1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích, bình luận chỉ thị 16/CT/TTG ngày 31/3/2020 của Thủ tướng chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19

8 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích, Bình Luận Chỉ Thị 16/CT/TTg Ngày 31/3/2020 Của Thủ Tướng Chính Phủ Về Thực Hiện Các Biện Pháp Cấp Bách Phòng Chống Dịch Covid-19
Tác giả Vũ Trần Thu Thảo
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Minh Hà
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hành Chính
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 325,49 KB

Nội dung

Trước đây khi chưa có vaccine phòng chống, khi đợt dịch thứ hai bùng phát tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg1 ngày 31/3/2020 về thực hiện các biện pháp cấp

Trang 1

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

0-0

VŨ TRẦN THU THẢO - 19071016

PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN CHỈ THỊ 16/CT/TTg NGÀY 31/3/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ THỰC

HIỆN CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19

Tiểu luận kết thúc môn học: Luật Hành Chính Giảng viên: TS Nguyễn Thị Minh Hà

Hà Nội-2021

Trang 2

PHỤ LỤC

Mở đầu……… 2

Nội dung 1 Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ là loại quyết định hành chính nào? 1.1 Căn cứ theo nội dung pháp lý……… 2

1.2 Căn cứ theo chủ thể ban hành……… 3

2 Mục đích ban hành và vai trò của Chỉ thị 16/CT-TTg 2.1 Mục đích……… 4

2.2 Vai trò……… 5

3 Tính hợp pháp và hợp lý của Chỉ thị 16/CT-TTg 3.1 Tính hợp pháp……… 5

3.2 Tính hợp lý……… 6

Kết luận……… 7

Tài liệu tham khảo……… 7

Trang 3

Mở đầu

Đại dịch Covid-19 với sự lây lan nhanh chóng đã khiến cho hàng trăm triệu người mắc và hàng triệu người tử vong Tính đến hiện nay, Việt Nam đã

có trên 14 nghìn người mắc, số ca tử vong là 72 người Trên thế giới hiện nay

có hơn 180 triệu người mắc và 3 triệu người tử vong Không chỉ có tốc độ lây lan nhanh, Covid-19 còn có nhiều biến chủng khiến cho công tác xác định

người nhiễm trở nên khó khăn hơn, tỷ lệ lây lan nhanh hơn và tỷ lệ tử vong cũng cao so với biến chủng ban đầu

Hiện nay, Việt Nam đã trải qua bốn làn sóng dịch Covid-19 khiến cho đời sống nhân dân bị đảo lộn ít nhiều Mặc dù trên thế giới, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đang đẩy mạnh chiến dịch vaccine phòng chống, một số nơi ví dụ như Liên minh châu Âu đang tính mở cửa lại, đón tiếp và phục vụ các hoạt động ăn uống du lịch quốc tế (tuy nhiên vẫn phải tuân theo những quy định phòng dịch ở từng nước sở tại), tuy nhiên ở Việt Nam, với sự xâm nhập của hai biến chủng mới, các cơ quan quản lý nhà nước vừa ra sức chống dịch, vừa tổ chức những cuộc tiêm chủng dành cho những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao và vừa cố gắng điều tiết, phát triển kinh tế Ở một số địa phương có nhiều ca mắc, tiềm ẩn nguy cơ lây lan trong cộng đồng cao, Ủy ban Nhân dân những địa phương đó đã

áp dụng Chỉ thị 16 nhằm phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh

Trước đây khi chưa có vaccine phòng chống, khi đợt dịch thứ hai bùng phát tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg1

ngày 31/3/2020 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19, với phạm vi là toàn quốc Vì lý do này, em đã chọn đề số 6 “Tìm hiểu và phân tích, bình luận về Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.” làm đề tài tiểu luận của mình

Nội dung

1 Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ là loại quyết định hành chính nào?

Quyết định hành chính có hai cách phân biệt chủ đạo, trong mỗi cách có từng “loại” quyết định hành chính khác nhau Có thể phân biệt quyết định hành chính dựa trên hai cách sau đây: căn cứ theo nội dung pháp lý, căn cứ theo chủ thể ban hành

1.1 Căn cứ theo nội dung pháp lý

1

https://moh.gov.vn/documents/176127/356256/31.3.2020+16+CT-TTg.pdf/ce106212-59de-4093-bfcc-47f50a9044f2

Trang 4

Cách phân loại này nhằm để chỉ ra nội dung, tính chất pháp lý của các quyết định hành chính, tính chất đặc thù của từng loại quyết định hành chính để

từ đó có nhân thức sâu sắc về chúng, vận dụng trong xây dựng và ban hành từng loại quyết định hành chính trong thực tiễn, tạo cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu thực tiễn ban hành quyết định hành chính của từng cơ quan hành chính nhà nước Nói tóm lại, những quyết định hành chính sẽ được dựa trên nội dung để làm căn cứ phân loại

Căn cứ theo nội dung pháp lý, có ba loại quyết định hành chính: quyết định chính sách (những quyết định hành chính chứa đựng những chủ trương,

chính sách quan trọng, đường hướng, nhiệm vụ, mục tiêu và biện pháp lớn

nhằm giải quyết những vấn đề lớn trong đời sống nhà nước và xã hội), quyết định hành chính quy phạm (đặt ra những quy phạm mới bổ sung thêm vào hệ

thống quy phạm pháp luật hiện có hoặc đình chỉ việc thi hành có thời hạn hay

không thời hạn hiệu lực của quy phạm hiện hành), quyết định hành chính đơn biệt (những quyết định do chủ thể thực hiện hoạt động hành chính nhà nước có thẩm quyền ban hành áp dụng luật vào trường hợp cụ thể) và quyết định hành chỉ đạo điều hành (dùng để chỉ đạo, điều hành, phối hợp trong hoạt động quản

lý, chứa đựng những mệnh lệnh cụ thể, được áp dụng với những đối tượng cụ thể trong khoảng thời gian)

Đối với Chỉ thị 16/CT-TTg, đây là một quyết định hành chính chỉ đạo điều hành Đối tượng cụ thể mà Chỉ thị 16/CT-TTg hướng đến đó là “các Bộ, cơ

quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” thực hiện các biện pháp cấp bách để phòng chống dịch

Covid-19 Một trong những biện pháp được yêu cầu thực hiện đó là “thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2020 trên phạm vi toàn quốc” Trong Chỉ thị còn yêu cầu Bộ Công an, Bộ Y tế phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tập trung phối hợp để dập các “ổ dịch” ở hai thành phố này Những yêu cầu trong Chỉ thị 16/CT-TTg đều mang tính chỉ đạo và điều hành, chứa đựng những mệnh lệnh cụ thể được áp dụng trong kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2020, có một số yêu cầu được áp dụng trong vòng 15 kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2020

1.2 Căn cứ theo chủ thể ban hành

Căn cứ theo chủ thể ban hành quyết định hành chính, quyết định hành

Trang 5

ban hành dưới dạng chỉ thị, thông tư, quyết định để giải quyết những vụ việc,

vấn đề cụ thể thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng), quyết định hành chính của UBND và Chủ tịch UBND (ban hành dưới dạng quyết định để giải quyết những vấn đề được luật giao trong phạm vi địa phương của mình) và quyết định hành chính liên tịch (được ban hành dưới hình thức thông tư, nghị định liên

tịch, được ban hành bởi nhiều cơ quan nhà nước khác nhau, thậm chí còn có cả

sự phối hợp của tổ chức xã hội)

Chỉ thị 16/CT-TTg2 được ban hành bởi Thủ tướng Chính phủ và Thủ tướng đương nhiệm năm 2020 ban hành ký Chỉ thị 16/CT-TTg là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc Cụ thể hơn, Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ là chỉ thị được ban hành để chỉ đạo, đôn đốc, phối hợp hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ hay chính quyền địa phương Điều này thể hiện rõ nhất trong yêu cầu thực hiện cách li toàn xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương các tỉnh thành cùng phối hợp thực hiện; hay yêu cầu các cơ quan, đơn vị nhà nước “bố trí cán bộ, công chức, viên chức sử dụng thông tin làm việc tại nhà, chỉ những trường hợp thật sự cần thiết mới đến làm việc tại công sở” Trong những yêu cầu thực hiện những biện pháp được ghi trong Chỉ thị đều mang tính chỉ đạo, đôn đốc (Chỉ thị ghi “thực hiện cấp bách”) và yêu cầu phối hợp các hoạt động của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và chính quyền địa phương các cấp

2 Mục đích ban hành và vai trò của Chỉ thị 16/CT-TTg

2.1 Mục đích

Mục đích chính của Chỉ thị 16/CT-TTg chính là đưa ra những biện pháp cấp bách mang tính bắt buộc cần phải thực hiện để phòng chống dịch Covid-19

Vì thế nên ngay trong Chỉ thị, Văn phòng Chính phủ đã đánh dấu “Hỏa tốc” Lý

do khiến Covid-19 trở thành đại dịch toàn cầu là do tính lây lan mạnh, nhiều biến thể và đây là một căn bệnh mới nên cần thời gian để nghiên cứu, chế tạo, sản xuất ra vaccine đặc trị Chúng ta đang sống trong một xã hội phụ thuộc lẫn nhau, việc giao tiếp, di chuyển từ nơi này sang nơi khác là sự cần thiết, là điều gần như là bắt buộc trong đời sống hàng ngày Tuy nhiên, Covid-19 có thể lây lan rất nhanh Nếu một người đi thang máy nhiễm Covid-19, khả năng cao tất cả những người cùng thang máy đều nhiễm Căn bệnh này còn đặc biệt nguy hiểm đối với người cao tuổi, những người mắc bệnh nền Ở những quốc gia có hệ thống y tế tốt trên thế giới như Mỹ, Đức, Hàn Quốc, khi đối mặt với căn bệnh

2

https://moh.gov.vn/documents/176127/356256/31.3.2020+16+CT-TTg.pdf/ce106212-59de-4093-bfcc-47f50a9044f2

Trang 6

này, hệ thống y tế trở nên quá tải, các bệnh viện không đủ máy thở để cứu chữa những bệnh nhân mắc Covid-19 chuyển biến nặng Ở Việt Nam, tuy dân số đang ở thời kỳ dân số vàng, nhưng những người cao tuổi ở Việt Nam thường mắc bệnh nền, rất nhiều người mắc bệnh nền nguy hiểm Hệ thống y tế Việt Nam chỉ có vài nghìn máy thở, cơ bản là không đủ để đáp ứng nếu dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ như ở nhiều quốc gia khác

Bởi vậy, để bảo vệ người dân cũng như ngăn không cho hệ thống y tế trở nên quá tải, Chỉ thị 16/CT-TTg3

được ban hành để yêu cầu tất cả mọi người cùng nhau chống dịch, chỉ đạo các Bộ ngành cũng như Ủy ban nhân dân các cấp đôn đốc, thực hiện nhiệm vụ chống dịch Biện pháp cách ly toàn xã hội có thể giảm thiểu tối đa những tiếp xúc giữa người với người để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, đặc biệt khi “ổ dịch” lại là bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện tuyến trung ương nhận chữa trị nhiều bệnh nhân và là nơi có nhiều lượt ra vào Chỉ thị 16/CT-TTg còn yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cùng phối hợp nhịp nhàng để vừa đảm bảo điều tiết, cung cấp những hoạt động, lương thực thực phẩm thiết yếu cho người dân trong thời gian cách ly toàn xã hội, hướng dẫn, tuyên truyền nhân dân những biện pháp phòng chống dịch như đeo khẩu trang khi ra ngoài, rửa tay sau khi ra ngoài, cũng như cung cấp những thông tin cần thiết về tình hình dịch bệnh, những ca mắc Covid-19, đường dây nóng hỗ trợ nhân dân chung tay chống dịch

2.2 Vai trò

Chỉ thị 16/CT-TTg được sử dụng để chỉ đạo, điều hành, phối hợp các Bộ ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện những biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn dịch Covid-19

Chỉ thị 16/CT-TTg là phương tiện để tác động lên các Bộ ngành, Ủy ban nhân dân và từ đó tác động lên nhân dân cả nước thực hiện các biện pháp phòng chống, đẩy lùi đại dịch Covid-19 bằng việc phản ánh thực tế tình hình đại dịch ở

trong nước lẫn quốc tế Với Chỉ thị số 16 được ban hành Hỏa tốc, các biện pháp

được ghi trong Chỉ thị sẽ có hiệu lực áp dụng nhanh chóng, tùy từng biện pháp

mà thời gian quy định áp dụng sẽ khác nhau Không chỉ vậy, Chỉ thị số 16 cũng

có vai trò như một bảng hướng dẫn cơ bản về phòng chống dịch Covid-19 cho nhân dân cả nước

Trang 7

Chỉ thị 16/CT-TTg được ban hành bởi Thủ tướng Chính phủ, có con dấu của Thủ tướng Chính phủ và chữ ký của Thủ tướng (Nguyễn Xuân Phúc là Thủ tướng ban hành Chỉ thị) và được soạn thảo, phát hành bởi Cơ quan Chính phủ

Về hình thức của Chỉ thị 16, nội dung của Chỉ thị được ban hành hỏa tốc

là “Về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19” Chỉ thị

có đầy đủ quốc hiệu, tên cơ quan (Thủ tướng Chính phủ), tổ chức ban hành

quyết định (văn phòng Chính phủ); tên loại và trích yếu của quyết định; nội

dung quyết định, công vụ, họ tên, chữ ký của người có thẩm quyền, dấu cơ

quan, tổ chức; nơi nhận; dấu chỉ mức độ khẩn (ở đây Chỉ thị 16 có dấu ấn hỏa tốc), mật độ quyết định (các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) Bố cục của Chỉ thị được chia ra làm hai phần: phần đầu khái quát về tình hình dịch Covid-19 và phần hai là những biện pháp phòng chống dịch cấp bách cho các Bộ ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được yêu cầu làm theo

Chỉ thị 16/CT-TTg4

của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực pháp lý thấp hơn so với những Hiến pháp và các văn bản luật khác vì Chỉ thị 16 chỉ có hiệu lực thực hiện trong khoảng thời gian khi dịch Covid-19 có nguy cơ lây nhiễm cộng đồng cao, so với Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2020, hiệu lực pháp lý của Chỉ thị 16 trong trường hợp cấp bách là cao hơn so với Chỉ thị

số 15 trước nó

Về thủ tục ban hành, đây là một Chỉ thị Hỏa tốc nên ngay sau khi Chỉ thị được ban hành, nó sẽ có hiệu lực ngay lập tức trong khoảng thời gian nhất định, theo Chỉ thị thì đó là sau 0h ngày 1 tháng 4 năm 2020

3.2 Tính hợp lý

Trước Chỉ thị số 16, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 155 CT/TTg ngày 27 tháng 3 năm 2020 về “Quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng chống dịch Covid-19” Nội dung Chỉ thị số 15 bao gồm thông báo cụ thể số ca lây nhiễm trong cộng đồng trong tháng 3 năm 2020 và chỉ đạo, điều hành và phối hợp những biện pháp phòng chống trong thời gian cao điểm dịch

Covid-19 Tuy nhiên, sau khi nhận thấy tình hình dịch nhanh chóng chuyển diễn biến xấu và phức tạp hơn, Chỉ thị số 16 được ban hành hỏa tốc vào ngày 31 tháng 3

để chỉ đạo, phối hợp và điều hành những biện pháp cấp bách hơn như là cách li toàn xã hội trong 15 ngày từ 0 giờ ngày 1 tháng 4 để đảm bảo sức khỏe, an toàn

4

https://moh.gov.vn/documents/176127/356256/31.3.2020+16+CT-TTg.pdf/ce106212-59de-4093-bfcc-47f50a9044f2

5

Trang 8

https://moh.gov.vn/documents/176127/356256/27.3.2020+CT+15+CT-TTg.pdf/9c07d0c0-3bde-4003-trật tự phục vụ cho công tác chống dịch của các Bộ ngành liên quan Chỉ thị số

16 có phạm vi áp dụng cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của cả nước, đặc biệt tập trung vào hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, nơi có hai “ổ dịch” với lượng người ra vào đông đúc và có lịch sử dịch tễ phức tạp Về trước mắt, khi ban hành Chỉ thị số 16, nhiều hoạt động kinh doanh sẽ bị ảnh hướng, hoạt động kinh tế sẽ bị đình trệ hơn so với Chỉ thị số 15 nhưng đây là biện pháp cần thiết cho phòng, chống dịch Nếu Chỉ thị số 16 không được ban hành, tình hình dịch bệnh sẽ càng trở nên khó lường và ngày càng khó đối phó, điều này cũng sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực lớn đến hoạt động kinh tế phát triển đất nước

Một điều nữa ở Chỉ thị số 16 đó là phạm vi áp dụng rất rộng rãi, không bị gói gọn trong một và một số Bộ, đoàn thể Tất cả các Bộ và cơ quan ngang Bộ,

Ủy ban nhân dân đều phải thực hiện Đối với những Bộ đóng vai trò quan trọng trong đợt chống dịch được chỉ đạo cụ thể hơn, đối với Ủy ban nhân dân của những tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng nặng do dịch bệnh (Hà Nội và Hồ Chí Minh) đều được chỉ đạo, hỗ trợ nhịp nhàng nhằm đẩy lùi dịch bệnh, nhanh

chóng đưa đời sống nhân dân cả nước quay về bình thường

Kết luận

Chỉ thị số 16CT/TTg6 là một quyết định hành chính chỉ đạo điều hành mang tính mệnh lệnh cao, được sử dụng để chỉ đạo, điều hành và phối hợp về

“Thực hiện các biện pháp cấp bách, phòng chống dịch Covid-19” Chỉ thị được ban hành để thực hiện không chỉ trong năm 2020, mà năm 2021 khi làn sóng Covid-19 thứ tư với biến chủng nguy hiểm hơn lây lan ở Việt Nam, Chỉ thị số

16 vẫn được áp dụng cho những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề, những địa phương với số ca lây nhiễm trong cộng đồng cao Đối tượng áp dụng của Chỉ thị số 16 mang tính rộng rãi và nó cũng như một hướng dẫn cơ bản về phòng, chống dịch cho nhân dân

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2020

2 Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020

3 Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN