1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo khoa học: Tòa án điện tử: Kinh nghiệm nước ngoài và đề xuất cho Việt Nam

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tòa án điện tử: Kinh nghiệm nước ngoài và đề xuất cho Việt Nam
Tác giả Tống Thị Phương, Bùi Phương Anh, Nguyễn Thị Nhật Thao, Trịnh Văn Hoàng, Nguyễn Hữu Hoàng
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật
Chuyên ngành Luật
Thể loại Báo cáo khoa học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 574,25 KB

Nội dung

Đặt vấn đề Sự bùng nổ của công nghệ - thông tin đã và đang tác động mạnh mẽ đến ngành tư pháp trên toàn thế giới, sự đổi mới về phương thức hoạt động của tòa án được chú trọng phát triể

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

BÁO CÁO KHOA HỌC

THAM GIA XÉT KHEN THƯỞNG

"CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

5 Nguyễn Hữu Hoàng

Họ và tên Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn

HÀ NỘI – 2022

Trang 2

Tòa án điện tử: Kinh nghiệm nước ngoài và đề xuất cho Việt Nam

Tóm tắt: Nhu cầu cải cách tư pháp hướng đến xây dựng nền tư pháp thông minh, hiện đại đang

được quan tâm hơn cả trong bối cảnh bùng nổ cách mạng 4.0; xu hướng tổ chức và phát triển mô hình tòa án điện tử cũng bắt đầu từ đó Mô hình này đã và đang phát triển ở một số quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng đã bắt tay vào thiết kế ở một số khía cạnh Tuy nhiên, tòa án điện tử là một vấn

đề pháp lý phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực; để xây dựng được một mô hình tiến bộ, phù hợp vẫn đang là một bài toán hiện nay Xuất phát từ những nhu cầu cấp thiết trong thực tiễn, nhóm tác giả tập trung làm rõ các vấn đề xung quanh tòa án điện tử, từ các vấn đề lý luận đến thực tiễn; đồng thời xây dựng hệ thống giải pháp (ngắn hạn và dài hạn) nhằm tổ chức và phát triển tòa án điện tử tại Việt Nam trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc, Malaysia, Úc và phù hợp với bối cảnh nước ta

Abstract: The necessary for judicial reform nowadays is gaining significant concern due to the 4.0

revolution to build a smart and modern judiciary Therefore, this development lead to the evolution of e-court E-court has been developing numerous of countries throughout the world, with Vietnam is also contributing to the design in various aspects However, e-court is a sophisticated legal problem that relates to various fields, and building a sustainable and progressive model is still

a struggle The authors focus on clarifying issues surrounding e-courts, from theoretical to practical issues, as well as developing a system of solutions (short-term and long-term) to organize and develop e-courts in Vietnam, based on learning experiences from China, Malaysia, Australia and tailored to the Vietnamese context of our country

Các từ khóa: Tòa án điện tử, kinh nghiệm nước ngoài, Việt Nam

Tác giả: Tống Thị Phương1, Bùi Phương Anh, Nguyễn Thị Nhật Thao, Trịnh Văn Hoàng, Nguyễn Hữu Hoàng

Lời cảm ơn: Để đạt được kết quả nghiên cứu này, nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất

đến Đảng Ủy, Ban Chủ nhiệm Khoa Luật và các Bộ môn đã tạo ra môi trường thúc đẩy học thuật rất bổ ích và nhiệt tình hỗ trợ để sinh viên có thể thực hiện đề tài của mình Nhóm nghiên cứu cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến giảng viên hướng dẫn – PGS TS Nguyễn Minh Tuấn, thầy đã đồng hành và truyền nguồn cảm hứng to lớn để nhóm đi được đến ngày hôm nay Nhóm sinh viên biết ơn tất cả những điều đó và sẽ cố gắng hơn nữa trong hoạt động nghiên cứu nói riêng và học tập nói chung

1 Tác giả liên hệ ĐT: 0866189205

Địa chỉ email: phuongphuongkl64@gmail.com

Trang 3

I Phần dẫn nhập

1.1 Đặt vấn đề

Sự bùng nổ của công nghệ - thông tin đã và đang tác động mạnh mẽ đến ngành tư pháp trên toàn thế giới, sự đổi mới về phương thức hoạt động của tòa án được chú trọng phát triển, tiêu biểu với mô hình tòa án điện tử Nhiều quốc gia đã xây dựng và phát triển mô hình này từ những thập kỷ trước, đến nay cho thấy hiệu quả và thành công rõ nét, có thể kể đến Hoa Kỳ, Anh, Canada, Úc hay Trung Quốc…

Đứng trước xu thế đó, cùng với nhu cầu cải cách tư pháp vì một nền tư pháp văn minh, tiến

bộ, Việt Nam cũng tích cực tiếp thu công nghệ, học hỏi kinh nghiệm và có những bước đi mới nhằm từng bước xây dựng Tòa án điện tử, Tòa án số, tiến tới xây dựng và vận hành Tòa án thông minh Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam đã có kế hoạch 76/KH-BCĐ-TANDTC về xây dựng

“đề án xây dựng Tòa án điện tử ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”; mới đây, ngày 12/11/2021, Quốc Hội đã ban hành Nghị quyết 33/2021/QH15 về tổ chức phiên tòa trực tuyến Tình hình dịch bệnh Covid – 19 kéo dài trong hơn 2 năm vừa qua đã cho thấy nhiều điểm còn bất cập, hạn chế trong mô hình tòa án truyền thống nhưng cũng là cơ hội để có thể nhìn nhận khách quan nhất tiềm năng phát triển, tính hiệu quả và tính tất yếu của tòa án điện tử trong bối cảnh hiện nay Với những đặc tính của mình, tòa án điện tử không chỉ giải quyết được bài toán khó khăn trong hoạt động của tòa án khi dịch bệnh mà còn là bước tiến mới, là công cụ hữu hiệu giúp tòa án hoạt động hiệu quả hơn, năng suất hơn và đồng thời đảm bảo tốt hơn quyền con người, quyền công dân

Tòa án điện tử là một vấn đề phức tạp, nên mặc dù Việt Nam đã có một số kế hoạch, hướng dẫn, quy định liên quan nhưng chưa có sự đột phá mạnh mẽ để thúc đẩy quá trình xây dựng Các văn bản chưa quy định đầy đủ các vấn đề, trong khi một số quy định cũng chưa thật sự phù hợp

và mang lại hiệu quả

Việc xây dựng tòa án điện tử là một quá trình lâu dài, cần những bước đi đúng trọng tâm để thay đổi tương đối nhiều yếu tố trong thiết chế vận hành hiện nay, nên việc tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia đi đầu trong mô hình này là điều vô cùng quan trọng

Trên cơ sở đó, để bắt kịp xu thế quốc tế, đáp ứng nhu cầu cải cách tư pháp, nhóm tác giả lựa

chọn đề tài “Tòa án điện tử: kinh nghiệm nước ngoài và đề xuất cho Việt Nam” nhằm tạo ra

sự đổi mới mạnh mẽ hơn trong bối cảnh hiện nay

Trang 4

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý luận, thực tiễn, nghiên cứu một số mô hình tòa án điện tử trên thế giới để học hỏi kinh nghiệm, từ đó xây dựng các nhóm giải pháp tại Việt Nam, cụ thể cần làm rõ các vấn đề chính như sau:

Thứ nhất, đưa ra được khái niệm của Tòa án điện tử, chỉ ra các đặc điểm của mô hình này

cũng như xác định được các yếu tố tác động và điều kiện để đảm bảo cho Tòa án điện tử hoạt động một cách hiệu quả

Thứ hai, nghiên cứu, làm rõ được những điểm nổi bật của mô hình tòa án điện tử tại một số

quốc gia trên thế giới Đánh giá được những điểm phù hợp để học hỏi kinh nghiệm cho Việt Nam

Thứ hai, đánh giá được thực trạng ở Việt Nam, xác định được phương hướng và xây dựng

được hệ thống các giải pháp để tổ chức và phát triển tòa án điện tử theo lộ trình rõ ràng, đầy đủ

1.3 Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng

Về phương pháp luận, bài nghiên cứu dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin, kết hợp với vận dụng nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

Về phương pháp nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng các phương pháp: phân tích tài liệu và

số liệu, đánh giá, nghiên cứu so sánh, thống kê, tổng hợp, logic, phỏng vấn chuyên sâu

II Kết quả nghiên cứu và thảo luận

1 Khái niệm và đặc điểm tòa án điện tử

1.1 Khái niệm tòa án điện tử

Tòa án điện tử (E-Court) là một khái

niệm mới và chưa được định nghĩa chính

thức tại Việt Nam

Theo PGS TS Nguyễn Hòa Bình -

Chánh án TANDTC cho rằng: “Bản chất của

Tòa án điện tử là chuyển một phần hoạt động

của Tòa án từ không gian thực lên không

gian số; trong đó, cốt lõi là việc tiến hành,

tối ưu hóa và phát triển trên nền tảng số một

số hoạt động: quản trị nội bộ Tòa án; công

khai hoạt động của Tòa án; cung ứng cho

người dân các dịch vụ tư pháp công; hỗ trợ các tiện ích nâng cao hiệu quả hoạt động của các chức danh tư pháp; kết nối và khai thác

cơ sở dữ liệu của các nền tảng Kết nối và khai thác cơ sở dữ liệu của các nền tảng số quốc gia; đặc biệt là tiến hành các hoạt động

tố tụng điện tử[9]

Tùy từng góc độ tiếp cận sẽ có những cách định nghĩa khác nhau về tòa án điện tử, nhóm tác giả đưa ra cách hiểu khái quát như

sau: Tòa án điện tử (E – Court) là mô hình

điện tử hóa của Tòa án, xét xử và thực hiện quyền tư pháp thông qua ứng dụng công nghệ thông tin giúp nâng cao hiệu quả, tăng

Trang 5

cường công khai, minh bạch, giảm phiền hà,

tham nhũng, tiết kiệm chi phí, chuyển đổi

quan hệ truyền thống cung cấp dịch vụ công

tốt hơn Tòa án điện tử vẫn thực hiện nhiệm

vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người,

quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ

nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền

và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

1.2 Đặc điểm của tòa án điện tử

Tòa án điện tử mang đầy đủ đặc điểm

của tòa án truyền thống, nhưng có một đặc

điểm nổi bật là sự ứng dụng công nghệ thông

tin vào hoạt động tư pháp Nó không khác

biệt với Tòa án truyền thống về mặt thủ tục

nhưng có sự thay đổi trong cách các thủ tục

tố tụng được triển khai

2 Một số hình thức biểu hiện của tòa án

điện tử

Tòa án điện tử thường được coi là một

thành phần của hệ thống tư pháp điện tử ở

nhiều quốc gia, đặc biệt là ở châu Âu Trên

khắp thế giới, các sáng kiến về công lý điện

tử và tòa án điện tử vẫn đang là vấn đề

mới[1,p.92] Qua nghiên cứu, nhóm tác giả

nhận thấy, với những quốc gia đã áp dụng

mô hình tòa án điện tử thường sẽ biểu hiện ở

một số hình thức như sau [2]: (i) Tự động

hóa tòa án, (ii) nộp đơn trực tuyến và tống

đạt trực tuyến, (iii) phiên tòa trực tuyến, (iv)

hệ thống quản lý hồ sơ tòa án điện tử, (v) tòa

án điện tử toàn diện (áp dụng toàn hệ thống

là trụ cột chính Thời gian gần đây, vấn đề tòa án điện tử được Đảng và Nhà nước chú trọng và quan tâm hơn, các hội nghị, dự thảo quy chế tổ chức, dự thảo ban hành các nghị định, thông tư ngày càng nhiều để đánh giá

và đưa ra quy chế phù hợp nhất với bối cảnh hiện tại

Hai là yếu tố pháp luật Trong tiến trình

thực hiện cải cách tư pháp, các văn bản pháp luật, các dự thảo luật liên tục được ban hành Mới đây, ngày 12/11/2021, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 33/2021/QH15 về tổ chức phiên tòa trực tuyến đã phần nào bảo đảm tư pháp không chậm trễ, xét xử nhanh chóng, kịp thời; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, đương sự, tổ chức và cá nhân có liên quan; tạo cơ chế thuận lợi để các đối tượng này tham gia phiên tòa; giúp tiết kiệm thời gian và chi phí; nâng cao hơn nữa hiệu quả năng lực hoạt động của Tòa án, bảo đảm từng bước chuyên nghiệp, hiện đại, phù hợp xu thế quốc tế, là bước đi cần thiết cho việc xây dựng Tòa án điện tử[14]

Trang 6

Ba là yếu tố bối cảnh - xã hội Yếu tố này

bao hàm nhiều vấn đề, cụ thể:

(i) Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

đang mở ra một thời đại mới trong tiến trình

phát triển của nhân loại, đây cũng chính là cơ

hội lịch sử, song đầy thách thức đối với công

cuộc cải cách và phát triển đất nước nói chung

và cải cách tư pháp nói riêng

(ii) Đại dịch Covid - 19 ảnh hưởng không

nhỏ đến tiến độ giải quyết, xét xử của TAND

các cấp trong khi số lượng vụ án, áp lực công

việc ngày càng tăng cao Để giải quyết được

sự đình trệ tiến độ giải quyết án trong trạng

thái phòng chống dịch bệnh Covid - 19 không

còn cách nào khác là phải tận dụng tối đa

nguồn lực của khoa học công nghệ để áp dụng

vào tổ chức và hoạt động của tòa án

(iii) Nền tư pháp không đơn giản chỉ là thể

hiện rõ nét những đặc điểm của Việt Nam trên

cơ sở tiếp thu kế thừa được các giá trị văn

minh, tiến bộ của nhân loại về tư pháp cũng

như các giá trị văn hoá của tư tưởng chính trị

- pháp lý phương Đông; hoặc chỉ là một nền

tư pháp gắn bó với dân, gần dân, vì dân Người

dân còn mong muốn nhiều hơn thế Họ cũng

có quyền và có nhu cầu tiếp cận với những cái

mới, được tham gia vào một quy trình tố tụng

gọn nhẹ, đơn giản hơn; được tiếp cận với một

nền tư pháp hiện đại

3.2 Những điều kiện đảm bảo để tổ chức

tốt tòa án điện tử

Một là đảm bảo về pháp luật Với pháp

luật Việt Nam hiện hành, các đạo luật về tố

tụng tư pháp cũng đã có một số quy định về

một số khía cạnh của tố tụng điện tử, tố tụng trực tuyến, tạo cơ sở bước đầu cho việc tổ chức phiên tòa trực tuyến Ngoài ra, cũng đã

có ghi nhận pháp lý về việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tư pháp, từ cung cấp dịch vụ hành chính tư pháp trực tuyến, tống đạt điện tử, cung cấp, tiếp nhận chứng cứ điện tử, trực tuyến… cũng được thực hiện thường xuyên và dần thay thế hoạt động tố tụng truyền thống giúo dễ dàng giải quyết công việc tại tòa án “mọi lúc - mọi nơi - mọi phương tiện”[11]

Hai là đảm bảo về trình độ tiếp cận công nghệ thông tin của cán bộ, nhân viên tòa án, người tiến hành tố tụng và nguồn nhân lực chuyên nghiệp về công nghệ thông tin

Ba là đảm bảo về khoa học công nghệ

Không thời điểm nào phù hợp hơn thời điểm này để thực hiện tiến đến xây dựng TAĐT bởi sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Thực chất việc xây dựng tòa án điện tử chính là số hóa hoạt động tố tụng, do vậy tố tụng trực tuyến không khác biệt nhiều so với tố tụng truyền thống, thậm chí còn tinh gọn và thuận tiện hơn

Bốn là đảm bảo về mặt nhận thức và tiếp cận của người dân TAĐT - một vấn đề

không còn quá mới mẻ, song thái độ của mọi người đối với vấn đề này vẫn còn nhiều khác biệt và tồn tại những quan điểm trái chiều Điều này thể xuất phát từ thực tiễn tâm lý

Trang 7

người dân trong cuộc sống hoặc theo suy

đoán, quan niệm của từng nhóm người Tuy

nhiên, để đảm bảo tổ chức tốt tòa án điện tử

cũng cần suy xét xem làm thế nào để nâng

cao nhận thức và việc tiếp cận phổ biến

phương thức tố tụng điện tử đến tất cả mọi

Ở Trung Quốc, tòa án điện tử đã bắt đầu

được xây dựng từ những năm 1990, đến nay

đã đạt được những thành tựu to lớn, một số

điểm tiêu biểu như sau:

Về bằng chứng điện tử, năm 2012, bằng

chứng điện tử đã được ghi nhận là một nguồn

chứng cứ khi sửa đổi Điều 63 Luật Tố tụng

Dân sự CHND Trung Hoa, sau đó đã được sử

dụng phổ biến khi nó đảm bảo tính xác thực,

liên quan và hợp pháp Hiện nay, Trung Quốc

sử dụng công nghệ “Nền tảng thống nhất của

Blockchain tư pháp Tòa án nhân dân” để lưu

trữ tài liệu, chứng cứ điện tử cho tố tụng với

đặc tính là bảo mật cao, chống giả mạo

Về số hóa hồ sơ tòa án, tháng 7/2013,

TANDTC đã ra mắt trang web lưu trữ điện tử

và công cụ tìm kiếm cho hầu hết tất cả các hồ

sơ tòa án mở và truy cập miễn phí cho công

chúng (CJO)

Về xây dựng các nền tảng trực tuyến, rất

nhiều nền tảng đã được ra đời nhằm phục vụ

cho tố tụng trực tuyến, điển hình như: Thông

tin Quy trình Tư pháp Trung Quốc Trực tuyến, Bản án Trung Quốc Trực tuyến và Thông tin Thực thi Bản án Trung Quốc Trực tuyến, nền tảng hòa giải trực tuyến thống

nhất[12]…

Về phát triển phần mềm và AI pháp lý, AI

được sử dụng để hỗ trợ thẩm phán, 2 công nghệ điển hình là: công nghệ nhận dạng giọng nói tự động (ASR) cho biên bản phiên tòa và

hệ thống thông báo tự động cho các trường hợp tương tự Ngoài ra, còn có các robot hỗ trợ người dân tham gia tố tụng và giúp tòa án giải đáp thắc mắc của người dân

Về dịch vụ tống đạt tài liệu tư pháp điện

tử, Luật Tố tụng Dân sự CHND Trung

Hoa cho phép tống đạt một số tài liệu tố tụng

(không có bản án, quyết định hoặc kết quả hòa giải) qua fax hoặc email, điện thoại di động

Về tòa án trực tuyến, việc tham gia xét xử

trực tuyến do các bên tự nguyện[4], phạm vi

xét xử trực tuyến bao gồm các vụ việc dân sự, hành chính và cả hình sự khi đủ các điều kiện theo “Quy định về một số vấn đề liên quan đến việc xét xử các vụ án của các Toà án trực

tuyến”[13] TAND tối cao phát triển ứng dụng

“Mobile Micro Court” tạo điều kiện thuận lợi cho tranh tụng trực tuyến, đồng thời ban hành quy tắc “tố tụng trực tuyến” Thực tiễn cho thấy hiệu quả xét xử trực tuyến rõ nét khi thời gian thụ lý và giải quyết đều được rút ngắn lại rất nhiều, có tới 98% đương sự chấp nhận bản

án sơ thẩm, không kháng cáo nữa[5]

Trang 8

4.2 Mô hình tòa án điện tử ở Malaysia

Dự án Tòa án điện tử hiện tại Malaysia đã

được triển khai toàn bộ tại Khu phức hợp Tòa

án Kuala Lumpur, khu phức hợp tòa án sầm

uất nhất Malaysia Sau nhiều năm hình thành

và phát triển Tòa án điện tử Malaysia đã đạt

được một số thành tựu to lớn như:

Về hệ thống nộp hồ sơ điện tử: cho phép

nộp hồ sơ qua internet, trong đó các công ty

pháp lý nộp hồ sơ trực tuyến thông qua việc

nộp đơn hoặc triệu tập Nộp hồ sơ trực tuyến

cho phép truy cập đồng thời vào các tài liệu

hồ sơ truy xuất tài liệu dịch vụ cho đến tìm

kiếm hồ sơ vụ án và thông tin bao gồm cả

lịch trình vụ án, 24/7 một tuần từ bất kỳ đâu

mà không cần xếp hàng

Về hệ thống hội nghị truyền hình: Hệ

thống này sẽ thuận tiện cho các luật sư vì nó

giúp loại bỏ thời gian chờ đợi và tiết kiệm

thời gian cũng như chi phí đi lại tòa án

Ngoài ra, hội nghị cũng được kỳ vọng sẽ

giúp giảm chi phí kiện tụng cho khách hàng

Về hệ thống quản lý hồ sơ: Hệ thống

quản lý hồ sơ cung cấp các cơ hội cho không

gian làm việc điện tử, kiểm soát truy cập và

quản trị cho các mục đích bảo mật, theo dõi

kiểm tra và nhật ký hoạt động, xác minh và

xác thực tài liệu

Về hệ thống cổng thông tin cộng đồng và

vận động chính sách: là cổng thông tin trao

đổi để Tòa án có thể hỗ trợ, giải đáp trực tiếp

những thắc mắc của người dân trong phạm

vi thẩm quyền của mình

Về hệ thống ghi và chép lại Tòa án: Một

điểm đặc biệt của ghi âm và chép lại tại Tòa

án Malaysia là việc sử dụng băng ghi âm toàn bộ quá trình xét xử của mình Hệ thống này mang nhiều lợi thế chẳng hạn như nó cho phép các chuyên gia xem xét nét mặt của nhân chứng hoặc bị cáo trong khi họ đang đưa ra lời khai của mình

Về hệ thống sắp xếp sự tham gia của luật sư: Hệ thống sẽ cho phép các luật sư sẽ ghi

lại sự hiện diện của họ khi họ đến cơ quan đăng ký tòa án Các luật sư sẽ đợi đến lượt

họ được gọi Những người đăng ký trước sẽ được ưu tiên gọi vào văn phòng (buồng) trước

4.3 Mô hình tòa án điện tử ở Úc

Úc là một trong những quốc gia tiên

phong áp dụng công nghệ vào Toà án Từ những thập niên 90 của thế kỷ trước, Úc đã cho triển khai nhanh chóng các công nghệ hiện đại thời bấy giờ vào quá trình tổ chức, xét xử của Toà án

Một số vấn đề điển hình như: Về nộp đơn trực tuyến, các bên mở tài khoản để nộp đơn

và các tài liệu khác, đồng thời để thanh toán

án phí Về tìm kiếm luật liên bang và hồ sơ tòa án điện tử cho phép lưu trữ, tìm kiếm tài liệu, bản án ở dạng điện tử một cách nhanh chóng Về phiên tòa trực tuyến, có hai công nghệ đáng chú ý là hệ thống thiết bị hội nghị trực tuyến Videoconference và hệ thống eCourtroom Phiên tòa có thể được tiến hành

Trang 9

dưới hình thức điện tử vì các bên đã đưa ra

yêu cầu, hoặc Tòa án đã chỉ đạo rằng phiên

tòa sẽ được tổ chức qua liên kết video hoặc

điện thoại eCourtroom nay đã được tích hợp

với eLodgment tạo thành một hệ thống liền

mạch Thông thường đối với mỗi vụ việc, sẽ

có một bản tổng hợp tất cả tin nhắn của thẩm

phán chủ tọa và của các bên đương sự, được

công khai cho bất kỳ ai quan tâm đến vụ

kiện Tuy nhiên, những văn bản và tệp tài

liệu được các bên đưa lên eCourt thì chỉ các

bên đương sự mới có quyền xem

Các hệ thống này giúp quá trình xử lý

thông tin, kiểm tra thông tin được diễn ra

một cách nhanh chóng, công khai, và minh

bạch Các đương sự hoàn toàn có quyền

được biết đơn khởi kiện của mình đang ở đâu

và đã được xử lý hay chưa Hệ thống phòng

xử án cũng đem lại các lợi ích một cách rõ

ràng, khi có thể kết nối với bất kỳ điểm cầu

nào ở bất cứ đâu

Tuy nhiên, các phiên toà trực tuyến diễn

ra khiến cho bên thứ ba càng dễ dàng hơn

trong việc tiếp cận, tiết lộ các thông tin pháp

lý bí mật Đặc biệt, khi liên kết quyền truy

cập bị rò rỉ, thì phiên toà hoàn toà có sự xuất

hiện của những thành viên “không được

mời”

4.4 Đánh giá

• Ưu điểm

Thứ nhất, về mặt công nghệ, các quốc

gia liên tục áp dụng, phát triển, đổi mới các

công nghệ hiện đại Kết hợp hài hoà với dữ liệu của Chính phủ điện tử Xây dựng các điểm cầu cho việc xét xử trực tuyến, mục đích cho việc này là nhà nước làm chủ công nghệ và sẵn sàng khắc phục trục trặc khi có

sự cố xảy ra

Thứ hai, về chính sách pháp luật, các

quốc gia liên tục xây dựng, bổ sung, làm rõ các thuật ngữ pháp lý quan trọng, chẳng hạn như các vấn đề xoay quanh “chứng cứ điện tử”,… bên cạnh những thuật ngữ quan trọng

là cả các văn bản hướng dẫn cụ thể quá trình

tố tụng

Thứ ba, về mặt nhân lực, các lập trình

viên có trình độ chuyên môn cao liên tục được đào tạo Nguồn nhân lực này là cả một thời gian dài cố gắng của quốc gia đó Các lập trình viên này luôn túc trực liên tục để vá lỗi kịp thời

Thứ tư, về mặt xã hội, họ liên tục tạo ra

niềm tin nơi người dân, làm cho họ sẵn sàng

sử dụng các ứng dụng của mình, những chính sách quảng bá đạt hiệu quả cao, những phản hồi của người dân cũng luôn được lắng nghe và xử lý kịp thời

• Nhược điểm

Thứ nhất, là vấn đề liên quan đến công

nghệ, đa phần các quốc gia đang gặp khó khăn trong việc áp dụng công nghệ vào để xây dựng nền tảng tranh tụng trực tuyến dẫn đến việc chưa đảm bảo được sự đồng đều và công bằng giữa các khu vực với nhau

Thứ hai, là các vấn đề liên quan đến nhân

lực, con người Hiện nay rất nhiều các quốc gia đang thiếu đào tạo về các lĩnh vực

Trang 10

chuyên môn nhất định như quản lý hồ sơ

điện tử, chứng cứ điện tử và công nghệ thông

tin- truyền thông… được cung cấp cho nhân

viên tòa án

Thứ ba, là các vấn đề liên quan đến quy

định của pháp luật Hiện nay còn nhiều vấn

đề pháp lý liên quan đến Tòa án điện tử còn

đang được bỏ ngỏ, đồng thời các quy định

còn mang tính chất nhỏ lẻ, rời rạc chưa đủ sự

chi tiết, cụ thể và thống nhất

Thứ tư, khi xét xử trực tuyến rất dễ xảy

ra các tình trạng thiếu trang nghiêm vì nhiều

lý do khác nhau có thể xuất phát từ sự thiếu

trách nhiệm của người tham gia phiên tòa

hoặc từ những lý do khách quan bên ngoài

• Một số bài học tham khảo

Trên cơ sở nghiên cứu 3 mô hình nêu

trên, một số bài học tham khảo cho Việt Nam

được rút ra như sau:

Thứ nhất, Toà án điện tử là xu thế tất yếu

xảy ra trong chiến lược cải cách tư pháp và

điều quan trọng là cần phải sớm chuẩn bị để

thích ứng với nó

Thứ hai, mô hình Toà án điện tử là một

khối liên kết chặt chẽ các thiết chế được vận

hành bởi công nghệ

Thứ ba, Toà án điện tử thường được áp

dụng tại các khu vực có cơ sở kỹ thuật, công

nghệ hiện đại

Thứ tư, việc xét xử trực tuyến trong mô

hình Toà án điện tử cần được giới hạn trong

các lĩnh vực nhất định

Thứ năm, yếu tố con người là yếu tố

quan trọng trong việc xây dựng, vận hành toà

án điện tử và đồng thời là yếu tố không thể

bị thay thế hoàn toàn bởi công nghệ

Thứ sáu, tòa án điện tử cần đảm bảo

được các nguyên tắc tố tụng truyền thống, đảm bảo quyền riêng tư và một số vấn đề khác

5 Thực trạng về tòa án điện tử tại Việt Nam

số quy định về gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử TANDTC cũng chính thức ra mắt Hệ thống Dịch vụ và hồ sơ trực tuyến gồm 66 trang thông tin điện tử của các TANDCC và TAND cấp tỉnh; Hệ thống gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử; Hệ thống đăng ký trực tuyến cấp sao, trích lục bản án, tài liệu trong hồ sơ vụ án của TAND; để áp dụng thí điểm tại một số tỉnh và sau đó được nhân rộng trên toàn quốc

Về gửi, nhận tài liệu tố tụng đến các bên, chủ thể khác Điều 176 BLTTDS có quy

định và đã được hướng dẫn tại Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐTP Việc gửi trực tuyến này

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w