1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Họ, hụi, biêu, phường từ lý thuyết hợp đồng

62 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Họ, Hụi, Biêu, Phường Từ Lý Thuyết Hợp Đồng
Tác giả Ngô Chinh Nữ
Người hướng dẫn TS. Trần Kiên
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật
Chuyên ngành Luật
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 0,94 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài khoá luận (5)
  • 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu (7)
  • 3. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài (0)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài khóa luận (10)
  • 5. Bố cục của khóa luận (11)
  • CHƯƠNG I (12)
    • 1. Khái niệm về họ, hụi, biêu, phường (12)
    • 2. Phân loại họ, hụi, biêu, phường (14)
    • 3. Quá trình phát triển của pháp luật về quan hệ giao dịch họ qua từng (15)
    • CHƯƠNG 2 (18)
      • 1. Bản chất pháp lý của họ, hụi, biêu, phường (18)
      • 1. Tìm hiểu một số bản án của Tòa án về giải quyết tranh chấp họ (0)
      • 2. Một số vướng mắc khi giải quyết tranh chấp họ hiện nay (53)
      • 3. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về họ (57)
  • KẾT LUẬN (60)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (61)

Nội dung

Họ, hụi, biêu, phường sau đây gọi chung là họ là một hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thoả thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gi

Tính cấp thiết của đề tài khoá luận

Trong bối cảnh đất nước hội nhập và đổi mới, hoạt động hụi, họ, biêu, phường cũng có những sự thay đổi Không còn chỉ mang mục đích tương trợ, hụi, họ lãi phát triển mạnh mẽ với quy mô lớn, đóng vai trò huy động vốn và tín dụng Tuy nhiên, đi kèm với đó là nhiều tranh chấp phức tạp, không chỉ có lạm dụng tín nhiệm, lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà cả cho vay nặng lãi Người tham gia hoạt động hụi, họ thường thiếu hiểu biết về pháp luật, dẫn đến quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm Nguyên nhân là do sự tin tưởng tuyệt đối vào chủ hụi, thiếu giấy tờ chứng minh nên khi xảy ra tranh chấp, cơ quan thực thi pháp luật gặp khó khăn trong xử lý.

Tuy nhiên, trước đây pháp luật nước ta chưa thừa nhận và bảo hộ việc chơi hụi, họ, biêu, phường Cho đến khi BLDS năm 2005 ra đời hụi, họ, biêu, phường mới được pháp luật quy định là một loại giao dịch về tài sản Điều

479, BLDS năm 2005 quy định: “1 Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là một hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thoả thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên ; 2 Hình thức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật ; 3 Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi’’ BLDS năm 2015 mới ra đời tiếp tục ghi nhận loại

2 giao dịch này nhưng gần như không có sự thay đổi về nội dung, các quy định vẫn được giữ nguyên như tinh thần chung của BLDS năm 2005, chỉ bổ sung thêm quy định về mức lãi suất cho lọai giao dịch này

Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 tại Chương VIII không sử dụng thuật ngữ

“hành vi pháp lý” để chỉ hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương, mà sử dụng thuật ngữ “giao dịch dân sự” để chỉ chung hai loại hành vi này [1] Vì vậy, nếu như định nghĩa họ là một hình thức giao dịch về tài sản như trong BLDS năm 2015 thì họ, hụi có thể là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương Điểm khác biệt căn bản giữa hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương là cách thức thể hiện ý chí của chủ thể Nếu như hợp đồng là sự thống nhất ý chí thì hành vi pháp lý đơn phương lại chỉ thể hiện ý chí của một bên chủ thể trong giao dịch dân sự [2] Tuy nhiên, cũng theo quy định tại Điều

471, BLDS năm 2015 thì họ thành lập trên cơ sở thoả thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên Vấn đề đặt ra là trong giao dịch dân sự nếu đã có sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các chủ thể tham gia, nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên thì đó chính là hợp đồng Cách định nghĩa như trong BLDS năm

2015 cho thấy sự thiếu sót trong việc hiểu bản chất của họ, hụi, biêu, phường

Họ, hụi cần được nhìn nhận đầy đủ là một hợp đồng Pháp luật quy định về loại giao dịch này cũng cần được mở rộng, cần được điều chỉnh cả từ góc độ luật hợp đồng thì mới đầy đủ, chính xác, đáp ứng vai trò mới ngày càng phát triển là huy động vốn và tín dụng của họ, hụi, biêu, phường

Bởi các lẽ trên, em lựa chọn đề tài “Họ, hụi, biêu, phường từ lý thuyết hợp đồng ” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình Khóa luận sẽ đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu bản chất của giao dịch họ, hụi dựa trên cơ sở lý thuyết hợp đồng; quy định của pháp luật hiện nay điều chỉnh giao dịch này; tìm hiểu một số bất cấp trong giải quyết tranh chấp họ hiện nay, qua đó đưa ra những

3 đánh giá và kiến nghị góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật hiện hành, tạo hành lang pháp lý an toàn hơn cho những người tham gia giao dịch họ, đáp ứng vai trò ngày càng quan trọng của giao dịch này.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Họ, hụi, biêu, phường là một loại giao dịch về tài sản theo tập quán, tồn tại từ lâu và khá phổ biến ở nước ta, hình thức chơi hụi, họ phát triển nhanh chóng với quy mô ngày càng lớn thể hiện vai trò ngày càng quan trọng là huy động vốn và tín dụng của họ, hụi, biêu, phường Kéo theo đó, các tranh chấp về lĩnh vực này cũng diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp Pháp luật điều chỉnh giao dịch này còn nhiều hạn chế và bất cập, chưa phù hợp với tình hình thực tế hiện nay Vì vậy, có rất nhiều đề tài nghiên cứu về giao dịch họ, hụi, biêu, phường, đưa ra cơ sở lý luận về giao dịch họ; phân tích các quy định điều chỉnh giao dịch này qua đó so sánh, đối chiếu các quy định của pháp luật có liên quan; phân tích thực trạng giải quyết tranh chấp phát sinh từ họ, hụi qua đó chỉ ra những điểm còn hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật và đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về họ, hụi, biêu, phường

Nguyễn Đình Giáp (2009) nghiên cứu "Hụi, họ, biêu, phường theo Pháp luật Dân sự Việt Nam" Đề tài làm rõ một số khái niệm, thuật ngữ thường gặp và việc phân loại hụi, họ, biêu, phường Nội dung có sự liên hệ, so sánh, đối chiếu các quy định của pháp luật có liên quan đến hụi họ như các quy định về giao dịch dân sự và hợp đồng vay tài sản Đề tài đã nêu lên thực tế việc chơi hụi trong nhân dân hiện nay để khẳng định lại tầm quan trọng của việc quy định hụi, họ, biêu, phường trong Pháp luật Dân sự Qua tình hình giải quyết các tranh chấp về hụi, họ, biêu, phường trên địa bàn thành phố Huế và qua một số vụ án khác trên phạm vi cả nước, đã rút ra một số vướng mắc thực tiễn: vướng mắc về việc hiểu và áp dụng quy định về thời hiệu thiếu thống nhất ở các Tòa án, Viện kiểm sát và cơ quan Công an; vướng mắc về vấn đề

4 lãi suất trong tranh chấp hụi họ; vướng mắc khi xác định có dấu hiệu của “tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và “tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” Trần Văn Biên (2008) nghiên cứu: "Họ, hụi, biêu, phường trong hệ thống pháp luật Việt Nam: Quá khứ và hiện tại" Đề tài sử dụng biện pháp lịch sử để khái quát hệ thống pháp luật của Việt Nam quy định về hụi qua từng thời kỳ lịch sử Bên cạnh đó, đề tài còn xin số liệu thứ cấp của Bộ Tư Pháp cho thấy các đối tượng tham gia chơi hụi rất đa dạng, đại bộ phận là các hộ kinh doanh, buôn bán, nhưng cũng có khi là cán bộ, công nhân viên chức Mục đích của việc tham gia chơi hụi là do cần vốn để mở rộng kinh doanh, để nộp thuế, trong khi khả năng tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng lại hạn chế Nếu như để vay được vốn của ngân hàng, tiểu thương phải thế chấp tài sản, thì với việc tham gia dây hụi tiểu thương có thể ngay lập tức có được số vốn mình muốn mà không phải thế chấp bất kỳ tài sản gì Đó là chưa kể đến thủ tục vay vốn tại ngân hàng nhiều khi rất nhiều thủ tục và tốn nhiều thời gian đi lại Đề tài còn chỉ ra được nhiều ưu điểm tích cực từ việc tham gia hụi và làm rõ cơ sở lý luận về hụi Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng biện pháp phân tích 14 các văn bản pháp luật liên quan về hụi nhằm để làm rõ quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia giao dịch hụi nhưng chưa đề cập về hướng giải quyết tranh chấp về hụi khi có tranh chấp xảy ra [3]

Nghiên cứu của Vũ Việt Phương (2007) đã đề cập đến các cơ sở lý luận về giao dịch hụi Tuy hụi tồn tại như một tập quán lâu đời, mục đích tương trợ vốn có của nó đã bị lợi dụng cho mục đích cho vay nặng lãi, lừa đảo chiếm đoạt tài sản Điều này gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự xã hội, khiến pháp luật phải ban hành các quy định chặt chẽ để giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động hụi.

5 tính nguyên tắc về hụi, biêu, phường của Bộ Luật Dân sự 2005 sẽ làm căn cứ pháp luật cho việc điều chỉnh phòng ngừa và xử lý các giao dịch trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giữ gìn an ninh trật tự xã hội mà lâu nay Tòa án chưa có cơ sở pháp lý để giải quyết Vấn đề vừa mang ý nghĩa lý luận, vừa mang giá trị thực tiễn Đề tài cũng phân tích được thực trạng giải quyết tranh chấp phát sinh từ hụi nhưng do đề tài sử dụng phương pháp còn hạn chế nên chưa có nêu lên rõ được thực trạng tranh chấp nợ hụi và hướng giải quyết các tranh chấp liên quan đến hụi còn mang tính chất lỗi thời bời vì giải quyết tranh chấp dựa trên các văn bản cũ [4]

Tưởng Duy Lượng (2007) nghiên cứu về "Một số vấn đề về hụi, họ, biêu, phường" Đề tài hệ thống lại quá trình phát triển của pháp luật về quan hệ giao dịch hụi qua từng thời kỳ Bên cạnh đó làm rõ một số khái niệm, thuật ngữ thường gặp và việc phân loại hụi, họ, biêu, phường để thuận tiện trong việc tiếp cận và nghiên cứu về lĩnh vực giao dịch hụi Từ các quy định của pháp luật hiện hành, đề tài còn trình bày một số nội dung cơ bản nhất cần lưu ý khi tham gia hụi họ, đó là những vấn đề như chính sách của nhà nước, hình thức và nội dung thỏa thuận về hụi họ, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của chủ hụi và các thành viên, vấn đề giải quyết tranh chấp hụi họ

3 Mục tiêu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài khóa luận

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Khóa luận là xây dựng nền tảng lý luận về họ, hụi, biêu, phường từ lý thuyết hợp đồng; tìm hiểu những quy định của pháp luật hiện nay về họ; tìm hiểu, phân tích một số bản án về giải quyết tranh chấp họ trên cơ sở đó đánh giá và đưa ra các kiến nghị bổ khuyết góp phần hoàn thiện pháp luật về giao dịch họ, hụi

3.2 Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài khóa luận

Khóa luận nghiên cứu những vấn đề pháp lý, không đi sâu nghiên cứu các

6 vấn đề kinh tế, xã hội liên quan đến giao dịch họ, hụi, biêu, phường Khóa luận tập trung nghiên cứu và làm rõ bản chất pháp lý của giao dịch họ, hụi; điều kiện có hiệu lực của giao dịch; vấn đề vô hiệu; trách nhiệm pháp lý của các chủ thể tham gia giao dịch, trên cơ sở từ lý thuyết hợp đồng và so sánh, đối chiếu với những quy định của pháp luật hiện hành Qua đó đánh giá và đưa ra các kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về họ, hụi,biêu, phường

3.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài khóa luận

Trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp và giới hạn về thời gian nghiên cứu, khóa luận chủ yếu nghiên cứu những vấn đề lý luận, những quy định của pháp luật về họ, hụi, biêu, phường, một số bản án, quyết định có liên quan của Việt Nam từ lý thuyết hợp đồng và tìm hiểu một số vướng mắc khi giải quyết tranh chấp họ ở Việt Nam hiện nay

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài khóa luận

Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung của khoa học xã hội, như: phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp phân tích, phương pháp lịch sử… Các phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học pháp lý được khóa luận sử dụng bao gồm: phương pháp phân loại pháp lý, phương pháp phân tích quy phạm pháp luật, phương pháp phân tích vụ việc, phương pháp mô hình hóa các quan hệ xã hội… Mỗi phương pháp này được sử dụng cho các nội dung nghiên cứu cụ thể của khóa luận nhằm mục tiêu chung nghiên cứu đề tài và các mục tiêu nghiên cứu từng vấn đề pháp lý cụ thể Phương pháp phân loại pháp lý được sử dụng chủ yếu nhằm phân loại họ, hụi, biêu, phường thuộc loại hợp đồng nào theo các tiêu chí khác nhau để xác định các quyền, nghĩa vụ và cách thức thực hiện hợp đồng của các chủ thể khi tham gia giao dịch họ, hụi; phân biệt những điểm khác biệt của giao dịch họ với hợp đồng vay tài sản; phân loại những vấn đề pháp lý cụ thể trong giao dịch họ, hụi, biêu, phường

Phương pháp phân tích qui phạm được sử dụng nhằm nghiên cứu pháp luật

Để đánh giá ưu điểm và hạn chế của pháp luật về giao dịch họ, hụi, bài viết phân tích 7 thực định Phương pháp phân tích vụ việc được sử dụng để xem xét cách giải quyết tranh chấp cụ thể nhằm xác định những bất cập trong thực tiễn Mục đích là tìm ra cách giải quyết hiệu quả hơn cho các tranh chấp liên quan đến giao dịch họ, hụi.

Phương pháp mô hình hóa, điển hình hóa các quan hệ xã hội được sử dụng để đúc rút các đặc điểm chung của các quan hệ xã hội liên quan để xác lập quan hệ pháp luật liên quan

Các phương pháp nghiên cứu chung của khoa học xã hội được sử dụng đan xen cùng các phương pháp khác nhằm các mục tiêu nghiên cứu của đề tài khóa luận Chẳng hạn phương pháp thống kê, phân tích các số liệu đuợc sử dụng cùng với phương pháp phân tích qui phạm, phân tích vụ việc nhằm làm tăng hiệu quả của hai phương pháp sau này; phương pháp tiếp cận hệ thống được sử dụng cùng với phương pháp phân loại pháp lý để có cái nhìn khái quát về những quy định của pháp luật Việt Nam về họ, hụi, biêu, phường

5 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu chính của khóa luận được chia thành ba chương:

Chương 1: Khái quát chung về họ, hụi, biêu, phường

Chương 2: Họ, hụi, biêu, phường từ lý thuyết hợp đồng

Chương 3: Một số vướng mắc khi giải quyết tranh chấp họ và một số kiến nghị hoàn thiện

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỌ, HỤI, BIÊU, PHƯỜNG

1 Khái niệm về họ, hụi, biêu, phường

Họ, hụi, biêu, phường là các tên gọi khác nhau của một loại giao dịch về tài sản theo tập quán, tồn tại từ lâu và khá phổ biến ở nước ta Ở miền Bắc thường gọi là họ, ở miền Nam gọi là hụi, còn miền Trung thì hay gọi là biêu, phường BLDS năm 2015 không phân biệt các loại giao dịch này, họ, hụi, biêu, phường đều được gọi chung là họ và có cùng định nghĩa Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng bốn loại giao dịch này trong nhân dân có bản chất không giống nhau Họ mang tính chất tương trợ là chủ yếu, không tính lãi Còn hụi là cho vay với lãi suất cao, dễ phát sinh tiêu cực, ảnh hưởng lớn tới xã hội, nhất là khi đường dây hụi đổ bể [5] Điều 471, BLDS năm 2015 quy định: “ Việc tổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ luật này” Khoản 3, điều 3, Nghị định 19/2019/NĐ-CP của Chính về họ, hụi, biêu, phường quy định việc tổ chức họ chỉ được thực hiện nhằm mục đích tương trợ lẫn nhau giữa những người tham gia quan hệ về họ Vậy nếu không vì mục đích tương trợ thì thỏa thuận trong giao dịch họ có hợp pháp hay không? Và như thế nào thì được coi là nhằm mục đích tương trợ? Bởi BLDS năm 2015 quy định cả trường hợp họ có lãi và họ không có lãi Bởi có quan điểm rằng chơi họ không tính lãi thì mới được coi là vì mục đích tương trợ, còn trường hợp chơi họ mà có lãi, đây bản chất là kinh doanh, các bên cho vay để kiếm lời thì không thể coi là vì mục đích tương trợ được Tuy nhiên, cả BLDS năm

2015 và NĐ19/2019/NĐ-CP đều không có điều khoản nào giải thích thế nào là vì mục địch tương trợ và nếu không vì mục đích tương trợ thì sẽ bị xử lý

Phương pháp nghiên cứu đề tài khóa luận

Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung của khoa học xã hội, như: phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp phân tích, phương pháp lịch sử… Các phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học pháp lý được khóa luận sử dụng bao gồm: phương pháp phân loại pháp lý, phương pháp phân tích quy phạm pháp luật, phương pháp phân tích vụ việc, phương pháp mô hình hóa các quan hệ xã hội… Mỗi phương pháp này được sử dụng cho các nội dung nghiên cứu cụ thể của khóa luận nhằm mục tiêu chung nghiên cứu đề tài và các mục tiêu nghiên cứu từng vấn đề pháp lý cụ thể Phương pháp phân loại pháp lý được sử dụng chủ yếu nhằm phân loại họ, hụi, biêu, phường thuộc loại hợp đồng nào theo các tiêu chí khác nhau để xác định các quyền, nghĩa vụ và cách thức thực hiện hợp đồng của các chủ thể khi tham gia giao dịch họ, hụi; phân biệt những điểm khác biệt của giao dịch họ với hợp đồng vay tài sản; phân loại những vấn đề pháp lý cụ thể trong giao dịch họ, hụi, biêu, phường

Phương pháp phân tích qui phạm được sử dụng nhằm nghiên cứu pháp luật

7 thực định về giao dịch họ, hụi để thấy những ưu điểm cũng như các bất cập của các qui phạm pháp luật thực định, nhất là thực trạng áp dụng các quy phạm này trong giải quyết tranh chấp giao dịch họ Phương pháp phân tích vụ việc được sử dụng chủ yếu để phân tích cách giải quyết tranh chấp họ từ những vụ việc cụ thể nhằm rút ra những bất cập trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp này

Phương pháp mô hình hóa, điển hình hóa các quan hệ xã hội được sử dụng để đúc rút các đặc điểm chung của các quan hệ xã hội liên quan để xác lập quan hệ pháp luật liên quan

Các phương pháp nghiên cứu chung của khoa học xã hội được sử dụng đan xen cùng các phương pháp khác nhằm các mục tiêu nghiên cứu của đề tài khóa luận Chẳng hạn phương pháp thống kê, phân tích các số liệu đuợc sử dụng cùng với phương pháp phân tích qui phạm, phân tích vụ việc nhằm làm tăng hiệu quả của hai phương pháp sau này; phương pháp tiếp cận hệ thống được sử dụng cùng với phương pháp phân loại pháp lý để có cái nhìn khái quát về những quy định của pháp luật Việt Nam về họ, hụi, biêu, phường.

Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu chính của khóa luận được chia thành ba chương:

Chương 1: Khái quát chung về họ, hụi, biêu, phường

Chương 2: Họ, hụi, biêu, phường từ lý thuyết hợp đồng

Chương 3: Một số vướng mắc khi giải quyết tranh chấp họ và một số kiến nghị hoàn thiện

Khái niệm về họ, hụi, biêu, phường

Họ, hụi, biêu, phường là các tên gọi khác nhau của một loại giao dịch về tài sản theo tập quán, tồn tại từ lâu và khá phổ biến ở nước ta Ở miền Bắc thường gọi là họ, ở miền Nam gọi là hụi, còn miền Trung thì hay gọi là biêu, phường BLDS năm 2015 không phân biệt các loại giao dịch này, họ, hụi, biêu, phường đều được gọi chung là họ và có cùng định nghĩa Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng bốn loại giao dịch này trong nhân dân có bản chất không giống nhau Họ mang tính chất tương trợ là chủ yếu, không tính lãi Còn hụi là cho vay với lãi suất cao, dễ phát sinh tiêu cực, ảnh hưởng lớn tới xã hội, nhất là khi đường dây hụi đổ bể [5] Điều 471, BLDS năm 2015 quy định: “ Việc tổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ luật này” Khoản 3, điều 3, Nghị định 19/2019/NĐ-CP của Chính về họ, hụi, biêu, phường quy định việc tổ chức họ chỉ được thực hiện nhằm mục đích tương trợ lẫn nhau giữa những người tham gia quan hệ về họ Vậy nếu không vì mục đích tương trợ thì thỏa thuận trong giao dịch họ có hợp pháp hay không? Và như thế nào thì được coi là nhằm mục đích tương trợ? Bởi BLDS năm 2015 quy định cả trường hợp họ có lãi và họ không có lãi Bởi có quan điểm rằng chơi họ không tính lãi thì mới được coi là vì mục đích tương trợ, còn trường hợp chơi họ mà có lãi, đây bản chất là kinh doanh, các bên cho vay để kiếm lời thì không thể coi là vì mục đích tương trợ được Tuy nhiên, cả BLDS năm

2015 và NĐ19/2019/NĐ-CP đều không có điều khoản nào giải thích thế nào là vì mục địch tương trợ và nếu không vì mục đích tương trợ thì sẽ bị xử lý

9 như thế nào Như vậy, pháp luật cần làm rõ điểm khác biệt này thay vì gộp hai loại giao dịch lại với nhau vì chúng có hình thức chơi tương tự nhau, quy định việc tổ chức họ, hụi chỉ được thực hiện nhằm mục đích tương trợ lẫn nhau giữa những người tham gia quan hệ về họ nhưng lại có thể thỏa thuận lãi suất

Và trên thực tế thì đa phần là chơi họ có lãi, các thành viên thậm chí còn không quen biết nhau và đều thông qua chủ họ Và vấn đề đặt ra là nếu thừa nhận sự khác nhau của giao dịch họ, hụi thì cần phải có những quy định khác nhau để điều chỉnh hai loại giao dịch này hay không? Bởi ngay từ đầu, mục đích xác lập của hai loại giao dịch là khác nhau, phản ánh vai trò mới là huy động vốn, tín dụng của giao dịch họ, hụi chứ không chỉ đơn thuần vì mục đích tương trợ như pháp luật quy định Điều 471 BLDS năm 2015 định nghĩa “ Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên ” Như đã phân tích ở trên, định nghĩa này chưa thực sự đầy đủ, chưa phản ánh đúng bản chất của họ, hụi, biêu, phường là một hợp đồng Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự Trong khi đó, định nghĩa về họ thứ nhất chỉ thừa nhận họ là một hình thức giao dịch về tài sản, thứ hai định nghĩa theo dạng liệt kê nội dung các thỏa thuận của các chủ thể sẽ không khái quát hết được bản chất của giao dịch Các thỏa thuận được liệt kê trong giao dịch họ là cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên cũng mới chỉ là các thỏa thuận nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của các thành viên tham gia, chưa thể hiện được những thỏa thuận về sự thay đổi cũng như chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của họ trong sự so sánh với khái niệm hợp đồng quy định tại điều 385, BLDS năm

Phân loại họ, hụi, biêu, phường

Cả BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015 đều không có quy định về cách phân loại họ, hụi, biêu, phường Nghị định 19/2019/NĐ-CP cũng không quy định cụ thể cách phân loại loại giao dịch này Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 4 Giải thích từ ngữ của Nghị định thì có thể chia họ thành 03 loại: họ có lãi, họ không có lãi và họ hưởng hoa hồng Điều 4, Nghị định 19/2019/NĐ-CP định nghĩa như sau:

“Họ có lãi là họ mà thành viên được lĩnh họ nhận các phần họ khi đến kỳ mở họ và phải trả lãi cho các thành viên khác”

Các thành viên trong họ không phải trả lãi cho các thành viên khác Họ chỉ nhận phần lãi của mình khi đến kỳ mở họ mà không phải trả lãi.

“Họ hưởng hoa hồng là họ có lãi hoặc họ không có lãi mà thành viên được lĩnh họ phải trả một khoản hoa hồng cho chủ họ theo mức do những người tham gia dây họ thỏa thuận”

Qua các định nghĩa trên, có thể nhận thấy các loại họ định nghĩa dưới dạng liệt kê các đặc điểm của từng loại họ: họ có lãi thì các thành viên sẽ phải trả lãi, họ không có lãi thì các thành viên không phải trả lãi hay họ hưởng hoa hồng thì chỉ khác với hai loại họ trên là thành viên trong dây họ phải trả một khoản hoa hồng cho chủ họ Các định nghĩa được đưa ra chưa thực sự khoa học, chưa đưa ra được căn cứ pháp lý giúp xác định các quy định của pháp luật có liên quan để điều chỉnh loại quan hệ này

Giao dịch họ về bản chất là một hợp đồng vay tài sản nên hoàn toàn có thể định nghĩa dựa trên các đặc điểm pháp lý của một hợp đồng vay tài sản: Là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay, khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả lại bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định Dựa vào các đặc điểm trên, có thể định nghĩa họ như sau: Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là sự thỏa thuận giữa các thành viên trong 1 dây họ, trong mỗi kỳ mở họ, người lĩnh họ sẽ được các thành viên

Theo pháp luật, những người vay tài sản khác cùng họ (trực tiếp hoặc gián tiếp qua chủ họ) sẽ có thứ tự trả nợ dựa vào thứ tự lĩnh họ Cụ thể, thành viên trong dây họ phải trả tài sản vay cùng loại, đúng số lượng và chất lượng cho đến hết dây họ Những người này chỉ phải trả lãi vay cho các thành viên khác và trả khoản thù lao đã thỏa thuận (nếu có) cho người chủ họ nếu pháp luật quy định.

Quá trình phát triển của pháp luật về quan hệ giao dịch họ qua từng

Hình thức giao dịch họ đã tồn tại lâu đời, khá phổ biến trong nhân dân và từ lâu đã được pháp luật ghi nhận Trong Bộ Dân luật Bắc Kỳ 1931, tại quyển thứ hai, thiên thứ hai, chương IX - nói về khế ước lập hội có Điều 1204 quy định: “Phàm những hội để dành tiền và những hội cho vay lẫn nhau, như chơi họ, hội hiếu hỉ, hội tư văn, là tuân theo dân luật, tục lệ, cùng khế ước của người đương sự lập ra” [4] Có thể nhận thấy không chỉ thừa nhận giao dịch họ mà điều khoản này còn quy định nguồn luật áp dụng để điều chỉnh giao dịch họ: theo luật, theo tục lệ và theo khế ước của người đương sự lập ra Đây cũng là những nguồn luật cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam hiện nay

Pháp luật thời kỳ này còn ghi nhận giao dịch họ là một hợp đồng, ghi nhận khế ước do đương sự lập ra cũng cần phải được tuân thủ như luật hay tục lệ mà không có sự phân biệt, tôn trọng sự thỏa thuận và thống nhất ý chí giữa các thành viên, là một nguồn của pháp luật Hay dưới chế độ cũ ở miền Nam Việt Nam, trong Bộ Hình luật 1972 có hai điều quy định về tội phạm và hình phạt liên quan đến việc chơi hụi, đó là Điều 441: “ Sẽ bị phạt như tội lường gạt dự liệu ở Điều 433, người nào tổ chức hay làm chủ một bát hụi ma, trong đó có một hay nhiều hụi viên hữu danh vô thực” Điều 442 quy định: “Sẽ bị phạt như tội bội tín dự liệu ở Điều 436: 1) Chủ hụi nào không đóng cho hụi viên đã hốt được hụi số tiền mà mình đã thâu góp của các hụi viên khác; 2) Hụi viên nào sau khi hốt được hụi và nhận tiền rồi mà không góp tiền cho chủ hụi, ngoại trừ trường hợp chứng minh được sự ngay tình”[6] Như vậy, các quy định trong Bộ Hình luật 1972 cho thấy pháp luật thời kỳ này đã lường

12 trước hình thức lạm dụng tín nhiệm, lừa đảo để chiếm đoạt tài sản như trong quy định của pháp luật hiện nay Tuy nhiên, sau này giao dịch họ đã không còn được pháp luật ghi nhận Đến cuối những năm 80 đầu năm 90, hàng loạt dây họ lập ra sau đó bể, vỡ gây ảnh hưởng xấu đến ổn định kinh tế, xã hội của đất nước Ngày 10/8/1990, Văn Phòng Hội đồng Bộ trưởng đã ra Thông báo số 2590/PPCT về ý kiến chỉ đạo của Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng về chống tệ nạn xã hội “vỡ họ” có nội dung như sau: “Nghiêm cấm tất cả các tổ chức và mọi công dân tổ chức hụi và tham gia hụi dưới mọi hình thức Bất cứ tổ chức cá nhân nào mà tham gia chơi hụi, họ thì tùy theo lỗi nặng, nhẹ mà xử lý hành chính hoặc truy tố trước pháp luật” Tuy nhiên, việc chơi họ vẫn ngày một gia tăng và ngày càng xảy ra nhiều tranh chấp hơn trong khi pháp luật chưa có quy định cụ thể về vấn đề này Chính vì vậy, ngày 8/8/1992, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân tối cao đã ra Thông tư liên ngành số 04/TTLN hướng dẫn toàn ngành thống nhất đường lối giải quyết tranh chấp về nợ họ Theo Thông tư số 04/TTLN, thì các tranh chấp về hụi, họ phải được thụ lý và giải quyết như là một loại tranh chấp về vay nợ, khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển sang xử lý bằng hình sự Theo Thông báo số 38 ngày 5/7/1996 của Tòa án nhân dân tối cao thì Thông tư liên ngành số 04/TTLN 1992 không còn hiệu lực áp dụng để giải quyết các tranh chấp về nợ hụi phát sinh từ việc chơi hụi xác lập từ ngày 1/7/1996 Trong khi đó, BLDS năm 1995 lại không có quy định nào điều chỉnh vấn đề này, nên khi có tranh chấp thì Tòa án không có căn cứ pháp luật để giải quyết Trong một thời gian dài, Tòa án nhân dân tối cao không có văn bản nào hướng dẫn về hụi, họ, biêu, phường nên một số Toà án đã linh động giải quyết các tranh chấp về nợ họ dưới dạng hợp thức hoá bằng hợp đồng vay tài sản để chuyển sang giải quyết kiện đòi nợ Nguyên nhân là do các cơ quan không hiểu bản chất của họ là hợp đồng, cụ thể là hợp đồng vay Điều 14, BLDS năm 1995 có quy định: “Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thoả thuận, thì có thể áp dụng tập

13 quán hoặc quy định tương tự của pháp luật, nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này” Hoàn toàn có thể áp dụng các quy định có liên quan để điều chỉnh quan hệ họ Việc thiếu vắng sự điều chỉnh của pháp luật với quan hệ này dẫn đến khi các bên tự giải quyết tranh chấp với nhau, ảnh hưởng xấu sự phát triển kinh tế, xã hội Trong suốt 10 năm, bắt đầu từ 1995 đến năm 2005, các kỳ họp của Quốc hội đã nhiều lần đề cập đến hụi họ, song chưa đi đến một quyết sách nào, trong khi thực tế ở nước ta, quan hệ họ được xác lập ở mọi lúc, mọi nơi [7] Đến khi BLDS năm 2005 ra đời đã chính thức ghi nhận giao dịch hụi, họ, biêu, phường Đây là điều luật mang tính nguyên tắc khi giải quyết các tranh chấp về hụi, họ, biêu phường Sau đó, ngày 27/11/2006 Chính phủ ban hành Nghị định 144/2006/NĐ-CP về hụi, họ, biêu, phường Tuy vậy, khi các bên có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp về hụi họ thì Toà án vẫn chưa thụ lý do chưa có văn bản hướng dẫn vì các loại án liên quan đến hụi thì Chính phủ đã có nghị định hướng dẫn nhưng thời điểm đó Tòa án nhân dân tối cao chưa có văn bản hướng dẫn nên vẫn chưa thụ lý giải quyết Nguyên nhân cũng do các cơ quan chưa hiểu bản chất của họ, hụi là hợp đồng vay tài sản, hoàn toàn có thể áp dụng các quy định của pháp luật về hợp đồng vay tài sản để giải quyết tranh chấp Mãi cho đến ngày 06/04/2007 Tòa án nhân dân tối cao có Công văn số 40/KHXX hướng dẫn giải quyết tranh chấp về hụi, họ Đến khi BLDS năm 2015 ra đời thì quy định về họ vẫn được giữ nguyên như tinh thần chung của BLDS năm 2005 Đến năm 2019, Chính phủ ban hành Nghị định

Nghị định 19/2019/NĐ-CP về họ, hụi, biêu, phường đã thay thế Nghị định 144/2006/NĐ-CP Theo quy định của pháp luật hiện hành, các vụ án tranh chấp về nợ họ vẫn được thụ lý giải quyết dựa trên Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS 2015) và Nghị định 19/2019/NĐ-CP Các văn bản này thừa nhận họ, hụi, biêu, phường là một hình thức giao dịch tài sản và được điều chỉnh theo quy định mục hợp đồng vay tài sản của BLDS 2015.

HỌ, HỤI, BIÊU, PHƯỜNG TỪ LÝ THUYẾT HỢP ĐỒNG

1 Bản chất pháp lý của họ, hụi, biêu, phường

1.1 Họ, hụi, biêu, phường là một hợp đồng

Xét mối quan hệ trong giao dịch họ cho thấy, bản chất của việc chơi họ là một hình thức vay tài sản, một loại giao dịch dân sự dưới dạng hợp đồng Tổ chức họ nhằm tập trung huy động vốn, vận động được nhiều người tham gia đóng góp việc vay và cho vay Điều 385 BLDS năm 2015 định nghĩa về hợp đồng: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” Điều 471, BLDS năm 2015 định nghĩa: " Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên."

Từ định nghĩa trên, có thể thấy, giao dịch họ có bản chất là một hợp đồng, là một hành vi pháp lý song phương Hành vi pháp lý này đòi hỏi sự thể hiện và thống nhất ý chí của hai hay nhiều bên làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự Hợp đồng cũng khác so với hành vi pháp lý đơn phương - giao dịch trong đó thể hiện ý chí của một bên làm phát sinh hệ quả pháp lý Hành vi pháp lý đơn phương chỉ được xác lập theo ý chí của một chủ thể như hành vi lập di chúc, hành vi từ chối hưởng di sản thừa kế… Tính chất của hợp đồng là sự thống nhất ý chí giữa hai hay nhiều người Mục đích của hợp đồng chính là việc mỗi bên theo đuổi những lợi ích riêng của mình và hợp đồng là kết quả của sự dung hòa các lợi ích đối lập nhau [8]

Tuy nhiên, có các bên kết ước và có sự thỏa thuận giữa các bên về một việc xác định nào đó chưa đủ để tạo ra một hợp đồng Một thỏa thuận để được

15 coi là hợp đồng, cần là một trong những nguồn gốc, căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự, trong đó nghĩa vụ dân sự là hệ quả chính yếu.Về mặt chủ quan, dựa trên hiệu lực của nghĩa vụ hay chủ đích của nghĩa vụ, cần phân biệt nghĩa vụ pháp lý/có tính ràng buộc bởi pháp luật, với các loại nghĩa vụ phi pháp lý/luân lý/không có tính ràng buộc bởi pháp luật như nghĩa vụ tự nhiên, nghĩa vụ đạo đức, nghĩa vụ tôn giáo [9] Và các nghĩa vụ này không thể mang tố tụng trước toà án Điều đó có nghĩa là nghĩa vụ được thừa nhận về mặt pháp lý rất rộng, song nhiều trong số chúng không bị phụ thuộc vào một chế độ pháp lý nhất định Trong số các nghĩa vụ này chỉ có nghĩa vụ dân sự mới có hiệu lực pháp lý [10] Về mặt khách quan, sự thỏa thuận cần tạo ra được hệ quả pháp lý thì mới có thể coi là hợp đồng [11] Hợp đồng là sự thống nhất ý chí để làm phát sinh một hệ quả pháp lý đặc biệt - đó là quan hệ nghĩa vụ mà trong đó có hai loại chủ thể khác nhau: người có quyền yêu cầu và người có nghĩa vụ Trong quan hệ này người có nghĩa vụ phải thi hành nghĩa vụ của mình vì lợi ích của người có quyền yêu cầu Và người có quyền yêu cầu có quyền được thỏa mãn quyền yêu cầu của mình bằng sự đòi hỏi người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của họ vì lợi ích của chính mình Việc thi hành nghĩa vụ bị cưỡng chế bởi pháp luật [12]

Theo Bộ luật dân sự năm 2015, hợp đồng là căn cứ phát sinh nghĩa vụ Trong giao dịch họ, sự thỏa thuận giữa các thành viên là căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ giữa họ Tuy nhiên, giao dịch họ khác với hợp đồng vay tài sản thông thường vì nó là hợp đồng đơn phương, chỉ phát sinh nghĩa vụ cho một bên trong hợp đồng.

16 tự lĩnh họ mà các thành viên có thể bắt đầu trả trước hoặc trả sau cho khoản nợ của mình đến khi kết thúc dây họ, khi đó các thành viên mới hoàn thành xong nghĩa vụ trả nợ Giao dịch họ là một hợp đồng song phương, làm phát sinh hiệu lực với cả các bên đối ước, tức là họ có quyền và nghĩa vụ đối với nhau, nên gắn với nó là tố quyền judicia bonae fides [14] Khi đã thỏa thuận tham gia vào giao dịch họ thì sẽ đồng thời phát sinh nghĩa vụ giữa các thành viên: nghĩa vụ trả nợ đúng hạn; nghĩa vụ trả lãi, lãi quá hạn, trả thù lao cho chủ họ, nghĩa vụ thanh toán khoản phạt vi phạm ( nếu có thỏa thuận); nghĩa vụ bồi thường thiệt hại( nếu có thiệt hại xảy ra) Các thỏa thuận trong giao dịch họ phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, trên cơ sở các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự Chủ thể tham gia giao dịch có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; sự thỏa thuận giữa các bên về quyền và nghĩa vụ khi tham gia họ phải cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận; mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội Bên cạnh đó, cá nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực nhưng không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định tại Điều 3 BLDS năm 2015

1.2 Họ, hụi, biêu, phường là một hợp đồng vay tài sản

1.2.1 Họ có bản chất là một hợp đồng vay tài sản Điều 463 BLDS năm 2015 định nghĩa hợp đồng vay tài sản như sau: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”

Hợp đồng vay tài sản bản chất là thỏa thuận giữa các bên nhằm thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa họ.

17 Điều 463 BLDS 2015 chỉ đề cập các quyền và nghĩa vụ cơ bản giữa các bên trong hợp đồng vay tài sản: Bên cho vay giao cho bên một khoản tiền hoặc vật, khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả tiền hoặc vật cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi, nếu có thỏa thuận hợp pháp luật quy định Ngoài các quyền và nghĩa vụ cơ bản đã được quy định, hợp đồng vay tài sản còn có các quyền và nghĩa vụ khác do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định

Tuy nhiên, hợp đồng vay tài sản có những tính chất khác biệt giúp nhận diện hợp đồng vay tài sản so với những loại hợp đồng khác Cụ thể:

Trước hết, về đối tượng hợp đồng, mặc dù BLDS 2015 không quy định cụ thể về đối tượng hợp đồng vay tài sản nhưng có thể xác định từ tính chất loại hợp đồng này Đối tượng hợp đồng vay tài sản phải là các động sản, vì chỉ với loại tài sản này, các bên mới thực hiện hành vi giao nhận đối với nhau Ngoài các điều kiện chung về tính hợp pháp, động sản là đối tượng của hợp đồng vay tài sản vì bên vay phải hoàn trả đúng số lượng, chất lượng tiền hoặc vật cùng loại khi đến hạn.

Hợp đồng vay tài sản là một loại hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 Khi vay tài sản, bên vay sẽ trở thành chủ sở hữu của tài sản vay ngay từ khi nhận tài sản, bao gồm cả tài sản được tạo thành từ tài sản vay Bên vay có quyền sở hữu, sử dụng và định đoạt toàn bộ tài sản vay, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

 Thứ 3, lãi suất Đây là điểm khác biệt của hợp đồng vay tài sản so với những loại hợp đồng khác Các bên có thể thỏa thuận về lãi suất nhưng

18 không được vượt quá mức pháp luật quy định Khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tổng số tiền hoặc tài sản gốc đã vay cùng với khoản lãi suất theo như đã thỏa thuận Điều 471, BLDS năm 2015 định nghĩa: " Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên."

Như vậy, có thể thấy giao dịch họ có bản chất tương tự như một dạng hợp đồng vay tài sản Dây họ được lập trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số tiền hoặc tài sản khác Mặc dù BLDS năm

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Văn Biên (2008), Họ, hụi, biêu, phường trong hệ thống pháp luật Việt Nam: Quá khứ và hiện tại, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 3, Tr.549 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Họ, hụi, biêu, phường trong hệ thống pháp luật Việt Nam: Quá khứ và hiện tại
Tác giả: Trần Văn Biên
Năm: 2008
2. Phạm Ngọc Bình (2017), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn giải quyết tranh chấp nợ hụi tại tỉnh Trà Vinh, tr.13-14, 29-31, 55, 61-62, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Trà Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn giải quyết tranh chấp nợ hụi tại tỉnh Trà Vinh
Tác giả: Phạm Ngọc Bình
Năm: 2017
3. Ngô Huy Cương, Nguồn gốc của nghĩa vụ và phân loại nghĩa vụ, Thông tin pháp luật dân sự Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn gốc của nghĩa vụ và phân loại nghĩa vụ
4. Ngô Huy Cương, 2009, Hai cặp phân loại hợp đồng căn bản, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 25, Tr27- 28, 29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hai cặp phân loại hợp đồng căn bản
6. Nguyễn Văn Điền, Giao dịch dân sự và điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định pháp luật hiện hành, https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-traodoi.aspx?ItemID=2445,truy cập 01/06/2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao dịch dân sự và điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định pháp luật hiện hành
7. Nguyễn Đình Giáp (2009), Hụi, họ, biêu, phường theo Pháp luật dân sự Việt Nam – Lý luận và thực tiễn áp dụng, tr.10, 12, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hụi, họ, biêu, phường theo Pháp luật dân sự Việt Nam – Lý luận và thực tiễn áp dụng
Tác giả: Nguyễn Đình Giáp
Năm: 2009
8. Bùi Thị Thanh Hằng (2017), Nguyên tắc bồi thường do vi phạm hợp đồng,Tạp chí Luật học ĐHQGHN: Luật học, Tập 33, Số 2, tr.41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên tắc bồi thường do vi phạm hợp đồng
Tác giả: Bùi Thị Thanh Hằng
Năm: 2017
10. Trần Kiên, Nguyễn Khắc Thu, Khái niệm hợp đồng và những nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật hợp đồng Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu lập pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm hợp đồng và những nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật hợp đồng Việt Nam
12. Bích Phượng, Sơn Hải, Bàn về mức phạt vi phạm hợp đồng, Tạp chí tòa án nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về mức phạt vi phạm hợp đồng
13. Lê Văn Sua, Bộ luật Dân sự 2015: Bất cập trong quy định về lãi suất, phạm vi hợp đồng vay tài sản, hình thức hợp đồng, Luật sư Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật Dân sự 2015: Bất cập trong quy định về lãi suất, phạm vi hợp đồng vay tài sản, hình thức hợp đồng
14. Nguyễn Thị Thanh Thảo (2016), Hợp đồng cộng đồng theo pháp luật Việt Nam, tr.5, 8, Luận văn thạc sĩ luật học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp đồng cộng đồng theo pháp luật Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Thảo
Năm: 2016
15. Nguyễn Thị Thanh Thảo, Khái niệm và đặc trưng cơ bản của hợp đồng cộng đồng, Thế giới luật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm và đặc trưng cơ bản của hợp đồng cộng đồng
19. Chơi hụi, https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C6%A1i_h%E1%BB%A5i truy cập 15/4/2020 Link
5. Nguyễn Ngọc Điện ( 2016), Giáo trình Luật dân sự tập 2- Nghĩa vụ, Nhà xuất bản đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, tr84-85, 86 Khác
9. Nguyễn Thị Tuyết Lan (2014), Lý luận và thực tiễn về sự thống nhất ý chí để giao kết hợp đồng thương mại, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội, tr10 Khác
11. Dương Thu Phương, Quy định của pháp luật Việt Nam về lãi suất trong hợp Khác
16. Trần Thị Thu Quỳnh ( 2011), Hợp đồng dân sự có điều kiện, Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật dân sự, Khoa Luật Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w