Trên cơ sở đó, có những giải pháp từ chính Luật sư và xã hội để Luật sư có thể duy trì được bản lĩnh chính trị vững vàng và đạo đức nghề nghiệp trong sáng trong hoạt động hành nghề... Nh
Trang 1BỘ TƯ PHÁP
HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ
-o0o -
BÀI TẬP NHÓM MÔN HỌC: LUẬT SƯ 2
Đề bài:
Bản lĩnh chính trị vững vàng và đạo đức
Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2023
Trang 2MÔN: LS 2 KỸ NĂNG CƠ BẢN CỦA LUẬT SƯ DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 3 - LỚP B6 25.2 HN TỐI
7 Nguyễn Viết Ngọc Minh 137 Nhóm trưởng, thuyết trình
Trang 3ĐẶT VẤN ĐỀ
Trước thực tế khách quan của một quốc gia đang không ngừng phát triển, luôn hướng đến nền dân chủ vững mạnh và của một dân tộc ngày ngày vươn mình ra với bè bạn năm châu, thì sứ mệnh bảo vệ công lý, đảm bảo công bằng xã hội được đề cao là tất yếu và chính đáng Chính vì vậy vị thế của Luật sư ngày càng được coi trọng trong xã hội Theo Liên Đoàn Luật sư Việt Nam, hiện cả nước có hơn 16.000 luật sư, trên 4.000
tổ chức hành nghề luật sư, và số lượng luật sư tăng đều hàng năm Với sự phát triển cả
vè số lượng và chất lượng của đội ngũ Luật sư, bên cạnh việc đảm bảo tính chuyên nghiệp trong hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý, người Luật sư còn đối mặt với những cám dỗ và các tình huống thử thách bản lĩnh Từ thực tiễn trên, rất cần tìm hiểu để nắm vững lý luận về bản lĩnh chính trị và các chuẩn mực đạo đức, ứng xử của Luật sư Trên
cơ sở đó, có những giải pháp từ chính Luật sư và xã hội để Luật sư có thể duy trì được bản lĩnh chính trị vững vàng và đạo đức nghề nghiệp trong sáng trong hoạt động hành nghề
Trang 4I L Ý THUYẾT CHUNG
1 1 Bản lĩnh chính trị của luật sư
a Khái niệm bản lĩnh chính trị
Bản lĩnh chính trị được hiểu là sự kiên định, khả năng độc lập suy nghĩ, quyết định
và hành động, là đòi hỏi cơ bản và trực tiếp đối với mỗi cá nhân, giúp mỗi người kiên định lập trường, quan điểm và bằng ý chí, năng lực của mình vượt qua khó khăn, thử thách, áp lực để quyết tâm thực hiện mục đích
b Bản lĩnh chính trị của luật sư
Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam năm 2019 mặc dù không trực tiếp đề cập đến phẩm chất chính trị, đến bản lĩnh chính trị của Luật sư Việt Nam Nhưng tại Lời nói đầu của Bộ Quy tắc đã đề cập đến một số nội dung đề cập về phẩm chất chính trị, bản lĩnh chính trị của Luật sư Việt Nam: “Nghề Luật sư ở Việt Nam
là một nghề cao quý, bởi hoạt động nghề nghiệp của Luật sư nhằm mục đích góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” Bảo vệ công lý và nhà nước pháp quyền là nghĩa vụ luật sư phải trung thành với tổ quốc, có nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ tổ quốc Luật sư bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của khách hàng là hoạt động góp phần vào bảo vệ công lý và xây dựng nhà nước pháp quyền
Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới tại khoản 7 Mục IV quy định: “Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng và phát triển đội ngũ luật sư có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, am hiểu pháp luật, giỏi về kỹ năng hành nghề và ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế”
Ngày 26/12/2022, tại Đại hội Đại biểu Luật sư toàn quốc lần thứ III, ông Nguyễn Xuân Phúc, nguyên Chủ tịch nước đã có bài Diễn văn phát biểu quan trọng, trong đó có đoạn: “Luật sư phải luôn có ý thức giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phải biết nói không với tiêu cực, tuyệt đối không tiếp tay, không tham gia chạy án, không
có hành vi trái với quy định pháp luật” Đại hội cũng nhấn mạnh nội dung: “Đoàn kết, trí tuệ, kỷ cương, quyết tâm xây dựng đội ngũ Luật sư Việt Nam trong sạch, vững mạnh,
Trang 5có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu của xã hội và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
Có thể nhận thấy, phẩm chất chính trị và bản lĩnh chính trị của Luật sư là vấn đề quan trọng, được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm Bởi lẽ, Luật sư là những người làm việc độc lập, tự chịu trách nhiệm về hành vi ứng xử của mình ở mọi lĩnh vực pháp luật trong quá trình hoạt động nghề, mỗi Luật sư đều có nguy cơ rơi vào cám dỗ vì Luật
sư là người có nguy cơ tiếp xúc với những mặt trái, mặt xấu của xã hội Vì vậy, việc cố gắng giữ một bản lĩnh chính trị vững vàng là điều tất yếu của mỗi Luật sư trong quá trình hoạt động nghề Đây cũng là một phẩm chất quyết định sự thành công của mỗi người, đặc biệt là đối với những người hoạt động trong lĩnh vực pháp luật như là Luật
sư
1.2 Đạo đức nghề nghiệp trong sáng của luật sư
Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được xã hội thừa nhận, quy định hành
vi, quan hệ giữa con người với nhau và đối với xã hội
Đạo đức nghề nghiệp là một khái niệm nằm trong nội hàm của khái niệm chung
về đạo đức Nó bao hàm những chuẩn mực đạo đức nói chung nhưng tự nó cũng có những chuẩn mực riêng xuất phát từ những nét đặc trưng của nghề nghiệp Xã hội có rất nhiều nghề, nhưng không phải nghề nào cũng đặt vấn đề đạo đức nghề nghiệp thành những quy tắc để điều chỉnh hành vi của người hành nghề Đạo đức nghề nghiệp của luật sư bao gồm các quy định chung về đạo đức của bản thân luật sư trong các mối quan
hệ giữa luật sư với khách hàng, với cơ quan nhà nước và với đồng nghiệp Mỗi luật sư phải ý thức được sứ mệnh của mình, biết giữ gìn phẩm chất và danh dự nghề nghiệp Tạo niềm tin và sự kính trọng từ khách hàng, từ đó tôn vinh nghề luật sư
Ở Việt Nam, Luật Luật sư được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007 và thay thế Pháp lệnh Luật sư năm 2001 Luật Luật sư ra đời đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế luật sư ở nước ta đồng thời tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của luật sư và nghề luật sư đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ mới Theo Luật Luật sư, một
Trang 6người muốn trở thành luật sư phải hội đủ các tiêu chuẩn: “là công dân Việt Nam trung thành với tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng
cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư và
có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư” Cùng với quy định trên, để chuẩn hóa về mặt đạo đức của luật sư, ngày 20/7/2011 Hội đồng Luật sư toàn quốc đã ban hành Quyết định số 68/QĐ-HĐLSTQ kèm theo bản quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam Gần đây năm 2019, Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam đã thay thế Bộ Quy tắc ban hành năm 2011 Bản quy tắc trên đã đưa ra các chuẩn mực về đạo đức để luật sư phải khắc ghi trong suốt đời hành nghề của mình
Bộ quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp của Luật sư có những quy tắc chung mang tính chất là những nghĩa vụ đạo đức cơ bản của Luật sư và các quy tắc cụ thể điều chỉnh hành vi của Luật sư khi tham gia các nhóm quan hệ xã hội trong hành nghề
1.3 Sự cần thiết của bản lĩnh chính trị và đạo đức nghề nghiệp trong sáng với Luật sư
Thứ nhất, người Luật sư có bản lĩnh chính trị vững vàng và đạo đức nghề nghiệp
trong sáng giúp họ vượt qua chính mình trước những cám dỗ của tiền bạc và vật chất trong quá trình hành nghề Từ đó, giúp người Luật sư cống hiến xuất sắc cho việc xây dựng nền tư pháp công bằng, xây dựng Nhà nước pháp quyền và góp phần bảo vệ công
lý, bảo vệ quyền và lợi ích cho mọi người Nghề luật sư có đặc thù riêng, Luật sư là những người làm việc độc lập, tự chịu trách nhiệm về hành vi ứng xử của mình rất cao trong nhiều hoàn cảnh hết sức nhạy cảm ở mọi lĩnh vực pháp luật Bởi vậy, luật sư trong thời hiện đại ngoài tri thức, kỹ năng phải rèn luyện được cho mình bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng Trên thực tế, nghề luật sư được coi là nghề nguy hiểm không kém các nghề: Công an, kiểm sát, thẩm phán, báo chí Trong một số vụ án bị dư luận xã hội lên án mạnh mẽ như giết người, hiếp dâm trẻ em, luật sư bào chữa cho bị cáo gặp rất nhiều khó khăn, gia đình bị hại có cái nhìn không thiện cảm, thậm chí có lời nói xúc phạm, hành
vi đe doạ Trong những trường hợp đó Luật sư cần có bản lĩnh, bình tĩnh bào chữa và điều quan trọng là cần để cho mọi người hiểu rằng Luật sư bào chữa cho bị cáo là để bảo vệ phần người, tính nhân văn và quyền lợi hợp pháp của người phạm tội
Thứ hai, có bản lĩnh chính trị vững vàng và đạo đức nghề nghiệp trong sáng giúp
người Luật sư trụ lại được với nghề, đối mặt được với những áp lực của nghề nghiệp
Trang 7Trên thực tế, luật sư ở Việt Nam là những người hoạt động độc lập nên phải chịu áp lực rất lớn từ cả hai phía là các cơ quan tiến hành tố tụng và khách hàng của mình Nếu người luật sư không rèn luyện được cho mình bản lĩnh vững vàng thì sẽ không thể trụ lại được với nghề Ví dụ, người phạm tội phải chịu sự trừng phạt của pháp luật, nhưng trong quá trình bị tạm giữ, tạm giam không thể bị tra tấn, đánh đập, hành hạ về thể xác cũng như xúc phạm nhân phẩm Sự có mặt của luật sư ở các giai đoạn tố tụng là cần thiết bởi những người đã lâm vào vòng lao lý, phải đối mặt với uy lực của cơ quan công quyền, không phải ai cũng có đủ can đảm tự bảo vệ quyền hợp pháp của mình Luật sư trong trường hợp này một mặt phải làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng, bảo vệ tối đa quyền lợi cho thân chủ của mình; mặt khác làm việc với khách hàng của mình, hướng dẫn khách hàng những lời khai, việc làm cần thiết cũng như tạo niềm tin hay sự yên tâm nơi khách hàng Điều này đòi hỏi ở người luật sư không những phải rèn luyện tri thức, kỹ năng mà cần có bản lĩnh vững vàng và ứng xử khéo léo, linh hoạt trong mọi
tình huống
II THỰC TRẠNG BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA LUẬT SƯ
2.1 Những thành tựu đạt được
Thứ nhất, trong những năm qua, đội ngũ Luật sư trong cả nước đã nỗ lực hoạt
động, cống hiến, góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức
Trong lĩnh vực hình sự, đa số các vụ án hình sự về các tội phạm như tham ô, lợi dụng chức vụ quyền hạn, ma túy,… đều có sự hiện diện của Luật sư biện hộ Luật sư góp phần bảo đảm quá trình giải quyết vụ án hình sự được khách quan, toàn diện và đầy
đủ, không để lọt người phạm tội, không làm oan người vô tội
Đối với các vụ án dân sự, tranh chấp đất đai, tranh chấp lao động, Luật sư giữ vai trò quan trọng trong hòa giải, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ
án Luật sư tham gia vụ án dân sự góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự, giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ Đối với các tranh chấp đất đai, sự tham gia của Luật sư sẽ làm giảm các tranh chấp đất đai qua việc tư vấn để người dân hiểu về quyền của người sử dụng đất, tránh tranh chấp khiếu nại kéo dài
Trang 8Vai trò của Luật sư trong các vụ án kinh doanh thương mại cũng đã dần được khẳng định khi số lượng Luật sư có khả năng sử dụng tiếng Anh, tham gia bảo vệ trong các tranh chấp thương mại ngày càng tăng
Đối với các vụ án hôn nhân gia đình, tranh chấp quyền nuôi con, vai trò Luật sư thể hiện ở việc tư vấn pháp luật, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các bên trong tranh chấp tài sản chung hôn nhân, tranh chấp con để bảo vệ quyền được chăm sóc tốt nhất cho trẻ em
Các Luật sư tham gia bào chữa trong nhiều vụ án nghiêm trọng, dư luận xã hội quan tâm đã thực hiện đúng nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa, góp phần phân tích, thẩm định, đánh giá chứng cứ nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án, giúp cho quá trình giải quyết các vụ án được khách quan, công bằng, đúng pháp luật, bảo đảm công lý, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan Niềm tin của công dân, của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội đối với đội ngũ Luật sư Việt Nam ngày càng được củng cố và tăng cường Nhiều tổ chức hành nghề Luật sư đã thực hiện nghiêm túc quy định pháp luật, đóng góp đầy đủ nghĩa vụ về thuế đối với Nhà nước
Thứ hai, các Luật sư góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cải
cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo đảm dân chủ, công bằng, văn minh
Trước hết, đội ngũ Luật sư cũng tham gia tích cực vào công tác góp ý xây dựng và hoàn thiện pháp luật; công tác trợ giúp pháp lý tại trụ sở tiếp dân Trung ương; công tác
rà soát thủ tục hành chính từ năm 2011 đến nay, đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật, phản biện xã hội
Đối với hoạt động tuyên truyền pháp luật, số lượng Luật sư tham gia tích cực công tác tuyên tuyền Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân, Luật Đất Đai, Luật Hôn nhân và gia đình tại UBND cấp phường, xã Hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật tại trường học cũng được đông đảo Luật sư tham gia và đạt hiệu quả trong giáo dục pháp luật Trên mặt trận báo chí truyền hình, Luật sư đã có những tiếng nói riêng mạnh mẽ thường xuyên có mặt, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, luôn có nhiều ý kiến góp ý kiến phản biện xã hội chất lượng
Bên cạnh đó, người Luật sư thực hiện trách nhiệm với xã hội và trách nhiệm với nghề nghiệp Hàng năm, mỗi luật sư bằng khả năng, tâm huyết trách nhiệm sẽ thực hiện
Trang 9các hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn như người nghèo, gia đình chính sách, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, người già, phụ
nữ có hoàn cảnh… Chất lượng trợ giúp pháp lý miễn phí sẽ không được khác gì so với chất lượng cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng đã trả thù lao
Về hoạt động của tổ chức xã hội nghề nghiệp, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã trở thành cầu nối quan trọng giữa Nhà nước, cộng đồng xã hội, cộng đồng doanh nghiệp với giới Luật sư Việt Nam, góp phần đưa đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống Điều đó cho thấy, giới Luật sư Việt Nam đã và đang thực hiện tích cực vai trò, trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đoàn Luật sư, các Luật sư trong cả nước; tập hợp và tổ chức, động viên Luật sư tích cực tham gia vào các hoạt động xây dựng pháp luật, cải cách hành chính và cải cách tư pháp; phổ biến, tuyên truyền pháp luật, đấu tranh phòng chống các vi phạm; góp phần củng cố và tăng cường pháp chế trong mọi lĩnh vực quản lý nhà nước và hoạt động xã hội
2.2 Những mặt hạn chế, khó khăn
Nghề Luật sư ngày càng được xã hội tôn trọng và được xem là một trong những nghề cao quý nhất tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế, khó khăn khi mà tỷ lệ luật sư trên số dân ở nước ta vẫn ở mức thấp so với các nước phát triển trên thế giới, chất lượng hành nghề luật sư chưa đáp ứng được đòi hỏi của hoạt động tranh tụng và yêu cầu dịch
vụ tư vấn pháp luật trong nước và quốc tế, phẩm chất chính trị, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của một bộ phận nhỏ Luật sư chưa cao, chưa chuyên nghiệp
Thứ nhất, một số Luật sư chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về trách nhiệm chính trị,
pháp lý, trách nhiệm xã hội cao quý của nghề Luật sư, chưa gương mẫu chấp hành pháp luật về hành nghề Luật sư, thậm chí có biểu hiện lệch lạc về tư tưởng, nhận thức chính trị, có hành vi tiêu cực, chạy án, vi phạm pháp luật dẫn đến bị xử lý hình sự Ở một số đoàn luật sư, năng lực tự quản còn hạn chế, việc giám sát, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương còn chưa nghiêm, công tác quản lý nhà nước về luật sư còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới…
Ví dụ, trường hợp của cựu Luật sư Nguyễn Văn Đài Ngày 6/3/2007, ông Đài bị
Cơ quan An ninh điều tra Công an Hà Nội bắt, khởi tố với cáo buộc có hành vi tuyên truyền chống nhà nước Thời điểm đó, ông Đài là Trưởng văn phòng Luật sư Thiên Ân,
Trang 10người bị xác định đồng phạm giúp sức là luật sư Lê Thị Công Nhân Khi khám xét văn phòng luật sư Thiên Ân, nhà riêng của 2 người đã thu nhiều tài liệu bị quy kết có nội dung chống phá Nhà nước, đòi quyền tự do thành lập đảng ở Việt Nam, nhật ký dân oan, tài liệu xuyên tạc đời tư của lãnh đạo Đảng và nhà nước Tại phiên tòa phúc thẩm mở cuối tháng 11/2007, cấp phúc thẩm đã tuyên giảm cho mỗi bị cáo một năm tù Năm
2018, Bị cáo Đài tiếp tục bị TAND Hà Nội phạt 15 năm tù, quản chế 5 năm kể từ ngày
chấp hành xong hình phạt về tội Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, theo khoản 1 điều 79 Bộ luật Hình sự năm 1999.1
Thứ hai, không ít trường hợp, Luật sư do ít quan tâm nghiên cứu các quy định về
Luật sư, không học tập quán triệt về đạo đức nghề nghiệp Luật sư nên khi hành nghề xảy ra vi phạm
Có những Luật sư khi tham gia hoạt động nghề nghiệp, nhận vụ việc từ khách hàng
là những người thân quen, hoặc do tin tưởng quá mức nên chủ quan không xác lập hợp đồng dịch vụ pháp lý đúng quy định, hoặc thỏa thuận nhận thêm thù lao do nhiều công việc phát sinh thêm nhưng không ký phụ lục điều chỉnh thù lao, ghi nhận công việc phát sinh, dẫn đến vi phạm Xét bản chất, trong quan hệ này Luật sư bỏ công sức cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, việc thực hiện công việc và nhận thù lao là theo thỏa thuận tự nguyện giữa hai bên Nhưng do không tuân thủ quy định về ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản nên vi phạm
Có những trường hợp Luật sư cố ý vi phạm, có hiểu biết pháp luật nhưng không giữ vững kiên định lập trường và đạo đức nghề nghiệp Quy định tại Điều 9 Luật Luật
sư năm 2006, sửa đổi năm 2012 quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm với luật sư và Quy tắc 9 trong Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư năm 2019 cũng nêu
ra những việc luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng Luật sư nào cũng biết, cũng hiểu về quy định cơ bản này Nhưng trên thực tế không ít trường hợp Luật sư biết mà vẫn vi phạm do tư lợi cá nhân, mục đích không chính đáng
Ví dụ như vụ việc Luật sư Nguyễn Thiện Hiệp (giám đốc Công ty luật TNHH Việt Tâm) và Luật sư Nguyễn Quang Trung (Luật sư tại Công ty luật TNHH Việt Tâm) đã nhận tiền, hứa hẹn giúp “chạy tội” cho khách hàng (tám bị cáo trong một vụ án hình sự)
1 Báo điện tử VN Express, 6/4/2018, Ông Nguyễn Văn Đài bị kết tội 'hoạt động nhằm lật đổ chính quyền: https://vnexpress.net/ong-nguyen-van-dai-bi-ket-toi-hoat-dong-nham-lat-do-chinh-quyen-3732992.html