1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kết môn học (đề bài số 4)

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Địa vị pháp lý, sơ đồ tổ chức cơ quan nhà nước và phương án nhân sự Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức
Tác giả Nguyễn Thị Thu Trang
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Minh Hà
Trường học Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hành Chính
Thể loại Tiểu luận kết môn học
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 526,02 KB

Nội dung

Sự ra đời của một đơn vị hành chính mới kéo theo nhiều những khúc mắc cần giải quyết mà trong bài này sẽ chủ yếu nói về bộ máy hành chính của thành phố Thủ Đức cụ thể: địa vị pháp lý của

Trang 1

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

-0-0 -

TIỂU LUẬN KẾT MÔN HỌC

(ĐỀ BÀI SỐ 4)

Tiểu luận kết thúc môn học: Luật hành chính

Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Trang

MSSV: 18031051 Giảng viên: Nguyễn Thị Minh Hà

Hà Nội - 2021

Trang 2

MỞ ĐẦU

Quy hoạch phát triển đô thị theo hướng sáng tạo là định hướng mới của TP.HCM Chính quyền thành phố mong muốn hình thành một khu đô thị sáng tạo nằm trên trục phát triển hướng đông – đông bắc về phía quận 2, quận 9, quận Thủ Đức để hình thành 1 đơn vị hành chính mới tạm gọi là Thành phố phía Đông hay Thành phố Thủ Đức Thành phố Thủ Đức được thành lập không chỉ là điểm mới của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng mà là cả của Việt Nam khi lần đầu tiên mô hình thành phố trong thành phố trực thuộc trung ương được triển khai và đem lại thành quả Sự ra đời của một đơn vị hành chính mới kéo theo nhiều những khúc mắc cần giải quyết mà trong bài này sẽ chủ yếu nói về

bộ máy hành chính của thành phố Thủ Đức cụ thể: địa vị pháp lý của thành phố,

sơ đồ tổ chức cơ quan nhà nước của thành phố và cuối cùng là về phương án nhân sự Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài: Phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh

Trang 3

NỘI DUNG

1- Địa vị pháp lý Thành phố Thủ Đức

1.1 Sơ lược về thành phố Thủ Đức

Theo nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ quốc hội khóa 14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xác và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc thành phố Hồ chí Minh có hiệu lực thi hành từ 01/01/2021, thành phố Thủ Đức được thành lập Theo đó thành lập TP Thủ Đức trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức Sau khi thành lập, TP Thủ Đức rộng trên 211 km2 diện tích tự nhiên tương đương 10% dân số HCm và quy mô dân số hơn một triệu người chiếm gần 13% dân số toàn TP.HCm Các đơn vị hành chính cấp xã gồm 34 phường trong đó sáp nhập phường Bình Khánh và phường Bình An thành lập phường An Khánh,sáp nhập phường An Khánh và Thủ Thiêm.Theo Nghị quyết trên còn có nội dung thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc TP

Hồ Chí Minh; Thành lập Tòa án nhân dân TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh; Thành lập Viện kiểm sát nhân dân TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh Việc thành lập thành lập thành phố Thủ Đức nhằm xây dựng một khu đô thị sáng tạo tương tác cao, phát huy các vị trí về địa lý mang tính cửa ngõ, các hạ tầng dịch vụ sẵn

có như các khu đại học bậc cao, khu công nghệ cao sản xuất tiên tiến, khu đô thị mới Thủ Thiêm, trung tâm tài chính và kinh doanh Thành phố Thủ Đức được

kỳ vọng sẽ trở thành nơi dẫn dắt kinh tế với mũi nhọn là ngành kinh tế tri thức, trung tâm đổi mới sáng tạo thúc đẩy sự phát triển của thành phố Hồ Chí Minh

và vùng Đông Nam Bộ

1.2 Địa vị pháp lý

Trên thế giới, Mô hình chính quyền thành phố thuộc thành phố không còn

xa lạ, nó như là “một sự lựa chọn” phổ biến ở các quốc gia đô thị hóa cao với tên gọi khác là “thành phố vệ tinh” Sự thành công rực rỡ của một số khu đô thị nổi bật trên thế giới như: Gangnam thuộc thủ đô Seoul, Hàn Quốc; Navi Mumbai thuộc thành phố Mumbai, Ấn Độ; Đông Thượng Hải thuộc thành phố

Trang 4

Thượng Hải, Trung Quốc là những minh chứng rõ nét cho ưu thế của mô hình này Ở Việt Nam loại đơn vị hành chính “thành phố trong thành phố trực thuộc trung ương” đã được thể chế hóa trong Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 sửa đổi 2019 Mô hình của thành phố Thủ Đức là

mô hình thành phố trực thuộc thành phố Trung ương Đầu tiên trong điều 110 Hiến pháp 2013 đã nêu lên các đơn vị hành chính của Việt Nam cụ thể như sau:

“ Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố t uộc tỉn ; t n p ố trực thuộc trung ương c ia t n quận u ện t ị xã v đơn vị n c ín tương đương; Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố t uộc tỉn c ia t n p ường

v xã; quận c ia t n p ường

Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập”

Có thể thấy rằng, trong điều này cụm từ “ thành phố trong thành phố trực thuộc trung ương” chưa được đề cập và cũng có những đơn vị hành chính có thể

kể đến như: đơn vị hành chính tương đương thuộc thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt thành lập bởi Quốc hội Tuy nhiên nếu coi đơn vị hành chính tương đương là một thành phố trong thành phố thì chỉ

có địa vị pháp lý của một đơn vị hành chính cấp quận Nếu thành phố Thủ Đức được coi là đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt, thì địa vị pháp lý cao hơn cấp quận chính là một biểu hiện của tính chất đặc biệt nói trên, về mặt thể chế cũng

có sự khác biệt

Đến Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 sửa đổi 2019, “ thành phố trực thuộc thành phố trung ương” đã được đề cập cùng với huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh gọi chung là cấp huyện1 Vậy về bản chất thành phố Thủ Đức với tư cách là một thành phố trong thành phố trực thuộc trung ương là một đơn vị hành chính cấp huyện nhưng có quy mô và tốc độ đô thị hóa cao hơn quận, thị xã

1 Khoản 2, Điều 2, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 sửa đổi 2019

Trang 5

Căn cứ khoản 2 điều 111 Hiến pháp 2013, điều 51 của Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 sửa đổi 2019 cũng như sau này Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Tp HCM ngày 16/11/2020 cũng đã quy định về chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc thành phố trung ương là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân

Theo quy định hiện hành, TP Thủ Đức là đô thị loại 1 trực thuộc TPHCM

và vẫn là đơn vị hành chính cấp huyện Về thẩm quyền của thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM nhìn chung không thể ngang với thẩm quyền của đơn vị hành chính cấp tỉnh, là một đơn vị hành chính do Ủy ban thường vụ quốc hội không vượt qua đơn vị kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập2

Có thể thấy rằng việc sáp nhập các đơn vị hành chính tạo nên thành phố trong thành phố đầu tiên ở Việt Nam mang lại một kỳ vọng lớn về việc thúc đẩy kinh tế, quy hoạch đô thị , thu hút đầu tư cho nên thẩm quyền so với các đơn vị hành chính cấp huyện của thành phố Thủ Đức cần được tăng Lấy trường hợp của thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) cũng xây dựng khu Phố Đông theo mô hình "thành phố trong thành phố" Tuy nhiên, người đứng đầu khu Phố Đông được trao quyền hạn tương đương với Phó thị trưởng thành phố Thượng Hải Vì vậy, Phố Đông có sự độc lập tương đối lớn để đề ra các chủ trương, chính sách phát triển, vươn lên thành trung tâm kinh tế mới của châu Á Ở Việt Nam, cũng có rất nhiều ý kiến

về vấn đền này.Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Cửu Việt nhận định: “Bản thân pháp luật cũng phải “mở cửa” để nơi mới thành lập được linh hoạt Nếu như thành lập mới chỉ có cái tên ra vẻ là thành phố, nhưng nếu quy định không linh hoạt, không cởi trói thì cũng khó” Vì vậy cần lưu ý đến việc tăng thẩm quyền của thành phố Thủ Đức

2- Sơ đồ bộ máy nhà nước tại thành phố Thủ Đức

2 Cao Vũ Minh (2020), Vị trí pháp lý, thẩm quyền của chính quyền thành phố Thủ Đức thuộc thành phố Hồ Chí Minh

Trang 6

2.1 Sơ đồ bộ máy

Sơ đồ bộ máy nhà nước TP Thủ Đức

Hội đồng

nhân dân TP

Thủ Đức

Ủy ban nhân dân TP Thủ Đức

Viện kiểm sát nhân dân

TP Thủ Đức

Tòa án nhân dân TP Thủ Đức

Bầu

u

Ủy ban nhân dân phường

Trang 7

2.2 Cụ thể

Hội đồng nhân dân bao gồm các đại biểu hội đồng nhân dân thành phố, thường trực hội đồng nhân dân thành phố, các ban của hội đồng nhân dân thành phố, tổ đại biểu nhân dân Số lượng đại biểu hội đồng nhân dân thành phố thuộc thành phố cũng được quy định: từ một trăm nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên một trăm nghìn dân thì cứ thêm mười lăm nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu

Cơ cấu, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng nhân dân thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định đối với hội đồng nhân dân huyện tại Điều 25, 26, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 Bên cạnh đó còn được bổ sung một số quyền hạn Hội đồng nhân dân thành phố gồm Ban kinh tế- xã hội và Ban pháp chế

Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc thành phố trung ương do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra Cơ cấu, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng nhân dân thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định đối với hội đồng nhân dân huyện tại Điều 27,28 Luật

Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 Bên cạnh đó còn được bổ sung một

số quyền hạn; Điều 29 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện UBND TP Thủ Đức có 13 cơ quan chuyên môn trực thuộc gồm:

HĐND Tp

Thủ Đức

Ban kinh tế

- xã hội

Ban pháp chế

Trang 8

Văn phòng HĐND và UBND; phòng Nội vụ; phòng Tư pháp; phòng Tài chính -

kế hoạch; phòng Lao động - thương binh và xã hội; phòng Văn hóa và thông tin; phòng Quản lý đô thị; phòng Tài nguyên và môi trường; phòng Giáo dục và đào tạo; Thanh tra thành phố; phòng Kinh tế; phòng Y tế, Phòng khoa học - công nghệ

Trang 9

UBND TP Thủ Đức

Cơ quan chuyên

môn

Đơn vị sự nghiệp trực thuộc

UBND các phường

Đơn vị ngành dọc

-Văn phòng HĐND

và UBND

- Phòng Nội vụ

- Phòng Tư pháp - -

Phòng Tài chính- kế

hoạch

- Phòng lao đồng

thương binh và xã hội

- Phòng Văn hóa và

thông tin

- Phòng quản lý đô

thị

- Phòng tài nguyên và

môi trường

- Phòng Giáo dục đào

tạo

- Thanh tra thành phố

- Phòng Y tế

- Phòng Kinh tế

- Phòng khoa học

công nghệ

-Trung tâm y tế

- Trung tâm văn hóa

- Bệnh viện

- Trung cấp nghề đông Sài Gòn,

-Chi cục thống kê

- Kho bạc nhà nước

- Chi cục thi hành

án dân sự

- Đội quản lý thị trường

- Đội thanh tra địa bàn

- Công an

- Ban chỉ huy quân

sự

- Chi cục thuế

- Bảo hiểm xã hội

UBND 34 phường: An Khánh, Thủ Thiêm…

Trang 10

Viện kiểm sát nhân dân thành phố Thủ Đức thành lập dựa trên nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 Trên cơ sở giải thể Viện kiểm sát nhân dân Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức thành lập Viện kiểm sát nhân dân thành phố Thủ Đức trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh Viện kiểm sát nhân dân thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm kế thừa nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa

án nhân dân Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức theo quy định của pháp luật.3

Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức thành lập dựa trên nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14.Trên cơ sở giải thể Tòa án nhân dân Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức thành lập Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh.Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức gồm 5 Tòa chuyên trách sau đây: Tòa Hình sự; Tòa Dân sự; Tòa Gia đình và người chưa thành niên; Tòa

Xử lý hành chính; Tòa Kinh tế

Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm

kế thừa nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức theo quy định của pháp luật.4

3 Điều 4, Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14

4 Điều 3, Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14

Tòa án nhân dân TP

Thủ Đức

Tòa

Hình sự

Tòa Dân

sự

Tòa Gia đình và người chưa thành niên

Tòa Xử lí hành chính

Tòa Kinh

tế

Trang 11

3– Phương án nhân sự Thành phố Thủ Đức

Ngày 22-1, HĐND TP Thủ Đức (trực thuộc TP Hồ Chí Minh) khai mạc

Kỳ họp thứ nhất để bầu các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND

TP Thủ Đức, nhiệm kỳ 2021-2025; đồng thời chính thức kết thúc nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy các UBND quận 2, 9 và Thủ Đức.Hoạt động của thành phố sẽ bắt đầu ngay sau khi các chức danh lãnh đạo được sắp xếp, con dấu riêng cho các cơ quan, đơn vị, các phường trên địa bàn Theo phương án nhân sự trước đó đã được đề xuất thì thành phố Thủ Đức sẽ có 1 chủ tịch và 4 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân

Thành phố Thủ Đức là một đơn vị hành chính cấp huyện, xét theo Luật

Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 sửa đổi 2019 quy định về cơ cấu Ủy ban nhân dân huyện như sau: Ủy ban nhân dân huyện gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên; Ủy ban nhân dân huyện loại I có không quá ba Phó Chủ tịch; huyện loại II và loại III có không quá hai Phó Chủ tịch

Trong Nghị định 69/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 08/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 về số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân Nghị định cũng đã quy định về số lượng phó Chủ tịch Ủy Ban thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương tại điểm b, khoản 2, Điều 7 như sau:

“Quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương loại I có không quá 03 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương loại II, loại III có không quá 02 Phó Chủ tịch Ủ ban n ân dân”

Bên cạnh đó, thành phố Thủ Đức được xét là một đô thị loại 1 Vậy theo những điều trên thì Thành phố Thủ Đức chỉ có không quá 3 phó Chủ tịch ủy ban nhân dân Phương án dân sự trên được các cấp chính quyền đưa ra để tăng thẩm quyền đối với thành phố Thủ Đức, phù hợp để quản lý với địa lý và số dân ba quận gộp lại… những phương án dân sự trên đã trái với những điều mà luật hay

Trang 12

nghị định đã nêu ở trên quy định Trong thực tế, bộ máy sau này của thành phố Thủ Đức cũng chỉ bao gồm 01 Chủ tịch và 03 Phó Chủ tịch UBND thành phố

Trang 13

KẾT LUẬN

Có thể thấy rằng, thành phố Thủ Đức là một đơn vị hành chính cấp huyện, một thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương đầu tiên Tuy rằng những quy định về đơn vị hành chính cấp huyện đã được quy định cụ thể nhưng đối với Thủ Đức, với vị trí và dân số, với những kỳ vọng mà việc thành lập nó đem lại thì đã đặt ra nhiều hơn vấn đề là một đơn vị hành chính cấp huyện Đặt

ra vấn đề về việc nâng cao thẩm quyền của thành phố này để giúp phát huy được thế mạnh khi sáp nhập 3 quận, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã ủy quyền tối đa để Thủ Đức phát triển nhưng cũng đặt ra những yêu cầu mà thành phố này phải đạt được Bên cạnh đó còn là những phương hướng, nội dung phát triển mà Thủ Đức hướng tới để xứng đáng với kỳ vọng và vị thế của mình

Trang 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1, Quốc hội (2013), Hiến Pháp, Hà Nội

2, Nghị quyết số: 1111/NQ-UBTVQH14 Về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập Thành phố Thủ Đức thuộc thành phố Hồ Chí Minh

3, Quốc hội (2015), Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Hà Nội

4, Nghị định 69/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 08/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 về số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân

5, Cao Vũ Minh (2020), Vị trí pháp lý, thẩm quyền của chính quyền thành phố Thủ Đức thuộc thành phố Hồ Chí Minh

, http://www.lapphap.vn/Pages/TinTuc/210655/Vi-tri-phap-ly tham-quyen-cua-chinh-quyen-thanh-pho-Thu-duc-thuoc-thanh-pho-Ho-Chi-Minh.html

6, Nguyễn Cảnh Hợp (2020), Thành phố trong thành phố: Đôi điều suy nghĩ,

http://www.lapphap.vn/Pages/TinTuc/210711/Thanh-pho-trong-thanh-pho doi-dieu-suy-nghi.html

7, Thành Ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2020),Đề án thành lập thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

8, https://tpthuduc.hochiminhcity.gov.vn/home

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w