khái quát về các yêu cầu đối với soạn thảo văn bản pháp luật: Văn bản pháp luật là hình thức thể hiện ý chí của nhà nước, được ban hành theo hình thức, thủ tục do pháp luật quy định, lu
Trang 1KHOA LUẬT – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Các yêu cầu của việc soạn thảo văn bản pháp luật
Họ và tên: Nguyễn Phương Anh
Mã sinh viên: 19062006
Lớp: K64 Luật học CLC
Môn: Xây dựng văn bản pháp luật
Trang 2Các yêu cầu của việc soạn thảo văn bản pháp luật
Trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày, văn bản pháp luật có vai trò rất to lớn Nó chính là phương tiện chủ yếu, có tác động trực tiếp và sâu sắc đến hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước, giúp cho nhà nước có thể hoàn thiện hệ thống pháp luật, điều chỉnh các quan
hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lí nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu đã đề
ra Để thực hiện được điều đó, các cơ quan nhà nước tiến hành rất nhiều hoạt động khác nhau trong đó có hoạt động ban hành văn bản pháp luật Một văn bản được coi là có hiệu lực pháp luật và đưa vào thực thi trong thực tế cuộc sống đòi hỏi phải đáp ứng được các yếu tố nhất định Nếu như một văn bản soạn thảo không phù hợp với chức năng, nhiệm
vụ hoặc vượt quyền hạn cho phép thì sẽ không có giá trị thực hiện Chính vì tầm quan trọng của văn bản pháp luật trong thực tế như vậy, cho nên khi xây dựng văn bản pháp luật cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để văn bản có hiệu lực Bài viết này gồm 8 trang, sẽ phân tích về các yêu cầu của việc soạn thảo văn bản pháp luật
I khái quát về các yêu cầu đối với soạn thảo văn bản pháp luật:
Văn bản pháp luật là hình thức thể hiện ý chí của nhà nước, được ban hành theo hình thức, thủ tục do pháp luật quy định, luôn mang tính bắt buộc và được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước Việc soạn thảo văn bản pháp luật là sự thể hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt đọng của cơ quan tổ chức; là sự phản ánh mối liên hệ giữa các cơ quan trong hệ thống bộ máy quản lí nhà nước, thể hiện quan hệ giữa nhà nước với nhân dân, giữa Đảng với nhà nước và các tổ chức khác
Ngay trong định nghĩa, ta đã nhận thấy được rằng một văn bản pháp luật sẽ phải đáp ứng được nhu cầu về hình thức, thủ tục do pháp luật quy định Tuy nhiên một văn bản muốn được thực thi trong thực tiễn cuộc sống thì ngoài việc đáp ứng về mặt thủ tục, văn phong ngôn ngữ… thì phải đáp ứng các yêu cầu về mặt nội dung Đó cũng là 3 yêu cầu mà bài viết này sẽ phân tích
Trang 3II Yêu cầu về nội dung khi soạn thảo văn bản pháp luật:
Nội dung là giá trị cốt lõi của văn bản chính vì thế, các yêu cầu về nội dung khá chi tiết
và khắt khe với rất nhiều tiêu chí Tuy nhiên, có thể chia vào thành 3 nhóm tiêu chí: tiêu chí về chính trị, tiêu chí về tính hợp pháp, hợp hiến và tiêu chí về tính hợp lí, khả thi
1) Nội dung văn bản pháp luật phải đảm bảo các tiêu chí về chính trị:
a) Văn bản pháp luật phải có nội dung phù hợp với đường lối của Đảng:
Xét yêu cầu về mặt nội dung của văn bản pháp luật thì văn bản pháp luật phải có nội dung phù hợp với đường lối của Đảng, tức là nội dung quan trọng được quán triệt hầu hết trong các văn bản pháp luật đó là việc phản ánh kịp thời đường lối, chính sách của Đảng trong từng thời kì, từng lĩnh vực Đây là một trong các yêu cầu được nhìn dưới góc
độ chính trị Một văn bản pháp luật cần thiết phải có yếu tố chính trị bởi Việt Nam có một Đảng duy nhất là Đảng cộng sản Việt Nam Mà nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật, do vậy phải ban hành các văn bản pháp luật Việc ban hành các văn bản pháp luật là một trong những yêu cầu để đảm bảo yếu tố chính trị Do vậy, các văn bản pháp luật phải thể chế hóa đường lối chủ trương chính sách của Đảng, phải đưa các quan điểm của Đảng vào trong thực tế cuộc sống bằng pháp luật
b) Văn bản pháp luật phải thể hiện ý chí, nguyện vọng và lợi ích chính đáng của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp bởi văn bản pháp luật đó:
Bản chất Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân Nhân dân lao động vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của quyền lực Nhà nước Điều này được ghi nhận ngay trong Điều 28 Hiến pháp năm 2013: “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở,địa
phương và cả nước Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và
xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công
Trang 4dân” Cũng theo Điều 6 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2020 thì nhân dân có quyền tham gia vào việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Do đó, nội dung của văn bản pháp luật phải đảm bảo ý chí, nguyện vọng của nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng Đồng thời nôi dung văn bản phải chứa đựng yêu cầu này vì nhân dân lao động vừa là chủ thể vừa là đối tượng của chủ thể quản lí
Với vai trò là chủ thể của quyền lực Nhà nước, nhân dân sử dụng pháp luật để thể hiện ý chí của mình trong việc đóng góp ý kiến và thảo luận về các vấn đề kinh tế - xã hội của địa phương, của cả nước Họ cũng chính là đối tượng chủ yếu thực thi pháp luật Việc xây dựng các văn bản pháp luật có nội dung phản ánh đầy đủ, kịp thời ý chí nguyện vọng của nhân dân suy cho cùng chính là sự bảo đảm yếu tố phù hợp giữa nhu cầu của xã hội
và chủ trương xây dựng pháp luật của Nhà nước Nội dung này xuất phát từ quan điểm cho rằng cần thiết phải tạo ra sự dung hòa về lợi ích giữa các nhóm đối tượng trong xã hội mà trước hết là sự dung hòa về lợi ích giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý khi chủ thể quản lý đưa ra các quyết định quản lý Đây là nội dung vô cùng quan trọng vì trong nhiều trường hợp, hiệu quả tác động của văn bản pháp luật thường phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của các bên liên quan, vào việc Nhà nước có thể hiện và đáp ứng được những lợi ích của các giai tầng trong xã hội hay không Một văn bản pháp luật dù có hiệu lực pháp lí cao hay thấp nhưng nếu không phù hợp với điều kiện khách quan và ý chí của nhân dân lao động thì sẽ không thể tồn tại được Vì vậy, khi xây dựng văn bản pháp luật, người có thẩm quyền cần thận trọng cân nhắc, lựa chọn cách thức điều chỉnh
để bảo đảm sự hài hòa giữa lợi ích của các nhóm đối tượng có liên quan, đặc biệt là bảo đảm sự hài hòa giữa lợi ích của toàn xã hội, của Nhà nước với các cá nhân, tổ chức xã hội, tránh chủ quan duy ý chí, xa rời thực tiễn
2) Văn bản pháp luật phải có nội dung hợp Hiến, hợp pháp:
Sự hợp pháp về nội dung của văn bản pháp luật là một trong những điều kiện bắt buộc ảnh hưởng tới hiệu lực của nó Vì vậy, việc đặt ra yêu cầu này trong việc xây dựng văn
Trang 5bản pháp luật là điều hết sức cần thiết Xem xét tính hợp pháp của văn bản pháp luật là việc đối chiếu các quy định trong nội dung của văn bản với nội dung của những văn bản khác mà pháp luật quy định là chuẩn mực pháp lí bắt buộc phải theo, để đánh giá về sự phù hợp về nội dung giữa các văn bản đó Khi xem xét các nội dung hợp pháp của văn bản pháp luật cần xem xét mối quan hệ giữa các văn bản trong hệ thống văn bản pháp luật Trong phạm vi điều chỉnh nhất định, văn bản pháp luật thường không tồn tại biệt lập mà luôn có mối quan hệ với nhau Vì vậy, khi soạn thảo văn bản pháp luật, cần đối chiếu các nội dung của văn bản pháp luật đang soạn thảo với nội dung của các văn bản pháp luật có liên quan để đánh giá về sự phù hợp và thống nhất giữa các văn bản này Trước hết, văn bản pháp luật không được trái với Hiến pháp Các văn bản pháp luật phải tuyệt đối tuân theo Hiến pháp, nếu không văn bản đó sẽ không có giá trị Với mỗi loại văn bản thì sự hợp pháp về nội dung lại thể hiện trong những khía cạnh khác nhau Tuy nhiên có thể hiểu đơn giản rằng các văn bản pháp luật phải phù hợp và thống nhất với nội dung văn bản do cấp trên ban hành hoặc với các văn bản trước đó Hay nói cách khác, nội dung văn bản có hiệu lực pháp lý thấp phải phù hợp với nội dung văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn Bên cạnh đó, văn bản pháp luật cũng phải có nội dung tương thích với điều ước quốc tế mà Việt Nam đã kí kết hoặc gia nhập
3) Văn bản pháp luật phải thỏa mãn tính hợp lí, khả thi:
Một văn bản pháp luật có tính khả thi là văn bản phải có khả năng thực hiện trên thực tế Hay nói cách khác là những quy định của nó phải có khả năng đi vào cuộc sống chứ không chỉ dừng lại trên giấy tờ Do đó, yêu cầu nội dung của văn bản pháp luật phải phù hợp với các điều kiện khách quan Tính khả thi của văn bản pháp luật là mối liên hệ trực tiếp giữa tính hợp pháp và sự thỏa mãn những đòi hỏi cơ bản của đời sống xã hội
Xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại, đòi hỏi văn bản pháp luật phải có tính khả thi Những văn bản có tính khả thi thì sẽ có hiệu lực thực tế cao hơn, tức là sự tác động của văn bản vào đời sống sẽ đạt chất lượng cao Sự phù hợp này phản ánh rất rõ
Trang 6mối tương quan giữa trình độ pháp luật với trình độ phát triển kinh tế - xã hội Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra với văn bản pháp luật phải có tính khả thi đó là: văn bản pháp luật phải phản ánh được những quy luật mang tính đặc thù trong từng giai đoạn, tững lĩnh vực và phải có các quy định, các mệnh lệnh chi tiết, cụ thể Văn bản pháp luật mà đáp ứng được yêu cầu này thì hiệu quả mang lại sẽ cao trong quá trình đưa pháp luật vào thực tiễn cuộc sống vì nó sẽ dễ dàng được triển khai, dễ hiểu và dễ thực hiện Đồng thời, yêu cầu này phù hợp với khả năng của các cơ quan có trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện văn bản và phù hợp với nhận thức pháp luật của đối tượng có liên quan Vì vậy, để yêu cầu này đạt hiệu quả cao, cần tạo ra sự đồng bộ giữa các cơ quan Nhà nước trong hoạt động ban hành văn bản và tổ chức thực hiện văn bản
III Yêu cầu về thể thức của văn bản pháp luật:
Thể thức là toàn bộ các thành phần cấu tạo nên văn bản Một văn bản đầy đủ thể thức yêu cầu phải có các thành phần: Quốc hiệu, địa điểm, ngày tháng năm ban hành văn bản, tên cơ quan, tên đơn vị hình thành, số và kí hiệu, tên loại và trích yếu nội dung, nội dung, chữ kí của người có thẩm quyền, con dấu hợp thức của cơ quan, địa điểm nơi văn bản được gửi đến,… Chúng đảm bảo cho văn bản có hiệu lực pháp lí và được sử dụng thuận lợi trong tương lai Việc ban hành và soạn thảo văn bản pháp luật theo thể thức nhất định là một yếu tố đầu tiên, cơ bản của kĩ thuật soạn thảo Nếu không đảm bảo được thể thức của văn bản thì giá trị pháp lí và nhiều mặt giá trị khác của văn bản sẽ bị ảnh hưởng
Thể thức văn bản pháp luật tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều yếu tố, tùy thuộc vào từng loại văn bản, nhưng nhìn chung sẽ luôn phải đảm bảo được các yếu tố như sau:
a) Quốc hiệu: hay còn gọi là tiêu ngữ, được trình bày đầu tiên, ở vị trí trung tâm văn bản
Trang 7Dòng thứ nhất “ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 12 đến 13, kiểu chữ đậm, đứng
Dòng thứ hai “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ
13 đến 14, kiểu chữ đứng in đậm, căn giữa dưới dòng thứ nhất Chữ cái đầu của các cụm
từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối, cách chữ, phía dưới có dòng kẻ ngang nét liền, độ dài bằng độ dài dòng chữ
b) Tên cơ quan/ người ban hành: Cùng hàng với tiêu ngữ, ở góc bên trái Tên có thể được viết in hoặc đánh máy nhưng phải được viết to, đậm nét, rõ ràng, chính xác Nếu là cơ quan có vị trí độc lập thì tên phải được ghi một dòng độc lập
c) Số, năm ban hành, kí hiệu văn bản: được trình bày ngay dưới tên cơ quan/người ban hành Số văn bản là số thứ tự ban hành, ghi bằng số Ả Rập, tiếp sau là năm ban hành Kí hiệu văn bản là chữ viết tắt của tên loại văn bản kết hợp với chữ viết tắt tên của cơ quan ban hành văn bản tên loại viết trước, tên cơ quan/người ban hành viết sau, được nối với nhau bằng gạch ngang Ba yếu tố phân cách nhau bằng dấu /
d) Địa danh, ngày tháng ban hành: trình bày dưới Quốc hiệu, căn phải và in nghiêng, phân cách bởi dấu “,” và một dấu “cách” Địa danh là nơi đóng trụ sở của cơ quan ban hành văn bản, ngày tháng là thời điểm vào sổ đăng kí ở văn thư ban hành văn bản đối với ngày dưới 10, tháng dưới 3 thì phải viết thêm số 0 ở phía trước e) Tên loại và trích yếu văn bản: tên loại văn bản là tên gọi chính thức của văn bản như nghị định, nghị quyết, quyết định,… Trích yếu văn bản là câu văn ngắn gọn, tóm tắt chính xác, đầy đủ nội dung chủ yếu của văn bản, được ghi phía dưới tên loại Với các văn bản không có tên loại thì ghi dưới số và kí hiệu, bắt đầu bằng chữ “V/v”
f) Nội dung của văn bản: Nội dung văn bản pháp luật thường gồm 3 phần Phần mở đầu nêu căn cứ, cơ sở của việc ban hành văn bản phần thứ hai sẽ tùy thuộc theo từng loại văn bản mà nội dung được trình bày theo hai dạng: văn điều khoản (như các quyết định, nghị định) hay văn xuôi pháp luật (như nghị quyết, chỉ thị,…)
Trang 8Phần cuối là phần thi hành, bao gồm chủ thể thi hành, hiệu lực không gian, thời gian, điều khoản chuyển tiếp,…
g) Nơi nhận văn bản: ghi ở cuối góc trái văn bản, là tên cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thi hành hoặc liên quan công việc nói trong văn bản
h) Chữ kí, dấu: được trình bày ngang hàng với nơi nhận về góc bên phải dưới của văn bản người kí phải kí đúng thẩm quyền và ghi rõ họ tên, chức vụ Có thể kí trực tiếp, kí thay hoặc kí thừa ủy quyền, kí thừa lệnh Dấu của cơ quan văn bản phải được đóng ngay ngắn, rõ nét, trùm lên khoảng 1/4 đến 1/3 về phía bên trái chữ kí, đúng màu sắc mực dấu đã được quy định
IV Yêu cầu về ngôn ngữ:
Bên cạnh nội dung và thể thức, khi soạn thảo văn bản pháp luật còn phải đáp ứng được yêu cầu về ngôn ngữ của văn bản Soạn thảo văn bản đòi phải biết cách chọn lựa ngôn ngữ và văn phong thích hợp, phải sử dụng chúng một cách đúng đắn
Lời văn sử dụng cần mang tính khách quan, với lối trình bày trực tiếp, không thiên vị đặc tính khách quan, vô tư này còn được gọi là đặc tính vô cá tính, tức không được mang tính chất, dấu ấn cá nhân Bên cạnh đó, vì lời nói trong văn bản pháp luật là lời nói của chính quyền, có hiệu lực thi hành với nơi nhận, nên văn bản phải trang trọng, uy nghi Không được dùng những từ ngữ, lời lẽ tỏ thái độ sợ hãi, khúm núm hay hách dịch mà hành văn phải lễ độ, lịch sự, thể hiện sự kính trọng với nơi nhận,người đọc, từ đó tăng thêm uy tín của cá nhân cũng như tập thể, cơ quan ban hành Thể thức văn bản cũng phải đảm bảo được sự đồng nhất, không được khác nhau về trường hợp sử dụng, bố cục, từ ngữ,…
V Thực trạng về việc đáp ứng các nhu cầu về soạn thảo văn bản pháp luật hiện nay:
Trang 9Nhìn chung, hiện nay các văn bản ngày càng hoàn thiện về mặt thể thức, nội dung, văn phong ngôn ngữ cũng như tính pháp lí Đặc biệt, trong quá trình soạn thảo văn bản, các văn bản đã phần nào đảm bảo được yêu cầu về mặt nội dung của văn bản như: văn bản pháp luật đó đã phản ánh đúng đắn các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước; kịp thời truyền đạt các thông tin quản lí từ cấp trên đến cấp khác; đa số các văn bản pháp luật cũng đạt được các yêu cầu về nội dung như: ban hành một cách hợp pháp, đáp ứng nguyện vọng và ý chí của nhân dân lao động, mang tính khả thi Các loại văn bản pháp luật phong phú và được xác định đối tượng chính xác về nội dung, tính chất của mỗi loại Nhờ đó, việc sử dụng chúng tương đối thuận lợi và ngày càng có hiệu quả hơn Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây, khi dịch Covid 19 có những chuyển biến ngày một phức tạp thì số lượng các văn bản pháp luật được các cơ quan có thẩm quyền ban hành chỉ đạo cũng gia tăng Bên cạnh việc công nhận sự chỉ đạo nhanh chóng của Nhà nước, phải thừa nhận một sự thật rằng bởi ban hành một số lượng lớn các văn bản trong một thời gian ngắn, dẫn đến việc nhiều người dân không nắm bắt được tình hình thực tế Rất nhiều các văn bản không đạt chuẩn, sai phạm về thể thức lại được mọi người chia sẻ và
áp dụng Tình trạng này cho thấy rằng không chỉ những cá nhân làm việc trong cơ quan nhà nước, cơ quan có thẩm quyền mà ngay cả người dân cũng cần tìm hiểu và nắm rõ được những yêu cầu về soạn thảo, để có thể bước đầu tự mình đánh giá được các văn bản, đảm bảo có thể tiếp nhận được những thông tin chính xác hơn
-
Tài liệu tham khảo:
1 Giáo trình xây dựng văn bản pháp luật – Khoa Luật ĐH Quốc Gia
2 https://toc.123docz.net/document/1158262-khai-niem-nhung-yeu-cau-chung-ve-soan-thao-van-ban.htm
3 https://123docz.net/document/263138-phan-tich-cac-yeu-cau-ve-noi-dung-cua-van-ban-phap-luat-va-li-giai-co-so-cua-viec-dat-ra-nhung-yeu-cau-do.htm
Trang 104 https://luatvietnam.vn/hanh-chinh/the-thuc-trinh-bay-van-ban-moi-nhat-570-24150-article.html