1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Đảng chính trị và Đảng cầm quyền. Vai trò của các Đảng chính trị trong đời sống chính trị hiện đại

10 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu luận: Đảng chính trị và Đảng cầm quyền. Vai trò của các Đảng chính trị trong đời sống chính trị hiện đại
Tác giả Triệu Cao Anh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Chính trị học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 329,52 KB

Nội dung

Những khác biệt về nhận thức, quan điểm, và mong muốn của mỗi người đối với đảng chính trị đã dẫn tới những định nghĩa khác nhau về đảng chính trị.2 Trước đây, trong một đạo luật về đảng

Trang 1

z

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

BÀI TIỂU LUẬN CÁ NHÂN

MÔN: Chính trị học

Họ và tên: Triệu Cao Anh Lớp: Luật – K44

Mã SV: 17065003

Tháng 12/2021

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

I KHÁI NIỆM ĐẢNG CHÍNH TRỊ ĐẢNG CẦM QUYỀN 1

1 Đảng chính trị 1

2 Đảng cầm quyền 2

II HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG CHÍNH TRỊ 3

III VAI TRÒ CỦA ĐẢNG CHÍNH TRỊ 5

1 Là môi trường sinh hoạt chính trị của người dân 5

2 Là công cụ tạo nên ổn định chính trị 5

3 Là kênh vận động tranh cử và giới thiệu ứng cử viên 6

4 Là lực lượng kiềm chế đảng cầm quyền 6

TIỂU KẾT: ĐIỀU KIỆN PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐẢNG CHÍNH TRỊ 7

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 8

Trang 3

MỞ ĐẦU

Đảng chính trị và đảng cầm quyền là một vấn đề trung tâm trong nghiên cứu chính trị học tại nhiều nước dân chủ Những hiểu biết cơ bản về khái niệm và vai trò của đảng chính trị, đảng cầm quyền là rất quan trọng để nghiên cứu những vấn đề khác trong hệ thống chính trị của một quốc gia

I KHÁI NIỆM ĐẢNG CHÍNH TRỊ ĐẢNG CẦM QUYỀN

1 Đảng chính trị

Trong tiếng Anh, từ “party” chỉ “đảng phái chính trị” cũng đồng thời chỉ “tiệc tùng”,

“liên hoan” Tính đa nghĩa này đã là cơ sở cho vô số các câu nói đùa và hình châm biếm chính trị Tuy nhiên thực ra thì nghĩa “liên hoan tiệc tùng” có mặt muộn hơn nghĩa “đảng phái” (mãi đến 1716), và được dùng với nghĩa nguyên là “một nhóm người cùng làm một việc gì đấy”, ở đây có thể là ăn uống, tiệc tùng.1

Nguyên gốc từ “party” là động từ gốc Latinh partire/partiri, có nghĩa là “tách ra, chia ra, sẻ ra, phân ra” Có thể hình dung được phần nào tiến trình tiến hóa ngôn ngữ ở đây: đảng chính trị suy cho cùng là một nhóm người có chung tư tưởng, lợi ích cùng tụ họp lại với nhau, trong thế tách biệt ra với phần còn lại của xã hội

Cho đến nay, chưa thể có một định nghĩa nào hoàn hảo về đảng chính trị mà được tất cả mọi người chấp nhận Những khác biệt về nhận thức, quan điểm, và mong muốn của mỗi người đối với đảng chính trị đã dẫn tới những định nghĩa khác nhau về đảng chính trị.2

Trước đây, trong một đạo luật về đảng chính trị của Cộng hoà liên bang Đức đã đưa

ra khái niệm “đảng chính trị” và các khái niệm về hội, hiệp hội, theo đó thì Đảng chính trị

là một tổ chức được hình thành trên cơ sở các thành viên có chung một thế giới quan và chung mục đích là đấu tranh (tranh giành) giành quyền lực nhà nước; phân biệt với các hội hoặc hiệp hội là sự tập hợp của những cá nhân có chung những lợi ích nhất định, nhằm hình thành ý chí tập thể và để bảo vệ những lợi ích chung đó của các thành viên.3

Nhà khoa học chính trị Anthony Downs định nghĩa: “Một đảng chính trị là một đội ngũ, gồm nhiều người, tìm kiếm việc kiểm soát chính quyền một cách chính danh, thông qua việc thực hiện một cuộc bầu cử”.4

1 Xem: https://eu4.proxysite.com/process.php?d=LA1GrOsQ0UxbDzrJHwWTY4IRLZZvEeyGGv2E3tvJO3JahOtf rnyz%2BDc6I2FS%2FAEe1cpExxQg5e%2BLuCzAULrf9xHftdVn&b=1 , truy cập 18/12/2021

2 Hoàng Sơn, Tiểu luận về đảng chính trị, 2015, ấn bản điện tử tại: https://nghiencuulichsu.com/2015/12/10/tieu-luan-ve-dang-chinh-tri/ , đăng ngày 10/12/2015, truy cập 17/12/2021

3 Lê Văn Hòe, Đảng chính trị và điều kiện cầm quyền, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, 2011

4 Anthony Downs, An Economic Theory of Democracy , New York: Harper & Brothers, 1957, tr 25

Trang 4

Erich Neumann thì cho rằng đảng chính trị là: “Một tổ chức công khai của các nhà hoạt động chính trị trong xã hội có liên quan đến việc kiểm soát quyền lực của nhà nước, những người này cạnh tranh với nhau trong việc tìm kiếm sự ủng hộ từ một hay nhiều nhóm khác nhau Thông thường, đảng chính trị đóng vai trò trung gian để kết nối giữa các lực lượng trong xã hội với các hệ thống giá trị từ các định chế nhà nước và liên quan đến đảng chính trị đó thông qua các hành động chính trị trong một cộng đồng chính trị rộng hơn”.5

Nói chung, đảng chính trị là một tổ chức xã hội có mục đích hoạt động là để giành lấy quyền lực chính trị nhà nước

Trong nền dân chủ, đảng chính trị có được quyền lực chính trị bằng cách đưa người của mình vào các vị trí trong bộ máy nhà nước, cụ thể là các cơ quan lập pháp và một số

vị trí khác Tuy nhiên, do nguyên tắc độc lập tư pháp, rất hiếm khi các thẩm phán được bầu, nước Mỹ chỉ là ngoại lệ Hầu như các vị trí đều giành cho cơ quan lập pháp và một số

vị trí lãnh đạo cơ quan hành pháp Cách thức đảng chính trị đưa được người vào bộ máy nhà nước là thông qua bầu cử

2 Đảng cầm quyền

Đảng cầm quyền có thể xem như là một đảng chính trị “đã thành công” – tức đảng

đã nắm được quyền lực chính trị Do quyền hành pháp là trọng tâm của quyền lực nhà nước, đảng cầm quyền thường là đảng nắm được quyền hành pháp Đối với các nước cộng hòa tổng thống (chẳng hạn như Mỹ), đảng cầm quyền là đảng mà đại diện của nó là Tổng thống Đối với các nước đại nghị (chẳng hạn như Anh, Đức) và lưỡng tính (chẳng hạn như Nga, Pháp), đảng cầm quyền là đảng đa số trong Quốc hội và chi phối việc thành lập Chính phủ Đối với các nước độc đảng,6 đảng cầm quyền nghiễm nhiên nắm toàn bộ quyền hành,

và luôn có xu hướng mở rộng sự kiểm soát của mình với tất cả các nhánh quyền lực kể cả

tư pháp Với việc nắm được nhánh hành pháp, các đảng chính trị có thể thi hành đường lối, chính sách của mình để đạt được các mục tiêu cụ thể Nói Đảng cầm quyền tức là muốn nói tới cách thức giải quyết mối quan hệ giữa đảng chính trị và nhà nước sau khi một đảng hay liên minh các đảng chính trị giành được vị thế cầm quyền Nói đảng cầm quyền cũng tức là nói một đảng chính trị hay liên minh các đảng chính trị đã "hóa thân" vào nhà nước

để thực hiện vai trò cầm quyền.7

5 Moshe Maor, Political Parties and Party Comparative approaches and the British experience, Routledge, 1997, tr.5

6 Khái niệm độc đảng không nên được hiểu là “chỉ có một đảng chính trị”, mà nên hiểu là “chỉ có một đảng cầm quyền” Và sự độc quyền đó cần được hiến định Ví dụ, tại Trung Quốc, có 8 đảng chính trị khác được thừa nhận bên cạnh Đảng Cộng Sản, và Hiến pháp không cấm lập thêm đảng chính trị mới, nhưng vẫn định Đảng Cộng Sản là đảng cầm quyền duy nhất Các nước như Nga, Singapre dù chứng kiến việc một đảng cầm quyền rất lâu nhưng trên nguyên tắc, đảng cầm quyền đó có thể bị thay thế hợp pháp bất kỳ lúc nào

7 Nguyễn Hữu Đông, Đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 272, 2014

Trang 5

Các đảng chính trị luôn là trung tâm cho các cuộc thảo luận và tranh luận về việc đổi mới nền chính trị cũng như thực hiện các thay đổi chính trị Các lợi ích cho chính thể

sẽ được tìm thấy qua các quyết sách sáng suốt của đảng chính trị cầm quyền đó Những lợi ích như vậy, không chỉ tìm thấy trong đảng cầm quyền mà còn ở trong các các đảng chính trị đối lập

Nhà nghiên cứu Hoàng Sơn lập luận: “Đối lập với các nhóm lợi ích, một đảng chính trị luôn được mong chờ sẽ thể hiện các hoạt động của đảng thông qua các hoạt động liên quan của chính phủ Các hoạt động này bao gồm cả các hoạt động đối nội và đối ngoại, các chính sách kinh tế và xã hội, các chính sách giáo dục hay chính sách liên quan thiết thực đến đời sống công dân Để đáp ứng các yêu cầu của xã hội, mỗi một đảng sẽ có những chương trình hoạt động riêng, và đảng đó sẽ phải tổ chức thực hiện các chương trình hoạt động đó”.8 Quan niệm này khẳng định vị trí cầm quyền của đảng được xác lập bởi việc đảng này nắm quyền hành pháp, và thông qua đó thực thi các chính sách lớn của mình trên thực tế Điểm hấp dẫn hơn nữa là quan niệm này đề cập đến sự cạnh tranh giữa các đảng, nhưng đó sẽ là vấn đề được thảo luận trong phần sau của bài tiểu luận này

II HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG CHÍNH TRỊ

Robert nhận xét: “Có khả năng là không có thiết chế chính trị nào lại có thể định hình được toàn cảnh chính trị của đất nước dân chủ hơn là hệ thống bầu cử và các chính đảng của nó Mà cũng không có thiết chế nào lại có sự đa dạng đến như thế”.9 Do đó, để hiểu được cách thứ hoạt động của đảng chính trị, trước tiên cần nắm bắt các nguyên tắc tổ chức và vận hành quyền lực nhà nước Các nguyên tắc lớn này hầu như không có sự khác biệt quá nhiều ở các quốc gia

Lý do là bởi nhìn chung các quốc gia hiện nay đều được tổ chức dựa trên tinh thần học thuyết phân quyền của Montesquieu, phân chia quyền lực nhà nước thành quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp Trong đó cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp được gọi chung

là “chính quyền”, là địa hạt chính của các hoạt động chính trị Việc phân chia các mô hình chính thể trên thế giới về cơ bản dựa trên mối quan hệ giữa cơ quan lập pháp và hành pháp trung ương Có thể kể đến 3 mô hình tiêu biểu sau:

* Cộng hòa tổng thống: hành pháp độc lập với lập pháp Nguyên thủ quốc gia cũng

là người đứng đầu nhánh hành pháp do nhân dân trực tiếp bầu ra

8 Hoàng Sơn, tlđd

9 Robert A Dahl, Bàn về dân chủ, Phạm Nguyên Trường và Phạm Hồng Sơn dịch, 2015

Trang 6

* Quân chủ / cộng hòa đại nghị: hành pháp do lập pháp thành lập nên, với sự hợp tác (chỉ định) của nguyên thủ quốc gia Nguyên thủ quốc gia chỉ có vai trò tượng trưng

* Cộng hòa lưỡng tính: hành pháp do lập pháp thành lập nên, với sự hợp tác (chỉ định) của nguyên thủ quốc gia Nguyên thủ quốc gia có chia sẻ phần nào quyền lực hành pháp với Chính phủ

Cơ quan lập pháp mặc nhiên là cơ quan dân cử, do nhân dân bầu ra định kỳ Cơ quan hành pháp thì có thể là do dân bầu (trường hợp cộng hòa tổng thống) hoặc do lập pháp thành lập (hai trường hợp còn lại)

Bầu cử là cách nhân dân chọn ra đại diện của mình trong nền dân chủ hiện đại Mặc

dù cho rằng dân chủ trực tiếp mới là dân chủ thực sự, nhưng Roussau J cũng phải thừa nhận rằng đó là chỉ một hình thức lí tường, nhân dân phải uỷ quyền cho người đại diện, mà không thể trực tiếp thực hiện quyền lưc của mình Nhưng người đại diện nhân dân theo

Rousseau, "không phải và không thể là người thay mặt nhân dân được; họ chỉ có thể là người uỷ viên chấp hành chứ không thể thay mặt nhân dân để quyết định một vấn đề gì dứt khoát".10 Không có cách nào khác để nhân dân lựa chọn người xứng đáng thay mặt mình giải quyết các vấn đề công

Nhưng thách thức thật sự là làm thế nào để nhân dân biết nên bầu cho ai Chắc hẳn câu trả lời là người dân muốn được đại diện (và cai trị) bởi người chia sẻ các nhu cầu và nguyện vọng của họ

Đó là cơ sở sâu xa của sự ra đời các đảng chính trị, với ý nghĩa ban đầu là sự ủng

hộ một định hướng chính trị nào đó Người dân gia nhập đảng, ủng hộ đảng giành ghế trong chính quyền để mong muốn của mình được thực thi

` Để là “đảng cầm quyền” tại một quốc gia cộng hòa tổng thống, đảng chính trị cần

có đại biểu là tổng thống Tuy nhiên để thực sự cầm quyền thì họ còn cần có được sự ủng

hộ của đa số hoặc ít nhất là quyền phủ quyết trong Quốc hội để hỗ trợ tổng thống, vì trong tổng thống chế lập pháp và hành pháp về cơ bản là kiềm chế nhau Để là “đảng cầm quyền” tại một quốc gia đại nghị hoặc lưỡng tính thì đảng chính trị chắc chắn phải có đa số ghế trong Quốc hội để thành lập Chính phủ Đối với những nước có nhiều đảng chính trị cạnh tranh sòng phẳng, và nếu hệ thống bầu cử của họ cho phép, thì có thể không đảng nào đạt được quá bán số ghế trong Quốc hội, khi đó các đảng thường phải liên minh với nhau

Đặc sắc nhất trong các nền dân chủ hiện đại là khi có đảng cầm quyền sẽ có đảng đối lập Đảng đối lập có thể là đảng nắm quyền kiểm soát lập pháp (trường hợp cộng hòa tổng thống) hoặc không (cả ba trường hợp) Tùy theo pháp luật quốc gia mà họ có thể phủ

10 Nguyễn Đăng Dung, Vai trò của bầu cử, Tạp chí khoa học ĐHQGHN – Chuyên san Luật học, tập 34, số 1(2018)

Trang 7

quyết các động thái nhất định của Chính phủ, chất vấn các quan chức Chính phủ hoặc lên tiếng chống lại Chính phủ Tóm lại, đảng đối lập có mong muốn hạ bệ đảng cầm quyền để được thay thế Sự cạnh tranh giữa các đảng chính trị tạo thành một dạng phân chia quyền lực, giúp tạo thành thực tế kiềm chế đối trọng ngay cả trong các quốc gia đại nghị vốn không tuân thủ các nguyên tắc phân quyền của Montesquieu

III VAI TRÒ CỦA ĐẢNG CHÍNH TRỊ

Như vậy ta đã hiểu thông qua bầu cử, đảng chính trị đưa được các đại biểu của họ vào bộ máy nhà nước; nắm lấy các vị trí quan trọng cần cho mục tiêu cầm quyền của họ

Người Pháp cho rằng đảng chính trị là "thành quả của loài người trong việc đi tìm những phương thức thực hành dân chủ".11 Vậy cụ thể đảng chính trị có vai trò như thế nào đối với nền dân chủ? Theo người viết, đảng chính trị có một số vai trò chính yếu sau:

1 Là môi trường sinh hoạt chính trị của người dân

Đảng chính trị là nơi thảo luận các quan điểm chính trị, đề ra phương hướng hoạt động chính trị của quốc gia độc lập với nghị trường Trong sinh hoạt đảng, đảng viên có thể xây dựng chương trình nghị sự mà sau đó họ sẽ tìm cách hiện thực hóa Một quốc gia

có đảng chính trị phát triển sẽ là nơi mà người dân tích cực tham gia vào đời sống chính trị, phát biểu và đấu tranh cho nguyện vọng của họ, thu hẹp khoảng cách giữa chính quyền

và người dân

Các đảng phái chính trị với nỗ lực tiến gần hơn với công chúng, tổ chức các cuộc biểu tình công cộng, các cuộc họp, các buổi họp báo về các vấn đề trọng yếu và làm cho quan điểm của mình trở nên rõ ràng Điều này tạo cho những thường dân có cơ hội phân tích những ưu và khuyết điểm của các vấn đề quan trọng khác nhau, dẫn đến việc tổ chức

và xây dựng công luận về các vấn đề trọng yếu Những người dân thường là những người

thường không có thời gian để đóng góp cho nền chính trị được lợi vô cùng bởi những cuộc họp này…và được hiểu nhiều khía cạnh khác nhau của các vấn đề cơ bản liên quan đến việc quản trị.12

2 Là công cụ tạo nên ổn định chính trị

Cụ thể, đảng chính trị thúc đẩy đối thoại và sự tham gia của người dân vào hoạt động chính trị, cho phép người dân và chính quyền đạt được đồng thuận Sự đồng thuận

11 Nguyễn Quang Anh, Cơ chế các đảng phái chính trị, các tổ chức xã hội một số nước tham gia kiểm soát quyền lực

và những nội dung Việt Nam có thể tham khảo, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 367

12 Hồng Tâm, 5 chức năng của đảng phái chính trị, 2016, ấn bản điện tử tại https://www.luatkhoa.org/2016/04/41

39/, đăng ngày 08/04/2016, truy cập 18/12/2021

Trang 8

này dựa trên sự đối thoại và truyền đạt nguyện vọng quần chúng, nhà nước là người chấp hành

Các đảng chính trị bằng nhiều cách giúp hợp nhất, đơn giản hóa và ổn định quá trình chính trị của đất nước Các lực lượng, nguồn gốc gây mất ổn định cục bộ, khu vực, lợi ích

và vị thế địa lý sẽ có thể đường hoàng giải quyết tranh chấp của mình bằng con đường chính trị

Thậm chí, thông quan đảng chính trị, những lực lượng này buộc phải cải tạo hệ tư tưởng của họ để thu hút dân chúng, từ đó tiêu trừ khả năng mất đoàn kết và thúc đẩy sự gắn kết Các đảng chính trị chủ yếu thực hiện chức năng kết hợp những lợi ích.13 Ở góc độ nào đó, suy cho cùng, người dân cũng nhờ sinh hoạt đảng phái mà được thảo luận và hiểu biết về chính sách của nhà nước; và hiểu biết là bước đầu của sự đồng thuận nhất trí (nếu có)

Sự ổn định này có bẩn chất rất khác với sự ổn định do trấn áp đối lập Sự ổn định này thực chất hơn và do đó, có thể duy trì với chi phí xã hội rẻ hơn và lâu bền hơn so với việc trấn áp bất đồng

3 Là kênh vận động tranh cử và giới thiệu ứng cử viên

Đảng chính trị có thể dựa vào tiềm lực và mức độ hiện diện của mình để quảng bá cho một ứng cử viên nào đó đang nhắm đến một vị trí trong chính quyền trong các cuộc bầu cử Thông qua đảng, ứng viên này có nhiều tiền và nhân lực hỗ trợ để vận động tranh

cử hơn Tại một số nước, chẳng hạn như Mỹ, người dân bầu cho đảng chính trị thay vì bản thân ứng viên, điều có thể sẽ giúp tiết kiệm cho ứng viên khá nhiều tiền bạc, thời gian và sức lực vận động tranh cử

4 Là lực lượng kiềm chế đảng cầm quyền

Đây là vai trò quan trọng nhất của đảng chính trị Bằng sức ảnh hưởng của mình, đảng đối lập đảm bảo luôn cơ hội để bộ phận dân chúng bất đồng với chính quyền được phản đối hay chất vấn các hành động của chính quyền Bằng các quy tắc pháp lý có thể khác biệt ở mỗi nước, đảng đối lập còn có thể trì hoãn hay ngăn chặn các hành động cụ thể của đảng cầm quyền Để vượt qua các ngăn trở này, đảng cầm quyền phải giải trình và chịu trách nhiệm Sự hiện diện của đảng đối lập là yếu tố then chốt để đảm bảo các đảng chính trị sẽ phục vụ nền dân chủ một cách tận tâm và hiệu quả nhất

Nếu thiếu vắng sự có mặt của các đảng chính trị, các đại biểu dân cử có thể làm việc với các mục tiêu chồng chéo tư lợi hay chỉ phục vụ mục tiêu cho chính đảng của mình

13 Hồng Tâm, tlđd

Trang 9

Điều này làm cho việc hình thành của một chính phủ hiệu quả và bị giám sát là không thể thực hiện.14

Đối với các quốc gia lưỡng đảng, luôn có tình trạng có một đảng lớn, đầy tiềm lực

là đối thủ trực tiếp của đảng cầm quyền Đối với các quốc gia đa đảng, do cạnh tranh gay gắt và hiếm khi có đảng nào chiến thắng áp đảo, các đản thường phải thỏa hiệp Ở mỗi hệ thống đều có cách riêng để khiến không đảng nào có thể yên tâm độc quyền quyền lực mà không bị kiềm chế Ngay khi một đảng cầm quyền mất đi quyền lực, đảng đối lập sẽ thay thế Do đó đảng cầm quyền phải cẩn trọng và không thể tùy tiện sử dụng quyền lực của mình

TIỂU KẾT: ĐIỀU KIỆN PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐẢNG CHÍNH TRỊ

Thông qua các phân tích trên, ta cũng có thể rút ra kết luận chung về điều kiện để phát huy vai trò của đảng chính trị, đó là bầu cử phải đảm bảo công bằng, bình đẳng và minh bạch

Bầu cử là “phương thức chính thống thay đổi quyền lực nhà nước”,15 nói các khác,

là phương thức chính thống đảm bảo giá trị của đảng đối lập Nếu bầu cử không có khả năng lựa chọn đúng người đại diện xứng đáng và thay thế người không xứng đáng, đảng cầm quyền không bao giờ phải lo sợ lực lượng đối lập và có thể vô tư củng cố quyền lực của mình Nếu bầu cử không thể thay đổi đảng cầm quyền, đảng cầm quyền không có động lực thực sự nào để xây dựng chính quyền tốt

Tuy nhiên, lựa chọn ai là tùy thuộc vào đánh giá của người dân Hệ thống bầu cử tốt chỉ cần tạo điều kiện để người dân có quyền lựa chọn thực chất và có cơ hội phản ánh chân thực nguyện vọng thông qua việc bỏ phiếu cho ứng viên họ thấy phù hợp nhất Do

đó, hệ thống này phải công bằng, bình đẳng và minh bạch Công bằng tức là không ngăn cản hay can thiệp công dân tiếp cận và thực hành quyền bầu cử mà không có căn cứ hợp hiến Bình đẳng tức là không phân biệt đối xử, ai cũng có một phiếu bầu giá trị ngang nhau Minh bạch tức là việc tổ chức bầu cử phải được công khai tối đa cho người dân tự do giám sát, nhà nước có trách nhiệm đảm bảo quyền tiếp cận thông tin và giải quyết khiếu kiện Khi hệ thống bầu cử đạt được những tiêu chí này, vai trò của đảng chính trị sẽ được phát huy đến mức độ tối đa, mang lợi phúc lợi cho xã hội./

14 Hồng Tâm, tlđd

15 Nguyễn Đăng Dung, Hiến pháp và bộ máy nhà nước, Nxb Giao thông vận tải H 2002, tr.347

Trang 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Lê Văn Hòe, Đảng chính trị và điều kiện cầm quyền, Tạp chí nghiên cứu lập pháp,

2011

2 Nguyễn Đăng Dung, Hiến pháp và bộ máy nhà nước, Nxb Giao thông vận tải H

2002

3 Nguyễn Đăng Dung, Vai trò của bầu cử, Tạp chí khoa học ĐHQGHN – Chuyên san

Luật học, tập 34, số 1(2018)

4 Nguyễn Hữu Đông, Đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng đáp ứng yêu cầu

xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số

272, 2014

5 Nguyễn Quang Anh, Cơ chế các đảng phái chính trị, các tổ chức xã hội một số nước

tham gia kiểm soát quyền lực và những nội dung Việt Nam có thể tham khảo, Tạp

chí nghiên cứu lập pháp, số 367

6 Anthony Downs, An Economic Theory of Democracy , New York: Harper &

Brothers, 1957, tr 25

7 Moshe Maor, Political Parties and Party Comparative approaches and the British

experience, Routledge, 1997, tr.5

8 Robert A Dahl, Bàn về dân chủ, Phạm Nguyên Trường và Phạm Hồng Sơn dịch,

2015

9 Hoàng Sơn, Tiểu luận về đảng chính trị, 2015, ấn bản điện tử tại:

https://nghiencuulichsu.com/2015/12/10/tieu-luan-ve-dang-chinh-tri/, đăng ngày 10/12/2015, truy cập 17/12/2021

10 Hồng Tâm, 5 chức năng của đảng phái chính trị, 2016, ấn bản điện tử tại

https://www.luatkhoa.org/2016/04/41 39/, đăng ngày 08/04/2016, truy cập 18/12/2021

https://eu4.proxysite.com/process.php?d=LA1GrOsQ0UxbDzrJHwWTY4IRLZZvEeyG Gv2E3tvJO3JahOtfrnyz%2BDc6I2FS%2FAEe1cpExxQg5e%2BLuCzAULrf9xHftdVn& b=1 , truy cập 18/12/2021

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w