1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt: Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cấu Trúc Không Gian Hệ Thống Đô Thị Thích Ứng Với Hạn Và Lũ Tại Tỉnh Ninh Thuận
Tác giả Nguyễn Quốc Vinh
Người hướng dẫn Cố GS.TS.KTS Nguyễn Trọng Hòa, PGS.TS.KTS. Lê Anh Đức
Trường học Trường Đại Học Kiến Trúc Tp. Hcm
Chuyên ngành Quy Hoạch Vùng Và Đô Thị
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 832,48 KB

Cấu trúc

  • 1.1 Tính cấp thiết của đề tài (7)
  • 1.2 Vấn đề và giả thuyết nghiên cứu (8)
  • 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (8)
  • 1.4 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu (8)
  • 1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu (9)
  • 1.6 Đóng góp mới của nghiên cứu (9)
  • 1.7 Cấu trúc luận án (9)
  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 4 (10)
    • 1.1 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN (10)
      • 1.1.1. Cấu trúc không gian hệ thống đô thị đô thị (10)
      • 1.1.2. Các hiện tượng hạn lũ và năng lực sinh thái hạn lũ (10)
      • 1.1.3. Khả năng thích ứng của CTKG hệ thống đô thị với hạn lũ (10)
      • 1.1.4. Tiểu kết về hệ thống khái niệm liên quan (11)
    • 1.2 TỔNG QUAN TỈNH NINH THUẬN VÀ HỆ THỐNG ĐÔ THỊ 6 .1. Tổng quan về tỉnh Ninh Thuận (12)
      • 1.2.2. Hệ thống đô thị tỉnh Ninh Thuận (12)
    • 1.3 THỰC TRẠNG CẤU TRÚC KHÔNG GIAN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ TỈNH NINH THUẬN VÀ THÀNH PHỐ PHAN RANG-THÁP CHÀM TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI HẠN VÀ LŨ (13)
      • 1.3.1. Tình hình hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận (13)
      • 1.3.2. Quá trình hình thành và biến đổi cấu trúc không gian hệ thống đô thị tỉnh Ninh Thuận trong mối quan hệ với hạn lũ (13)
      • 1.3.3. Quá trình hình thành và biến đổi cấu trúc không gian đô thị (14)
      • 1.3.5. Đánh giá thực trạng cấu trúc không gian hệ thống đô thị tỉnh (14)
    • 1.4 Kết luận các nội dung nghiên cứu (14)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (15)
    • 2.1 TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU (15)
      • 2.1.1. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu (15)
      • 2.1.2. Tiến trình nghiên cứu (15)
    • 2.2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CẤU TRÚC KHÔNG GIAN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ THÍCH ỨNG VỚI HẠN VÀ LŨ TẠI TỈNH NINH THUẬN (17)
      • 2.2.1. Cơ sở pháp lý (17)
      • 2.2.2. Cơ sở lý thuyết (18)
      • 2.2.3. Cơ sở thực tiễn (19)
    • 2.3 CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA CẤU TRÚC KHÔNG GIAN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VỚI HẠN VÀ LŨ (19)
      • 2.3.1. Cơ sở và phương pháp xây dựng bản đồ năng lực sinh thái hạn và lũ (19)
      • 2.3.2. Cơ sở và phương pháp đánh giá quá trình biến đổi CTKG (19)
      • 2.3.3. Cơ sở và phương pháp xây dựng và xác định mức thích ứng . 14 CHƯƠNG 3. CẤU TRÚC KHÔNG GIAN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ THÍCH ỨNG VỚI HẠN LŨ TẠI NINH THUẬN (0)
    • 3.1 QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU (20)
    • 3.2 KHUNG ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CẤU TRÚC KHÔNG GIAN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VỚI HẠN LŨ TẠI TỈNH (21)
      • 3.2.1. Bản đồ năng lực sinh thái hạn và lũ (21)
      • 3.2.2. Khung đánh giá KNTU của CTKG hệ thống đô thị với hạn và lũ (21)
    • 3.3 ĐỀ XUẤT CẤU TRÚC KHÔNG GIAN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ THÍCH ỨNG VỚI HẠN VÀ LŨ GIAI ĐOẠN 2021- 2030, TẦM NHÌN 2050 TẠI TỈNH NINH THUẬN THEO CÁC GIẢ THIẾT VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG (22)
      • 3.3.1. Dự báo xu hướng biến đổi và KNTU với hạn và lũ của CTKG hệ thống đô thị các giả thiết tác động (22)
      • 3.3.2. Xây dựng nguyên tắc cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ (23)
      • 3.3.3. Đề xuất CTKG hệ thống đô thị trên lưu vực các sông thích ứng với hạn và lũ giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050 (23)
    • 3.4 ĐỀ XUẤT CẤU TRÚC KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ PHAN RANG- THÁP CHÀM THÍCH ỨNG VỚI HẠN VÀ LŨ TRONG TƯƠNG (24)
      • 3.4.1. Dự báo xu hướng biến đổi và KNTU với hạn và lũ của CTKG đô thị Phan rang-Tháp trong tương quan với hệ thống đô thị tỉnh Ninh Thuận (24)
      • 3.4.2. Xây dựng nguyên tắc cấu trúc KGĐT Phan Rang-Tháp Chàm thích ứng với hạn và lũ trong tương quan với hệ thống đô thị tỉnh Ninh Thuận (25)
      • 3.4.3. Đề xuất CTKG đô thị Phan Rang-Tháp Chàm thích ứng với hạn và lũ trong tương quan với hệ thống đô thị (25)
    • 3.5 BÀN LUẬN VỀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (26)
      • 3.5.1. Khả năng ứng dụng Khung đánh giá (26)
      • 3.5.2. Khả năng ứng dụng CTKG đô thị thích ứng (26)
    • 3.1 KẾT LUẬN (26)
      • 3.1.1. CTKG hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ (26)
      • 3.1.2. Bản đồ thích ứng sinh thái hạn và lũ (27)
      • 3.1.3. Kết quả 01: Khung đánh giá CTKG hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận (27)
      • 3.1.4. Kết quả 02: CTKG hệ thống đô thị trên lưu vực các sông thích ứng với hạn và lũ đến năm 2030, tầm nhìn 2050 (27)
      • 3.1.5. Kết quả 03: CTKG đô thị TP. Phan Rang-Tháp Chàm thích ứng với hạn và lũ trong tương quan với hệ thống đô thị (0)
    • 3.2 KIẾN NGHỊ (29)

Nội dung

Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’

Tính cấp thiết của đề tài

Thích ứng là khái niệm được nghiên cứu nhiều trong quy hoạch và phát triển đô thị, nhưng hiện tại chỉ được đánh giá mô tả định tính chứ chưa có nghiên cứu định lượng, đặc biệt là về khả năng thích ứng của cấu trúc không gian đô thị với thiên tai cụ thể Do vậy, nghiên cứu khả năng thích ứng của cấu trúc không gian đô thị với thiên tai là vấn đề cấp thiết.

Các đô thị tại Việt nam hiện nay đang ứng dụng nhiều công nghệ để bảo vệ và ứng phó với thiên tai, kể cả với những thành phố nhỏ và phát triển chậm Các tỉnh miền Trung phải hứng chịu nhiều thiệt thòi từ hạn hán và lũ lụt hàng năm Đặc biệt tại lưu vực các sông, thiên tai càng khắc nghiệt hơn với hạn hán vào mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa, trong đó có Ninh Thuận

Ninh Thuận là tỉnh nóng và khô hạn nhất Việt nam, do địa hình với 3/4 núi cao bao quanh, lòng sông hẹp với độ dốc cao nên chịu tác động lớn của lũ và ngập cục bộ vào mùa mưa Hệ thống đô thị và dân cư của tỉnh chủ yếu trên lưu vực các sông Dinh, sông Lu, sông Quao và đầm Nại Quá trình phát triển đô thị cho thấy mối quan hệ tương tác giữa đất xây dựng và không gian mặt nước, cây xanh Mức tương tác của chúng ảnh hưởng đến mức hạn và lũ Cụ thể, khi đất xây dựng bố trí và phân bổ thiếu tương thích, mức hạn và lũ tăng Ngược lại, hạn và lũ giảm Trong tương lai, khi các đô thị phát triển với quy mô lớn hơn, việc mở rộng phạm vi không gian đô thị (KGĐT) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái tự nhiên (STTN), đặc biệt là các vùng có năng lực điều tiết thiên tai để hỗ trợ hệ sinh thái xã hội (STXH) Chính vì vậy, hướng nghiên cứu của luận án đặt ra là: ‘Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận’ Hướng nghiên cứu nhằm xác định bản chất tương tác giữa đất xây dựng và cây xanh, mặt nước để hướng đến CTKG thích ứng Nghiên cứu tập trung tại 02 cấp độ không gian (1) Không gian cấp vùng: giải quyết các vấn đề về địa điểm và quy mô cho các đô thị trên lưu vực các sông, thông qua phân bổ chức năng, tổ chức mạng lưới và hình thể cảnh quan vùng; (2) Không gian cấp đô thị: nghiên cứu về cấu trúc các thành phần của KGĐT trong tương quan với hệ thống đô thị, tập trung vào quy mô và chỉ tiêu cụ thể từng vùng Tp Phan rang-Tháp Chàm được lựa chọn để nghiên cứu ở cấp đô thị trong tương quan với cấp vùng.

Vấn đề và giả thuyết nghiên cứu

Không gian đất xây dựng đô thị tỉnh Ninh Thuận chưa được cấu trúc thích ứng với hạn và lũ Từ đó xây dựng giả thuyết là tần suất và cường độ hạn lũ tại tỉnh Ninh Thuận sẽ giảm nếu không gian hệ thống đô thị tỉnh Ninh Thuận được cấu trúc thích ứng với hạn và lũ.

Mục đích và mục tiêu nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu : Tiếp cận CTKG hệ thống đô thị theo quan điểm sinh thái để đánh giá quá trình biến đổi không gian trong quan hệ tương tác với hạn và lũ, từ đó dự báo KNTU với hạn và lũ và đề xuất

“CTKG hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận”

Các mục tiêu nghiên cứu : 1/ Xây dựng Khung đánh giá KNTU với hạn và lũ của CTKG đô thị các cấp tại tỉnh Ninh Thuận; 2/ Đề xuất CTKG hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050 theo các giả thiết về yếu tố tác động; 3/ Đề xuất CTKG đô thị Phan rang-Tháp Chàm thích ứng với hạn và lũ trong tương quan với hệ thống đô thị của tỉnh.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu

- Tích hợp quan điểm sinh thái học vào lĩnh vực QH;

- Nghiên cứu hoàn thiện quan điểm thích ứng của đô thị với hạn và lũ;

- Nghiên cứu tổ chức các thành phần không gian trong mối quan hệ với hạn và lũ qua bản đồ năng lực STHL;

- Nghiên cứu tổ chức, sắp xếp các thành phần không gian thích ứng với hạn và lũ để tận dụng năng lực và giảm thiểu rủi ro từ STHL;

- Cung cấp cơ sở tin cậy để nghiên cứu CTKG đô thị thích ứng với với hạn và lũ; thông tin và luận cứ để xây dựng bản đồ năng lực STHL, xây dựng Khung đánh giá KNTU của CTKG đô thị với hạn và lũ; xây dựng Nguyên tắc CTKG đô thị thích ứng với hạn lũ.

Đóng góp mới của nghiên cứu

- Bắc cầu các quan điểm sinh thái với lĩnh vực QH;

- Khung đánh giá KNTU của CTKG đô thị các cấp với hạn lũ;

- CTKG đô thị các cấp vùng và đô thị thích ứng với hạn và lũ;

- Giúp giới QH xây dựng bản đồ năng lực STHL, phân tích và đánh giá quá trình biến đổi CTKG trong quan hệ tương tác với hạn lũ;

- Giúp giới QH xác định địa điểm và quy mô đất có khả năng xây dựng tương thích với các vùng của CTKG STHL;

- Giúp giới chính quyền đô thị hoạch định chính sách, vận dụng và xây dựng cơ chế lập, thẩm định và triển khai quy hoạch thích ứng

- Giúp giới QH dự báo biến đổi và đo lường KNTU, từ đó CTKG đô thị các cấp vùng và đô thị thích ứng với hạn lũ trong tương lai;

Cấu trúc luận án

Luận án gồm 03 chương: (1) Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu (46 trang), (2) Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu (38 trang), (3) CTKG hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận

(52 trang) Cơ sở gồm 119 tài liệu, 29 trong nước và 91 nước ngoài.

TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

1.1.1 Cấu trúc không gian hệ thống đô thị đô thị

- Không gian, CTKG đô thị các cấp và các yếu tố tác động

Không gian hệ thống đô thị và đô thị đều bao gồm các thành phần vật thể, gồm 04 thành phần không gian cơ bản: mặt nước, cây xanh, đất đất trống và đất xây dựng Ở cấp vùng, mặt nước và cây xanh chiếm ưu thế, ở cấp đô thị, không gian đất xây dựng chiếm ưu thế

CTKG là sự tổ chức và sắp xếp các thành phần không gian tại các cấp độ nghiên cứu trong mối liên hệ với nhau để vận hành và tương tác với các hệ thống không gian bên ngoài Có nhiều cách thức tiếp cận CTKG đô thị: 1/ đô thị học, 2/ sinh thái học, 3/ hình thái học, 4/ kinh tế- xã hội, vv Luận án tiếp cận CTKG đô thị theo quan điểm sinh thái học Những nội dung chính để nghiên cứu CTKG đô thị các cấp là chức năng, mạng lưới, hình thể

- Các yếu tố tác động cấu trúc không gian đô thị

Yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội Yếu tố tự nhiên gồm điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường, địa hình, khí hậu, địa chất, thuỷ văn, vv Yếu tố xã hội gồm cơ chế, chính sách, hạ tầng, vv

1.1.2 Các hiện tượng hạn lũ và năng lực sinh thái hạn lũ

Hạn và lũ: không chỉ là các hiện tượng tự nhiên, mà còn là các hiện tượng xã hội, hình thành chủ yếu từ chuyển đổi chức năng sử dụng đất

Năng lực sinh thái hạn và lũ (STHL): gồm: 1/ Cung cấp nước và lương thực, 2/ Điều tiết lũ lụt, hạn hán, vv Chúng được dựng thành bản đồ năng lực STHL thông qua các yếu tố không gian về địa hình, độ dốc, thuỷ văn, thổ nhưỡng, vv

1.1.3 Khả năng thích ứng của CTKG hệ thống đô thị với hạn lũ

Khả năng thích ứng của tự nhiên: là khả năng ứng phó với những thay đổi bên ngoài của một thực thể sống để tồn tại và phát triển Chu kỳ thích ứng gồm 04 giai đoạn: (r) Hình thành và phát triển, (K) Bảo toàn, (Ω) Sụp đổ, và (α) Tái cấu trúc (r) Chu kỳ thích ứng giữa các cấp độ hệ thống ảnh hưởng lẫn nhau tạo ra Quy luật thích ứng Quy luật thích ứng có thể áp dụng trong mọi mối quan hệ tương tác

- Khả năng thích ứng của đô thị

Là khả năng ứng phó với các yếu tố tác động, gồm 03 giai đoạn: đàn hồi, quá độ, chuyển đổi Đàn hồi là khả năng hấp thu tác động khi tái cấu trúc qua một trạng thái mới Quá độ là sự cải cách được áp dụng trong quản trị đô thị Chuyển đổi là sự thay đổi cơ chế cốt lõi của đô thị

- Khả năng thích ứng của CTKG đô thị

Khả năng phục hồi đô thị là khả năng ứng phó với các yếu tố tác động thông qua việc sắp xếp, tổ chức lại không gian bên trong đô thị Sự biến đổi về quy mô, tính chất hay hình thể không gây ảnh hưởng tiêu cực đến cấp vùng về bối cảnh, kết nối, động lực và hỗ trợ Tương tự, đô thị vẫn chịu ảnh hưởng tích cực từ cấp khu vực để phục hồi và phát triển bền vững.

- Chỉ số đánh giá KNTU của CTKG đô thị

Các chỉ số đánh giá KNTU của CTKG: đa dạng, kết nối, dự phòng, vững chắc, hiệu quả, thích ứng, độc lập, phụ thuộc, tự tổ chức, vv

1.1.4 Tiểu kết về hệ thống khái niệm liên quan

KGĐT các cấp gồm 04 thành phần cơ bản CTKG đô thị các cấp có 03 thuộc tính, biến thiên lần lượt qua các biến số: địa điểm, tính chất và quy mô; liên hệ và linh hoạt; và ranh giới, khối tích và kết cấu

Hạn hán và lũ lụt xã hội hình thành từ quá trình chuyển đổi chức năng sử dụng đất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và hoạt động kinh tế - xã hội Để ứng phó với tình trạng này, bản đồ năng lực STHL được xây dựng thông qua cơ chế vận hành, cung cấp thông tin về khả năng cung cấp dịch vụ hệ sinh thái của các vùng đất khác nhau, giúp các nhà quy hoạch và quản lý đất đai đưa ra quyết định phù hợp, giảm thiểu tác động của hạn hán và lũ lụt.

KNTU của CTKG đô thị các cấp biến đổi theo chu kỳ, ảnh hưởng đến và chịu ảnh hưởng bởi các cấp liền kề theo quy luật thích ứng

Quy luật thích ứng trong luận án nghiên cứu về mối quan hệ giữa biến đổi không gian và cơ chế, chính sách quản lý.

TỔNG QUAN TỈNH NINH THUẬN VÀ HỆ THỐNG ĐÔ THỊ 6 1 Tổng quan về tỉnh Ninh Thuận

- Vị trí và mối liên hệ vùng

Ninh Thuận là một tỉnh ven biển vùng Duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam, quy mô 335,534 ha Phan rang-Tháp Chàm toạ lạc tại hạ lưu sông Dinh, giao giữa QL1A và QL27, quy mô 10,111 ha

- Sơ lược về điều kiện tự nhiên Địa hỡnh: Ninh Thuận cú nỳi bao bọc ắ, thấp dần từ Tõy Bắc xuống Đông Nam Phan rang-Tháp Chàm từ 10- 15m Thủy văn: các lưu vực gồm 46 sông, suối và 04 tầng chứa nước, lưu vực sông Dinh chiếm phần lớn Vùng hạ lưu có 02 túi nước ngầm ở Bắc đầm nại và Nam sông Dinh (~150km2) Khí hậu: khô (75-77%), nóng (26-27℃), gió mạnh (2.3–5 m/s đến 25m/s), tốc độ bay hơi cao Khí hậu cực đoan: (i)

Bão: 04 lần/ năm, từ tháng 10- 12, (ii) Lũ quét: đi kèm bão ngược dòng, tại các vùng núi cao và ven sông, (iii) Hạn: cháy rừng thường xuyên

- Sơ lược về điều kiện kinh tế xã hội

Kinh tế nhỏ so với cả nước và các tỉnh lân cận Tỷ trọng GDP (năm 2014) của Tỉnh chiếm: 0,42% so với cả nước, 2,1% so với vùng Duyên hải miền Trung, và 8,7% so với 04 tỉnh Nam Trung Bộ

Dân số năm 2015: 595.850ng Dân số thành thị: 215.748ng (36,21%); nông thôn: 380.102ng (63,79%) Dân tộc Kinh 78%, còn lại 22% Tỷ lệ tăng tự nhiên: 1,17% (2015) Tỷ lệ đô thị hóa đạt 36,20%

1.2.2 Hệ thống đô thị tỉnh Ninh Thuận

- Quá trình hình thành và phát triển mạng lưới dân cư

Hình thành từ 02 điểm định cư dân tộc Chăm ở vùng đồng bằng và Raglay miền núi Mạng lưới dân cư phát triển nhanh theo dòng lịch sử, đặc biệt tại Phan Rang-Tháp Chàm từ sau thời kỳ đô thị hoá 1990

- Hệ thống đô thị Ninh Thuận trong hệ thống đô thị Quốc gia

Hệ thống đô thị hình thành nên 02 hành lang kinh tế đô thị Bắc- Nam (QL1A) và Đông-Tây (QL27) Tuyến Bắc-Nam có đô thị động lực là Tp Phan rang-Tháp Chàm Khánh Hải, Lợi Hải, Công Hải, Phước Dân, vv Tuyến Đông-Tây có đô thị động lực là thị trấn Tân Sơn Các điểm dân cư vệ tinh là Hòa Sơn, Lâm Sơn, Phước Đại, vv

- Tiểu kết những nội dung cần đánh giá

Nội dung khảo sát là quá trình biến đổi tương tác giữa các thành phần không gian của hệ thống đô thị trong mối quan hệ với hạn và lũ.

THỰC TRẠNG CẤU TRÚC KHÔNG GIAN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ TỈNH NINH THUẬN VÀ THÀNH PHỐ PHAN RANG-THÁP CHÀM TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI HẠN VÀ LŨ

- Hạn và lũ trong bối cảnh vùng tỉnh

Hạn ngày càng tăng, gây tổn thất nặng nề Những đợt hạn rơi vào các năm 1997, 1998, 2002, nghiêm trọng nhất rơi vào năm 2004- 2005

Lũ ngày càng tăng Những trận lũ lớn vào các năm 1998, 1999,

2000, 2003, 2005, 2009, 2010, 2011 Bên cạnh lũ sông, lũ quét xảy ra thường xuyên trên hầu hết các lưu vực sông của tỉnh

- Hạn và lũ trong bối cảnh hệ thống đô thị

Phan Rang-Tháp Chàm có cao độ thấp trũng nên ngập lũ thường xuyên Phước Dân tại ngã 3 sông và gần trục tiêu thoát của lưu vực, nên nguy cơ ngập lũ cao Tân Sơn ở vùng cao nên an toàn với ngập lụt, nhưng rủi ro về hạn do nhiệt độ trung bình cao

1.3.2 Quá trình hình thành và biến đổi cấu trúc không gian hệ thống đô thị tỉnh Ninh Thuận trong mối quan hệ với hạn lũ

Chủ yếu là việc mở rộng phạm vi đất xây dựng đô thị, qua sự chuyển đổi chức năng giữa các thành phần, ảnh hưởng đến hạn và lũ

1.3.3 Quá trình hình thành và biến đổi cấu trúc không gian Tp Phan Rang-Tháp Chàm trong mối quan hệ với hạn và lũ

Chủ yếu là việc đất xây dựng lấn chiếm vào các khu vực nhạy cảm với STHL, qua sự chuyển đổi chức năng sử dụng đất

1.3.4 Chu kỳ thích ứng với hạn và lũ của cấu trúc không gian hệ thống đô thị và Tp Phan Rang-Tháp Chàm

CTKG hệ thống đô thị đã trải qua 03 chu kỳ thích ứng với hạn và lũ Chu kỳ thứ nhất là thời kỳ hình thành Chu kỳ thứ hai bắt đầu khi hệ thống thuỷ lợi (đập Nha Trinh, Lâm Cấm và kênh Bắc, kênh Nam) được xây dựng Chu kỳ thứ ba bắt đầu khi Tp Phan rang-Tháp Chàm trở thành thủ phủ của tỉnh và sân bay Thành Sơn được xây dựng Chu kỳ này phát triển và mở rộng phạm vi không gian nhanh chóng Thời điểm nghiên cứu (2020) tương ứng với giai đoạn hình thành và phát triển (r) CTKG Tp Phan Rang-Tháp Chàm cũng đang trong chu kỳ thích ứng thứ ba, nhưng đã bước vào giai đoạn phóng thích (Ω), bởi nhiều khu vực trong thành phố đã không còn không gian dự phòng phòng để thích ứng Kết quả này tiềm ẩn nhiều rủi ro trong tương lai

1.3.5 Đánh giá thực trạng cấu trúc không gian hệ thống đô thị tỉnh Ninh Thuận và Tp Phan Rang-Tháp Chàm trong quan hệ tương tác với hạn và lũ

CTKG hệ thống đô thị có tốc độ biến đổi khá nhanh nhưng vẫn chưa vượt tầm kiểm soát và khá thích ứng với hạn và lũ CTKG Tp Phan Rang-Tháp Chàm phát triển mạnh, cho thấy nhiều nguy cơ xung đột với hạn và lũ do việc mở rộng đô thị vào các vùng nhạy cảm.

Kết luận các nội dung nghiên cứu

Các nội dung cần nghiên cứu gồm: 1/ Khung đánh giá KNTU của CTKG đô thị các cấp với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận; 2/ CTKG hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050 theo các giả thiết về yếu tố tác động; 3/

CTKG đô thị Phan rang-Tháp Chàm thích ứng với hạn và lũ trong tương quan với hệ thống đô thị của tỉnh.

CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU

2.1.1 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Lựa chọn các nguồn dữ liệu Dữ liệu không gian được thu thập từ hình ảnh viễn thám (độ chính xác ~87%) từ Cục khảo sát địa lý Hoa Kỳ (USGS), GIS và hệ thống bản đồ giấy từ Sở Xây dựng tỉnh Ninh Thuận

Phân tích dữ liệu Dữ liệu thô được số hoá qua phần mềm QGIS để xây dựng thành các bản đồ không gian để phân tích định tính: lớp phủ không gian (LULC- Land Uses and Land Covers), bản đồ cao độ và độ dốc (DEM), nhiệt độ bề mặt (LST), chỉ số thực vật (NDVI) và tiềm năng lũ quét (FFPI) Số liệu từ các bản đồ được trích xuất bằng phần mềm ENVI, nhập vào Excel để đánh giá định lượng

Các phương pháp sử dụng chính: ma trận, so sánh, loại trừ, lịch sử, đồ bản, sơ đồ hoá, vv

2.1.2 Tiến trình nghiên cứu Đề tài luận án được nghiên cứu theo tiến trình như sau (Sơ đồ 2-1)

- Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: CTKG hệ thống đô thị Trong quan hệ tương tác với hạn và lũ, KGĐT được tách thành 04 thành phần cơ bản: mặt nước, cây xanh, không gian trống, đất xây dựng Chúng được cấu trúc thông qua 03 thuộc tính: chức năng, mạng lưới, hình thể; Đối tượng tác động: Hạn và lũ Yếu tố không gian của hạn và lũ được xây dựng thành bản đồ năng lực STHL

Sơ đồ 2-1 Tiến trình nghiên cứu

Phạm vi không gian: hệ thống đô thị giới hạn trên phạm vi lưu vực các sông như sông Dinh, sông Lu, sông Quao và đầm Nại, là phạm vi vận hành của hạn và lũ và là phạm vi hệ thống các đô thị hình thành và phát triển Quy mô: 267, 292ha Phạm vi KGĐT Phan Rang-Tháp Chàm giới hạn theo ranh QH được duyệt (2015) Quy mô: 10, 111ha

Phạm vi thời gian: giới hạn từ năm 1250 đến 2050, chia thành 02 thời kỳ chính: 1/ Hình thành (1250-1980) và 2/ Phát triển (1981-2050) Thời kỳ phát triển chia thành 02 giai đoạn: 1/ Nghiên cứu (1981- 2020) và 2/ Dự báo (2021- 2030, tầm nhìn đến 2050)

- Xác định các vấn đề và nội dung nghiên cứu

Các vấn đề được xác định qua việc nghiên cứu tài liệu và khảo sát trực quan Nội dung nghiên cứu được tìm hiểu và giới hạn từ những khái niệm liên quan và bối cảnh nghiên cứu

- Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết được xây dựng từ các vấn đề nghiên cứu, là mức hạn và lũ giảm khi KGĐT các cấp được cấu trúc thích ứng với hạn và lũ Từ đó xây dựng các mục tiêu nghiên cứu

- Lập kế hoạch thực hiện và trình bày kết quả nghiên cứu

Tiến trình nghiên cứu gồm 05 bước (Sơ đồ 2-2) Trong đó, bước (1) và (2) là các kết quả nền tảng để nghiên cứu 03 mục tiêu của Luận án

Bước (1) Tổng quan về các các khái niệm liên quan đến đề tài

Kết quả là các định nghĩa, khái niệm: 1/ CTKG đô thị các cấp (vùng và đô thị); 2/ Hạn và lũ; 3/ KNTU, chu kỳ thích ứng, quy luật thích ứng

Sơ đồ 2-2 Trình tự các bước nghiên cứu

Bước (2) Tổng quan tỉnh Ninh Thuận và quá trình biến đổi CTKG hệ thống đô thị trong mối quan hệ với hạn và lũ

Các kết quả: 1/ Quá trình biến đổi CTKG hệ thống đô thị tỉnh Ninh Thuận, 2/ Quá trình biến đổi CTKG đô thị Phan Rang-Tháp Chàm Bước (3) Xây dựng Khung đánh giá KNTU với hạn và lũ của CTKG đô thị các cấp tỉnh Ninh Thuận

Các kết quả: 1/ Bản đồ năng lực STHL, 2/ Khung đánh giá KNTU với hạn và lũ của CTKG đô thị các cấp

Bước (4) Đề xuất CTKG hệ thống đô thị thính ứng với hạn và lũ tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn 2050

Các kết quả: 1/ Xu hướng biến đổi và KNTU với hạn và lũ của CTKG hệ thống đô thị; 2/ Nguyên tắc CTKG hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ; 3/ CTKG hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ

Bước (5) Đề xuất CTKG đô thị Phan rang-Tháp Chàm thích ứng với hạn và lũ tại trong tương quan với hệ thống đô thị của tỉnh

- Xu hướng biến đổi khí hậu và khoa học công nghệ ứng dụng trong nghiên cứu hạn hán và lũ lụt vùng đô thị.- Nguyên tắc chống hạn, chống lũ trong quy hoạch đô thị.- Quy hoạch đô thị Phan Rang-Tháp Chàm thích ứng với hạn hán và lũ lụt.

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CẤU TRÚC KHÔNG GIAN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ THÍCH ỨNG VỚI HẠN VÀ LŨ TẠI TỈNH NINH THUẬN

- Luật và quy định hiện hành

Các văn bản pháp luật liên quan đến quy hoạch bao gồm: Luật Quy hoạch (2017), Luật Quy hoạch Đô thị (2015), Luật Xây dựng (2014), Quy chuẩn Kỹ thuật QHXD (2019), Luật Bảo vệ Môi trường (2014), Luật Tài nguyên Nước (2012) và các Quyết định phê duyệt QHV, QHCXDĐT.

- Định hướng phát triển hệ thống đô thị tỉnh NInh Thuận

Quyết Định Phê duyệt Điều chỉnh Định hướng Quy Hoạch Tổng thể Phát triển Hệ thống Đô thị Việt Nam (2009) Quyết định phê duyệt QHV tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 (2018)

- Khung khái niệm và khung lý thuyết Được xây dựng dựa trên hệ thống khái niệm từ mở rộng đến thu hẹp của các khái niệm xuất phát

- Cấu trúc không gian hệ thống đô thị, các yếu tố tác động và nguyên tắc cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng

Cấu trúc không gian hệ thống đô thị Lý thuyết QH vùng và QHĐT được bổ sung vào các khái niệm đã trình bày trong phần tổng quan CTKG hệ thống đô thị được tiếp cận theo quan điểm sinh thái học, cấu thành bởi 04 môi trường sinh học, vật lý, xã hội, và xây dựng

Các yếu tố tự nhiên và xã hội tác động mạnh mẽ đến sự biến đổi của cảnh quan tự nhiên Các nhân tố tự nhiên bao gồm địa hình, độ dốc, hệ thống thủy văn, tính chất đất đai, v.v Trong khi đó, các yếu tố xã hội bao gồm các cơ chế chính sách, phương thức hoạt động của con người Sự tác động tổng hợp của các yếu tố này làm thay đổi trạng thái, cấu trúc và chức năng của cảnh quan tự nhiên, tạo nên sự đa dạng và phong phú của các cảnh quan khác nhau trên Trái Đất.

Nguyên tắc CTKG hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ Những nguyên tắc QH thích ứng với tự nhiên của McHarg, với cảnh quan của Dramstad, chiến lược quy hoạch thích ứng của Jack Ahern, và các nguyên tắc tổ chức mạng lưới hạ tầng xanh (HTX)

- Hạn lũ và năng lực sinh thái hạn lũ

Hạn lũ là các hiện tượng tự nhiên và xã hội Chúng có thể tự điều tiết thông qua năng lực STHL Chúng có yếu tố không gian, là cơ sở để xây dựng bản đồ năng lực STHL

- KNTU với hạn và lũ của CTKG hệ thống đô thị Đô thị thích ứng: trải qua 03 giai đoạn: đàn hồi, quá độ, biến đổi CTKG thích ứng: là cách sắp xếp, tổ chức các thành phần không gian bên trong (quy mô, tính chất, hình thể) trong quan hệ với không gian bên ngoài (bối cảnh, kết nối, động lực, vv) (Nystrom, 2001)

Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ Dựa trên quan điểm quá trình thích ứng 03 giai đoạn (Pelling, 2011) và chu kỳ thích ứng 04 giai đoạn (C.S Hollings, 2010) Ứng dụng chu kỳ thích ứng trong mối quan hệ với lũ lụt tại Tp Rotterdam (Peiwen Lu, 2013) và trong quá trình đô thị hoá (Mehmet Hakan, 2012)

Khung đánh giá CTKG hệ thống đô thị thích ứng với hạn lũ sẽ tập trung vào đánh giá khả năng năng thực hiện của các yếu tố vật thể đô thị trong việc đối phó với hạn hán và lũ lụt.

Từ đó xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá

Cơ sở thực tiễn cấp vùng Tích hợp HTX vào CTKG thích ứng mọi cấp độ tại Trung Quốc lấy mặt nước làm nền tảng, cung cấp những tiện ích sinh thái cơ bản, tập trung vào 03 tiến trình cảnh quan: 1/ Vô sinh (quản lý nước), 2/ Hữu sinh (bảo tồn đa dạng sinh học), và 3/ Văn hoá (bảo vệ di sản tự nhiên và giải trí)

Cơ sở thực tiễn cấp đô thị 1/ Tp Taizhou, Trung Quốc xây dựng

‘các hình mẫu an toàn’ (security patterns): tối thiểu, trung bình, tối đa; các bộ hướng dẫn sinh thái cảnh quan về: tiếp cận đa cấp độ, mối liên hệ và quá trình của hình mẫu, và sự kết nối, đặc biệt với mạng lưới thủy văn 2/ Tp Antwept, Bỉ, đẩy mạnh chiến lược phát triển mạng lưới HTX trên tham vọng CTKG đô thị đa chức năng mọi cấp độ.

CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA CẤU TRÚC KHÔNG GIAN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VỚI HẠN VÀ LŨ

2.3.1 Cơ sở và phương pháp xây dựng bản đồ năng lực STHL

Bản đồ 04 vùng năng lực STHL được xây dựng dựa trên nền tảng các cơ sở lý thuyết về các dịch vụ STTN, các đặc điểm tự nhiên hình thành nên hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận Phương pháp thực hiện chủ yếu là điều tra- khảo sát, phân tích- tổng hợp và đồ bản

2.3.2 Cơ sở và phương pháp đánh giá quá trình biến đổi CTKG

Để xây dựng phương pháp đánh giá quá trình biến đổi, cần xác định các thành phần cơ bản của hệ sinh thái cảnh quan đô thị (STHL) và vai trò của chúng đối với năng lực STHL Hệ sinh thái cảnh quan đô thị (STHL) bao gồm 4 thành phần là mặt nước, cây xanh, đất xây dựng và công trình kiến trúc Trong đó, mặt nước có vai trò cung cấp, cây xanh hỗ trợ, đất xây dựng cản trở Dựa trên cơ sở này, 6 chỉ số được xây dựng để đánh giá năng lực STHL gồm: tương thích, đa dạng, hiệu quả, kết nối, dự phòng và vững chắc.

Chỉ số tương thích và hiệu quả là các chỉ số cốt lõi, đánh giá sự phù hợp chức năng với tự nhiên, về địa điểm và quy mô Các chỉ số còn lại đánh giá sự biến đổi mạng lưới và hình thể không gian

2.3.3 Cơ sở và phương pháp xác định KNTU

KNTU của CTKG được xác định theo 03 mức: cao, trung bình, thấp Cơ sở để xác định mức thích ứng dựa vào sự biến đổi của các thuộc tính CTKG theo thời gian, làm ảnh hưởng đến năng lực STHL Với các biến số chức năng, thích ứng cao khi các biến đổi phù hợp với các vùng STHL Với các biến số mạng lưới, thích ứng cao khi mật độ mạng lưới dày và khả năng tiếp cận cao Với các biến số hình thể, thích ứng cao khi hình thức ranh giới phù hợp với cảnh quan tự nhiên

CHƯƠNG 3 CẤU TRÚC KHÔNG GIAN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ

THÍCH ỨNG VỚI HẠN VÀ LŨ TẠI TỈNH NINH THUẬN

QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Phát triển đô thị Ninh Thuận cần tuân thủ các định hướng của Đảng, Nhà nước và các quy hoạch tổng thể quốc gia, khu vực và tỉnh Mục tiêu là thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, đồng thời đảm bảo phát triển bền vững với bản sắc văn hóa địa phương.

KGĐT các cấp được xem là các hệ STTN, trong quan hệ với hạn và lũ được quy về 04 thành phần vật thể cơ bản CTKG đô thị các cấp và các thành phần có 03 thuộc tính: chức năng, mạng lưới, hình thể Chúng biến đổi theo các biến số lần lượt là: địa điểm, tính chất, quy mô; liên hệ, linh hoạt; và ranh giới, khối tính, kết cấu Với năng lực STHL, mặt nước đóng vai trò cung cấp, cây xanh hỗ trợ, còn đất xây dựng hạn chế.

KHUNG ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CẤU TRÚC KHÔNG GIAN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VỚI HẠN LŨ TẠI TỈNH

3.2.1 Bản đồ năng lực STHL

- Vùng sinh thái nước (STN)

Vùng chủ yếu là sông Cái, bắt nguồn từ STNC (cao độ 400 đến > 1,000m) đi qua vùng STTD (cao độ 200-400m) và xuống vùng STĐB (cao độ 0-200m) và các vùng ven mặt nước Quy mô 43,284 ha (16%), được chia thành 03 cấp độ là mặt nước, túi nước ngầm và vùng trũng

- Vùng sinh thái núi cao (STNC)

Vựng chủ yếu là vỏch nỳi cú độ dốc cao (>10-15%), bao bọc ắ tỉnh Quy mô 89,074 ha (33%), chia thành 3 cấp độ không gian, lần lượt có cao độ > 400m và 10-15%, > 400m và > 15%, >1,000m và >15%

- Vùng sinh thái trung du (STTD)

Vùng có cao trình và độ dốc lần lượt 100-200m và 10-15%, 200- 400m và >15% Quy mô 50,496 ha (19%), chia thành 2 cấp độ

- Vùng sinh thái đồng bằng (STĐB)

Vùng có cao độ từ thấp đến trung bình (0-400m), địa hình tương đối bằng phẳng đến bằng phẳng (

Ngày đăng: 20/05/2024, 13:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w