LỜI MỞ ĐẦUTrong thời đại công nghệ số ngày nay, các hình thức kinh doanh cũng dần đang được thay đổi một cách mạnh mẽ với những sự giúp đỡ của các thiết bị điện tự, máy móc và đặc biệt h
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
- -
ĐỀ TÀI SỐ 3:
NHỮNG THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC KHI THÚC ĐẨY NỀN KINH TẾ SỐ, XÉT TỪ THỰC TIỄN THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ HIỆN NAY
TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC
LUẬT HÀNH CHÍNH
Sinh viên thực hiện: Vương Tất Đăng
Mã sinh viên: 20063042
Giảng viên: ThS Nguyễn Anh Đức
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 2
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CÓ LIÊN QUAN 3
1 Khái niệm: 3
2 Đặc điểm, tính chất của nền kinh tế số: 3
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐỂ DẪN TỚI NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC KHI THÚC ĐẨY NỀN KINH TẾ SỐ 3
1 Thực tiễn thương mại điện tử hiện nay được phát triển dựa trên sự vững vàng về mặt pháp lý như thế nào? 4
2 Quản lý nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số 7
3 Những thuận lợi và vấn đề đặt ra của quản lý nhà nước trong nền kinh tế số ở Việt Nam 8
KẾT LUẬN 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại công nghệ số ngày nay, các hình thức kinh doanh cũng dần đang được thay đổi một cách mạnh mẽ với những sự giúp đỡ của các thiết bị điện tự, máy móc và đặc biệt hơn đó là sự áp dụng thành tựu từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - bàn đạp cho sự phát triển đối với lĩnh vực thương mại điện tử Sự tác động của công nghệ không thay đổi theo
sự tuần tự mà là bước nhảy của cấp số nhân và khi mà quan hệ giữa con người với máy móc không đơn giản như trước thì việc kiểm soát sự tiến bộ vượt bậc này sẽ có rất nhiều khó khăn
Stephen Hawking đã từng nói: “Nếu như tác động ngắn hạn của trí tuệ nhân tạo phụ thuộc vào người kiểm soát, thì tác động lâu dài của nó phụ thuộc vào việc chúng ta có thể kiểm soát nó được hay không Tất cả chúng ta cần tự hỏi mình có thể làm gì để nâng cao cơ hội gặt hái lợi ích và giảm thiểu rủi ro”1 Và đối với thương mại điện tử là lĩnh vực cho thấy
sự giao thương, trao đổi, mua bán một cách thần tốc và vấn đề để kiểm soát sao cho sự kiểm soát ấy không kìm hãm hại sự phát triển này đòi hỏi rất nhiều sự chặt chẽ trong lĩnh vực lập pháp cũng như là sự tham gia kiểm soát, quản lí của nhà nước
Đối với Việt Nam, cũng sẽ có những tác động tiêu cực gây nên những rắc rối và khó khăn, tạo ra những vấn đề cấp thiết của sự phát triển thương mại điện tử Vì thế mà vai trò
và trách nhiệm của pháp luật là vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ là để ổn định xã hội
mà còn thúc đẩy sự phát triển ấy Tích cực chủ động đổi mới hoạt động lập pháp nhằm đáp ứng nhu cầu quản trị của nhà nước, sửa đổi, bổ sung các bộ luật, nghị quyết để hạn chế những khó khăn và thúc đẩy, tận dụng sự thuận lợi của nền kinh tế số để phát triển đất nước Những thuận lợi và thách thức của quản lý nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số, xét từ thương mại điện tử hiện nay là vấn đề quan trọng và cấp thiết, là câu hỏi được đặt
ra mà pháp luật sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc trả lời, giải quyết vấn đề này
NỘI DUNG
1Dẫn theo Klaus Schwab, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Bộ ngoại giao dịch và hiệu
đính), Nxb Thế giới, Thái Hà books, tr 169
Trang 4CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CÓ LIÊN QUAN
1 Khái niệm:
- Quản lý nhà nước là chức năng quan trọng nhất vận hành thường xuyên bằng bộ máy nhà nước đảm bảo mọi hoạt động của xã hội cũng như trên từng lĩnh vực đời sống xã hội vận động theo một hướng, đường lối nhất định do nhà nước đặt ra
- Kinh tế số là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet Kinh tế số hiện diện trên tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, logistic, tài chính ngân hàng, ) mà công nghệ số được áp dụng
- Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác
2 Đặc điểm, tính chất của nền kinh tế số:
- Mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của nền kinh tế dựa trên ứng dụng công nghệ số
- Có các trang thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến,…
- Đóng góp sự hội nhập của các doanh nghiệp Việt Nam vào cỗi công nghệ toàn cầu
- Tích hợp nhiều quá trình xử lý như: xử lý thông tin, xử lý sản xuất,… Trong đó xử lý thông tin là quan trọng nhất
- Tính kết nối toàn cầu
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐỂ DẪN TỚI NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC KHI THÚC ĐẨY NỀN KINH TẾ SỐ
Trang 51 Thực tiễn thương mại điện tử hiện nay được phát triển dựa trên sự vững vàng về mặt pháp lý như thế nào?
1.1 Cơ sở pháp lý:
- Luật thương mại, nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về việc phát triển, ứng dụng và quản lý hoạt động thương mại điện tử
1.2 Nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử (được quy định tại Điều 5 nghị định này)
- Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển thương mại điện tử Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động thương mại điện tử, và các quy định về quản lý dịch vụ thương mại điện tử đặc thù
- Các hoạt động quản lý phải được giám sát thường xuyên
- Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thương mại điện tử Tổ chức thực hiện hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong thương mại điện tử Tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai, ứng dụng thương mại điện tử Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho thương mại điện
tử
- Thống kê và hợp tác quốc tế đối với lĩnh vực thương mại điện tử
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử
1.3 Vai trò quản lý nhà nước về thương mại điện tử
- Khi mà thương mại điện tử được thực hiện nhờ vào sự giúp đỡ của công nghệ thì sự mất kiểm soát của chúng càng khó lường Và khi có sự can thiệp bởi sự quản lý của nhà nước thì nó lại trở thành môi trường cạnh tranh công bằng và bình đẳng cho các cá nhân, doanh
Trang 6nghiệp, tổ chức Tuy nhiên môi trường ấy có duy trì được sự công bằng và bình đẳng hay không thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như về chính sách pháp luật, thủ tục hành chính,…
- Nhà nước đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong sự phát triển về thương mại điện tử nhờ những sự chặt chẽ về pháp lý hay những sự rõ ràng, minh bạch nhưng lại đầy đủ về mặt thủ tục hành chính vừa có thể khuyến khích giao thương tự do vừa có thể kiểm soát được những sai sót, lách luật Chính sách pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật đòi hỏi các các nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải luôn cập nhật, tuân thủ một cách nghiêm chỉnh nhất Để tạo ra môi trường kinh doanh trong điều kiện hội nhập và có mức độ cao như hiện nay không chỉ là sự thay đổi về những sửa đổi chính sách pháp luật, những sự ban hành các quy định, điều lệ mới thêm phần chặt chẽ và tạo dựng hành lang pháp lý chắc chắn mà còn đòi hỏi về sự chấp hành, tuân thủ pháp luật của bất cứ chủ thể nào tham gia vào quan hệ pháp luật này
- Chắc chắn là không thể tránh khỏi những mâu thuẫn vì thế mà nhà nước cần phải dựa trên những chuẩn mực của luật pháp để xét xử, xử lý vi phạm và cưỡng chế hành chính một cách công bằng, minh bạch để từ đó mới có thể điều tiết quan hệ thị trường về các hoạt động thương mại điện tử Với sự hỗ trợ về nhiều mặt, nhà nước khuyến khích những hoạt động thương mại điện tử nhưng phải tuân thủ pháp luật và đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng Đối với lĩnh vực có ảnh hưởng lớn với nền kinh tế thì việc can thiệp để điều chỉnh, cân bằng cho những khó khăn, khủng hoảng và bất ổn là vô cùng quan trọng về phía quản lý của nhà nước Và cũng là sự giám sát, kiểm tra để cố gắng thực hiện những mục tiêu đã đề ra, cùng với sự phối hợp giữa các ban, ngành từ trung ương đến địa phương để thực hiện mục tiêu ấy Ứng dụng và tiếp tục phát triển công nghệ cũng là những vấn đề không chỉ về phía quản lý nhà nước mà các cá nhân, tổ chức cũng đang nỗ lực nhất là trong thời đại số hóa hiện nay
1.4 Chủ thể của hoạt động thương mại điện tử (Điều 24 nghị định này)
Trang 7- Các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập website thương mại điện tử nhằm phục vụ hoạt động xúc tiền thương mại, cung cấp môi trường cho cá nhân, tổ chức khác tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại Các cá nhân, tổ chức sử dụng website của những chủ thể cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để phục vụ hoạt động này Các cá nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng kỹ thuật cho người sở hữu website thương mại điện tử Và các cá nhân,
tổ chức sử dụng thiết bị điện tử có kết nối mạng để tiến hành hoạt động thương mại Hay nói một cách khái quát hơn và dễ hình dung hơn chúng ta có thể nói tới những chủ thể bị điều chỉnh bởi quan hệ pháp luật đối với lĩnh vực này là các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, người bán, khách hàng, thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng
1.5 Các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử (Điều 24)
- Website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử Trong đó thì website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử gồm có: sàn giao dịch thương mại điện tử, website đấu giá trực tuyến, website khuyến mại trực tuyến và các loại website khác do Bộ Công Thương quy định
- Các thiết bị điện tử có kết nối mạng và cho phép người dùng truy cập và những trang web này để mua bán hàng hóa, cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ tùy theo tính năng của ứng dụng đó mà các cá nhân, tổ chức phải tuân thủ các quy định pháp luật về lĩnh vực này 1.6 Các nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử
- Để có thể trở thành sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai, lĩnh vực này sẽ đặt ra rất nhiều thách thức và khó khăn mà trong đó các nguyên tắc của những hoạt động này là vô cùng quan trọng Để thúc đẩy sự tự do kinh doanh nhưng nằm trong phạm vi kiểm soát của nhà nước được đề ra hai nguyên tắc: tự do, tự nguyện thỏa thuận trong giao dịch thương mại điện tử và xác định phạm vi hoạt động kinh doanh
- Vấn đề về bảo vệ quyền và sự hạn chế bên mà nhận được nhiều sự thuận lợi hơn (các tổ chức thương mại điện tử) cũng sẽ được đề ra các nguyên tắc như: nguyên tắc xác định
Trang 8nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử và nguyên tắc kinh doanh, hạn chế kinh doanh có điều kiện thông qua thương mại điện tử Chúng ta
có thể nhận thấy rằng khi mà thông tin của khách hàng hay nói cách khác là người tiêu dùng xuất hiện trên các trang thương mại điện tử thì việc bảo mật thông tin ấy hay là bảo
vệ chính người tiêu dùng ấy là cần thiết bậc nhất Nó không chỉ là về mặt uy tín, chặt chẽ đảm bảo của pháp luật trong lĩnh vực này mà còn là sự ổn định và phát triển của xã hội
2 Quản lý nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số
2.1 Cơ sở pháp lý
- Nghị quyết 36-NQ/TW về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam
- Nghị quyết 36a-NQ/CP về chính phủ điện tử
2.2 Mục tiêu, đối tượng tác động
- Hạ tầng cứng và mạng lưới viễn thông làm nền tảng để tạo ra hạ tầng mềm là dịch vụ số giúp tối ưu các hoạt động của nền kinh tế Cùng với đó là hệ sinh thái dữ liệu và tri thức
mở có ích cho việc dự đoán kịp thời và ra quyết định mang lại hiệu quả kinh tế cao Chính sách chuyển đổi số như các dịch vụ, chính sách đào tạo nhân lực, đầu tư kinh tế, chính sách an toàn thông tin, chủ quyền số và sở hữu trí tuệ cũng là những trụ cột quan trọng bậc nhất được đặt ra mục tiêu cũng như là có những sự tác động thay đổi để cải thiện và phát triển hơn không chỉ là bằng những hành động thực tiễn mà còn là về sự mở rộng hơn
về mặt pháp lý
2.3 Chính sách
- Ngay ở Nghị quyết số 36-NQ/TW đã thể hiện rằng ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trong tất cả lĩnh vực nhưng phải có trọng tâm, quản lý hành chính, cung cấp dịch
vụ công là những lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu Xây dựng một Chính phủ điện tử và tiếp tục phát triển dịch vụ công trực tuyến là những chủ trương, chính sách được nhà nước
Trang 9ban hành từ những năm 2014, 2015 để thúc đẩy sự phát triển của công nghệ số phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.\
- Và ở Nghị quyết 36a-NQ/CP thì càng nhấn mạnh hơn việc thực hiện Chính phủ điện tử Thiết lập và phát triển hành lang pháp lý trong ứng dụng công nghệ thông tin, những dữ liệu quan trọng như: cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đăng kí doanh nghiệp, bảo hiểm, đất đai…Nhất là trong lĩnh vực đăng kí doanh nghiệp, kê khai nộp thuế, hải quan điện tử cần được nhanh trong phổ biến rộng rãi để người dân có thể thực hiện một cách nhanh gọn và dễ dàng bằng những thiết bị truy cập mạng viễn thông Và sự phát triển ấy cũng sẽ nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm của đội ngũ công chức, tránh xảy ra những sự trì hoãn, chờ đợi, những yêu cầu mang tính máy móc về thủ tục
- Tuy nhiên việc xây dựng triển khai các cơ sở dữ liệu quốc gia, hạ tầng công nghệ thông tin làm nền tảng phục vụ phát triển Chính phủ điện tử rất chậm so với tiến độ cần có; các
hệ thống thông tin dữ liệu còn cục bộ, chưa có kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin; chất lượng dữ liệu và thông tin chưa được cập nhật kịp thời, chính xác; nhiều hệ thống thông tin đã triển khai chưa bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, mức độ tin cậy của quốc gia trong giao dịch điện tử thấp Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến còn chạy theo số lượng trong khi tỷ lệ hồ sơ thực hiện dịch vụ công trực tuyến còn rất thấp; việc giải quyết thủ tục hành chính và xử lý hồ sơ công việc còn mang nặng tính thủ công, giấy
tờ Còn những rào cản trong cơ chế đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong triển khai các dự án Điều này dẫn đến tình trạng nhiều lãnh đạo Chính phủ, bộ, ngành, địa phương còn chưa có đầy đủ thông tin dữ liệu số của các đối tượng mình quản lý
3 Những thuận lợi và vấn đề đặt ra của quản lý nhà nước trong nền kinh tế số ở Việt Nam
Thuận lợi:
- Hiện nay, ngành viễn thông công nghệ thông tin đã có những phát triển vượt bậc và sắp tới sẽ triển khai 5G, đây là một nền tảng quan trọng của nền kinh tế số Việt Nam Và để
Trang 10bắt kịp với thời đại này thì sự chặt chẽ về pháp luật trong lĩnh vực kinh tế, thương mại điện tử là vô cùng quan trọng và cần thiết Đã có những quy định, điều lệ quy định rất rõ ràng về những vấn đề này và chúng ta cần áp dụng nhanh chóng để có thể tạo lập ra môi trường kinh doanh lý tưởng không chỉ giúp cho những cá nhân, tổ chức mà còn đảm bảo được quyền lợi của người tiêu dùng
- Việc thực hiện, thi hành, và đào tạo nhân lực để có thể tối đa hóa sự phát triển công nghệ số này cũng là một trong những thuận lợi của Việt Nam Khi mà ngày nay các cán
bộ, công chức, viên chức có những sự hiểu biết sâu rộng hơn về công nghệ và áp dụng trong công việc, trong đời sống xã hội Tại sao điều này lại được coi là một lợi thế? Bởi vì
sự đóng góp những ý kiến bất cập về những quy định, điều lệ trong những lĩnh vực như kinh tế số, thương mại điện tử từ phía nhân dân vẫn chỉ là một phần góc nhìn và vì thế mà
sự đóng góp từ chính những cán bộ, công chức, viên chức là phần còn lại của góc nhìn sẽ giúp cho sự sửa đổi sẽ được chi tiết và chặt chẽ hơn Các cấp, các ngành và toàn xã hội sẽ
có những thay đổi từ nhận thức đến hành động để phát huy được những thuận lợi do việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số mang lại và đáp ứng được những thách thức của thời đại kinh tế số
Khó khăn, thách thức:
- Đầu tiên là về việc bảo vệ quyền riêng tư của con người Tuy đã có những quy định bảo
vệ về vấn đề này nhưng việc xử phạt đối với những cá nhân, tổ chức cố tình để lộ hay là
sử dụng thông tin này để kiếm lợi nhuận vẫn đang gặp rất nhiều sự khó khăn và những đối tượng này chưa phải chịu những hình phạt thích đáng Hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh thường là sẽ tự bảo vệ và bảo mật thông tin dữ liệu của đơn vị mình, tuy nhiên khi có sự cố xảy ra thì đơn vị đó rất ít khi có được sự hỗ trợ từ phía nhà nước và cũng rất khó cho chúng ta để tìm ra những đối tượng xâm nhập, đánh cắp dữ liệu này
- Việc xử lý vi phạm về vấn đề thông tin giả, thông tin không chính xác và những phát ngôn cực đoan vẫn chỉ đang là bề nổi của tảng băng chìm Môi trường mạng của Việt Nam có thể nói là vô cùng phức tạp và sẽ rất dễ bị lẫn thông tin nếu như không biết chọn