1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Các yêu cầu của việc soạn thảo văn bản pháp luật

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yêu Cầu Của Việc Soạn Thảo Văn Bản Pháp Luật
Tác giả Trần Thị Hải Yến
Người hướng dẫn TS. Trần Nho Thìn
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hành Chính – Hiến Pháp
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI BỘ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH – HIẾN PHÁP CÁC YÊU CẦU CỦA VIỆC SOẠN THẢO VĂN BẢN PHÁP LUẬT Tiểu luận kết thúc môn học Xây dựng văn bản pháp luật Giảng viên:

Trang 1

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BỘ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH – HIẾN PHÁP

CÁC YÊU CẦU CỦA VIỆC SOẠN THẢO VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Tiểu luận kết thúc môn học Xây dựng văn bản pháp luật

Giảng viên: TS Trần Nho Thìn

Họ và tên: Trần Thị Hải Yến Lớp: K63C

MSV: 1806 1147 Ngày sinh: 23/10/2000

Mã học phần: CAL2003

Hà Nội – 2021

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

I Những vấn đề chung về văn bản pháp luật 3

1 Khái niệm văn bản pháp luật 3

2 Phân loại vai trò, chức năng của văn bản pháp luật 3

3 Đặc điểm của các văn bản pháp luật 4

II Những yêu cầu đối với việc soạn thảo văn bản pháp luật 5

1 Yêu cầu đảm bảo tính hợp pháp của văn bản 5

2 Yêu cầu nắm vững nội dung của vấn đề cần văn bản hóa 5

3 Yêu cầu đảm bảo tính cụ thể của văn bản 6

4 Yêu cầu đảm bảo cho văn bản được ban hành đúng thể thức 6

5 Yêu cầu sử dụng các thuật ngữ và văn phong thích hợp 6

6 Yêu cầu văn bản phải thích hợp với mục đích sử dụng 6

III Một số quy tắc ngữ pháp sử dụng trong soạn thảo văn bản pháp luật, các câu trong văn bản và yêu cầu về thể thức, văn phong trong văn bản pháp luật 7

1 Yêu cầu về thể thức trong văn bản pháp luật 7

2 Văn phong trong văn bản pháp luật 8

3 Một số quy tắc ngữ pháp sử dụng trong soạn thảo văn bản pháp luật, các câu trong văn bản 9

3.1 Một số quy tắc ngữ pháp sử dụng trong soạn thảo văn bản pháp luật 9

3.2 Câu trong văn bản 9

KẾT LUẬN 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 3

MỞ ĐẦU

Trong cuộc sống mỗi cá nhân, cộng đồng, xã hội không thể thiếu được việc sống có nguyên tắc, có nội dung, tuân thủ theo quy định của pháp luật Vậy việc tuân thủ các quy định của pháp luật thường được thể hiện bằng các cách thức nào Văn bản pháp luật đề ra nhằm mục đích để đảm bảo sự tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật của các đối tượng

Có thể nói, văn bản pháp luật có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý nhà nước Văn bản pháp luật là những hình thức pháp luật sử dụng trong công tác quản lý kinh tế, xã hội Nhà nước ta quản lý kinh tế, xã hội bằng pháp luật và theo nguyên tắc pháp chế Chính

vì vậy hoạt động soạn thảo văn bản pháp luật rất được chú trọng Trong quá trình soạn thảo văn bản, người soạn thảo phải đảm bảo nắm bắt được quy trình xây dựng văn bản pháp luật, hình thức và nội dung của văn bản Ngoài ra, để đảm bảo được tính kỹ thuật soạn thảo, bộc

lộ được rõ ràng nội dung của văn bản, người soạn thảo cần áp dụng đúng các yêu cầu nhất định trong việc soạn thảo

Chính vì nhận thấy sự quan trọng của những yêu cầu soạn thảo văn bản pháp luật, nên

em đã quyết định chọn đề tài “Các yêu cầu của việc soạn thảo văn bản pháp luật” nhằm đi sâu phân tích và tìm hiểu văn bản pháp luật nói chung, đặc biệt là các yêu cầu của việc soạn thảo văn bản pháp luật nói riêng Trong bài tiểu luận này, em áp dụng phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguyên tắc của Đảng, đồng thời là các phương pháp tổng hợp, phân tích để làm rõ được các yêu cầu của việc soạn thảo văn bản

Bài tiểu luận được chia làm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận Phần nội dung gồm các nội dung chính như sau:

- Những vấn đề chung về văn bản pháp luật

- Những yêu cầu đối với việc soạn thảo văn bản pháp luật

- Một số quy tắc ngữ pháp sử dụng trong soạn thảo văn bản pháp luật, các câu trong văn bản và yêu cầu về thể thức, văn phong trong văn bản pháp luật

Trang 4

NỘI DUNG

I Những vấn đề chung về văn bản pháp luật

1 Khái niệm văn bản pháp luật

Có rất nhiều quan điểm hiện nay về khái niệm văn bản pháp luật, tuy nhiên có thể định nghĩa văn bản pháp luật như sau: Văn bản pháp luật (VBPL) do những chủ thể có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức theo pháp luật quy định, có nội dung là ý chí của nhà nước, mang tính bắt buộc và được đảm bảo bằng quyền lực của nhà nước1 Các văn bản pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, có tính quyền lực nhà nước và có tính pháp lý Tính quyền lực nhà nước thể hiện rằng các văn bản này được bảo đảm bằng cưỡng chế nhà nước Tính pháp lý thể hiện ở hệ quả pháp lý của các văn bản này: hoặc chúng có thể làm thay đổi các quy phạm pháp luật hiện hành; hoặc chúng trực tiếp làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong các quan hệ pháp luật cụ thể2

Các văn bản pháp luật mang tính chất quyền lực Nhà nước, được ban hành nhân danh Nhà nước, có nội dung là ý chí của Nhà nước, bắt buộc phải thi hành đối với những đối tượng liên quan và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước Ý chí của Nhà nước được thực hiện dưới hai hình thức khác nhau: Quy phạm pháp luật và mệnh lệnh cụ thể

Do đó các văn bản pháp luật lại được phân chia thành các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật

2 Phân loại vai trò, chức năng của văn bản pháp luật

- Phân loại theo tính chất pháp lý, có thể phân chia các văn bản pháp luật thành hai nhóm: văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng quy phạm pháp luật

- Phân loại theo hình thức văn bản hay tên loại văn bản, có thể chia văn bản pháp luật thành các văn bản quy phạm luật và các văn bản khác Đây là cách phân loại được nhiều người sử dụng nhất Hình thức văn bản thường là tên gọi văn bản, phù hợp với nội dung bên trong của văn bản Bao gồm văn bản luật, văn bản dưới luật, văn bản hành chính

- Phân loại theo yêu cầu, mục đích của văn bản

1 https://chiakhoaphapluat.vn/van-ban-phap-luat-la-gi/ truy cập ngày 11/06/2021

2 Gs Ts Nguyễn Đăng Dung, Ts Bùi Tiến Đạt, Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật – bản thảo dùng để nghiệm thu cấp Bộ môn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020

Trang 5

Văn bản pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý nhà nước Văn bản pháp luật là những hình thức pháp luật sử dụng trong công tác quản lý kinh tế, xã hội Nhà nước ta quản lý kinh tế, xã hội bằng pháp luật và theo nguyên tắc pháp chế Vai trò quan trọng của văn bản pháp luật chính là phương tiện để quản lý Nhà nước, để thể chế hoá và thực hiện sư lãnh đạo của Đảng và quyền làm chủ của nhân dân Văn bản pháp luật còn là nguồn thông tin của quy phạm Nhà nước Không thể quản lý xã hội tốt, nếu thiếu nguồn thông tin này

3 Đặc điểm của các văn bản pháp luật3

Thứ nhất, đó là văn bản pháp luật có thể được xác lập bằng các ngôn ngữ viết Đối với hoạt động quản lý nhà nước thì để đảm bảo được việc hoạt động hiệu quả của việc quản lý được cao nhất thì việc cơ quan nhà nước ban hành ra các văn bản pháp luật mà có nội dung đầy đủ được thể hiện cụ thể bằng ngôn ngữ viết được xem là một lựa chọn tối ưu nhất Đặc biệt ở đây việc thể hiện bằng ngôn ngữ viết đối với những vấn đề được xác định là quan trọng

và nội dung yêu cầu phải đề ra những nguyên tắc cụ thể chi tiết về mặt nội dung

Thứ hai, văn bản pháp luật có nội dung thể hiện đó là về mặt ý chí của các chủ thể ban hành nhằm hoàn thiện được mục tiêu quản lý Ý chí của các chủ thể ban hành được đảm bảo thể hiện bằng các nội dung của văn bản pháp luật Do đây là ý chí của các chủ thể đưa ra ban hành nên các văn bản pháp luật luôn được xác lập một các đơn giản nhất từ các nhận thức mang tính chất chủ quan của những cán bộ ban hành trong khối công chức nhà nước

Thứ ba, các văn bản pháp luật được ban hành bởi các chủ thể có thẩm quyền Thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật có thể xem là một dấu hiệu đầu tiên để nhận biết một văn bản pháp luật Mỗi một cơ quan khác nhau, được các cấp chính quyền khác nhau sẽ có chức năng cũng như về mặt nhiệm vụ khác nhau Mỗi văn bản sẽ có một giới hạn cũng như phạm

vi ảnh hưởng nhất định

Thứ tư, văn bản pháp luật ban hành có nội dung về hình thức do pháp luật quy định

Về vấn đề hình thức của văn bản pháp luật thì sẽ được cấu thành bởi thể thức và tên gọi

Thứ năm, các văn bản pháp luật mang tính bắt buộc luôn được nhà nước bảo đảm thực hiện Nhà nước có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau như: tuyên truyền, giáo dục hoặc

3 https://luatduonggia.vn/dac-diem-cua-van-ban-phap-luat/ truy cập ngày 11/06/2021

Trang 6

cưỡng chế Nếu các tổ chức, cá nhân có liên quan không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nội dung của văn bản pháp luật thì phải chịu trách nhiệm pháp lý trước nhà nước

Thứ sáu, các văn bản pháp luật được ban hành ra theo một thủ tục do pháp luật quy định như Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật khiếu nại, tố cáo,…

II Những yêu cầu đối với việc soạn thảo văn bản pháp luật

1 Yêu cầu đảm bảo tính hợp pháp của văn bản

Đây là yêu cầu đầu tiên trong quy trình soạn thảo văn bản pháp luật, và cũng là yêu cầu quan trọng trong quá trình soạn thảo các văn bản khác Trong Nhà nước pháp quyền, cách

xử sự của các chủ thể phải tuân thủ pháp luật Khi soạn thảo chúng, đòi hỏi phải tuân thủ nguyên tắc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất, đồng bộ của văn bản trong

hệ thống pháp luật Yêu cầu này buộc như soạn thảo phải xác định rõ thẩm quyền hình thức, thẩm quyền nội dung của văn bản, phân định rõ ranh giới cũng như mối quan hệ hữu cơ các quy định của văn bản được soạn thảo với các cơ quan quy định hiện hành của hệ thống pháp luật Đảm bảo tính hợp pháp của văn bản có nghĩa là trong quá trình soạn thảo, chủ thể soạn thảo phải nắm vững quy định của Hiến pháp, pháp luật, văn bản soạn thảo phải phù hợp Hiến pháp, pháp luật, thống nhất với văn bản cấp trên và phù hợp với văn bản các cơ quan ngang cấp, nhất quán với văn bản do chính mình đã ban hành Tính hợp pháp hiểu theo nghĩa chung nhất không chỉ đề cập về nội dung, nhưng cũng đồng thời bao hàm cả thể thức và quy trình soạn thảo ban hành văn bản4

2 Yêu cầu nắm vững nội dung của vấn đề cần văn bản hóa

Nội dung văn bản được chuẩn bị ban hành phải thiết thực, đáp ứng được tối đa yêu cầu thực tế đòi hỏi, phù hợp với luật pháp hiện hành Nội dung này phải được thể hiện trong một văn bản thích hợp Nói cách khác, phải có sự lựa chọn cần thiết trong quá trình văn bản hóa

để văn bản được soạn thảo có chức năng phù hợp Thực tế đã chứng tỏ rằng nhiều sai sót đã

có khi ban hành là do không nắm vững yêu cầu này Không ít văn bản pháp luật đã ban hành

mà không xác định đúng trọng tâm vấn đề cần điều chỉnh Đồng thời cũng không ít văn bản

4 Gs Ts Nguyễn Đăng Dung, Ts Bùi Tiến Đạt, Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật – bản thảo dùng để nghiệm thu cấp Bộ môn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020

Trang 7

mà giữa nội dung với tên loại văn bản được sử dụng không tương xứng với nhau theo quy định của pháp luật5

3 Yêu cầu đảm bảo tính cụ thể của văn bản

Các thông tin được sử dụng để đưa vào văn bản phải được xử lý và và đảm bảo chính xác Không nên viết văn bản với những thông tin chung chung và lặp lại từ các văn bản khác Những văn bản được viết với những thông tin không chính xác hoặc thiếu cụ thể, chính là một trong những biểu hiện của tính quan liêu trong quản lý, chúng sẽ không có ý nghĩa thiết thực trong hoạt động của bất cứ cơ quan nào6

4 Yêu cầu đảm bảo cho văn bản được ban hành đúng thể thức

Thể thức được nói đến ở đây là toàn bộ các thành phần cấu tạo nên văn bản Chúng đảm bảo cho văn bản có hiệu lực pháp lý và được sử dụng thuận lợi trước mắt cũng như lâu dài trong hoạt động quản lý của các cơ quan Thể thức văn bản không đơn thuần là hình thức của nó Ở đây nó cũng mang tính nội dung, liên quan đến giá trị nội dung của văn bản

5 Yêu cầu sử dụng các thuật ngữ và văn phong thích hợp

Nêú thuật ngữ và văn phong không được lựa chọn thích hợp cho từng loại văn bản khi soạn thảo thì việc truyền đạt thông tin qua văn bản sẽ thiếu chính xác Điều đó sẽ ảnh hưởng đến nội dung văn bản Ngoài ra, cũng cần nói thêm rằng lựa chọn thuật ngữ và sử dụng văn phong thích hợp trong quá trình soạn thảo văn bản sẽ có ảnh hưởng tốt đối với sự phát triển ngôn ngữ nước ta7

6 Yêu cầu văn bản phải thích hợp với mục đích sử dụng

Yêu cầu này đòi hỏi phải có sự phân biệt rõ ràng các loại văn bản trước khi lựa chọn văn bản Những yêu cầu trên thể hiện rõ nguyên tắc về việc xây dựng và ban hành các văn bản Những yêu cầu trên đã được quy định thành nguyên tắc trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật nói riêng và văn bản pháp luật nói chung

5 Gs Ts Nguyễn Đăng Dung, Ts Bùi Tiến Đạt, Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật – bản thảo dùng để nghiệm thu cấp Bộ môn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020

6 Gs Ts Nguyễn Đăng Dung, Ts Bùi Tiến Đạt, Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật – bản thảo dùng để nghiệm thu cấp Bộ môn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020

7 Gs Ts Nguyễn Đăng Dung, Ts Bùi Tiến Đạt, Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật – bản thảo dùng để nghiệm thu cấp Bộ môn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020

Trang 8

III Một số quy tắc ngữ pháp sử dụng trong soạn thảo văn bản pháp luật, các câu trong văn bản và yêu cầu về thể thức, văn phong trong văn bản pháp luật

1 Yêu cầu về thể thức trong văn bản pháp luật8

Thể thức văn bản là những bộ phận cấu thành nên văn bản – đó là những yếu tố thông tin cần được thể hiện trong văn bản nhằm đảm bảo văn bản thống nhất, có giá trị pháp lý và tạo điều kiện cho việc sử dụng, quản lý văn bản được dễ dàng, thuận lợi9 Một quan điểm khác của các tác giả Nguyễn Đăng Dung - Hoàng Trọng Phiến cho rằng “Thể thức văn bản là toàn bộ các bộ phận cấu thành văn bản nhằm bảo đảm cho văn bản có hiệu lực pháp lý và sử dụng thuận lợi trong quá trình hoạt động của cơ quan10” Thể thức văn bản ở Việt Nam hiện nay có từ 8 đến 10 yếu tố tuỳ thuộc vào từng loại văn bản

Một văn bản thông thường đầy đủ thể thức yêu cầu phải có các thành phần: Quốc hiệu, địa điểm, ngày tháng ban hành văn bản, tên cơ quan, tên đơn vị hình thành , số và ký hiệu, tên loại và trích yếu nội dung; nội dung; chữ ký của người có thẩm quyền, con dấu hợp thức của cơ quan; địa điểm nơi văn bản được gửi đến (nơi nhận),…Khi xem xét các yếu tố tạo nên văn bản (thể thức), nhiểu người còn cho rằng đây chỉ là yếu tố mang tính hình thức Từ đó đã

có những quan niệm sai lầm cho rằng những thiếu sót trên phương diện này là không quan trọng, không ảnh hưởng đến việc soạn thảo và sử dụng văn bản Thật ra, nếu thể thức không đảm bảo thì rất dễ nhận ra rằng ngay từ đầu giá trị pháp lý và nhiều mặt giá trị khác của văn bản sẽ bị ảnh hưởng

Việc ban hành và soạn thảo văn bản theo thể thức nhất định là một yếu tố đầu tiên, cơ bản của kỹ thuật soạn thảo Chính yêu cầu này là dấu hiệu phân biệt văn bản với các sáng tác văn học nghệ thuật hay khoa học khác, mà nội dung của chúng cũng chứa đựng trong các văn bản, tức là giúp ta phân biệt được ngay giữa văn bản ở nghĩa hẹp chỉ yêu cầu hoạt động cá nhân của xã hội, với văn bản ở nghĩa rộng Yêu cầu này cũng là để nhằm mục đích, người đọc, người tìm văn bản đều nhanh và đều dễ hiểu

8 Gs Ts Nguyễn Đăng Dung, Ts Bùi Tiến Đạt, Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật – bản thảo dùng để nghiệm thu cấp Bộ môn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020

9 Vũ Thị Phụng, Tập Bài giảng Kỹ thuật soạn thảo văn bản, Khoa Luật - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1995, tr 21

10 Nguyễn Đăng Dung - Hoàng Trọng Phiến, Hướng dẫn soạn thảo văn bản, NXB Thống kê, Hà Nội, 1998, tr 35

Trang 9

2 Văn phong trong văn bản pháp luật

Chất lượng của văn bản một phần quan trọng là do việc sử dụng ngôn ngữ công cụ và hành văn quyết định Soạn thảo văn bản đòi hỏi phải biết cách lựa chọn ngôn ngữ và văn phong thích hợp, phải sử dụng chúng một cách đúng đắn Kinh nghiệm cho thấy rằng văn bản

sở dĩ không phát huy được chức năng của mình trong quản lý, là do ngôn ngữ và văn phong được sử dụng trong quá trình soạn thảo thiếu chuẩn mực Nhiều văn bản với cách viết không chuẩn mực đã không truyền đạt các thông tin công vụ từ cơ quan này sang cơ quan khác, từ

đó làm cho hoạt động lãnh đạo và quản lý, cũng như nhiều họat động thực hiện văn bản gặp khó khăn11

Văn phong văn bản phải có những đặc điểm nổi bật sau đây: Thứ nhất, lời văn phải mang tính khách quan Tính khách quan của nội dung hay sự việc được nói đến và lối trình bầy trực tiếp, không thiên vị Các văn bản hình thành trong bộ máy lãnh đạo và quản lý là tiếng nói của một cơ quan, một đơn vị, một tổ chức, … Đó không phải là tiến nói riêng của một cá nhân nào, dù rằng các văn bản có thể được giao cho một cá nhân hay một số cá nhân soạn thảo Thứ hai, lời văn nên trang trọng Lời nói trong văn bản là lời nói của chính quyền, một pháp nhân có thẩm quyền sử dụng chủ quyền của quốc gia Lời nói trong công văn là lời nói có hiệu lực thi hành đối với nơi nhận Do đó, văn bản cần có tính trang trọng, uy nghi Thứ ba, cách hành văn phải lễ độ, lịch sự Hành văn phải khách quan, vô tư, trang trọng, uy nghi nhưng phải tỏ ra lễ độ, lịch sự Cơ quan công quyền là pháp nhân, không có tình cảm, không biết sợ sệt đồng thời cũng không ra oai Công văn là tiếng nói của cơ quan Nhà nước không được dùng lời lẽ tỏ thái độ sợ hãi đối với cấp trên hoặc lời lẽ hách dịch đối với cấp dưới, nhất là đối với nhân dân Thứ tư, thể thức văn bản nên đồng nhất Điều này nghĩa là trước sau và ở đâu thể thức cũng được sử dụng giống nhau Văn chương hành chính không được khác nhau về trường hợp sử dụng, bố cục, trình bày hay từ ngữ, tuỳ theo thời gian và không gian, không nên dùng từ ngữ thuật ngữ địa phương Thứ năm, lời văn phải rõ ràng, gọn ghẽ và đầy đủ Văn chương phải được viết rõ ràng gọn ghẽ và đầy đủ Nhằm mục đích để giúp cho mọi người đều có thể hiểu bản văn một cách dễ dàng, chính xác, đúng như ý định muốn phổ biến của người soạn thảo

11 Gs Ts Nguyễn Đăng Dung, Ts Bùi Tiến Đạt, Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật – bản thảo dùng để nghiệm thu cấp Bộ môn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020

Trang 10

3 Một số quy tắc ngữ pháp sử dụng trong soạn thảo văn bản pháp luật, các câu trong văn bản

3.1 Một số quy tắc ngữ pháp sử dụng trong soạn thảo văn bản pháp luật

Người soạn thảo văn bản cần lưu ý đến cách sắp xếp các câu văn và một số quy tắc ngữ pháp khác trong quá trình soạn thảo văn bản Thứ nhất, cần sắp xếp mạch lạc và sắp xếp đúng chỗ các thành phần của câu trong câu văn Trong trường hợp câu ngắn hay câu trung bình, viết cho có mạch lạc là việc dễ dàng Trong nhiều trường hợp câu dài, diễn tả ý tưởng phức tạp, viết cho có mạch lạc là việc đòi hỏi có nhiều chú ý, cố gắng và kiên nhẫn Thứ hai, dùng mỹ pháp Mỹ từ pháp là một trong những kỹ thuật hành văn, gồm những cách thức làm cho câu văn trở nên đẹp đẽ Văn bản không cần đẹp đẽ, hiểu theo nghĩa hẹp đẽ là chải chuốt, bay bướm hay gọt giũa, xúc tích Văn bản chỉ cần rõ ràng, chính xác dễ hiểu Thứ ba, sử dụng điệp ngữ Điệp ngữ là cách nhắc lại nhiều lần một từ, bất kể thuộc loại từ nào, nhằm mục đích làm cho câu văn thêm mạnh ý Trong câu văn ý niệm nào cần được chú ý,nhấn mạnh những chữ diễn tả ý niệm ấy sẽ được nhấn mạnh Thứ tư, sử dụng đảo ngữ Đảo ngữ là thay đổi vị trí những chữ xếp đặt trong câu văn nhằm mục đích nhấn mạnh một ý trong câu văn Thứ năm, cách dùng dấu chấm câu Các dấu chấm câu là những dấu viết có mục đích chỉ rõ mạch lạc giữa những từ, những mệnh đề trong một câu văn, và giữa những câu trong một đoạn văn Khi nói, những mạch lạc này được biểu lộ bằng giọng nói, lúc nhanh, lúc chậm, lúc to, lúc nhỏ12

3.2 Câu trong văn bản

Ngữ pháp là cách viết một câu cho đúng cách Mỗi văn chương có ngữ pháp riêng biệt, góp phần cùng với cách sử dụng từ ngữ, văn thức trong việc duy trì đặc tính văn chương dành cho mỗi loại Muốn có đặc tính văn bản, người soạn thảo cần biết cách sắp đặt và diễn tả ý tưởng trong câu văn theo một cú pháp riêng biệt dành cho văn chương, văn bản Một số câu thường sử dụng trong văn bản như câu văn viết (bản chất của câu văn là câu văn viết, người soạn thảo không được dùng câu văn nói trong công văn, ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt trong lối văn diễn thuyết), câu dài (Câu dài là câu được chia làm nhiều phần câu, gồm có nhiều chữ Câu dài gồm có nhiều ý, chia làm ý chính và ý phụ, thường là một ý chính và nhiều

ý phụ), câu vắn tắt (Câu vắn tắt là câu văn gồm một số từ ngữ, không cần đúng văn phạm, có

12 Gs Ts Nguyễn Đăng Dung, Ts Bùi Tiến Đạt, Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật – bản thảo dùng để nghiệm thu cấp Bộ môn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w