1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[123Doc] xay dung quy trinh kiem tra sua chua he thong phanh abs tren xe toyota innova g 2008 (1)

59 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Quy Trình Kiểm Tra Sửa Chữa Hệ Thống Phanh ABS Trên Xe Toyota Innova G 2008
Trường học Trường Đại Học Kỹ Thuật
Chuyên ngành Công Nghệ Ô Tô
Thể loại Đề Tài
Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 10,38 MB

Cấu trúc

  • 1.3.1. Giới thiệu về xe Toyota Innova G 2008 (0)
  • 1.3.2. Bảng thông số kĩ thuật của xe Toyota Innova G 2008 (6)
  • CHƯƠNG 29 CẤU TẠO, HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CỤM CHI TIẾT TRONG HỆ THỐNG (8)
    • 2.1.1 Công dụng (11)
    • 2.1.2 Yêu cầu (11)
    • 2.2. Cấu tạo và nguyên lý làm viêc của các cụm chi tiết và cả cơ cấu ABS . 11 1. Cảm biến tốc độ bánh xe (12)
      • 2.2.2. Hộp điều khiển điện tử (ECU) (14)
    • 2.3. Các chức năng kiểm tra, chẩn đoán và an toàn. 17 1. Điều khiển các rơle (18)
      • 2.3.2. Chức năng kiểm tra ban đầu và kiểm tra các cảm biến (19)
      • 2.3.3. Chức năng chẩn đoán (19)
      • 2.3.4. Chức năng an toàn (19)
    • 2.4. Giới thiệu về máy chẩn đoán OBD-II 19 1.máy chẩn đoán là gì (20)
      • 2.4.2. cách sử dụng máy chẩn đoán (21)
      • 2.4.3. Cách đọc DTC (24)
      • 3.1.2. Hư hỏng ban đầu (27)
      • 3.1.3. Hư hỏng, nguyên nhân và mã chẩn đoán (áp dụng cho xe TOYOTA (28)
    • 3.2. Chẩn đoán. 28 (29)
      • 3.2.1. Khi không dùng máy chẩn đoán 28 (29)
      • 3.2.2. Khi dùng máy chẩn đoán (31)
    • 3.3. Quy trình sửa chữa 35 3.4. Tháo, lắp và kiểm tra bộ chấp hành thuỷ lực. 37 3.4.1. Tháo bộ thủy lực trên xe (35)
      • 3.4.2. Kiểm tra bộ chấp hành thuỷ lực (40)
      • 3.4.3. lắp bộ chấp hành thủy lực (43)
    • 3.5. Tháo/lắp kiểm tra cảm biến tốc độ bánh xe. 46 1. Quy trình tháo cảm biến tốc độ bánh xe (47)
      • 3.5.2. Kiểm tra cảm biến tốc độ bánh xe (49)
      • 3.5.3. Lắp cảm biến tốc độ bánh xe (0)

Nội dung

Nghiên cứu hệ thống phanh abs Toyota innova 2008 Xây dựng quy trình kiểm tra sửa chữa hệ thống phanh abs

Bảng thông số kĩ thuật của xe Toyota Innova G 2008

Toyota Innova có 2 loại: Innova G và Innova J

Loại xe Innova G Innova J Động cơ 2.0 lít (1TR-FE) 2.0 lít (1TR-FE) Hộp số 5 số tay 5 số tay

Số chỗ ngồi 8 chỗ 8 chỗ

Trọng lượng toàn tải 2170 kg 2600 kg

Trọng lượng không tải 1530 kg 1515 kg

Dài x rộng x cao toàn bộ 4555mm x 1770mm x 1745mm

Chiều dài cơ sở 2750 mm 2750 mm

Chiều rộng cơ sở 1510 mm 1510 mm

Khoảng sáng gầm xe 176 mm 176 mm

Loại động cơ 1TR-FE

Kiểu 4 xilanh thẳng hàng, 16 van, cam kép

DOHC có VVT-I, dẫn động xích.

Dung tích công tác 1998 cm 3 Đường kính xy lanh D 86 mm

Công suất tối đa 100Kw/5600 rpm

Mô men xoắn tối đa 182/4000 (N.m/rpm)

Hệ thống phun nhiên liệu L-EFI

Tiêu chuẩn khí xả Euro Step 2

Cơ cấu phối khí 16 xupap dẫn động bằng xích,có VVT-i

Nạp Mở 52 0 ~0 0 BTDC Đóng 12 0 ~64 0 ABDC

8 0 ABDC Độ nhớt /cấp độ của dầu bôi trơn 5W-30/API SL, SJ, EC or ILSAC

Treo trước Độc lập với lò xo cuộn, đòn kép và thanh cân bằng

Treo sau 4 điểm liên kết, lò xo cuộn và tay đòn bên

Phanh trước Đĩa thông gió

Bán kính quay vòng tối thiểu 5,4 m

Dung tích bình xăng 55 lit

Vỏ và mâm xe 205/65R15 Mâm đúc

CẤU TẠO, HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CỤM CHI TIẾT TRONG HỆ THỐNG

Công dụng

Hệ thống phanh dùng để:

- Giảm tốc độ của ô tô máy kéo cho dến khi dừng hẳn hoặc đến một tốc độ cần thiết nào đó.

- Ngoài ra hệ thống phanh còn có nhiệm vụ giữ cho ô tô máy kéo đứng yên tại chỗ trên các mặt dốc nghiêng hay trên mặt đường ngang.

Với công dụng như vậy, hệ thống phanh là một hệ thống đặc biệt quan trọng:

- Nó đảm bảo cho ô tô máy kéo chuyển động an toàn ở mọi chế độ làm việc

- Nhờ đó ô tô máy kéo mới có thể phát huy hết khả năng động lực, nâng cao tốc độ và năng suất vận chuyển của xe máy.

Yêu cầu

Hệ thống phanh cần đảm bảo các yêu cầu chính sau:

- Làm việc bền vững, tin cậy.

- Có hiệu quả phanh cao khi phanh đột ngột với cường độ lớn trong trường hợp nguy hiểm.

- Phanh êm dịu trong những trường hợp khác, để đảm bảo tiện nghi và an toàn cho hành khách và hàng hóa.

- Giữ cho ô tô máy kéo đứng yên khi cần thiết, trong thời gian không hạn chế.

- Đảm bảo tính ổn định và điều khiển của ôtô máy kéo khi phanh.

- Không có hiện tượng tự phanh khi các bánh xe dịch chuyển thẳng đứng và khi quay vòng.

- Hệ số ma sát giữa má phanh với trống phanh cao và ổn dịnh trong mọi điều kiện sử dụng.

- Có khả năng thoát nhiệt tốt.

- Điều khiển nhẹ nhàng, thuận tiện, lực tác dụng lên bàn đạp hay đòn điều khiển nhỏ.

2.1.3.Nguyên tắc điều khiển cơ bản của cơ cấu ABS như sau:

- Các cảm biến tốc độ bánh xe nhận biết tốc độ góc của các bánh xe và gửi tín hiệu về ECU dưới dạng các xung điện áp xoay chiều.

- ECU theo dõi tình trạng các bánh xe bằng cách tính tốc độ xe và sự thay đổi tốc độ bánh xe, xác định mức trượt dựa trên tốc độ các bánh xe.

- Khi phanh gấp hay phanh trên những đường ướt, trơn trượt có hệ số bám thấp,ECU điều khiển bộ chấp hành thuỷ lực cung cấp áp suất dầu tối ưu cho mỗi xy lanh phanh bánh xe theo các chế độ tăng áp, giữ áp hay giảm áp để duy trì độ trượt nằm trong giới hạn tốt nhất, tránh bị hãm cứng bánh xe khi phanh.

Cấu tạo và nguyên lý làm viêc của các cụm chi tiết và cả cơ cấu ABS 11 1 Cảm biến tốc độ bánh xe

2.2.1 Cảm biến tốc độ bánh xe

Cảm biến tốc độ bánh xe dùng để đo vận tốc góc của bánh xe và gửi về ECU dưới dạng các tín hiệu điện

Cảm biến tốc độ bánh trước

Hình 2.3 : Vị trí lắp cảm biến.

Nam chân vĩnh cửu Cuộn dây

Hình 2.4: Cảm biến tốc độ bánh xe loại điện từ.

Cảm biến tốc độ bánh xe được gắn tại nhiều vị trí tùy theo cơ chế điều khiển Nếu điều khiển riêng biệt cho từng bánh, cảm biến sẽ được gắn trực tiếp tại từng bánh Còn nếu điều khiển theo tốc độ trung bình của hai bánh xe, cảm biến sẽ gắn trên vỏ bọc của cầu chủ động, dựa vào tốc độ của bánh răng vành chậu Khi gắn trên bánh xe, cảm biến được cố định trên giá đỡ, vành răng cảm biến gắn trên đầu bán trục hoặc cụm moay ơ bánh xe, đối diện với cảm biến và cách nhau bởi một khe hở gọi là khe hở từ.

Cảm biến tốc độ bánh xe có hai loại : Cảm biến điện từ và cảm biến HALL. Trong đó loại cảm biến điện từ được sử dụng phổ biến hơn.

Gồm một nam châm vĩnh cửu, một cuộn dây quấn quanh lõi từ, hai đầu cuộn dây được nối với ECU ( hình 2.4 )

Khi bánh xe quay, vành răng quay theo, khe hở A giữa hai đầu lõi từ và vành răng thay đổi, từ thông biến thiên làm xuất hiện trong cuộn dây một sức điện động xoay chiều dạng hình sin có biên độ và tần số thay đổi tỉ lệ theo tốc độ góc của bánh xe( hình 2.5 ) Tín hiệu này liên tục được gửi về ECU Tuỳ theo cấu tạo của cảm biến, vành răng và khe hở giữa chúng, các xung điện áp tạo ra có thể nhỏ dưới 100mV ở tốc độ thấp, hoặc cao hơn 100V ở tốc độ cao.

-V Ở tốc độ cao Ở tốc độ thấp

Hình 2.5:Tín hiệu diên áp ở tốc độ bánh xe

Khe hở không khí giữa lõi từ và đỉnh răng của vành răng cảm biến chỉ khoảng1mm và độ sai lệch phải nằm trong giới hạn cho phép Cơ cấu ABS sẽ không làm việc tốt nếu khe hở nằm ngoài giá trị tiêu chuẩn

2.2.2 Hộp điều khiển điện tử (ECU)

2.2.2.1 Chức năng của hộp điều khiển điện tử (ECU)

Nhận biết thông tin về tốc độ góc của các bánh xe, từ đó tính toán ra tốc độ bánh xe và sự tăng giảm tốc của nó, xác định tốc độ xe, tốc độ chuẩn của bánh xe và ngưỡng trượt, để nhận biết nguy cơ bị hãm cứng của bánh xe để:

+Cung cấp tín hiệu điều khiển đến bộ chấp hành thuỷ lực.

Chế độ kiểm tra, chẩn đoán, lưu giữ mã lỗi và chế độ an toàn được thực hiện thông qua hệ thống đèn tín hiệu nhấp nháy Hệ thống này giúp phát hiện và lưu trữ các mã lỗi giúp thiết bị hoạt động ổn định và an toàn, đồng thời truyền đạt thông tin tình trạng thiết bị thông qua tín hiệu đèn nhấp nháy.

Chuẩn đoán an toàn lỗi

Tác động áp suất dầu

Hình 2.9 :Các chức năng điều khiển của ECU 1: Cảm biến tốc độ bánh xe 2: Xylanh phanh bánh xe.

Cấu tạo của ECU là một tổ hợp các vi xử lý, được chia thành 4 cụm chính và nhận các vai trò khác nhau ( hình 2.9 )

- Phần xử lý tín hiệu.

- Bộ chẩn đoán và lưu giữ mã lỗi. a, Phần xử lý tín hiệu.

Trong phần này các tín hiệu được cung cấp đến bởi các cảm biến tốc độ bánh xe sẽ được biến đổi thành dạng thích hợp để sử dụng cho phần logic điều khiển. Để ngăn ngừa sự trục trặc khi đo tốc độ bánh xe, sự giảm tốc của xe, … có thể phát sinh trong quá trình thiết kế và vận hành của xe thì các tín hiệu vào được lọc trước khi sử dụng Các tín hiệu được xử lý xong được chuyển qua phần logic điều khiển b, Phần lôgic điều khiển.

Dựa trên các tín hiệu vào, phần logic tính toán để xác định các thông số cơ bản như gia tốc của bánh xe, tốc độ chuẩn, ngưỡng trượt, gia tốc ngang.

Các tín hiệu từ phần lôgic điều khiển,điều khiển các van điện từ trong bộ chấp hành thuỷ lực, làm thay đổi áp suất dầu cung cấp đến các cơ cấu phanh theo các chế độ tăng, giữ và giảm áp suất. c, Bộ phận an toàn.

Một mạch an toàn ghi nhận những trục trặc của các tín hiệu trong cơ cấu cũng như bên ngoài có liên quan Nó cũng can thiệp liên tục vào trong quá trình điều khiển của cơ cấu Khi có một lỗi bị phát hiện thì cơ cấu ABS được ngắt và được báo cáo cho người lái thông qua đèn báo ABS được bật sáng.

Mạch an toàn liên tục giám sát điện áp bình ắc quy Nếu điện áp nhỏ dưới mức quy định thì cơ cấu ABS được ngắt cho đến khi điện áp đạt trở lại trong phạm vi qui định, lúc đó cơ cấu lại đặt trong tình trạng sẵn sàng hoạt động Mạch an toàn cũng kết hợp một chu trình kiểm tra d, Bộ chuẩn đoán và lưu giữ mã lỗi. Để giúp cho việc kiểm tra và sửa chữa được nhanh chóng và chính xác, ECU sẽ tiến hành kiểm tra ban đầu và trong quá trình xe chạy sẽ ghi và lưu lại các lỗi hư hỏng trong bộ nhớ dưới dạng các mã lỗi hư hỏng, nhưng cũng có những mã lỗi không thể tự xoá được kể cả khi tháo cả cực bình ắc quy Trong trường hợp này, sau khi sửa chữa xong phải tiến hành xoá mã lỗi hư hỏng theo qui định của nhà chế tạo

2.2.3.Hoạt động của hệ thống phanh ABS

Gauge Đèn báo phanh Đèn báo ABS

Công tắc báo mức dầu phanh

Cảm biến tốc độ trước - phải Cảm biến báo đèn hỏng Đèn phanh

Cảm biến tốc độ trước - trái Cảm biến tốc độ sau - phải Cảm biến tốc độ sau - trái Giắc kiểm tra

Cảm biến giản tốc (4WD) GND GND

SRL SRR SFL SFR AST MT

Rơle điều khiển ABS Cầu chì ECU IG

Sơ đồ mạch điện ABS

Hình 2.10 : Sơ đồ mạch điện ABS của xe TOYOTA INNOVA G 2008

* Quá trình điều khiển chống hãm cứng bánh xe khi phanh.

ECU điều khiển các van điện trong bộ chấp hành thuỷ lực đóng mở các cửa van, thực hiện các chu trình tăng, giữ và giảm áp suất ở các xylanh làm việc các bánh xe, giữ cho bánh xe không bị bó cứng bằng các tín hiệu điện Có hai phươg pháp điều khiển:

- Điều khiển bằng cường độ dòng điện cấp đến các van điện, phương pháp này sử dụng đối với các van điện 3 vị trí Phần lớn hiện nay đang điều khiển ở 3 mức cường độ dòng điện là: 0; 2 và 5A tương ứng với các chế độ tăng, giữ và giảm áp suất.

- Điều khiển bằng điện áp 12V cấp đến các van điện, phương pháp này sử dụng đối với các van điện 2 vị trí.

Mặc dù tín hiệu đến van điện má phanh cho từng loại xe là khác nhau, nhưng về cơ bản thì việc điều khiển tốc độ của từng bánh xe là giống nhau Các giai đoạn điều khiển được thể hiện như sau: (Hình 2.11).

Tốc độ Tốc độ bánh xe

Gia tốc bánh xe giảmgiữ tăng Áp suất dầu xylanh bánh xe Thời gian(s)

Hình 2.11 : Điều khiển chống hãm cứng bánh xe khi phanh.

Khi phanh, áp suất dầu trong mỗi xylanh bánh xe tăng lên và tốc độ xe giảm xuống Nếu có bánh xe nào có xu hướng bị bó cứng ECU điều khiển giảm áp suất dầu ở bánh xe đó.

Các chức năng kiểm tra, chẩn đoán và an toàn 17 1 Điều khiển các rơle

2.3.1 Điều khiển các rơle Để đảm bảo an toàn cho cơ cấu phanh, ECU chỉ điều khiển các rơle van điện và motor bơm hoạt động khi thoả mãn đồng thời các điều kiện sau (hình 2.19)

ABS Bộ chấp hành ABS

Hình 2.19 : Sơ đồ điều khiển các rơ le van điện và mô tơ bơm.

Chức năng kiểm tra ban đầu đã hoàn thành.

Không tìm thấy hư hỏng trong quá trình chẩn đoán.

ECU bật rơle motor khi tất cả các điều kiện sau đều thoả mãn.

+ABS đang hoạt động hay chức năng kiểm tra ban đầu đang thực hiện.

ECU tắt rơle motor nếu có bất kỳ điều kiện nào ở trên không thoả mãn.

2.3.2 Chức năng kiểm tra ban đầu và kiểm tra các cảm biến

ECU kích hoạt van điện và motor bơm theo thứ tự để kiểm tra cơ cấu điện của ABS Chức năng này hoạt động khi tốc độ xe lớn hơn 6km/h với đèn phanh tắt Nó chỉ hoạt động một lần sau mỗi lần bật khoá điện, ABS còn có chức năng kiểm tra mức điện áp của các cảm biến tốc độ bánh xe, cảm biến giảm tốc khi xe chạy.

Nếu có hư hỏng xảy ra trong bất cứ hệ thống tín hiệu nào, đèn báo ABS trên bảng đồng hồ sẽ bật sáng để báo cho lái xe biết hư hỏng đã xảy ra, ECU cũng sẽ lưu mã chẩn đoán của bất kỳ hư hỏng nào ( hình 2.20 ).

Khi có hư hỏng trong cơ cấu truyền tín hiệu đến ECU, dòng điện từ ECU đến bộ chấp hành thuỷ lực bị ngắt Kết quả là hệ thống phanh làm việc giống như ABS không hoạt động, do đó đảm bảo được chức năng phanh thường, tránh các ứng xử không đúng của cơ cấu

Giới thiệu về máy chẩn đoán OBD-II 19 1.máy chẩn đoán là gì

2.4.1.máy chẩn đoán là gì

Hệ thống OBD là một chức năng tự chẩn đoán của xe được cung cấp bởi ECU.Dựa vào các tín hiệu nhận được từ các cảm biến mà phát hiện ra tình trạng của xe.ECU truyền các tín hiệu đến các bộ chấp hành một cách tối ưu cho tình trạng hiện tại.ECU nhận các tín hiệu từ các cảm biến ở dạng điện áp,sau đó ECU có thể xác định các tình trạng của hệ thống bằng cách phát hiện các thay đổi điện áp của tín hiệu đã được phát ra từ các cảm biến.Vì vậy,ECU thường xuyên kiểm tra các tín hiệu(điện áp) đầu vào,rồi so sánh chúng với giá trị chuẩn đã được lưu giữ trong bộ nhớ của ECU,và xác định ra bất cứ tình trạng bất thường nào.

Máy chẩn đoán loại màn hình cảm ứng

Máy chẩn đoán loại sử dụng phím bấm

Các DTC được lưu trong ECU có thể hiển thị trên máy chẩn đoán bằng cách nối trực tiếp với ECU.Hơn nữa máy chẩn đoán có thể xóa các DTC khỏi bộ nhớ của ECU.Ngoài ra máy chẩn đoán còn có các chức năng khác như hiển thị các dữ liệu thông tin bằng cách liên lạc với ECU qua các cảm biến khác nhau,hoặc dùng như một vôn kế hoặc máy hiện sóng

2.4.2.cách sử dụng máy chẩn đoán

2.4.2.1.nối cáp của máy chẩn đoán Để nối máy chẩn đoán với một xe,hãy chọn và truy cập vào loại xe và hệ thống để kiểm tra dữ liệu hoặc các DTC trên máy chẩn đoán.Sau đó chọn và dùng một cáp có thể nối được với giắc DLC (giắc nối truyền dữ liệu) mà nó xuất hiện trên màn hình hiển thị của máy chẩn đoán

Dùng các cáp DLC hoặc DLC3 ở các xe cho thị trường Châu Âu hoặc các nước dùng chung,hãy nối một VIM (môđun giao diện với xe) giữa DLC và DLC3

2.Loại giắc DLC1 hoặc DLC2

Dùng một cáp DLC,VIM,và một cáp DLC1 hoặc DLC2

Khi nối cáp DLC1 hoặc DLC3 thì điện áp ắc quy sẽ tự động cấp vào máy chẩn đoán

Các DTC có thể được hiển thị trên màn hình của máy chẩn đoán dưới dạng mã có 5 chữ số bằng cách nối máy chẩn đoán với giắc DLC3 (giắc truyền dữ liệu no.3)

Các mã 2 con số sẽ phát ra sự nhấp nháy của đèn Mil bằng cách nối tắt cực TE1 và E1 (hoặc TC và CG) của DLC 1,2,3

HƯ HỎNG,KIỂM TRA CHẨN ĐOÁN VÀ SỬA CHỮA CỦA CƠ CẤU PHANH CHỐNG HÃM CỨNG BÁNH XE ABS XE TOYOTA INNOVA G 2008

3.1 Hư hỏng và cách khắc phục.

3.1.1 Khi sửa chữa ABS tổng quát cần lưu ý các vấn đề sau:

- Trước khi mở mạch thuỷ lực phải đảm bảo rằng cơ cấu đã được xả air Dùng thiết bị thích hợp để xả khí ra khỏi cơ cấu

- Chỉ dùng những đường ống chuyên dùng để dẫn dầu phanh

- Chỉ dùng những loại dầu phanh theo chỉ định của nhà sản xuất

- Bảo đảm công tắc khởi động xe phải được tắt trước khi tháo hoặc nối các mối nối điện của cơ cấu ABS để tránh ECU bị phá huỷ.

- Không dùng tay sờ vào hoặc dùng que đo của đồng hồ vào các chỗ nối tới các cực của ECU trừ khi được hướng dẫn trong sổ tay sửa chữa hay được các chuyên gia hướng dẫn một cách cụ thể.

- Tháo ECU và các bộ phận máy tính khác trước khi hàn điện cho xe.

- Không va đập mạnh vào các cảm biến tốc độ hoặc vòng cảm biến chúng có thể bị khử từ và ảnh hưởng đến sự chính xác của tín hiệu chỉ dùng chất phủ chống ăn mòn lên các cảm biến tốc độ không làm nhiễm bẩn chúng bằng mỡ.

- Khi thay thế các cảm biến hoặc vòng cảm biến tốc độ bánh xe phải kiểm tra khe hở giữa chúng(khe hở trong khoảng 0,2 – 1,3mm).

- Xiết chặt các đai ốc bánh xe tới mô men thích hợp.

- Khi thay lốp đường kính của 4 bánh phải giống với kích thước lốp ban đầu.

- Bộ điều khiển không nên bị ảnh hưởng với sức nóng cao

Cấu trúc ABS là hệ thống điều khiển điện tử với cảm biến tốc độ bánh xe làm thiết bị đầu vào, van điện từ hoặc động cơ làm thiết bị đầu ra Do đó, khi cần sửa chữa ABS, điều đầu tiên cần làm là xác định hư hỏng nằm ở hệ thống ABS hay cơ cấu phanh.

Cơ cấu ABS có chức năng dự phòng, khi xảy ra hư hỏng, ECU sẽ ngắt ABS và chuyển sang phanh thông thường Đèn báo ABS sẽ bật sáng để cảnh báo người lái Sử dụng giắc sửa chữa để xác định nguồn gốc hư hỏng Nếu đèn báo ABS không sáng, có nghĩa hư hỏng nằm ở hệ thống phanh và cần thực hiện các thao tác kiểm tra tiếp theo.

- Kiểm tra rò rỉ dầu phanh từ các đường ống hay lọt khí.

- Kiểm tra xem độ rơ chân phanh có quá lớn không.

- Kiểm tra chiều dày má phanh và xem có dầu hay mỡ dính trên má phanh không.

- Kiểm tra xem trợ lực phanh có hư hỏng không.

- Kiểm tra xem xylanh phanh chính có hư hỏng hay không.

2 Chỉ có một phanh hoạt động hay bó phanh.

- Kiểm tra má phanh mòn không đều hay tiếp xúc không đều.

- Kiểm tra xem xylanh phanh chính có hỏng không.

- Kiểm tra xy lanh bánh xe có hỏng không.

- Kiểm tra sự điều chỉnh hay hồi vị kém của phanh tay.

- Kiểm tra xem van điều hoà lực phanh có hỏng không.

3 Chân phanh rung (khi ABS không hoạt động).

- Kiểm tra độ rơ đĩa phanh.

- Kiểm tra độ rơ moay ơ bánh xe.

- Kiểm tra góc đặt bánh xe.

- Kiểm tra các hư hỏng trong cơ cấu treo.

- Kiểm tra độ mòn không đều của lốp.

- Kiểm tra sự giơ lỏng của các thanh dẫn động lái.

Trước khi tiến hành các bước kiểm tra trên Chỉ sau khi chắc chắn rằng hư hỏng không xảy ra ở các cơ cấu đó thì mới kiểm tra ở ABS.

Những hiện tượng đặc bịêt ở xe có thêm cơ cấu ABS.

Mặc dù không phải là hư hỏng nhưng những hiện tượng đặc biệt sau có thể xảy ra ở các xe có cơ cấu ABS

- Trong quá trình kiểm tra ban đầu, một tiếng động làm việc có thể phát ra từ bộ chấp hành thuỷ lực (Việc đó là bính thường).

- Rung động và tiếng ồn làm việc từ thân xe và chânh phanh sinh ra khi ABS hoạt động tuy nhiên nó báo rằng ABS hoạt động bình thường (việc đó là bình thường).

3.1.3 Hư hỏng, nguyên nhân và mã chẩn đoán (áp dụng cho xe TOYOTA INNOVA

Bảng 3.1.Hư hỏng,nguyên nhân và mã chẩn đoán

Vấn đề Nguyên nhân cơ chế

Mã chẩn đoán(Mã chức năng kiểm tra cảm biến )

Các bộ phận Kiểu hư hỏng Đèn báo ABS sáng không có lý do Đèn báo ABS không sáng trong 3 giây sau khi bật khóa điện Đèn báo và mạch điện

Rơ le van điện Hở hay ngắn mạch

Rơ le mô tơ bơm

Van điện bộ chấp hành

Cảm biến tốc độ và roto

Acquy hỏng, hở hay ngắn mạch

ECU Hỏng - Đèn báo ABS không sáng trong 3 giây sau khi bật khóa điện Đèn báo và mạch điện

Rơ le bơm và ECU

Cảm biến tốc độ và ro to

- ABS hoạt động khi phanh bình thường(Không phải phanh gấp)

- ABS hoạt động ngay trước khi dừng trong quá trình phanh bình thường

- Chân phanh rung không bình thường trong khi ABS hoạt động

Chẩn đoán 28

3.2.1.Khi không dùng máy chẩn đoán

TT Công việc Hình ảnh và thao tác

1 -Kiểm tra điện áp ắc quy

-Điện áp ắc quy khoảng 12V.

2 Kiểm tra đèn báo bật sáng.

- Kiểm tra rằng đèn ABS bật sáng trong 3 giây Nếu không, kiểm tra và sửa chữa hay thay thế cầu chì, bóng đèn báo hay dây điện.

- Dùng SST, nối tắt các cực 13

(TC) và 4 (CG) của giắc DLC3. a -Hãy đọc mã DTC từ đèn báo ABS trên đồng hồ táp lô.

-Dùng SST, nối tắt các cực 13

(TC) và 4 (CG) của giắc DLC3.

-Xoá các mã DTC được lưu trong ECU bằng cách đạp bàn đạp phanh 8 lần trở lên trong vòng 5 giây.

5 Kiểm tra rằng đèn báo chỉ mã bình thường.

-Kiểm tra rằng đén báo ABS hiển thị mã hệ thống bình thường.

-Tháo SST ra khỏi các cực của giắc DLC3.

- Kiểm tra rằng đén báo ABS tắt.

- Nếu cơ cấu hoạt động bình thường (không hỏng), đèn báo nháy 0,5 đếm 1 lần.

- Trong trường hợp có hư hỏng, sau 4 giây đèn bắt đầu nháy Đếm số nháy của nó và xem mã chẩn đoán.

Mã chuẩn đoán số 11và 23 0,5(s) 1,5(s)

Số nháy đầu tiên sẽ bằng chữ số đầu của mã chẩn đoán hai số Sau khi tạm dừng 1,5 giây, đèn lại nháy tiếp, số lần nháy ở lần thứ hai sẽ bằng chữ số sau của mã chẩn đoán Nếu có hai mã hay nhiều hơn, sẽ có khoảng dừng 1,5 giây giữa hai mã và việc phát mã lại lặp lại từ đầu sau 4 giây tạm dừng. Các mã phát theo thứ tự tăng dần từ mã nhỏ đến mã lớn nhất.

- Sau khi sửa chi tiết bị hỏng xoá mã chẩn đoán trong ECU.

- Nếu tháo cáp ắc quy trong quá trình sửa chữa tất cả các mã chứa trong ECU đều bị xoá.

- Tháo SST ra khỏi cực 13 (TC) và 4 (CG) của giắc DLC3.

3.2.2.Khi dùng máy chẩn đoán

TT Công việc Hình ảnh và thao tác

1 -Kiểm tra điện áp ắc quy

-Điện áp ắc quy khoảng 12V.

2 Nối máy chẩn đoán với giắc DLC3

- Đọc các mã DTC theo hướng dẫn trên màn hình máy chẩn đoán.

-Nối máy chẩn đoán với giắc

-Vận hành máy chẩn đoán để xoá các mã.

4 Kiểm tra rằng đèn báo ABS

-Kiểm tra rằng đèn báo ABS sáng lên và sau đó tắt đi trong 3s

Bảng mã DTC của hệ thống ABS

Mã DTC Hạng mục phát hiện Khu vực nghi ngờ

C0200/31 Lỗi tín hiệu cảm biên tốc độ bánh xe trước phải

- Cảm biến tốc độ trước phải

- Mạch cảm biến tốc độ trước phải

- Rôto cảm biến tốc độ trước phải

- Sự lắp ráp của cảm biến

C0205/32 Lỗi tín hiệu cảm biến tốc độ bánh xe trước trái

- Cảm biến tốc độ trước trái

- Mạch cảm biến tốc độ trước trái

- Rôto cảm biến tốc độ trước trái

- Sự lắp ráp của cảm biến

C0210/33 Lỗi tín hiệu cảm biên tốc độ bánh xe sau phải

- Cảm biến tốc độ sau phải

- Mạch cảm biến tốc độ sau phải

- Rôto cảm biến tốc độ sau phải

- Sự lắp ráp của cảm biến

C0215/34 Lỗi tín hiệu cảm biến tốc độ bánh sau trái

- Cảm biến tốc độ sau trái

- Mạch cảm biến tốc độ sau trái

- Rôto cảm biến tốc độ sau trái

- Sự lắp ráp của cảm biến

C0226/21 Mạch van điện từ SFR - Mạch SFRR hay SFRH

C0236/22 Mạch van điện từ SFL - Mạch SFLR hay SFLH

C0246/23 Mạch van điện từ SRR - Mạch SRRR hay SRRH

- Bộ chấp hành phanh C0273/13 Hở mạch trong mạch rơle môtơ ABS

- Bộ chấp hành phanh (Rơle môtơ ABS)

- Mạch rơle môtơ ABS C0274/14 Ngắn mạch B+ trong Mạch rơle môtơ ABS

- Bộ chấp hành phanh (Rơle môtơ ABS)

- Mạch rơle môtơ ABS C0278/11 Hở mạch trong mạch rơle điện từ ABS

- Bộ chấp hành phanh (Rơle điện từ ABS)

- Mạch rơle điện từ ABS

C0279/12 Ngắn mạch với B+ trong Mạch rơle van điện từ

- Bộ chấp hành phanh (Rơle điện từ ABS)

- Mạch rơle điện từ ABS

C1235/35 Có vật thể lạ dính vào đầu của cảm biến tốc độ trước phải

- Cảm biến tốc độ trước phải

- Mạch cảm biến tốc độ trước phải

- Sự lắp ráp của cảm biến

C1236/36 Có vật thể lạ dính vào đầu của cảm biến tốc độ trước trái

- Cảm biến tốc độ trước trái

- Mạch cảm biến tốc độ trước trái

- Sự lắp ráp của cảm biến

C1337/37 Lỗi do đường kính của các lốp khác nhau

- Cảm biến tốc độ sau phải

- Mạch cảm biến tốc độ sau phải

- Sự lắp ráp của cảm biến

C1238/38 Có vật thể lạ dính vào đầu của cảm biến tốc độ sau phải

- Cảm biến tốc độ sau trái

- Mạch cảm biến tốc độ sau trái

- Sự lắp ráp của cảm biến

C1239/39 Có vật thể lạ dính vào đầu của cảm biến tốc độ sau trái

C1241/41 Điện áp dương ắc quy thấp hoặc điện áp dương ắc quy cao bất thường

- Mạch công tắc đèn phanh

C1249/49 Hở mạch trong mạch công tắc đèn phanh - Bộ chấp hành phanh

- Mạch bộ chấp hành phanh C1251/51 Hở mạch trong mạch môtơ bơm - Cỡ lốp

Bảng mã DTC của chức năng kiểm tra cảm biến

Mã DTC Hạng mục phát hiện Khu vực nghi ngờ

C1271/71 Tín hiệu ra của cảm biến tốc độ trước phải thấp

(Chế độ kiểm tra DTC)

- Cảm biến tốc độ trước phải

- Sự lắp ráp của cảm biến

C1272/72 Tín hiệu ra của cảm biến tốc độ trước trái thấp (Chế độ kiểm tra DTC)

- Cảm biến tốc độ trước trái

- Sự lắp ráp của cảm biến

C1273/73 Tín hiệu ra của cảm biến tốc độ sau phải thấp (Chế độ kiểm tra DTC)

- Cảm biến tốc độ sau phải

- Sự lắp ráp của cảm biến

C1274/74 Tín hiệu ra của cảm biến tốc độ sau trái thấp (DTC chế độ kiểm tra)

- Cảm biến tốc độ sau trái

- Sự lắp ráp của cảm biến

C1275/75 Thay đổi bất thường trong tín hiệu ra của cảm biến tốc độ trước phải (Chế độ kiểm tra DTC)

- Rôto cảm biến tốc độ trước phải

C1276/76 Thay đổi bất thường trong tín hiệu ra của cảm biến tốc độ trước trái (Chế độ thử mã DTC)

- Rôto cảm biến tốc độ trước trái

C1277/77 Thay đổi bất thường trong tín hiệu ra của cảm biến tốc độ sau phải (Chế độ thử DTC)

- Rôto cảm biến tốc độ sau phải

C1278/78 Thay đổi bất thường trong tín hiệu ra của cảm biến tốc độ sau trái (Chế độ thử DTC)

- Rôto cảm biến tốc độ sau trái

Quy trình sửa chữa 35 3.4 Tháo, lắp và kiểm tra bộ chấp hành thuỷ lực 37 3.4.1 Tháo bộ thủy lực trên xe

Bướ Kiểm tra Hành động c

1 Kiểm tra điện thế cọc O bộ điều khiển thuỷ lực ABS.

Bật công tắc máy lên vị trí ON Đo điện thế giữa cọc O của bộ điều khiển thuỷ lực và mát Điện thế đo được có hơn 10V không?

Có Sang bước kế tiếp Không Sửa chữa hoặc thay thế mạch điện bị sai hỏng.

2 Kiểm tra hở mạch cọc C và D bộ điều khiển thuỷ lực ABS

Tắt công tắc máy Đo điện trở giữa cọc C của bộ điều khiển thuỷ lực ABS và mát, và giữa cọc D bộ điều khiển thuỷ lực ABS và mát. Điện trở có hơn 5 ôm không?

Có Chẩn đoán hệ thống giao tiếp đa phương. Không Sửa chữa hoặc thay thế mạch điện sai hỏng. Xoá m• hư hỏng DTC và lập lại việc tự kiểm tra.

Số 2: Đèn cảnh báo ABS không thực hiện việc tự chẩn đoán.

1 Kiểm tra bộ điều khiển ABS

Bật công tắc máy lên vị trí ON

Nối một dây điện có cầu chì 10A giữa cọc H bộ điều khiển thuỷ lực và mát Đèn cảnh báo ABS có sáng không?

Có Thay bộ điều khiển ABS mới Không Sang bước kế tiếp

2 Kiểm tra hở mạch cọc H bộ điều khiển thuỷ lực

Tách giắc nối đồng hồ bảng táp lô Đo điện trở giữa cọc H bộ điều khiển thuỷ lực ABS và giắc nối đồng hồ bảng

Có Thay mạch in đồng hồ bảng táp lô.

Không Sửa chữa hoặc thay thế mạch điện sai hỏng. táp lô. Điện trở có hơn 5 ôm không?

Số 2:Đèn cảnh báo ABS sáng liên tục.

1 Kiểm tra bộ điều khiển ABS

Bật công tắc máy lên vị trí ON Đèn cảnh báo ABS có sáng không?

Có Sang bíc kÕ tiÕp Không Tham khảo “ Đèn cảnh báo ABS không thực hiện việc tự chẩn đoán” và thực hiện chẩn đoán.

2 Kiểm tra ngắn mạch xuống mát

Nhấn thanh ngắn mạch vào giắc nối

ABS. Đèn cảnh báo ABS có sáng không?

Có Sau khi gắn giắc nối

ABS lại, thay bộ điều khiển ABS nếu đèn cảnh báo ABS vẫn sáng liên tục.

Không Sửa chữa hoặc thay thế mạch điện sai hỏng.

3.4 Tháo, lắp và kiểm tra bộ chấp hành thuỷ lực

3.4.1 Tháo bộ thủy lực trên xe

TT Công việc Hình ảnh và thao tác

1 Tháo cọc âm bình ắc quy ra.

Hãy đợi ít nhất là 90 giây sau khi ngắt cáp ra khỏi cực âm ắc quy để tránh kích nổ túi khí.

Rửa sạch dầu li hợp ngay nếu nó bắn vao bề mặt sơn

3 Tháo bộ chấp hành phanh với giá bắt b - Hãy gắn nhãn hoặc đánh dấu để phân biệt vị trí lắp của từng đường ống phanh.

4 -Nhả khoá cài của giắc bộ chấp hành và ngắt giắc nối.

-Dùng SST, tháo 5 đường ống phanh ra khỏi bộ chấp hành

5 Tháo 3 bu lông và bộ chấp hành với giá bắt.

6 Tháo 2 đai ốc và bộ chấp hành ra khỏi giá bắt

3.4.2 Kiểm tra bộ chấp hành thuỷ lực

TT Công việc Hình ảnh và thao tác

1 -Kiểm tra điện áp ắc quy. Điện áp ắc quy khoảng 12V.

2 -Tháo vỏ bộ chấp hành.

-Tháo 4 giắc nối ra khỏi bộ chấp hành và rơ le điều khiển. d Rơ le điều khiển ABS

4 Nối thiết bị kiểm tra bộ chấp hành (SST) vào bộ chấp hành.

- Nối thiết bị kiểm tra bộ chấp hành (SST) vào rơ le điều khiển bộ chấp hành và dây điện phía trên thân xe qua bộ dây điện phụ

- Nối dây đỏ của thiết bị kiểm tra với cực dương ăc quy va dây đen với cực âm nối dây đen của bộ điện phụ vào cực âm ắc quy hay mát thân xe.

Rơle điều khiển Đến vỏ xe

Bộ chấp hành ABS Đến vỏ xe

5 Kiểm tra hoạt động của bộ chấp hành.

- Nổ máy và cho chạy ở tốc độ không tải.

- Bật công tắc lựa chọn của thiết bị kiểm tra đến vị trí “ Front

- Nhấn và giữ công tắc Motor trong một vài giây.

- Đạp phanh và giữ nó đến khi hoàn thành bước.

- Nhấn công tắc POWER và kiểm tra bàn đạp phanh đi xuống.

Không được giữ công tắc

- Nhả công tắc POWER và kiểm tra rằng chân phanh đi xuống.

- Nhấn và giữ công tắc

Motor trong vài giây sau đó kiểm tra rằng chân phanh trả về vị trí cũ.

- Nhấn và giữ công tắc

- Đạp phanh và giữ nó trong khoảng 15 giây Khi đang giữ chân phanh, ấn công tắc

Motor trong vài giây Kiểm tra rằng chân phanh không bị rung.

ABS(Anti-lock-Brake-System) ACTUATOR CHECKER

ABS(Anti-lock-Brake-System) ACTUATOR CHECKER

ABS(Anti-lock-Brake-System) ACTUATOR CHECKER

REARH POWER SWITCH POWER SWITCH

ABS(Anti-lock-Brake-System) ACTUATOR CHECKER

6 Kiểm tra các bánh xe khác.

- Xoay công tắc lựa chọn tới vị trí “Front RH”.

- Kiểm tra hoạt động của bộ chấp hành.

- Kiểm tra các bánh sau với công tắc lựa chọn ở vị trí “REAL

RH” và “REAL LH” theo quy trình tương tự.

ABS(Anti-lock-Brake-System) ACTUATOR CHECKER

-Nhấn và giữ công tắc

8 Tháo thiết bị kiểm tra ra khỏi bộ chấp hành.

-Tháo dây điện phụ ra khỏi bộ chấp hành, rơ le điều khiển và dây điện phía trên thân xe.

- Khi dùng chế độ ra lệnh chủ động để vận hành van địên từ và động cơ bơm, đảm bảo rằng chỉ giữ thời gian hoạt động trong vòng 10 giây để tránh làm hang bộ điều khiển thuỷ lực ABS.

- Khi làm việc có hai người, một người nên đáp chân phanh, một người cố xoay bánh xe đang kiểm tra.

Những mục sau không thể xác định được.

- Sai hỏng bối dây điện và các chi tiết hệ thống đầu vào của bộ điều khiển thuỷ lực ABS.

- Rò rỉ rất nhỏ ở bên trong hệ thống thuỷ lực của bộ điều khiển thuỷ lực ABS.

- Sai hỏng chập chờn của các cụm trên.

3.4.3.lắp bộ chấp hành thủy lực

TT Công việc Hình ảnh và thao tác

1 Lắp bộ chấp hành với giá bắt bằng 2 đai ốc.

2 Lắp bộ chấp hành với giá bắt bằng 3 bu lông.

Cẩn thận không được làm hỏng các ống phanh.

3 Dùng SST, lắp 5 ống phanh vào đúng các vị trí trên bộ chấp hành, như được chỉ ra trên hình vẽ.

, 11 ft.*lbf } không có SST

Hãy dùng một cờlê cân lực có chiều dài tay đòn là 30 cm

-Nối giắc nối của bộ chấp hành. e.

4 Đổ dầu phanh vào bình chứa

5 Xả khí khỏi xilanh phanh chính

-Dùng SST, tháo 2 đường ống phanh ra khỏi xi lanh phanh chính.

-Đạp từ từ và giữ bàn đạp phanh.

-Bịt các lỗ bên ngoài bằng ngón tay của bạn và nhả bàn đạp phanh.

-Lặp lại 2 bước trên từ 3 tới 4 lần.

-Dùng SST, lắp 2 đường ống phanh vào xi lanh phanh chính.

-15.2 N*m{ 155 kgf*cm , 11 ft.*lbf } không có SST

-14 N*m{ 143 kgf*cm , 10 ft.*lbf } dùng với SST

-Hãy dùng một cờlê cân lực có chiều dài tay đòn là 30 cm

Xả khí đường ống phanh

-Tháo nắp nút xả khí.

-Lắp ống nhựa vào nút xả khí

-Đạp bàn đạp phanh vài lần và sau đó nới lỏng nút xả khí với bàn đạp phanh đã được nhấn xuống

-Khi dầu ngừng chảy ra, hãy xiết ngay nút xả khí Sau đó nhả bàn đạp.

-Lặp lại 2 bước trên cho đến khi khí trong dầu phanh được xả hết.

-Xiết chặt nút xả khí.

-10.8 N*m{ 110 kgf*cm , 8 ft.*lbf } cho Phanh trước

-10.5 N*m{ 107 kgf*cm , 8 ft.*lbf } cho Phanh sau

-Xả khí ra khỏi ống phanh cho từng bánh xe bằng cách lặp lại các quy trình trên

Khi thay thế bộ điều khiển ABS, thực hiện việc định dạng trước khi tháo bộ điều khiển ABS ra

- Dầu phanh có chứa pô-li-gly-côn ê-te và các pô-li-gly-côn khác tránh để dầu phanh dính vào mắt Rửa sạch tay sau khi sửa chữa phanh Nếu bị dầu phanh dính vào mắt, xả nước vào mắt trong vòng 15 phút Đi khám nếu vết sưng tấy kéo dài Nếu lỡ nuốt phải, uống nước vào rồi nôn ra đi khám ngay lập tức Không theo đúng chỉ dẫn này có thể gây tai nạn.

Tháo/lắp kiểm tra cảm biến tốc độ bánh xe 46 1 Quy trình tháo cảm biến tốc độ bánh xe

3.5.1 Quy trình tháo cảm biến tốc độ bánh xe

Cảm biến tốc độ bánh trước

TT Công việc Hình ảnh và thao tác

1 Tháo cọc âm bình ắc quy ra.

Hãy đợi ít nhất là 90 giây sau khi ngắt cáp ra khỏi cực âm ắc quy để tránh kích nổ túi khí.

3 f Tháo cảm biến tốc độ trước trái g –ngắt giắc nối. h.

4 -Lắp 2 kẹp và giắc nối.

-Nhả khớp kẹp, rồi tháo bu lông và kẹp dây điện.

5 Tháo bu lông và kẹp dây điện

6 -Tháo 3 bu lông, 2 kẹp dây điện và cảm biến tốc độ.

Giữ đầu cảm biến và lỗ lắp cảm biến không bị vật lạ bám vào.

3.5.2 Kiểm tra cảm biến tốc độ bánh xe

Khi chức năng kiểm tra cảm biến được thực hiện, hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) sẽ không hoạt động và hệ thống phanh sẽ vẫn hoạt động như một cơ chế phanh cơ bản (không có ABS).

Tháo giắc cảm bíên tốc độ. Đo điện trở giữa các cực.

Không thông mạch Điện trở 0,8- 1,3 Kiloôm (cảm biến tốc độ bánh trước). Điện trở 1,1- 1,7 Kiloôm (Cảm biến tốc độ bánh sau).

Nếu điện trở không như tiêu chuẩn thì phải thay cảm biến.

Không có sự thông mạch giữa mỗi chân của cảm biến và thân cảm biến Nếu có thay cảm biến.

Nếu không có hư hỏng thì nối lại các giắc của cảm biến tốc độ.

Quan sát phần răng cưa của ro to cảm biến.

1 Kiểm tra điện áp ắc quy khoảng 12V.

2 Kiểm tra đén báo ABS.

- Kiểm tra rằng đèn ABS sáng trong 3 giây Nếu không, kiểm tra và sửa chữa hay thay thế cầu chì, bóng đèn hay dây điện.

- Kiểm tra rằng đèn ABS tắt.

- Dùng SST, nối chân E1 với chân Tc và Ts của giắc kiểm tra.

- Kéo phanh tay và nổ máy.

- Kiểm tra rằng đèn ABS nháy khoảng 4 lần/1 giây.

3 Kiểm tra mức tín hiệu cảm biến.

Lái xe chạy thẳng ở tốc độ 4 – 6 km/h và kiểm tra xem đèn ABS có bật sáng sau khi ngừng không.

Hoàn thành kiểm tra 4-6 Km/h

Nếu đèn sáng nhưng không nháy khi tốc độ xe không nằm trong khoảng tiêu chuẩn, dừng xe và đọc mã chẩn đoán, sau đó sửa các chi tiết hỏng.

- Nếu đèn bật sáng trong khi tốc độ xe từ 4- 6 km/h, việc kiểm tra đã hoàn thành, khi tốc độ xe vượt quá 6 km/h, đèn ABS sẽ nháy lại, ở trạng thái này cảm biến tốc độ tốt.

- Trong khi đèn ABS tắt, không được gây ra rung động mạnh nào lên xe như tăng tốc, giảm tốc, Phanh, sang số, đánh lái hay va đập từ những ổ gà trên mặt đường.

4 Kiểm tra sự thay đổi tín hiệu cảm biến ở tốc độ thấp.

Lái xe chạy thẳng ở tốc độ 45- 55 Km/h và kiểm tra xem đèn ABS có sáng sau

Nếu đèn báo bật sáng mà không nháy khi tốc độ xe nằm ngoài khoảng tiêu chuẩn, dừng xe và đọc mã chẩn đoán Sau đó sửa chữa các chi tiết hỏng.

5 Kiểm tra sự thay đổi tín hiệu cảm biến ở tốc độ cao.

(2WD) kiểm tra tương tự như trên ở tốc độ khoảng 110- 130 Km/h.

(4WD) kiểm tra tương tự như trên ở tốc độ khoảng 80- 90 Km/h. Đọc mã chẩn đoán.

Dừng xe, đèn báo sẽ bắt đầu nháy Đếm số lần nháy

Mã hư hỏng (trong trường hợp mã 72)

Mã Các kiểu nháy Các kiểu nháy

Tất cả các cảm biến tốc độ và rôto cảm biến điều bình thường Điện áp của tín hiệu cảm biến tốc độ phía trước bên phải thấp Điện áp của tín hiệu cảm biến tốc độ phía trước bên trái thấp Điện áp của tín hiệu cảm biến tốc độ phía sau bên phải thấp Điện áp của tín hiệu cảm biến tốc độ phía sau bên trái thấp

Thay đổi không bình thường của tín hiệu cảm biến tốc độ phía trước bên phải

Thay đổi không bình thường của tín hiệu cảm biến tốc độ phía trước bên trái

Thay đổi không bình thường của tín hiệu cảm biến tốc độ phía sau bên phải

Thay đổi không bình thường của tín hiệu cảm biến tốc độ phía sau bên trái

Phạm vi có hư hỏng

* Cảm biến tốc độ trước phải

* Cảm biến tốc độ trước trái

* Cảm biến tốc độ sau phải

* Cảm biến tốc độ sau trái

* Rotor cảm biến trước phải

* Rotor cảm biến trước trái

* Rotor cảm biến sau phải

* Rotor cảm biến sau trái

6 Đưa cơ cấu về trạng thái bình thường.

- Tháo SST ra khỏi cực E1, Tc và Ts của giắc kiểm tra.

Tháo cụm moayơ (sau) hay bán trục (trước).

Kiểm tra các răng cưa của roto cảm biến xem có bị nứt vặn hay mất răng không.

3.5.3.Lắp cảm biến tốc độ bánh xe

TT Công việc Hình ảnh và thao tác

1 -Lắp 2 kẹp dây điện bằng 2 bulông.

-Khi lắp kẹp, không được làm xoắn dây điện.

-Chắc chắn rằng cái hãm chống xoay kẹp chạm vào vị trí lắp.

-Lắp cảm biến tốc độ bằng bu lông.

-Chắc chắn rằng không có mẩu kim loại hoặc vật thể lạ nào dính vào đầu của cảm biến.

-Trong khi lắp cảm biến tốc độ vào lỗ của cam lái, không được gõ vào hoặc làm hỏng đầu cảm biến.

-Sau khi lắp cảm biến tốc độ, chắc chắn rằng không có khe hở hoặc vật thể lạ giữa phần bắt cảm biến và cam lái.

-Khi lắp cảm biến, không được làm xoắn dây điện.

2 Lắp kẹp dây điện bằng bu lông.

 Khi lắp kẹp, không được làm xoắn dây điện.

 Chắc chắn rằng cái hãm chống xoay kẹp chạm vào vị trí lắp.

3 -Lắp kẹp dây điện bằng bu lông.

 Khi lắp kẹp, không được làm xoắn dây điện.

 Chắc chắn rằng cái hãm chống xoay kẹp chạm vào vị trí lắp.

4 -Lắp 2 kẹp và giắc nối.

-Nhả khớp kẹp, rồi tháo bu lông và kẹp dây điện.

Mômen: 121 N*m{ 1234 kgf*cm , 89 ft.*lbf }

-kiểm tra tín hiệu cảm biến tốc độ

Sau thời gian làm đồ án, được sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình chu đáo của Thầy

Nguyễn Phi Trường cùng với sự phấn đấu của bản thân, đến nay em đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được giao đó là “ Xây dựng quy trình kiểm tra sửa chữa hệ thống phanh ABS trên xe Toyota Innova G 2008 ” Đây là loại phanh được đưa vào sử dụng chủ yếu trong các dòng xe cao tốc Với mục đích tăng độ tin cậy của xe khi làm việc tức là tăng độ an toàn khi sử dụng bằng cách tránh cho các bánh xe khỏi hiện tượng bó cứng và trượt lết dẫn tới hiện tượng mất lái khi phanh Từ đó nâng cao hiệu quả phanh và đặc biệt tăng vận tốc trung bình của xe.

Trong quá trình làm đồ án em đã cố gắng tham khảo các tài liệu liên quan, quan sát các mô hình thực tế và xin ý kiến thầy giáo hướng dẫn, với mong muốn sau khi kết thúc đồ án sẽ nắm vững thêm về cấu tạo, hoạt động cũng như các hư hỏng thường găp của cơ cấu ABS Từ đó tìm hiểu thêm về xu hướng phát triển của cơ cấu ABS sau này. Đến nay em đã đưa ra được cấu tạo và hoạt động của toàn hệ thống ABS cũng như những hư hỏng thường gặp của cơ cấu trong quá trình hoạt động của ôtô Xây dựng được quy trình kiểm tra,chẩn đoán, tháo, lắp và cách khắc phục hư hỏng của các bộ phận trong cơ cấu ABS.

Do giới hạn thời gian, đồ án vẫn còn nhiều hạn chế như thiếu tính an toàn cho hệ thống phanh khi ABS không hoạt động và thiếu tìm hiểu sâu về quá trình điều khiển cơ cấu ABS Mặc dù đồ án đã hoàn thành, tác giả vẫn gặp những thiếu sót do thời gian có hạn và thiếu kinh nghiệm, không hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu về cơ cấu ABS hiện nay Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của các giảng viên trong khoa để hoàn thiện đồ án hơn trong tương lai.

Em xin chân thành cám ơn!

Sinh viên Nguyễn Quốc Việt

Ngày đăng: 21/05/2024, 11:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.xe Toyota Innova G 2008 - [123Doc]   xay dung quy trinh kiem tra sua chua he thong phanh abs tren xe toyota innova g 2008 (1)
Hình 1.xe Toyota Innova G 2008 (Trang 6)
1.3.2. Bảng thông số kĩ thuật của xe Toyota Innova G 2008   Toyota Innova có 2 loại: Innova G và Innova J - [123Doc]   xay dung quy trinh kiem tra sua chua he thong phanh abs tren xe toyota innova g 2008 (1)
1.3.2. Bảng thông số kĩ thuật của xe Toyota Innova G 2008 Toyota Innova có 2 loại: Innova G và Innova J (Trang 6)
Sơ đồ hệ thống phanh chống hãm cứng bánh xe ABS trên xe Innova G 2008 - [123Doc]   xay dung quy trinh kiem tra sua chua he thong phanh abs tren xe toyota innova g 2008 (1)
Sơ đồ h ệ thống phanh chống hãm cứng bánh xe ABS trên xe Innova G 2008 (Trang 10)
Hình 2.3: Vị trí lắp cảm biến. - [123Doc]   xay dung quy trinh kiem tra sua chua he thong phanh abs tren xe toyota innova g 2008 (1)
Hình 2.3 Vị trí lắp cảm biến (Trang 12)
Hình 2.5:Tín hiệu diên áp ở tốc độ bánh xe - [123Doc]   xay dung quy trinh kiem tra sua chua he thong phanh abs tren xe toyota innova g 2008 (1)
Hình 2.5 Tín hiệu diên áp ở tốc độ bánh xe (Trang 13)
Hình 2.9 :Các chức năng điều khiển của ECU - [123Doc]   xay dung quy trinh kiem tra sua chua he thong phanh abs tren xe toyota innova g 2008 (1)
Hình 2.9 Các chức năng điều khiển của ECU (Trang 14)
Sơ đồ mạch điện ABS - [123Doc]   xay dung quy trinh kiem tra sua chua he thong phanh abs tren xe toyota innova g 2008 (1)
Sơ đồ m ạch điện ABS (Trang 16)
Hình 2.11: Điều khiển chống hãm cứng bánh xe khi phanh. - [123Doc]   xay dung quy trinh kiem tra sua chua he thong phanh abs tren xe toyota innova g 2008 (1)
Hình 2.11 Điều khiển chống hãm cứng bánh xe khi phanh (Trang 17)
Hình 2.19: Sơ đồ điều khiển các rơ le van điện và mô tơ bơm. - [123Doc]   xay dung quy trinh kiem tra sua chua he thong phanh abs tren xe toyota innova g 2008 (1)
Hình 2.19 Sơ đồ điều khiển các rơ le van điện và mô tơ bơm (Trang 18)
Hình 2.20: Đèn báo ABS. - [123Doc]   xay dung quy trinh kiem tra sua chua he thong phanh abs tren xe toyota innova g 2008 (1)
Hình 2.20 Đèn báo ABS (Trang 19)
Bảng 3.1.Hư hỏng,nguyên nhân và mã chẩn đoán - [123Doc]   xay dung quy trinh kiem tra sua chua he thong phanh abs tren xe toyota innova g 2008 (1)
Bảng 3.1. Hư hỏng,nguyên nhân và mã chẩn đoán (Trang 28)
Bảng mã DTC của hệ thống ABS - [123Doc]   xay dung quy trinh kiem tra sua chua he thong phanh abs tren xe toyota innova g 2008 (1)
Bảng m ã DTC của hệ thống ABS (Trang 33)
Bảng mã DTC của chức năng kiểm tra cảm biến - [123Doc]   xay dung quy trinh kiem tra sua chua he thong phanh abs tren xe toyota innova g 2008 (1)
Bảng m ã DTC của chức năng kiểm tra cảm biến (Trang 35)
Bảng mã chẩn đoán. - [123Doc]   xay dung quy trinh kiem tra sua chua he thong phanh abs tren xe toyota innova g 2008 (1)
Bảng m ã chẩn đoán (Trang 53)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w