Những thách thức và giải pháp cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU

    “Nông nghiệp hữu cơ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết những thách thức trong sản xuất và tiêu thụ thực phẩm trong tương lai, bao gồm: Sản xuất đủ thực phẩm lành mạnh, an toàn và giá cả phải chăng cho hơn 10 tỷ người, giảm ô nhiễm và phát thải khí nhà kính từ sản xuất, chế biến, kinh doanh đến tiêu dung thực phẩm; phát triển chuỗi thức ăn sử dụng năng lượng tái tạo và các chất dinh dưỡng tái chế; thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm thiểu phát thải khí nhà kính; bảo vệ đất, nước, không khí , đa dạng sinh học và cảnh quan có tính đến các đạo đức hiện tại và mới nổi, thói quen ăn uống, lối sống và nhu cầu của người tiêu dùng”. Nhu cầu thị trường cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ở hiện tại và trong tương lai còn rất cao, tuy nhiên nguồn cung cho các sản phẩm này còn rất hạn chế do đa số các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiện tại ở Việt Nam còn đang rất manh múng và chưa thực sự đạt “chuẩn hữu cơ”, nhằm mục đích cải thiện chất lượng và sản lượng nguồn cung cho thực phẩm hữu cơ, đề tài này được hình thành và nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra các thách thức cần giải quyết, xem xét các giải pháp đã được thực hiện, các phương án đề xuất và một số kiến nghị về cơ chế chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

    CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Những khái niệm liên quan

    Các nghiên cứu trước đây

      Do đó, để đạt mục tiêu xây dựng chuỗi cung ứng hiệu quả và bền vững riêng cho NNHC, cần có sự chung tay và tâm huyết của tất cả các thành phần tham gia vào chuỗi bao gồm các trang trại sản xuất, các doanh nghiệp, cơ quan thẩm quyền cấp cơ sở đến Trung Ương (đặc biệt là các Phòng Nông nghiệp Huyện, sát sao và gần gũi với người nông dân trực tiếp đầu tư sản xuất),…Một thành phần quyết định không thể thiếu nữa là người tiêu dùng, cần sáng suốt lựa chọn và sử dụng sản phẩm có uy tín, tốt cho sức khoẻ bản thân, gia đình, mạnh tay tẩy chai và bày trừ các sản phẩm, thương hiệu sản xuất và kinh doanh không trung thực, gây ảnh hưởng đến những đơn vị làm ăn chân chính. Trong nông nghiệp, ứng dụng của công nghệ sinh học tập trung vào những lĩnh vực chính như chuyển đổi gen mang những tính trạng tốt vào giống cây trồng mà phương pháp chọn giống truyền thống không tạo ra được; tạo giống đồng hợp tử thông qua nuôi cấy túi phấn; ứng dụng kỹ thuật tái tổ hợp DNA; ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống cây trồng; phân tích đa dạng di truyền, tạo ra những chế phẩm sinh học trong bảo vệ cây trồng, vật nuôi (thí dụ, vac-xin, thuốc bảo vệ thực vật, KIT chẩn đoán nhanh dịch bệnh, sinh khối lên men vi sinh giàu đạm, giàu vitamin,..), công nghệ chế biến nông sản nhờ vi sinh vật và enzyme, xử lý môi trường thông qua công nghệ phân hủy rác thải và chất ô nhiễm (Bửu, 2008).

      Những giải pháp đề xuất cơ sở để giải quyết thách thức

        Đề xuất Bộ Khoa học công nghệ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục khảo sát thực tế về tình hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam, điều chỉnh bổ sung hoàn thiện tiêu chuẩn TCVN 11041:2015 - Hướng dẫn sản xuất chế biến, ghi nhãn và tiếp thị thực phẩm sản xuất theo phương pháp nông nghiệp hữu cơ đáp ứng yêu cầu thực tế toàn cầu và dự báo xu thế thời đại phù hợp với tiêu chẩn quốc tế. Người “nông dân truyền thống” cần được thay thế dần bằng người sản xuất nông nghiệp được đào tạo bài bản, có nhận thức và kỹ năng cơ bản về thứ mà mình canh tác, do đó, người sản xuất nông nghiệp cần được khuyến khích tham gia vào các hội thảo, hợp tác xã, các chương trình đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho các trung tâm khuyến nông và các doanh nghiệp hoặc đoàn thể tổ chức, nhằm duy trì và nâng cao trình độ canh tác của người sản xuất.

        Một số kiến nghị về mô hình kinh doanh và cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp hữu cơ

          Hỗ trợ chi phí đầu tư bằng ngân sách cho các hộ nông dân muốn chuyển đổi hình thức sản xuất từ truyền thống, vô cơ, hoặc các hình thức tương tự,…sang hình thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững ỏp dụng cụng nghệ 4.0 theo cỏc đề ỏn được đề xuất, theo dừi và chịu trỏch nhiệm quản lý bởi các Phòng nông nghiệp ở địa phương (cấp huyện). Có các cơ chế pháp lý ràng buộc về các tổ chức/ hộ gia đình/ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nông nghiệp có dư lượng bảo vệ thực vật và các chất gây hại cho sức khỏe con người có nguồn gốc từ sản phẩm nông nghiệp vượt quá ngưỡng gây hại để từng bước hạn chế và đẩy lùi tác hại của thực phẩm nụng nghiệp nguy hại.

          Khung phương pháp nghiên cứu, Ma trận Thách thức – Giải pháp và Mô hình nghiên cứu

            Đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp về NNHC, tình hình kinh tế và sức khoẻ tài chính cũng phải chịu tác động chung của thị trường do sức mua của người tiêu dùng giảm (đầu ra bị ảnh hưởng); lãi suất ngân hàng tăng, lạm phát tăng,…tác động tiêu cực đến đầu vào về vật tư, nông cụ, thiết bị, vốn,…Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận, giai đoạn này cũng là giai đoạn nền kinh tế đang trên đà phục hồi với các cơ chế chính sách hỗ trợ phù hợp của Nhà nước, doanh nghiệp cần nắm bắt kịp thời để tạo sức bật trong giai đoạn đầu của chu kỳ kinh tế mới. Một bộ phận lao động nông thôn sau khi dịch chuyển sang công nghiệp, dịch vụ ở thành phố, đô thị hay đi xuất khẩu lao động nước ngoài lại quay về nông thôn (vì hết hạn hợp đồng, dịch bệnh, tuổi tác, kỹ năng, tay nghề không đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI) mang theo nhiều khó khăn, phức tạp cả về việc làm, đời sống, gia đình, văn hóa và an sinh xã hội… Người nông dân vẫn thường ở thế yếu trong hệ thống liên kết kinh tế và trong không ít các quyết định ở nông thôn.

            Bảng 2.1: Ma trận thách thức giải pháp
            Bảng 2.1: Ma trận thách thức giải pháp

            PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁCH THU THẬP DỮ LIỆU 3.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

            Phương pháp tình huống – Case study 1. Định nghĩa Case Study Method

              Một khía cạnh khác cần xem xét là vấn đề cần nghiên cứu liên quan đến mô hình khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ, là lĩnh vực tương đối mới và vẫn còn hạn chế về kinh nghiệm thành công hoặc kinh nghiệm vận hành hoàn chỉnh, do đó đối tượng tham gia chủ yếu là cấp thành viên lãnh đạo công ty hoặc trưởng bộ phận trong các doanh nghiệp/ tổ chức trong lĩnh vực liên quan, những người này có thể chia sẻ kinh nghiệm có giá trị thông qua trao đổi trực tiếp. Một đề tài nghiên cứu theo phương pháp tình huống tốt nhất nên sử dụng nhiều công cụ nghiên cứu khác nhau để tăng tính hợp lý và các phương pháp thu thập dữ liệu khác nhau như khảo sát, phỏng vấn, xem tài liệu,…Tuy nhiên, đề tài này đang hướng đến mục đích để trả lời cho một hoặc một vài câu hỏi nghiên cứu đơn lẻ trong một lĩnh vực cụ thể là khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ nên sẽ sử dụng phương thức thu thập dữ liệu thông qua tìm hiểu các khái niệm và kết quả nghiên cứu liên quan đồng thời tiếp cận đối tượng – case study cụ thể để thảo luận tay đôi – phỏng vấn sâu (in-depth interviews).

              Hình 3.1: Quy trình luỹ tiến trong phương pháp tình huống
              Hình 3.1: Quy trình luỹ tiến trong phương pháp tình huống

              KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

                Đa số các đối tượng được phỏng vấn đều cho rằng thời gian cải tạo đất để chuyển đổi sang canh tác hữu cơ không hoàn toàn phải trên ba năm, chỉ có thể từ 8 – 12 tháng thì chúng ta có thể canh tác bằng hình thức NNHC và có thu hoạch bắt đầu từ hình thức này, một số chứng nhận về NNHC như USDA hay EU cũng có chứng nhận sản phẩm thuộc giai đoạn “chuyển đổi canh tác hữu cơ”, do đó các đơn vị sản xuất NNHC ở sau thời gian này, nếu làm hiệu quả công tác sản xuất và tuân thủ các yêu cầu về chứng nhận hữu cơ, thì đã có thể kinh doanh sản phẩm với giá thành cao hơn giá của sản phẩm nông nghiệp truyền thống mặc dù chưa được dán nhãn “sản phẩm hữu cơ”. Các doanh nghiệp và hộ sản xuất hiện tại vẫn đang có thu nhập và có thể ổn định từ việc canh tác theo hình thức truyền thống, rất khó để họ chuyển đổi mô hình sang nông nghiệp hữu cơ ngoại trừ các start-up đầy nhiệt huyết, có nhận thức tương đối đầy đủ về “phát triển bền vững” và đủ năng lực để kết hợp nhiều kiến thức từ nhiều ngành nghề vào cùng một tổ chức sản xuất bao gồm nông nghiệp, sinh học, hóa học, cơ khí, cơ điện tử, máy tính, quản trị kinh doanh,….Việc thuê ngoài cho các đặc thù công việc riêng lẻ thực chất không khó nhưng để kết hợp một cách tối ưu các kiến thức chuyên môn, cần một nguồn nhân lực đủ mạnh về nội tại để xây dựng và vận hành được tổ chức sản xuất hữu cơ hoàn chỉnh và phát triển bền vững.

                Thông tin tổng quan (10 phút)

                Các câu hỏi phỏng vấn được trao đổi tự nhiên và có tương tác qua lại giữa người phỏng vấn và đối tượng phỏng vấn, tuy nhiên cần phải bám theo mô hình nghiên cứu và dàn bài cấu trúc như bảng 3, trong quá trình phỏng vấn có thể khai thác sâu vào các vấn đề được xem là trọng yếu của nghiên cứu như “khó khăn”, “thách thức”, “giải pháp” hoặc “các mối quan tâm về cơ chế chính sách”. Lưu ý khi khảo sát nhóm đối tượng này, cần tập trung các câu hỏi có giá trị cho đề tài nghiên cứu và khai thác sâu vấn đề, tránh lan man và mất thời gian;.

                Làm nóng buổi trao đổi (5 phút)

                  Giữa việc lựa chọn hình thức canh tác giảm thiểu tối đa sử dụng phân bón hoá học và thuốc BVTV để không mất quá nhiều thời gian và chi phí cải tạo đất nhưng lại canh tác không bền vững với việc tốn nhiều chi phí và thời gian để chuyển đổi sang NNHC nhưng canh tác bền vững thì anh/chị sẽ định hướng theo hình thức nào?. So với phõn bún hoỏ học và thuốc BVTV, cụng nghệ sinh học và vi sinh rừ ràng là hiệu quả trừ sâu bệnh hại không cao bằng, chi phí lại áp đảo so với canh tác truyền thống, ngược lại sản phẩm của chúng ta an toàn, bán được giá cao, vậy khi triển khai áp dụng công nghệ sinh học và vi sinh, anh chị có gặp khó khăn gì?.

                  Kết thúc (10-15 phút)

                  Nông nghiệp 3.0 thì giảm thiểu tối đa sức người, đa số các thao tác bằng cơ giới máy móc thiết bị hiện đại, sự phát triển của ngành công nghiệp phân bón, thuốc BVTV cũng phát triển rầm rộ theo nhu cầu thực tế sử dụng, giai đoạn này các loại sâu bệnh hại đã bắt đầu khó trị do có nhiều phân thuốc được sử dụng, chúng tiến hoá và kháng phân thuốc rất dữ dội, đòi hỏi con người ta phải cho ra các sản phẩm cập nhật liên tục và đa dạng chủng loại. HT Em đang nghiên cứu về các vấn đề khó khăn, thách thức mà các công ty, tổ chức gặp phải khi tham gia vào lĩnh vực NNHC, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp, đối tượng nghiên cứu có thể là đơn vị sản xuất cho đến chủ thể bảo quản vận chuyển hoặc đơn vị kinh doanh sỉ và lẻ sản phẩm NNHC, cụ thể là rau củ quả, hoặc là các sản phẩm đặc thù có giá trị cao đuọc canh tác theo định hướng hữu cơ, do đó những thông tin đóng góp từ anh sẽ giúp rất nhiều cho nghiên cứu của em.

                  Thông tin tổng quan

                  Tụi là Vừ Huy Trường, là học viờn Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh tại khoa Quản lý Cụng nghiệp, Đại học Bách Khoa TPHCM. Trong bảng khảo sát này, theo nội dung trả lời của anh/chị, đều là những thông tin rất hữu ích cho nghiên cứu, tôi xin cam kết giữ kín các thông tin cá nhân của anh/chị nếu anh/chị không cho phép công khai.

                  Chia sẻ về Nông nghiệp hữu cơ

                  Những thuận lợi nào mà anh/chị đang được “hưởng lợi” khi triển khai thực hiện Nông nghiệp hữu cơ hoặc Nông nghiệp theo hình thức tương tự (Nông nghiệp sinh thái, Nông nghiệp thuận tự nhiên,…)?. Anh/chị có thể liệt kê các cơ chế, chính sách mà anh/chị cho là nên cần được quan tâm hơn hoặc cần được cải thiện?.

                  Đánh giá về nhân sự phỏng vấn và nội dung phỏng vấn

                  Anh/chị có sẵn lòng hỗ trợ thực hiện các phỏng vấn tiếp theo liên quan đến lĩnh vực này nếu nhận được lời đề nghị hỗ trợ không?.