1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh thanh hóa theo hướng phát triển bền vững

246 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tuy nhiên, sự chuyển dịch chưa thực sự bền vững, những yếu kém của CCKT ngành vẫn chưa được khắc phục triệt để, nền kinh tế vẫn dựa vào các ngành có lợi thế về tài nguyên và lao động với

Trang 1

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1 PGS,TS Ngô Văn Hiền 2 PGS,TS Ngô Thanh Hoàng

HÀ NỘI, NĂM 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện với sự hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học Các tư liệu, số liệu và kết quả phân tích trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2024

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Trần Anh Chung

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 2

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 9

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 10

5 Phương pháp nghiên cứu 10

6 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp mới của luận án 12

7 Kết cấu của luận án 12

CHƯƠNG 1 13

LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH 13

THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH 13

THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 13

1.1 LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 13

1.1.1 Cơ cấu kinh tế ngành và khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển bền vững 13

1.1.2 Các học thuyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 19

1.1.3 Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển bền vững 23

1.1.4 Các tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển bền vững 26

1.1.5 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển bền vững 28

1.2 LÝ LUẬN VỀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 32

1.2.1 Khái niệm giải pháp tài chính 32 1.2.2 Vai trò của giải pháp tài chính đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

Trang 5

theo hướng phát triển bền vững 34

1.2.3 Nội dung các giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển bền vững 39

1.2.4 Các tiêu chí đánh giá giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển bền vững 60

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển bền vững 61

1.3 KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 64

1.3.1 Kinh nghiệm về giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của một số thành phố trên thế giới 64

1.3.2 Kinh nghiệm về giải pháp tài chính thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngành của một số địa phương trong nước 66

1.3.3 Bài học cho tỉnh Thanh Hóa 67

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 69

CHƯƠNG 2 70

THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY70 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TỈNH THANH HÓA THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 70

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TỈNH THANH HOÁ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 70

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội 70

2.1.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển bền vững 81

2.2 THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TỈNH THANH HOÁ GIAI ĐOẠN 2011-2022 83

2.2.1 Chi ngân sách nhà nước 83

2.2.2 Giải pháp về thuế 101

2.2.3 Giải pháp về tín dụng nhà nước 111

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TỈNH THANH HOÁ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Trang 6

3.1 MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH VÀ QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TỈNH THANH HOÁ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2030 136

3.1.1 Mục tiêu và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển bền vững 136

3.1.2 Quan điểm hoàn thiện giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển bền vững 141

3.2 HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TỈNH THANH HÓA THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2030 143

3.2.1 Nhóm giải pháp chi ngân sách nhà nước 143

3.2.2 Nhóm giải pháp về thuế 160

3.2.3 Nhóm giải pháp tín dụng nhà nước 165

3.2.4 Nhóm giải pháp hỗ trợ 169

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 175

3.3.1 Kiến nghị đối với Quốc hội 175

3.3.2 Kiến nghị đối với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan 176

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 180

KẾT LUẬN 182

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ i

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ii

Phụ lục 1 MẪU PHIẾU KHẢO SÁT xviii

Phụ lục 2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT xxvi

Trang 7

Phụ lục 3 TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA 2011-2020 xxxv Phụ lục 4 CÁC CHỈ TIÊU XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HOÁ 2011-2020 xxxvii Phụ lục 5 GDP VÀ VỐN ĐTPT TỈNH THANH HOÁ 2011-2020 xxxviii Phụ lục 6 CHỈ TIÊU TĂNG TRƯỞNG GDP TỈNH THANH HOÁ 2010-2020 xli Phụ lục 7 CƠ CẤU GDP TỈNH THANH HOÁ PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ 2010-2020 xlii Phụ lục 8 CHI NSNN CHO CSHT TỈNH THANH HOÁ 2011-2020 xliii Phụ lục 9 CHI NSNN CHO ĐÀO TẠO NNL TỈNH THANH HOÁ 2011-2020 xlv Phụ lục 10 CHI NSNN CHO XTTM TỈNH THANH HOÁ 2011-2020 xlvii Phụ lục 11 CHI NSNN CHO KHCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HOÁ 2011-2020 xlix Phụ lục 12 CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHUYỂN DỊCH CCKT NGÀNH TỈNH THANH HOÁ THEO HƯỚNG PTBV li

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn GTGT Giá trị gia tăng

GTSX Giá trị sản xuất

Trang 9

PPP Hợp tác công tư PTBV Phát triển bền vững PTTT Phát triển thị trường

TNDN Thu nhập doanh nghiệp

XTTM Xúc tiến thương mại VDP Ngân hàng phát triển

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế tỉnh Thanh Hoá 2011-2022 76 Bảng 2.2 Năng suất lao động các ngành kinh tế tỉnh Thanh Hoá 2011-2022 82 Bảng 2.3 Chi ngân sách nhà nước tỉnh Thanh Hoá 2011-2022 84 Bảng 2.4 Chi NSNN hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu tỉnh Thanh Hoá 2010-2015 97 Bảng 2.5 Cơ cấu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 2011-2022 102 Bảng 2.6 Dư nợ tín dụng nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 2011-2022 112 Bảng 2.7 Đánh giá về những khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn TDNN 115

Trang 11

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 GRDP và tăng trưởng GRDP theo ngành kinh tế 72

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu GTSX ngành kinh tế tỉnh Thanh Hóa 2011-2022 73

Biểu đồ 2.3 Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 2011-2022 81

Biểu đồ 2.4 Chi ĐTPT nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 2011-2022 85

Biểu đồ 2.5 Chi NSNN cho CSHT tỉnh Thanh Hoá 2011-2022 88

Biểu đồ 2.6 Chi NSNN cho đào tạo NNL tỉnh Thanh Hoá 2011-2022 95

Biểu đồ 2.7 Chi NSNN cho XTTM thị trường tiêu thụ tỉnh Thanh Hoá 2011-2022 98

Biểu đồ 2.8 Chi NSNN cho KHCN tỉnh Thanh Hoá 2011-2022 100

Biểu đồ 2.9 Quy mô thu NSNN trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 2011-2022 101

Biểu đồ 2.10 TDNN đầu tư thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành tỉnh Thanh Hoá 2022……… 113

Trang 12

2011-MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Phát triển bền vững (PTBV) là mục tiêu quan trọng mà tất cả các quốc gia đều hướng tới Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) ngành của một quốc gia, địa phương nếu hợp lý sẽ thúc đẩy nền kinh tế PTBV và ngược lại Do vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng PTBV là một đòi hỏi cấp thiết khách quan trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay trên phạm vi quốc gia và từng địa phương ở Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay, CCKT ngành đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, từ trạng thái lạc hậu, mất cân đối sang trạng thái cân đối hợp lý theo hướng Công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) Tuy nhiên, sự chuyển dịch chưa thực sự bền vững, những yếu kém của CCKT ngành vẫn chưa được khắc phục triệt để, nền kinh tế vẫn dựa vào các ngành có lợi thế về tài nguyên và lao động với chi phí thấp, nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản còn chiếm tỷ trọng cao trong GDP và trong tổng lao động xã hội, ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo và các ngành dịch vụ cao cấp như: Vận tải, Thông tin và truyền thông, Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm… vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp trong GDP Để thực hiện mục tiêu chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV đối với sự phát triển KTXH của đất nước thì một trong những giải pháp đã được Đảng và Nhà nước ta đưa ra là đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vào phát triển kinh

tế nhanh, bền vững [186]

Thanh Hoá là một tỉnh ven biển ở khu vực Bắc Trung Bộ, có vị trí địa lý và đất đai rộng lớn, dân số đông, là một trong số ít tỉnh hội tụ đủ cả 3 vùng địa lý, thuận lợi cho phát triển kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực, có tiềm năng rất lớn để phát triển cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ Trong những năm qua, CCKT ngành của tỉnh đã có những chuyển dịch tích cực, ngành dịch vụ và công nghiệp phát triển là chủ đạo, trong đó công nghiệp trở thành ngành trụ cột với hạt nhân là Khu kinh tế Nghi Sơn Cụ thể đó là tỷ trọng của ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2022 còn 14,42%, giảm 1,79%; ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 48,41%, tăng 3,17%; các ngành dịch vụ chiếm 30,40%, giảm 1,65 so với năm 2021 GRDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành đạt 67,88 triệu đồng, tương đương với 2.924 đô la Mỹ

Trang 13

Chuyển dịch CCKT ngành tỉnh Thanh Hoá đạt được những kết quả trên là do chính quyền Trung ương và địa phương đã sử dụng nhiều giải pháp tài chính (GPTC), điển hình như chi ngân sách nhà nước (NSNN), thuế và tín dụng nhà nước (TDNN) Tuy nhiên, việc sử dụng các GPTC trên chưa thực sự đạt hiệu quả cao, đã có sự chuyển dịch CCKT ngành đúng định hướng nhưng chưa thực sự PTBV, chất lượng tăng trưởng kinh tế còn thấp, phụ thuộc nhiều vào tăng các yếu tố đầu vào; một số dự án công nghiệp hiệu quả chưa cao; ngành dịch vụ chưa đa dạng, chất lượng và giá trị gia tăng (GTGT) thấp; tái cơ cấu ngành nông nghiệp còn chậm; CSHT KTXH, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng các khu công nghiệp chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển,… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên, song có thể thấy nguyên nhân chính là do việc sử dụng các GPTC của Nhà nước còn thiếu đồng bộ, còn thiếu vốn đầu tư của NSNN và các cơ chế khuyến khích về tài chính mang tính đột phá nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương Trước thực tiễn đó, việc nghiên cứu hoàn thiện các GPTC phù hợp nhất, có căn cứ khoa học làm động lực thúc đẩy mục tiêu chuyển dịch CCKT ngành tỉnh Thanh Hoá theo hướng PTBV là yêu cầu cấp thiết

Xuất phát từ lý do trên, NCS đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp tài chính thúc đẩy

chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Thanh Hóa theo hướng phát triển bền vững” làm LATS, nhằm vận dụng lý luận vào điều kiện thực tiễn chuyển dịch CCKT

ngành tỉnh Thanh Hoá, qua đó đề xuất các GPTC góp phần chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV

2 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án

2.1 Các nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển bền vững

Rostow, W.W (1960), The stages of Growth: A Non-Communist Manifesto,

Cambridge [203] Nghiên cứu cho rằng quá trình phát triển của bất cứ quốc gia nào

trên thế giới cũng đều phải trải qua 5 giai đoạn tuần tự gồm: xã hội truyền thống, chuẩn bị cất cánh, cất cánh, trưởng thành và tiêu dùng cao Theo lý thuyết này, hầu hết các nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hóa nằm ở trong khoảng giai đoạn chuẩn bị cất cánh và cất cánh Ông cho rằng điều kiện để thực hiện thành công được giai đoạn chuẩn bị cất cánh gồm: (i) Tỉ lệ đầu tư tăng từ 5-10% trong GDP; (ii) Xây dựng được những lĩnh vực đầu tàu (các ngành công nghiệp cơ bản như điện,

Trang 14

công nghệ thông tin ); (iii) Phải có bộ máy quản lý năng động, biết sử dụng kỹ thuật và tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại Ông đã đưa ra những gợi ý quan trọng về sự lựa chọn dạng CCKT hợp lý tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển

Just Yifu Lin (2010), New Economic Structure Theory: The Basis for Revisiting

Development, Washington, DC: world Bank [194] Tác giả đã đề xuất các lý thuyết

CCKT mới dựa trên các nguyên tắc sau: Thứ nhất, lợi thế so sánh của nền kinh tế

được xác định bởi nguồn nhân tố đầu vào và CCKT có sẵn tại bất kỳ mức độ phát

triển cụ thể và khác nhau từ mức độ này sang mức độ khác Thứ hai, mọi cấp độ phát

triển kinh tế là một điểm trong quá trình liên tục, quy mô của phát triển kinh tế trong thực tế mở rộng từ hoạt động nông nghiệp truyền thống có thu nhập thấp đến công

nghiệp phát triển có thu nhập cao Thứ ba, căn cứ vào lợi thế so sánh của mình để xây

dựng các ngành công nghiệp là cách tốt nhất để các quốc gia đang phát triển duy trì nâng cấp công nghiệp và tăng trưởng kinh tế

Syrquin, M (1988), “Pattenrn of Structural Change”, in H Chenery an T.N

Srinivasan (eds), Handbook of Development Economics [204] Nghiên cứu đã mô tả quá trình chuyển dịch CCKT ngành gồm ba giai đoạn: sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hóa và nền kinh tế phát triển Giai đoạn 1: có đặc trưng chính là sự thống trị của các hoạt động của khu vực khai thác, đặc biệt là nông nghiệp Giai đoạn 2: đây là giai đoạn công nghiệp hóa: có đặc điểm nổi bật là tầm quan trọng trong nền kinh tế đã được chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực chế biến và chỉ tiêu chính để đo lường sự chuyển dịch này là tầm quan trọng của khu vực chế biến trong đóng góp và tăng trưởng kinh tế chung ngày càng tăng lên Giai đoạn 3: là giai đoạn của một nền kinh tế phát triển, khu vực dịch vụ trở thành khu vực quan trọng nhất và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP hay tỉ trọng ngành dịch vụ thống trị trong CCKT ngành ở giai đoạn nền kinh tế phát triển

Lewis, W Athur (1954), “Economic Development in Unlimited Supplies of La

or” [198] đưa ra Lý thuyết nhị nguyên, đã giải thích mối quan hệ giữa nông nghiệp

và công nghiệp trong quá trình tăng trưởng, gọi là “mô hình hai khu vực cổ điển”, phân chia nền kinh tế thành 2 khu vực: nông-công nghiệp và nghiên cứu sự di chuyển lao động giữa hai khu vực Sự phát triển công nghiệp quyết định tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào khả năng thu hút lao động dư thừa từ nông nghiệp, phụ thuộc vào tích lũy vốn Mô hình Lewis giải quyết mối quan hệ giữa 2 khu vực trong quá trình tăng trưởng Khi nông nghiệp có dư thừa lao động thì tăng trưởng kinh tế được quyết định

Trang 15

bởi khả năng tích lũy và đầu tư của khu vực công nghiệp Tuy nhiên, giả định không thực tế: tỉ lệ lao động thu hút sang khu vực công nghiệp tương ứng với tỉ lệ vốn tích lũy ở khu vực này Thành thị không có thất nghiệp Nông thôn có thể giải quyết việc làm mà không phải ra thành phố

Oshima, Harry T (1978), Economic growth in Monsoon Asia: A Comparative

Survey, Tokyo: University of Tokyo Press [200] Tác giả đã phân tích đối với các

nước Châu Á lại có quan điểm khác với Lewis, cho rằng dư thừa lao động nông nghiệp không phải lúc nào cũng xảy ra, việc đầu tư cho cả nông nghiệp và công nghiệp là không khả thi vì thiếu nguồn lực vốn, lao động và kỹ năng quản lý Từ đó Oshima đề xuất ĐTPT trong nền kinh tế theo 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu cần đầu tư tạo việc làm trong nông nghiệp ở thời gian nhàn rỗi; giai đoạn 2 hướng tới có việc làm đầy đủ bằng cách đầu tư chiều rộng vào cả hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp và giai đoạn 3 sau khi có việc làm đầy đủ thực hiện phát triển các ngành kinh tế theo chiều sâu nhằm giảm cầu lao động Cứ như vậy nền kinh tế sẽ đạt được tăng trưởng một cách ổn định

Nguyễn Chí Bính (2014), LATS với đề tài “Quá trình chuyển dịch CCKT trong

công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Ninh Bình từ năm 1992 đến nay: Kinh nghiệm và giải pháp” [6] Nghiên cứu đã góp phần làm phong phú hơn những vấn đề lý luận

và thực tiễn về chuyển dịch CCKT ngành trong CNH-HĐH Về mặt lý luận, luận án đã làm rõ nội hàm, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCKT ngành trong quá trình CNH-HĐH Về mặt thực tiễn, tác giả đã đánh giá toàn diện quá trình chuyển dịch CCKT ngành trong CNH-HĐH của tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 1992-2012 Đề xuất quan điểm, định hướng và các giải pháp mang tính đặc thù gắn với điều kiện và tình hình thực tế tại Ninh Bình nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành theo hướng CNH-HĐH của tỉnh trong thời gian tới

Nguyễn Thị Đông (2019), LATS kinh tế với đề tài “Chuyển dịch CCKT ngành

của Thành phố Hà Nội đến năm 2030 theo hướng PTBV” [55] Nghiên cứu đã đưa ra

quan điểm mới về CCKT ngành của thành phố lớn (quan hệ tỉ lệ giữa khối ngành dịch vụ với công nghiệp chất lượng cao và nông nghiệp đô thị trong CCKT ngành); Quan niệm mới về chuyển dịch CCKT ngành của thành phố lớn theo hướng PTBV Phương thức thực hiện chuyển dịch CCKT ngành đó là thay đổi cơ cấu đầu tư và phát triển doanh nghiệp lớn Nghiên cứu đã chỉ ra 5 điều kiện cơ bản để chuyển dịch CCKT ngành: Ý chí chính trị và quyết tâm của Chính quyền địa phương; Đội ngũ DN và

Trang 16

NĐT lớn, có tiềm lực; Sự ủng hộ và hưởng ứng của dân cư và cộng đồng DN; Thị trường; CSHT thuận lợi Luận án đã đưa ra được một số giải pháp chuyển dịch CCKT ngành của thành phố Hà Nội đến năm 2030 theo hướng PTBV

Ngô Thái Hà (2015), LATS với đề tài “Chuyển dịch CCKT theo hướng PTBV ở

Việt Nam” [62] Nghiên cứu đã làm rõ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn liên

quan đến chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV Đánh giá về thực trạng chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV trên cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường trong thời gian từ năm 2000 đến 2014 Trên cơ sở thực trạng, nghiên cứu đề xuất một số định hướng và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV ở Việt Nam

Nguyễn Hồng Quang (2018), LATS với đề tài “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh

tế tỉnh Quảng Nam” [102] Nghiên cứu đã đạt được những kết quả như sau: Thứ nhất,

luận án hệ thống cơ sở lý thuyết về chuyển dịch CCKT ngành ở tỉnh Quảng Nam, nghiên cứu đã tập trung phân tích xu hướng thay đổi cơ cấu sản lượng theo ngành cấp

I và II theo lượng và chất Thứ hai, luận án đã vận dụng lý thuyết về tăng trưởng kinh

tế và chuyển dịch CCKT ngành để phân tích xu thế thay đổi CCKT trong một đơn vị tăng trưởng và ước lượng mức độ tác động của chuyển dịch CCKT ngành tới tăng

trưởng kinh tế Thứ ba, tác giả đã áp dụng lý thuyết về mô hình tăng trưởng kinh tế

và các kết quả thực nghiệm về tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch CCKT ngành của thế giới và Việt Nam vào trường hợp cụ thể của tỉnh Quảng Nam

Tạ Đình Thi (1998), LATS với đề tài “Chuyển dịch CCKT trên quan điểm PTBV

của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam” [118] Nghiên cứu đã góp phần làm

rõ những vấn đề chủ yếu về lý luận và thực tiễn liên quan đến CCKT, chuyển dịch CCKT, PTBV, chuyển dịch CCKT trên quan điểm PTBV; xây dựng được các nhóm chỉ tiêu đánh giá sự bền vững của chuyển dịch CCKT về kinh tế, xã hội, môi trường Trên cơ sở lý thuyết nghiên cứu đã đánh giá được quá trình chuyển dịch CCKT trên quan điểm PTBV của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong thời gian gần đây và dự báo cho cả thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đến năm 2020 Trên cơ sở phân tích thực trạng tác giả đề xuất được các giải pháp chủ yếu bảo đảm chuyển dịch CCKT trên quan điểm PTBV của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Các công trình nghiên cứu về chuyển dịch CCKT ngành cho thấy chiều hướng thay đổi trong dài hạn của CCKT ngành Nguồn lực của nền kinh tế có sự chuyển dịch từ các ngành truyền thống sang ngành hiện đại, từ khu vực nông nghiệp sang

Trang 17

khu vực công nghiệp và dịch vụ, từ những ngành có năng suất và trình độ công nghệ thấp sang các ngành có công nghệ cao Sự thay đổi này trong dài hạn và chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau Đồng thời quá trình này diễn ra vừa tự phát vừa có sự can thiệp của các chính phủ Hay nói cách khác CCKT và sự thay đổi chuyển dịch CCKT có thể là sự tự vận động của nền kinh tế diễn ra dưới tác động của quá trình phân công chuyên môn hóa lao động, tiến bộ KHCN và xu thế thay đổi của thị trường… Đồng thời những chính sách và biện pháp của chính phủ cũng sẽ có tác động tới quá trình này Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa đề cập đến GPTC nhằm chuyển dịch CCKT ở các địa phương

2.2 Các nghiên cứu về giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển bền vững

Võ Minh Đức (2018), LATS với đề tài ‘‘Tín dụng ngân hàng đối với việc chuyển

dịch CCKT trên địa bàn TP Hồ Chí Minh” [56] Công trình đã đạt được những kết

quả sau đây: (i) Về mặt lý luận: Nghiên cứu đã làm rõ các khái niệm nội dung chuyển

dịch CCKT, tác động của các nhân tố đến chuyển dịch CCKT và xác định việc mở rộng TDNH đối với chuyển dịch CCKT ngành và tăng trưởng kinh tế Xây dựng tiêu chí, chỉ tiêu để đánh giá, phản ánh việc mở rộng TDNH đối với chuyển dịch CCKT, trên cơ sở các số liệu thống kê, từ đó khảo sát, phân tích đánh giá mở rộng TDNH

với chuyển dịch CCKT thành phố Hồ Chí Minh (ii) Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu đã

đánh giá thực trạng TDNH với chuyển dịch CCKT thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian nghiên cứu; kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế Từ đó đề xuất giải pháp mở rộng TDNH thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCKT, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

Nguyễn Tiến Long (2010), LATS với đề tài “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

với việc chuyển dịch CCKT của tỉnh Thái Nguyên” [86] Luận án đã nghiên cứu được

3 nội dung lớn liên quan đến chuyển dịch CCKT: Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về FDI với chuyển dịch CCKT; Thứ hai, trên cơ sở phần lý thuyết tác giả

đã đánh giá thực trạng FDI với chuyển dịch CCKT của tỉnh Thái Nguyên từ năm

1993 đến năm 2009 Thứ ba, trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả đưa ra quan điểm

và một số giải pháp chủ yếu thu hút FDI nhằm chuyển dịch CCKT của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2030

Lường Đức Danh (2018), “Chính sách tài chính thu hút đầu tư trực tiếp nước

ngoài phục vụ chuyển dịch CCKT của tỉnh Thanh Hoá”, LATS [50] Luận án đã hệ

Trang 18

thống hoá và làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về chính sách tài chính thu hút FDI như: chính sách chi NSNN, chính sách thuế về phát triển CSHT; xúc tiến đầu tư; đất đai; đào tạo NNL; cải cách thủ tục hành chính Trên cơ sở lý thuyết luận án đã phân tích làm rõ thực trạng chính sách tài chính thu hút FDI phục vụ chuyển dịch CCKT tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2011-2017; đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó Từ đó, luận án đề xuất hai nhóm giải pháp gồm nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính và nhóm giải pháp hỗ trợ nhằm tăng cường thu hút FDI thúc đẩy chuyển dịch CCKT của tỉnh Thanh Hoá

Trần Tùng Lâm (2007), “Các giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát

triển nhằm chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH ở Việt Nam”, LATS [84]

Luận án đã hệ thống hoá và làm rõ được cơ sở lý luận về CCKT, vai trò của vốn ĐTPT đối với chuyển dịch CCKT theo hướng CNH-HĐH ở Việt Nam Trên cơ sở lý luận tác giả đã phân tích thực trạng huy động và sử dụng vốn ĐTPT cho chuyển dịch CCKT thời gian qua ở Việt Nam Từ đó đề xuất được các giải pháp huy động và sử dụng vốn ĐTPT nhằm chuyển dịch CCKT theo hướng CNH-HĐH

Tào Thị Hoàng Anh (2007), “Đổi mới và hoàn thiện chính sách thuế thúc đẩy

chuyển dịch CCKT ở Việt Nam theo hướng CNH-HĐH”, LATS, Học viện Tài chính

[1] Luận án nghiên cứu và làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển dịch CCKT, vai trò của thuế trong việc thúc đẩy chuyển dịch CCKT theo hướng CNH-HĐH Đồng thời xem xét chọn lọc kinh nghiệm sử dụng chính sách thuế thúc đẩy chuyển dịch CCKT theo hướng CNH-HĐH của một số quốc gia trên thế giới và rút ra bài học với Việt Nam Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc sử dụng chính sách thuế để thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCKT từ năm 1990 đến nay, tác giả đã đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách thuế nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch CCKT ở nước ta

Ngô Việt Hương (2014), LATS với đề tài “Giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển

dịch CCKT nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa” [78] Nghiên cứu đã đạt được một số kết

quả sau đây: (1) Hệ thống hóa và phân tích làm sáng tỏ cơ sở lý luận về chuyển dịch CCKT nông nghiệp, vai trò và tác động của tài chính đối với quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp; (2) Phân tích, tác động của các GPTC như chi NSNN, TDNH, TDNN đối với chuyển dịch CCKT nông nghiệp Từ đó phân tích những tác động tích cực, hạn chế và nguyên nhân trong việc sử dụng các GPTC đối với chuyển dịch CCKT nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa; (3) Đề xuất quan điểm và các giải pháp cụ thể về chi

Trang 19

NSNN, TDNH, TDNN nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa

2.3 Nhận xét các nghiên cứu có liên quan và định hướng nghiên cứu đề tài luận án

2.3.1 Nhận xét các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án

Tổng quan các nghiên cứu đã công bố trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án, NCS nhận thấy các nghiên cứu rất phong phú, đa dạng, mỗi nghiên cứu đã luận giải về chuyển dịch CCKT ngành dưới nhiều góc độ và mục tiêu khác nhau, nhưng đều thể hiện một số điểm chung sau:

Một là, các nghiên cứu mới chỉ dừng lại nghiên cứu chuyển dịch CCKT ngành

theo hướng PTBV; một số GPTC chuyển dịch CCKT ngành mà chưa nghiên cứu một cách có hệ thống, cụ thể về cơ sở lý luận của các GPTC nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV

Hai là, các nghiên cứu mới chỉ đưa ra thực trạng, GPTC nhằm chuyển dịch

CCKT trên phạm vi cả quốc gia Việt Nam hoặc các tỉnh thành phố mà chưa có công trình nào nghiên cứu sâu thực trạng các GPTC nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV tại tỉnh Thanh Hóa

Ba là, hệ thống các giải pháp của các nghiên cứu chỉ dừng lại ở tầm vĩ mô về

các GPTC nhằm chuyển dịch CCKT ở Việt Nam nói chung mà chưa nghiên cứu cụ thể về các GPTC nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành tại một địa phương, đặc biệt là ở tỉnh Thanh Hóa

2.3.2 Khoảng trống của các nghiên cứu và định hướng nghiên cứu đề tài luận án

Những kết quả nghiên cứu nêu trên là cơ sở để giúp NCS kế thừa, chọn lọc và gợi mở trong quá trình xây dựng khung lý thuyết, nghiên cứu thực tiễn và đề xuất giải pháp cho đề tài luận án Tuy nhiên, tác giả nhận thấy vẫn còn những vấn đề chưa hoàn thiện và chưa được nghiên cứu ở các nghiên cứu có liên quan đến đề tài nêu trên, vẫn còn khoảng trống trong một số vấn đề về GPTC cho chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV như:

Về mặt lý luận: Các nghiên cứu có liên quan chủ yếu đưa ra hệ thống cơ sở lý

luận về chuyển dịch CCKT ngành, nội dung, nhân tố ảnh hướng đến chuyển dịch CCKT ngành; các lý thuyết chuyển dịch CCKT ngành; vai trò và các chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch CCKT ngành Cũng có một số nghiên cứu về một số GPTC cho chuyển dịch CCKT ngành nhưng các GPTC nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành

Trang 20

theo hướng PTBV chưa có Mặt khác, đến nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá một cách trực tiếp, toàn diện về GPTC cho chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV

được xem xét ở phạm vi của một địa phương

Về mặt thực tiễn: Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã có một số

nghiên cứu về chuyển dịch CCKT; chuyển dịch CCKT nông nghiệp, nhưng các nghiên cứu này có đối tượng và phạm vi nghiên cứu, cũng như cách thức tiếp cận các GPTC khác với GPTC của đề tài mà NCS đã lựa chọn Tính đến thời điểm thực hiện luận án chưa có đề tài nào nghiên cứu về GPTC nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành tỉnh Thanh Hoá theo hướng PTBV Đây chính là khoảng trống mà luận án có

thể tiếp tục nghiên cứu

Từ khoảng trống của các nghiên cứu có liên quan, luận án xác định các câu hỏi nghiên cứu như sau:

1 Chuyển dịch CCKT ngành và chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV là gì? Nội dung và xu hướng chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV? Các tiêu chí đánh giá chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV? Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV?

2 Cần sử dụng những GPTC nào thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV? Cơ chế tác động của các GPTC đó như thế nào?

3 Thực trạng các GPTC thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2011-2022 được thực hiện như thế nào? Những hạn chế nào khi sử dụng các GPTC đó là gì?

4 Giải pháp hoàn thiện các GPTC nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành tỉnh Thanh Hoá theo hướng PTBV trong thời gian tới?

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án là xây dựng các quan điểm; đề xuất các

giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện các GPTC nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành tỉnh Thanh Hoá theo hướng PTBV có cơ sở khoa học về lý luận và thực tiễn, có tính khả thi

Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án:

Một là, hệ thống hóa, làm rõ và bổ sung một số vấn đề lý luận cơ bản về chuyển

dịch CCKT ngành, chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV và GPTC thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV

Hai là, tổng kết kinh nghiệm về GPTC thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành theo

Trang 21

hướng PTBV của một số địa phương ở trong và ngoài nước, từ đó rút ra các bài học cho tỉnh Thanh Hóa

Ba là, phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng các GPTC thúc đẩy chuyển dịch

CCKT ngành tỉnh Thanh Hóa theo hướng PTBV, đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó

Bốn là, xây dựng quan điểm, đề xuất các giải pháp và kiến nghị với các cơ quan

có liên quan nhằm hoàn thiện các GPTC nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành tại tỉnh Thanh Hóa theo hướng PTBV

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về GPTC

nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV

Phạm vi nghiên cứu của luận án:

Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu các giải pháp về chi NSNN, thuế và

TDNN nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV

Về không gian và thời gian: Luận án nghiên cứu tại tỉnh Thanh Hóa, thực trạng

được nghiên cứu trong giai đoạn 2011-2022 và mục tiêu, quan điểm, giải pháp đề xuất nghiên cứu áp dụng đến năm 2030; kinh nghiệm của quốc tế và một số địa phương trong nước được nghiên cứu trong khoảng 10 năm gần đây

5 Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp tiếp cận

Chuyển dịch CCKT ngành là một trong những vấn đề kinh tế vĩ mô, mang tính liên ngành, liên vùng và thay đổi theo thời gian Tác giả tiếp cận đề tài theo các hướng

chính: (i) Tiếp cận từ lý thuyết đến thực tiễn: Sau khi làm rõ các vấn đề lý thuyết có

liên quan, tác giả tiến hành đánh giá thực trạng và từ đó xác định phương hướng, giải pháp hoàn thiện các GPTC nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành tỉnh Thanh Hoá

(ii) Tiếp cận hệ thống: Tác giả coi tỉnh Thanh Hoá là một hệ thống kinh tế thống nhất

Các ngành là phân hệ của hệ thống kinh tế này (iii) Tiếp cận liên ngành-liên vùng:

Khi xem xét các ngành trong nền kinh tế của địa phương, tác giả xem xét kết quả hoạt động kinh tế được tính trên 03 khu vực kinh tế lớn: nông-lâm nghiệp và thuỷ sản (gọi tắt là nông nghiệp), công nghiệp-xây dựng (gọi tắt là công nghiệp), dịch vụ

5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Phương pháp phân tích thống kê: được sử dụng để phân tích các số liệu thống

kê bao gồm cả số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp để rút ra các kết luận khoa học từ các

Trang 22

nguồn khác nhau: Tổng cục thống kê Việt Nam, Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa, Sở Tài chính tỉnh Thanh Hoá, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB)-chi nhánh Thanh Hoá Ngoài ra, số liệu còn được thu thập trên các phương tiện thông tin đại chúng như các tạp chí khoa học, sách chuyên khảo, internet Các nguồn số liệu này được dùng để hệ thống hóa cơ sở lý luận về tài chính đối với chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV và dùng để phân tích, đánh giá thực trạng GPTC nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV tỉnh Thanh Hóa

Phương pháp so sánh: tác giả sử dụng để so sánh mức độ chuyển dịch CCKT

ngành của tỉnh Thanh Hoá giữa các năm khác nhau để khái quát xu thế biến động của nó trong một khoảng thời gian nhất định Đồng thời so sánh đối chiếu giữa tỉnh Thanh Hoá với các tỉnh khác để rút ra kinh nghiệm trong quá trình sử dụng các GPTC thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 1 khi trình bày kinh nghiệm thực tiễn và chương 2 khi so sánh về quá trình biến động của số liệu nghiên cứu qua các giai đoạn

Phương pháp chuyên gia: tác giả sử dụng phương pháp này để tham khảo các

quan điểm của chuyên gia về vấn đề liên quan trong các báo cáo, hội thảo, tranh luận, đánh giá, nghiệm thu công trình khoa học, … được tác giả thu thập và trích dẫn rõ ràng Từ nhận xét sâu sắc, xác đáng của các chuyên gia là cơ sở để đối chiếu kết quả nghiên cứu mà tác giả thu thập được từ thực tiễn Phương pháp này được sử dụng ở chương 2 và chương 3 khi phân tích thực trạng và định hướng phương pháp cho vấn đề nghiên cứu

Phương pháp phân tích chính sách: Tác giả sử dụng phương pháp này để tổng hợp thông tin từ các kết quả nghiên cứu, xác định mức độ đạt được về mục tiêu của chính sách, đánh giá lợi ích, đo lường hiệu lực, hiệu quả của chính sách để làm cơ sở cho các quyết định chính sách và xác định các nhu cầu tương lai cho các thông tin chính sách liên quan

Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: Tác giả sử dụng phương pháp khảo sát

bằng bảng hỏi (phiếu câu hỏi) để thu thập dữ liệu phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu tác giả thực hiện phát phiếu khảo sát, điều tra về thực trạng GPTC thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành tại tỉnh Thanh Hoá Tác giả đã thiết kế mẫu phiếu điều tra đảm bảo phục vụ yêu cầu thu thập thông tin, khảo sát bằng hình thức phát phiếu cho 680 đối tượng, kết quả thu về 668 phiếu điều tra với thông

Trang 23

tin cần thiết tin cậy Đối tượng lựa chọn là doanh nghiệp, cơ sở sản xuất (gọi chung là doanh nghiệp) trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ

6 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp mới của luận án

Về mặt lý luận: Luận án đã bổ sung, làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về

chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV và GPTC thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV trên các khía cạnh: Khái niệm chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV; nội dung và xu hướng chuyển dịch CCKT ngành; các tiêu chí phản ánh chuyển dịch CCKT ngành; các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV; làm rõ khái niệm và cơ chế tác động của GPTC thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV, nhấn mạnh đến GPTC như chi NSNN, thuế và TDNN

Về mặt thực tiễn: Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm về GPTC thúc đẩy chuyển

dịch CCKT ngành theo hướng PTBV ở một số địa phương ở trong và ngoài nước, từ đó rút ra bài học có thể tham khảo, vận dụng cho tỉnh Thanh Hoá Hơn nữa, tác giả đã tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng GPTC thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV của tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2011-2022, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế; từ đó đề xuất quan điểm, giải pháp và kiến nghị với các cơ quan có liên quan nhằm hoàn thiện các GPTC thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV tỉnh Thanh Hoá Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu cung cấp thông tin có giá trị cho việc hoạch định và thực thi các GPTC thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV ở địa phương Ngoài ra luận án còn là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, phục vụ nghiên cứu, giảng dạy trong các trường Đại học, cao đẳng trong và ngoài nước

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án trình bày trong 180 trang và được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1 Lý luận và kinh nghiệm về GPTC thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành

theo hướng PTBV;

Chương 2 Thực trạng GPTC thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành tỉnh Thanh

Hoá theo hướng PTBV;

Chương 3 Hoàn thiện GPTC thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành tỉnh Thanh

Hóa theo hướng PTBV

Trang 24

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH

THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1.1 LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1.1.1 Cơ cấu kinh tế ngành và khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển bền vững

1.1.1.1 Cơ cấu kinh tế ngành

Cơ cấu kinh tế là cách thức kết cấu nên hệ thống kinh tế, bao gồm các bộ phận hợp thành nền kinh tế tương đối ổn định trong một thời gian nhất định Trong mỗi giai đoạn của nền kinh tế, tất yếu có CCKT tương ứng, nó phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của một quốc gia, một vùng, một địa phương Dựa trên các góc độ tiếp cận khác nhau có các loại CCKT khác nhau như: CCKT ngành; CCKT theo lãnh thổ; CCKT theo thành phần kinh tế; … Trong đó CCKT ngành là loại CCKT quan trọng nhất, phản ánh rõ nét nhất trình độ phát triển của một quốc gia, địa phương Có rất nhiều cách tiếp cận và khái niệm khác nhau về CCKT ngành Xét theo quan điểm hệ thống CCKT ngành là một chỉnh thể liên kết các ngành kinh tế theo một kiểu cấu trúc nhất định, tạo ra những thuộc tính mới, chất lượng mới của hệ thống mà những thuộc tính này không thể có ở từng bộ phận riêng rẽ hợp thành hệ thống Có thể nghiên cứu một số khái niệm về CCKT ngành như: Theo Đỗ Hoài Nam (2006),

“CCKT ngành là tổ hợp các ngành hợp thành, các tương quan tỷ lệ biểu hiện mối

quan hệ giữa các nhóm ngành của nền kinh tế quốc dân” [89, tr17] CCKT ngành

phản ánh trình độ phân công lao động xã hội chung của nền kinh tế và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Khái niệm này không chỉ áp dụng cho một nền kinh tế mà có thể được áp dụng cho một vùng hoặc một địa phương Theo GS.TS Vũ Thị

Ngọc Phùng: “CCKT ngành là tương quan giữa các ngành trong tổng thể kinh tế, thể

hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các ngành với nhau Các mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện KTXH nhất định, luôn luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể [101]

Theo Nguyễn Thị Bích Hường (2005), “CCKT ngành là tổng thể các mối quan hệ

chủ yếu về chất lượng và số lượng tương đối ổn định giữa các yếu tố kinh tế và trong

Trang 25

từng yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong một hệ thống tái sản xuất xã hội với những điều kiện KTXH nhất định trong một khoảng thời gian nhất định” [79, tr.26]

Kế thừa những quan điểm trên, theo quan điểm của NCS: “CCKT ngành là sự

phân bổ cơ cấu giữa các ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại giữa các ngành kinh tế trong những điều kiện KTXH nhất định” CCKT ngành được hiểu là sự phân bổ về cơ cấu giữa các ngành kinh tế

trong nền kinh tế quốc dân và được hình thành trong những điều kiện KTXH nhất định, luôn luôn vận động và phát triển, hướng vào những mục tiêu cụ thể mà Nhà

nước đặt ra trong từng thời kỳ

Có nhiều tiêu thức phân loại CCKT ngành khác nhau tuỳ theo cách tiếp cận nghiên cứu về CCKT ngành

- Dựa theo tính chất tác động vào đối lượng lao động, CCKT ngành của một quốc gia bao gồm 3 ngành: (i) Nhóm ngành nông nghiệp và khai khoáng; (ii) Nhóm ngành công nghiệp chế tạo; (iii) Nhóm ngành dịch vụ

- Dựa theo đặc điểm kinh tế kỹ thuật, CCKT ngành được chia thành các ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản, nông nghiệp, dịch vụ Dựa trên cơ sở phân công lao động chung, CCKT ngành được chia thành các ngành lớn: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ Dựa vào vị trí, tầm quan trọng và xu thế vận động, CCKT ngành bao gồm các ngành mũi nhọn, trọng điểm và các ngành khác

CCKT ngành theo sự phân công lao động xã hội, bao gồm ba ngành lớn: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ ở tầm vĩ mô CCKT ngành theo sự phân công lao động xã hội được phân tích chú trọng cả về mặt lượng (số lượng ngành, quan hệ tỷ lệ giữa các ngành) và mặt chất (vị trí, vai trò của các ngành chủ lực trong nền kinh tế, các quan hệ gắn kết, tương tác giữa các ngành trong nền kinh tế…) và trong nội bộ mỗi ngành chú trọng những ngành mũi nhọn có GTGT cao

1.1.1.2 Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển bền vững

CCKT ngành thay đổi theo từng thời kỳ phát triển bởi các yếu tố hợp thành, CCKT ngành không cố định và biến đổi Sự thay đổi của CCKT ngành phản ánh trình độ phát triển của sức sản xuất xã hội, biểu hiện chủ yếu trên hai mặt: (i) lực lượng sản xuất càng phát triển càng tạo điều kiện cho quá trình phân công lao động xã hội trở nên sâu sắc; (ii) sự phát triển của phân công lao động xã hội đến lượt nó lại càng

Trang 26

làm cho các mối quan hệ kinh tế càng củng cố và phát triển Sự thay đổi về số lượng và chất lượng của CCKT, đặc biệt là cơ cấu ngành (bao gồm tất cả cấp độ phân ngành) phản ánh trình độ phát triển của sức sản xuất xã hội [85, tr.33] Sự vận động phát triển của các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ làm thay đổi vị trí, tỷ trọng, mối quan hệ tương tác giữa chúng theo thời gian phù hợp với sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội

“Chuyển dịch CCKT ngành là sự thay đổi trạng thái cơ cấu của nền kinh tế từ

thời điểm này sang thời điểm khác” [101, tr.29] Tuy nhiên, khái niệm này chưa phản

ánh được bản chất (về số lượng, chất lượng của CCKT) và chưa nêu ra được mục

đích của quá trình chuyển dịch CCKT Theo Ngô Doãn Vinh [187]: “Chuyển dịch

CCKT ngành là sự thay đổi tỷ lệ thành phần trong CCKT từ trạng thái này sang trạng thái khác nhằm có được sự phát triển tốt hơn, hiệu quả hơn” Khái niệm này đã chỉ

rõ mục tiêu của chuyển dịch CCKT ngành Chuyển dịch CCKT ngành phải căn cứ vào chức năng và vai trò của từng ngành, điều kiện thực tế Quá trình này sẽ diễn ra theo hướng giảm tỷ trọng của khu vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng của khu vực phi nông nghiệp; tỷ trọng của ngành có NSLĐ cao, chứa đựng hàm lượng công nghệ và chất xám ngày càng lớn, tỷ trọng các ngành có NSLĐ thấp giảm đi trong toàn bộ bức tranh phân công lao động xã hội và xu hướng này diễn ra càng nhanh càng tốt

Theo Bùi Quang Bình (2010), CCKT nói chung và cơ cấu ngành kinh tế thể hiện một trạng thái của cấu trúc kinh tế Khi CCKT có sự thay đổi theo thời gian tức có sự thay đổi trạng thái của cấu trúc kinh tế Hay CCKT ngành luôn thay đổi theo

thời gian phù hợp với các điều kiện KTXH nhất định Do vậy, “Chuyển dịch cơ cấu

là sự thay đổi của CCKT theo thời gian từ trạng thái và trình độ này tới một trạng thái và trình độ khác phù hợp với sự phát triển KTXH và các điều kiện vốn có nhưng không lặp lại trạng thái cũ” [1] Chuyển dịch CCKT là sự thay đổi CCKT liên tục do

nhiều nhân tố khác nhau luôn phát huy tác động; chịu tác động của cơ chế thị trường và cơ chế chính sách của nhà nước hay còn gọi là cơ chế hỗn hợp giữa thị trường và Nhà nước Chuyển dịch CCKT gắn với trạng thái và trình độ phát triển KTXH Theo cách tiếp cận các giai đoạn phát triển của Walter W Rostow (1960) thì CCKT ở mỗi giai đoạn vừa thể hiện trạng thái, vừa phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế Trong giai đoạn thứ nhất “xã hội truyền thống”, ngành nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong sản lượng quốc gia Nền kinh tế với cơ cấu nông nghiệp thuần tuý, NSLĐ thấp gắn với phương thức sản xuất truyền

Trang 27

thống Giai đoạn “chuẩn bị cất cánh” chuẩn bị những điều kiện nhất định để cất cánh Các ngành phi nông nghiệp như công nghiệp, thương mại dịch vụ được phát triển CCKT của giai đoạn này là cơ cấu nông-công nghiệp Giai đoạn “cất cánh” có đặc trưng là: nền kinh tế xuất hiện các ngành kinh tế mũi nhọn có tác động thúc đẩy nhanh tăng trưởng nền kinh tế thông qua tác động dây chuyền tới làm các ngành kinh tế khác phát triển Cơ cấu ngành kinh tế của giai đoạn này: Công nghiệp-nông nghiệp và dịch vụ Trong giai đoạn “trưởng thành” các ngành công nghiệp nặng hiện đại chủ yếu như luyện kim, hoá chất, điện phát huy tác dụng Xuất nhập khẩu tăng mạnh, sự phát triển kinh tế trong nước gắn với thị trường thế giới KTXH có sự biến đổi theo hướng phát triển toàn diện, đời sống vật chất tinh thần ngày càng được nâng cao CCKT Công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp Giai đoạn “tiêu dùng cao” giai đoạn cuối cùng của quá trình phát triển, khi mà đại đa số dân cư thoả mãn nhu cầu cần thiết Giai đoạn này có các đặc trưng sau: Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh dẫn tới gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ cao cấp; Cơ cấu lao động thay đổi đặc biệt lao động có chuyên môn hoá tăng lên cao, tỷ lệ dân số đô thị; Các chính sách kinh tế hướng tới nâng cao phúc lợi xã hội CCKT gồm công nghiệp và dịch vụ

Như vậy cơ cấu và chuyển dịch CCKT ngành có quan hệ mật thiết với nhau, phản ánh trạng thái và trình độ phát triển kinh tế của quốc gia hay vùng lãnh thổ Tuy nhiên CCKT ngành chỉ trạng thái chung và thường là “tĩnh” Ngược lại, chuyển dịch CCKT ngành chỉ trạng thái động gắn với những thay đổi mối tương quan về lượng và chất của các ngành kinh tế

Kế thừa những nghiên cứu trên, theo quan điểm của NCS: “Chuyển dịch CCKT

ngành là quá trình thay đổi tỷ trọng giữa các ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân nhằm thích ứng với điều kiện khách quan hay mục đích phát triển KTXH trong từng thời kỳ của nền kinh tế”

Chuyển dịch CCKT ngành là quá trình thay đổi sự phân bổ và tổ chức các ngành kinh tế trong một nền kinh tế, làm chuyển dịch trạng thái kinh tế của một quốc gia Quá trình chuyển dịch CCKT thường xảy ra khi một nền kinh tế chuyển đổi từ một ngành sản xuất truyền thống sang các ngành sản xuất hiện đại, phù hợp hơn với sự phát triển của nền kinh tế Mục đích của chuyển dịch CCKT là nhằm phát triển các ngành kinh tế có ưu thế làm thay đổi cơ cấu và tỷ trọng trong tổng thể nền kinh tế trong mối quan hệ với các ngành kinh tế khác

Chuyển dịch CCKT ngành từng bước được hình thành và chuyển dịch theo

Trang 28

hướng tiến bộ nhưng không thể tách khỏi PTBV Có rất nhiều quan điểm khác nhau về PTBV Khái niệm do Uỷ ban Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED)

đưa ra năm 1987 là "PTBV thoả mãn những nhu cầu của hiện tại nhưng không làm

giảm khả năng thoả mãn nhu cầu của các thế hệ mai sau" [147] Quan điểm này chỉ

ra rằng: thực chất của vấn đề PTBV là sự gia tăng số lượng, chất lượng của một tổ chức với mục đích là tối đa hóa lợi ích ở hiện tại nhưng phải đảm bảo cho những lợi ích đó được duy trì trong tương lai Khái niệm PTBV được tái khẳng định ở Hội nghị

Rio-92 và được bổ sung, hoàn chỉnh tại Hội nghị Johannesburg-2002: “PTBV là quá

trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển Đó là: phát triển kinh tế, công bằng xã hội và BVMT” Ngoài ba mặt chủ yếu

này, có nhiều nghiên cứu còn đề cập tới những khía cạnh khác của PTBV như: chính trị, văn hóa, tinh thần, dân tộc và đòi hỏi phải tính toán và cân đối chúng trong hoạch định các chiến lược và chính sách phát triển KTXH cho từng quốc gia, từng địa phương cụ thể Tại Việt Nam, để thực hiện mục tiêu PTBV đất nước theo Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra và thực hiện cam kết quốc tế,

Chính phủ Việt Nam ban hành "Định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam" trong đó nêu rõ: “Mục tiêu tổng quát của PTBV là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có

về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và BVMT” [186] Như vậy, PTBV có thể hiểu là sự phát triển đáp ứng yêu cầu hiện tại cả về kinh tế, công bằng xã hội và BVMT mà không làm ảnh hưởng, tổn hại tới khả năng thỏa mãn nhu cầu đó của các thế hệ tương lai

Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu ở trên về CCKT, chuyển dịch CCKT, PTBV và dựa vào các lý thuyết cơ bản về chuyển dịch CCKT, tác giả thấy rằng sự chuyển dịch CCKT ngành nhất thiết phải được thực hiện trên quan điểm PTBV Theo

quan điểm của NCS: “Chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV là quá trình thay

đổi cơ cấu ngành kinh tế một cách thích hợp với sự phát triển kinh tế và BVMT Mục đích của chuyển dịch CCKT ngành bền vững là đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và BVMT để đáp ứng nhu cầu của người dân hiện tại và tương lai”

Như vậy, chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV là sự cơ cấu lại các ngành kinh tế một cách thích hợp với sự phát triển kinh tế và BVMT Mục tiêu của chuyển dịch CCKT ngành phải bảo đảm có được sự tăng trưởng kinh tế và BVMT

Trang 29

cùng với những bảo đảm an sinh xã hội bền vững Đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và BVMT để đáp ứng nhu cầu của người dân hiện tại và tương lai Trong quá trình chuyển dịch CCKT ngành bền vững, các ngành kinh tế có thể bị thay đổi để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, tăng cường sử dụng tài nguyên và năng lượng tiết kiệm Các ngành kinh tế có thể được đẩy mạnh như các ngành sản xuất sạch, công nghệ xanh, năng lượng tái tạo và các ngành dịch vụ BVMT Việc chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV đòi hỏi sự hợp tác và cộng tác giữa Chính phủ, các ngành và các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và cộng đồng Thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV là cần thiết để đảm bảo sự bền vững của nền kinh tế và BVMT cho thế hệ tương lai Xem xét cụ thể trong một thời gian xác định, sự chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV được thể hiện ở những điểm sau:

- Sự thay đổi về số lượng và loại ngành trong nền kinh tế do sự xuất hiện thêm

những ngành mới hoặc mất đi một số ngành đã có Đó cũng là quá trình cải tạo những

ngành cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng và phát triển các ngành mới, tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung ngành cũ nhằm biến đổi cơ cấu ngành cũ thành cơ cấu ngành mới hiện đại và phù hợp hơn

- Sự tăng trưởng về quy mô và tốc độ không đồng đều giữa các ngành: Kết quả

của sự tăng trưởng không đồng đều này dẫn tới thay đổi tương quan tỷ lệ, mối quan hệ giữa các ngành so với thời kỳ trước đó và như vậy CCKT ngành đã có sự thay đổi Ngược lại, sự tăng trưởng đồng đều về quy mô và tốc độ sau một giai đoạn phát triển của các ngành và duy trì tương quan tỷ lệ, mối quan hệ giữa chúng như thời kỳ trước đó sẽ không dẫn đến sự thay đổi CCKT ngành Điều này cho thấy, chỉ có xem xét đồng thời cả tốc độ tăng trưởng, quy mô phát triển và tương quan tỷ lệ giữa các ngành trong mỗi thời kỳ so với thời kỳ trước đó mới đánh giá đúng quá trình chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV

- Sự thay đổi trong quan hệ tác động qua lại giữa các ngành, được thể hiện

bằng số lượng các ngành có liên quan lẫn nhau, thể hiện qua quy mô đầu vào mà các

ngành này cung cấp cho các ngành kia hay ngược lại ngành kia nhận được từ các ngành này Đây là sự thay đổi về mặt chất lượng cơ cấu ngành, nó có liên quan đến thay đổi công nghệ sản xuất sản phẩm

- Sự thay đổi của CCKT ngành phản ánh trình độ phát triển của sức sản xuất xã hội, biểu hiện chủ yếu trên hai mặt Một là, lực lượng sản xuất càng phát triển,

càng tạo điều kiện cho quá trình phân công lao động xã hội trở nên sâu sắc Hai là, sự

Trang 30

phát triển của phân công lao động xã hội đến lượt nó lại làm cho mối quan hệ kinh tế thị trường củng cố và phát triển Như vậy, sự thay đổi về số lượng và chất lượng CCKT ngành phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội Trong thời kỳ công nghiệp hoá, chuyển dịch CCKT ngành phản ánh mức độ đạt được của quá trình công nghiệp hoá

- Sự chuyển dịch CCKT ngành còn phản ánh mức độ thay đổi của phương thức

sản xuất theo hướng ngày càng hiện đại, những khu vực có NSLĐ cao, GTGT lớn,

sẽ có tốc độ phát triển cao hơn và do đó, sẽ thay thế dần những khu vực SXKD có NSLĐ và GTGT thấp

1.1.2 Các học thuyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

Có nhiều nghiên cứu về chuyển dịch CCKT ngành và mối quan hệ giữa chuyển dịch CCKT ngành với tăng trưởng kinh tế như "cất cánh" của Rostow (1960), mô hình hai khu vực của Oshima (1987), mô hình "đàn ngỗng bay" của Akamatsu (1962) hay lý thuyết về chuyển dịch CCKT của Syrquin (1988) và lý thuyết kinh tế cơ cấu mới của Lin và Monga (2010) là những cơ sở điển hình cho các nghiên cứu liên quan đến quá trình chuyển dịch cơ cấu hay tăng trưởng trên thế giới Tuy nhiên, kết luận về sự tác động về cơ bản không giống nhau do sự khác nhau trong điều kiện KTXH của các nước Một số lý thuyết về chuyển dịch CCKT vẫn còn có giá trị trong bối cảnh kinh tế hiện nay, cụ thể như sau:

1.1.2.1 Mô hình hai khu vực của Arthus Lewis

Mô hình hai khu vực cổ điển của Arthus Lewis đã đi sâu nghiên cứu quá trình

di chuyển lao động giữa hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp Sự dư thừa lao động khu vực nông nghiệp dần được chuyển sang khu vực công nghiệp Sự phát triển của khu vực công nghiệp quyết định quá trình tăng trưởng của nền kinh tế, phụ thuộc vào khả năng thu hút lao động dư thừa do khu vực nông nghiệp tạo nên, và khả năng đó lại phụ thuộc vào tốc độ tích lũy vốn của khu vực công nghiệp Để lôi kéo được lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, thu hút lao động từ nông thôn ra thành thị; khu vực công nghiệp phải trả cho người lao động một mức tiền công lao động cao hơn mức tiền công tối thiểu ở khu vực nông nghiệp mà họ đang hưởng Theo Lewis, thì mức tiền công phải trả cao hơn là khoảng 30% so với mức tiền công tối thiểu Cho đến khi khu vực nông nghiệp hết dư thừa lao động

Nếu khu vực công nghiệp vẫn tiếp tục có nhu cầu thu hút thêm lực lượng lao động thì phải trả một mức tiền công ngày càng lớn hơn Khi khu vực nông nghiệp hết

Trang 31

dư thừa lao động, quá trình trao đổi giữa hai khu vực ngày càng trở nên bất lợi về phía công nghiệp Trong tổng thu nhập tạo nên, tỷ lệ để trả lương có xu hướng tăng lên trong khi tỷ lệ lợi nhuận để lại có xu hướng giảm dần Kết quả là hiện tượng bất bình đẳng về kinh tế có xu hướng giảm đi Trong trường hợp đó, để giảm sự bất lợi cho công nghiệp, cần phải đầu tư lại cho cả nông nghiệp nhằm tăng NSLĐ, giảm cầu lao động ở khu vực này Việc rút lao động từ nông nghiệp ra không làm giảm tổng sản phẩm nông nghiệp, giá nông sản không tăng và sức ép của việc tăng tiền công lao động ở khu vực công nghiệp giảm đi Trong điều kiện đó thì cả nông nghiệp và công nghiệp đều cần tập trung đầu tư theo chiều hướng áp dụng công nghệ hiện đại

1.1.2.2 Mô hình hai khu vực của trường phái tân cổ điển

Mô hình tân cổ điển về hai khu vực kinh tế cho rằng: i) Dưới sự tác động của KHCN, yếu tố ruộng đất trong nông nghiệp không có điểm dừng, con người có thể cải tạo và nâng cao chất lượng ruộng đất ii) Để chuyển lao động từ nông nghiệp sang khu vực công nghiệp phải trả một mức tiền công lao động cao hơn mức tiền công của khu vực nông nghiệp Hơn thế nữa, mức tiền công phải trả của khu vực công nghiệp sẽ tăng dần lên theo hướng sử dụng ngày càng nhiều lao động

Trong điều kiện trên, để cho quá trình trao đổi giữa hai khu vực không tạo ra những bất lợi ngày càng nhiều cho công nghiệp thì các nhà tân cổ điển học cho rằng cần phải đầu tư cả cho nông nghiệp ngay từ đầu chứ không phải chỉ quan tâm đến đầu tư cho công nghiệp Việc đầu tư cho nông nghiệp phải được thể hiện theo hướng nâng cao NSLĐ ở khu vực này mặc dù rút bớt lao động trong nông nghiệp chuyển sang công nghiệp cũng không ảnh hưởng đến sản lượng lương thực, thực phẩm, giá nông sản không tăng, giảm sức ép tăng giá tiền công lao động công nghiệp Mặt khác để giảm bớt áp lực khu vực công nghiệp, một mặt cần đầu tư theo chiều sâu để giảm cầu lao động; mặt khác, khu vực này cần tập trung ĐTPT sản xuất hàng hóa xuất khẩu để đổi lấy lương thực, thực phẩm nhập khẩu từ nước ngoài về Điều đó làm cho mặc dù lượng lương thực, thực phẩm sản xuất trong nước có thể giảm đi, nhưng giá nông sản không tăng do được thay thế bằng nông sản nhập khẩu Tuy khu vực nông nghiệp không có thất nghiệp nhưng vẫn có biểu hiện trì trệ tương đối so với công nghiệp tức là với một số lượng lao động bổ sung cho nông nghiệp bằng nhau nhưng mức tổng sản phẩm gia tăng có xu hướng ngày càng giảm đi

Harry T Oshima là nhà kinh tế người Nhật, ông nghiên cứu mối quan hệ giữa hai khu vực dựa trên những đặc điểm khác biệt của các nước Châu Á so với các nước

Trang 32

Âu-Mỹ, đó là nền nông nghiệp lúa nước có tính thời vụ cao, vào thời gian cao điểm của mùa vụ vẫn có hiện tượng thiếu lao động và lại dư thừa nhiều trong mùa nhàn rỗi Ông đồng ý với Lewis rằng khu vực nông nghiệp có dư thừa lao động, nhưng theo ông thì điều đó không phải lúc nào cũng xảy ra, đặc biệt là lúc thời vụ căng thẳng thì khu vực nông nghiệp còn thiếu lao động Vì vậy, quan điểm của Lewis cho rằng sự dư thừa lao động nông nghiệp có thể chuyển sang khu vực công nghiệp mà không làm giảm sản lượng nông nghiệp là điều không thích hợp với đặc điểm Châu Á, nhất là những vùng lúa nước, ở đây sản lượng nông nghiệp được tạo ra phụ thuộc nhiều vào đỉnh cao của thời vụ-ở những thời điểm không có dư thừa lao động Oshima cũng cho rằng về mặt lý thuyết thì trường phái tân cổ điển hoàn toàn đúng khi họ đặt vấn đề ngay từ đầu phải đồng thời quan tâm đầu tư cho cả hai khu vực công nghiệp và nông nghiệp hoặc là ông cũng đồng ý với quan điểm của Ricardo cho rằng một mô hình phát triển phải được bắt đầu từ hiệu suất nông nghiệp hoặc từ khả năng xuất khẩu sản phẩm công nghiệp để nhập khẩu lương thực

Oshima đã phân tích quá trình tăng trưởng theo các giai đoạn:

- Giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng là tạo việc làm cho thời gian nhàn rỗi theo hướng tăng cường ĐTPT nông nghiệp Ông cho rằng ở các nước Châu Á, lao động thất nghiệp mang tính thời vụ lại càng trầm trọng hơn khi sản xuất nông nghiệp mang nặng tính chất độc canh, nhỏ lẻ phân tán Vì vậy mục tiêu của giai đoạn đầu trong quá trình tăng trưởng là giải quyết hiện tượng thất nghiệp thời vụ ở khu vực nông nghiệp Biện pháp hợp lý nhất để thực hiện mục tiêu này là đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, xen canh, tăng vụ trồng thêm rau, quả, cây lấy củ, mở rộng chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi và đánh bắt cá, trồng cây lâm nghiệp Hướng phát triển này tỏ ra phù hợp đối với khả năng vốn, trình độ kỹ thuật của nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn này Do đó có nhiều việc làm hơn, thu nhập của nông dân bắt đầu tăng lên, họ có thể chi tiêu nhiều hơn cho giống mới, phân hóa học, thuốc trừ sâu và công cụ lao động

- Giai đoạn hai: Hướng tới việc làm đầy đủ bằng cách ĐTPT đồng thời cả nông nghiệp và công nghiệp Giai đoạn này ĐTPT cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ theo chiều rộng, cụ thể: tiếp tục thực hiện đa dạng hóa sản xuất cây trồng và vật nuôi trong nông nghiệp, thực hiện sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn, xen canh, tăng vụ, nhằm tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa ngày càng lớn; Phát triển các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống, đồ gỗ, đồ thủ công

Trang 33

mỹ nghệ nhằm tăng cường số lượng việc làm và nâng cao chất lượng hàng hóa; phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất nông cụ thường, nông cụ cầm tay, nông cụ cải tiến cho nông nghiệp, đồng thời phát triển các ngành công nghiệp sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, giống và các yếu tố đầu vào khác cho nông nghiệp

1.1.2.3 Lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong “Học thuyết kinh tế cơ cấu mới”

Trong tác phẩm “Học thuyết kinh tế cơ cấu mới”, Justin Yifu Lin (2013) cho

rằng sự hình thành và chuyển dịch CCKT ngành theo hướng CNH, HĐH ở các nước đang phát triển là do các nhân tố sau đây quy định:

Một là, cấu trúc các nguồn lực của nền kinh tế bao gồm tài nguyên thiên nhiên,

lao động, vốn và CSHT CSHT bao gồm CSHT cứng và CSHT mềm CSHT cứng bao gồm: đường xá, cầu cống, điện, nước, thông tin liên lạc, sân bay, hải cảng và các công trình công cộng khác CSHT mềm gồm có các thể chế, quy định và các thỏa thuận kinh tế, xã hội khác Từ đó, ông cho rằng, muốn nâng cấp cơ cấu ngành của một nền kinh tế trong quá trình CNH, HĐH thì trước hết phải nâng cấp cấu trúc các nguồn lực của nền kinh tế Trong đó, nguồn vốn dự trữ của nền kinh tế phải tăng nhanh hơn so với lực lượng lao động của nền kinh tế để nền kinh tế đó có thể tiến lên trên bậc thang công nghiệp trong quá trình phát triển của mình

Hai là, ông cho rằng khi các doanh nghiệp lựa chọn, tham gia ngành công

nghiệp và áp dụng công nghệ phù hợp với lợi thế so sánh được xác định bởi cấu trúc các nguồn lực của nền kinh tế, thì khi đó nền kinh tế có khả năng cạnh tranh cao nhất, lợi nhuận thu về cũng nhiều nhất Lợi nhuận đó được tái đầu tư để thu được lợi nhuận cao nhất có thể Theo thời gian, phương pháp tiếp cận này cho phép nền kinh tế tích lũy nguồn vốn vật chất và con người làm nâng cấp cấu trúc các nguồn lực của nền kinh tế dẫn tới nâng cấp được cơ cấu ngành của nền kinh tế Để các doanh nghiệp tham gia ngành công nghiệp và lựa chọn công nghệ phù hợp với lợi thế so sánh của nền kinh tế thì hệ thống giá phải phản ánh mức độ khan hiếm nguồn lực tương đối trong cấu trúc các nguồn lực của nền kinh tế Điều này chỉ xảy ra trong một nền kinh tế thị trường cạnh tranh Do đó, một thị trường cạnh tranh phải là thiết chế cơ bản của nền kinh tế để phân bổ nguồn lực ở mỗi trình độ phát triển

Ba là, trong quá trình nâng cấp công nghiệp và công nghệ đòi hỏi Nhà nước

phải đóng vai trò chủ động trong việc cải thiện đồng bộ CSHT cứng và mềm, vì nếu CSHT không được nâng cấp đồng bộ thì quá trình nâng cấp trong các ngành khác

Trang 34

nhau có thể sẽ phải đối mặt với sự phi hiệu quả

1.1.2.4 Quan niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0

Chuyển dịch CCKT ngành không chỉ là thay đổi về số lượng các ngành, tỷ trọng của mỗi ngành mà còn bao gồm sự thay đổi về vị trí, tính chất mối quan hệ trong nội bộ cơ cấu ngành Việc chuyển dịch CCKT ngành phải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có và nội dung của sự chuyển dịch là cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn [4]

Mối quan hệ giữa chuyển dịch CCKT ngành với sự phát triển chung cả nền kinh tế có ý nghĩa hết sức quan trọng vì gắn với nó là cả một động thái về phân bố các nguồn lực hạn hẹp của một quốc gia trong những thời điểm nhất định vào những hoạt động sản xuất riêng Sự chuyển dịch CCKT ngành thể hiện tính hiệu quả của việc phân bố nguồn lực Trong nền kinh tế hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng phát triển thì việc lựa chọn và chuyển dịch hợp lý CCKT ngành thể hiện được các lợi thế tương đối và khả năng cạnh tranh của một quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu, là cơ sở cho sự chủ động tham gia và thực hiện hội nhập quốc tế Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 khi mà ranh giới giữa các ngành kinh tế bị xóa nhòa, chuyển dịch kinh tế phải bảo đảm tính bền vững không chỉ của nền kinh tế mà cần phải gắn với tính bền vững về mặt xã hội và môi trường

1.1.3 Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển bền vững

Chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV phải đạt được mục tiêu trên ba

phương diện: (i) Mục tiêu về kinh tế: tăng trưởng hiệu quả, biểu hiện NSLĐ, GRDP/người ngày càng tăng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực; (ii) Mục tiêu xã hội:

tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực đến vấn đề xã hội biểu hiện qua mức sống của tầng lớp dân cư ngày càng được cải thiện, số người giàu gia tăng ổn định, đạt

được sự tiến bộ và công bằng xã hội; (iii) Mục tiêu về môi trường: tăng trưởng kinh

tế gắn liền với BVMT, môi trường được giữ vững và được cải thiện, ứng phó với biến đổi khí hậu biểu hiện thông qua mức thiệt hại do thiên tai ngày càng giảm Các mục tiêu vừa gắn kết, tạo ra sự phát triển hài hoà, nhịp nhàng cho nền kinh tế Sự bền vững về kinh tế có ý nghĩa quyết định bền vững về xã hội và bền vững về mặt môi trường

Để hướng tới các mục tiêu trên, yêu cầu được đặt ra trong quá trình chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV cụ thể như sau:

Trang 35

Một là, chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV phải thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả, ổn định, cân đối, hài hòa giữa các địa phương, các vùng, đặc biệt giữa nông thôn và thành thị CCKT và tăng trưởng kinh tế có mối quan

hệ hữu cơ với nhau Chuyển dịch CCKT ngành hợp lý sẽ bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế hiệu quả, ổn định, không phá vỡ kết cấu của nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu hiện tại và nâng cao đời sống của nhân dân, tránh được sự suy thoái hoặc trì trệ trong tương lai, tránh để lại gánh nặng nợ nần lớn cho các thế hệ mai sau; sự phát triển cân đối, hài hòa giữa thành thị và nông thôn, giữa các khu vực lãnh thổ Để đáp ứng được những yêu cầu này, bản thân CCKT phải chuyển dịch theo hướng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ hay các ngành phi nông nghiệp ngày càng lớn, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm đi; tỷ trọng các ngành chế biến, đặc biệt là chế biến sâu ngày càng lớn; tỷ trọng các ngành chăn nuôi ngày càng lớn, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm đi; tỷ trọng khu vực kinh tế nhà nước giảm dần, nhưng vẫn bảo đảm giữ vai trò chủ đạo trong một số ngành, lĩnh vực, tỷ trọng khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên; bảo đảm mức độ bền vững của các sản phẩm chủ lực trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ; bảo đảm sự hài hòa về tăng trưởng giữa các vùng lãnh thổ chậm phát triển và các vùng lãnh thổ phát triển Khi có được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sẽ có khả năng tăng mức tích lũy để đầu tư cải tạo CCKT ngành hướng tới trạng thái hiện đại hơn, hiệu quả hơn Chuyển dịch CCKT ngành phải đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về quy mô, chất lượng, khả năng cạnh tranh, phát huy có hiệu quả các lợi thế so sánh của từng vùng và địa phương trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa và tiến bộ KHCN

Hai là, chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV phải bảo đảm sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, duy trì đa dạng sinh học và hạn chế tối đa các tác động xấu đến môi trường Quá trình chuyển dịch CCKT ngành phải

đáp ứng yêu cầu về giảm thiểu ô nhiễm và thân thiện với môi trường (bao gồm môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí, đa dạng sinh học…) Nếu sự chuyển dịch CCKT ngành bảo đảm sự bền vững về môi trường thì cũng sẽ góp phần bảo đảm sự bền vững về các mặt kinh tế, xã hội Sự tăng trưởng kinh tế đạt được phải thông qua một CCKT ngành, gồm các ngành khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên (như các ngành chế biến sâu); các ngành có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường, bảo vệ tốt môi trường sống (như các ngành sử dụng ít phân bón, hóa chất, các ngành

Trang 36

tạo ra ít chất thải, sản xuất ra các sản phẩm thân thiện môi trường, các ngành dịch vụ); khuyến khích phát triển các dịch vụ quản lý và bảo vệ các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và bảo tồn đa dạng sinh học; các ngành sản xuất và dịch vụ nhằm khắc phục suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường; ưu tiên phát triển các ngành sử dụng công nghệ hiện đại, sạch và thân thiện với môi trường, trước mắt cần đẩy mạnh việc ứng dụng trong các ngành và lĩnh vực sản xuất có tác dụng lan truyền mạnh, có khả năng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành và lĩnh vực sản xuất khác như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, thủy sản, du lịch… Sản xuất dịch vụ có xu hướng đòi hỏi tương đối ít nguồn vốn tự nhiên hơn và cần nhiều vốn con người hơn so với sản xuất nông nghiệp hay sản xuất công nghiệp, do đó, góp phần thúc đẩy đầu tư nhiều hơn cho giáo dục, nâng cao dân trí, sử dụng ít nguồn tài nguyên thiên nhiên, ít gây áp lực hơn lên môi trường tự nhiên Nhưng tăng trưởng của ngành dịch vụ không phải là một giải pháp thần cho vấn đề PTBV, khi mà tăng trưởng công nghiệp và nông nghiệp vẫn cần thiết để đáp ứng nhu cầu vật chất của số dân ngày càng tăng nhanh và sở thích tiêu dùng của những người sống sung túc ở các nước phát triển [117, tr.71]

Ba là, chuyển dịch CCKT ngành phải góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội

Sự chuyển dịch CCKT ngành phải bảo đảm thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm PTBV về dân số (kiểm soát được tỷ lệ sinh, các dòng di cư và lao động), bảo đảm chế độ dinh dưỡng và chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được nâng cao, mọi người đều có cơ hội được học hành và có việc làm, giảm tình trạng nghèo đói và giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư các nhóm xã hội, giảm các tệ nạn xã hội, nâng cao mức độ công bằng về quyền và nghĩa vụ của các thành viên và giữa các thế hệ trong một xã hội, duy trì và phát huy được tính đa dạng, truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, không ngừng nâng cao trình độ văn minh về đời sống vật chất và tinh thần Đây chính là các tiền đề cần thiết để bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế bền vững, là nhân tố quyết định đến PTBV

Bốn là, chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV gắn liền với sự thay đổi số lượng và chất lượng lao động làm việc trong các ngành Cơ cấu lao động chia thành:

cơ cấu nông nghiệp và cơ cấu phi nông nghiệp (bao gồm công nghiệp-xây dựng và dịch vụ) Một cơ cấu lao động có sự tương quan hợp lý giữa tỷ lệ lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp, phù hợp với CCKT ngành cho phép khai thác tối đa hiệu quả sử dụng nguồn lao động, giảm chi phí lao động xã hội, giảm thất nghiệp, gắn với

Trang 37

khả năng chuyên môn hoá phục vụ chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV

Năm là, chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV trên cơ sở phải hoàn thiện hệ thống CSHT KTXH đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là ưu tiên phát triển hạ tầng trọng

yếu về giao thông, năng lượng, công nghệ thông tin, đô thị lớn, hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu Phát triển mạnh hạ tầng số, xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu quốc gia, vùng, địa phương kết nối đồng bộ, thống nhất, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số để thúc đẩy các ngành mũi nhọn, chủ lực phát triển

Sáu là, chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV đi đôi với việc phát triển mạnh mẽ KHCN và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất

lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế

Bảy là, chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV cần tăng cường mối quan hệ liên kết giữa các ngành trong chuỗi giá trị và trong mạng sản xuất toàn cầu, hay

vi mô hơn, các địa phương trong một quốc gia cũng cần có những liên kết vùng vững mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu này hay quá trình chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV

1.1.4 Các tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển bền vững

1.1.4.1 Các tiêu chí về kinh tế

(i) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) và mức tăng GDP trên đầu người: Mục

đích thuần tuý của tăng trưởng kinh tế là thu được tốc độ tăng trưởng GDP của các ngành càng cao càng tốt Mức tăng GDP hàng năm (hoặc trong một khoảng thời gian xác định) thể hiện tốc độ tăng trưởng, sự gia tăng tổng sản phẩm hàng hoá xã hội Chỉ tiêu này cũng phản ánh một cách gián tiếp mức độ khai thác tài nguyên thiên nhiên, sử dụng năng lượng… Chỉ tiêu GDP trên đầu người phản ánh sự thay đổi tổng lượng hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia hay một địa phương trên mỗi người dân trong khoảng thời gian nhất định

(ii) Cơ cấu thu nhập quốc dân theo ngành: Thu nhập quốc dân phân theo ngành

kinh tế được biểu thị bằng phần trăm thu nhập quốc dân của từng khối ngành trong tổng thu nhập quốc dân Tỷ lệ này cũng phản ánh trình độ phát triển của các ngành trong nền kinh tế, phản ánh gián tiếp mức độ khai thác tài nguyên thiên nhiên

Ngoài các chỉ tiêu nêu trên, để đánh giá sự PTBV về kinh tế trong quá trình chuyển dịch CCKT ngành còn có các chỉ tiêu NSLĐ; mức tiêu thụ điện năng để tạo ra một đơn vị GDP; phúc lợi bình quân đầu người và mức độ chênh lệch giữa các lãnh thổ về trình độ phát triển cũng được nhiều nước sử dụng

Trang 38

1.1.4.2 Các tiêu chí về xã hội

(i) Tăng trưởng dân số: Yếu tố dân số có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố

kinh tế, môi trường Kiểm soát dân số và mức tăng dân số là một trong những mục tiêu của mọi quốc gia (kiểm soát tình trạng tăng và giảm dân số, sự di cư và lao động giữa các khu vực lãnh thổ) Tỷ lệ tăng trưởng dân số quá cao cũng dẫn đến phát triển không bền vững

(ii) Tình trạng nghèo đói: Chỉ tiêu này phản ánh một đất nước, địa phương có

một bộ phận cư dân nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ bảo đảm nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống Có nhiều chỉ tiêu khác nhau để đánh giá như số hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người, GDP/hộ nghèo, chỉ số phát triển con người …

(iii) Tỷ lệ thất nghiệp: Chỉ tiêu này phản ánh tính toàn dụng lao động của các

ngành và các vùng (thành thị và nông thôn) Chỉ tiêu này cũng liên quan đến tình trạng mất trật tự, an ninh và an toàn xã hội

(iv) Tỷ lệ người dân được dùng nước sạch: Chỉ tiêu này phản ánh khía cạnh xã

hội-nhân văn của việc BVMT nhằm mục tiêu PTBV và phản ánh chất lượng cuộc sống của người dân thành thị và nông thôn

1.1.4.3 Các tiêu chí về môi trường

(i) Các tiêu chí về môi trường đất: Các chỉ tiêu phản ánh mức độ ô nhiễm, suy

thoái môi trường đất do các hoạt động của con người gây ra, bao gồm mức độ sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và các hoá chất khác trong nông nghiệp, mức độ gia tăng chất thải ở khu vực nông thôn

(ii) Các tiêu chí về môi trường nước: Bao gồm các chỉ tiêu đo lường số lượng

và chất lượng dưới nước, nước mặt và nước biển được khai thác phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người như nhiệt độ, độ pH, BOD, COD, DO,… và phạm vi ô nhiễm

(iii) Các tiêu chí về môi trường không khí: Bao gồm chất lượng không khí đô

thị, số lượng chất thải gây ô nhiễm không khí, tổng lượng chất thải ô nhiễm vào khí quyển theo một số lĩnh vực hoạt động, mức độ ô nhiễm tại một số điểm tiêu biểu, số lượng xe có động cơ đốt trong

(iv) Các tiêu chí về chất thải rắn: Bao gồm khối lượng chất thải rắn sinh ra

hàng năm, khối lượng chất thải độc hại, khối lượng rác thải công nghiệp, chất thải y tế và rác thải sinh hoạt

Trang 39

1.1.5 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

theo hướng phát triển bền vững

Chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV chịu sự tác động của nhiều nhân tố Dưới góc độ kinh tế vĩ mô, các nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch CCKT ngành được chia thành ba nhóm

Thứ nhất, nhóm các nhân tố đầu vào của quá trình sản xuất

Có bốn nguồn lực chính được coi là các nhân tố đầu vào của sản xuất, mỗi nhân tố có góc độ, tác động đến chuyển dịch CCKT ngành khác nhau

(i) Nguồn lực tự nhiên: CCKT ngành của một quốc gia hay địa phương được

hình thành như thế nào đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của nguồn tài nguyên thiên nhiên ban tặng Quy mô đất đai, địa hình, khí hậu, nguồn nước… là điều kiện tự nhiên của các loại hình sản xuất nông nghiệp khác nhau Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở xuất phát tự nhiên quan trọng để hình thành CCKT ngành của các quốc gia, địa phương Việc xác định các ngành mũi nhọn cần ưu tiên phát triển phải dựa trên cơ sở xác định lợi thế so sánh các nguồn lực trong nước và ngoài nước có khả năng khai thác để chuyển hướng phù hợp Ở mỗi quốc gia, địa phương sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, môi trường của mỗi vùng làm cho quy mô, số lượng các ngành giữa các vùng khác nhau Do vậy, một số vùng có những điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển một số ngành sản xuất, tạo ra lợi thế so sánh với các vùng khác nhau của đất nước Từ việc ưu tiên phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở từng vùng sẽ kéo theo

sự chuyển dịch các ngành bổ trợ khác trên địa bàn

Tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản, lâm hải sản, nguồn nước … là đầu vào của các quá trình sản xuất Do vậy, sự phong phú và đa dạng của tài nguyên thiên nhiên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp, du lịch, ngư nghiệp, nông nghiệp… và ảnh hưởng đến quá trình hình thành và chuyển dịch CCKT ngành theo hướng PTBV Nơi đâu nghèo tài nguyên thiên nhiên thì CCKT ngành ở đó khó có thể đa dạng Song việc khai thác các yếu tố này phục vụ phát triển và chuyển dịch CCKT ngành còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan Tuỳ theo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, việc phát hiện, khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể theo những phương hướng khác nhau và tạo ra những giá trị sử dụng khác nhau và do đó dẫn đến sự hình thành và phát triển chuyển dịch CCKT ngành khác nhau; không phải cùng một nguồn tài nguyên thì nhất thiết phải có một CCKT ngành đồng nhất Đối với mỗi đất nước, mỗi địa

Trang 40

phương, việc xác định chuyển dịch CCKT ngành nhằm PTBV phải dựa trên cơ sở xác định lợi thế so sánh và các nguồn lực (cả trong và ngoài nước có khả năng khai thác) để chuyển hướng mạnh mẽ sang phát triển các ngành mà đất nước, địa phương có lợi thế và có điều kiện phát triển mới tạo đà hội nhập và tham gia có hiệu quả vào phân công lao động quốc tế

Vị trí địa lý là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình phát triển và chuyển dịch CCKT ngành của một đất nước, địa phương Nếu một đất nước, địa phương có đầu mối giao thông thuận tiện, có cảng biển chính, cửa khẩu quan trọng… sẽ có điều kiện phát triển nhanh hơn các nước, địa phương khác không có được những lợi thế đó Vị trí địa lý tạo khả năng giao lưu mạnh mẽ giữa các địa phương nằm trong cùng một đất nước, thông qua trao đổi hàng hoá, sản phẩm, các nguồn lực (lao động, vốn, tài nguyên, khoa học kỹ thuật, trình độ tổ chức quản lý…) Yếu tố này trở nên quan trọng trong điều kiện xây dựng nền kinh tế mở, tăng cường mở rộng các quan hệ kinh tế quốc tế và hội nhập quốc tế

(ii) Nguồn nhân lực: NNL hay nguồn lực con người khi được xem xét ở góc độ

đầu vào của quá trình sản xuất, từ lâu đã được coi như một nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với quá trình sản xuất NNL được thể hiện thông qua chỉ tiêu số lượng và

chất lượng NNL, cụ thể: (i) Số lượng NNL là một trong những nhân tố quan trọng

góp phần hình thành CCKT ngành Để có thể chuyển dịch CCKT dần sang ngành công nghiệp và dịch vụ trong những điều kiện về KHCN nhất định, cần có một lượng

lao động thích hợp (ii) Chất lượng NNL cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến

chuyển dịch CCKT ngành, nó được thể hiện trong tay nghề, kỹ năng lao động và kiến thức (bao gồm kiến thức chuyên môn và kiến thức xã hội khác) Chất lượng NNL là yếu tố quan trọng để hình thành CCKT ngành, đặc biệt là với những ngành, những

lĩnh vực đòi hỏi lao động qua đào tạo, tay nghề cao Như vậy, số lượng lao động mới

phản ánh được một sự đóng góp của lao động vào tăng trưởng kinh tế Mặt khác, thể hiện đóng góp của lao động thông qua chất lượng lao động, là yếu tố tác động đến NSLĐ [Lý thuyết về “mô hình hai khu vực” của Athus Lewis (1954) và mô hình của

Fisher-Clark (1939)]

(iii) Nguồn lực KHCN

Tiến bộ KHCN không những chỉ đẩy nhanh tốc độ phát triển các cơ sở SXKD, tạo tiền đề nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn tạo ra những khả năng sản xuất mới phù hợp với thị trường, qua đó làm tăng tỷ trọng của chúng trong tổng thể nền kinh

Ngày đăng: 22/05/2024, 05:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế tỉnh Thanh Hoá 2011-2022 - giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh thanh hóa theo hướng phát triển bền vững
Bảng 2.1. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế tỉnh Thanh Hoá 2011-2022 (Trang 87)
Bảng 2.2. Năng suất lao động các ngành kinh tế tỉnh Thanh Hoá 2011-2022  Đơn vị: Triệu đồng/người - giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh thanh hóa theo hướng phát triển bền vững
Bảng 2.2. Năng suất lao động các ngành kinh tế tỉnh Thanh Hoá 2011-2022 Đơn vị: Triệu đồng/người (Trang 93)
Bảng 2.3. Chi ngân sách nhà nước tỉnh Thanh Hoá 2011-2022 - giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh thanh hóa theo hướng phát triển bền vững
Bảng 2.3. Chi ngân sách nhà nước tỉnh Thanh Hoá 2011-2022 (Trang 95)
Bảng 2.4. Chi NSNN hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu tỉnh Thanh Hoá 2010-2015 - giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh thanh hóa theo hướng phát triển bền vững
Bảng 2.4. Chi NSNN hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu tỉnh Thanh Hoá 2010-2015 (Trang 108)
Bảng 2.5. Cơ cấu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 2011-2022 - giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh thanh hóa theo hướng phát triển bền vững
Bảng 2.5. Cơ cấu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 2011-2022 (Trang 113)
Bảng 2.7. Đánh giá về những khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn TDNN - giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh thanh hóa theo hướng phát triển bền vững
Bảng 2.7. Đánh giá về những khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn TDNN (Trang 126)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w