyền cấp, hành nghề liên quan đến lĩnh vực pháp luật, thực hiện dịch vụ pháp

lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiệnhành nghề theo quy định của pháp luật 2

1.2 Đặc trưng của nghề luật sư

Thứ nhất, nghề luật sư trước hết là một nghề luật Nói tới nghề luật là

nói tới công việc chuyên môn của những người hoạt động liên quan đến phápluật, như nghề thẩm phán, công tố, công an, công chứng… Tuy nhiên, nghềluật sư có những khác biệt với những nghề liên quan đến pháp luật nói trênkhông chỉ ở chức năng, theo sự phân công của xã hội, mà còn ở chỗ nó đượcthể hiện qua các phương thức hành nghề một cách tự do Luật sư không phải

là một công chức, không phải là một chức vụ được đề cử hoặc đề bạt, mà làmột danh xưng được đặt ra theo sự phát triển của lịch sử và được pháp lý hóa.3

Thứ hai, nghề luật sư mang tính chất dịch vụ và được nhận thù lao của khách hàng Luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý tư, bao gồm tư vấn pháp luật,

tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng đến cung cấp các dịch vụ pháp lý kháccho khách hàng trong mọi lĩnh vực pháp luật Các chức năng chỉ dẫn và chứcnăng phản biện trong dịch vụ mà luật sư cung cấp đem lại nguồn thu nhập chủyếu cho luật sư, tức là luật sư bán ra dịch vụ pháp lý và thu lại một đối khoản

2Nguyễn Văn Thảo (2019), Tìm một quy trình hợp lý cho việc công nhận luật sư, cấp phép hành nghề luật sư khi sửa đổi Luật Luật sư Nguồn:

http://liendoanluatsu.org.vn ; truy cập ngày 21/06/2022.

3 Nguyễn Quang Anh (2021), Các đặc điểm của nghề luật sư Nguồn: luat-su1610466120.html ; truy cập 20/06/2021.

Trang 7

https://lsvn.vn/cac-dac-diem-cua-nghe-thể hiện đúng tính chất luật sư là một nghề nghiệp Bởi luật sư là những người

am hiểu tường tận về pháp luật và cả những đường lối cũng như cách thức xử

lý các vi phạm pháp luật, cho nên luật sư cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lýnhằm chỉ dẫn cho khách hàng hành xử đúng pháp luật trong các hoạt độngsống của mình và góp phần phản biện để áp dụng đúng pháp luật cho những

vụ việc tranh chấp cụ thể được đưa ra các cơ quan tài phán

Thứ ba, nghề luật sư là một nghề nghiệp tự do Luật sư có thời gian và

không gian hoạt động tự do, không bị những hạn chế, bó buộc như một côngchức Nhà nước Nghề luật sư là một nghề luật, trong đó các luật sư bằng kiếnthức pháp luật của mình, độc lập thực hiện các hoạt động tư vấn pháp lý vàbảo vệ quyền lợi hợp pháp cho cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật

và quy chế trách nhiệm nghề nghiệp, nhằm mục đích phụng sự công lý, gópphần tích cực bảo vệ pháp chế và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam

xử nghề nghiệp luật sư tại Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số68/QĐ-HĐLSTQ ngày 20 tháng 7 năm 2011 của Hội đồng luật sư toàn quốc làtiền thân của Bộ Quy tắc hiện tại Trong bộ quy tắc cũ, những điều luật sưkhông được làm trong mối quan hệ với khách hàng chuyển từ quy tắc 14 lênquy tắc 9 và rút gọn từ 14 quy tắc thành 10 quy tắc để phù hợp, thống nhất với

10 điều luật sư bị nghiêm cấm thực hiện trong Khoản 1 Điều 10 Luật Luật sư

Trang 8

2012 Cho đến hiện tại quy định về những việc mà Luật sư không được làmtrong mối quan hệ với khách hàng gồm: Luật Luật sư 2012: Điều 9 quy định

về Các hành vi bị nghiêm cấm và Điều 25 quy định về Bí mật thông tin và Bộquy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam: Quy tắc 9, Quy tắc

12, Quy tắc 14 và Quy tắc 15

2.1.1 Trong thời gian trước và khi ký kết hợp đồng

Thứ nhất, cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân

sự, các việc khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là vụ, việc) 4

Hành vi này được quy định cụ thể tại điểm a khoản 1 điều 9 Luật Luật sư 2006

sửa đổi, bổ sung năm 2012 Điều khoản nghiêm cấm luật sư cung cấp dịch vụ

pháp lý đồng thời cho hai hoặc nhiều khách hàng đối lập nhau về quyền lợitrong cùng một vụ việc Quy tắc trên còn được gọi là quy tắc “tránh xung đột

về lợi ích” Đây là một điều hoàn toàn hợp lý về mặt thực tiễn, việc cung cấpdịch vụ pháp lý cho các khách hàng trong trường hợp này sẽ tạo nên một nghivấn rằng việc tư vấn của Luật sư sẽ có công bằng nữa không, hay sự tư vấn đó

có bị tác động bởi nhiều yếu tố “khách quan”5

Thứ hai, thông tin trực tiếp cho khách hàng hoặc dùng lời lẽ, hành vi

ám chỉ để khách hàng biết về mối quan hệ cá nhân của luật sư với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác nhằm mục đích gây niềm tin với khách hàng về hiệu quả công việc hoặc nhằm mục đích bất hợp pháp khác Trong quá trình gây dựng

niềm tin, hình thành mối quan hệ tin cậy với khách hàng, không ít luật sư cóhành vi như khoe khoang mối quan hệ với các cơ quan, cán bộ nhà nước đểnhận được dịch vụ pháp lý, thậm chí là khiến khách hàng phải chi trả cho

4 Xem Khoản 1 Điều 9 Luật Luật sư năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012.

5 Nguyễn Văn Huyên (2011), Đạo đức nghề luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội, trang 205.

Trang 9

mình mức thù lao rất cao6 Hành vi vi phạm này được quy định tại điểm ekhoản 1 điều 9 Luật Luật sư năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012 và quy tắc9.6 trong Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam 2011,luật sư đã vi phạm quy tắc về những việc không được làm trong mối quan hệvới khách hàng Là người am hiểu các quy định của pháp luật, hướng dẫn chokhách hàng nên luật sư phải là người tuân thủ pháp luật, không được trực tiếphoặc gián tiếp làm bất cứ việc gì gây ảnh hưởng đến tính độc lập, liêm chính

và uy tín của luật sư 7 Trong quan hệ với khách hàng, luật sư chỉ nên cung cấpcho khách hàng những lời khuyên vô tư và trong sáng để đảm bảo tính “độclập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan” theo quy tắc 2 của Bộ quy tắcđạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam 2011

Thứ ba, cố ý đưa ra những thông tin làm cho khách hàng nhầm lẫn về khả năng và trình độ chuyên môn của mình để tạo niềm tin cho khách hàng ký kết hợp đồng 8 Trong mối quan hệ với khách hàng, luật sư có nghĩa vụ phải tận

tâm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, kỹ năngnghề nghiệp và các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi íchhợp pháp của khách hàng Khả năng và trình độ chuyên môn là hai yếu tốquan trọng đánh giá chất lượng dịch vụ pháp lý của luật sư9 Bởi vậy, Luật sưcần cân nhắc rất kỹ khi nhận vụ việc khi không đủ nguồn lực và khả năng thựchiện yêu cầu của khách hàng và phải đem đến cho khách hàng ý kiến tư vấnkhách quan để họ có thể tự lựa chọn luật sư

6Nguyễn Thế Phong (2020), Đạo đức nghề nghiệp Luật sư trong quan hệ với khách hàng – Những điểm cần lưu ý Nguồn:

https://lsvn.vn/dao-duc-nghe-nghiep-luat-su-trong-quan-he-voi-khach-hang-nhung-diem-can-luu-y.html , truy cập ngày 21/06/2022

7 Phạm Tuấn Anh (2022), Văn hóa, đạo đức của nghề luật sư Nguồn:

https://luatsuphamtuananh.com/dao-duc-nghe-nghiep/van-hoa dao-duc-cua-nghe-luat-su/ , truy cập ngày 21/06/2022

8 Xem quy tắc 9.7, Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.

9 Nguyễn Khánh Linh (2020), Bàn về trách nhiệm của luật sư trong hoạt động hành nghề Nguồn:

https ://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/ban-ve-trach-nhiem-cua-luat-su-trong-hoat-dong-hanh-nghe , truy cập ngày 21/06/2022

Trang 10

Thứ tư, hứa hẹn, cam kết bảo đảm kết quả vụ việc về những nội dung nằm ngoài khả năng, điều kiện thực hiện của luật sư 10 Các hình thức hứahẹn, cam kết đảm bảo kết quả vụ việc có thể được thể hiện trên những điềukhoản trong hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng hay có thể bằng lời nóihoặc sự không rõ ràng làm khách hàng hiểu lầm về phạm vi công việc của luật

sư Việc hứa hẹn, cam kết bảo đảm kết quả là một hành vi sai phạm có tínhchất nghiêm trọng bởi hành vi đã vi phạm những chuẩn mực, thước đo ứng xửđạo đức nghề nghiệp Bên cạnh đó việc này cũng đi lại thực tế khách quan domột vụ án có thể phải qua nhiều cấp xét xử và luật sư hay thậm chí là thẩmphán cũng không có quyền quyết định bản án mà thẩm quyền này thuộc về hộiđồng xét xử Cho dù luật sư có khả năng chuyên môn giỏi và bề dày kinhnghiệm đến đâu cũng không thể khẳng định chắc chắn về kết quả của vụ án.Chỉ có bản án có hiệu lực của Tòa án nhân dân có thẩm quyền mới quyết địnhđược các vấn đề này

Bên cạnh đó, khi khách hàng thỏa thuận với luật sư về việc hứa hẹn,đảm bảo kết quả vụ việc thì khách hàng có thể phải đối mặt với những rủi ropháp lý Khách hàng sẽ không thể yêu cầu bồi thường khi kết quả không đúngvới cam kết của luật sư bởi sự cam kết này không được pháp luật thừa nhận.Khách hàng cũng không thể quy chụp trách nhiệm của luật sư do bất đồng vềquan điểm khi luật sư cho rằng như vậy là đã hoàn thành nhiệm vụ trong khikhách hàng lại cho rằng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu Không những vậy,ngay khi ký kết hợp đồng thông thường khách hàng sẽ phải thanh toán 50%phí dịch vụ Dù kết quả vụ việc thế nào, dù thắng hay thua thì khách hàngcũng phải thanh toán đầy đủ 50% phí dịch vụ còn lại mà không có nhiều cơhội phản biện Như đã phân tích, hành vi hứa hẹn, cam kết đảm bảo kết quả vụ

10 Xem quy tắc 9.8, Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.

Trang 11

việc là một hành vi bị cấm nên vì vậy luật sư khi thực hiện hành vi này sẽ bị

xử lý theo quy định tại khoản 1 điều 85 Luật Luật sư 2012

2.1.2 Trong thời gian thực hiện hợp đồng giữa Luật sư và khách hàng

Trước và khi ký kết hợp đồng với khách hàng, luật sư chỉ cần phải đốimặt với hình phạt kỷ luật từ Hội đồng luật sư Tuy nhiên trong thời gian thựchiện hợp đồng mà luật sư thực hiện những hành vi trái với thỏa thuận, hợpđồng đã ký với khách hàng thì phía bên luật sư có thể còn phải nhận đơn kiện

từ phía khách hàng của mình vì vi phạm hợp đồng11 Những hành vi luật sưkhông được phép làm trong thời gian thực hiện hợp đồng gồm những hành vi

cụ thể:

Thứ nhất, nhận, chiếm giữ, sử dụng tiền, tài sản của khách hàng trái với thỏa thuận giữa luật sư và khách hàng 12 Trong một số trường hợp, bênkhách hàng cần đưa một số tiền hoặc đặt cọc một phần tài sản làm điều kiện

để bên luật sư thực hiện nghĩa vụ như trong hợp đồng, tuy nhiên việc luật sư

sử dụng số tiền, tài sản đó vào mục đích khác với thỏa thuận, hợp đồng là viphạm pháp luật Hành vi vi phạm này có thể kể đến như tội lạm dụng tínnhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổsung năm 2017),…

Thứ hai, gợi ý, đặt điều kiện để tăng mức thù lao đã thỏa thuận hoặc có được lợi ích khác ngoài hợp đồng từ khách hàng 13 Theo điểm đ khoản 1 điều

9 Luật Luật sư năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012, hành vi nhận, đòi hỏithêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoản thùlao và chi phí đã thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý đãthuộc vào hành vi bị nghiêm cấm thực hiện của luật sư Đặc biệt là tạo ranhững tình tiết xấu, sai sự thật, tình huống giả, không đầy đủ để sách nhiễu,

11Everest Think Results (2021), Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, Bộ Quy tắc

12 Xem quy tắc 9.1 Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.

13 Xem quy tắc 9.2 và 9.4, Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w