1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Anh/chị hãy trả lời câu hỏi (kèm giải thích), phân tích, bình luận về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xử phạm vi phạm hành chính

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

SAU:

1 HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐƢỢC CẤU THÀNH BỞI CÁC VĂN BẢN VỚI TÊN GỌI LÀ GÌ, DO CƠ QUAN NÀO BAN HÀNH? TRONG ĐÓ,VĂN BẢN NÀO ĐƢỢC COI LÀ QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH VÀ THUỘC

LOẠI QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH NÀO ?

2 VAI TRÒ CỦA CÁC NGHỊ ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ( TRONG CÁC LĨNH VỰC CỤ THỂ) TRONG HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

3 CƠ CHẾ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC ĐỚI VỚI NHỮNG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH ( TRONG CÁC LĨNH VỰC CỤ THỂ) TRONG HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT HÀNH VI

PHẠM HÀNH CHÍNH

Tiểu luật kết thúc môn học: Luật Hành Chính GIẢNG VIÊN: Th.S Nguyễn Anh Đức

Hà Nội-2021

Trang 2

A.PHẦN MỞ ĐẦU

Luật Hành chính Việt Nam là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ chấp hành và điều hành phát sinh trong quá trình tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước; trong hoạt động hành chính nội bộ mang tính chất phục vụ cho các cơ quan nhà nước khác; trong hoạt động của các cơ quan nhà nước khác hoặc các tổ chức xã hội khi nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động đó

Bên cạnh đó quy phạm pháp luật Hành chính cũng có vai trò rất quan trọng trong hệ thống pháp luật hành chính, đó là có chức năng điều chỉnh các quan hệ quản lý trước hết bằng cách đặt ra quyền và nghĩa vụ có quan hệ tương hỗ với nhau của các chủ thể luật Hành chính trong các loại hoạt động, các môi trường quản lý khác nhau, các đặc trưng là điều chỉnh các quan hệ mang tính chất tổ chức và điều chỉnh

Đó là một số đặc điểm qua về quy phạm pháp luật hành chính và không thể không nhắc đến hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính và qua đó giúp ta hiểu rõ hơn về những quy định luật hành chính trong các lĩnh vực của đời sống như: kinh tế, văn hóa- xã hội và hành chính.Để hiểu rõ hơn các vấn đề về quy phạm pháp luật nên em đã chọn “Đề số 8: Anh/chị hãy trả lời câu hỏi (kèm giải thích), phân tích, bình luận về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, theo các vấn đề như sau:

1 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính được cấu

thành bởi các văn bản với tên gọi là gì, do cơ quan nào ban hành? Trong đó, văn bản nào được coi là quyết định hành chính và thuộc loại quyết định hành chính nào?

2 Vai trò của các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính (trong các lĩnh

vực cụ thể) trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành

Trang 3

B PHẦN NỘI DUNG

1 Văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt hành chính

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành

theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này ( Luật ban

hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 )

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã được ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông

qua Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 về việc xử lý vi phạm hành chính vào ngày

02 tháng 07 năm 2002 Từ đó đến nay các Bộ, ngành và các cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành mới, bổ sung, sửa đổi nhiều văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính Và các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực như: Kế toán, thống kê, thuế, hóa đơn chứng từ, thị trường chứng khoán và trong các lĩnh vực đăng ký kinh doanh, thương mại, du lịch, ngân hàng v.v

Và qua đó chúng ta hãy đến với câu hỏi mà tiêu đề đã cho ta:

?.1.Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính được cấu thành bởi các văn bản với tên gọi là gì, do cơ quan nào ban hành? Trong đó, văn bản nào được coi là quyết định hành chính và thuộc loại quyết định hành chính nào?

?. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính được cấu thành bởi các văn bản với tên gọi là gì, do cơ quan nào ban hành?

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính được cấu thành các văn bản với tên gọi là văn bản quy phạm pháp luật Và được chia làm hai loại đó là văn bản luật và văn bản dưới luật

 Văn bản luật là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất Văn bản luật bao gồm Hiến pháp – đạo luật cơ bản của Nhà nước, các luật, các bộ luật và các nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật Quốc hội Trong các loại văn bản thì văn bản thì Hiến pháp là văn bản có hiệu lực pháp lý tối cao

 Văn bản dưới luật bao gồm:

 Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;Lênh, quyết định của Chủ tịch nước;

Trang 4

 Nghị quyết, nghị định của Chính phủ; Quyết định, chỉ thị của Thủ trưởng chính phủ;

 Quyết định, chỉ thị, thông tư của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng: Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

 Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị - xã hội;

 Nghị quyết của hội đồng nhân dân các cấp; Quyết đinh, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân các cấp

- Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ tục luật định, trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, làm khuôn mẫu cho xử sự của các chủ thể pháp luật, được áp dụng nhiều lần cho nhiều chủ thể pháp luật trong một khoảng thời gian và không gian nhất định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định mà nhà nước muốn xác lập

 Do những cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành bao gồm: Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước nước, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, hội đồng nhân dân các cấp, ủy ban nhân dân các cấp

 Ngoài ra, theo quy định của pháp luật văn bản quy phạm pháp luật còn được ban hành bởi Đoàn Chủ tịch ủy ban trung ương Mặt trật Tổ quốc Việt Nam phối hợp với ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ

hành chính nào?

Quyết định hành chính là quyết định trong lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước Và là quyết định do các cơ quan nhà nước và cơ quan khác ban hành Quyết định hành chính là một loại quyết định pháp luật, là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực – nhà nước thông qua hành vi của cơ quan chủ thể có quyền hành pháp trong bộ máy hành chính nhà nước tiến hành theo một trình tự, hình thức nhất định theo quy định của pháp luật nhằm đưa ra các chủ trương, biện pháp, các quy tắc xử sự

Trang 5

hoặc áp dụng các nguyên tắc đó giải quyết các công việc cụ thể để thực hiện chắc năng quản lý hành chính nhà nước

- Quyết định hành chính còn được chia thành 3 loại với các tính chất khác nhau bao gồm:

 Quyết định chủ đạo: là loại quyết định mà các chủ thể có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích đưa ra những chủ trương, chính sách, những giải pháp lớn về quản lí hành chính đối với cả nước, một vùng hoặc đối với một đơn vị hành chính nhất định

 Quyết định quy phạm: ban hành quyết định quy phạm là hoạt động mang tính đặc trưng của các chủ thể được sử dụng quyền hành pháp, bởi lẽ một trong những biểu hiện của quyền hành pháp đó là hoạt đông lập quy

 Quyết định cá biệt: Trên cơ sở của quyết quy phạm, quyết định cá biệt được ban hành nhằm mục đích hướng đến việc cho các chủ thể pháp luật hành chính thực hiện được các quyền cũng như nghĩa vụ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội

Văn bản được gọi là văn bản quyết định hành chính khi có những điểm dưới đây: - Là văn bản mà được các chủ thể có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích đưa ra

những chủ trương, chính sách, những giải pháp lớn về quản lí hành chính đối với cả nước, một vùng hoặc đối với một đơn vị hành chính nhất định Cụ thể là do nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành - Là văn bản được áp dụng một lần đối với các đối tượng cụ thể Ví dụ, Chủ tịch ủy

ban nhân dân ra quyết định cưỡng chế thi hành, nếu không đồng ý với quyết định này thì người bị xử lý có quyền khiếu nại đến cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền

- Là văn bản có sự tác động trực tiếp đến quyền, lợi ịch hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức

?.Trong đó, văn bản nào được coi là quyết định hành chính và thuộc loại quyết định hành chính nào?

Dựa vào ý đã trả lời ở mục 1.1 văn bản được coi là văn bản quyết định hành chính là văn

bản dưới luật và thuộc loại quyết đinh chủ đạo hành chính

- Văn bản dưới luật được hiểu là những văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thực luật định và những văn bản này có hiệu lực pháp lý thấp hơn văn bản luật Các văn bản dưới luật thường bao

Trang 6

gồm các: pháp lệnh, nghị quyết, lệnh, nghị đinh, quyết định, thông tư.v.v như đã liệt kê ở mục trên

Các quyết định hành chính mang tính dưới luật, chúng phải phù hợp với Hiến pháp, luật, pháp lệnh và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, quyết định của cơ quan quyền lực nhà nước ở cùng cấp Tính thứ dưới luật thể hiện thứ bậc các quyết định hành chính nhà nước Tính thứ bậc của quyết định hành chính nhà nước tùy thuộc vào địa vị pháp lý của cơ quan ban hành, trong mối quan hệ của nó với các cơ quan, tổ chức khác của nhà nước Trong một số trường hợp, quyết định hành chính phải phù hợp với quyết định của Tòa án, các hợp đồng đã được kí kết giữa cơ quan ban hành quyết định hành chính với các đối tác

- Đây thuộc loại văn bản quyết định hành chủ đạo Quyết định chủ đạo này thường thuộc về vị trí quan trọng trong hệ thống hành chính và là cơ sở ban hành các quyết định khác, về hình thức thì những quyết định thuộc loại này thường là những nghị quyết Ví dụ như mới đây nhất chúng ta có thể biết tới quyết định hành

chính chủ đạo với chỉ thị: “Nghị quyết 42/NQ-CP năm 2020 về biện pháp hỗ trợ

người dân gặp khó khăn trong đại dịch Covid-19 do Chính phủ ban hành”

2 Xử phạt vi phạm hành chính trong luật Hành chính Việt Nam

Trước hết chúng ta cũng tìm hiểu khái niệm của vi phạm hành chính, vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính

Theo nguyên tắc hành vi, Luật hành chính Việt Nam không đặt vấn đề về trách nhiệm hành chính đối với những khuynh hướng tư tưởng của con người, không đặt vấn đề trách nhiệm hành chính đối với cả biểu hiện ra bên ngoài mà không phải hành vi

hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính

Chúng ta đến với câu hỏi đầu bài:

? 1 Vai trò của các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính (trong các lĩnh vực cụ thể) trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính

Vai trò chung của các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật vi phạm hành chính là:

Trang 7

Các nghị định quy định về hành vi vi phạm hành chính, hành thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt hành chính

- Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao

thông đường bộ và đường sắt Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính; hình thức; mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức tiền phạt cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

- Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh

vực hải quan Nghị định này quy định hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

- Nghị định 96/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý,

bảo vệ biên giới quốc gia Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ biên giới quốc gia

Ở trên là một số Nghị định quy đinh và vai trò của hành vi vi phạm hành chính Và vẫn còn rất nhiều Nghị quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật vi phạm hành chính với mỗi nghị định mang một nội dung và mục đích khác nhau nhưng tất cả đều hướng tới sự bảo vệ trật tự xã hội một cách nghiêm túc

2.1 Cơ chế kiểm soát quyền lực đối với những cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Trước hết chúng ta cần hiểu về thuật ngữ “ cơ chế”, theo với định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt thì “Cơ chế là cách thức, sắp xếp tổ chức để làm hướng, cơ sở theo đó mà thực hiện” ( Viện Ngôn ngữ học 1996).Từ đó, khái quát cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước là tổng những quy trình, phương thức và thiết kế liên quan đến kiểm soát quyền lực nhà nước gắn liền chặt chẽ với nhau

Kiểm soát quyền lực nhà nước có thể hiểu là việc bất kì cơ quan, tổ chức cá nhân khi được giáo sử dụng quyền lực nhà nước đều phải chịu sự kiểm soát Vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước được coi là một nhu cầu tất yếu, nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội dựa vào pháp luật, đảm bảo thực hiện thông qua bộ máy hành chính nhà nước và cưỡng chế thi hành bằng các công cụ công lực như quân đội, cảnh sát, nhà tù, tòa án

Trang 8

Trong quá trình hoạt động của bộ máy hành chính công quyền, việc xuất hiện khả năng lạm dụng quyền lực vì một số mục tiêu riêng là rất dễ xảy ra Vì vậy, nhà nước cần phải kiểm soát, giới hạn được quyền lực nhằm duy trì bản chất và chức nước của mình

Bên cạnh đó chúng ta cũng thông qua các cơ quan hành chính nhà nước Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan quản lý chung hay từng lĩnh vực công tác, có nhiệm vụ thực thi pháp luật và chỉ đạothựchiện các chính sách, kế hoạch của nhà nước, theo pháp lệnh hiện hành, cơ quan hành chính nhà hình thành từ cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp

Cơ quan hành chính nhà nước được chia ra các cấp bậc ở trung ương và địa phương bao gồm:

Ở trung ương: cơ quan hành chính ở cấp trung ương bao gồm Chính phủ, các bộ và cơ quan ngang bộ

Ở địa phương là các ủy ban nhân dân bao gồm: ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ủy ban nhân dân cấp quân/huyện/thị xã, ủy ban nhân dân cấp xã/phường/thị trấn và các cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân

Qua đó chúng ta cùng đến với câu hỏi đề ra :

?. 1 Cơ chế kiểm soát quyền lực đối với những cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.”

 Cơ chế kiểm soát quyền lực đối với cơ quan hành chính ở cấp trung ương về xử phạt vi phạm hành chính

Đối với cấp trung ương cơ chế quản lý theo các tổ chức của hệ thống chính trị Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Nhân dân có quyền và trách nhiệm giám sát sự lãnh đạo của Đảng, góp phần kiểm soát quyền lực Nhà nước thông qua Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị- xã hội

Trước hết sự kiểm soát của Đảng đối với hoạt động nhà nước với hình thức giám sát, kiểm tra Đảng đã giám sát hoạt động Nhà nước bằng việc trực tiếp lắng nghe Đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan hành chính nhà nước về mọi mặt của bộ máy do mình quản lý Và kiểm tra trực tiếp việc thực hiện nghị quyết, đường lối, chủ trương của đảng, pháp luật của Nhà nước của Đảng viên trong bộ máy nhà nước Trong những năm gần đây Đảng đã trực tiếp thực hiện chính sách phòng và chống tham nhũng Tiếp đến là giám sát của Quốc hội đối với quyền lực nhà nước Đây là hoạt động giám sát toàn diện trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của hoạt động hành chính Nhà nước

Trang 9

Nhân dân là người được kiểm soát quyền lực nhà nước vì quyền lực nước thuộc về nhân dân Cơ quan nhà nước, công chức, viên chức nhà nước thuộc về nhân dân Cơ quan nhag nước không tự nhiên phát sinh ra quyền lực, mà chị nhân sự ủy quyền của nhân dân, thay mặt nhân dân thực thi quyền lực nhà nước để phục vi nhân dân

 Cơ chế kiểm soát quyền lực đối với cơ quan hành chính ở cấp địa phương về xử phạt vi phạm hành chính

Cơ chế pháp lý kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước đối với chính quyền địa phương là tổng thể các yếu tố gồm thể pháp lý, các thiết chế thực hiện hoạt động kiểm soát và các điều kiện bảo đảm thực hiện, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau; được vận hành theo nội dung và các phương thức do pháp luật quy định nhắm ngăn ngừa hành vi lạm dụng quyền lực, bảo đảm kiểm soát quyền lực nhà nước đối với chính quyền địa phương đạt hiệu quả cao

Vấn đề kiểm soát nhà nước ở địa phương là một yếu tố quan trọng trong hoạt động quản lí nhà nước Pháp luật quy định kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước đối với chính quyền địa phương bằng các thiết chế nhà nước trong bộ máy nhà nước như Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát HĐND cấp tỉnh; Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ kiểm soát lãnh đạo công tác của UBND các cấp, hướng dẫn, kiểm tra HĐND trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để HĐND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật định

Hội đồng địa phương có vai trò cơ bản trong cơ chế kiểm soát quyền lực thực thi chính sách, pháp luật ở địa phương Hội đồng địa phương là cơ quan do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra, đại diện cho ý chí nguyện vọng của người dân địa phương Cơ quan này có quyền quyết định các chính sách pháp luật địa phương và thực thi quyền giám sát đối với việc thực thi các chính sách, pháp luật địa phương

Giám sát là một trong những chức năng quan trọng của Hội đồng địa phương ở các nước; nhằm mục đích theo dõi, đánh giá xem cơ quan chính địa phương thực hiện các quyết định Hội đồng đưa ra, thực hiện như thế nào trong phạm vi lãnh thổ địa phương, đảm bảo các hoạt động hành chính địa phương hiệu quả, tin cậy, minh bạch, trung thực Cơ chế giám sát ở địa phương được thực hiện thông qua các hình thức đa dạng như chất vấn, điều trần, miễn nhiệm, bãi nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm những người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan hành chính ở địa phương, Hội đồng địa phương thậm chí còn có quyền giải tán cơ quan hành chính cùng cấp khi cơ quan này không còn được sự tín nhiệm

của Hội đồng

Trang 10

C.PHẦN KẾT LUẬN

Qua đó cho cho chúng ta hiểu được hơn về hệ thống văn bản quyết định hành chính, các quyết định định hành chính, vai trò của các Nghị định và cơ quan kiểm soát quyền lực nhà nước… Sẽ tạo nên việc quản lí nhà trở nên chặt chẽ hơn, trong thời gian qua quyết định hành chính đã phát huy vai trò nhất định của mình trong quản lí hành chính nhà nước, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy công cuộc đổi mới.Với một xã hội ngày càng phát triển, các Nghị định quy định về luật Hành chính cũng có sự sửa đổi mang một bộ luật hiện đại, phát triển Sẽ tạo thành một đất nước văn minh lịch sự, luôn có pháp luật bảo vệ

Danh mục tài liệu tham khảo

- Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 về

việc xử lý vi phạm hành chính;

- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;

- Khoa luật đại học quốc gia Hà Nôi, giáo trình luật hành chính NXB.Đại học quốc

gia;

- Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao

thông đường bộ và đường sắt;

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:20

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN