1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu về áp lực các yếu tố gây ra tình trạng áp lực học tập trong sinh viên đại học gtvt

19 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Gây Ra Tình Trạng Áp Lực Học Tập Trong Sinh Viên Đại Học GTVT
Trường học Đại học GTVT
Chuyên ngành Tâm lý học
Thể loại đề tài nghiên cứu
Năm xuất bản 2021-2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 919,1 KB

Nội dung

Một nghiên cứu năm 2017 của Đại học Y tế Công cộng cho thấy34,4% sinh viên có biểu hiện căng thẳng Nguyễn Thành Trung, 2017.Căng thẳng học tập có thể gây ra những tác động tích cực hoặc

Trang 2

Mục lục

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài nghiên cứu

Công nghiệp hóa, đô thị hóa cùng với sự phát triển quá nóng của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và Thế giới nói chung đã tạo ra những thách thức rất lớn đối với mỗi con người chúng ta Có thể nói sự ô nhiễm môi trường, quá tải thông tin, cơ hội tìm kiếm việc làm, vấn đề

di dân, áp lực công việc, hay những vấn đề liên quan đến cá nhân, tập thể hay cộng đồng là những tác nhân cơ bản gây ra căng thẳng Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khả năng lao động, cuộc sống của cá nhân và xã hội Hậu quả nặng nề do stress gây ra không chỉ dừng lại ở phương diện cá nhân mà còn cả bình diện kinh tế Giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng ngày nay thường phải chịu áp lực rất lớn, đó có thể

là áp lực tâm lý dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng thần kinh, … Chúng ta thường gọi là stress Các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy tỷ lệ biểu hiện áp lực, stress ở sinh viên đều biểu hiện rất là cao (Schuder-Kirsten Statistic, 2020) Theo một nghiên cứu của Đại học Y Dược TP.HCM, 77% sinh viên có dấu hiệu căng thẳng (Lê Minh Thuận, 2011) Một nghiên cứu năm 2017 của Đại học Y tế Công cộng cho thấy 34,4% sinh viên có biểu hiện căng thẳng (Nguyễn Thành Trung, 2017) Căng thẳng học tập có thể gây ra những tác động tích cực hoặc tiêu cực

về cả thể chất và tinh thần cho người học Căng thẳng học tập tác động đến kết quả và thành tích học tập của người học Bên cạnh những vấn

đề sức khỏe và tâm lí, căng thẳng học tập còn liên quan đến thái độ học tập Mặc dù có nhiều nghiên cứu về tác động của căng thẳng học tập đến sức khỏe tinh thần và thành tích học tập nhưng nghiên cứu về tác động của căng thẳng đến thái độ học tập còn khá hạn chế và chưa có kết quả thống nhất Ở Đại học GTVT hiện nay, cũng có rất nhiều bạn sinh viên đang phải đối mặt với các vấn đề áp lực tâm lý gây ra tình trạng stress, lo âu, trầm cảm Đó cũng là lí do mà nhóm chọn đề tài:

‘Các yếu tố gây ra tình trạng áp lực học tập trong sinh viên Đại học GTVT Với đề tài này, nhóm sẽ tìm hiểu các yếu tố gây ra tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của sinh viêntừ đó đưa ra những đề xuất giúp

Trang 4

sinh viên làm sao có thể ứng phó được với các vấn đề về áp lực, căng thẳng mà việc học gây ra

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chính: Tìm hiểu các yếu tố gây ra tình trạng lo âu, stress, trầm cảm của sinh viên trường Đại học GTVT

2.2 Mục tiêu cụ thể

Để thực hiện được mục tiêu tổng quát nói trên, nhóm đã nghiên cứu đưa ra các mục tiêu cụ thể như sau:

- Mức độ áp lực của sinh viên trường Đại học GTVT

- Xác định các nhân tố gây ra tình trạng áp lực của sinh viên trường Đại học GTVT

+ Các mối quan hệ bạn bè

+ Áp lực học tập

+ Sự thất vọng về bản thân

- Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế gây ra stress, lo âu, trầm cảm cho sinh viên trường Đại học GTVT

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng

Để thực hiện được đề tài: ‘Các yếu tố gây ra tình trạng áp lực teong học tập của sinh viên trường Đại học GTVT’, nhóm đã tiến hành khảo sát những sinh viên các sinh viên hiện đang học tập trong nhà trường Trong đó đối tượng phân tích chủ yếu của đề tài này là các yếu tố gây

ra các tình trạng lo lắng quá mức ở việc học hành của sinh viên trường Đại học GTVT

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Sinh viên hiện đang học tập tại trường Đại học

- Thời gian: trong vòng 10 tháng từ tháng 10-2021 đến 7-2022

- Quy mô: sinh viên

4 Ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học của đề tài

4.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài

Trang 5

Vấn đề áp lực của sinh viên đang là một vấn đề rất quan trọng trong hiện nay, vì số lượng sinh viên có hiện trạng tâm lý áp lực ngày càng tăng và nghiêm trọng Vấn đề nghiên cứu về các yếu tố gây ra áp lực là hiện tượng cấp thiết với các sinh viên trường đại học và cụ thể là sinh viên trường Đại học GTVT Nghiên cứu về đề tài này sẽ giúp cho bản thân, gia đình và nhà trường có những giải pháp để sinh viên có thể phát triển tốt bản thân (Nguyễn Đạt Đạm, 2018)

4.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu sẽ cho chúng ta đưa ra được những biện pháp

cụ thể để khắc phục những hạn chế và nhằm nâng cao mặt tích cực Việc phân tích những yếu tố gây ra áp lực trong học tập lo của sinh viên trường Đại học GTVT xuất phát từ mặt học tập và đời sống Qua

đó sẽ giúp cho nhà trường đưa ra được những giải pháp kịp thời có thể đáp ứng và bổ sung cho những thiếu sót Và gia đình phối hợp với nhà trường tạo cho sinh viên điều kiện tốt nhất nhằm giúp cho sinh viên có những suy nghĩ tích cực và tâm lý tốt (Nguyễn Đạt Đạm, 2018)

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài nghiên cứu này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

công trình nghiên cứu về áp lực và áp lực trong học tập của các nhà tâm

lý học trong và ngoài nước để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài

nghiên cứu, thu thập các thông tin liên quan dến áp lực trong trong học tập trên lớp, các hành vi ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và cách thức ứng phó của sinh viên với các tình huống trong học tập

5.3 Phương pháp điều tra bảng hỏi: Phương pháp điều tra này được

sử dụng trong nghiên cứu nhằm thu thập các ý kiến của người tham gia khảo sát về áp lực, stress, các nguyên nhân gây ra áp lực, stress trong học tập, về cách thức ứng phó với áp lực và các tác nhân gây ra áp lực trong học tập ở sinh viên ( điều kiện, tình huống, cách thức tổ chức và

Trang 6

đào tạo, môi trường sống), phương pháp học tập phù hợp và những mong muốn, nguyện vọng của họ

Trang 7

PHẦN TỔNG QUAN TÀI LIỆU

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1 Các khái niệm

1.1 Khái niệm áp lực

- Áp lực là trạng thái sức khỏe và tinh thần ở thời điểm thấp nhất khiến con người cảm thấy lúc nào cũng khó khăn, mệt mỏi tột độ như thể bạn bị dồn vào chân tường trong một cuộc chiến quyết liệt

Áp lực ở mỗi người có thể là rất khác nhau, tùy quan niệm sống,

sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng người Vì vậy áp lực sẽ dẫn đến nhiều hệ quả khác nhau, có thể là tiêu cực gây nguy hiểm hoặc tích cực giúp trưởng thành lớn lên

1.2 Khái niệm stress

- “Stress” là một từ tiếng Anh được bắt nguồn từ chữ “strictus” và từ

“stringere” trong tiếng La tinh, có hàm nghĩa là sự bất hạnh, căng thẳng Ban đầu, để chỉ sức nén mà một loại vật liệu phải chịu trong vật

lý, người ta sử dụng từ stress Sang thế kỷ XVII, thuật ngữ stress đã được ứng dụng vào cả ngành y học và tâm lý học Khi ấy, stress có nghĩa là sức ép hoặc một sự xâm phạm ảnh hưởng đến con người gây nên một loại phản ứng gọi là căng thẳng (Lưu Thị Liên, 2020)

- Đến nay, stress vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể, rõ ràng nào Các định nghĩa và các khái niệm về stress đều được đúc kết từ những công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn khác nhau Các định nghĩa, khái niệm về stress này cũng còn tùy thuộc vào quan niệm, cách nhìn

- Theo Tâm lý học Y học – Y đức của tác giả Nguyễn Huỳnh Ngọc (2010): “Stress là một kích thích tác động mạnh vào con người, là phản ứng sinh lý và tâm lý của con người đối với tác động đó Stress đặt con

Trang 8

người vào quá trình thích ứng với môi trường xung quanh, tạo cho cơ thể một trạng thái cân bằng mới sau khi chịu tác động của môi

trường Nói cách khác, stress bình thường giúp con người thích nghi với môi trường sống Nếu sự đáp ứng của cá nhân đối với stress không đầy đủ, không phù hợp và cơ thể không tạo nên một sự cân bằng mới, thì những chức năng của cơ thể ít nhiều bị rối loạn, những dấu hiệu bệnh lý về thể chất và tâm lý sẽ xuất hiện

1.3 Khái niệm lo âu

- Từ điển Tâm lý học của Vũ Dũng (2008) định nghĩa về lo âu như sau: “Trải nghiệm cảm giác tiêu cực được quy định bởi sự chờ đợi điều

gì đó nguy hiểm, có tính chất khuếch tán, không liên quan đến các sự kiện cụ thể Trạng thái cảm xúc xuất hiện trong các tình huống nguy hiểm không xác định và được thể hiện trong việc chờ đợi sự

tiến triển không thuận lợi của sự kiện Khác với hoảng sợ, được coi là một phản ứng đối với một đe dọa cụ thể nào đó, lo âu thể hiện sự sợ hãi chung chung, mang tính lan truyền và không có đối tượng và thường có liên hệ với việc chờ đợi điều không may trong tương tác xã hội và thường được tạo bởi sự không ý thức được nguồn gốc của nỗi nguy hiểm

Khi có lo âu ở cấp độ sinh lý, nhịp thở tăng, tim đập nhanh hơn, huyết áp cao cao hơn, hưng phấn tăng, ngưỡng tri giác giảm Về mặt chức năng, lo âu không chỉ cảnh báo về sự nguy hiểm có thể xảy ra, mà còn kích thích tìm kiếm và cụ thể hóa mối nguy hiểm đó, tích cực tìm hiểu thực tế với mục đích xác định đối tượng đe dọa Lo âu có thể biểu hiện như cảm giác về sự bất lực, thiếu tự tin vào bản thân, bất lực trước các yếu tố bên ngoài, phóng đại sức mạnh và tính đe dọa của chúng Biểu hiện về hành vi của lo âu nằm ở chỗ hóa giải các hoạt động làm ảnnh hưởng đến xu hướng và hiệu quả của hoạt động.” (5; tr 423)

- Theo Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (APA, 1994), lo âu là trạng thái khí sắc tiêu cực được đặc trưng bởi những triệu chứng của cơ thể như căng trương lực cơ và lo sợ về tương lai (Nguyễn Thị Thu Sương, 2015)

Trang 9

1.4 Khái niệm sinh viên

- Từ điển Giáo dục học định nghĩa: “Sinh viên là người học của cơ

sở giáo dục cao đẳng, đại học” (Vũ Thùy Hương, 2018)

- Theo Luật Giáo dục đại học định nghĩa sinh viên như sau: “Sinh viên là người

đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, theo học chương trình đào tạo cao đẳng, chương trình đào tạo đại học” (Vũ Thùy Hương, 2018)

1.5 Áp lực ở sinh viên

Hiện nay có rất nhiều quan điểm, cách tiếp cận cận khác nhau về áp lực trong học tập nhưng trong dề tài này chúng tôi đưa ra định nghĩa như sau: Áp lực trong học tập được hiều là sự tương tác giữa chủ thể là sinh viên với môi trường sống và học tập trong trường đại học Trong đó chủ thể đánh giá sự kiện từ môi trường bên ngoài và bên trong đời sống cá nhân và huy động nguồn lực ứng phó nhằm duy trì sự cân bằng, thích ứng với môi trường luôn thay đổi

2 Thực trạng áp lực học tập trong ở sinh viên hiện nay

- Áp lực là trạng thái tâm lý xảy ra khi cơ thể phải đối mặt với vấn

đề khó khăn hoặc những sự kiện gây tổn thương tâm lý Ngày nay, áp lực được xem là một phần tất yếu của cuộc sống Cả trẻ em và người lớn đều có thể bị căng thẳng, trong đó người trẻ tuổi là nhóm đối tượng

có nguy cơ cao nhất

- Áp lực học tập là vấn đề mà bất kỳ học sinh, sinh viên nào đều phải đối mặt Áp lực thực chất là sự dồn nén của các cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, mệt mỏi,… và đồng thời là một phần của cuộc sống thúc đẩy mỗi cá nhân nỗ lực để vượt qua khó khăn và đạt thành tích cao trong học tập

- Khi có áp lực, học sinh – sinh viên sẽ có động lực và gia tăng mức

độ tập trung khi học tập Từ đó có thể ghi nhớ tốt kiến thức và vượt qua

kỳ thi một cách tốt nhất Tuy nhiên nếu áp lực học tập diễn ra trong

Trang 10

thời gian dài và bản thân không biết cách điều chỉnh, cả sức khỏe thể chất và tinh thần đều phải đối mặt với nhiều vấn đề

- Theo thống kê, khoảng hơn 80% học sinh và sinh viên ở nước ta phải đối mặt với áp lực học tập Tình trạng này gặp nhiều ở học sinh cấp 2, cấp 3 và đại học Trẻ ở độ tuổi tiểu học ít gặp phải tình trạng này hơn do tuổi còn nhỏ và chưa ý thức sâu sắc về vấn đề thành tích Khi nghiên cứu cụ thể, các chuyên gia nhận thấy, hơn 75% học sinh cấp 3 và sinh viên đại học không ngủ đủ 8 giờ/ ngày vào những đợt thi cuối kỳ, chuyển cấp Ngoài điểm số, nhiều bậc phụ huynh còn đặt nặng

về việc con cái phải phát triển năng khiếu và hăng hái tham gia các phong trào thi đua Chính những điều này khiến học sinh không được ngủ nghỉ đầy đủ mà phải học tập liên tục và dành nhiều thời gian để phát triển kỹ năng nhằm khẳng định bản thân

Ngày nay với sự phát triển của kinh tế xã hội, các bậc phụ huynh luôn muốn con cái được giáo dục trong môi trường tốt nhất Ngoài thời gian học ở trường, không ít học sinh phải học thêm để nắm vững kiến thức hay tham gia vào các khóa học kỹ năng để phát triển năng khiếu Điều này khiến các em không có thời gian nghỉ ngơi và luôn cảm thấy

áp lực đè nặng lên bản thân

Tình trạng stress, áp lực ở sinh viên là cực kỳ phổ biến, đặc biệt ở những người học xa nhà, người có tâm lý yếu Nếu không được phát hiện và có hướng giải quyết phù hợp có thể dẫn tới rất nhiều hệ lụy nguy hiểm khác Một vài biểu hiện khi sinh viên bị stress áp lực như Luôn cảm thấy buồn chán, uể oải, mệt mỏi

Tâm lý nhạy cảm, dễ khóc, dễ kích động hoặc không muốn làm gì Mất ngủ, thiếu ngủ, khó ngủ

Khó kết bạn, thường chỉ muốn ở một mình

Chán chường và mất hứng thú khi học tập là biểu hiện thường gặp nhất của áp lực học tập Dần dần trẻ đánh mất niềm vui, sự hào hứng khi đến trường và có tâm lý học tập để hoàn thành nhiệm vụ

Tâm lý buồn bực, bất ổn, bi quan, dễ tức giận và giảm các cảm xúc tích cực như vui vẻ, hào hứng, phấn khởi,…

Trang 11

Cảm thấy mông lung, không hiểu rõ bản thân thích gì và khó định hướng được tương lai

Trẻ bị áp lực học tập đôi khi vẫn ngoan ngoãn, nghe lời thầy cô và bố

mẹ Tuy nhiên, vẫn có một số trẻ hình thành phản ứng chống đối như cãi lời, không muốn đến trường, không muốn dành thời gian nghỉ ngơi

để học thêm, phát triển năng khiếu,…

Ngoài ra, người bị áp lực học tập còn gặp phải các vấn đề thể chất như sụt cân, suy nhược, đau đầu, ăn uống kém, chất lượng giấc ngủ kém,…

Áp lực kéo dài khiến các bạn sinh viên thường lo lắng rằng liệu mình có đang đi đúng đường không, một số người còn có tư tưởng nghỉ học, bỏ học vì quá chán nản Những căng thẳng tâm lý nếu không sớm được giải tỏa chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề tâm lý khác như trầm cảm hay rối loạn lo âu

3 Hậu quả của stress đối với sinh viên

Áp lực xảy ra trong thời gian ngắn hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe Thậm chí, căng thẳng thần kinh còn giúp nâng cao khả năng tập trung, tạo nguồn năng lượng dồi dào và động lực giúp sinh viên nỗ lực học tập, làm việc để chuẩn bị tốt cho tương lai Thực tế, có không ít người chỉ tập trung cao độ khi phải đối mặt với áp lực

Tuy nhiên, căng thẳng kéo dài thật sự là vấn đề lớn đối với sinh viên Sinh viên có kinh nghiệm sống khá hạn chế và tài chính chưa thật sự thoải mái nên áp lực có thể kéo dài trong nhiều tuần đến nhiều tháng Nếu không có biện pháp khắc phục, stress áp lực học tập có thể gây ra không ít ảnh hưởng như:

Thành tích kém do thiếu tập trung khi học tập, cơ thể mệt mỏi, uể oải,

Dễ phát sinh mâu thuẫn với bạn bè, người yêu và đồng nghiệp do khó kiểm soát cảm xúc và hành vi

Có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu,…

Áp lực kéo dài cũng gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như viêm loét dạ dày tá tràng, rối loạn giấc ngủ, cao huyết áp, thiếu máu não, rối

Trang 12

loạn tiền đình,… Với những người có cơ địa dị ứng, căng thẳng làm bùng phát hen suyễn, viêm da cơ địa và một số bệnh lý khác

Ngoài những ảnh hưởng trên, áp lực ở sinh viên còn gia tăng tỷ lệ sử dụng rượu bia, thuốc lá,

Thực tế, không ít sinh viên lựa chọn lối sống phóng túng, buông thả

để giải tỏa bản thân khỏi những áp lực của cuộc sống Tuy nhiên, rất nhiều sinh viên không thể từ bỏ lối sống này dẫn đến nhiều hệ lụy như

bỏ học, tham gia tệ nạn xã hội, năng lực kém, không thể cạnh tranh khi tìm kiếm việc làm và dần trở thành gánh nặng của gia đình, xã hội

CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Ngày đăng: 21/05/2024, 16:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w