Những thuận lợi và thách thức của quản lý nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số từ thực tiễn quản lý thương mại điện tử hiện nay...6 2,1.. 3 Mở đầu Trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0
Trang 11
KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
BỘ MÔN: LUẬT HÀNH CHÍNH
-0-0 -Những thuận lợi thách thức của quản lí nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số, xét từ thực tiễn quản lí thương
mại điện tử
Họ và tên: Hà Thu Trang
Hà Nội, Ngày 6 Tháng 7 Năm 2021
Trang 22
Mục lục
Mục lục 2
Mở đầu 3
Nội dung 1 Lý luận chung về kinh tế số 3
1,1 Kinh tế số là gì? 3
1,2 Thương mại điện tử là gì? 3
1,3 Cơ hội của nền kinh tế số hóa ở Việt Nam 5
2 Những thuận lợi và thách thức của quản lý nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số từ thực tiễn quản lý thương mại điện tử hiện nay 6
2,1 Những thuận lợi trong việc quản lý nền kinh tế số ở Việt Nam 6
2,2 Những thách thức trong việc quản lý nền kinh tế số từ thực tiễn quản lý thương mại điện tử 7
3 Một số giải pháp về quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế số ở Việt Nam 8
Kết luận 9
Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 33
Mở đầu
Trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, việc thúc đẩy nền kinh tế số phát triển là việc làm cần thiết đối với bất kỳ quốc gia nào nếu không muốn bị tụt lại phía sau trên đường đua phát triển kinh tế Kinh tế số có nhiều hình thức khác nhau, cũng có nhiều cách phát triển khác nhau Nhưng có lẽ giao dịch thương mại điện tử đang phát triển nhất, được
ưa chuộng nhất hiện nay Điều này cũng khiến cho việc quản lý của Nhà nước càng thêm khó khăn Tuy nhiên, bên cạnh có cũng có những điều kiện thuận lợi nhất định Để làm rõ điều này, em lựa chọn đề bài: “Anh/ chị hãy phân tích, bình luận về những thuận lợi và thách thức của quản lí nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số, xét từ thực tiễn quản lí thương mại điện tử hiện nay” Bài viết trình bày những lý luận về nền kinh tế số hóa, từ đó chỉ ra những thuận lợi và thử thách đối với Nhà nước trong việc quản lí nền kinh tế số, nêu một số giải pháp để hoàn thiện hơn Bài viết sử dụng phương pháp luận của triết học Mác- Lênin để tìm hiểu các nội dung, liệt kê, tổng hợp thực tiễn,
Nội dung
1, Lý luận chung về kinh tế số
1.1, Kinh tế số là gì?
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang trên đà phát triển mạnh mẽ, từ đó cũng có những tác động tích cực đến nền kinh tế Giờ đây, để mua bán, trao đổi hàng hóa, chúng ta không cần phải đến gặp trực tiếp người mua, người bán, hay phải đến những chợ đầu mối, những trung tâm thương mại nữa Đặc biệt trong tình hình dịch bệnh Covid – 19 đang có những diễn biến phức tạp, yêu cầu người dân phải thực hiện dãn cách xã hội, chỉ cần ở nhà, dựa vào
sự phát triển kỹ thuật số, ta cũng có thể thực hiện hoạt động kinh tế Đó chính là nền kinh tế
số Theo nhóm cộng tác kinh tế số Oxford, kinh tế số là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số”, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet Kinh
Trang 44
tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, logistic, tài chính ngân hàng, ) mà công nghệ số được áp dụng Xét về bản chất, đây là các mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của nền kinh tế dựa trên ứng dụng công nghệ số Lĩnh vực công nghệ số phát triển
đã mở đường cho sự đổi mới và phát triển trên toàn cầu Những tiến bộ công nghệ trong nhiều năm qua đã tác động vào các ngành kinh doanh cũng như mọi khía cạnh của cuộc sống Công nghệ số thúc đẩy nhiều ngành kinh doanh cải tiến mô hình phát triển, tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và xóa mờ đường biên giới địa lí Hiện nay, hầu hết nền kinh
tế phát triển trên thế giới có một chiến lược phát triển công nghệ số tập trung vào nghiên cứu
để có thể áp dụng công nghệ mới vào việc tăng trưởng kinh tế Ta có thể dễ dàng bắt gặp hàng ngày những biểu hiện của công nghệ số xuất hiện ở bất cứ đâu trong đời sống như các trang thương mại điện tử (Shoppe, Lazada, Tiki, ), quảng cáo trực tuyến hay các ứng dụng
về ăn uống, vận chuyển (Grab, Be, ), thông tin truyền thông (Facebook, Instagram ), cũng tích hợp công nghệ số để đáp ứng nhu cầu thuận tiện cho khách hàng Kinh tế số đã thúc đẩy mạnh trao đổi thương mại, giúp mọi người có những trải nghiệm tốt hơn Nhưng ở tầm vĩ mô hơn, kinh tế số cũng có những đóng góp không nhỏ trong sự hội nhập của các doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi công nghệ toàn cầu
1.2, Thương mại điện tử là gì?
Đây là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh bằng các phương tiện điện tử Một cách dễ hiểu hơn thì thương mại điện tử chính là việc mua bán sản phẩm hay dịch vụ thông qua internet và các phương tiện điện tử khác Các giao dịch này bao gồm tất cả các hoạt động như: giao dịch, mua bán, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo và giao
hàng…
Thế giới ngày càng bùng nổ về mạng máy tính, con người có thể nhanh chóng giao tiếp và kết nối với nhau dễ dàng hơn thông qua nhiều loại dich vụ internet Đây chính là điều
kiện thuận lợi cho lĩnh vực thương mại điện tử ngày càng phát triển hơn Hiện nay, Thương
mại điện tử đã trở thành một phương tiện giao dịch quen thuộc của các công ty thương mại lớn trên thế giới Thương mại điện tử có khả năng giúp ích rất nhiều cho những doanh
Trang 55
nghiệp cả lớn lẫn nhỏ và người hưởng lợi nhất thường là khách hàng Khách hàng sẽ mua được sản phẩm rẻ hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn và thuận lợi hơn, còn doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm của mình đến với thị trường một cách nhanh nhất, bán hàng thuận lợi hơn
1.3, Cơ hội của kinh tế số hóa ở Việt Nam
Kinh tế số hóa ở Việt Nam đang ở cùng mức phát triển với các nước khác, chúng ta
có trong tay nguồn nhân lực trẻ và dồi dào, đây chính là một lợi thế giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế bền vững Chúng ta đang có một cuộc cạnh tranh toàn cầu, có rất nhiều thách thức nên điều quan trọng là không được có khoảng cách lớn, bị bỏ xa trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này Trong một nghiên cứu của Trung tâm kinh doanh toàn cầu của Đại học Tufts (Mỹ) đã cho thấy Việt Nam đang đứng ở vị trí 48/60 quốc gia có tốc độ
chuyển đổi kinh tế số hóa nhanh trên thế giới, đồng thời đứng ở vị trí 22 về tốc độ phát triển
số hóa (số liệu được lấy vào năm 2017) Hiện nay, trong tổng số gần 100 triệu dân của Việt Nam, số lượng kết nối di động tại Việt Nam vào tháng 1/2021 là 154,4 triệu, số lượng người dùng Internet tại Việt Nam vào tháng 1 năm 2021 là 68,72 triệu (70.3%), người dùng
Internet tại Việt Nam tăng 551 nghìn trong giai đoạn từ 2020 – 2021; số lượng người dùng mạng xã hội tại Việt Nam vào tháng 1 năm 2021 là 72 triện, (73,7% dân số), người dùng tăng hơn 7 triệu từ 2020 đến 2021 Đây là một thị trường lớn đối với nền kinh tế số hóa Thế mạnh của chúng ta chính là con người, con người sáng tạo ra công nghệ Trong thời đại mới, chúng ta cần phải sáng tạo nhiều hơn nữa, học hỏi kinh nghiệm thế giới, bản thân chúng ta cũng cần làm việc nhiều hơn, suy nghĩ theo góc độ tri thức mở, cộng tác nhiều hơn Công nghệ mặc dù không phải thế mạnh của chúng ta, nhưng chúng ta có thể tranh thủ học hỏi những điều mà thế giới đã làm được, từ đó có thể xây dựng công nghệ mới, phù hợp với điều kiện kinh tế, thói quen sử dụng của người Việt Nam của chúng ta Chúng ta phải có “sân chơi”, tạo điều kiện cho những người sáng lập công nghệ, những người quan tâm đến đổi mới sáng tạo cộng nghệ Nhà nước cũng là một phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế
số hóa Nhà nước cần đầu tư về con người, đầu tư vào nền tảng, đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ như hệ thống về tin học, bảo mật, những vấn đề liên quan đến dữ liệu thông tin cá nhân Ngoài ra Nhà nước có thể cung cấp cho những doanh nghiệp nhiều thông tin hơn để đổi mới, tạo cho họ những điều kiện, thủ tục hành chính dễ dàng hơn
Trang 66
2, Những thuận lợi và thách thức của quản lý nhà nước khi thúc đẩy nền kinh tế số từ thực tiễn quản lý thương mại điện tử hiện nay
2.1, Những thuận lợi trong việc quản lý nền kinh tế số ở Việt Nam
Việt Nam có dân số trẻ, nhanh nhạy trong nắm bắt công nghệ, nằm trong top đầu các quốc gia có tốc độ tăng trưởng về số người dùng Internet, điện thoại thông minh, và sử dụng mạng xã hội Trong khi chưa cần đến một chiến lược, sự hướng dẫn của Chính phủ thì người dân, các doanh nghiệp đã có thể tự tìm hiểu trước Một người khi muốn sản phẩm của mình được nhiều người biết đến hơn thì trên thực tế có rất nhiều cách Người đó có thể đăng ký shop của mình trên các sàn giao dịch thương mại điện tử nổi tiếng của nước ta hiện nay như Shoppe, Lazada, Tiki, Ngoài ra họ cũng có thể livestream bán hàng trên các trang mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Điều này sẽ góp phần quảng bá sản phẩm của mình một cách rộng rãi, đến với những người tiêu dùng không chỉ trong nước mà còn có thể vươn ra tầm thế giới Người mua cũng không cần trực tiếp đến tận shop để mua quần áo cũng như thử
đồ, họ chỉ cần ngồi ở nhà cũng có thể mua được thứ mình cần Trên mỗi bài đăng bán hàng trên Shoppe hay bất cứ sàn giao dịch nào khác đều có phần đánh giá sản phẩm Tại đây người mua trước có thể để lại những nhận xét của mình khi đã thử qua sản phẩm, từ đó những người mua sau tự cân nhắc về chất lượng sản phẩm Nếu sản phẩm được ưng ý thì chỉ cần vài cái click vào màn hình là có thể thanh toán và nhận hàng qua dịch vụ ship Mọi thứ dần trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn bao giờ hết đối khi áp dụng công nghệ số
Ngành viễn thông công nghệ thông tin đã tạo ra hạ hầng viễn thông 3G, 4G phủ sóng toàn quốc, và sắp tới đây sẽ triển khai 5G Trong mỗi gia đình tại Việt Nam hầu hết sẽ đều
có một chiếc điện thoại thông minh, vì vậy việc nâng cao tốc độ mạng, phủ sóng mạng trên toàn quốc, kể cả những vùng nông thôn, vùng núi sâu xa cũng phần nào đó giúp cho nền kinh tế số của nước ta được phát triển Việc giao dịch thương mại điện tử không chỉ diễn ra
ở thành phố nữa, mà hiện nay những vùng nông thôn, vùng núi cũng có thể giao dịch qua Internet Đây là một nền tảng rất quan trọng của nền kinh tế số ở Việt Nam
Bên cạnh sự thay đổi trong nhận thức của người dân hay của những doanh nghiệp tư, Chính phủ cũng đã tự đổi mới, chuyển đổi để trở thành một Chính phủ của thời đại 4.0, có
Trang 77
đủ năng lực quản lý quốc gia trong thời đại số Với quyết tâm chính trị, Chính phủ đã giao Văn phòng Chính phủ soạn thảo Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2018 – 2020, định hướng đến năm 2025, xác định rõ mục tiêu, vai trò, trách nhiệm, lộ trình cụ thể và thiết lập hệ thống chỉ số giám sát hiệu quả, tránh tình trạng làm hình thức mà không đảm bảo yêu cầu Gần đây, Nhà nước đang triển khai việc chuyển đổi từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân sang căn cước công dân gắn chíp, thuận tiện cho việc đi lại, cư trú của người dân cũng đã thể hiện Nhà nước đang cố gắng thay đổi từng ngày, bắt kịp xu hướng
2.2, Những thách thức trong việc quản lý nền kinh tế số từ thực tiễn quản lý thương mại điện tử
Thứ nhất, bảo vệ quyền riêng tư trên môi trường Internet của người dân Trong tháng
5 vừa qua, vụ việc 10000 CMND, CCCD người Việt bị rao bán trên mạng đã gây rúng động cộng đồng mạng, vụ việc vẫn đang được Bộ Công an điều tra Nhưng từ đó cũng đặt ra câu hỏi thông tin của người dùng Internet có được bảo mật hay không? Thông tin, dữ liệu cá nhân của mình đang được các doanh nghiệp quản lý như thể nào? Việc rò rỉ dữ liệu, mua bán
và khai thác chúng ở Việt Nam cũng không còn mới lạ Khi đăng kí một tài khoản mạng xã hội hay tài khoản trên một sàn giao dịch thương mại điện tử đều phải cung cấp những thông tin cá nhân của mình Vì vậy việc bảo vệ thông tin cá nhân người dùng Internet khỏi tin tặc
là một điều vô cùng cần thiết, để tránh tin tặc sử dụng thông tin người dùng vào những việc không chính đáng
Thứ hai, hàng hóa trên các sàn giao dịch thương mại điện tử là hàng giả, hàng cấm, hàng nhập lậu khó kiểm soát Mới đây, cơ quan đại diện thương mại Mỹ (USTR) vừa công
bố báo cáo có tên gọi “ Review of Notorious Markets for Counterfeiting and Pỉacy” (Tạm dịch: Báo cáo về các chợ khét tiếng về hàng giả và đánh cắp bản quyền) Trong danh sách Việt Nam có 2 chợ truyền thống và 1 chợ trực tuyến là Shoppe Những hàng giả, hàng kém chất lượng như quần áo, túi sách, mĩ phẩm, được bán trên mạng với giá không khác với giá của sản phẩm chính hãng là bao Trong thời đại 4.0 này, hàng giả tràn lan không chỉ ở những chợ truyền thống, mà nó còn tràn lan trên mạng Khi dịch bệnh Covid – 19 xuất hiện, trên
Trang 88
mạng cũng tràn lan những lô hàng giả, hàng kém chất lượng, thậm chí là hàng tái chế về những dụng cụ phòng chống dịch Khi đợt dịch lần 1 đang gây hoang mang dư luận, những người muốn đầu cơ trục lợi đã giao bán những sản phẩm như khẩu trang, nước rửa tay, trên mạng với giá cắt cổ Một hộp khẩu trang y tế bình thường có giá 50000 đồng một hộp thì bị hét lên hơn 1 triệu đồng trong đợt dịch lần thứ nhất Khi một số người tiêu dụng nhận được hàng đã phản ảnh là họ đã mua phải những hàng kém chất lượng, hàng đã qua sử dụng Đây là một vấn đề không mới nhưng đã gây nhức nhối trong xã hội những năm vừa qua, nó khiến cho người tiêu dùng bị bủa vây bởi ma trận hàng giả, khó có thể phân biệt và đưa ra sự lựa chọn đúng đắn khi mua hàng Ngoài việc gây ảnh hưởng tới người tiêu dùng, hàng giả còn khiến cho những doanh nghiệp sản xuất hàng thật kinh doanh khó khăn Nhà nước cần hành động quyết liệt hơn nữa việc xử lý hàng giả trên mạng để bảo vệ người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp làm ăn chân chính
Thứ ba, vấn đề thu thuế đối với các hoạt động thương mại, hoạt động quảng cáo trên mạng cũng gây khó khăn cho Nhà nước Internet là không biên giới, lãnh thổ và địa lý trở thành tương đối khi ngồi ở đâu doanh nghiệp cũng có thể làm việc, kinh donah Cản trở lưu thông tin và dữ liệu Việc làm giả những báo cáo về thu nhập của doanh nghiệp để trốn thuế
có lẽ là khá dễ dàng khi kinh doanh trên mạng
Thứ tư, hệ thống xử lý tranh chấp cho các hoạt động kinh doanh, thương mại, dân sự trên môi trường số Hệ thống pháp luật ở Việt Nam hiện nay vẫn đang thay đổi và hoàn thiện từng ngày, tuy nhiên khi bước vào thời kỳ công nghệ số, việc này càng trở nên khó khăn hơn Nếu không có một hệ thống tư pháp tốt để giải quyết tranh chấp, để bảo vệ công dân, bảo vệ doanh nghiệp thì có lẽ doanh nghiệp sẽ chuyển sang đầu tư một quốc gia có hệ thống
tư pháp tốt hơn để bảo vệ quyền lợi cho họ Việc startup Việt thích sang Singapo đăng ký doanh nghiệp là một minh chứng sống
3, Một số giải pháp về quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế số ở Việt Nam
Đẩy nhanh việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp lý đầy đủ, toàn diện về việc kinh doanh qua mạng Internet Như đã trình bày ở trên, việc một đất nước có hệ thống tư pháp chặt chẽ, bảo vệ doanh nghiệp số sẽ thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cũng như các startup trẻ
Trang 99
trong nước Đồng thời cũng bảo vệ được người tiêu dùng, những doanh nghiệp làm ăn chân chính Ngoài ra cần rút gọn thủ tục hành chính đăng ký doanh nghiệp, bản quyền về trí tuệ nhân tạo
Ngoài việc bảo vệ người tiêu dùng, doanh nghiệp, đồng thời cũng phải có những chế tài, biện pháp tư pháp xử phạt những người có hành vi bán hàng giả, hàng kém chất lượng,
ăn cắp bản quyền
Nhà nước cần coi trọng giáo dục hơn nữa Bằng việc cử những người có trình độ, năng lực đi sang nước ngoài học tập những tinh hoa của nước họ về mảng công nghệ thông tin, an toàn thông tin, bảo mật Những người đó sau khi trở về sẽ truyền lại kiến thức cho thế
hệ sau Góp phần hoàn thiện hơn việc bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng cũng như doanh nghiệp trên Internet
Kết luận
Thời đại 4.0 hay còn gọi là cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành một thuật ngữ quen thuộc với công chúng Trong bối cảnh đó, tăng trưởng kinh tế của một đất nước cũng không thể nằm ngoài xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này Đây cũng chính là nền tảng của nền kinh tế số hóa Việc giao dịch trên các sàn thương mại điện tử hay các trang mạng xã hội đã không còn xa lạ Điều này góp phần phát triển nền kinh tế số của nước ta Bên cạnh những thuận lợi của quản lý Nhà nước về nền kinh tế số thì vẫn còn một
số khó khăn, tồn tại cần được khắc phục Chính phủ cần ngày một hoàn thiện, phát triển để dẫn dắt đất nước đi lên, không bị tụt lại phía sau so với thế giới
Danh mục tài liệu tham khảo
1, Bộ Nội vụ, “Quản lý nhà nước trong nền kinh tế số” (2019)
2, Ecommage, “Tổng quan toàn cảnh Digital tại Việt Nam năm 2021”
Trang 1010
3, Truyền hình VTV4, “Góc nhìn – Phát triển nền kinh tế số hóa tại Việt Nam.”
4, UniTrain, “Kinh tế số là gì?”
5, Đại học kinh tế tài chính, “Tìm hiểu thương mại điện từ là gì?”