Như đã biết thì trong mọi xã hội có giai cấp, quyền lực của chủ thể cầm quyền được thực hiện bằng một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định.. Đó là hệ thống chính trị, trong
Trang 1Đại học Quốc gia Hà Nội
Khoa Luật
TIỂU LUẬN ĐẢNG CHÍNH TRỊ VÀ ĐẢNG CẦM QUYỀN? VAI TRÒ CỦA CÁC ĐẢNG PHÁI CHÍNH TRỊ TRONG ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ HIỆN
ĐẠI?
Giảng viên: TS.Nguyễn Minh Tâm
Học phần: Chính trị học
Mã học phần: CAL3008 2
Họ và tên: Phí Thị Kiều Trang
Mã sinh viên: 19063173
Ngày sinh: 19/12/2001
Hà Nội, 2021
Trang 2Mục Lục
LỜI MỞ ĐẦU 3
I)Quan điểm về đảng phái 4
II) Đảng chính trị và Đảng cầm quyền 5
2.1: Đảng chính trị 5
2.1.1 Đảng chính trị đã ra đời như thế nào? 5
2.1.2 Đảng chính trị là gì? 6
2.1.3 Đặc điểm của Đảng chính trị 7
2.1.4 Vai trò của Đảng chính trị 8
2.1.5 Quyền lực của Đảng chính trị 8
2.1.6 Chức năng của Đảng chính trị 8
2.2.Đảng cầm quyền 9
2.2.1 Quan điểm Đảng cầm quyền 9
2.2.2 Vai trò của Đảng cầm quyền 9
2.2.3.Chức năng của Đảng cầm quyền 10
III) Vai trò của các đảng phái chính trị trong đời sống chính trị hiện nay 10
IV) Kết luận 12
Tài liệu tham khảo 13
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Chính trị học là một trong những khoa học cổ nhất, được khởi thảo nghiên cứu từ rất sớm, tuy nhiên ở các nước xã hội chủ nghĩa rất ít chú ý về lĩnh vực này Do vậy, đến tận những năm 90 của thế kỉ XX, sau khi hệ thống chủ nghĩa xã hội thoái trào trên thế giới vào việc nghiên cứu lĩnh vực này mới được chú ý Cho nên, ở Việt Nam, chính trị học là một khoa học non trẻ Tuy nhiên thì cho đến nay chính trị học là một ngành khoa học vẫn còn nhiều vấn đề phải nghiên cứu Như đã biết thì trong mọi xã hội có giai cấp, quyền lực của chủ thể cầm quyền được thực hiện bằng một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định
Đó là hệ thống chính trị, trong hệ thống chính trị, Đảng chính trị nói chung và đảng cầm quyền nói riêng có một mối quan hệ vô cùng chặt chẽ và sâu sắc đến sự hình thành, tổ chức
và hoạt động của nhà nước Tùy theo điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của từng nước cũng như mục tiêu theo đuổi mà mỗi đảng cầm quyền có những phương thức tổ chức
và hoạt động khác nhau, song đều nhằm tới một hướng đích là giành, thực thi và chi phối quyền lực nhà nước, từ đó chi phối và thực thi quyền lực của đảng đối với các đảng khác
và với toàn xã hội
Có thể nói là các đảng chính trị luôn là trung tâm cho các cuộc thảo luận và tranh luận về việc đổi mới nền chính trị cũng như thực hiện các thay đổi chính trị Các lợi ích cho chính thể sẽ được tìm thấy qua các quyết sách sáng suốt của đảng chính trị cầm quyền đó Tùy theo điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của từng nước cũng như mục tiêu theo đổi
mà mỗi đảng sẽ có những phương thức và hoạt động khác nhau Và em xin chọn đề tài:
“Đảng chính trị và Đảng cầm quyền? Vai trò của các đảng phái chính trị trong đời sống
chính trị hiện đại?” làm tiểu luận kết thúc học phần chính trị học
Trang 4I) Quan điểm về đảng phái
Có rất nhiều định nghĩa về các đảng phái B.Konstan-đại diện cho các trường phái bảo thủ
ở Anh cho rằng, đảng phái là tập hợp những người theo thuyết chính trị giống nhau1 Nhà triết học chính trị Xô viết Anatoli Butenko định nghĩa:
“Chính đảng là tổ chức chính trị đoàn kết những đại diện tích cực nhất của các giai cấp xã hội nhất định (hay một nhóm xã hội) và thể hiện (trong văn kiện cương lĩnh và các văn kiện khác) những lợi ích cơ bản của giai cấp đó
Chức năng quan trọng nhất của Đảng là tìm ra những phương hướng và phương tiện thực hiện những lợi ích đó, là người tổ chức những hoạt động của giai cấp và các đồng minh của nó”2 Chính sách của Đảng được thảo luận ra trong tiến trình đấu tranh nội bộ đảng giữa các phái nhóm và trào lưu Đây cũng chính là điểm làm nên sự khác biệt giữa đảng phái khi phân biệt với các tổ chức xã hội khác, và chừng nào họ không có mục đích phải nắm quyền thì không phải đảng phái Bởi vậy nên đảng phái có mục đích giành quyền lực
và tham gia vào các hoạt động ấy vì mục đích lợi ích nào đó
Đảng là một tổ chức xã hội tự nguyện, tập hợp những người có những đặc điểm chung nhất định, tuân thủ theo những quy tắc nhất định, cùng thực hiện những nhiệm vụ nhất định nhằm thỏa mãn mục tiêu nào đó Với ý nghĩa như vậy, Đảng được hiểu là một tổ chức xã hội, một loại hình thiết chế xã hội và có thể được tổ chức ra vì bất cứ mục tiêu gì
Trên cơ sở các yếu tố xác định đảng phái của GS LaPalombara, Quaermone đưa ra định nghĩa về các đảng phái như sau: “Các đảng là lực lượng chính trị có tổ chức, liên kết công dân có cùng khuynh hướng chính trị nhằm động viên ý kiến về một số mục tiêu nhất định
và để tham gia vào các cơ quan quyền lực để hướng quyền lực đến chỗ đạt được những yêu cầu đó.”3
1 Chính trị học,1, NXB Thông tin khoa học xã hội, H.1992, tr 43
2 Bitenko Anatoli, Đảng trong hệ thống chính trị của xã hội xã hội chủ nghĩa, NXB APN, Matxcova 1987, tr.19
3 Xem, chính trị học, Sđd, tr.44
Trang 5II) Đảng chính trị và Đảng cầm quyền
2.1: Đảng chính trị
2.1.1 Đảng chính trị đã ra đời như thế nào?
Đảng phái chính trị là một sản phẩm của thời kì hiện đại Các đảng phái chính trị xuất hiện
từ những nỗ lực của các tác nhân chính trị nhằm xây dựng những liên minh như vậy và điều phối các hoạt động mang tính tập thể rất cần thiết cho sự giành quyền kiểm soát và sử dụng bộ máy chính quyền Cứ như vậy chúng xuất hiện trong thế kỉ XIX cùng với sự phát triển của dân chủ, cùng với sự mở rộng và bầu cử phổ thông và quyền lực của nghị viện
Có hai học thuyết giải thích về sự ra đời của đảng phái: “Thuyết thể chế” (institutional theory) và “thuyết khủng hoảng lịch sử” (historical – crisis theory)
Nhà khoa học chính trị Pháp, Maurice Duverger cho rằng: Lúc đầu, các đảng phái chính trị chỉ là các câu lạc bộ chính trị và là các nhóm tổ chức trong các cơ quan lập pháp Khi quyền lực quốc hội phát triển ở Mỹ và Châu Âu, các thành viên quốc hội bắt đầu tự tổ chức thành
“các phái” (factions) mà thành viên của các phái đó chia sẻ các quan điểm giống nhau về các vấn đề quan trọng Đồng thời, sự mở rộng của các chế độ bầu cử cũng làm cho một số người tổ chức thành các đơn vị bầu cử Cho đến khoảng năm 1900, phần lớn các đảng đã hình thành từ mối liên hệ và hợp tác giữa các nhóm trong quốc hội và các nhóm bầu cử trong các hệ thống nghị viện của Châu Âu và Bắc Mỹ Điều này khẳng định rằng không phải tất cả các đảng phái chính trị đã được hình thành theo một cách nội tại Một số đảng phái quan trọng ngày nay đã được hình thành bên ngoài hệ thống đang tồn tại
Ta thấy được là trong điều kiện lịch sử mới, quyền lực nhà nước không còn nằm trong tay vua chúa và không được quyền truyền cho con, cháu theo nguyên tắc tập thể, mà quyền lực
đó được chuyển giao cho cả một giai tầng Việc thành lập các cơ quan quyền lực nhà nước được tiến hành bằng phương pháp bầu cử, dân chủ Trong một thời đại dân chủ, sự lựa chọn tập thể thực hiện thông qua lá phiếu của người dân, thì bao giờ cũng có lợi thế Các điều khoản của hiến pháp quy định việc thông qua các đạo luật, việc bầu ra các nhà lãnh đạo đã khiến cho việc xây dựng các liên minh nhân dân trở nên hết sức quan trọng
Trang 6Tóm lại là sự xuất hiện của các đang phái chính trị đều gắn liền với một giai đoạn dân chủ nhất định Các đảng hình thành vì yếu tố bên trong nhìn chúng xuất hiện nơi mà không tồn tại hệ thống các đảng có tổ chức Thành viên của quốc hội thường thành lập một tổ chức nhằm giành được sự ủng hộ của các cử tri bên trong xuất hiện trên các cơ sở khác nhau hoặc là ảnh hưởng chính sách chính phủ hoặc để đòi sự tự trị hoặc độc lập từ một lớn hơn 2.1.2 Đảng chính trị là gì?
Đó là một tổ chức được liên kết dự trên một hệ tư tưởng hay quan điểm chính trị, thể hiện lợi ích của một giai cấp hay tầng lớp xã hội, bao gồm những người tiêu biểu nhất trong giai cấp, hay tầng lớp xã hội ấy, với những mục tiêu, lí tưởng nhất định Để có một quyền lực chính trị trong chính quyền, thường bằng cách tham gia các chiến dịch bầu cử Ví dụ như Đảng Cộng Sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Đảng lấy chủ nghĩa Mac-lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nan cho hành động
Một cách khái quát: Đảng chính trị là bộ phận tích cực nhất và có tổ chức của một giai cấp, làm công cụ đấu tranh cho lợi ích của giai cấp mình Nhận thức đảng trên tiêu chí: hệ tư tưởng chính trị hay quan điểm tư tưởng chính trị, tổ chức và các nguyên tắc tổ chức, mục tiêu chính trị là giành, giữ và chi phối quyên lực nhà nước, lãnh đạo quần chúng, được quần chúng ủng hộ
Tùy theo giai cấp đóng vai trò như thế nào trong đời sống và trong sự phát triển xã hội (vai trò cách mạng tiến bộ, bảo thủ, phản động) mà đảng của nó thể hiện vai trò đại diện cho lợi ích của giai cấp
Đảng chính trị ngày nay thường có mục tiêu nhất định được thể hiện trong cương lĩnh hoặc tuyên ngôn có tính chất cương lĩnh, tiến hành một chính sách nhất định, có những nguyên tắc tổ chức nhất định và có một tổ chức nội bộ tương ứng với những nguyên tắc đó Đảng Cộng sản Việt Nam là một Đảng chính trị, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc
Trang 72.1.3 Đặc điểm của Đảng chính trị
Thứ nhất, Đảng chính trị là đội quân tiên phong của một giai cấp Điều này là hiển nhiên đúng, vì bất cứ một đảng chính trị nào lập ra cũng là được thành lập bởi một giai cấp, hoặc một liên minh giai cấp Đảng đó mang bản chất của chính giai cấp sản sinh ra nó, và đến lượt mình Đảng đó bảo vệ cho lợi ích của giai cấp mà nó được sinh ra
Thứ hai, Đảng chính trị bao giờ cũng là công cụ thực hiện mục tiêu chính trị của một giai cấp Điều đó có nghĩa, mục tiêu cao nhất của Đảng chính trị luôn luôn là đấu tranh giành
vị trí thống trị
Thứ ba, Đảng chính trị bao giờ cũng cần và phải có một học thuyết làm nền tảng tư tưởng
Đó chính là hệ tư tưởng của giai cấp sản sinh ra đảng đó
Thứ tư, các Đảng chính trị là thiết chế quyền lực thuộc kiến trúc thượng tầng xã hội Vì vậy, nó bị quyết định bởi cơ sở hạ tầng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó Tuy nhiên, trong chừng mực Đảng chính trị cũng có tác động trở lại làm thay đổi quan hệ sản xuất xã hội theo hai hướng - tích cực và tiêu cực Nhất là khi đảng chính trị với vị trí là đảng cầm quyền, nó sẽ tác động to lớn tới cơ sở hạ tầng của một xã hội Thậm chí có thể làm khuynh đảo nền sản xuất xã hội thông xa các cuộc cách mạng xã hội mà nó vận động quần chúng nhân dân thực hiện
Thứ năm, Đảng chính trị luôn luôn có hệ thống tổ chức chặt chẽ thông qua Điều lệ, đồng thời Đảng chính trị tác động tới quần chúng, tới xã hội thông qua con đường tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục Đồng thời đảng chính trị khi trở thành đảng cầm quyền cũng sử dụng các công cụ như Cương lĩnh chính trị, Nghị quyết, chỉ thị để lãnh đạo và định hướng xã hội Ngoài ra, đảng chính trị còn mang bản chất của lịch sử và thời đại, thông qua sự vận dụng và phát triển tri thức tinh hoa của nhân loại về chính trị, nó áp dụng vào hoạt động thực tiễn của chính nó để hoàn bị mục tiêu và nhiệm vụ chính trị của mình Ngoài ra, đảng chính trị còn mang bản chất của lịch sử và thời đại, thông qua sự vận dụng
và phát triển tri thức tinh hoa của nhân loại về chính trị, nó áp dụng vào hoạt động thực tiễn của chính nó để hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ chính trị của mình
Trang 82.1.4 Vai trò của Đảng chính trị
Có thể nói rằng, trong đời sống chính trị hiện nay của nhà nước tư sản, hoạt động của các đảng phái chính trị đóng một vai trò hết sức quan trọng Ở mỗi quốc gia có Đảng cầm quyền và đảng không cầm quyền Vì vậy vai trò của nó trước hết phụ thuộc và bản chất giai cấp và vị trí của Đảng trong đời sống chính trị các quốc gia Về cơ bản thì vai trò của Đảng chính trị là vai trò lãnh đạo chính trị
2.1.5 Quyền lực của Đảng chính trị
Quyền lực chính trị là tổng thể khả năng, năng lực của toàn đảng, của các tổ chức đảng, của đội ngũ đảng viên trong việc lãnh đạo quần chúng thực hiện lí tưởng mà các đảng đó theo đuổi
Đảng chính trị thực hiện quyền lực chủ yếu thông qua việc tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, thông qua hành động gương mẫu của đội ngũ đảng viên của đảng Ngoài ra còn thực hiện quyền lực thông qua các thiết chế xã hội mà đảng lãnh đạo như nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội
Quyền lực của đảng chính trị không chỉ biểu hiện thông qua cương lĩnh, điều lệ, nghị quyết, hệ thống và hoạt động động của Đảng mà còn biểu hiện qua các thiết chế xã hội, qua quần chúng mà đảng nắm được như nhà nước, các đoàn thể xã hội Quyền lực của đảng chính trị là quyền lực lãnh đạo chính trị, Đảng là trung tâm lãnh đạo chính trị
2.1.6 Chức năng của Đảng chính trị
Thứ nhất, kết nối các quan điểm, lợi ích, xác lập các quan điểm chính trị, phát triển các chương trình/ cương lĩnh chính trị
Thứ hai, tuyển chọn nhân sự, bồi dưỡng chính trị gia
Thứ ba, trung gian giữa nhà nước và người dân, thúc đẩy, sự tham gia của người dân, đóng góp vào tính chính đáng của hệ thống chính trị
Thứ tư, tổ chức chính phủ (khi thắng cử)
Thứ năm, giám sát đảng cầm quyền (đối lập xây dựng)
Trang 92.2.Đảng cầm quyền
2.2.1 Quan điểm Đảng cầm quyền
Đảng là một tổ chức chính trị thể hiện lợi ích của giai cấp xã hội nhất định (các công nhân,
tư sản, nông dân, dân chỉ cách mạng ) Sự tồn tại của một đảng gắn bó với cuộc đấu tranh
để giành chính quyền, thỏa mãn lợi ích giai cấp và đạt tới mục tiêu cuối cùng là Đảng cầm quyền Có thể nói một cách chắc chắn rằng không có một đảng phái nào không có mục tiêu trờ thành đảng cầm quyền
Vấn đề đặt ra, khi nào thì một Đảng chính trị sẽ trở thành một Đảng cầm quyền? Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Thứ nhất, giai cấp lập ra đảng đó phải là giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến của lịch sử, phải là giai cấp cấp tiến, cách mạng Thứ hai, giai cấp thống trị hiện thời đã trở lên mục ruỗng, quan hệ sản xuất cũ không còn phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.Thứ ba, Đảng chính trị đó phải có học thuyết
và đường lối đúng đắn, tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh chống lại chế độ cũ Thứ tư, cần có thời cơ cách mạng chín muồi Một cuộc cách mạng xã hội nổ ra và đảng chính trị trở thành đảng cầm quyền Đảng cầm quyền một mặt là đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp thống trị, mặt khác duy trì sự lãnh đạo, tổ chức và quản
lý xã hội vì lợi ích của toàn xã hội
2.2.2 Vai trò của Đảng cầm quyền
Đảng cầm quyền bao giờ giữ vai trò lãnh đạo, chi phối toàn bộ hệ thống chính trị, đặc biệt
và trực tiếp nhất là nhà nước, bằng nhà nước và thông qua nhà nước để thực hiện mục tiêu, chiến lược của mình Giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước là một hoạt động cơ bản của các đảng phái chính trị Tùy theo điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của từng nước cũng như mục tiêu theo đuổi mà mỗi đảng cầm quyền có nhưng phương thức tổ chức
và hoạt động khác nhua, song đều tới một hướng đích là giành, thực thi và chi phối quyền lực nhà nước, từ đó chi phối và thực thi quyền lực của đảng mình đối với các đảng khác với toàn xã hội
Trang 102.2.3.Chức năng của Đảng cầm quyền
Chức năng của Đảng cầm quyền thể hiện ở những khía cạnh sau: Chức năng đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp thống trị: Bất cứ một đảng cầm quyền nào cũng đều thực hiện mục tiêu vì quyền lợi của giai cấp thống trị
Chức năng lãnh đạo Nhà nước và xã hội: Thực hiện chức năng căn bản này, Đảng cầm quyền xác lập mục tiêu, nội dung của sự phát triển xã hội; thiết lập chế độ chính trị, chế độ kinh tế, xác định hình thức và cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước; đề ra chủ trương, đường lối, quan điểm giải quyết các mặt, các khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội Chức năng đối ngoại: Đảng cầm quyền đặt và duy trì quan hệ với các Đảng phái khác, tham gia vào đời sống chính trị quốc tế, tham gia các tổ chức, các phong trào quốc tế
III) Vai trò của các đảng phái chính trị trong đời sống chính trị hiện nay
Đảng chính trị bao giờ cũng gắn liền với việc đấu tranh giành, giữ chính quyền Chức năng của các đảng là:
Thứ nhất, về chính trị: Vạch ra đường lối, cương lĩnh, chương trình hành động
Thứ hai, về tổ chức: Tổ chức đảng và cử người vào bộ máy nhà nước để thực nhiện các mục tiêu của mình
Thứ ba, về tư tưởng: Tuyên truyền, lôi kéo các bộ phận dân cư khác hưởng ứng, đi theo hệ
tư tưởng của mình
Cụ thể, tùy thuộc từng loại đảng và chế độ nhà nước mà các đảng có vai trò phương thức hoạt động khác nhau Ở các nước đa đảng, hoạt động quan trọng nhất của các đảng là hoạt động vận động tranh cử Bởi đây là con đường duy nhất để nắm chính quyền
Nói chung tồn tại trong các đảng chính trị hiện đại, và cũng chính điều đó phân biệt các đảng đó với những đảng đầu thế kỉ XIX là sự tồn tại guồng máy đảng, có nghĩa là những nhóm người được tổ chức, mà đối với những người này hoạt động đảng và hoạt động chính trị là nghề nghiệp, cơ cấu của bộ máy đảng chịu trách nhiệm, đầu tiên là nhiệm vụ tiến hành các cuộc bầu cử cũng như thiếu một hệ thống thu hút những phiếu bầu của cử tri thì