những thách thức và giải pháp cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ

123 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
những thách thức và giải pháp cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong tương lai không xa, nông nghiệp hữu cơ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết những thách thức trong sản xuất và tiêu thụ thực phẩm, bao gồm: Sản xuất đủ thực phẩm là

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

-0O0 -

VÕ HUY TRƯỜNG

NHỮNG THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC

NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

THE CHALLENGES AND SOLUTIONS FOR ENTERPRISES OPERATING IN THE ORGANIC AGRICULTURAL FIELD

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2024

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG-HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS DƯƠNG NHƯ HÙNG

Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS Đỗ Thành Lưu Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS Phan Triều Anh

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp HCM ngày 24 tháng 01 năm 2024

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 1 Chủ tịch: PGS.TS Vương Đức Hoàng Quân

2 Thư ký: TS Nguyễn Thu Hiền

3 Phản biện 1: TS Đỗ Thành Lưu

4 Phản biện 2: TS Phan Triều Anh

5 Uỷ viên: TS Dương Như Hùng

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)

KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

PGS.TS VƯƠNG ĐỨC HOÀNG QUÂN TS DƯƠNG NHƯ HÙNG

Trang 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Võ Huy Trường MSHV: 2070235 Ngày, tháng, năm sinh: 16/10/1992 Nơi sinh: Tiền Giang Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8340101

I TÊN ĐỀ TÀI:

Những thách thức và giải pháp cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ The challenges and solutions for enterprises operating in the organic agricultural field

II NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

Tìm ra các thách thức chung và các vấn đề mà doanh nghiệp/ tổ chức/ cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hữu cơ gặp phải;

Các giải pháp cụ thể của từng doanh nghiệp đã áp dụng để đối phó với các thách thức họ gặp phải và một số đề xuất;

Song song với các giải pháp được đề xuất, đề tài đề xuất cụ thể một số cơ chế chính sách để hỗ trợ cho các doanh nghiệp/ cá nhân/ tổ chức sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trong tương lai phát triển theo định hướng bền vững

III NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 19/07/2023

IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 13/12/2023 V CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS Dương Như Hùng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành của mình đến Quý Thầy Cô Khoa Quản Lý Công Nghiệp (QLCN), Trường Đại Học Bách Khoa, Đại Học Quốc Gia TPHCM đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báu đối với tôi trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp cũng như các kiến thức quản lý khác liên quan thông qua tổ hợp các môn học của chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh (MBA) Với những kinh nghiệm và kiến thức tôi được Quý Thầy Cô trang bị, tôi tự tin có thể áp dụng tốt ở thực tiễn kinh doanh của bản thân, từng bước xây dựng một doanh nghiệp phát triển bền vững và đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội

Để hoàn thành luận văn này, cùng với sự nỗ lực và kiên trì của bản thân, không thể không kể đến sự hỗ trợ, góp ý rất tận tình và có giá trị của giảng viên hướng dẫn - Thầy Trưởng Khoa QLCN, Đại Học Bách Khoa, Đại học Quốc Gia TPHCM - TS Dương Như Hùng, tôi xin trân kính gửi lời cám ơn đến Thầy, chúc Thầy và gia đình luôn có thật nhiều sức khoẻ để tiếp tục đào tạo và sản sinh ra những cá nhân ưu tú, có đầy đủ tố chất của một hiền tài, đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước Ngoài ra, tôi cũng gửi lời cám ơn Cô TS Nguyễn Thu Hiền, Trưởng Bộ Môn Tài Chính, Khoa QLCN, Đại Học Bách Khoa TPHCM cũng đã hỗ trợ tôi rất nhiều về chuyên môn và kinh nghiệm trong quá trình hoàn thành luận văn này

Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình tôi học tập và hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ tại Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM

Sau cùng, tôi xin chúc Quý Thầy Cô và những người đồng hành cùng tôi trong thời gian qua thật nhiều may mắn, sức khoẻ và thành công

Trân trọng cám ơn!

Tp HCM, ngày 24 tháng 01 năm 2024 HỌC VIÊN THỰC HIỆN LUẬN VĂN

Võ Huy Trường

Trang 5

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Hiện nay, các mối lo ngại về thực phẩm sạch, nông sản sạch đang là chủ đề nóng rất được quan tâm không chỉ từ người tiêu dùng mà còn là nỗi trăn trở của các doanh nghiệp, hộ nông dân tham gia vào chuỗi cung ứng nông sản và cả những người làm chính sách Trong tương lai không xa, nông nghiệp hữu cơ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết những thách thức trong sản xuất và tiêu thụ thực phẩm, bao gồm: Sản xuất đủ thực phẩm lành mạnh, an toàn và giá cả phải chăng; Phát triển chuỗi thức ăn sử dụng năng lượng tái tạo và các chất dinh dưỡng tái chế; Thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm thiểu phát thải khí nhà kính; Bảo vệ đất, nước, không khí , đa dạng sinh học, thay đổi thói quen ăn uống, lối sống và nhu cầu của người tiêu dùng

Tuy nhu cầu thị trường cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam hiện tại và tương lai còn rất cao, dư địa phát triển ngành còn rất lớn, nhưng nguồn cung cho các sản phẩm này còn rất hạn chế và giá cả đang rất cao, khó có thể đáp ứng được nguồn cung lương thực cho đại đa số người dân có thu nhập trung bình hoặc thấp Mặt khác, các doanh nghiệp, hộ nông dân đang tham gia các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam hiện tại còn đang rất manh múng và đa số tự thân vận động là chính Đề tài này nhằm mục đích cải thiện chất lượng và sản lượng nguồn cung cho thực phẩm hữu cơ, đồng thời nhận diện, phân tích các khó khăn mà các đơn vị tham gia chính vào chuỗi cung ứng nông nghiệp hữu cơ gặp phải, xem xét các phương án giải quyết khó khăn mà họ đã áp dụng, tìm hiểu các cơ chế chính sách đã có, từ đó luận văn này sẽ tổng hợp và đề xuất một số giải pháp và cơ chế chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Nghiên cứu này đóng góp những hiểu biết có giá trị về sự phát triển của nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam, thu hẹp khoảng cách giữa cung và cầu đồng thời thúc đẩy các hoạt động nông nghiệp bền vững và thúc đẩy khả năng tiếp cận tốt hơn với các sản phẩm thực phẩm hữu cơ

Trang 6

ABSTRACT

In recent years, concerns regarding fresh and organic food have garnered significant attention, not only among consumers but also within the purview of businesses, farmers engaged in the agricultural supply chain, and policymakers Looking ahead, organic agriculture is poised to play a pivotal role in addressing multifaceted challenges in food production and consumption, encompassing the production of sufficient, wholesome, safe, and cost-effective food; the development of energy-efficient and nutrient-recycling food supply chains; adaptation to climate change and mitigation of greenhouse gas emissions; and the preservation of land, water, air, biodiversity, as well as changing dietary habits, lifestyles, and consumer preferences

Despite the current and anticipated high demand for organic agricultural products in Vietnam, the availability of supply remains limited, leading to elevated prices that hinder accessibility for individuals with moderate or low incomes Additionally, businesses and farmers engaged in organic farming models in Vietnam are still in their nascent stages, primarily self-motivated and driven This thesis seeks to improve the quality and quantity of organic food supply in Vietnam by identifying and analyzing the challenges faced by key stakeholders in the organic agricultural supply chain It also examines the solutions they have implemented and existing policy mechanisms Consequently, this research aims to consolidate these findings into a set of recommendations and policy frameworks to support entrepreneurial ventures in the organic agricultural production and business sector The study contributes valuable insights into the advancement of organic agriculture in Vietnam, bridging the gap between demand and supply while fostering sustainable agricultural practices and promoting better access to organic food products

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi và những nội dung được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực

Những số liệu, bảng biểu và hình ảnh phục vụ cho việc phân tích, dẫn luận cho đề tài này được thu thập từ các nguồn tài liệu khác nhau được ghi chú trong mục tài liệu tham khảo hoặc chú thích ngay bên dưới các bảng biểu

Ngoài ra, đối với các tài liệu diễn giải để làm rõ thêm các luận điểm đã phân tích và trích dẫn trong phần phụ lục cũng được chú thích dẫn nguồn cụ thể

Tôi cam kết luận văn này chưa được nộp và bảo vệ trước bất cứ cơ sở đào tạo nào ngoài trường Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung nghiên cứu của toàn bộ luận văn này

Người thực hiện luận văn

Võ Huy Trường

TPHCM, Ngày 24 Tháng 01 Năm 2024

Trang 8

MỤC LỤC

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI i

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ ii

LỜI CẢM ƠN iii

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Phương pháp nghiên cứu 2

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.5 Ý nghĩa nghiên cứu 2

1.6 Bố cục luận văn 3

II CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

2.1 Những khái niệm liên quan 4

2.2 Các nghiên cứu trước đây 18

2.2.1 Những thách thức của mô hình kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực 18

2.2.2 Những lợi thế sẵn có và cơ hội cho những nhà khởi nghiệp về nông nghiệp 28

2.3 Những giải pháp đề xuất cơ sở để giải quyết thách thức 34

2.3.1 Xác định khoa học công nghệ là then chốt trong phát triển nông nghiệp 34

2.3.2 Đa dạng các tổ chức chứng nhận hữu cơ 34

2.3.3 Về đầu tư, hỗ trợ vốn 35

2.3.4 Về nhân lực triển khai NNHC 36

2.4 Một số kiến nghị về mô hình kinh doanh và cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển 37

2.4.1 Mô hình kinh doanh đề xuất 37

2.4.2 Cơ chế, chính sách 37

2.5 Khung phương pháp nghiên cứu, Ma trận Thách thức – Giải pháp và Mô hình 39

2.5.1 Khung phương pháp nghiên cứu bằng công cụ phân tích đánh giá 39

2.5.2 Ma trận Thách thức – Giải pháp 46

2.5.3 Mô hình nghiên cứu 47

III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁCH THU THẬP DỮ LIỆU 48

3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính 48

3.2 Phương pháp tình huống – Case study 48

3.2.1 Định nghĩa Case Study Method: 48

Trang 9

3.2.2 Phân loại Case Study: 49

3.2.3 Quy trình luỹ tiến trong phương pháp tình huống: 50

3.3 Cách thu thập dữ liệu 56

IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 58

4.1 Sản lượng nông nghiệp hữu cơ thấp, khó cạnh tranh với sản phẩm nông nghiệp 58

4.2 Khó xây dựng mô hình trang trại hữu cơ khép kín hoàn chỉnh 59

4.3 Xử lý đất đã qua canh tác truyền thống mất nhiều thời gian và chi phí 60

4.4 Khó khăn do thói quen canh tác và quyền lợi của người nông dân khi chuyển đổi 61

4.5 Thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ chưa đồng bộ 62

4.6 Vốn – tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp về NNHC 64

4.7 Cơ chế, chính sách 65

V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67

5.1 Kết luận 67

5.2 Hạn chế của đề tài và kiến nghị 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

PHỤ LỤC A 74

PHỤ LỤC B 83

PHỤ LỤC C 106

Trang 10

DANH MỤC VIẾT TẮT

BVMT: Bảo vệ môi trường

CAC: Codex Alimentarius Commission - Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế

COPCM: China Organic Product Certification Mark - Chứng nhận sản phẩm hữu cơ được quyết định bởi Ban uỷ nhiệm và chứng nhận của Trung Quốc

DN: Doanh nghiệp

FAO: Food and Agriculture Organization of the United Nations - Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

GLOBALGAP: Global Good Agricultural Practice – Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu

IFOAM: International Federation of Organic Agriculture Movements – Liên đoàn Quốc tế các phong trào Nông nghiệp hữu cơ

IOT: Internet of Things – Internet vạn vật KH&CN: Khoa học và Công nghệ

NN-PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NNCNC: Nông nghiệp công nghệ cao

NNHC: Nông nghiệp hữu cơ

PTNNBV: Phát triển nông nghiệp bền vững QLIF: Quality Low Input Food

TNCN: Thu nhập cá nhân TNDN: Thu nhập doanh nghiệp

UDKHCNC: Ứng dụng khoa học công nghệ cao

UNEP: United Nations Environment Programme - Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc USDA: United States Department of Agriculture - Chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp

Hoa Kỳ, Ủy ban Hữu cơ Quốc gia VAC: Vườn – Ao – Chuồng

VACR: Vườn – Ao – Chuồng – Ruộng

VIETGAP: Vietnamese Good Agricultual Practices – Thực hiện sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam

WCED: Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới

WHO: World Health Organization – Tổ chức Y tế Thế Giới WTO: World Trade Organization

Trang 11

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Ma trận thách thức giải pháp 46 Bảng 3.1: Cấu trúc câu hỏi phỏng vấn 51

Trang 12

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Chứng nhận hữu cơ của USDA 8

Hình 2.2: Tiêu chuẩn ACO 8

Hình 2.3: Organic EU 9

Hình 2.4: China Organic Product Certification Mark (COPCM) 10

Hình 2.5: Các tổ chức chứng nhận hữu cơ 11

Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu – Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh 47

Hình 3.1: Quy trình luỹ tiến trong phương pháp tình huống 50

Trang 13

I GIỚI THIỆU

1.1 Lý do hình thành đề tài

Theo tổng luận số 03/2018 của Cục Thông tin Khoa Học và Công Nghệ Quốc Gia Việt Nam, “Nông nghiệp hữu cơ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết những thách thức trong sản xuất và tiêu thụ thực phẩm trong tương lai, bao gồm: Sản xuất đủ thực phẩm lành mạnh, an toàn và giá cả phải chăng cho hơn 10 tỷ người, giảm ô nhiễm và phát thải khí nhà kính từ sản xuất, chế biến, kinh doanh đến tiêu dung thực phẩm; phát triển chuỗi thức ăn sử dụng năng lượng tái tạo và các chất dinh dưỡng tái chế; thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm thiểu phát thải khí nhà kính; bảo vệ đất, nước, không khí , đa dạng sinh học và cảnh quan có tính đến các đạo đức hiện tại và mới nổi, thói quen ăn uống, lối sống và nhu cầu của người tiêu dùng”

Từ góc độ toàn cầu, nông nghiệp hữu cơ vẫn là một lĩnh vực có tiềm năng phát triển cao, do mới có dưới 1% đất nông nghiệp toàn cầu được canh tác hữu cơ và chỉ một phần nhỏ dân số thế giới đang tiêu thụ thực phẩm hữu cơ với số lượng đáng kể Năng suất sản xuất tương đối thấp và các mục tiêu của nông nghiệp hữu cơ, được mô tả trong các nguyên tắc và tiêu chuẩn, không đạt được trên mỗi trang trại (Cục Khoa học và Công nghệ Quốc Gia, 2018)

Nhận thấy nhu cầu thị trường còn rất lớn với sản phẩm nông nghiệp sạch:

- Các vấn nạn về an toàn sức khỏe và bệnh mãn tính khi sử dụng sản phẩm nông sản có dư lượng bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép

- Diện tích đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ hiện tại ở khu vực phía nam cũng như trên toàn quốc còn chiếm tỉ lệ rất nhỏ trên tổng diện tích đất nông nghiệp ở Việt Nam, Theo thống kê, tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp hữu cơ năm 2021 là 119.105ha, chiếm 0,5% diện tích đất nông nghiệp Việt Nam đứng thứ 7 trong các nước Châu Á về diện tích đất nông nghiệp hữu cơ và thứ 3 trong các nước ASEAN Đến nay, cả nước đã có 7.310 nông dân đang tham gia sản xuất hữu cơ, 60 đơn vị kinh doanh và phân phối, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Kim ngạch xuất khẩu nông sản hữu cơ của Việt Nam còn rất thấp, chỉ đạt trên 335 triệu USD/năm, trong khi đó giá trị thị trường hữu cơ thế giới năm 2022 là khoảng 183 tỷ USD Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ 2020-2030 do Thủ tướng phê duyệt theo Quyết định số 885/QĐ-TTg/2020 đã đặt ra mục tiêu 2,5% -3% diện tích đất sản xuất nông nghiệp là sản xuất hữu cơ; giá trị gia tăng của các sản phẩm hữu cơ so với sản phẩm thông thường là 1,5-1,8 lần Có thể nói, giai đoạn hiện nay là thời cơ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp hữu cơ (Hải, 2023)

- Theo bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, 09/2022: “giá bán sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đang cao hơn gấp 4-6 lần so với sản phẩm nông nghiệp sản xuất truyền thống”

- Người tiêu dùng đã bắt đầu nghiêm túc nhìn nhận về sức khỏe của bản thân và gia đình khi đi mua và sử dụng thực phẩm;

- Một bộ phận các đơn vị gian thương đã không trung thực trong sản xuất, đóng gói và kinh doanh, đem sản phẩm truyền thống dán nhãn sản phẩm nông sản hữu cơ gây mất lòng tin người tiêu dùng, ảnh hưởng tiêu cực đến các đơn vị làm ăn chân chính

Trang 14

Nhu cầu thị trường cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ở hiện tại và trong tương lai còn rất cao, tuy nhiên nguồn cung cho các sản phẩm này còn rất hạn chế do đa số các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiện tại ở Việt Nam còn đang rất manh múng và chưa thực sự đạt “chuẩn hữu cơ”, nhằm mục đích cải thiện chất lượng và sản lượng nguồn cung cho thực phẩm hữu cơ, đề tài này được hình thành và nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra các thách thức cần giải quyết, xem xét các giải pháp đã được thực hiện, các phương án đề xuất và một số kiến nghị về cơ chế chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Từ những phân tích nêu trên, đề tài nghiên cứu này nhắm đến các mục tiêu để trả lời cho câu hỏi về giải pháp tối ưu cho mô hình khởi nghiệp trong nông nghiệp hữu cơ:

(1) Tìm ra các thách thức chung và các vấn đề mà doanh nghiệp/ tổ chức/ cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hữu cơ gặp phải;

(2) Xem xét, phát huy và rút kinh nghiệm từ các giải pháp cụ thể của từng doanh nghiệp đã áp dụng để đối phó với các thách thức họ gặp phải;

(3) Đề xuất một số giải pháp phù hợp, thích nghi với điều kiện thực tiễn hiện tại để giải quyết các thách thức và khó khăn mà doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản hữu cơ gặp phải;

(4) Tương ứng với các giải pháp được đề xuất, đề tài đề xuất cụ thể một số cơ chế chính sách để hỗ trợ cho các doanh nghiệp/ cá nhân/ tổ chức sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trong tương lai

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định tính (qualitative approach), dựa vào quá trình quy nạp để chỉ ra vấn đề (Marshall & Rossman, 1999) Do tính chất của đề tài theo phân tích ở phần 1.1 và 1.2 nên vấn đề sẽ được tìm hiểu thông qua các đặc tính của hành vi mà không cần lượng hóa, có thể linh hoạt cách tiếp cận thông qua thảo luận/ phỏng vấn và số mẫu nhỏ, có thể phỏng vấn trực tiếp và hỏi sâu các case study là các doanh nghiệp/ tổ chức đang trực tiếp sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hữu cơ hiện tại ở Việt Nam (Thọ, 2013)

Mô hình nghiên cứu cơ bản được lập từ ma trận của thách thức và giải pháp, từ đó đưa ra đề xuất về một số giải pháp tối ưu cần cải thiện cũng như các chính sách để nhà nước có thể hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp/ tổ chức/ cá nhân sản xuất và kinh doanh nông nghiệp hữu cơ

Dữ liệu được thu thập theo hình thức phỏng vấn bán cấu trúc – phỏng vấn sâu, trả lời cho các câu hỏi “Tại sao? Làm thế nào? Bằng cách nào?”

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các thách thức và giải pháp mà doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hữu cơ gặp phải

Phạm vi nghiên cứu: khu vực sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao lớn trong nước là Lâm Đồng, Đồng Nai, Tây Nguyên, miền Đông và Tây Nam Bộ

1.5 Ý nghĩa nghiên cứu

Trang 15

Với các công ty/ hộ gia đình có mô hình hoạt động như trên, nghiên cứu này hy vọng sẽ nhận thấy được các thách thức chung của lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hữu cơ và đưa ra các đề xuất về cơ chế chính sách hợp lý, hỗ trợ cho các mô hình kinh doanh, sản xuất tương tự để có thể cải thiện tích cực về sản lượng, chất lượng và cả giá thành của sản phẩm nông sản hữu cơ, phục vụ nhu cầu lương thực sạch và an toàn cho thị trường, cụ thể là thị trường phía nam

Đóng góp về lý thuyết: Nghiên cứu có thể đưa ra giải pháp tối ưu (quy nạp và xây dựng lý thuyết) từ các thách thức và giải pháp hiện có trong các doanh nghiệp/ tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiện tại, từ đó có thể áp dụng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực này

1.6 Bố cục luận văn

Bố cục luận văn gồm có 5 chương với nội dung cụ thể như sau:

Chương 1 – Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu: Trình bày lý do hình thành đề tài, mục tiêu, phương pháp, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, từ đó rút ra ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu Chương 2 – Cơ sở lý thuyết: Trình bày về khái niệm liên quan đến Nông nghiệp hữu cơ, các nghiên cứu đã có và các lý thuyết liên quan

Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu: Trình bày phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện Sau đó, tác giả trình bày cụ thể phương pháp nghiên cứu tình huống, quy trình thực hiện nghiên cứu, cũng như phương pháp, nội dung phỏng vấn

Chương 4 – Trình bài luận điểm, đút kết của tác giả từ kết quả nghiên cứu

Chương 5 – Kết luận và kiến nghị: Trong chương cuối cùng, các kết quả nghiên cứu sẽ được tóm tắt và tổng kết ở phần kết luận Từ kết quả đó, nghiên cứu sẽ đưa ra một số đóng góp của đề tài, hàm ý quản trị Bên cạnh đó, sẽ tổng hợp những khó khăn và những điểm hạn chế của đề tài, đồng thời đề xuất ra hướng mở rộng cho nghiên cứu tiếp theo

Trang 16

II CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Những khái niệm liên quan

Nông nghiệp hữu cơ – Organic agriculture (NNHC)

Theo cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc Gia tại Tổng luận số 03/2018, “Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) là phương pháp sản xuất lương thực nhằm phát triển các hệ thống sản xuất bền vững về mặt môi trường và kinh tế với sự nhấn mạnh vào việc sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo tại địa phương và sử dụng tối thiểu đầu vào Từ những năm 1970, các sản phẩm hữu cơ đã được bán rộng rãi trên phạm vi toàn cầu và các tiêu chuẩn sản xuất được thực thi theo pháp luật để mang lại lợi ích cho người sản xuất và người tiêu dùng

Có rất nhiều định nghĩa về NNHC, đơn giản nhất thì đó là hệ thống sản xuất dựa vào các quá trình sinh thái, như tái chế chất thải, phân hữu cơ (như phân chuồng, phân xanh) và các loại thuốc trừ sâu tự nhiên (ví dụ các loài động vật săn mồi) thay cho các đầu vào tổng hợp như phân hoá học và thuốc trừ sâu Việc sử dụng kháng sinh và các sản phẩm khác liên quan đến sức khoẻ để chữa bệnh cho vật nuôi, cũng như để tăng năng suất bị hạn chế hoặc không được phép”

Theo Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm Codex của FAO/WHO (1999) định nghĩa: "NNHC là một hệ thống quản lý sản xuất toàn diện nhằm thúc đẩy và tăng cường gìn giữ sự bền vững của hệ sinh thái nông nghiệp, bao gồm đa dạng sinh học, chu trình sinh học và hoạt động sinh học của đất Nó nhấn mạnh việc sử dụng các thực tiễn quản lý thay vì sử dụng các đầu vào phi nông nghiệp, có tính đến các điều kiện của địa phương Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng, nếu có thể, các phương pháp nông học, sinh học và cơ học, ngược lại với việc sử dụng các yếu tố đầu vào tổng hợp, để hoàn thành bất kỳ chức năng cụ thể nào trong hệ thống"

Liên đoàn quốc tế các phong trào NNHC (International Federation of Organic Agriculture Movements - IFOAM) cho rằng: “NNHC là một hệ thống sản xuất để duy trì sức khoẻ của đất, hệ sinh thái và con người Nó dựa vào quá trình sinh thái, đa dạng sinh học và chu kỳ thích nghi với điều kiện địa phương chứ không phải sử dụng các yếu tố đầu vào với các hiệu ứng bất lợi NNHC kết hợp truyền thống, sự đổi mới và khoa học để có lợi cho môi trường và thúc đẩy mối quan hệ công bằng và một cuộc sống chất lượng cho tất cả các bên tham gia” (Cục Khoa học và Công nghệ Quốc Gia, 2018)

Do vậy, một hệ thống sản xuất hữu cơ được thiết kế để: • Tăng cường sự đa dạng sinh học trong toàn bộ hệ thống; • Tăng hoạt tính sinh học của đất;

• Duy trì độ màu mỡ lâu dài của đất;

• Tái chế chất thải thực vật và động vật để trả lại chất dinh dưỡng cho đất, do đó giảm thiểu việc sử dụng các nguồn tài nguyên không thể tái tạo;

• Dựa vào các nguồn tài nguyên tái tạo trong các hệ thống nông nghiệp được tổ chức ở địa phương; • Thúc đẩy việc sử dụng bền vững đất, nước và không khí cũng như giảm thiểu tất cả các dạng ô nhiễm có thể phát sinh từ các hoạt động nông nghiệp;

Trang 17

• Xử lý sản phẩm nông nghiệp với sự nhấn mạnh vào các phương pháp chế biến thận trọng để duy trì các phẩm chất quan trọng của sản phẩm hữu cơ ở mọi giai đoạn;

• Có thể áp dụng trên bất kỳ trang trại hiện hữu nào thông qua giai đoạn chuyển đổi, khoảng thời gian thích hợp được xác định bởi các yếu tố cụ thể của địa phương như lịch sử đất đai, loại cây trồng và vật nuôi được sản xuất

Theo IFOAM, NNHC nên được định hướng theo bốn nguyên tắc:

• Nguyên tắc về sức khoẻ: NNHC duy trì sự bền vững và tăng cường sức khỏe của đất, động thực vật, con người và hành tinh như một thể thống nhất và không thể tách rời;

• Nguyên tắc về hệ sinh thái: NNHC dựa vào sức sống và chu kỳ của hệ sinh thái, nó hoạt động, mô phỏng và giúp cải thiện hệ sinh thái;

• Nguyên tắc về tính công bằng: NNHC được xây dựng trên những mối quan hệ đảm bảo sự công bằng và quan tâm tới môi trường chung cũng như các điều kiện sống, các cơ hội sống phù hợp cho tất cả, kể cả vật nuôi và cây trồng;

• Nguyên tắc về sự cẩn trọng: NNHC được quản lý một cách thận trọng và có trách nhiệm để bảo vệ sức khoẻ và an sinh của các thế hệ hiện tại và tương lai và môi trường

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ (gọi tắt là sản xuất hữu cơ) là hệ thống quy trình sản xuất, sơ

chế, chế biến, bao gói, vận chuyển, bảo quản phù hợp với tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ và Sản

phẩm nông nghiệp hữu cơ (gọi tắt là sản phẩm hữu cơ) là thực phẩm, dược liệu, mỹ phẩm và

sản phẩm khác hoặc giống cây trồng, vật nuôi; thức ăn chăn nuôi, thức ăn thuỷ sản được sản xuất, chứng nhận và ghi nhãn phù hợp Theo điều 3 – “giải thích từ ngữ” của Nghị định 109/2018/NĐ-CP về Nông nghiệp hữu cơ (109/2018/NĐ-CP, 2018)

Nông sản hữu cơ và Nông sản sạch

Cần phân biệt hai khái niệm được các nhà nghiên cứu và người dùng đang có nhận thức là “Nông sản hữu cơ” nghĩa là sản phẩm từ nông nghiệp được sản xuất từ nông pháp (phương pháp sản xuất sản phẩm nông nghiệp) hoàn toàn hữu cơ và “Nông sản sạch” Cả hai loại sản phẩm này đều được xem là sản phẩm an toàn với sức khỏe, nhưng khác nhau về phương pháp canh tác cũng như quy trình và cách thức bảo quản, vận chuyển đến tay người tiêu dùng (theo những tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá khác nhau)

Nông sản sạch được sản xuất theo hình thức vẫn có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc diệt cỏ có nguồn gốc tổng hợp với mức độ nhất định, kể cả các giống cây trồng biến đổi gen Quy trình sản xuất phải được ghi chép cẩn thận, có thể truy nguyên nguồn gốc và khi kiểm tra, sản phẩm được sử dụng liên tục thì dư lượng các chất trên (bảo vệ thực vật, các thành phần khoáng có hại,…) không vượt quá ngưỡng quy định

Đồng thời, hoạt động sản xuất (một phần) không gây ô nhiễm môi trường Người sản xuất phải đạt các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP… và tiêu chuẩn này sẽ liên tục thay đổi theo yêu cầu bảo vệ sức khỏe của cơ quan ban hành

Nông sản hữu cơ được sản xuất bằng các phương pháp bảo vệ môi trường và hầu như không dùng các nguyên liệu nhân tạo như thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh, nguồn giống biến đổi gen Người

Trang 18

nông dân nuôi trồng hữu cơ, trang trại sử dụng phương pháp canh tác hữu cơ và quy trình chế biến thực phẩm hữu cơ phải theo các tiêu chuẩn hữu cơ và chất xơ Các tiêu chuẩn này bao quát toàn bộ quy trình sản xuất và sản phẩm từ lúc ở nông trại đến bữa ăn của người tiêu dùng, gồm: chất lượng đất trồng, nước tưới, kiểm soát sâu bệnh, tập quán chăn nuôi và các quy tắc về phụ gia thực phẩm

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ yêu cầu không được sử dụng 5 nguồn vật liệu đầu vào cho sản xuất gồm:

- Phân bón hoá học

- Hoá chất bảo vệ thực vật - Sản phẩm đột biến gen

- Phân bắc (phân ủ từ phân người) - Chất kích thích tăng trưởng

Theo ông Nguyễn Lâm Viên, CEO của Công ty cổ phần Vinamit - là doanh nghiệp Việt Nam tiên phong trong sản xuất bằng nông pháp hữu cơ, cho rằng:

“Căn bản triết lý organic là cân bằng tự nhiên giữa con người với con người, con người với tự nhiên, con người với khí hậu… Nếu thể hiện được sự cân bằng này thì sẽ làm cho người ta sống lâu hơn, tốt hơn, từ đó làm căn bản cho phát triển lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ Vì thế, triết lý organic với người Việt mới hiểu từ vài năm nay Chúng ta đang bước đi, chúng ta cũng đã ý thức được sau giai đoạn sử dụng hóa chất thì cần phải có triết lý hữu cơ để cải thiện đời sống của chúng ta

Nếu chúng ta kiên quyết đi theo nông nghiệp hữu cơ thì 20 năm nữa chúng ta cũng sẽ thấy kết quả Những con người nói về nông nghiệp hữu cơ thì hiểu triết lý hữu cơ, họ sẽ hành xử khác Họ luôn hiểu là cuộc sống có sự tương tác qua lại giữa người này người kia Nếu làm hại người khác thì họ không làm Chính sự tương tác đó nó sẽ giúp cho mối quan hệ hữu cơ này hình hành” Các nguyên tắc cơ bản của nông nghiệp hữu cơ (Glaw, 2023):

Thứ nhất: Làm phong phú hệ sinh thái nông nghiệp

Đất đai, thổ nhưỡng là yếu tố quan trọng nhất trong canh tác nông nghiệp hữu cơ, việc gia tăng tích luỹ theo thời gian sự đa dạng sinh học và cải thiện chất lượng thổ nhưỡng bằng các vật liệu hữu cơ giúp đất màu mỡ hơn, cây trồng có thể hấp thụ chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, có sức đề kháng cao để chống lại các loại sâu bệnh hại

Thứ hai: Bảo toàn hệ sinh thái trong trang trại, khu vực sản xuất

Nhiều dạng ô nhiễm bắt nguồn từ việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp như: làm lão hoá đất, tăng độ mặn, xói mòn, tăng độ chặt của đất (giảm tơi xốp) Vì vậy, để bảo toàn sinh thái thì việc không sử dụng hoá chất trong sản xuất, đặc biệt là phân bón hoá học hay thuốc trừ sâu là rất cần thiết

Thứ ba: Phòng chống ô nhiễm bởi tác động bên ngoài

Trang 19

Có thể ngăn sự ô nhiễm từ bên ngoài bằng các cách như: xây dựng hệ thống xử lý rác thải nhà bếp, nước cống trước khi thải ra ngoài trại sản xuất Ngoài ra, những vật liệu có nguy cơ bị nhiễm bẩn cũng bị cấm làm đồ dùng đựng các sản phẩm hữu cơ

Thứ tư: Tự sản xuất nguyên liệu sản xuất đầu vào

Các nguyên liệu sản xuất đầu vào như: hạt giống, phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu sinh học,… người nông dân nên tự làm nếu có thể Trong trường hợp không thể tự cung, nông dân nên mua những nguyên vật liệu này có sẵn trong khu vực địa phương

Thứ năm: Tiến hành theo chu trình tự nhiên

- Chu trình dinh dưỡng (đặc biệt là chu trình đạm và cacbon) - Chu trình thủy phân

- Điều kiện khí hậu, ánh sáng

- Mối quan hệ sinh thái, tính cân bằng (trong cộng đồng và chuỗi thức ăn)

Theo kết quả từ QLIF (Quality Low Input Food), thực phẩm hữu cơ cho thấy sự khác biệt rõ ràng về chất dinh dưỡng thiết yếu (vitamin, chất chống oxi hóa, omega-3…), ít nguy hại về kim loại nặng, khuẩn E-coli và Salmonella Sản phẩm hữu cơ có vị tốt hơn sản phẩm thông thường, mặc dù mẫu mã sản phẩm sẽ không đẹp bằng do không sử dụng chất bảo quản và sẽ dễ hư hỏng hơn các sản phẩm cùng loại (Sfarm, 2022)

Rau củ quả hữu cơ được trồng bằng các phương pháp tự nhiên và không sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học Điều này đảm bảo rằng rau củ quả không chứa các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, herbicide và hormone tăng trưởng, giúp giảm nguy cơ tiếp xúc với các chất cấm và tác nhân gây hại cho sức khỏe

Rau củ quả hữu cơ thường chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với rau củ quả thông thường Các nghiên cứu cho thấy rau củ quả hữu cơ thường giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ hơn Chúng cung cấp cho cơ thể các dưỡng chất thiết yếu, tăng cường hệ miễn dịch và giúp cải thiện sức khỏe tổng quát

Rau củ quả hữu cơ thường giàu chất chống oxy hóa, chất chống vi khuẩn và chất chống viêm tự nhiên Các chất này có khả năng bảo vệ mạch máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, bệnh lý và các vấn đề liên quan đến viêm nhiễm

Các chứng nhận hữu cơ phổ biến đang được áp dụng ở Việt Nam

Chứng nhận hữu cơ là các bộ tiêu chuẩn quốc tế bao gồm những yêu cầu cơ bản dành riêng cho việc sản xuất nông nghiệp và các sản phẩm thực phẩm liên quan đến một hoặc nhiều giai đoạn trong chuỗi sản xuất sản phẩm hữu cơ

Chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, Ủy ban Hữu cơ Quốc gia (USDA - United States Department of Agriculture) là chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt nhất Cơ quan

này yêu cầu sản phẩm chứa 95% thành phần hữu cơ mới được sử dụng logo của họ Ngoài ra, cơ quan này cũng không cho phép sử dụng chất bảo quản tổng hợp và hầu hết các thành phần hóa học khi chế biến cũng như các hoạt động hữu cơ phải chứng minh rằng họ đang bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học

Trang 20

Hình 2.1: Chứng nhận hữu cơ của USDA

Cây trồng hữu cơ: Chứng nhận USDA xác nhận các tia bức xạ, bùn thải, phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu bị cấm, các sinh vật biến đổi gen không được sử dụng

Chăn nuôi hữu cơ: Chứng nhận USDA xác nhận các nhà sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe và an toàn động vật, không sử dụng thuốc kháng sinh hoặc chất kích thích tăng trưởng, sử dụng 100% thức ăn hữu cơ và đề phòng các động vật bên ngoài tới gần

Thực phẩm đa thành phần hữu cơ: Chứng nhận USDA xác nhận các sản phẩm có ít nhất 95% thành phần chứng nhận hữu cơ

Quan trọng nhất, chứng nhận hữu cơ USDA được theo dõi, giám sát hàng năm thông qua tổ chức được USDA ủy quyền, bao gồm việc thanh tra tại nơi sản xuất của các cơ sở sản xuất mà không được báo trước hoặc có thể được báo trước Nếu vì lý do bất kỳ, một sản phẩm hữu cơ vi phạm các quy định hữu cơ của USDA đều bị thực thi pháp luật, bao gồm các hình phạt tài chính, đình chỉ hoặc hủy bỏ chứng nhận hữu cơ Tất cả các sản phẩm được chứng nhận hữu cơ USDA đều được đánh dấu rõ ràng và hiển thị trên sản phẩm với con dấu chứng nhận (NamAnMarket, Chứng nhận hữu cơ USDA là gì?, 2018)

Tiêu chuẩn ACO của Úc - Australian Certified Organic là cơ quan chứng nhận lớn nhất của Úc

về sản phẩm hữu cơ và năng lượng sinh học, có độ uy tín cao và được sử dụng rộng khắp Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Á

Hình 2.2: Tiêu chuẩn ACO

Liên đoàn Quốc tế Nông nghiệp hữu cơ (IFOAM) và Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Codex Quốc tế - CAC công nhận ACO là tiêu chuẩn phù hợp cho việc sản xuất thực phẩm hữu cơ trong yêu cầu quốc gia môi trường quốc tế

Tiêu chuẩn ACO (biểu tượng hàng đầu của ngành công nghiệp hữu cơ Úc) có các tùy chọn quy định cho từng khu vực sản xuất sao cho phù hợp với môi trường nội địa của từng nơi nhưng đều dựa trên các điều kiện chung:

Trang 21

- Môi trường đất và quản lý y tế - Chất liệu, máy móc và thiết bị - Phân trộn

- Quản lý nước và sinh thái

- Sâu bọ, dịch bệnh và phòng trừ cỏ dại - Quản lý môi trường và chính sách xã hội - Vấn đề ô nhiễm đất và nơi sản xuất

Các sản phẩm được chứng nhận Australian Certified Organic chứa ít nhất 95% thành phần được chứng nhận hữu cơ 5% thành phần còn lại phải là thành phần thực vật được sản xuất tự nhiên và nếu có chất bảo quản/phụ gia phải là tự nhiên được cho phép, hoàn toàn không độc hại Vì thế, tất cả sản phẩm dán nhãn ACO tạo được niềm tin đảm bảo sức khỏe nơi người tiêu dùng (NamAnMarket, ACO-Chứng nhận hữu cơ hàng đầu của Úc, 2018)

Chứng nhận hữu cơ Châu Âu (Organic EU) là bằng chứng quan trọng để đánh giá mức độ an

toàn, chất lượng của bấy kỳ sản phẩm thực phẩm nào Tiêu chuẩn hữu cơ Châu Âu đưa ra các yêu cầu khắc khe về sản xuất, quy trình chế biến, hoạt động kiểm soát và quy định sử dụng nhãn dán yêu cầu doanh nghiệp phải đáp ứng Đây là một “vũ khí” hiệu quả giúp doanh nghiệp khẳng định rằng sản phẩm thực phẩm của mình là đảm bảo an toàn cho người sử dụng theo tiêu chuẩn Châu Âu

Hình 2.3: Organic EU

Nông nghiệp hữu cơ là một lĩnh vực phát triển nhanh trong nông nghiệp EU, là kết quả trực tiếp của việc người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm hữu cơ Để đối phó với những thách thức đặt ra bởi sự mở rộng nhanh chóng này và để cung cấp khuôn khổ pháp lý hiệu quả cho ngành, EU đã thông qua luật mới liên quan đến lĩnh vực hữu cơ áp dụng từ ngày 01/01/2022 Ví dụ về những thay đổi được thực hiện theo luật hữu cơ mới bao gồm:

- Tăng cường hệ thống kiểm soát, giúp xây dựng lòng tin của người tiêu dùng hơn nữa đối với hệ thống các chất hữu cơ của EU;

- Các quy định mới cho các nhà sản xuất sẽ giúp các nông hộ nhỏ chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ dễ dàng hơn;

- Các quy định mới về chất hữu cơ nhập khẩu để đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm hữu cơ được bán ở EU đều có cùng tiêu chuẩn;

- Một loạt các sản phẩm có thể được tiếp thị dưới dạng hữu cơ

Trang 22

Luật hữu cơ mới được hỗ trợ bởi kế hoạch hành động về sản xuất hữu cơ ở EU, được đưa ra bởi Ủy ban châu Âu vào tháng 3 năm 2021

Quy định (EU) 2018/848 của Nghị viện Châu Âu và của Hội đồng ngày 30 tháng 5 năm 2018 về sản xuất hữu cơ và dán nhãn các sản phẩm hữu cơ và bãi bỏ Quy định của Hội đồng (EC) số 834/2007 hiệu lực từ ngày 01/01/2022 (VietQuality, 2020)

China Organic Product Certification Mark (COPCM) là chứng nhận sản phẩm hữu cơ được quyết

định bởi Ban uỷ nhiệm và chứng nhận của Trung Quốc (Certification and Accreditation Administration of China CNCA)

Hệ thống tiêu chuẩn cho các sản phẩm hữu cơ bao gồm “Tiêu chuẩn quốc gia về sản phẩm hữu cơ của Trung Quốc” (GB/T 19630-2011), đặt ra các quy tắc cơ bản cho hệ thống quản lý, chế biến, dán nhãn, tiếp thị và sản xuất hữu cơ Nó áp dụng cho việc sản xuất các sản phẩm hoàn toàn tự nhiên và các nhà sản xuất phải được kiểm tra hàng năm [10]

Hình 2.4: China Organic Product Certification Mark (COPCM)

Cũng theo ông Nguyễn Lâm Viên, CEO của Công ty cổ phần Vinamit, doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên đạt được COPCM, Chứng nhận hữu cơ của Trung Quốc là một trong những chứng nhận khó đáp ứng nhất do thị trường tràn ngập thực phẩm bẩn lại đặt ra tiêu chuẩn rất cao cho sản phẩm hữu cơ Dù có thể đã được cấp chứng nhận hữu cơ của Hoa Kỳ và EU và vẫn đang xuất hàng qua các thị trường khó tính nhất, nhưng khi đến với Trung Quốc, doanh nghiệp muốn chứng nhận vẫn phải đăng ký lại từ đầu để được hướng dẫn và theo dõi quá trình thực hành tiêu chuẩn hữu cơ trong 3 năm liên tiếp và phải tiếp nhận kiểm tra nghiêm ngặt của đoàn đánh giá chứng nhận hàng năm Theo đó, họ chỉ đánh giá chứng nhận những cây đã có trái và có thể thu hoạch, kiểm tra ngay tại nông trang, đếm thực tế tổng số cây và sản lượng trái và chỉ cấp cho đúng diện tích trồng, số cây và sản lượng trái tương ứng Những loại cây khác (thơm, chuối…) dù trồng trên đất và phương pháp, qui trình tương đồng mà chưa có trái thì họ cũng chưa chứng nhận Một điểm khác biệt quan trọng của chứng nhận hữu cơ Trung Quốc so với các chứng nhận khác là doanh nghiệp phải mua tem và dán tem trên từng gói sản phẩm trước khi bán ra thị trường Cơ quan hải quan nước sở tại và Trung Quốc sẽ kiểm soát tem và những quy định cụ thể trên giấy chứng nhận để đối soát

Ngoài ra, còn có một số các tổ chức chứng nhận hữu cơ khác như NASAA, Austria Bio Garantie (Úc); EcoVeg, Bayerisches Bio-Siegel, Bioland (Đức); Nature & Progres, Ecocert, AB (Pháp); Vinatura, Fidelio (Thụy Sĩ); Krav (Thụy Điển),…

Trang 23

Hình 2.5: Các tổ chức chứng nhận hữu cơ Nguồn https://songhuuco.com.vn/

Phát triển bền vững

Thuật ngữ “phát triển bền vững” đã trở nên phổ biến và được truyền bá rộng rãi trong các tổ chức phát triển và môi trường phi chính phủ từ năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland (còn được gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới – WCED, nay là Ủy ban Brundtland Tuy nhiên, trước đó thuật ngữ này đã xuất hiện lần đầu năm 1980 trong ấn phẩm “Chiến lược bảo tồn Thế giới” được công bố bởi Hiệp hội bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc Tế - IUCN với nội dung đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học"

Còn Báo cáo Brundtland ghi rõ: “Phát triển bền vững là sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của hiện tại mà không phương hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai Đó là quá trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo và tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của con người, động và thực vật Nhưng ở một mức độ nào đó, nó cũng hàm chứa sự bình đẳng giữa những nước giầu và nước nghèo, và giữa các thế hệ Thậm chí nó còn bao hàm sự cần thiết giải trừ quân bị, coi đây là điều kiện tiên quyết nhằm giải phóng nguồn tài chính cần thiết để áp dụng khái niệm phát triển bền vững”

Nội hàm về phát triển bền vững được tái khẳng định ở Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Brazil) năm 1992 và được bổ sung, hoàn chỉnh tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002: "Phát triển bền vững" là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên) Theo Vaillancourt (2000): “Khái niệm phát triển bền vững trước tiên cần phải được định nghĩa, xác định chiều cạnh và thao tác hóa, và sau đó phải được áp dụng theo một cách thức cụ thể đối

Trang 24

với những lĩnh vực hoạt động phong phú khác nhau của con người Chỉ khi khái niệm này được trình bày một cách rõ ràng thì những thành tựu của việc thao tác hóa và áp dụng khái niệm mới có thể được đo lường một cách chính xác với các chỉ số thích hợp”

Tình hình phát triển bền vững ở Việt Nam: Việt Nam đã ban hành Chiến lược phát triển bền vững

giai đoạn 2011 - 2020 nhằm mục tiêu tăng trưởng bền vững, có hiệu quả, đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia

Các chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 gồm: các chỉ tiêu tổng hợp (GDP xanh, chỉ số phát triển con người, chỉ số bền vững môi trường); Chỉ tiêu về kinh tế (hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, năng suất lao động xã hội, mức giảm tiêu hao năng lượng để sản xuất ra một đơn vị GDP, chỉ số giá tiêu dùng, cán cân vãng lai ); Chỉ tiêu về xã hội (tỷ lệ nghèo, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo, tỷ số giới tính khi sinh, hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ); Chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường (tỷ lệ che phủ rừng, tỷ lệ đất được bảo vệ, diện tích đất bị thoái hoá )

Định hướng mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030: Việt Nam xây dựng Chiến

lược phát triển giai đoạn 2021-2030 trong bối cảnh quốc tế, khu vực có nhiều khó khăn, biến động với những lo âu về căng thẳng chính trị, chiến tranh thương mại, chủ nghĩa bảo hộ, suy thoái kinh tế, thương mại toàn cầu, biến đổi khí hậu nặng nề, Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn cam kết thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững theo Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc

Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình tăng từ 5-6% hàng năm (2020-2030), GDP bình quân đầu người duy trì mức 4-4,45% hàng năm; tốc độ tăng năng suất lao động duy trì mức tăng 5% hàng năm Mục tiêu đến năm 2030, tăng gấp 1,5 lần năng suất lao động trong nông nghiệp và thu nhập của lao động nông nghiệp với lộ trình đặt ra là thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 43 triệu (2020); 60 triệu (2025) và 90 triệu (2030) Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP trên 85% Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm bằng khoảng 32 - 34% GDP Bội chi ngân sách nhà nước không quá 4% GDP Yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng khoảng 25 - 30% Tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân giảm 1 - 1,5%/năm Tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2020 đạt 38 - 40%

Về xã hội: Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 35 - 40% (2020) Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65 - 70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25 - 26% Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4% Mục tiêu có 10 bác sĩ và trên 26 giường bệnh trên 1 vạn dân Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 80% dân số Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1,3 - 1,5%/năm Đến năm 2020 sẽ không còn hộ nghèo với mức thu nhập dưới 2 USD/ngày Năm 2025 sẽ không còn tình trạng đói nghèo, chấm dứt nghèo đói ở mọi nơi

Về môi trường: Xây dựng một nền kinh tế phi phát thải Giảm phát thải khí nhà kính: 5% năm 2020; 25% năm 2030 và 45% năm 2050 Năm 2030 có thể đạt được các mục tiêu phát triển bền vững về tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu Chống sa mạc hóa, phục hồi các vùng đất và đất bị thoái hóa, kể cả đất bị ảnh hưởng bởi sa mạc hóa, hạn hán và lũ lụt, và phấn đấu để đạt được một thế giới không thoái hóa đất Phấn đấu đạt 95% dân cư thành thị, 90% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh (2020) và 80 - 85% chất thải nguy hại, 95 - 100% chất thải y tế được xử lý Tỷ lệ che phủ rừng đạt 44 - 45% Hầu hết các hộ dân có điện

Trang 25

Điểm mới trong cách tiếp cận về phát triển bền vững giai đoạn 2020-2030 là phát triển nhanh để duy trì ổn định, nhằm tạo nền tảng cho phát triển bền vững Phát triển nhanh dựa trên sự thúc đẩy mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Thành quả của phát triển là dành cho tất cả mọi người và không để ai bị bỏ lại phía sau, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người có công, người nghèo, người yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số (Bình, 2020)

Tóm lại, phát triển bền vững là một khái niệm nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong xã hội hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp và tương hỗ hài hòa giữa 3 mặt xếp theo thứ tự ưu tiên: kinh tế - xã hội – môi trường

Khởi nghiệp bền vững

Chúng ta cũng nên nói đến một khái niệm tưởng chừng như mới nhưng không mới, có thể xem xét và hiểu một cách kết hợp giữa “Khởi nghiệp – Entrepreneurship” và “Phát triển bền vững – Suistaianable development”, khái niệm này cũng được một số nhà nghiên cứu định nghĩa và phân tích, ở Đây tác giả xin trích dẫn một phát biểu điển hình: “Khởi nghiệp bền vững là đáp ứng được nhu cầu đem lại nhiều lợi ích và hạn chế được những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển Khởi nghiệp bền vững là sự kết hợp chặt chẽ hợp lý và hài hòa giữa ba mặt: kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường Khởi nghiệp bền vững là phương thức đều hướng tới một mục tiêu chung với nhiều tiêu chí cụ thể và rõ nét, cao đẹp của sự phát triển Đó là quá trình đi từ bước doanh nghiệp khởi động và xác định rõ mục tiêu kinh doanh của mình khi đầu tư vào một lĩnh vực nào đó từ đó xây dựng cho mình một hệ thống quản trị doanh nghiệp hiệu quả củng cố nguồn nhân lực với chuyên môn và trình độ kỹ thuật cao để giúp doanh nghiệp phát triển theo hướng bền vững, linh hoạt trong môi trường kinh tế nhiều đổi mới Bên cạnh đó, quá trình xây dựng và duy trì văn hóa là hành trình dài trong quá trình phát triển của nhà khởi nghiệp; đó được xem là yếu tố quan trọng đi cùng với việc đầu tư vào thương hiệu, uy tín cũng như sản phẩm của doanh nghiệp Thương hiệu là giá trị vô hình nhưng mang lại nhiều lợi ích lớn cho doanh nghiệp, nhà khởi nghiệp cần không ngừng đổi mới sáng tạo để mang lại những giá trị mới làm nền tảng cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp” (Tiến N H., 2020)

Nông nghiệp bền vững

Dựa trên các khái niệm về “Phát triển bền vững”, các nghiên cứu tiếp theo về “Nông nghiệp bền vững” cũng được định nghĩa từ nhiều nguồn: theo FAO (1992), phát triển nông nghiệp bền vững (PTNNBV) là quá trình quản lý và duy trì sự thay đổi về tổ chức, kỹ thuật và thể chế cho nông nghiệp phát triển nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người về nông phẩm và dịch vụ vừa đáp ứng nhu cầu của mai sau Theo Đỗ Kim Chung và cộng sự (2009), PTNNBV là quá trình đảm bảo hài hòa ba nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường, thỏa mãn nhu cầu về nông nghiệp hiện tại mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của tương lai Tác giả Phạm Doãn (2005) cho rằng PTNNBV là quá trình đa chiều, bao gồm: (1) tính bền vững của chuỗi lương thực (từ người sản xuất đến tiêu thụ, liên quan trực tiếp đến cung cấp đầu vào, chế biến và thị trường); (2) tính bền vững trong sử dụng tài nguyên đất và nước về không gian và thời gian; (3) khả năng tương tác thương mại trong tiến trình phát triển nông nghiệp và nông thôn để đảm bảo cuộc sống đủ, an ninh lương thực trong vùng và giữa các vùng Theo Hoàng Thị Chỉnh (2010),

Trang 26

về kinh tế, muốn nông nghiệp phát triển bền vững, sản xuất nông nghiệp phải đạt hiệu quả cao, sản phẩm làm ra nhiều, không những đáp ứng tiêu dùng, thức ăn chăn nuôi, dự trữ lương thực mà còn xuất khẩu ra thị trường thế giới Về xã hội, một nền nông nghiệp bền vững là phải đảm bảo cho người nông dân có đủ công ăn việc làm, có thu nhập ổn định, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng cao, đảm bảo được nhu cầu vui chơi, giải trí thông qua các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, cuộc sống lành mạnh, không có các tệ nạn xã hội Về môi trường, nông nghiệp phát triển bền vững là không hủy hoại tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên rừng và biển, đảm bảo cân bằng hệ sinh thái, giữ nguồn nước ngầm trong sạch, không gây ô nhiễm môi trường (Chung, 2018)

Theo các tác giả Behnassi M (2011), Shabbir A và D’Silva J (2011) thì PTNNBV không chỉ đem đến những vấn đề đạo đức, xã hội và tiềm ẩn trong đó cả những vấn đề về môi trường, mà còn nhằm mục đích chỉ ra những kinh nghiệm thành công từ khắp nơi trên thế giới, những thành công liên quan đến nông nghiệp bền vững, đến quản lý nguồn tài nguyên nước và đất bền vững, và cả các quá trình sáng tạo trong chăn nuôi, sản xuất Phát triển nông nghiệp bền vững cũng nhằm cung cấp đầu vào cho quá trình ra quyết định, khuyến khích việc chuyển giao kiến thức, công nghệ và những kỹ năng liên quan cho các quốc gia khác nhau, nơi có điều kiện khí hậu nông nghiệp tương tự có thể áp dụng; do đó tiết kiệm nguồn tài nguyên quý giá Thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững là một cách tiếp cận phù hợp để giải quyết các thách thức an ninh lương thực hiện nay Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc - UNEP (United Nations Environment Programme) cho rằng, để tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, cần có sự điều chỉnh căn bản trong chính sách nông nghiệp, chính sách môi trường và chính sách kinh tế vĩ mô, ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế, ở cả các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển Mục tiêu chính của phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững là để tăng sản lượng lương thực một cách bền vững và tăng cường an ninh lương thực Điều này có liên quan đến các sáng kiến giáo dục, sử dụng các biện pháp khuyến khích kinh tế và sự phát triển của các công nghệ mới, thích hợp, do đó đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm ổn định, đầy đủ dinh dưỡng, tiếp cận được với các nhóm dễ bị tổn thương, và đáp ứng đủ sản xuất cho thị trường; đáp ứng đủ việc làm và tạo thu nhập cho thế hệ tương lai để giảm nghèo; quản lý tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường (Bộ Khoa học & Công nghệ, 2019)

Theo Nguyễn Anh Trụ, 2020, có sáu đặc trưng của PTNNBV:

Thứ nhất, nền nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp trong đó hoạt động của con người phù hợp với quy luật phát triển của tự nhiên, khai thác và phục hồi được thực hiện trong cùng một quá trình, nhờ đó duy trì được môi trường tự nhiên cho đời sống trường tồn của mọi thế hệ

Thứ hai, PTNNBV là nền sản xuất nông nghiệp đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao, ổn định, dựa trên cơ sở ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ hiện đại sản xuất

Thứ ba, PTNNBV là nền nông nghiệp sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực, nhưng vẫn đảm bảo sự tăng trưởng

Thứ tư, PTNNBV là nền sản xuất nông nghiệp có cơ cấu kinh tế hợp lý Nói đến cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp là nói đến cơ cấu giữa chăn nuôi và trồng trọt

Trang 27

Thứ năm, PTNNBV là nền sản xuất nông nghiệp bảo đảm được công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, bảo đảm được cơ sở vật chất cho phát triển nông thôn mới Thứ sáu, PTNNBV là nền nông nghiệp, trong đó đòi hỏi trình độ của người lao động ngày càng cao (Trụ, 2020)

Tóm lại, PTNNBV cần đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm mà không làm hủy hoại tài nguyên thiên nhiên và môi trường Và chính sách PTNNBV phải đảm bảo được mục đích là kiến tạo một hệ thống bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi trường Về kinh tế, sản xuất nông nghiệp phải đạt hiệu quả cao, làm ra nhiều sản phẩm, không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, thức ăn chăn nuôi, dự trữ lương thực mà còn xuất khẩu ra thị trường quốc tế Về xã hội, một nền NNBV phải đảm bảo cho người nông dân có đầy đủ công ăn việc làm, có thu nhập ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao Về môi trường, PTNNBV là không hủy hoại nguồn tài nguyên thiên nhiên, giữ nguồn nước ngầm trong sạch và không gây ô nhiễm môi trường

Nông nghiệp 4.0

Cần phân biệt rõ khái niệm “Nông nghiệp 4.0” và “Hữu cơ 4.0”, ở đây đang nói đến cách thức sản xuất Nông nghiệp theo hình thức áp dụng khoa học công nghệ (Nông nghiệp 1.0; 2.0; 3.0; 4.0) và lịch sử phát triển của “Nông nghiệp hữu cơ”

Đối với lịch sử hình thành và phát triển của “Hữu cơ”, từ một số sự kiện từ đầu thế kỷ XX Ví dụ, một trong những lĩnh vực khoa học đầu tiên ảnh hưởng đến các phương thức canh tác NNHC là "vi khuẩn học nông nghiệp" (agricultural bacteriology) được phát triển vào đầu những năm 1900 Các nhà khoa học đã phát hiện ra vi khuẩn cố định đạm, dẫn đến việc mở rộng các kiến thức về độ màu mỡ của đất và tầm quan trọng của các chất hữu cơ trong đất Các biện pháp nông nghiệp được cho là có lợi cho sự màu mỡ của đất bao gồm việc sử dụng phân chuồng, phân xanh, hạn chế hoặc không cày đất

Cùng thời gian đó, các bài giảng của Rudolf Steiner (1861-1925) đã cho ra đời phong trào nông nghiệp sinh học năng động (biodynamic agriculture) Đây là bước đi đầu tiên của NNHC Steiner đã không trình bày một hệ thống NNHC dựa vào khoa học mà mà trình bày các khái niệm và thực tiễn canh tác như các chu trình khép kín, nông trại là một cơ thể sống (có đời sống hữu cơ cân bằng) và tư duy toàn diện và tâm linh Ngay sau khi ông mất, nông dân và các nhà khoa học (ví dụ E Pfeiffer, L Kolisko) bắt đầu áp dụng, kiểm nghiệm và cải tiến phương pháp của ông trên các trang trại để phát triển một hệ thống nông nghiệp sinh học năng động mạnh mẽ hơn Các viện nghiên cứu về canh tác nông nghiệp sinh học năng động được thành lập, ví dụ: ở Järna, Thụy Điển và Darmstadt, Đức

Một phát triển khác của Hữu cơ 1.0 diễn ra dưới sự lãnh đạo của Hans (1891-1988) và Maria Müller (1894-1969), những người phát triển hệ thống sinh học hữu cơ ở Thụy Sĩ dựa trên các kinh nghiệm thực tiễn Ngoài các hệ thống phát triển từ thực tiễn, nhà vi sinh học Hans Peter Rusch (1906-1977) đã tiến hành các công trình nghiên cứu về hệ thống sinh học hữu cơ dựa trên nền tảng lý thuyết Rusch đã hoài nghi về việc sử dụng các loại phân khoáng và các chủ đề quan tâm chính của ông là sự màu mỡ và sức khoẻ của đất cũng như sự hình thành mùn

Giai đoạn tiếp theo của Hữu cơ 2.0 là định chuẩn và triển khai thực hiện Ngoài những người tiên phong ban đầu về NNHC dựa trên nghiên cứu, các nhà khoa học tiếp tục khuyến khích nông dân

Trang 28

sử dụng các phương pháp hữu cơ thông qua việc thiết lập phong trào Hữu cơ 2.0 và thành lập các viện nghiên cứu, hiệp hội và các nhóm hữu cơ IFOAM được thành lập năm 1972 và đặt trụ sở tại Bonn, Đức Bốn nguyên tắc cơ bản của của NNHC do IFOAM đưa ra (sức khoẻ, sinh thái, hài hòa, cẩn trọng) được hiểu là "liên kết với nhau" và được xây dựng để "truyền cảm hứng cho hành động" Những nguyên tắc này cung cấp đường hướng cho nghiên cứu NNHC

Nhờ sự hỗ trợ và nỗ lực của các nhà khoa học và các tổ chức như IFOAM, các cơ sở và các tổ chức nghiên cứu về NNHC đã được thành lập trên toàn thế giới Đến nay, hầu hết các cơ sở và tổ chức nghiên cứu này nằm ở các nước phương Tây, nhưng gần đây đã có sự gia tăng các tổ chức nghiên cứu về NNHC ở các nước đang phát triển

Giai đoạn Hữu cơ 3.0 – Phổ biến rộng rãi các hệ thống thực sự bền vững: NNHC là một ngọn hải đăng cho các hệ thống nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp thực sự bền vững Hữu cơ 3.0 mở rộng các lựa chọn tham gia và vai trò của NNHC như một hệ thống canh tác hiện đại và tiên tiến gắn kết sinh thái, kinh tế, xã hội, văn hoá và trách nhiệm với môi trường địa phương và khu vực Tái tạo nguồn lực, trách nhiệm trong sản xuất, đủ cho tiêu thụ và sự phát triển tinh thần và tâm linh của các giá trị, thực tiễn và thói quen của con người là những khái niệm định hướng việc xây dựng một nền văn hoá hữu cơ mới có thể thúc đẩy sự phát triển của xã hội Cốt lõi của Hữu cơ 3.0 là mối quan hệ sống động giữa người tiêu dùng và người sản xuất, bao gồm các câu chuyện về sản phẩm và sản xuất và nhiều lợi ích của NNHC

Nếu như Hữu cơ 2.0 tập trung vào các yêu cầu tối thiểu được xác định rõ ràng và các cam kết hữu cơ đối với các sản phẩm, thì Hữu cơ 3.0 sẽ đặt ảnh hưởng của hệ thống canh tác lên hàng đầu Các cách tiếp cận và thành tựu của Hữu cơ 1.0 và 2.0 không bị bỏ rơi Hữu cơ 3.0 giữ lại khái niệm nền tảng ban đầu của Hữu cơ 1.0 và mở rộng tiến bộ được thực hiện trong Hữu cơ 2.0

Hữu cơ 3.0 bao hàm một chiến lược cải tiến năng động và liên tục Câu chuyện hữu cơ phát triển từ việc đưa ra các sản phẩm nông nghiệp được chứng nhận trong quá khứ thành quá trình sản xuất và tiêu thụ thông minh nhất, xác thực nhất và tái sinh hoàn toàn các thực phẩm bổ dưỡng, hàng dệt thân thiện môi trường và các sản phẩm chăm sóc cơ thể từ thiên nhiên Đất chứa các vi sinh vật sống, các hệ sinh thái còn nguyên vẹn, nông dân, các nhà chế biến và thương lái có ý thức và người tiêu dùng có trách nhiệm thúc đẩy sự thịnh vượng lâu dài và được hỗ trợ bởi xã hội dân sự và khu vực công

Với cách tiếp cận "nhiều hơn và tốt hơn", NNHC nhằm mục đích tăng tính liên quan và uy tín không chỉ đối với một nhóm hữu cơ hữu hạn, mà còn là một phần không thể tách rời của tất cả các nước Chiến lược này đòi hỏi các yêu cầu tối thiểu được xác định rõ ràng trong nhiều quy định của các chính phủ trên thế giới và trong các mục tiêu của Yêu cầu tiêu chuẩn của IFOAM (ví dụ: không sử dụng thực phẩm biến đổi gen) Nhưng NNHC cũng đòi hỏi một văn hoá đổi mới liên tục thông qua các sáng kiến hướng tới các thực tiễn tốt nhất và phù hợp với các ưu tiên của địa phương như được mô tả trong cuốn Hướng dẫn Thực tiễn tốt nhất của IFOAM

Khác với định nghĩa Hữu cơ 1.0; 2.0; 3.0 được trình bày ở trên, khái niệm Nông nghiệp 4.0 được phát biểu: “Nông nghiệp 4.0 là nông nghiệp mà trong suốt quá trình sản xuất ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại; sử dụng các thiết bị thông minh được kết nối mạng bên trong và bên ngoài của trang trại dựa trên nền tảng công nghệ thông tin để quản lý nông nghiệp an toàn thực phẩm, hiệu quả và bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế” (S, 2017)

Trang 29

Có thể tìm hiểu tiến trình phát triển của Nông nghiệp 4.0 cũng qua các giai đoạn từ 1.0, sử dụng công cụ dụng cụ thô sơ và phương pháp canh tác truyền thống Nông nghiệp 1.0 xuất hiện mạnh vào khoảng năm 1910, ở giai đoạn này chủ yếu dựa vào sức lao động và phụ thuộc thiên nhiên do đó năng suất lao động thấp, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, quá trình trao đổi thương mại chưa sôi động, chủ yếu tự cung, tự cấp nông sản giữa các quốc gia

Nông nghiệp 2.0, đó là Cách mạng xanh, bắt đầu vào những năm 1950, mà điển hình là Ấn Độ sử dụng các giống lúa mì lùn cải tiến; giai đoạn mà canh tác kết hợp sử dụng hóa học hóa trong phân bón và thuốc bảo vệ thực vật; cơ khí phục vụ nông nghiệp phát triển, máy cày làm đất và máy móc phục vụ công nghệ sau thu hoạch, quá trình trao đổi nông sản toàn cầu diễn ra mạnh mẽ, từng bước hình thành rõ phân vùng nông nghiệp thế giới

Nông nghiệp 3.0 diễn ra vào khoảng năm 1990 đã tạo bước đột phá về công nghệ nhờ áp dụng các thành tựu khoa học về công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, thiết bị định vị toàn cầu (GPS), các công nghệ làm đất, công nghệ sau thu hoạch sử dụng rộng rãi trên toàn cầu và từng bước áp dụng các công nghệ điều khiển tự động và cảm biến, giao dịch nông sản thương mại điện tử, từ đó đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản; căn cứ vào lợi thế so sánh các quốc gia đã chủ động tham gia chuỗi nông sản toàn cầu; đây là giai đoạn xuất hiện nhanh và nhiều công ty đa quốc gia kinh doanh về nông nghiệp

Nông nghiệp 4.0, sự phát triển diễn ra đồng thời với phát triển của thế giới về công nghiệp 4.0 là giai đoạn ứng dụng mạnh mẽ các thiết bị cảm biến kết nối internet (IoT), công nghệ đèn LED, các thiết bị bay không người lái, robot nông nghiệp và quản trị tài chính trang trại thông minh Thuật ngữ nông nghiệp 4.0 được phân tích và sử dụng đầu tiên tại Đức vào năm 2011

Theo tổng kết của các tổ chức quốc tế, đến nay, các thành phần chủ yếu của nông nghiệp 4.0 được tập trung các nội hàm sau: (1) ứng dụng cảm biến kết nối vạn vật hầu hết các trang trại nông nghiệp (IoT Sensors); các thiết bị cảm biến và thiết bị thông minh được kết nối và điều khiển tự động trong suốt quá trình sản xuất nông nghiệp giúp ứng phó với biến đổi khí hậu, cải thiện vi khí hậu trong nhà kính; (2) Công nghệ đèn LED sử dụng đồng bộ trong canh tác kỹ thuật cao để tối ưu hóa quá trình sinh trưởng, ứng dụng ở các quốc gia có quỹ đất nông nghiệp ít hoặc nông nghiệp đô thị ; (3) Canh tác trong nhà kính, nhà lưới, sử dụng công nghệ thủy canh, khí canh nhằm cách ly môi trường tự nhiên, chủ động ứng dụng đồng bộ công nghệ; (4) Tế bào quang điện (Solar cells) nhằm sử dụng hiệu quả không gian, giảm chi phí năng lượng, hầu hết các thiết bị trong trang trại/ doanh nghiệp được cấp điện mặt trời và các bộ pin điện mặt trời; (5) Sử dụng người máy (Robot) thay cho việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi ngày càng trở nên phổ biến, được ứng dụng tại các quốc gia già hóa dân số và quy mô sản xuất lớn; (6) Sử dụng các thiết bị bay không người lái (Drones) và các vệ tinh (satellites) để khảo sát thực trạng thu thập dữ liệu của các trang trại, từ đó phân tích khuyến nghị trên sơ sở dữ liệu cập nhật được để quản lý trang trại chính xác; (7) Công nghệ tài chính phục vụ trang trại trong tất cả các hoạt động từ trang trại được kết nối bên ngoài, nhằm đưa ra công thức quản trị trang trại có hiệu quả cáo nhất

Những biến đổi sản xuất nông nghiệp trong kỷ nguyên cách mạng công nghệ 4.0 sẽ diễn ra chủ yếu ở các cơ sở nông nghiệp với công nghệ canh tác thông minh Ở các cơ sở có tiềm năng, kiểm soát môi trường tăng trưởng sẽ làm tăng giá trị gia tăng của nông sản (Cục Khoa học và Công nghệ Quốc Gia, 2018)

Trang 30

2.2 Các nghiên cứu trước đây

2.2.1 Những thách thức của mô hình kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam chúng ta có lịch sử canh tác hữu cơ đã hình thành từ lâu, song do cơ chế chính sách và thị trường tiêu thụ, khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất hữu cơ còn hạn chế Hơn nữa trong thời gian dài, Việt Nam chưa có tổ chức nông nghiệp hữu cơ, mãi đến năm 2012, Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam mới ra đời Do đó, diện tích nông nghiệp hữu cơ ở nước ta còn khiêm tốn, tập trung ở một số tỉnh, thành phố như: Bến Tre, Hà Nội, Hòa Bình, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nam và Ninh Thuận, Hiện nay, sản phẩm hữu cơ tiêu thụ chủ yếu trong nước và xuất khẩu đến thị trường các nước như: Nhật Bản, Anh, Hàn Quốc, Singapore và Nga, Việt Nam đứng thứ 5 các quốc gia có diện tích nông nghiệp hữu cơ ở Châu Á Theo TS Châu Tấn Phát, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, có 07 thách thức mà nông nghiệp hữu cơ đang gặp phải (Phát, 2022):

Thứ nhất, chưa có quy hoạch về sản xuất hữu cơ, chưa có các cơ chế chính sách riêng hỗ trợ cho sản xuất hữu cơ, mà lồng ghép thực hiện trong các chương trình, dự án khác như chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hỗ trợ liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng

Thứ hai, tại Việt Nam, chưa có nhiều tổ chức kiểm tra chứng nhận sản xuất hữu cơ, phần lớn việc chứng nhận hữu cơ phải thuê các tổ chức nước ngoài nên chi phí cao, khó thực hiện, nhất là với các doanh nghiệp nhỏ hoặc các hộ dân

Thứ ba, quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tài liệu tập huấn đào tạo về sản xuất hữu cơ còn hạn chế, chưa phổ biến

Thứ tư, người tiêu dùng chưa tin tưởng và khó phân biệt giữa sản phẩm sản xuất hữu cơ và các sản phẩm thông thường khác

Thứ năm, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, nên khó khăn trong việc sản xuất quy mô lớn dẫn đến chi phí đầu tư cao

Thứ sáu, nguồn nhân lực tinh thông sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn quá ít so với nhu cầu Thứ bảy, chưa xây dựng các chương trình trọng điểm và đầu tư nguồn lực tương xứng để tạo đột phá nông nghiệp hữu cơ

Nghiên cứu thông qua tiếp xúc thực tế của tác giả tại một số doanh nghiệp đang thử nghiệm mô hình trồng trọt hoàn toàn bằng hữu cơ tại một số tỉnh phía nam, song song với việc tìm hiểu các nghiên cứu đã có về khó khăn mà các doanh nghiệp/ hộ nông dân sản xuất và hoạt động trong lĩnh vực NNHC gặp phải, có thể đề cập đến các thách thức đã được nhắc đến như sau:

Mất nhiều công sức và khó đạt được các yêu cầu về sản lượng và mẫu mã so với canh tác truyền thống

Năng suất trên mỗi đơn vị diện tích ở các trang trại hữu cơ thường thấp hơn so với canh tác vô cơ do cường độ tác động đến cây trồng hoặc sử dụng các phân bón, thuốc trừ sâu đầu vào thấp hơn, các trang trại hữu cơ sử dụng ít thuốc trừ sâu và phân bón trên cùng một diện tích canh tác hơn so

Trang 31

với các trang trại canh tác vô cơ tương ứng, mặc dù tiêu thụ các nguồn lực, vật lực và nhiên liệu (xăng, dầu,…) như nhau Các trang trại vô cơ sử dụng hoá chất, còn các trang trại hữu cơ thường sử dụng các kỹ thuật cơ học hoặc sinh học do đó tốn nhiều nhân lực hơn canh tác truyền thống bằng hoá chất Ví dụ, cây ngô khi canh tác hữu cơ được trồng ít hơn so với các đối ứng thông thường nhưng tỷ lệ cỏ trên đất nông nghiệp được sử dụng lại cao hơn

Năng suất cây trồng, sản lượng giảm hơn so với nông nghiệp thâm canh Khi bắt đầu chuyển từ nông nghiệp thâm canh sang nông nghiệp hữu cơ thường làm giảm năng suất từ 20 - 30% Tất nhiên, sau vài năm năng suất sẽ tăng lên, nhưng cũng không thể cao bằng nông nghiệp thâm canh Nông nghiệp hữu cơ phụ thuộc lớn vào đất và thời tiết khí hậu Cơ sở sinh dưỡng của cây trồng trong nông nghiệp hữu cơ là đất, vì vậy độ phì đất sẽ quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm Mặt khác, vì nông nghiệp hữu cơ là gần với tự nhiên, vì thế sự thay đổi khí hậu không theo quy luật sẽ làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến cây trồng Không triệt để trong phòng chống sâu bệnh, dịch bệnh Vì nông nghiệp hữu cơ chủ yếu là phòng sâu bệnh, dịch bệnh, chứ ít khi trị Vì thế có thể có một số bệnh không thể loại trừ được Mẫu mã một số sản phẩm có thể không đẹp như của nông nghiệp thâm canh (Đặng, 2012)

Seufert và cộng sự (2012) đã thực hiện một phân tích tổng hợp dựa trên 62 điểm nghiên cứu và 316 so sánh năng suất hữu cơ so với thông thường trên 34 loài cây trồng khác nhau Nói chung, các tác giả thấy rằng tỷ lệ sản lượng hữu cơ bình thường trung bình là 0,75 hoặc, nói cách khác, năng suất hữu cơ thấp hơn 25% so với năng suất canh tác thông thường Tuy nhiên, những kết quả này cho thấy sự khác nhau đáng kể giữa các loại cây trồng và các loài Năng suất trái cây hữu cơ và cây có dầu chênh lệch không đáng kể Canh tác hữu cơ lâu năm cho thấy hiệu suất tốt hơn so với cây trồng hàng năm và các cây họ đậu cao hơn các cây không thuộc họ đậu (Cục Khoa học và Công nghệ Quốc Gia, 2018)

Các tác giả khác kiểm tra thêm các nguồn có thể có của những khác biệt này và đưa ra bốn lý do: Thứ nhất, họ cho rằng các hệ thống hữu cơ thường bị hạn chế nitơ và khi các hệ thống hữu cơ nhận được số lượng nitơ cao hơn, hiệu suất của chúng sẽ được cải thiện

Thứ hai, các tác giả cho rằng rất khó quản lý phôt pho trong các hệ hữu cơ Bằng chứng cho thấy các cây hữu cơ hoạt động tốt hơn trên đất có axit yếu, chứ không phải là kiềm yếu và xác định rằng trong các điều kiện kiềm và axit mạnh, phốt pho ít có sẵn cho cây trồng vì nó tạo thành các phosphate không hòa tan Do đó, các cây hữu cơ phụ thuộc nhiều vào phân bón và cải tạo đất Thứ ba, mối quan hệ giữa nước và năng suất, với các hệ thống hữu cơ hoạt động tốt hơn so với hệ thống thông thường trong điều kiện mưa, cũng như hạn hán và mưa quá nhiều Mặt khác, cây trồng thông thường phát triển tốt hơn trong các hệ thống có tưới tiêu Điều này có thể do thực tế là các hệ thống hữu cơ bị hạn chế về dinh dưỡng, như đã giải thích ở trên và không thích ứng với việc tưới tiêu giống như các hệ thống thông thường Hơn nữa, do thực tiễn quản lý đất đai được sử dụng trong NNHC, đất có khả năng giữ nước tốt hơn và tỷ lệ thâm nhiễm cao hơn và do đó có thể chịu được hạn hán hoặc lượng mưa quá nhiều

Cuối cùng, sản lượng hữu cơ phụ thuộc vào kiến thức và quản lý tốt Các tác giả nhận thấy rằng khi thực tiễn quản lý tốt nhất được áp dụng trên cả hệ thống truyền thống và hữu cơ, thì hệ thống hữu cơ sẽ hoạt động tốt hơn Năng suất hữu cơ thấp trong những năm đầu tiên sau khi chuyển đổi và sau đó tăng dần nhờ cải thiện khả năng mầu mỡ của đất và kỹ năng quản lý Cải tiến trong kỹ

Trang 32

thuật quản lý nhằm giải quyết các yếu tố hạn chế năng suất trong các hệ thống hữu cơ và/hoặc áp dụng NNHC trong những điều kiện sinh thái nông nghiệp tốt nhất có thể làm giảm khoảng cách giữa sản lượng hữu cơ và thông thường

Ponisio et al (2014) trong một phân tích tổng hợp 115 nghiên cứu cho thấy năng suất hữu cơ thấp hơn 19,2% so với năng suất thông thường Đây là một con số tương tự như ước tính của De Ponti et al (2012), nhưng nhỏ hơn khoảng cách năng suất 25% ước tính bởi phân tích meta của Seufert et al (2012) Ponisio et al (2014) cũng cho thấy các thực tiễn đa dạng hóa, như thâm canh và luân canh, làm giảm đáng kể khoảng cách năng suất của canh tác hữu cơ (đến 9% và 8%) Ngoài ra, các nhà nghiên cứu nhận thấy sản lượng phụ thuộc vào loại cây trồng (Cục Khoa học và Công nghệ Quốc Gia, 2018)

Khó xây dựng một mô hình khép kín hoàn toàn hữu cơ

Mặc dù xây dựng mô hình nông nghiệp khép kín mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều vùng sản xuất do tiết kiệm được chi phí sản xuất, chủ động trong nguồn cung đầu vào, bảo vệ môi trường, giảm thiểu bệnh hại trên cây trồng,… nhưng để xây dựng và vận hành được mô hình khép kín như vậy trên một quy mô lớn, trước tiên từng hộ, từng cá thể sản xuất phải thoả mãn các yếu tố sau: (1) Chủ động về nguồn vốn đầu tư và vốn vận hành; (2) Hiểu rõ bản chất của toàn bộ quy trình chăn nuôi, trồng trọt (nắm rõ kỹ thuật canh tác); (3) Có định hướng tốt về loại hình nuôi trồng, biết phải trồng cây gì, nuôi con gì, ở giai đoạn nào, và thực hiện ở khu vực nào (đất, thổ nhưỡng, thời tiết…); (4) Biết cách phối hợp và hoạt động tương hỗ lẫn nhau giữa các khu vực, các hộ sản xuất

Khi mô hình khép kín của từng đơn vị sản xuất được thực hiện bài bản và có quy cũ, việc nhân rộng quy mô và đồng bộ vùng sản xuất khép kín mới triển khai được hiệu quả Điều này nói dễ không phải dễ vì quy trình phụ thuộc rất nhiều vào sự đồng bộ của nhiều hộ, nhiều đơn vị sản xuất, nhưng nói khó cũng không khó đến mức không thực hiện được, bằng cách tập hợp các đơn vị sản xuất có đủ năng lực và tâm huyết để cùng nhau sản xuất, hiệu quả hay không phụ thuộc vào kỹ năng thuyết phục và quản trị của doanh nghiệp khởi nghiệp

Trình tự và vấn đề đang được nêu bên trên chỉ đang nói đến mô hình nông nghiệp khép kín như Vườn – Ao – Chuồng (VAC) hoặc Vườn – Ao – Chuồng – Ruộng (VACR) chứ chưa nói đến mô hình sản xuất nông nghiệp khép kín hoàn toàn hữu cơ, các tổ chức chứng nhận hữu cơ hiện tại đang yêu cầu rất nghiêm ngặt về quy trình sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm, nếu không đảm bảo, việc thực hiện mô hình khép kín khó có thể đạt hiệu quả như mong muốn Vì vậy, để thực hiện thành công mô hình khép kín, cần hiểu được bản chất cơ bản để thực hiện cũng như tuân thủ các yêu cầu hiện hành để chủ thể thực hiện có thể chủ động đối mặt, vượt qua khó khăn để triển khai mô hình khép kín thành công mà vẫn đảm bảo được các yêu cầu nghiêm mặt trong lĩnh vực NNHC

Tốn nhiều chi phí và thời gian để xử lý đất đã canh tác vô cơ khi muốn chuyển sang canh tác hữu cơ

Để canh tác hữu cơ đạt hiệu quả, đạt năng suất như mong muốn, điều kiện then chốt cần quan tâm là đất Như chúng ta đã biết, đất là một trong những môi trường sống không thể thiếu của thực vật, là nơi tổng hợp và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển, tuy nhiên, ở bất kỳ một vùng đất nào, việc trồng trọt và khai thác liên tục nhiều năm sẽ khiến cho đất bị chai cằn đi, dinh dưỡng

Trang 33

trong đất cạn kiệt, không còn đáp ứng được nhu cầu về dinh dưỡng cho cây ở những mùa vụ tiếp theo

Để nuôi sống dân số đang tăng lên, mỗi quốc gia có thể áp dụng một hoặc nhiều biện pháp như tăng diện tích thông qua khai hoang các vùng đất mới, tăng vụ và thâm canh (giống mới, bón phân, quản lý sâu bệnh,…) Tuy nhiên ở Việt Nam, diện tích đất sản xuất nông nghiệp không những không tăng mà còn đang giảm đi nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng

Với nông pháp canh tác vô cơ, với tác dụng không mong muốn của phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật cũng như cách thức chăm sóc, bón phân không đúng cách của người trồng, đất rất dễ bị chua, phèn mặn hoặc còn tồn đọng các nguyên tố có hại cho đất như Clo, S,…khiến cho việc trồng cây ở các vụ tiếp sau đó bị ảnh hưởng không thể phát triển tốt được, cây có thể bị suy, còi cọc, chậm phát triển

Thêm nữa, hai vùng sản xuất nông nghiệp chính ở nước ta là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đã không còn nhận được lượng phù sa như vốn có do xu thế giảm lũ, lũ lớn hiếm xảy ra, do vậy, cùng với việc tăng vụ/ năm thì thiếu phù sa bồi dưỡng cho đất cũng làm cho nhu cầu sử dụng phân bón vô cơ tăng lên theo quy luật tất yếu (Bộ, 2021)

Do tác động của thời tiết, tính chất của môi trường khiến các loại nấm, sâu bệnh sinh sống trong đất phát triển vượt kiểm soát, điều này cũng là lý do khiến cho nhiều loại cây trồng thường bị bệnh dịch, bệnh hại mà không rõ nguyên nhân, khó phán đoán để có hướng khắc phục hiệu quả Việc cải tạo đất để chuyển đổi từ canh tác vô cơ sang canh tác hữu cơ càng khó khăn hơn do các yêu cầu nghiêm ngặt về đất, thổ nhưỡng, tác động môi trường,…đòi hỏi người thực hiện không chỉ mất nhiều thời gian, chi phí mà còn phải kiên trì, am hiểu về kỹ thuật chăm sóc, cải tạo đất và có tư duy canh tác nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững

Khó chuyển đổi hình thức canh tác từ vô cơ sang hữu cơ do thói quen, quyền lợi và năng lực của người nông dân

Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan: “Làm nông nghiệp hữu cơ suy cho cùng vẫn là câu chuyện của những người làm nông nghiệp tử tế, làm những câu chuyện tử tế Đã từng có một ông chuyên gia phát biểu trước một diễn đàn rằng nếu ghét ai hãy kêu người đó đi làm nông nghiệp hữu cơ” Điều đó cho thấy sự rủi ro và khả năng thất bại trong NNHC là rất lớn, nhiều cơ chế ràng buộc Suốt một quá trình dài, người nông dân, doanh nghiệp, những nhà khoa học, thậm chí những người làm chính sách,…đã chạy theo sản lượng, sử dụng quá nhiều phân bón vô cơ, trở thành một chu kỳ luẩn quẩn khiến đất bạc màu, chai lì, thiếu dinh dưỡng, hệ sinh thái của đất bị thay đổi

Cũng theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, có 3 điều cần tháo gỡ, thay đổi là tư duy mùa vụ của người nông dân, tư duy thương vụ của doanh nghiệp và tư duy nhiệm kỳ của chính quyền Người nông dân biết tác haị của phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật hoá học nhưng họ không có lựa chọn, muốn hạn chế vô cơ thì phải có đủ hữu cơ

Để thay đổi nhận thức của người nông dân là vấn đề hết sức khó khăn do thói quen canh tác của bà con nông dân thích làm những cái nhanh nhất, dễ nhất Theo ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Quế Lâm, để xây dựng hệ sinh thái phát triển bền vững, “điều khó khăn nhất là thay đổi nhận thức của bà con nông dân, sau đó doanh nghiệp phải tính toán giúp người nông dân

Trang 34

bài toán kinh tế, đầu vào, đầu ra, lợi nhuận của họ được bao nhiêu, phải có lời giải hiệu quả cho bài toán đưa cho người nông dân thì họ mới theo, phải dạy họ làm kinh tế Quan trọng hơn là dạy cho người nông dân về khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất” (Anh & Bình, 2023)

Thật vậy, khó khăn để chuyển đổi từ hình thức canh tác truyền thống với nhiều kinh nghiệm và quan niệm lâu đời của người nông dân là điều dễ thấy, tuy nhiên, với định hướng đúng đắn, cách làm bài bản, khoa học và sự đồng lòng của người nông dân - doanh nghiệp - nhà nước, việc chuyển đổi đang diễn ra mạnh mẽ và thành công sẽ trong tương lai không xa

Thị trường tiêu thụ chưa đồng bộ

Cũng như lĩnh vực nông nghiệp nói chung, chúng ta cần nhìn nhận, xem xét thực trạng và tập trung điều chỉnh cho NNHC nói riêng, hiện nay, có ba hình thức liên kết chủ yếu là liên kết tiêu thụ sản phẩm qua hợp đồng giữa doanh nghiệp với nông hộ; liên kết có hỗ trợ đầu tư và tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp với nông hộ; liên kết theo chuỗi giá trị khép kín Trong đó, hình thức liên kết tiêu thụ sản phẩm qua hợp đồng giữa doanh nghiệp với nông hộ khá phổ biến Đây là kiểu liên kết dọc giữa doanh nghiệp và nông hộ Với hình thức liên kết này, hợp đồng được ký ở đầu vụ và ấn định thời điểm sản xuất, giao hàng, số lượng, yêu cầu chất lượng và giá thành sản phẩm Doanh nghiệp có thể cung cấp tín dụng, cung ứng vật tư, máy móc, tư vấn kỹ thuật cho nông hộ, nhưng doanh nghiệp cũng có quyền từ chối mua sản phẩm không đạt chất lượng Về bản chất, mô hình liên kết này tích hợp nông hộ vào chuỗi giá trị trên phạm vi toàn vùng, toàn quốc và thậm chí toàn cầu khi có sự tham gia của các tập đoàn đa quốc gia

Hình thức liên kết tiêu thụ sản phẩm qua hợp đồng giữa doanh nghiệp với nông hộ được chia làm hai phương thức chính:

Một là, hợp đồng tiếp cận đầu ra của thị trường Doanh nghiệp tham gia một phần vào quá trình

sản xuất của nông hộ, như ứng trước vật tư, hướng dẫn quy trình sản xuất, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm Khi đó, doanh nghiệp sẽ đóng vai trò là người bao tiêu toàn bộ hàng hóa do nông hộ sản xuất theo mức giá do doanh nghiệp và nông hộ thỏa thuận từ đầu vụ Ưu điểm của phương thức liên kết này là doanh nghiệp và nông hộ sẽ có mối ràng buộc khá chặt chẽ Sản phẩm làm ra được bảo đảm đầu ra và nông hộ cũng được chia sẻ các chi phí sản xuất Tuy nhiên, hạn chế của phương thức liên kết này là trách nhiệm của doanh nghiệp và nông dân chủ yếu dựa trên chữ tín Chính vì vậy, khi thị trường có biến động lớn về giá cả sẽ dễ dẫn tới nguy cơ hợp đồng bị phá vỡ

Hai là, hợp đồng quản lý sản xuất và cung cấp dịch vụ đầu vào Nông hộ tham gia gia công sản

phẩm cho doanh nghiệp Doanh nghiệp cung cấp giống, thức ăn, thuốc và đưa ra yêu cầu về thời vụ sản xuất, áp dụng kỹ thuật theo quy trình cụ thể, giám sát dịch bệnh, quy trình sản xuất và bao tiêu sản phẩm Nông hộ nhận khoán định mức chi phí và một phần chi phí đầu tư cơ bản, chi phí lao động và sản xuất trên đất của nông hộ Ưu điểm của phương thức liên kết này là nông hộ giảm được chi phí đầu tư, rủi ro thấp nhưng mức lợi nhuận thường không cao Hạn chế của phương thức liên kết này là rất ít nông hộ có đủ điều kiện để doanh nghiệp lựa chọn ký hợp đồng và với phương thức liên kết này dễ xuất hiện lợi ích nhóm khi tiến hành liên kết

Đại hội XIII của Đảng xác định: “Gắn kết chặt chẽ nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; sản xuất với bảo quản, chế biến, tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị nông sản trong các chuỗi giá trị” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, 2021), để nâng cao và thực hiện đồng bộ mối quan hệ liên kết giữa nhà nông và các đối tượng hữu quan liên quan, đặc biệt là Nhà

Trang 35

nước, nhà doanh nghiệp, các đơn vị tài trợ tín dụng, nhà phân phối,… nhằm phát huy vai trò chủ thể của nông dân Trong đó, doanh nghiệp được xem là khâu kết nối giữa sản xuất và thị trường Thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động, phát triển sản xuất hàng hóa lớn gắn với dự báo về thị trường đầu ra

Như các phân tích trước đó, hiện tại các chương trình, cơ chế chính sách vẫn còn đang lồng ghép trong các dự án, chương trình khác Do đó, để đạt mục tiêu xây dựng chuỗi cung ứng hiệu quả và bền vững riêng cho NNHC, cần có sự chung tay và tâm huyết của tất cả các thành phần tham gia vào chuỗi bao gồm các trang trại sản xuất, các doanh nghiệp, cơ quan thẩm quyền cấp cơ sở đến Trung Ương (đặc biệt là các Phòng Nông nghiệp Huyện, sát sao và gần gũi với người nông dân trực tiếp đầu tư sản xuất),…Một thành phần quyết định không thể thiếu nữa là người tiêu dùng, cần sáng suốt lựa chọn và sử dụng sản phẩm có uy tín, tốt cho sức khoẻ bản thân, gia đình, mạnh tay tẩy chai và bày trừ các sản phẩm, thương hiệu sản xuất và kinh doanh không trung thực, gây ảnh hưởng đến những đơn vị làm ăn chân chính

Theo một nghiên cứu của Thi và cộng sự (2022) về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sản phẩm hữu cơ của thế hệ Gen Z tại TPHCM, mặc dù tính bao phủ vẫn chưa rộng và còn hạn chế về khu vực địa lý cũng như phân bổ độ tuổi, đối tượng tiêu thụ sản phẩm hữu cơ, nhưng nghiên cứu vẫn có ưu đểm về hàm ý quản trị: “Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu gợi mở một số hàm ý cho các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng thực phẩm hữu cơ, doanh nghiệp cần tháo gỡ các rào cản khiến khách hàng thế hệ Z khó tiếp cận đối với thực phẩm hữu cơ như: Cửa hàng bán thực phẩm hữu cơ quá xa khu dân cư, khó tìm mua thực phẩm hữu cơ, sản phẩm thực phẩm hữu cơ không có sẵn, Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên tận dụng các nhóm ảnh hưởng để quảng bá sản phẩm, đưa ra các chiến lược tác động đến các nhóm đối tượng như những tổ chức xã hội, những chuyên gia, nhóm đồng nghiệp, để qua họ có thể tác động đến thế hệ Z Đặt biệt, kết quả trên cũng gợi ý cho các doanh nghiệp có thể đưa ra các chính sách thu hút khách hàng như mua hàng theo nhóm, đưa ra các chính sách liên quan đến tài chính khi khách hàng giới thiệu khách hàng mới, tạo nhóm cộng đồng khuyến khích sử dụng thực phẩm hữu cơ” (Thi, Phong, Trang, Nhat, & Thanh, 2022)

Vốn – Tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp về Nông nghiệp hữu cơ

Một yếu tố quan trọng có thể nói là then chốt ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp là tài chính, thông thường mô hình kinh doanh muốn đột phá ở giai đoạn đầu và phát triển bền vững ở giai đoạn duy trì tăng trưởng thì cần có kế hoạch kinh doanh cụ thể, trong đó, kế hoạch tài chính mô tả mang ý nghĩa toán học về cơ hội và cách thực hiện mô hình kinh doanh qua các giai đoạn, bảng này mô tả những yếu tố định hướng chủ chốt ảnh hưởng đến doanh thu và chi phí của doanh nghiệp

Việc lập kế hoạch tài chính cũng bao gồm vạch ra những số liệu cụ thể về nguồn doanh thu từ sản phẩm, từ hoạt động kinh doanh; cấu trúc chi phí; cấu trúc vốn thông qua các báo cáo mang tính dự báo: báo cáo thu nhập, báo cáo dòng tiền và bảng cân đối kế toán Lưu ý các báo cáo này ở giai đoạn kế hoạch chỉ mang tính dự báo, tuy nhiên, không nên quá lạc quan về kết quả hoạt động kinh doanh mà nhà khởi nghiệp hoạch định cần tránh những lỗi thường mắc phải sau đây :

Trang 36

• Không hiểu được những yếu tố định hướng thu nhập: Cần tập trung vào những yếu tố quyết định đến doanh thu và khuếch đại được tổng thu nhập Theo thông tin đã được khảo sát, có đến 99% các nhà đầu tư tự doanh đều quá lạc quan trong các kế hoạch của mình

• Đánh giá quá thấp về chi phí: Thông thường, doanh nghiệp khởi nghiệp thường đánh giá thấp các chi phí dành cho cơ sở vật chất cần thiết để đạt được mức doanh thu như kỳ vọng, đồng thời họ cũng chưa đánh giá đúng được chi phí để có và giữ được khách hàng (chi phí tiếp thị) Do đó, những dự tính kém sẽ dẫn tới những khó khăn về tiền mặt và kết quả xấu nhất là khởi nghiệp thất bại

• Đánh giá không đúng thời gian tạo ra doanh thu: Điều này rất hay xảy ra khi các nhà khởi nghiệp thường dự báo doanh thu phát sinh tức thì và công việc kinh doanh đạt công suất tối đa trong năm đầu tiên, nhưng thực tế điều này rất khó Doanh nghiệp sẽ phải gánh chi phí trong nhiều tháng trước khi tạo ra doanh thu, chưa kể các khoản công nợ hoặc điều khoản thanh toán cạnh tranh ảnh hưởng đến thời gian phát sinh tài khoản thu nhập

• Thiếu so sánh: Các doanh nghiệp khởi nghiệp thường suy nghĩ về ý tưởng của mình từ kiến thức chủ quan của họ về những công ty tương tự Họ so sánh lãi ròng, lãi ròng cận biên và cả những tiêu chuẩn đánh giá khác đối với các tiêu chuẩn ngành cùng với những công ty được chọn làm mẫu Tuy nhiên, nhiều kế hoạch tài chính có tỉ lệ vượt xa các tiêu chuẩn ngành và các công ty tương tự, do đó, nhà khởi nghiệp cần hiểu về mô hình kinh doanh của mình trong mối quan hệ với ngành nghề đó và phải có khả năng giải thích được bất kỳ sự khác biệt nào

• Dự báo từ trên xuống khác với dự báo từ dưới lên: Các doanh nghiệp khởi nghiệp thường tuyên bố rằng doanh thu của họ chiếm 3% thị phần sau năm thứ 3, giả thiết này ngầm ý là việc có được 3% đó là tương đối dễ dàng Các nhà đầu tư cũng biết thế, nhưng bí quyết là làm thế nào có được 3% này, họ muốn nhìn thấy quá trình đó (chi phí để thu hút, phục vụ và giữ chân khách hàng,…)

• Thời gian để bảo toàn tài chính: Doanh nghiệp khởi nghiệp thường giả định rằng vấn đề tài chính sẽ kết thúc nhanh chóng, dù muốn huy động 6 tỉ đồng hay 24 tỉ đồng thì họ vẫn cứ lên kế hoạch rằng nó sẽ xảy ra trong tháng tới Thực tế phải mất tới sáu tháng để kết thúc một vòng tài chính Nếu chủ doanh nghiệp quá lạc quan vào việc kết thúc vấn đề tài chính nhanh chóng, họ cũng nhanh chóng có dòng tiền mặt âm, điều này cũng có nghĩa là họ bị bật ra khỏi kinh doanh

Việc hiểu được những sai lầm trên khi lập kế hoạch tài chính dự báo sẽ giúp chúng ta tạo ra báo cáo tài chính sát với thực tế và quan trọng hơn, nó cho phép chúng ta khớp được mô hình kinh doanh một cách thuyết phục, làm nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và nhà đầu tư tự tin vào tầm nhìn của mình (D.Bygrave & Zacharakis, 2007)

Thông thường vấn đề về vốn là khó khăn đầu tiên mà doanh nghiệp khởi nghiệp nhắc đến, tuy nhiên, đối với khởi nghiệp về nông nghiệp hữu cơ thì không hẳn đây là yếu tố thách thức then chốt, vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp về nông nghiệp hữu cơ không hẳn là thách thức lớn nhất Trong đó, cần hiểu thêm về các nguồn vốn có thể có như (1) vốn đầu tư mạo hiểm hoặc (2) nợ và các hình thức cấp vốn khác hay (3) các hỗ trợ bên ngoài cho các công ty nhỏ mới khởi nghiệp Cùng với đó, việc áp dụng 4.0, tự động hóa và AI, IoT, Big Data; công nghệ LED; máy bay không người lái,… vào hệ thống cần đầu tư bài bản từ đầu và tốn chi phí đầu tư lớn, chưa kể đến các

Trang 37

trang bị cơ bản cho một nông trại điển hình , ngoài nguồn vốn từ đầu tư đất (có thể thuê dài hạn) thì các chi phí đầu tư ban đầu cho nhà kính, hệ thống tưới tiêu, chiếu sáng, hạ tầng cơ bản,… cũng chiếm tỉ trọng không nhỏ trong tổng vốn đầu tư cho một mô hình

Tóm lại, với diện tích canh tác <2ha và luân canh, theo ước tính doanh thu bán ra trong 3-5 năm không bù được với chi phí sản xuất và đầu tư cùng với rủi ro quá cao dẫn đến các doanh nghiệp khởi nghiệp và hộ dân còn e dè, chưa thực sự mặn mà với mô hình

Những người làm nông nghiệp hữu cơ vẫn đang loay hoay, tự thân vận động mặc dù đã có cơ chế, chính sách cho NNHC

Vấn đề về hỗ trợ vốn: Theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến

lược phát triển nông nghiệp nông thôn, ở Việt Nam nông nghiệp là ngành có lợi thế hơn hẳn so với các ngành khác Tuy nhiên, mức hỗ trợ người làm nông nghiệp ở Việt Nam là rất thấp, chỉ 7%, chủ yếu tập trung vào hỗ trợ thủy lợi Trong khi đó, tỉ lệ này ở các nước thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) là 20%, còn tại Hàn Quốc và Nhật Bản là 60% đến 70% Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/04/2018 có hỗ trợ vay tín dụng cho các công trình xây dựng trên đất, bao gồm cả nhà lưới, nhà kính, nhà màng và công trình thuỷ lợi của doanh nghiệp đầu tư được tính là tài sản để thế chấp vay vốn tại các ngân hàng thương mại (57/2018/NĐ-CP, 2018).Tuy nhiên, cùng với Nghị định 57 thì Nghị định 55/2015/NĐ-CP đối tượng vay không có tài sản bảo đảm phải nộp cho tổ chức tín dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (áp dụng cho đối tượng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp do Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận Và vấn đề lớn nhất nằm ở khâu công nhận tài sản trên đất cho đơn vị thuê (như doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân,…) để đơn vị thuê dùng công nhận tài sản đó làm thế chấp vay vốn ngân hàng (55/2015/NĐ-CP, 2015) Đối với các công trình bất động sản hay công trình hiện rõ trên đất thì việc tiếp cận vay vốn bằng tài sản thế chấp là có khả thi, tuy nhiên giá trị các công trình này thường không lớn nên quy mô vốn vay rất nhỏ

Theo bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm Minh Bạch, Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ được ban hành cuối tháng 8/2018 không chỉ ra những nét mới trong hỗ trợ chuyển đổi sản xuất thông thường sang hữu cơ, bởi nhiều quy định về hỗ trợ tín dụng, đào tạo, khuyến nông vẫn theo các quy định cũ được ban hành trước đó Trong khi đó, chi phí làm nông nghiệp hữu cơ cao hơn cả chục lần so với nông nghiệp thông thường, cá biệt như chi phí làm cỏ của một doanh nghiệp trồng rau hữu cơ cao gấp 50 lần so với trồng rau phi hữu cơ, bà Minh cho biết

Sự cô đơn của người làm nông nghiệp hữu cơ là rất rõ Nhiều hội viên của Hiệp hội Thực phẩm Minh Bạch phải dốc vốn của cá nhân, của gia đình để làm nông nghiệp hữu cơ, thậm chí vấp phải sự phản đối gay gắt từ phía gia đình

“Họ rất khát vốn và loay hoay tiếp cận vốn không nổi, trong khi cơ chế hỗ trợ vay vốn vẫn khiêm tốn, ở mức vài trăm triệu đồng đối với các hộ, hay 1 tỷ đồng đối với hợp tác xã và chủ trang trại” Không những thế, thời gian chuyển đổi sang hữu cơ và ổn định sản xuất phải mất tới 3 năm, bởi phải mất thời gian để vận hành kỹ thuật canh tác, vận hành mô hình quản trị, tiếp thị bán hàng Do vậy, người làm nông nghiệp hữu cơ rất cần hỗ trợ trong thời gian chuyển đổi từ sản xuất thông thường sang hữu cơ (Vov.vn, Đừng để người làm nông nghiệp cô đơn, 2018)

Trang 38

Vấn đề nhận thức về NNHC: Khuynh hướng nông nghiệp của khu vực Đông Nam bộ và Tây

Nguyên trong tương lai là nông nghiệp sinh thái, trong đó nông nghiệp hữu cơ là một phần quan trọng của hướng đi này Trong khi tâm lý của người tiêu dùng vẫn còn e ngại với khái niệm sản phẩm sản xuất theo hướng hữu cơ, thì vấn đề quan trọng là năng lực của nông dân, cũng như thị trường hiện nay chưa đủ lớn để nhà sản xuất toàn tâm toàn ý cho lĩnh vực này Hiện nay mức độ hiểu biết của người tiêu dùng về chất lượng nông sản và thực phẩm đã cao hơn, họ luôn có sự đề phòng và nghi ngờ với các sản phẩm nông sản trên thị trường, dù cho đó là những sản phẩm của hợp tác xã, doanh nghiệp đạt chứng nhận VietGAP, hữu cơ được phân phối vào các kênh tiêu thụ hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi Do vậy, để tạo niềm tin cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và người nông dân khi sản xuất nông nghiệp phải làm thật, làm đúng chất lượng nhằm phát triển và tồn tại bền vững Để làm được điều này, các bên liên quan phải cùng nhau vào cuộc, từ Nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã đến người nông dân

Theo ông Nguyễn Quốc Dũng, Giám đốc Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật Sài Gòn, việc liên kết với nông dân để tăng quy mô sản xuất nông nghiệp đã được nhiều doanh nghiệp làm, nhưng rất ít người thành công do không kiểm soát được chất lượng sản phẩm cũng như chưa thay đổi được cách làm manh mún của nông dân, nhất là thói quen sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón Để thực hiện chiến lược chuyển đổi, công ty cần liên kết với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xuất nhập khẩu nông sản liên kết với các hợp tác xã chuyên canh cây trồng địa phương để phục vụ cho xuất khẩu, phối hợp tham gia các đề tài liên kết với các nhà khoa học nhằm hướng dẫn người nông dân thực hiện quy trình sản xuất an toàn, tiết kiệm và hiệu quả” (Vov.vn, Sản xuất nông sản hữu cơ: Người trong cuộc vẫn đang loay hoay, 2023)

Có thể thấy, tuy đã có sự vào cuộc của tất cả các thành phần, từ doanh nghiệp, hợp tác xã đến hộ nông dân và cái nhìn nghiêm túc từ cơ chế chính sách của Nhà nước, tuy nhiên việc thực hiện thành công một mô hình sản xuất và kinh doanh nông sản hữu cơ thật sự rất khó nhằn và nhiều rủi ro Đến thời điểm hiện tại, mặc dù nhận thức của toàn chuỗi về NNHC đã được nâng cao lên rất nhiều và được sự hỗ trợ tích cực từ các cấp chính quyền nhưng có rất ít mô hình thành công hoặc nếu có chỉ đang ở mức quy mô nhỏ, chưa thể áp dụng đại trà

Chưa có nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt hoặc cụ thể cho các quỹ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ

Khi phân tích các ưu đãi cho các doanh nghiệp lớn, các nhà đầu tư vào lĩnh vực NNHC, có thể thấy chính sách, công cụ thuế giữ vị trí quan trọng trong quá trình đầu tư đổi mới mô hình tăng trưởng ngành nông nghiệp hướng tới thân thiện môi trường, cụ thể những chính sách ưu đãi thuế đã tạo động lực tốt trong việc thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, tạo điều kiện để tăng thêm nguồn tài chính, tăng tích luỹ nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển nông nghiệp xanh, nâng cao năng lực cạnh tranh NNHC

Một số chính sách thuế ưu đãi áp dụng cho các đối tượng liên quan có thể kể đến:

Thuế Bảo vệ môi trường (BVMT): Luật Thuế BVMT số 57/2010/QH12 và Biểu Thuế BVMT tại

Nghị quyết 1269/2011/UBTVQH12 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2012 quy định việc đánh thuế vào một số sản phẩm mà quá trình sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, lưu trữ và tiêu dùng có những tác hại nhất định đến môi trường sinh thái Trong đó, có một số sản phẩm liên quan đến sản xuất nông nghiệp như thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng; thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử

Trang 39

dụng; thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng; thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng

Thuế Tài nguyên: Từ ngày 01/01/2015, theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của

các Luật về thuế số 71/2014/QH13 thì “nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp” thuộc đối tượng không chịu thuế tài nguyên Bên cạnh đó, mức thuế suất thuế tài nguyên đối với gỗ nhóm V, VI, VII, VIII và các loại gỗ khác được điều chỉnh giảm từ 15% xuống 12% theo tinh thần Nghị quyết số 1084/2015/UBTVQH13 ngày 10/12/2015 ban hành biểu mức thuế suất thuế tài nguyên

Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN): Luật Thuế TNCN 04/2007/QH12 ban hành ngày 21/11/2007,

Luật Thuế TNCN sửa đổi 26/2012/QH13 ban hành ngày 22/11/2012 cùng các văn bản liên quan quy định các khoản thu nhập được miễn thuế, trong đó có thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường

Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Về các ưu đãi miễn, giảm thuế, Luật thuế TNDN hiện

hành có quy định áp dụng miễn thuế với thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã; thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm ngh địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn

Bên cạnh đó, áp dụng thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của doanh nghiệp từ: trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; nuôi trồng, chế biến nông, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; nuôi trồng lâm sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; đầu tư bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông sản, thủy sản và thực phẩm; thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn Đối với thu nhập của doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định của Luật công nghệ cao được áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm

Luật Thuế TNDN còn quy định về việc trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ trong doanh

nghiệp và phần thu nhập trước thuế được trích lập để hình thành Quỹ này không phải tính thuế TNDN Quy định này đã khuyến khích các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp nông nghiệp nói riêng trong việc trích lập và sử dụng nguồn vốn để phục vụ cho các hoạt động khoa học và công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhất là trong điều kiện bước đầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp

Thuế sử dụng đất nông nghiệp: Theo Nghị quyết 107/2020/QH14 ngày 10/6/2020 về kéo dài thời

hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được kéo dài đến hết ngày 31/12/2025 đối với các đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp phục vụ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm; diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm; diện tích đất làm muối

Trên đây là tìm hiểu chung của công cụ thuế đang tác động đến các đối tượng hữu quan liên quan đến sản xuất và kinh doanh NNHC, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết với nội dung

Trang 40

quy định còn chung chung, chưa chi tiết, chưa rõ ràng các tiêu chí liên quan đến NNHC Mức độ ưu đãi nhằm khuyến khích đầu tư sản xuất, sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường, đầu tư vào các dự án làm sạch môi trường, khuyến khích xã hội hóa trong các lĩnh vực BVMT hiện nay còn chưa cao Tỷ lệ DN nông nghiệp hưởng ưu đãi thuế, theo kết quả khảo sát về Chính sách miễn, giảm, giãn thuế của chính phủ đối với DN nông lâm thủy sản và dịch vụ thương mại tham gia chuỗi giá trị thực hiện năm 2021 của Cục phát triển doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì chỉ có 25,6% DN nông nghiệp, 25,7% DN lâm nghiệp, 29,7% DN thủy sản, và 27,5% DN dịch vụ thương mại được hưởng các chính sách miễn, giảm, dãn thuế nêu trên (Tâm, 2023)

2.2.2 Những lợi thế sẵn có và cơ hội cho những nhà khởi nghiệp về nông nghiệp hữu cơ

Với những thách thức phân tích được, cần dựa vào những lợi thế sẵn có và phát triển các năng lực nội tại cần thiết để phát triển được nông nghiệp hữu cơ thành công:

Tài nguyên sẵn có dồi dào

Về tài nguyên đất đai

Việt Nam có quỹ đất sản xuất nông nghiệp màu mỡ là điều kiện thuận lợi sản xuất nông sản quy mô hàng hóa, đây là điều kiện tốt để sản xuất nông nghiệp tập trung, nâng cao sức cạnh tranh nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới Trên cơ sở đó, từng địa phương cần chủ động xác định loại cây trồng, vật nuôi có lợi thế so sánh, xác định quy mô nông nghiệp hữu cơ phù hợp, trong quá trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần chú ý yếu tố quyết định nông nghiệp hữu cơ là thị trường

Về tài nguyên bức xạ nhiệt

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đã cung cấp cho nền nông nghiệp nước ta một lượng bức xạ lớn, nguồn ánh sáng dồi dào, nguồn nhiệt phong phú giúp cây trồng phát triển Có nhiều thuận lợi phát triển cây trồng nhiệt đới, cho phép có thể trồng nhiều vụ trong năm, bảo đảm cho cây trồng có năng suất cao chất lượng tốt Nếu ứng dụng công nghệ cao chúng ta sẽ sản xuất các nông sản phục vụ cho mùa Đông ở thị trường các nước Châu Âu, Hàn Quốc và Nhật Bản

Về tài nguyên nước

Tài nguyên nước ở Việt Nam khá phong phú bao gồm nước mặt và nước ngầm Hiện nay, ngành nông nghiệp là ngành tiêu thụ nước nhiều nhất, nên chỉ cần khai thác 10-15% trữ lượng là đảm bảo nhu cầu cho sản xuất và đời sống Tuy nhiên, do tổng dòng chảy sông ngòi lớn, lại phân bố không đều nên xảy ra thách thức về lũ lụt, hạn hán đe dọa sản xuất nông nghiệp, cần có giải pháp đồng bộ khai thác mặt tích cực cao nhất Như vậy, thời tiết và khí hậu thuận lợi, chất lượng đất đai tốt là nhân tố tích cực tác động đến năng suất, chất lượng và chi phí sản xuất của nông sản, làm cho sản xuất đạt năng suất cao, nhưng chi phí sản xuất thấp

Tài nguyên biển

Việt Nam có bờ biển dài, là điều kiện thuận lợi để vận chuyển vật tư nông nghiệp và nông sản theo hướng hai chiều của đất nước rất thuận lợi, giảm giá thành Đồng thời, đây cũng là lợi thế về vận tải đường biển trao đổi hàng hóa giữa các nước trong khu vực ASEAN, châu Á và thế giới (Phát, 2022)

Kinh nghiệm dồi dào của nguồn nhân lực lao động có truyền thống nông nghiệp

Ngày đăng: 22/05/2024, 11:11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan