Có quy định rằng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương “chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm việc cài đặt, sử dụng ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gầ
Trang 1KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
-0-0 -
PHẠM HỒNG TUẤN
VỀ VIỆC BỘ Y TẾ BAN HÀNH HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
CÁC ỨNG DỤNG KHAI BÁO Y TẾ VÀ PHÁT HIỆN TIẾP XÚC GẦN
PHỤC VỤ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19
Tiểu luận kết thúc môn luật hành chính Giảng viên: TS Nguyễn Thị Minh Hà
Hà Nội, tháng 06 năm 2021
Trang 2Đề số 7:
Quyết định số 2666/QĐ-BYT ngày 29/5/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn sử dụng các ứng dụng khai báo Y tế và phát hiện tiếp xúc gần
phục vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 Có quy định rằng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương “chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm việc cài đặt, sử dụng ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần, xử phạt các trường hợp có điện thoại thông minh nhưng không thực hiện cài đặt, sử dụng ứng dụng theo quy định trên cơ sở tỉnh hình dịch COVID-19 và điều kiện thực tế tại địa phương”
Anh/ chị hãy trả lời câu hỏi (kèm giải thích), phân tích, bình luận về các
vấn đề sau:
1 Quyết định 2666 vừa nêu có phải là Quyết định hành chính không? Quyết định 2666 là loại văn bản gì?
2 Hãy chỉ ra các văn bản pháp luật cần được áp dụng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể “xử phạt các trường hợp có điện thoại thông minh nhưng không thực hiện cài đặt, sử dụng ứng dụng”
3 Phân tích, bình luận về việc “xử phạt các trường hợp có điện thoại thông minh nhưng không thực hiện cài đặt, sử dụng ứng dụng” theo các vấn đề
pháp lý: tên gọi vị phạm hành chính cụ thể (theo pháp luật quy định); căn cứ
pháp lý; thẩm quyền xử phạt; hình thức xử phạt, các biện pháp ngăn chặn và
đảm bảo việc xử phạt, mức tiền phạt…(sinh viên có thể phân tích thêm các vấn
đề khác liên quan đến chế định xử phạt vi phạm hành chính)
4 Phân tích, bình luận về tính hợp pháp và tính hợp lý của quy định nếu trên trong Quyết định 2666
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trước diễn biến phức tạp của Đại dịch COVID – 19, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp thực hiện và cho ra mắt ứng dụng hỗ trợ phòng chống dịch COVID – 19 Với ứng dụng này, người dân có thể tự khai báo y tế tại nhà bằng điện thoại và máy tính bảng thông minh Hai ứng dụng được Bộ TT&TT và Bộ
Y tế phối hợp ra mắt gồm: NCOVI dành cho người dân Việt Nam và Vietnam Health Declaration dành cho người nhập cảnh vào Việt Nam
Ứng dụng cho phép người dùng khai báo thông tin sức khỏe hiện tại để có thể được hỗ trợ nhanh nhất từ cơ quan y tế Người dùng được cập nhật thời gian thực tình trạng dịch bệnh khu vực xung quanh mình sinh sống hoặc những khu vực đang có dịch để chủ động tránh những địa điểm không an toàn Ngoài ra, người dân có thể xem các thống kê, thông tin về dịch bệnh được cập nhật liên tục, các hướng dẫn cách phòng trách bệnh dịch hiệu quả và an toàn từ các chuyên gia y tế
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, với ứng dụng này, thông tin người dân cung cấp được Nhà nước quản lý chặt chẽ và chỉ được sử dụng để chống dịch, tuyệt đối không sử dụng vào các mục đích thương mại, không xâm phạm đời tư của người dân.Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết ứng dụng này sẽ giúp ngành y tế phản ứng nhanh hơn với các thông tin do người dân cung cấp Đây là sự hỗ trợ quan trọng cho ngành y tế trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19
Trước tình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, việc khai báo y tế đầy
đủ, trung thực là trách nhiệm mà người dân cần thực hiện
2 Mục tiêu nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: chỉ ra các văn bản pháp luật cần được áp dụng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể “xử phạt các trường hợp có điện thoại thông minh nhưng không thực hiện cài đặt, sử dụng ứng dụng; Phân tích, bình luận về việc “xử phạt các trường hợp có điện thoại
Trang 4thông minh nhưng không thực hiện cài đặt, sử dụng ứng dụng” theo các vấn đề pháp lý: tên gọi vị phạm hành chính cụ thể (theo pháp luật quy định); căn cứ pháp lý; thẩm quyền xử phạt; hình thức xử phạt, các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo việc xử phạt, mức tiền phạt; Phân tích, bình luận về tính hợp pháp và tính hợp lý của quy định nếu trên trong Quyết định 2666
3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học cung cấp cho người đọc những kiến thức cần thiết Đó là chìa khóa quan trọng cho những ai muốn tiến sâu hơn trong nghiên cứu khoa học Để thực hiện luận văn này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thu thập và xử lí dữ liệu, phương pháp thiết kế nghiên cứu
Trang 5NỘI DUNG
1 Về Quyết định 2666/QĐ-BYT ngày 29/5/2021
Quyết định 2666 là quyết định hành chính Quyết định 2666 là loại văn bản Quyết định
Thực hiện Quyết định số 2666/QĐ-BYT ngày 29/5/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn sử dụng các ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần phục vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19
Sở Y tế yêu cầu các đơn vị nghiên cứu, triển khai thực hiện Quyết định nêu trên
2 Các văn bản pháp luật cần được áp dụng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể “xử phạt các trường hợp có điện thoại thông minh nhưng không thực hiện cài đặt, sử dụng ứng dụng”
- Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ về việc Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế
- Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc Hội 13 (sửa đổi, bổ sung 2017)
- Luật số 67/2020/QH14 của Quốc hội về việc luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của luật xử lý vi phạm hành chính
- Quyết định số 219/QĐ-BYT ngày 29/01/2020 của Bộ Y tế về việc bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCov) gây
ra vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007
- Công văn số 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19
3 Phân tích, bình luận
Thứ nhất, xử phạt các trường hợp có điện thoại thông minh nhưng không
thực hiện cài đặt, sử dụng ứng dụng như xử phạt không đeo khẩu trang khi đi ra khỏi nhà, nơi công cộng bị phạt hành chính đến 3 triệu đồng như hiện nay Cụ
Trang 6thể, tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP1
, quy định phạt tiền
từ 01 triệu đồng đến 03 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc
bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế (Tính đến nay Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đã xử lý vi phạm không đeo khẩu trang đã lên tới 487 trường hợp số tiền là 692 triệu đồng – số liệu báo cáo nơi tôi đang công tác) Như vậy,
cài đặt ứng dụng khó được coi là trang bị bảo vệ cá nhân, vì trang bị bảo vệ cá nhân thường được hiểu là trang bị những thiết bị, đồ dùng bảo vệ như khẩu trang, kính chống giọt bắn, quần áo phòng dịch, chứ không phải là cài đặt ứng dụng truy vết
Thứ hai, khả năng áp dụng xử phạt trên thực tế rất thấp Nếu muốn xử
phạt, các cơ quan chức năng phải đưa ra được quy trình, thẩm quyền thực hiện
Để chứng minh vi phạm của người dân, cơ quan chức năng sẽ phải tiến hành khám xét phương tiện, đồ vật theo thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 128 Luật XLVPHC và phải ban hành quyết định về việc này rất mất thời gian Hơn nữa, nếu phạt thì thủ tục xử phạt sẽ vướng ngay đến quy định về quyền riêng tư,
đó là thủ tục mở điện thoại của người khác để kiểm tra Ngoài ra, làm sao biết được một người có mang điện thoại thông minh nơi công cộng hay không
Thứ ba, việc xử phạt cá nhân không cài đặt có thể vi phạm đến các quy
định khác lơn hơn ví dụ như quyền đảm bảo an toàn và bí mật thư tin, các quyền
tự do cơ bản khác của công dân (Điều 73, Hiến pháp 1992: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, của công dân nghĩa là: Không
ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại)2
Thứ tư, một quy phạm pháp luật cần phải được xây dựng để có thể áp
dụng cho tất cả mọi người, không nên có sự phân biệt, thiếu công bằng khi áp dụng pháp luật Tuy nhiên, quy định của Bộ Y tế đưa ra chỉ xử phạt đối với người dùng smartphone không cài đặt các ứng dụng như Ncovi, Bluezone, là
1
Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ về việc Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế
Trang 7không công bằng; chưa tính đến những trường hợp người già sử dụng điện thoại thông minh nhưng không biết cài hoặc không biết sử dụng Chắc chắn, nếu việc
xử phạt được thực hiện trên thực tế thì sẽ có rất nhiều người bị xử phạt mà hoàn toàn không biết đến quy định này
Sử dụng điện thoại thông minh có cài đặt mà không khai báo, khai báo gian dối bị phạt hành chính đến 20 triệu đồng Theo Quyết định số 219/QĐ-BYT, COVID-19 được liệt kê vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A.3 Trong đó, mức phạt với các hành vi không khai báo y tế, khai báo y tế gian dối được quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
b) Cố y khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
c) Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A
Không khai báo, khai báo y tế gian dối có thể bị đi tù Điều 1 Công văn số 45/TANDTC-PC quy định: Người đã được thông báo mắc bệnh; người nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch bệnh COVID-19 đã được thông báo cách
ly thực hiện một trong các hành vi sau đây gây lên truyền dịch bệnh COVID-19 cho người khác thì bị coi là trường hợp thực hiện “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” quy định tại điểm C khoản 1 Điều 240 và xử lý về tội làm lây lan bệnh truyền nhiễm cho người:
a) Trốn khỏi nơi cách ly;
b) Không tuân thủ quy định về cách ly;
c) Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly; d) Không khai báo y tế, khai báo không đầy dủ hoặc khai báo gian dối Theo đó, mức phạt của người không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc
3
Quyết định số 219/QĐ-BYT ngày 29/01/2020 của Bộ Y tế về việc bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCov) gây ra vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007
Trang 8khai báo gian dối là phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 01 - 05 năm
4 Tính hợp pháp và tính hợp lý của quy định nếu trên trong Quyết định 2666
4.1.Tính hợp pháp
Quyết định số 2666 ban hành “Hướng dẫn sử dụng các ứng dụng khai báo
Y tế và phát hiện tiếp xúc gần phục vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19” thực hiện cài đặt, sử dụng khai báo y tế trên điện thoại thông minh nhằm phát hiện tiếp xúc gần phục vụ phòng, chống dịch bênh COVID-19 Quyết định có hiệu lực thi hành tại thời điểm áp dụng, phù hợp với nội dung, mục đích, đúng quy định của pháp luật Cơ cấu quyết định gồm 3 điều và kèm 6 nội dung trong hướng dẫn Ngôn ngữ đảm bảo chính xác, phổ thông, cách diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu và có căn cứ.4
4.2 Tính hợp lý
Quyết định số 2666 ban hành giúp quản lý, theo dõi y tế và phát hiện sớm
ca bệnh phục vụ hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19
Dễ dàng và đơn giản trong thực hiện khai báo y tế điện tử trên các ứng dụng hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 “Khi khai, người dân sẽ cung cấp những thông tin cần thiết liên quan thủ tục hành chính để khi cần họ có thể được liên hệ như tên, tuổi, địa chỉ, số thẻ bảo hiểm Sau đó, họ cần khai báo tình trạng sức khỏe, những triệu chứng có xảy ra cũng như lịch trình đi đâu, nước nào trong 14 ngày qua, nhất là có đi qua vùng dịch bệnh hay không, kể cả khai những bệnh hàng ngày ” Hướng dẫn khai báo y tế được áp dụng đối với người dân và các địa điểm kinh doanh, nơi làm việc, giải trí, nơi tập trung đông người…Ví dụ:
“Tại quán cafe việc khai báo y tế qua mã quét QR-Code được triển khai sáng tạo trong việc tích hợp với chương trình khuyến mại Theo đó, khi quét mã để tham gia khuyến mãi khách hàng sẽ được yêu cầu khai báo y tế” “Đi khám chữa bệnh không phải chờ khai báo: Các Bệnh viện đã ứng dụng trong khai báo y tế Khi đến Bệnh viện, người dân chỉ cần mở ứng dụng chọn biểu tượng “Quét mã QR”
Trang 9ở cửa sổ tin nhắn và hướng camera điện thoại vào mã QR mà các Bệnh viện đã chuẩn bị sẵn, nhấn “đồng ý” Sau đó, điền đầy đủ các thông tin cần thiết như thông tin cá nhân, lịch trình di chuyển, triệu chứng lâm sàng… và chọn “gửi thông tin” là đã hoàn tất thủ tục khai báo y tế trực tuyến Bên cạnh đó, người dân thậm chí có thể chụp lại mã QR của BV để thực hiện khai báo tại nhà Khi đến
BV, chỉ cần đưa kết quả sẽ lập tức được vào, tránh mất thời gian viết tay, chờ đợi như trước”
Như vậy việc sử dụng khai báo y tế bằng điện thoại thông minh giúp chức trách quản lý được tình trạng sức khỏe toàn dân, quản lý đối tượng cách ly, thông tin di chuyển, mà còn giúp người dân nhận được các thông tin đáng tin cậy, được cập nhật theo dữ liệu thời gian thực Thông tin cảnh báo về khu vực
có dịch, để có thể điều chỉnh lộ trình di chuyển phù hợp cho bản thân
Trang 10KẾT LUẬN
Thực hiện quyết định số 2666/QĐ-BYT ngày 29/5/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn sử dụng các ứng dụng khai báo Y tế và phát hiện tiếp xúc gần phục vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 là một việc cấp thiết, hợp
lí, cần thực hiện khẩn trương
Việc khai báo y tế điện tử, sử dụng ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần và kiểm soát người vào, ra các địa điểm công cộng bằng mã QR là việc làm cần thiết, giúp cho cơ quan chức năng có dữ liệu phục vụ công tác truy vết, khoanh vùng, dập dịch được nhanh chóng, chính xác, hiệu quả Vì vậy, mỗi cá nhân, đơn
vị cần tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cài đặt, sử dụng các ứng dụng khai báo y tế điện tử, bao gồm: “Vietnam Health Declaration”, “Bluezone”, “Ncovi” Đồng thời mỗi cán bộ, công chức, viên chức
là một tuyên truyền viên, vận động người thân, người quen cài đặt và sử dụng các ứng dụng khai báo y tế
Mỗi cơ quan, đơn vị thực hiện đăng ký điểm kiểm soát dịch và thực hiện dán mã QR-Code ở vị trí dễ nhìn, khuyến nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân thực hiện khai báo y tế điện tử khi đến cơ quan, đơn
vị làm việc
Trang 11TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ về việc Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế
2 Hiến pháp nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 ngày 25/12/2001 của Quốc Hội
3 Quyết định số 219/QĐ-BYT ngày 29/01/2020 của Bộ Y tế về việc bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCov) gây ra vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007
4 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư
5 Luật số 67/2020/QH14 của Quốc hội về việc luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật xử lý vi phạm hành chính
6 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc Hội 12
7 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc Hội 13 (sửa đổi, bổ sung 2017)