Phân tích và nâng cao “Tự động hoá” – có thể bỏ...20CHƯƠNG 3: CÁC VÍ DỤ VÀ GIẢI PHÁP CHO TỪNG VÍ DỤ VỀ CÁC RỦI RO THƯỜNG GẶP TRONG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG...221.Rủi ro về giá thành Doanh
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÁC RỦI RO THƯỜNG GẶP TRONG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG
Tổng quan về rủi ro thường gặp trong quản lý chuỗi cung ứng
1 Khái niệm và tầm quan trọng của quản lý chuỗi cung ứng
Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management – SCM) là quá trình tích hợp quản lý cung cấp và nhu cầu, bao gồm việc lập kế hoạch và quản lý các hoạt động như tìm nguồn cung ứng, sản xuất, và hoạt động logistics, để chuyển đổi nguyên liệu thô thành sản phẩm và giao cho khách hàng.
Mục tiêu chính của quản lý chuỗi cung ứng là đảm bảo tối đa hóa giá trị tổng cộng của chuỗi cung ứng, thông qua việc đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
Các yếu tố quan trọng bao gồm phân phối, lao động, và lưu trữ, cùng với việc duy trì mức chi phí của chuỗi cung ứng ở mức tối thiểu.
1.2 Tầm quan trọng của quản lý chuỗi cung ứng
Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management – SCM) đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tối ưu hóa hoạt động kinh doanh Sau khi đã tìm hiểu quản lý chuỗi cung ứng là gì thì viê yc quản lý chuỗi cung ứng làm sao để hiệu quả và mang lại lợi ích đáng kể:
* Xác định các vấn đề tiềm ẩn: Thông qua việc phân tích dữ liệu và đánh giá thông tin, quản lý chuỗi cung ứng có khả năng nhận biết các vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở thành vấn đề thực tế Điều này giúp tổ chức đưa ra các giải pháp trước khi chúng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ.
* Tối ưu hóa giá động: SCM có khả năng dự đoán và quản lý các biến động giá, đặc biệt là đối với các sản phẩm có tính mùa và thời hạn sử dụng Điều này giúp cải thiện tỷ suất lợi nhuận bằng cách tối ưu hóa quá trình quản lý tồn kho và giá cả.
* Giảm chi phí: Bằng cách tích hợp các nhà cung cấp và sử dụng công nghệ hiện đại, tổ chức có thể giảm chi phí vận hành và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả hơn Quản lý chuỗi cung ứng dựa trên nhu cầu khách hàng giúp loại bỏ sản phẩm dư thừa và giảm chi phí quản lý tồn kho và vận chuyển.
* Tăng doanh thu: SCM giúp các tổ chức tiếp cận nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn, đảm bảo sẵn sàng sản phẩm khi khách hàng cần Điều này có thể dẫn đến việc tăng doanh số bán hàng và khả năng mở rộng danh mục sản phẩm để tạo thêm nguồn doanh thu.
* Sử dụng tài sản: SCM cho phép các tổ chức tối ưu hóa việc sử dụng tài sản, bao gồm cả thiết bị sản xuất và vận chuyển Thay vì sử dụng tài sản một cách không hiệu quả và gây lãng phí, SCM giúp tổ chức sản xuất theo nhu cầu của khách hàng, giúp tận dụng tài sản tối đa.
* Quản lý chuỗi cung ứng giúp tối ưu hóa quá trình phân phối, đảm bảo sẵn sàng sản phẩm và giảm thiểu vấn đề về chất lượng, từ đó tạo ra giá trị lớn cho cả doanh nghiệp và khách hàng
2 Khái niệm rủi ro trong quản lý chuỗi cung ứng
2.1 Khái niệm về rủi ro
Rủi ro là một sự kiện tiêu cực không thể đoán trước được về khả năng xảy ra, thời gian và vị trí cũng như mức độ nghiêm trọng và hậu quả của nó Thực tế cho thấy rằng chúng ta đang sống trong một thế giới mà các mối đe dọa liên tục được ngụy trang và mở rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau Nền văn minh nhân loại càng phát triển, các hoạt động của con người càng phức tạp và đa dạng thì các mối đe dọa đối với con người cũng trở nên đa dạng hơn Mỗi ngày, những hình thức nguy hiểm mới xuất hiện chưa từng thấy trước đây Nghiên cứu rủi ro, xác định rủi ro sẽ giúp bạn quản lý rủi ro tốt hơn.
2.2 Khái niệm về rủi ro trong quản lý chuỗi cung ứng
Rủi ro trong chuỗi cung ứng là “bất kỳ những rủi ro nào về các dòng thông tin, nguyên vật liệu, các sản phẩm từ nhà cung cấp ban đầu đến việc phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng làm đứt gãy chuỗi cung ứng, sụt giảm doanh thu của doanh nghiệp ”.
Phân loại các loại rủi ro thường gặp trong quản lý chuỗi cung ứng
II Phân loại các loại rủi ro thường gặp trong quản lý chuỗi cung ứng
1 Tổng các loại rủi ro trong quản lý chuỗi cung ứng
1.1 Những rủi ro trong chuỗi cung ứng theo phạm vi
Theo phạm vi, có thể phân loại theo rủi ro bên trong và bên ngoài có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng.
1.1.1 Rủi ro chuỗi cung ứng từ bên trong
Rủi ro chuỗi cung ứng nội bộ có thể được kiểm soát dễ dàng hơn vì chúng nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp bạn Có 5 loại rủi ro nội bộ chính:
Rủi ro sản xuất: Đề cập đến sự gián đoạn của các hoạt động hoặc quy trình trong nội bộ khiến kế hoạch ban đầu không theo đúng tiến độ.
Rủi ro kinh doanh: Gây ra bởi những thay đổi về nhân sự chủ chốt, quản lý, cấu trúc báo cáo hoặc quy trình kinh doanh, chẳng hạn như cách người mua giao tiếp với nhà cung cấp và khách hàng
Rủi ro lập kế hoạch và kiểm soát: Xảy ra do dự báo và đánh giá, lập kế hoạch không đầy đủ dẫn đến quản lý kém hiệu quả.
Rủi ro giảm nhẹ và dự phòng: Có thể xảy ra nếu doanh nghiệp của bạn không có kế hoạch dự phòng cho sự gián đoạn chuỗi cung ứng.
Rủi ro văn hóa: Điều này sẽ xảy ra đối với những doanh nghiệp có xu hướng che giấu hoặc trì hoãn những thông tin tiêu cực Các doanh nghiệp như vậy thường phản ứng chậm hơn khi bị tác động bởi các sự kiện bất ngờ.
Doanh nghiệp có thể kiểm soát rủi ro từ bên trong doanh nghiệp
Có một điều quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nên làm là phác họa bức tranh tổng thể về những rủi ro tiềm ẩn doanh nghiệp có thể gặp phải trong chuỗi cung ứng Từ đó, doanh nghiệp sẽ không bị bất ngờ trước những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra và có chiến lược xử lý nhanh chóng, kịp thời.
1.1.2 Rủi ro chuỗi cung ứng từ bên ngoài
Như tên gọi của chúng, những rủi ro này đến từ bên ngoài tổ chức của bạn. Cũng đồng nghĩa với việc những rủi ro này sẽ khó dự đoán hơn và thường đòi hỏi nhiều nguồn lực hơn để vượt qua Một số rủi ro chuỗi cung ứng từ bên ngoài thường gặp bao gồm:
Rủi ro về nhu cầu: Xảy ra khi bạn tính toán sai nhu cầu về sản phẩm và thường là kết quả của việc thiếu hiểu biết về xu hướng mua hàng qua từng năm hoặc nhu cầu không thể đoán trước của khách hàng.
Rủi ro về nguồn cung: Xảy ra khi các nguyên liệu thô của doanh nghiệp không được giao đúng hạn hoặc giao thiếu Do đó gây ra sự gián đoạn cho dòng sản phẩm, nguyên liệu hoặc các bộ phận khác.
Rủi ro môi trường: Là kết quả trực tiếp của các vấn đề kinh tế - xã hội, chính trị hoặc các vấn đề khí hậu, thời tiết ảnh hưởng đến bất kỳ khía cạnh nào của chuỗi cung ứng.
Rủi ro kinh doanh: Xảy ra bất cứ khi nào có những thay đổi bất ngờ xảy ra với một trong những đơn vị bạn hợp tác trong chuỗi cung ứng Ví dụ: việc mua hoặc bán một công ty cung cấp.
Rủi ro chuỗi cung ứng từ bên ngoài thường khó dự đoán hơn từ nội bộ doanh nghiệp
1.2 Những rủi ro trong chuỗi cung ứng theo nguồn xuất phát
Rủi ro trong chuỗi cung ứng còn có thể phân chia theo nguồn rủi ro xuất phát từ các bên liên quan trong chuỗi cung ứng
1.2.1 Rủi ro do bên cung cấp
Những vấn đề rủi ro chuỗi cung ứng do bên nhà cung cấp xuất phát từ các nguyên nhân:
Chất lượng cung cấp kém.
Quy trình kiểm tra không rõ ràng.
Không có bí quyết kỹ thuật (phương pháp kỹ thuật, điều kiện kiểm tra đặc biệt theo yêu cầu, dụng cụ đóng gói… )
Thay đổi thường xuyên nhà cung cấp.
Nguyên vật liệu quan trọng phức tạp.
Các yếu tố rủi ro gây nên cho doanh nghiệp:
Rủi ro về nguyên vật liệu.
Rủi ro về sở hữu trí tuệ.
Rủi ro về thời gian giao hàng.
1.2.2 Rủi ro do bên sản xuất
Rủi ro chuỗi cung ứng có thể đến từ việc nhà sản xuất không đủ năng lực đáp ứng về chất lượng sản phẩm Rủi ro chuỗi cung ứng do bên sản xuất xuất phát từ các nguyên nhân:
Năng lực sản xuất không đủ.
Không linh hoạt về công suất
Các thủ tục kiểm tra và chấp nhận không rõ ràng.
Chiến lược quản lý, bảo trì tồn kho không phù hợp
Quá trình thu hồi sản phẩm thường xuyên
Các yếu tố rủi ro:
Rủi ro gián đoạn sản xuất
Rủi ro mất năng lực cốt lõi do chia sẻ thiết kế, tài liệu với nhà cung cấp 1.2.3 Rủi ro nhu cầu
Rủi ro chuỗi cung ứng do không dự đoán được nhu cầu khách hàng Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro này có thể kể đến như:
Không dự kiến được nhu cầu của khách hàng hoặc khách hàng không ổn định
Lỗi trong dự báo nhu cầu
Sự thay đổi sở thích khách hàng
Thường xuyên giao hàng chậm.
Các yếu tố rủi ro:
Lựa chọn sai phương thức vận chuyển có thể gây nên nhiều rủi ro trong chuỗi cung ứng Rủi ro chuỗi cung ứng ở bên hậu cần xuất phát từ những lý do:
Lựa chọn sai phương thức vận tải Đóng gói, đánh dấu không đúng
Thiết kế mạng lưới giao thông kém
Các yếu tố rủi ro:
Rủi ro về thời gian giao hàng
Rủi ro về thiệt hại hàng hóa
Rủi ro trong chuỗi cung ứng do gián đoạn thông tin xuất phát từ những lý do như:
Lựa chọn sai phương tiện truyền thông, chia sẻ thông tin
Cơ sở hạ tầng thông tin bên ngoài / nội bộ yếu, chưa phát triển.
Hệ thống thông tin không đảm bảo an ninh.
Các yếu tố rủi ro:
Thiếu thông tin nội bộ và giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng dẫn đến các doanh nghiệp không xử lý kịp thời những tình huống phát sinh Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ sản xuất, xuất hàng… gây trở ngại cho các hoạt động hiện tại của doanh nghiệp.
Cơ sở hạ tầng thông tin của doanh nghiệp chưa đáp ứng để kết nối hệ thống với các khách hàng lớn nên chưa thể tiếp cận được với các đơn hàng của họ.
Hệ thống thông tin tại các doanh nghiệp chưa thật sự đảm bảo an ninh nên dễ bị tấn công.
Những rủi ro trong chuỗi cung ứng do yếu tố môi trường có thể xuất phát từ các lý do:
Không có nhân sự có kỹ năng.
Sự kiện bất ngờ, bất khả kháng như: Đình công, hỏa hoạn, bạo loạn, khủng bố, chiến tranh, thiên tai.
Chính sách không chắc chắn
Kinh tế vĩ mô không chắc chắn.
Xã hội không ổn định
Các yếu tố rủi ro:
Giá thành sản phẩm tăng do sự biến động tỷ giá trong các giao dịch thanh toán nhập khẩu nguyên phụ liệu
2 Phân loại các rủi ro thường gặp nhất trong quản lý chuỗi cung ứng của các công ty
Năm nhóm rủi ro lớn nhất mà chuỗi cung ứng của các công ty trên thế giới thường gặp phải gần đây là mức độ sẵn có, chi phí và chất lượng của nguồn nhân lực, các vấn đề về pháp lý, mức độ tin cậy của các nhà cung cấp, sự thiếu hụt và biến động giá cả các nguyên vật liệu, và sự biến động của tỷ giá hối đoái.
THỰC TRẠNG, HẬU QUẢ, NGUYÊN NHÂN, HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC CÁC RỦI RO THƯỜNG GẶP TRONG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG
Thực trạng
Thực trạng về quản lý rủi ro trong chuỗi cung ứng hiện nay
Hiện nay, chuỗi cung ứng toàn cầu đang dịch chuyển theo 3 hướng sau đây:
- Thứ nhất, dịch chuyển chuỗi cung ứng kéo theo dịch chuyển đầu tư, các doanhnghiệp di chuyển toàn bộ hoặc một phần sản xuất về nước, đang diễn ra ở các nền kinh tếphát triển như Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) và một sốnước khác
- Thứ hai, dịch chuyển chuỗi cung ứng sang các nước khác trong khu vực để giảmphụ thuộc vào Trung Quốc hoặc tránh các đòn trừng phạt Nga từ các nước phương Tây
- Thứ ba, một số chuỗi cung ứng được cơ cấu, sắp xếp lại thông qua mở rộng mạng lưới nhà cung cấp để phân tán rủi ro, như đặt hàng mua linh kiện, nguyên liệu từ nhiều nhà cung cấp ở các nước khác nhau, mà không nhất thiết kéo theo dịch chuyển vốn đầu tưvà sản xuất.
Trong thời gian tới, cạnh tranh tham gia chuỗi cung ứng sẽ diễn ra quyết liệt hơn,nhất là giữa các nước đang phát triển có sự tương đồng về thị trường, trình độ phát triển, công nghệ và lao động, như các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ
Các nền kinh tế ở châu Á - Thái Bình Dương, Trung Quốc đến nay vẫn có nănglực cạnh tranh vượt trội về thị trường, hiệu quả theo quy mô, kết cấu hạ tầng, hệ thống logistics, mạng lưới công nghiệp hỗ trợ và nguồn cung lao động có kỹ năng Tuy nhiên, dưới tác động của dịch bệnh Covid-19 và cuộc chiến Nga - Ukraine hiện nay, xu hướng này được đẩy mạnh hơn, bởi ngoài các động lực nói trên nay có thêm động lực phân tán và giảm thiểu rủi ro
Hậu quả việc đứt gãy chuỗi cung ứng
Tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng ngày nay mang tính toàn diện và toàn cầu Vì thế, việc chuỗi cung ứng bị đứt gãy gây ra nhiều rắc rối và tác động mạnh đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia Cụ thể như sau:
- Bắt đầu từ việc các nhà máy không thể cung cấp đủ hàng hóa đáp ứng nhu cầu thịtrường vì thiếu nguyên liệu, nhiên liệu hoặc lao động, cho đến việc hàng hóa đã được sản xuất ra không thể vận chuyển kịp thời và đầy đủ đến nhà phân phối do thiếu phương tiệnvận tải hoặc do các biện pháp phong tỏa,… dẫn đến sự khan hiếm hàng hóa trong khi cầutăng đột biến khiến giá hàng hóa tăng.
Nhiều doanh nghiệp sẽ phải đóng cửa do không có nguyên vật liệu đầu vào để sảnxuất Chi phí để duy trì sản xuất và kho vận bị đội lên quá cao, gián tiếp gây lạm phát.Doanh nghiệp không đáp ứng được đơn hàng đúng thời gian dẫn đến mất đơn hàng và các đối tác tiềm năng vào tay các doanh nghiệp hoặc quốc gia cạnh tranh
- Tình trạng tắc nghẽn diễn ra trầm trọng ở nhiều cảng biển chủ chốt trên toàn cầu.Việc một khối lượng hàng hóa khổng lồ tồn đọng ở cảng từng làm dấy lên lo ngại về sựđứt gãy của chuỗi cung ứng logistics toàn cầu Sau đó, tình trạng tàu hàng tắc nghẽn, kẹt cảng, hàng hóa chậm trễ diễn ra thường xuyên hơn, tình trạng ùn tắc của các cảng trên toàn cầu tiếp tục diễn biến tiêu cực.
- Tình trạng tắc nghẽn cảng còn khiến việc luân chuyển container gặp khó khăn,khan hiếm container hàng hóa toàn cầu và chi phí vận chuyển tăng cao. Thời gian chờ đợi trung bình của tàu hàng tại các cảng kéo dài nên liên tục nảy
16 sinh các rắc rối mới như chi phí lưu cảng tăng cao, phụ phí…, gây liên lụy đến hoạt độngvận tải đa phương thức
- Thiệt hại kinh tế mạnh mẽ do không thể xuất khẩu thành phẩm, nông sản của cáccông ty nội địa không thể bán ở các nước khác thu về nguồn ngoại tệ
- Khả năng phục hồi tăng trưởng kinh tế thế giới bị giảm sút IMF đã phải hạ 1% dựbáo tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ, mức giảm lớn nhất trong nhóm G7 chủ yếu vì giảm số ô tô sản xuất vì thiếu chip Trung Quốc và Châu Âu cũng đang gặp vấn đề về tăngtrưởng do các vấn đề chuỗi cung ứng gây ra.
- Lạm phát có thể xảy ra trong khi tăng trưởng vẫn khó khăn, đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào tình thế khó khăn hơn đó là lạm phát tăng nhanh trong khi thị trường tăngtrưởng chậm chạp Điều này có thể khiến kinh tế thế giới rơi vào trạng thái lạm phát đình đốn
Nguyên nhân dẫn đến các rủi ro trong quản lý chuỗi cung ứng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro gây đứt quãng chuỗi cung ứng, dưới đây là 5 nguyên nhân cơ bản, dễ xác định nhất:
1 Lập kế hoạch và dự báo không chính xác
Dự báo nhu cầu và lập kế hoạch cung ứng là giai đoạn đầu phễu và vô cùng quan trọng trong hoạt động chuỗi cung ứng Thế nhưng, đây lại là một trong những giai đoạn thường dễ bị ảnh hưởng bởi những rủi ro Những rủi ro thường đến từ phía nội tại, từ những thiếu sót của cá nhân hay một nhóm trong việc thu thập liệu, dẫn đến kết quả dự báo cuối cùng không sát với nhu cầu thực tế, từ đó lập kế hoạch cung cầu không hiệu quả Những rủi ro cũng có thể bắt nguồn từ những yếu tố bên ngoài chuỗi cung ứng vì những thay đổi đột ngột về nhu cầu không thể lường trước như dịch bệnh, thiên tai, sự kiện chính trị,…
2 Những yếu tố về môi trường
Là một trong những rủi ro bên ngoài, yếu tố về môi trường như thiên tai là một trong những rủi ro gây gián đoạn chuỗi cung ứng, là rủi ro khó khắc phục và gây ra hậu quả nặng nề nhất Đặc biệt khi tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu tiếp tục lan rộng trên toàn thế giới, các nhà sản xuất cần phải nhận thức được lượng khí thải carbon trong hoạt động vận hành của mình đối với khí hậu trên toàn thế giới.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cần dự đoán khả năng xảy ra thảm họa thiên nhiên như động đất, hạn hán,…, những sự cố này có thể làm hỏng mạng lưới cung cấp và sản xuất của họ như thế nào, cũng như các kế hoạch dự phòng thích hợp để duy trì mức sản xuất nếu những sự kiện này diễn ra.
3 Sự phức tạp trong mạng lưới đối tác
Mạng lưới thông tin chuỗi cung ứng bao gồm cả luồng thông tin của các đối tác nội bộ, là các phòng ban trong doanh nghiệp, và đối tác bên ngoài chuỗi cung ứng là nhà các nhà cung cấp Khi chuỗi cung ứng ngày càng lớn mạnh, lượng thông tin giữa các bên liên quan cả trong và ngoài chuỗi cũng sẽ tăng lên. Chính vì thế, nếu không có kế hoạch quản lý thông tin hiệu quả, rủi ro có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, gây rạn nứt các hoạt động trong chuỗi cung ứng. Đáng nói hơn là việc kết nối thông tin với các đối tác bên ngoài càng khó khăn và phức tạp hơn hết, nếu không quản lý chặt chẽ, chuỗi cung ứng có nguy cơ đối mặt với sự thiếu hụt hàng hóa, hay sự kém chất lượng của sản phẩm cuối cùng, ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng và uy tín doanh nghiệp
4 Những thay đổi trong quy định của chính phủ
Các quy định và hạn chế của chính phủ đang nhanh chóng trở thành rào cản chung mà các công ty phải vượt qua trong chiến lược quản lý chuỗi cung ứng của mình, đặc biệt là khi mạng lưới sản xuất toàn cầu trở nên khác biệt hơn và thâm nhập vào các thị trường mới nổi Thuế, hạn chế thương mại, kiểm soát biên giới và luật lao động là những yếu tố quan trọng mà các nhà hoạch định và quản lý phải giải quyết trong việc xây dựng chiến lược sản xuất và cung ứng
5 Phản ứng không linh hoạt với xu hướng công nghệ mới
Trong thời đại kỹ thuật số không ngừng được cải tiến, các doanh nghiệp thể hiện sự cạnh tranh của mình qua việc nắm bắt và ứng dụng các công nghệ mới vào quy trình vận hành và quản lý chuỗi cung ứng của mình Việc tiếp cận công nghệ mới giúp các sản phẩm của doanh nghiệp có nhiều sự cải tiến, trở thành một sản phẩm bán chạy trên thị trường, hay nhờ vào ứng dụng công nghệ mà quy trình chuỗi cung ứng của họ trở nên tinh gọn và hiệu quả hơn.
Trái lại đối với những doanh nghiệp không theo kịp các đổi mới công nghệ, chuỗi cung ứng và sản phẩm của họ có nguy cơ đối mặt với sự lỗi thời, lạc hậu, dẫn đến việc mất đi lợi thế cạnh tranh trên thị trường Vì thế, khả năng tiếp cận công nghệ cũng được xem là một rủi ro quan trọng cần được ghi nhận và đưa ra kế hoạch cải thiện.
Những rủi ro có xu hướng tăng lên khi chuỗi cung ứng ngày càng trở nên phức tạp, vì thế việc quan trọng mà doanh nghiệp cần làm là nhận dạng và phân loại các rủi ro nhằm giúp cho việc quản lý dễ dàng và hiệu quả hơn.
Hạn chế của các rủi ro thường gặp trong quản lý chuỗi cung ứng
Rủi ro trong chuỗi cung ứng là điều không thể tránh khỏi và biến mất hoàn toàn, bởi vậy, doanh nghiệp cần có những biện pháp để hạn chế chúng: Đối với các rủi ro nội bộ: Doanh nghiệp cần liệt kê ra những rủi ro theo khả năng có thể xảy ra với doanh nghiệp mình, từ đó lên kế hoạch hạn chế và kiểm soát Đối với các rủi ro từ bên ngoài: Doanh nghiệp cần lựa chọn các bên tham gia đạt tiêu chuẩn để hạn chế rủi ro tốt nhất.
Hiện nay, để quản lý và hạn chế rủi ro từ chuỗi cung ứng, việc tìm đến các giải pháp chuyên nghiệp là một lựa chọn lý tưởng để tiết kiệm thời gian và chi phí.
CRIF D&B Việt Nam cung cấp giải pháp báo cáo quản lý rủi ro với các thông tin hữu ích từ các doanh nghiệp khác, các nhà cung cấp, nhờ đó, doanh nghiệp bạn có thể đánh giá được các rủi ro tiềm ẩn khi hợp tác với 1 doanh nghiệp bất kỳ Giải pháp này cung cấp hai loại báo cáo dưới đây:
Báo cáo thông tin doanh nghiệp: Được lấy từ các nguồn đáng tin cậy nhất về thông tin kinh doanh, giúp bạn nắm được tính linh hoạt của công ty, sự ổn định về tài chính và vị thế của doanh nghiệp
Báo cáo thông tin nhà cung cấp và giải pháp quản lý cung ứng: Giải pháp quản lý nhà cung cấp sẽ chủ động chứng nhận, giám sát và phân tích cơ sở nhà cung cấp của bạn, để bạn có thể giảm thiểu mọi rủi ro về sự gián đoạn của nhà cung cấp đối với doanh nghiệp của bạn Kết hợp với báo cáo thông tin nhà cung cấp (SIR) giúp bạn đánh giá các nhà cung cấp và bên thứ ba một cách chủ động và có hệ thống, sử dụng các phân tích nâng cao, biến đổi thông tin thành những hiểu biết cho phép bạn đưa ra quyết định thông minh hơn, chiến lược hơn.
Giải pháp khắc phục các rủi ro thường gặp trong quản lý CUU
Từ những phân tích trên, nhóm đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trongchuỗi cung ứng.
1 Đa dạng hoá nguồn cung Đa dạng hóa nguồn cung sẽ giúp các doanh nghiệp giảm bớt rủi ro về đứt gãy chuỗi cung ứng do thiếu hàng, vật liệu sản xuất,…Không chỉ vậy, còn có thể giúp doanh nghiệp giảm được chi phí Ví dụ, Trung Quốc là một thị trường lớn là một trong những nơi cung cấp nguyên vật liệu hàng đầu trên thế giới, và khi đại dịch bùng nổ ở Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp chỉ có nguồn cùng là Trung Quốc đã bị gián đoạn trong một thời gian dài Chính vì vậy, để giảm thiểu rủi ro chuỗi cung ứng bị gián đoạn, các doanh nghiệp nên tìm kiếm nhiều nguồn hàng từ nhiều nguồn cung khác nhau, và các nguồn cung này không có liên kết gì với nhau (thường là ở những khu vực kinh tế tách biệt nhau) Khi áp dụng thành công đa dạng nguồn cung, doanh nghiệp có thể giảm được cácchi phí để giải quyết khi rủi ro xảy ra.
2 Dịch chuyển tiến trình sản xuất từ outsourcing sang nearshore
Hiện nay, hình thức sản xuất outsourcing được rất nhiều công ty sử dụng, vì nó cóthể giúp công ty giảm bớt gánh nặng quản lý Ví dụ, những doanh nghiệp láp ráp ô tô, họchỉ sản xuất và láp ráp các bộ phận chính tại công ty mẹ của mình và đối với các chi tiết,phụ tùng,…không quan trọng họ có thể thuê ngoài để giúp giảm chi phí sản xuất Tuynhiên, sau đợt dịch vừa qua, nhiều doanh nghiệp thuê ngoài cũng gặp khó khăn, khi các quốc gia, khu vực thuê ngoài gặp phải dịch bệnh và bị đình công…Từ đó, gây ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của công ty mẹ Để giải quyết tình trạng đó, nhiều công ty đã chuyển sang nearshore – tìm kiếm nguồn cung ứng gần hơn, để giảm thiểu rủi ro về thiên tại,dịch bệnh,…và hạn chế ngưng đọng vận hàng chuỗi.
3 Lựa chọn nhà cung ứng dựa trên chất lượng, thời gian… thay vì giá cả
Việc lựa chọn nhà cung ứng rất quan trọng, chất lượng nguyên vật liệu mà nhà cung ứng cung cấp, hay thời gian thực hiện hợp đồng có thể ảnh hưởng đến dây chuyềnsản xuất của chuỗi cung ứng Vì vậy, khi lựa chọn nhà cung ứng, thay vì chú trọng vàoviệc giá cả sản phẩm cao hay thấp, mà ta nên tìm hiểu kỹ thông tin chất lượng sản phẩm,thời gian thực hiện,…của nhà cung ứng để có thể đảm bảo được tiến trình và chất lượng sản phẩm của mình.
4 Hợp tác và chia sẻ kết quả nghiên cứu giữa các bên trong chuỗi
Một sản phẩm được đưa ra thị trường phải trải qua nhiều công đoạn như: thiết kế,chuẩn bị nguyên vật liệu, tiến hành sản xuất, phân phối, các dịch vụ cộng thêm…Và vìphải trải qua nhiều giai đoạn nên các doanh nghiệp sẽ tích hợp từ vài phần hoặc toàn bộ các phần trong chuỗi để dễ dàng nắm bắt thông tin Nếu doanh nghiệp tích hợp hoàn toàncác giai đoạn trong chuỗi thì gọi là tích hợp dọc Nếu doanh nghiệp tích hợp một phần vàliên kết với bên ngoài các phần còn lại thì là tích hợp ngang Tuy nhiên, mặc dù doanhnghiệp lựa chọn tích hợp dọc hay tích hợp ngang thì đều phải biết rằng, nếu không có sự liên kết giữa các mắc xích trong chuỗi thì sẽ gặp khó khăn về vận hành Vì vậy, cần phảicó sự hợp tác, chia sẽ giữa các thành viên trong chuỗi từ nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà vận chuyển,…để chuỗi cung ứng có thể hoạt động trơn tru và mang sản phẩm đến cho khách hàng kịp thời.
5 Thường xuyên kiểm tra mức độ chịu đựng, mức độ tuân thủ quy định của cácnhà cung cấp.
Nhà cung cấp là một trong những mắc xích quan trọng trong chuỗi cung ứng, vì vậy mà hoạt động của nhà cung cấp có thể ảnh hưởng đến hoạt động của toàn chuỗi.Chính vì thế, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra hoạt động của nhà cung cấp, họ có thực hiện theo đúng như cam kết, quy định trên hợp đồng hay không Nhờ đó, mà kiểm soát được rủi ro xảy ra khi sản xuất sản phẩm Ví dụ như Apple luôn có test mức độ tuân thủ như điều kiện làm việc, tiêu chuẩn này hàng năm
6 Áp dụng công nghệ IT
Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại như hệ thống ERP, mã vạch, RFID… để đồng bộ chuỗi cung ứng sẽ giúp dòng chảy thông tin mạch lạc, và góp phần hạn chế hiệu Bullwhip (hiệu ứng cái roi da) Cụ thể, công nghệ ERP sẽ giúp doanh nghiệp hoạch định các nguồn lực của doanh nghiệp và là bộ giải pháp công nghệ thông tin tự động hoá cácquy trình quản lý Còn RFID giúp công ty theo dõi, xác định, lưu giữ thông tin của hàng hóa đó một cách dễ dàng.
7 Kết hợp chuỗi kéo - đẩy Áp dụng nhuần nhuyễn giữa chuỗi kéo và chuỗi đẩy giúp doanh nghiệp có thể hạn chế rủi ro về việc dư thừa sản phẩm hay thiếu nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Cụ thể:
+ Hệ thống nửa đẩy hay còn gọi là đẩy – kéo: Đơn đặt hàng thành công sẽ được chuyển cho khâu ngay trước đó Khâu này sẽ tiếp nhận và lấy hàng từ kho chứa Còn hàng trong kho sẽ được cung cấp theo một chu kỳ nhất định.
+ Hệ thống nửa kéo hay còn gọi là kéo – đẩy: Đơn đặt hàng thành công sẽ được chuyển cho khâu ngay trước đó Khâu này sẽ tiếp nhận và lấy sản phẩm từ kho, kho cũng được bổ sung sản phẩm ngay lập tức sau khi nhận đơn hàng Hệ thống này có thể có nhiều mức độ, tương ứng với việc hàng nhập kho có thể xuất hiện tại các giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
Để đáp ứng nhu cầu thời trang nhanh chóng, các công ty như Zara triển khai mô hình cung ứng đặc biệt Họ cung cấp quần áo "chưa hoàn thiện" (chẳng hạn như quần áo chưa đính nút, đá pha lê hoặc khuy cài) đến các trung tâm phân phối lớn Tại đây, các mặt hàng này được lưu trữ cho đến khi có nhu cầu thực tế từ khách hàng Khi có đơn đặt hàng, các trung tâm phân phối sẽ nhanh chóng hoàn thiện quần áo và giao đến tận tay người dùng Mô hình này giúp rút ngắn thời gian sản xuất, giảm tồn kho và đáp ứng nhanh chóng các xu hướng thời trang thịnh hành.
Do vậy, việc áp dụng chuỗi đẩy-kéo giúp doanh nghiệp giảm được rủi ro tồn kho nhưng đáp ứng nhanh nhu cầu khách hàng.
8 Phân tích và nâng cao “Tự động hoá” – có thể bỏ
Tự động hóa chuỗi cung ứng là việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số để cải thiện hiệu quả, kết nối các ứng dụng và hợp lý hóa các quy trình trong hoạt động của chuỗi cung ứng Nó thường kết hợp các công nghệ thông minh như: Tự động hóa quy trình kỹ thuật số, Tự động hóa quy trình robot, Trí tuệ nhân tạo và Học máy…Khi tự động hóa được ứng dụng trong chuỗi cung ứng sẽ giúp giảm bớt sự xuất hiện của con người trong quản lý chuỗi cung ứng Ví dụ, khi áp dụng tự động hóa kho bãi – tức là sử dụng robot và công nghệ cao trong vận chuyển hàng hóa, sắp xếp kho bãi,…nó giúp mọi việc hoàn thành nhanh chóng và chính xác hơn nâng cao năng suất của chuỗi cung ứng. Điều này còn giúp họ tiết kiệm được chi phí nhân công rất nhiều Tiêu biểu như hệ thống của Amazon có tới hơn 30.000 robot trong kho bãi trên toàn cầu, họ chứng minh rằng tự động hóa đang dần “thành thạo” công việc hơn toàn bộ nhân viên của họ và họ đã tiết kiệm được hơn 20% chi phí hoạt động thông thường.
CÁC VÍ DỤ VÀ GIẢI PHÁP CHO TỪNG VÍ DỤ VỀ CÁC RỦI RO THƯỜNG GẶP TRONG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG
VÍ DỤ VỀ CÁC RỦI RO THƯỜNG GẶP TRONG QUẢN
1.Rủi ro về giá thành (Doanh nghiệp chật vật vì giá cước vận tải biển vẫn cao)
Giá dầu tăng lên hơn 100 USD/thùng do căng thẳng giữa Nga và Ukraine đang khiến nhiều doanh nghiệp lo ngại cước vận tải bao gồm cả đường bộ và đường biển tiếp tục tăng
Chi phí vận chuyển một container 40 feet (FEU) từ châu Á sang Mỹ đang ở mức gần 9.800 USD, gấp hơn 7 lần chi phí cùng một đơn vị đó vào thời điểm trước đại dịch COVID-19 Hiện giá xăng dầu tăng 5 - 10% thì các công ty vận tải cũng cộng thêm 5 - 10% đó vào giá vận chuyển khi chào cho các công ty xuất khẩu Đồng nghĩa với việc cước vận tải khi cộng vào giá thành sản phẩm của doanh nghiệp cũng tăng.
"Ví dụ trước đây chúng tôi cộng 160 USD/tấn khi giao cho khách sang cảng Hamburg của Đức, nhưng bây giờ thành 300 USD/tấn Điều này sẽ hạn chế lượng mua của khách hàng bởi giá sẽ cao hơn rất nhiều so với các năm khác Nhiều khách hàng rụt rè khi đưa ra quyết định mua hàng, họ thường hỏi liệu 2 -
3 tháng nữa cước biển có giảm không thì lúc đó mới đặt hàng", bà Nguyễn Thị Huyền - Giám đốc điều hành Công ty Quế hồi Việt Nam VINA SAMEX cho hay.
(Ảnh minh họa - Ảnh: Reuters)
Với công ty cổ phần Công nghiệp Đại Á cho biết, doanh nghiệp này giá cước vận tải biển đến các thị trường truyền thống của họ hiện gấp 6 - 8 lần so với thời điểm bình thường của giữa năm 2020 Do vậy, công ty phải cắt giảm gần một nửa lượng đơn đặt hàng ở các thị trường xa.
"Đến thời điểm hiện tại, các thị trường xa của chúng tôi đang bị giảm khoảng 40% so với thời điểm giá cước vận tải tốt Chúng tôi tập trung vào kinh doanh ở các thị trường gần hơn", ông Chu Quốc Đạt - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Công nghiệp Đại Á cho hay.
Không chỉ cước vận tải tăng mà các doanh nghiệp còn phải đối mặt với tình trạng giao thương quốc tế có nhiều nút thắt do căng thẳng chính trị. Ông Trần Đức Thành - Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại và vận tải Tân Sao Sáng cho hay: "Hiện nay các tàu đã dừng nhận chở hàng đến cảng Saint Petersburg (Nga) và Odessa (Ukrane) Điều này ảnh hưởng lớn đến các nhà xuất khẩu".
Giải pháp: Theo các đơn vị giao nhận vận tải, giải pháp tạm thời dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu là ký hợp đồng ngắn hạn có thể theo các đơn hàng và thay vì chọn các điều kiện giao hàng đến tận nước nhập khẩu thì chọn giao hàng theo giá FOB tức trách nhiệm chỉ cần giao hàng lên tàu ở cảng của Việt Nam Điều này sẽ phần nào giúp doanh nghiệp tránh được mức độ rủi ro về giá cước biến động.
2.Rủi ro về chất lượng (Siêu thị BigC)
Khảo sát tại siêu thị BigC (số 222 Trần Duy Hưng - Cầu Giấy - Hà Nội) Khảo sát cho thấy trên kệ hàng tại đây bày bán nhiều sản phẩm như: thịt xay đóng hộp của Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm DaBaco; cá hồi 555 xốt cà chua; đào đóng hộp hiệu El Greco loại 820gr Nhiều sản phẩm hạn sử dụng vẫn còn, nhưng vỏ hộp đã bị móp méo, biến dạng.
Bác sĩ Trần Văn Ký, Phó Khoa vệ sinh - Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM phân tích trên báo chí: "Dù các loại đều còn hạn sử dụng nhưng vẫn được coi là vi phạm quy định ngành y tế Đồ hộp méo mó có thể phá vỡ lớp xi kim loại bên trong hộp, có thể gây ung thư và nguy hiểm nghiêm trọng cho người sử dụng."
Ngoài ra các chuyên gia trong lĩnh vực Y tế cũng khuyến cáo: Đối với thực phẩm chế biến sẵn thì bao bì vỏ hộp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Vỏ đồ hộp bị móp méo, hoặc phồng lên do quá trình vận chuyển hàng bị va đập, đây là dạng va đập cơ học đôi khi cũng làm cho các góc cạnh của nắp hộp bị hở, vết hở không làm rò rỉ nước thực phẩm trong hộp nên khó mà nhận biết bằng mắt thường Hộp đã có vết hở thì chắc chắn thực phẩm bên trong sẽ bị ảnh hưởng tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập.
Giải pháp: Phải chọn ra được phương thức vận chuyển phù hợp đối với từng loại hàng, từng địa điểm giao nhận để giao hàng đúng số lượng, đúng chất lượng và đúng vị trị với chi phí thấp nhất, tránh những rủi ro không đáng có… gây thất thoát tài sản, thiệt hại doanh thu của doanh nghiệp và giảm uy tín khách hàng.
3.Rủi ro về vận chuyển (Hệ lụy toàn cầu từ vụ kẹt tàu ở kênh đào Suez)
+ Vụ con tàu khổng lồ chở container bị mắc kẹt tại kênh đào Suez có thể gây ra những tác động lớn đến chuỗi cung ứng và nền kinh tế toàn cầu.
Con tàu khổng lồ 220.000 tấn MV Ever Given gặp sự cố và bị mắc kẹt tại kênh đào Suez từ hôm 23.3 nhưng đến nay vẫn chưa có dấu hiệu sẽ được giải cứu sớm Con tàu dài 400 m nằm chắn ngang tuyến hàng hải quan trọng của thế giới, là nơi 15% lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển toàn cầu đi qua Nhà chức trách Ai Cập đang nỗ lực để đưa con tàu ra khỏi vị trí bị mắc kẹt nhưng quá trình khơi thông được cho là có thể mất vài tuần.
+ Cắt đứt chuỗi cung ứng
Trong bối cảnh đó, chiến lược gia của ngân hàng JP Morgan Marko Kolanovic cảnh báo nguy cơ con tàu bị thủng có thể khiến kênh đào Suez bị tắc nghẽn trong thời gian dài và gây ra một chuỗi tác động “Điều này có thể gây gián đoạn lớn đối với thương mại toàn cầu, khiến phí vận chuyển đường biển tăng phi mã, gia tăng thêm mức tiêu thụ năng lượng và gia tăng lạm phát toàn cầu”, ông Kolanovic dự báo trên đài CNBC.