trong đó, là thành phần chính của quặng Quá trình hình thành gồm 1 số giai đoạn: Tạo ra đá nhôm giàu nhôm → Chia tác đá nhôm → Kết tinh → Phong hóaPhân bố chủ yếu trong vành đai xung qua
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
🙟🙝
🙟🙝🕮🙟🙝 🕮🙟🙝
BÀI TẬP LỚN MÔN: KINH TẾ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
Đề tài: Nghiên cứu và phân tích thị trường tài nguyên ở Việt Nam và trên thế giới cùng những thách thức đặt ra trong việc thực hiện các
mục tiêu 3R
Nhóm thực hiện:
Lớp học phần:
Trang 2Hà Nội, 2023
Hoàng Thị Phương Thảo
Nguyễn Đ nh Hải
Nguyễn Văn Đông
Trang 3MỤC LỤC
1 Phần mở đầu
1.1 Khái niệm
1.3 Ứng dụng
2 Phân tích thị trường
2.1 Nguồn cung
2.2 Nguồn cầu:
3 Giá cả thị trường:
4 Những vấn đề trong khai thác Boxit:
4.1 Cung, cầu thị trường
4.2 Môi trường
4.3 Văn hóa, xã hội
5 Bài học cho Việt Nam:
6 Giải pháp
7 Thực hiện mục tiêu 3R
8 Phần kết luận
9 Tài liệu tham khảo
Trang 4hần mở đầu
1.1 Khái niệm
Bauxite là một loại quặng nhôm nguồn gốc đá núi lửa có màu hồng, nâu được hình thành từ quá trình phong hóa các đá giàu nhôm hoặc tích tụ từ các quặng có trước bởi quá trình xói mòn.Thành phần hóa học chủ yếu (quy ra oxide) là Al
, MgO trong đó, là thành phần chính của quặng
Quá trình hình thành gồm 1 số giai đoạn: Tạo ra đá nhôm giàu nhôm → Chia tác
đá nhôm → Kết tinh → Phong hóa Phân bố chủ yếu trong vành đai xung quanh xích đạo đặc biệt trong môi trường nhiệt đới
Boxit ở Việt Nam:
Về mặt địa chất, lãnh thổ Việt Nam nằm ở phần trung tâm Đông Nam Á thuộc mảng thạch quyển Á Âu có lịch sử phát triển địa chất lâu dài từ Arkei đến hiện đại, lại nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên hình thành nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng
Ở miền Bắc, trên mặt bào mòn sườn núi đá vôi ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Hải Dương, Nghệ An đã hình thành quặng bauxite (chủ yếu là diaspore) với tuổi Permi muộn (260 triệu năm), tài nguyên đạt 200 triệu tấn trong đó trữ lượng đã thăm dò đạt 91 triệu tấn
Quặng boxit ở Việt Nam thuộc hai loại chính:
● Boxit nguồn gốc trầm tích (một số bị biến chất) tập trung ở các tỉnh Bắc như Cao Bằng Lạng Sơn Bắc Giang Sơn La Nghệ
● Boxit nguồn gốc phong hoá laterit từ đá tập trung ở các tỉnh như Đắk Nông Lâm Đồng Đồng Nai Bình Dương Quảng Ngãi
Quặng Boxit là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất nhôm, một trong những kim loại quan trọng nhất trong ngành công nghiệp hiện đại và được sử dụng rộng rãi trong các ngành như: đóng tàu, hàng không, ô tô, điện tử, đóng gói…
Trang 51.3 Ứng dụng
Quặng boxit có ứng dụng rất đa dạng trong công nghiệp và đời sống hàng ngày Ứng dụng chính của quặng boxit:
Công nghiệp chế biến nhôm: Quặng boxit là nguyên liệu chính để sản xuất nhôm Sau khi chế biến, quặng boxit cho ra nhôm nguyên chất, được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp như hàng không,ô tô, đóng tàu, điện tử,v.v
Xây dựng và xây dựng cầu: Nhôm là một vật liệu nhẹ, chịu được va đập mạnh, không gỉ và dễ gia công Do đó, quặng boxit đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các vật liệu xây dựng như cửa, cột điện, tấm nhôm, ống nhôm, v.v Nó cũng được sử dụng trong việc xây dựng cầu và các công Điện tử: Nhôm là một chất dẫn điện tốt và có khả năng chống tia cực tím
Do đó, nó được sử dụng trong việc sản xuất các bộ phận điện tử như dây cáp, ống dẫn, vỏ bọc cho các thiết bị điện tử, v.v
Đóng tàu và hàng hải: Nhôm có khả năng chống ăn mòn cao và nhẹ nhưng vẫn đảm bảo độ bền cơ học Chính vì vậy, nó được sử dụng rộng rãi trong việc đóng tàu và sản xuất các phần cơ khí cho tàu thủy
Đời sống hàng ngày: Quặng boxit còn được sử dụng trong các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như máy kéo, ly, lon, đồ nấu nướng, đồ gia dụng,v.v
Trang 6Phân tích thị trường
2.1 Nguồn cung
Thế giới:
Guinea là quốc gia có trữ lượng bô xít lớn nhất thế giới 5 quốc gia có trữ lượng bô xít lớn nhất thế giới gồm có: Guinea (8,6 tỷ tấn), Úc ( 7.9 tỷ tấn) Việt Nam (5,4 tỷ tấn), Brazil (2,5 tỷ tấn), Jamaica (2,5 tỷ tấn)
Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, quặng bô xít phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới, Địa Trung Hải và vành đai xung quanh xích đạo Các khu vực có nhiều quặng bô xít như Úc, Nam và Trung Mỹ (Jamaica, Brazil,
Trang 7Surinam, Venezuela, Guyana), châu Phi (Guinea), châu Á (Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam) và châu Âu (Hy Lạp, Nga)
Thị trường bauxite và nhôm kim loại trên thế giới vài chục năm qua tương đối ổn định ở các châu lục Châu Phi có Guinea với trữ lượng bauxite khổng
lồ 7,9 tỷ tấn Châu Mỹ có Jamaica (2 2,5 tỷ tần) và Brazil (1,9 2,5 tỷ tấn), Châu Đại Dương có Australia 7,9 tỷ tấn)… đảm bảo cho các nước trong khu vực Tuy nhiên, với tham vọng đẩy mạnh các ngành hàng không và ô tô, trong mấy năm gần đây, Trung Quốc đã tăng sản lượng khai thác bauxite đạt 13% sản lượng thế giới và điện phân nhôm năm 2008 đạt đến 34% sản lượng nhôm trên thế giới Như vậy, thị trường nhôm thế giới chỉ có Trung Quốc là có nhu cầu lớn, sau đó đến Nga (sản lượng nhôm năm
2008 đạt 10,6% thế giới nhưng Nga có ít bauxite)
Việt Nam
Theo báo cáo Mineral Commodity Summaries (MCS) 2023 của Cục Khảo sát địa chất Mỹ (USGS), hiện tại tổng trữ lượng quặng bô xít thế giới được ghi nhận là 31 tỷ tấn, trong đó Việt Nam có trữ lượng lớn thứ hai với 5,8
tỷ tấn
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, tại Việt Nam có 2 loại quặng bô xít chính, gồm bô xít nguồn trầm tích và bô xít nguồn phong hóa laterit từ đá
Bô xít nguồn trầm tích tập trung ở các tỉnh phía Bắc như Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Sơn La và Nghệ An Trong khi đó, loại bô xít nguồn phong hóa laterit từ đá bazan tập trung ở các tỉnh phía nam như Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Phú Yên và Quảng Hiện nay, Đắk Nông là tỉnh có trữ lượng bô xít lớn nhất nước ta, chiếm khoảng 70% tổng trữ lượng cả nước Đây cũng là tỉnh có trữ lượng quặng
bô xít lớn nhất Đông Nam Á
USGS ước tính cứ 4 tấn quặng bô xít sẽ sản xuất được 1 tấn nhôm kim loại Với tỷ lệ 4/1 như vậy thì 5,8 tỷ tấn quặng bô xít của Việt Nam có thể sản xuất được hơn 1,4 tỷ tấn nhôm
Giới chuyên gia đánh giá, Việt Nam rất có tiềm năng trở thành một nhà sản xuất nhôm lớn, từ đó tạo đà cho sự phát triển kinh tế toàn diện của đất nước Tuy nhiên hiện nay, chuỗi giá trị nhôm thượng nguồn trong nước còn kém phát triển do không có đơn vị điện phân nhôm Tập đoàn Công nghiệp Than
sản Việt Nam (Vinacomin) là nhà sản xuất Bauxite và alumin duy nhất tại Việt Nam và có 2 nhà máy đặt tại Tây Nguyên
Trang 8Sản lượng xuất khẩu alumin của Việt Nam theo các thị trường chính (nghìn tấn) Việt Nam không xuất khẩu quặng bôxit số lượng lớn với mục đích thương mại
do bôxit là tài nguyên thiên nhiên thô Chính phủ Việt Nam ưu tiên chế biến bauxite thành các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn
Gần đây, 6 công ty thuộc khu vực tư nhân đã xin gia nhập ngành Bôxit
Tập đoàn Hòa Phát (HPG), Tập đoàn hóa chất Đức Giang (DGC), Tập đoàn đầu
tư Việt Phương, Tập đoàn Sovico, Tập đoàn Trường Hải, Công ty Luyện kim Trần Hồng Quân Theo đó, công suất alumin của Việt Nam có khả năng tăng gấp
6 lần trong thập kỷ này
Cả HPG và DGC đều có kế hoạch xây dựng khu phức hợp bauxit
Công suất alumin của mỗi nhà máy sẽ là 2 triệu tấn Đối với khu phức hợp của DGC, doanh nghiệp này dự kiến chi tổng vốn đầu tư 2,4 tỷ USD Tuy nhiên, VCSC ước tính giai đoạn đầu của dự án có thể cần 500 triệu USD và có thể được tài trợ mà không cần phát hành vốn cổ phần
Trong khi đó, HPG có kế hoạch đầu tư tổng vốn là 4,2 tỷ USD VCSC cho rằng
sự chênh lệch này là do HPG còn dự định xây dựng dự án nhà ở và điện gió Theo ban lãnh đạo HPG, dự án bauxite nhôm của HPG vẫn đang trong giai đoạn lên kế hoạch ban đầu và có thể mất ít nhất 3 4 năm để hoàn thiện các chi tiết
Báo cáo của VCSC cho rằng, những nhà sản xuất alumin hiệu quả có thể tạo ra
tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư (ROIC) tốt và sẽ hấp dẫn hơn nếu Chính phủ phân
bổ mỏ không qua đấu thầu Tại Việt Nam, bôxit được khai thác từ các mỏ lộ thiên
phí khai thác tương đối thấp Giá alumin trung bình trong 10 năm qua của Trung Quốc là 400 USD/tấn và tổng chi phí vận hành của Vinacomin
là khoảng 300 USD/tấn khi hoạt động hết công suất như hiện tại Với mức giá và hiệu suất hoạt động này, VCSC ước tính rằng HPG và DGC có thể tạo ra biên lợi nhuận ròng và ROIC alumin là 20%
Trang 92.2 Nguồn cầu:
Giai đoạn 2020 2021, sau nhiều năm dư thừa nguồn cung, thế giới đã chứng kiến xu thế đảo ngược trong ngành nhôm Giá nhôm leo thang, lượng tồn kho giảm mạnh
Đặc biệt, trong khi thế giới bắt đầu khôi phục sản xuất sau thời gian lao đao vì đại dịch COVID 19, nhu cầu tăng cao nhưng nguồn cung bị hạn chế Nhiều nơi trên khắp thế giới đã chứng kiến những dấu hiệu rõ ràng của tình trạng khan hiếm nhôm
"Lượng dự trữ nhôm sụt giảm với tốc độ rất nhanh khiến mọi người đều bật ngửa vì không chuẩn bị trước"
Tình trạng này cũng khiến Trung Quốc từ nhà xuất khẩu trở thành nhà nhập khẩu nhôm lớn của thế giới
Chỉ trong tháng 7/2020, nhập khẩu nhôm của Trung Quốc tăng 570% so với cùng kỳ năm 2019 và tăng 35,5% so với tháng 6/2020 Tình hình này vẫn tiếp diễn ra đến cuối năm 2020 và sang năm 2021, khiến các khách hàng ở Mỹ phải cạnh tranh mua nhôm với các công ty Trung Quốc Theo Bloomberg, nhiều doanh nghiệp, chuyên gia trong ngành vào thời điểm đó thậm chí đã chuẩn bị cho viễn cảnh thiếu hụt nguồn cung nhôm trong 5 năm tiếp theo
Bước sang năm 2023, nhu cầu thị trường đối với nhôm đã bình ổn trở lại Tuy nhiên, các doanh nghiệp cung ứng/sản xuất nhôm lại đối mặt với một thách thức mới, đó là sản xuất nhôm nguyên chất, tăng cường tái chế nhôm
Trang 10và tiếp cận nguyên liệu xanh Tiêu thụ nhôm toàn cầu dự kiến sẽ tăng thêm 33.3 triệu tấn trong thập kỷ tới, từ 86.2 triệu tấn vào năm 2020 lên 119.5 triệu tấn vào năm 2030
Giá cả thị trường:
Tại Việt Nam, Boxit được khai thác từ các mỏ lộ thiên không sâu, có chi phí khai thác tương đối thấp Tự khai thác mỏ Boxit là điều kiện tiên quyết
để có một dự án alumin hiệu quả về chi phí
Tổng chi phí vận hành Boxit trung bình toàn cầu là 20 USD/tấn (theo Wood Mackenzie), giá thị trường toàn cầu là trên 50 USD/tấn Tuy nhiên, hiệu quả chi phí của các công ty tiềm năng tại Việt Nam trong khu vực tư nhân cũng sẽ phụ thuộc vào việc có đấu thầu để xin quyền khai thác mỏ từ Nhà nước hay không, và thuế tài nguyên Bauxit có được tăng lên hay không Giá thị trường alumin hiện tại khoảng 600 USD/tấn (so với giá dự báo trong luận chứng kinh tế kỹ thuật (KTKT) của các dự án alumin nói trên là 300 USD/tấn alumin) thì:
Giá trị kinh tế nếu chế biến toàn bộ quặng bauxite thành alumin theo thời giá hiện tại là 900 tỷ USD, lãi ròng so với giá dự báo trong luận chứng KTKT là 450 tỷ USD
Với quy mô sản xuất alumin tại nhà máy Nhân Cơ, Đắk Nông hiện nay, lượng quặng tại địa phương có thể đủ dùng cho thời gian trên 1.480 năm; với quy mô sản xuất alumin của nhà máy Tân Rai, Lâm Đồng, lượng quặng tại Bảo Lộc có thể đủ dùng trong hơn 190 năm
Nếu tính thêm giá trị gia tăng của công nghệ điện phân nhôm từ alumin thì nguồn thu từ công nghiệp nhôm của Việt Nam dựa trên tiềm năng bauxite Tây Nguyên là rất lớn
Trang 11Giá Nhôm hiện tại đang là 2350 USD/tấn.
Những vấn đề trong khai thác Boxit
4.1 Cung, cầu thị trường
Nhôm không phải là kim loại quý và chưa có quốc gia nào coi bôxit là khoáng sản chiến lược để dốc sức khai thác như Việt Nam Việc khai thác quặng rồi chế biến thành alumin để xuất khẩu thì hiệu quả kinh tế không cao và chỉ có tác dụng phục vụ các đại gia luyện nhôm nước ngoài vốn không muốn tốn nhiều chi phí cho việc khai thác
Khai thác, chế biến quặng boxit chứa đựng nhiều rủi ro không thể kiểm soát được Nhu cầu nhôm trong nước không nhiều và cũng không thể có
đủ điện để có thể xây dựng các nhà máy luyện nhôm phục vụ xuất khẩu Trong khi đó, quá trình khai thác đòi hỏi nguồn vốn lớn, một nền tảng khoa học công nghệ cao sẽ đặt Việt Nam vào thế phụ thuộc nước ngoài Việt Nam là nước có tiềm năng lớn về bauxite cần được nghiên cứu khai thác sử dụng và đây sẽ là một nguồn lực quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh vì trên thế giới tuy có thị trường, có nhu cầu nhưng cũng có nhiều nguồn cung cấp, do đó ai có giá cạnh tranh hợp lý thì người đó sẽ chiếm lĩnh được thị trường
Trang 124.2 Môi trường
Khai thác quặng bôxit chế biến thành alumin để luyện nhôm là một quy trình tiêu tốn lượng nước và điện khổng lồ, đồng thời phát thải một lượng khí thải nhà kính và bùn đỏ có sức hủy diệt môi trường rất ghê gớm Quy trình hiện nay muốn sản xuất 1 tấn nhôm phải khai thác ít nhất 4 tấn quặng bôxit Và quá trình này thải ra đến 3 tấn bùn đỏ là một chất thải cực kỳ nguy hại, thậm chí chứa phóng xạ mà ngay cả các nước phát triển như Mỹ, Nhật cũng không có cách nào xử lý ngoài việc chôn lấp Hiện nay không
ch nào khác là chôn lấp bùn đỏ ngay tại nơi khai thác Ví dụ như ở 2
dự án lớn Tân Rai và Nhân Cơ ở Tây Nguyên với vị trí thượng nguồn của các con sông lớn, những bãi bùn đỏ sẽ trở thành những núi “bom bẩn” nếu xảy ra thiên tai, lũ quét gây tràn vỡ Khi đó không chỉ các tỉnh Tây nguyên
mà người dân các tỉnh Nam Trung bộ, Đông Nam bộ sẽ phải gánh chịu những hậu quả khôn lường
4.3 Văn hóa, xã hội
Với dự án đang triển khai tại Nhân Cơ đe dọa không gian văn hóa truyền thống của người dân bản địa Nếu mất “bon” (làng của người M’Nông),
mô hình làng truyền thống và văn hóa của người M’Nông sẽ bị triệt tiêu
Từ đó kéo theo hàng loạt vấn đề về văn hóa xã hội, thậm chí là các vấn
đề an ninh, chính trị Cơ hội việc làm cho người lao động gần như không
có, vì người dân tộc không có trình độ học vấn để có thể đào tạo thành công nhân phục vụ các nhà máy Từ đó cũng đặt ra vấn đề về an toàn lao động khi những nguy cơ về tai nạn lao động luôn rình rập với những người có tay nghề thấp
Khai thác Boxit là một ngành công nghiệp có tiềm năng đối với Việt Nam nhưng đầy thách thức, đòi hỏi sự quản lý thông minh và bền vững để đảm bảo rằng tài nguyên này được khai thác một cách có lợi cho môi trường và
xã hội
Trang 13Bài học cho Việt Nam:
Nguồn nước đỏ quạch do khai thác mỏ bôxit thải ra ở Hà Nam, Trung Quốc:
Là một nước sản xuất và tiêu thụ nhôm lớn nhất thế giới, cùng với tham vọng trở thành một trong những quốc gia sản xuất xe hơi và máy bay lớn trên thế giới, Trung Quốc đang trở thành một con hổ đói bôxit để phục vụ ngành công nghiệp nhôm nội địa Vấn đề đặt ra ở đây chính là hệ sinh thái xung quanh những nơi khai thác quặng mỏ, đặc biệt là bôxit, ở nước này
đã bị hủy hoại nghiêm trọng Theo Chinanews, nhiệt độ quanh khu vực quặng mỏ ở Thái Nguyên (Sơn Tây), Tịnh Tây (Quảng Tây) đã tăng cao một cách bất thường kể từ khi những mỏ khai thác bôxit được dựng lên ở đây
Để hạn chế thực trạng khai thác bôxit bừa bãi gây ảnh hưởng đến môi trường và duy trì nguồn bôxit của quốc gia, từ năm 2006 Chính phủ Trung Quốc đã thực thi quy định về “pháp lệnh nguồn tài nguyên khoáng sản”
và đã cho đóng cửa hơn 100 mỏ Boxit
Giải pháp
Để có những giải pháp giảm thiểu các vấn đề tồn đọng trong khai thác Boxit, chúng ta cần có những thông tin, số liệu làm căn cứ để từ đó đưa ra các giải pháp đúng và trúng, lường trước những hậu quả cũng như phát hiện những tiềm năng