1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số giải pháp bảo tồn lễ hội đánh cá của người mường bi và mường vang ở tỉnh hòa bình

9 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp bảo tồn lễ hội đánh cá của người Mường Bi và Mường Vang ở tỉnh Hòa Bình
Tác giả Sầm Bích Ngọc, Trần Hải Hà
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Thanh Mai – GV Địa lý
Trường học Trường PT DTNT THPT Tỉnh Hòa Bình
Chuyên ngành Khoa học xã hội và hành vi
Thể loại Dự án thi KHKT
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hòa Bình
Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 1,55 MB

Nội dung

Lí do chọn đề tài: - Hòa Bình là một trong những cái nôi của dân tộc Mường, với sự phong phú về cảnh quan, môi trường đã làm nên một đời sống văn hóa dân gian rất phong phú: lễ hội, pho

Trang 1

SỞ GD&ĐT HÒA BÌNH

TRƯỜNG PT DTNT THPT TỈNH HOÀ BÌNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG

DỰ ÁN THI KHKT NĂM HỌC 2022 – 2023

1 Họ và tên tác giả:

T

Người hướng dẫn: Nguyễn Thị Thanh Mai – GV Địa lý

2 Tên dự án: MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN LỄ HỘI ĐÁNH CÁ CỦA NGƯỜI MƯỜNG BI VÀ MƯỜNG VANG Ở TỈNH HÒA BÌNH

3 Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học xã hội và hành vi

4 Lí do chọn đề tài:

- Hòa Bình là một trong những cái nôi của dân tộc Mường, với sự phong phú về

cảnh quan, môi trường đã làm nên một đời sống văn hóa dân gian rất phong phú: lễ hội,

phong tục, tập quán, thơ ca, tín ngưỡng, tất cả đều chứa đựng rất nhiều nét đẹp văn hóa

giản dị và triết lí nhân sinh Trong đó nổi bật nhất với nhóm tác giả đó là Lễ hội đánh cá

của người Mường

- Lễ hội đánh cá bắt nguồn từ trước đây khi còn chế độ nhà Lang với mục đích đánh bắt những chú cá to, đẹp đem cúng thần linh để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội

thu Phương thức sau trở thành một bản sắc văn hóa riêng chứa đựng nhiều nét đẹp văn

hóa truyền thống cần được bảo tồn Tuy nhiên dưới sự tác động của nền kinh tế thị

trường sự tăng cường giao lưu hội nhập và sự thay đổi nhu cầu hưởng thụ đang làm cho

các nét đẹp văn hóa này dần bị mai một

- Bản thân nhóm tác giả chúng em là người con dân tộc Mường sinh sống tại tình Hòa Bình, chúng em nhận thấy rằng: mặc dù lễ hội đánh cá đã được người dân bản địa

công nhận là một bản sắc văn hóa của người Mường nhưng sự nhận thức và các hoạt

động nhằm bảo tồn nét đẹp văn hoá này một cách hiệu quả của đa số người dân còn hạn

chế Vì vậy, nhóm tác giả đã nghiên cứu đánh giá thực trạng vấn đề bảo tồn nét đẹp văn

Trang 2

hóa Lễ hội, đề xuất và thực hiện các giải pháp phù hợp, hiệu quả và cần thiết Trước tiên

là tại quê hương của nhóm tác giả

5 Thực trạng

- Lễ hội đánh cá đang có nguy cơ dần bị mai một do khai thác nguồn thủy sản quá mức cho phép

- Các biện pháp của chính quyền địa phương đề ra tính hiệu quả còn chưa cao, chưa huy động được sự vào cuộc của cả cộng đồng tham gia bảo vệ nét đẹp văn hóa của lễ hội

- Công tác tuyên truyền về Lễ hội còn hạn chế, hiệu quả chưa cao

- Các hoạt động tổ chức duy trì lễ hội những năm gần đây không được tổ chức do ảnh hưởng của dịch Covid-19

- Do những vùng miền này, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, người dân còn mải lo sinh kế nên tinh thần bảo vệ các nét đẹp văn hoá của người dân tại các vùng miền còn hạn chế, ảnh hưởng sâu sắc đến việc bảo tồn các nét đẹp dân gian của lễ hội

6 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Quá trình nghiên cứu dự án của nhóm chúng em đã trải qua 2 giai đoạn:

* Giai đoạn 1 (2/2022 - 8/2022): Nghiên cứu lý luận, chuẩn bị phương pháp, công cụ nghiên cứu

- Xác định cơ sở lý luận để nghiên cứu tập trung vào vấn đề bảo tồn các nét đẹp văn hóa trong Lễ hội đánh cá

- Xác định các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu, xây dựng các tiêu trí đánh giá về nhận thức của khách thể đối với đổi tượng nghiên cứu

- Nhóm tác giả sử dụng nhóm phương pháp quan sát, khảo sát, phân tích, tổng hợp,

hệ thống hóa, khái quát hóa, dưới hình thức đọc sách báo, nghiên cứu tài liệu, tham khảo ý kiến chuyên gia

Mô tả về Lễ hội:

- Tại Lạc Sơn

Lễ hội chỉ diễn ra 3 năm 1 lần tại sông Khoang Khạ Khi vào mùa cạn thì những cồn cát sẽ mọc ra những cây thủy sinh tại sông Khoang Khạ này, sông Khoang Khạc là một đoạn sống nhỏ trên sông Bưởi và cách với đền Trường Khạ 200m về phía Tây Phía bờ Tây của sông là bãi bồi phù sa, còn về phía bờ Đông Bắc lại có địa hình dốc xuống phía dưới sông Cùng đó là chế độ hải lưu đặc biệt tạo điều kiện sinh trưởng cho các loài thủy sản Thời xưa nhà Lang cấm người dân không được đánh cá tại khúc sông này và chỉ có thể đánh cá vào tháng 3 âm lịch Khi đánh cá lên để dâng hương cho nhà đền nhà Lang, phần còn lại người dân khi đánh bắt cá được bao nhiêu thì người dân sẽ được hưởng bấy nhiêu

Trang 3

- Tại Tân Lạc

Huyện Tân Lạc, nơi đây được thiên nhiên ưu đãi có suối Cái dài hơn 6km chảy qua;

là nơi hội tụ nhiều nhánh suối của vùng Mường Bi nên suối sâu và rộng, dòng nước sạch, mát lành thuận lợi cho các loài cá sinh sôi phát triển Từ bao đời nay, hàng năm vào tháng 3 âm lịch, người Mường nơi đây tổ chức Lễ hội đánh bắt cá suối truyền thống với

sự tham gia hào hứng của mọi người

Lễ hội đánh bắt cá tháng 3 được tổ chức gồm hai phần: Phần lễ diễn ra trang trọng tại miếu thờ xóm Tân Vượng Thầy Mo làm lễ cúng các thần linh phù hộ cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, người dân mạnh khỏe, nhà nhà may mắn Sau đó bốn thanh niên khỏe mạnh khiêng bè ra suối, người đại diện cho xóm, xã thực hiện quăng

mẻ chài đầu tiên

Phần hội được diễn ra tại hai khoang suối lớn là khoang nhà Lang và khoang nhà dân của suối cái xã Lỗ Sơn với nhiều nội dung phong phú như: thi đua bè mảng, thi quăng chài trong khuôn, thi quăng cài tự do, thi đánh bắt cá và trưng bày ẩm thực với nhiều sản phẩm nông sản của địa phương

Lễ hội đánh cá suối tháng ba tại xã Lỗ Sơn được tổ chức hàng năm là dịp để người dân bày tỏ sự tôn kính các vị thần linh nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống Đồng thời là dịp để người dân vui chơi, tăng cường tình đoàn kết cộng đồng Ngoài ra, đây còn là hoạt động mang ý nghĩa tuyên truyền sâu rộng tới người dân việc bảo vệ môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên; cấm các hình thức đánh bắt cá như;

nổ mìn, sung điện, có tính chất huỷ diệt môi sinh…

Trang 4

Mỗi vùng có một đặc thù riêng biệt nhưng lại có điểm chung là bảo vệ nguồn thủy sản, cùng chung một tín ngưỡng gìn giữ và bảo vệ môi trường, tránh sử dụng các hình thức đánh bắt gây hủy diệt đến nguồn lợi thủy sản

Sau khi kết thúc phần hội, người dân sẽ đem cá giống thả lại vào khúc sông vừa đánh bắt để chuẩn bị cho mùa lễ hội sau Điều đó cho thấy ngay từ xa xưa, ông cha ta đã

có ý thức bảo vệ môi trường, bảo tồn nguồn lợi thủy sản cùng với tình yêu sâu sắc của con người đối với thiên nhiên

* Giai đoạn 2 (8/2022 – 11/2022)

- Nhóm tác giả đã khảo sát 500 người bao gồm những người đang sinh sống, làm

việc và học tập tại địa bàn huyện Tân Lạc và Lạc Sơn (bao gồm cả học sinh người Tân Lạc, Lạc Sơn đang học tập tại trường DTNT THPT tỉnh Hòa Bình)

Trang 5

Phiếu khảo sát sự hiểu biết và quan tâm của người dân về Lễ hội đánh cá của dân tộc Mường

- Dựa trên thực tế này, cùng với quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã thống nhất

và tiến hành đưa ra các giải pháp:

* Giải pháp 1: Lập CLB Giới thiệu và Bảo tồn Bản sắc văn hóa Mường Hòa Bình

- Thiết kế: Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương, làm đơn đề nghị thành lập CLB Giới thiệu và Bảo tồn Bản sắc văn hóa Mường thí điểm tại huyện Tân Lạc và huyện Lạc Sơn Kêu gọi đông đảo người dân tham gia, đặc biệt là học sinh Tổ chức sinh hoạt CLB vào mỗi tối thứ 7 hàng tuần tại thôn, xóm, khu dân cư…

- Mục đích: Nhằm tạo không gian văn hóa cho việc truyền đạt, trao đổi, tìm hiểu, phục dựng lại các nét đẹp văn hóa của người Mường Hòa Bình Tạo cơ sở cho việc thực hiện các giải pháp bảo tồn chung và nghiên cứu sự thay đổi về nhận thức, thái độ hành vi của khách thể đối với vấn đề nghiên cứu Trong đó có Lễ hội đánh cá

- Hoạt động:

Nhóm tác giả đã và đang nghiên cứu thử nghiệm hiệu quả của giải pháp lập CLB để hoàn thiện đơn đề nghị lập CLB trình chính quyền địa phương xem xét, phê duyệt

Trước tiên, nhóm tác giả đã thử nghiệm giải pháp bằng cách lập CLB bảo tồn Lễ hội đánh cá của người Mường Hòa Bình dưới hình thức nhóm kín trên facebook để bước đầu đánh giá hiệu quả của giải pháp trước khi áp dụng rộng rãi Với ưu điểm dễ dàng tạo lập CLB, mời thành viên và khảo sát trực tuyến Nhóm tác giả đã thu được nhiều tín hiệu tích cực

- Chúng em sử dụng Page này để cung cấp những hình ảnh, video, thông tin, tư liệu liên quan đến Lễ hội đánh cá tại tỉnh Hòa Bình đến với tất cả mọi người bằng một hình thức độc đáo có sức lan toả

Trang 6

- Thông qua Page, nhóm tác giả sẽ cố gắng tìm kiếm, huy động những tổ chức hoặc những cá nhân có cùng mục đích muốn bảo tồn và phát huy giá trị các nét đẹp văn hóa của lễ hội tại địa phương để tổ chức gặp mặt, trao đổi Từ đó đưa ra những biện pháp tối

ưu nhất để thực hiện mục đích trên vừa nhằm mục đích bảo tồn, lưu giữ các hình ảnh, thông tin; vừa là phương tiện để tuyên truyền, quảng bá các nét đẹp dân gian của lễ hộ tại tỉnh Hòa Bình cho tất cả mọi người, trước tiên là một bộ phận giới trẻ sử dụng Facebook

* Giải pháp 2: Tuyên truyền vào trường học.

- Thiết kế: với mục đích nâng cao ý thức và nhận thức của học sinh trung học với vấn đề nghiên cứu

- Hoạt động: xin phép Ban giám hiệu, phối hợp với Đoàn thanh niên các trường trung học trong huyện lồng ghép nội dung vào các buổi ngoại khóa, các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh của môn học giáo dục địa phương; giáo viên hướng dẫn cho học sinh triển khai cần có sự tương tác và phối hợp, giúp đỡ tích cực của phụ huynh

* Giải pháp 3: Tổ chức các buổi sinh hoạt chung nhằm tuyên truyền về lễ hội tại địa phương

-Thiết kế: với mục đích tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về lễ hội

- Hoạt động: phối hợp cùng UBND xã, Hội phụ nữ, Hội người cao tuổi, Đoàn thanh niên, để có những buổi sinh hoạt cộng đồng với mục đích nâng cao sự quan tâm bảo tồn nét đẹp văn hóa lễ hội cho người dân tại địa phương

Trang 7

7 Mục đích của đề tài

- Bảo tồn lễ hội đánh cá – nét đẹp văn hoá của người Mường.

- Bảo tồn nguồn lợi thủy sản hiện nay đang dần bị cạn kiệt, các hệ sinh thái nước ngọt đang bị phá hủy dần Do ảnh hưởng của môi trường sống, tình trạng đô thị hóa cùng dân số tăng mạnh khiến cho nguồn lợi thủy sản bị khai thác triệt để bằng những hình thức tận diệt như sử dụng đánh bả, xung điện, nổ mìn

- Thông qua việc bảo tồn và phát huy có hiệu quả giá trị truyền thống của lễ hội, lễ hội đánh cá sẽ là điểm nhấn thu hút du khách, góp phần đẩy mạnh phát triển du lịch, phát triển kinh tế - xã hội, quảng bá hình ảnh của hai Mường là Mường Vang và Mường Bi

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái nước ngọt thông qua việc ngăn cấm các hình thức khai thác tận diệt Chính tín ngưỡng tâm linh dân tộc, tình yêu thiên nhiên sâu sắc, mối quan hệ gắn bó mật thiết trong cộng đồng đã tạo nên nền móng để duy trì lễ hội

- Nhóm tác giả mong muốn có thể nhân rộng mô hình lễ hội đánh cá ra những địa phương khác trên địa bàn của tỉnh, sau đó sẽ tuyên truyền ra những tỉnh khác nhằm nâng cao ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thủy sản cho người dân

- Đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh khi giảng dạy và học tập bộ môn giáo dục địa phương theo chươn trình giáo dục phổ thông mới

8 Tính mới, tính sáng tạo:

- Khác với các đề tài nghiên cứu khác về văn hóa dân tộc Mường mang tính khái quát, đề tài này tập trung nghiên cứu, đánh giá sâu về thực trạng vấn đề bảo tồn Lễ hội đánh cá của người Mường Hòa Bình

- Việc phát huy vai trò của học sinh trong việc nghiên cứu đánh giá, bảo tồn các nét

nét đẹp văn hóa dân tộc Mường cũng chính là việc đổi mới hoạt động dạy và học phù hợp với định hướng đổi mới của ngành giáo dục

- Các giải pháp trong đề tài như lập CLB Giới thiệu và bảo tồn Lễ hội đánh cá của người Mường Hòa Bình, xây dựng Page miễn phí trên nền tảng Facebook sẽ lần đầu được

đề xuất và áp dụng phổ biến tại địa bàn nghiên cứu

9 Cơ sở khoa học:

9.1 Cơ sở lý luận: Căn cứ vào những tài liệu: sách, báo,văn kiện, đề tài nghiên cứu…

- Văn hóa là một sản phẩm của quá trình tồn tại và phát triển của con người, có vai

trò quan trọng đối với cuộc sống con người

Trang 8

- Nét đẹp văn hóa có thể được xem là một biểu hiện của bản sắc văn hóa - là một

khía cạnh đáng được tôn trọng, ngợi ca trong đời sống văn hóa

- Bảo tồn văn hóa dân tộc có thể được hiểu là các hoạt động nhằm gìn giữ và phát

huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc đó

- Lễ hội là một sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng.

9.2 Cơ sở thực tiễn:

- Xuất phát từ thực tế trong cuộc khảo sát đến 51% người dân tuy sinh sống tại địa phương nhưng không biết đến Lễ hội đánh cá của hai huyện Tân Lạc và Lạc Sơn

- Lễ hội đánh cá thể hiện rõ nét đẹp tín ngưỡng tâm linh, cũng là biện pháp tuyên truyền cho người dân về việc bảo vệ nguồn thủy sản mà tiết kiệm được chi phí Ta có thể coi đó là biện pháp vừa góp phần bảo vệ nguồn thủy lợi, cũng là một giải pháp sáng tạo cho việc giữ gìn nét đẹp tín ngưỡng đối với dân tộc

10 Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi nghiên cứu của dự án: tại hai huyện Tân Lạc và Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình

- Kết quả ứng dụng dự án: Có thể ứng dụng bảo tồn các nét đẹp văn hóa của các lễ hội khác Cùng với đó là tuyên truyền biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản thông qua tín ngưỡng tâm linh

11 Dự kiến thời gian hoàn thành đề tài: Dự kiến hoàn thành trong 09 tháng.

12 Kiến nghị

* Đối với các cấp Ủy, chính quyền địa phương

- Lập đề tài bảo tồn, phục dựng Lễ hội đánh cá trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt

và triển khai thực hiện dự án sau khi đã được phê duyệt với nguồn kinh phí được nhà nước cấp theo chương trình mục tiêu quốc gia về và nguồn kinh phí xã hội hoá

* Đối với Hội người cao tuổi, Hội Liên hiệp phụ nữ…

- Tích cực kể lại, truyền dạy đến con, cháu của mình; song song với đó là phát huy vai trò của Hội người cao tuổi tại địa phương trong việc góp ý và tham gia vào các giải pháp để việc thực hiện giải pháp đạt hiệu quả

* Đối với học sinh Trung học

- Học hỏi, tiếp thu và tuyên truyền giới thiệu các nét đẹp văn hóa dân tộc Mường ở địa phương đến đông đảo bạn bè, người thân, người dân trong làng

Trang 9

- Cần chủ động và có thái độ nghiêm túc đối với việc tham gia vào các hoạt động trên Giới thiệu, tuyên truyền các nét đẹp văn hóa dân tộc Mường ở Tân Lạc trên mạng xã hội hay trên các diễn đàn

Hòa Bình, ngày 20 tháng 11 năm 2022

Nguyễn Thị Thanh Mai

NHÓM TÁC GIẢ

Sầm Bích Ngọc

Trần Hải Hà

Ngày đăng: 20/05/2024, 14:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w