1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nghiên cứu tác động của các nhân tố đến rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2012- 2021

72 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂNKHOA THÓNG KÊ

CHUYÊN ĐÈ THỰC TẬP TÓT NGHIỆP

VIET NAM GIAI DOAN 2012- 2021

Người hướng dẫn: TS Phạm Thi Mai Anh

Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Thanh Ngân

Lớp: Thống kê kinh tế 61B

Khoa: 61

Mã sinh viên: 11193656

Hà Nội- 2023

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin bay tỏ trân thành lòng kính trọng và biết on sâu sắc

nhất tới TS Phạm Thị Mai Anh, vì sự hướng dẫn và lời khuyên tận tình trong quá

trình chuẩn bị bai đề tài chuyên đề tốt nghiệp của em cũng như sự thấu hiểu trongquá trình làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp này.

Bên cạnh đó, em rất vui khi được bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo

trong khoa Thống Kê vì sự khuyến khích và hỗ trợ em trong quá trình học tập và

nghiên cứu các kiến thức để phục vụ tốt cho đề tài chuyên đề Sự giúp đỡ củatoàn thé thầy cô đã thực sự góp phan rất nhiều vào sự thành công của dé tai nàycủa em Ngoài ra, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong ban hội đồngchuyên đề với những nhận xét và đề xuất quý báu của thầy cô đến bài chuyên đề

tốt nghiệp.

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu độc lập của riêng em Cácthông tin và số liệu được phân tích và sử dụng trong bài nghiên cứu này là trung

thực, có nguồn gốc rõ ràng và được công bồ theo đúng quy định.

Một số kết luận trong bài được kế thừa từ những nghiên cứu trước đó, một

sỐ phát hiện mới của riêng em dựa trên cơ sở nghiên cứu, phân tích một cách

trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.

Em xin chịu trách nghiệp vê lời cam đoan của mình !

Tác giả nghiên cứu

Bui Thị Thanh Ngân

Trang 4

MỤC LỤCLỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOANMỤC LỤC

DANH MỤC BANG, BIEU DO, HÌNHDANH MỤC TU VIET TAT

2796(0697.1000007 11 Lý do chọn đề tai ccecceccecccccccccsessessessessessescsesessessessessesusssssessessessessessssseseeseess 1

2 Mục dich nghién CU cecceescssceceseeeeneeeeeeceseeceseeesaeeesaecececseeeeaeeseaeeeeeeeeaees 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2-2 + £+S£+E££E££Eerxerxrrsrrezrered 3

3.1 Đối tượng nghiên CỨU ¿22 2+SE£+E2EE+EE£EEEEEEEEEEEEEEEerkrrerrkrrree 3

3.2 Phạm vi nghiÊn CỨU - -.- << SE ng ngư 34 Phương pháp nghiÊn CỨU 5 5-22 311111911931 911 11 1 1 vn ng net 34.1 Phương pháp phân tích định tính c6 + + ssEssersersrrrrs 34.2 Phương pháp định lượng - - - xxx ng ri, 4

5 Kết cau của chuyên đề ¿- 2 ¿se +keExềEEEEEEE1EE121171211111 1111111 re 4CHUONG 1: LÝ LUẬN CHUNG VE RỦI RO THANH KHOẢN VA CÁCNHÂN TO TÁC ĐỘNG DEN RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CÁC NGAN

HÀNG THUONG MAL - 5c St SEEEEEEEEEEEEEESEEEESEEEESEEEEEEESEEEESEEEESEEEkrrkrkerves 5

1.1 Lý luận chung liên quan đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương

¡0 5

1.1.1 Khái niệm về tính thanh khoản (Liquidity) của ngân hàng thương mại 5

1.1.2 Mối quan hệ giữa kha năng thanh toán và tính thanh khoản 5

1.1.3 Cung và cầu về thanh khoản -2¿ 2 5¿+2++2++2E++x++zxezzeerxeees 6

1.1.4 Một số van dé cơ bản về rủi ro thanh khoản 2- 5s s+x+s+sssszz 7

1.1.5 Các phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản - -«<+s+ 9

1.2 Tổng quan nghiên cứu các nhân tố tac động đến rủi ro thanh khoản tại các

Ngan hang thwong Mi 01 aa 11

1.2.1 Tổng quan các tài liệu có liên quan đến các nhân tố tác động đến rủi ro

thanh khoản tai của Ngân hàng thương mậạii +5 + + s+ssseseersses 11

1.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng đánh giá tác động của các nhân tố

đến rủi ro thanh khoản tại NHTM << nhe 20

1.3 Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các

ngan hang thuong Mal 0800108 Ả 25

Trang 5

1.3.2 Cơ sở chọn biến và kỳ vọng tác động của các biến sử dụng trong môTOM TAT CHƯNG l 2-2 2+S£+E£+E£EE#EE#EEEEEEEEEEEEE2E217171 21212 cre 31

CHƯƠNG 2: PHAN TÍCH CÁC NHÂN TO TAC DONG DEN RỦI RO

THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HANG THƯƠNG MAI VIỆT NAM GIAIDOAN 2012-2021 VÀ LUẬN BAN VE KET QUA NGHIÊN CỨU VÀ HAM ÝCHÍNH SÁCH - 2-52 St EEỀ112112112111111111 11111111 11111.1111 111111 1 xe 32

2.1 Giới thiệu về dữ liệu NGHISN CUU 00100 322.2 Thực trạng về rủi ro thanh khoản va các nhân tổ tác động đến rủi ro thanh

khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2012-2021 34

2.2.1 Bức tranh toàn cảnh về hệ thống ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn

"0022 0010157 342.2 Thực trạng rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt NamBlai doan 2012-2021 0000 //113Ầ}) 37

2.3 Đánh giá tác động của các nhân tố đến rủi ro thanh khoản va rủi ro thanh

khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam - - 5+5 c+ssssvrs 39

2.3.1 Phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình -.- 392.3.2 Tác động tuyến tính của các nhân tố đến rủi ro thanh khoản của

NHTM 05150, 01 4I

2.3.3 Kiểm định lựa chon mô hình - - 2s + Ex+E+E£EE£E+EeEzE+EeEezxzxez 442.3.4 Kiểm định các giả thiết từ mô hình được chọn . -: 462.3.5 Kiểm định và hiệu chỉnh khuyết tật cho mô hình hồi quy 41

2.4 Nhận xét kết quả phân tích và đề xuất kiến nghị - 5 5-55¿ 48

2.4.1 Nhận xét kết quả phân tích - 2 2 s+E£+E++E++EE+EEerEzEsrrxerseee 48

2.4.2 Một số hàm ý chính sách ¿- ¿2 +++x++EE+£x++zx+zrxezrxerxesred 51(9) 9009:1019) c2 1111 54.4x000/)001003 55DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO cc¿-ccscccccvererrrerrrrrrerrr 56PHAN PHU LỤC G6 Set ESE SE SESEEEESEEEEEEEESEEEEEESEEEEEESEEEEEEEEEEEkrkrkrrrree 58

Trang 6

DANH MỤC BANG, BIEU DO, HÌNH

Bang 1.1: Tóm tắt các nghiên cứu nước ngoài - ¿2 scs+s+zs+zz+se2 15

Bang 1.2: Tóm tắt các nghiên cứu trong nƯỚC 2-2 2 2+++zx+£++£e+zs+zzzsez 18

Bảng 1.3: Mô tả các biến được sử dụng trong mô hình và kỳ vọng dấu của các

0 29

Bảng 2.1: Kết quả thong kê mô tả các biến trong mô hình . - 32

Bảng 2.2: Số lượng NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2012-2021 - 36

Bang 2.3 Ma trận hệ số tương quan các biến trong mô hình - 40

Bang 2.4: Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp POOLED OLS 4IBang 2.5 Kết quả chạy mô hình tác động cố định FEM - 2 - 42Bang 2.6 Kết quả chạy mô hình tác động cố định REM - 43

Bảng 2.7 Kết quả ước lượng hệ số nhân Breusch and Pagan Lagrangian 44

Bảng 2.8: Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp FEM - 45

Bảng 2.9: Kết quả kiểm tra da cộng tuyến giữa các biến độc lập - 46

2.3.4.2 Giả thuyết 2: Phương sai sai số bằng nhau 2-©5¿c5¿©55+¿ 46Bảng 2.10: Kết quả chạy mô hình FGLS khắc phục lỗi - 41

Bảng 2.11: Tổng hợp kết quả ước lượng mô hình bằng bốn phương phápPOOLED OLS, FEM, REM và GLS -.- Ăn HH HH HH He 48Hình 1.1 :Mô hình nghién ctu eee eeccceseceseceeneceseeceseeeeeeeseeesseeceeeseneenenees 25Biểu đồ 2.1: Ty lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2012-2021 37Biểu đồ 2.2: Chi phí dự phòng RRTD và tỷ lệ chi phí dự phòng RRTD trên tong

dư nợ của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2012 — 2020 - -++-s++++ 38

Trang 7

DANH MỤC TU VIET TATTừ viết tắt Nghĩa Tiếng Việt

REM Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên

FEM Mô hình hiệu ứng cố địnhGDP Tốc độ tăng trưởng kinh tế

GSO Tổng cục thống kê

IMF Quy tiền tệ Quốc tế

TCTD Tăng trưởng tín dụng

NHTMNN Ngân hàng thương mai nha nước

NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phan

NHTM 100% VNN Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài

NHTMLD Ngân hàng thương mại liên doanhNHTM Ngan hang thuong mai

RRTK Rui ro thanh khoan

NLP Trang thai thanh khoan rongNHNN Ngân hang nha nước

TMCP Thương mại cô phan

BCBS Uỷ ban Basel về Giám sát ngân hàngTTXVN Thông tấn xã Việt Nam

SMEs Doanh nghiệp vừa và nhỏ

TP HCM Thành phố H6 Chí Minh

RRTD Rủi ro tín dụng

VAMC Công ty quản lý tải sản

CAR Tỷ lệ an toàn vốn tối thiêu

BCTN Báo cáo thường niên

Trang 8

PHAN MỞ DAU

1 Ly do chon dé tai

Ngành ngân hang luôn duoc coi là một trong những ngành quan trong

nhất dé nền kinh tế vận hành tốt Tam quan trọng của nó nằm ở việc thu tiền gửivà cung cấp các khoản vay cho người dân, gia đình và các tô chức doanh nghiệp.Trong tất cả các hệ thống kinh tế, ngân hàng có vai trò hàng đầu trong việc hoạch

định và thực hiện chính sách tài chính.

Thanh khoản đối với một ngân hàng có nghĩa là khả năng đáp ứng cácnghĩa vụ tài chính của mình theo thời gian mà không bị tốn thất Vai trò cốt lõicủa các ngân hàng năm ở việc chuyền đổi các khoản tiền gửi có kỳ hạn ngắn hạnthành các khoản cho vay dài hạn Các ngân hàng trên toàn cầu đang phải đối mặtvới các vấn đề do quản lý thanh khoản kém Mặc dù bất kỳ giao dịch hoặc camkết nào cũng liên quan đến tính thanh khoản của ngân hàng, nhưng việc quản lý

rủi ro thanh khoản là vô cùng quan trọng Rủi ro thanh khoản đã trở thành một

trong những yếu tố quan trọng nhất của quản lý rủi ro tại các ngân hàng (BIS,2013).

Trên thế giới, đặc biệt là tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Trung Quốc

và các nước Châu Âu, những nghiên cứu về mối quan hệ giữa các nhân tố ảnhhưởng đến rủi ro thanh khoản của NHTM đã xuất hiện từ rất sớm và có tam anh

hưởng mạnh mẽ đến hoạt động của các ngân hàng Tuy nhiên, sự khác nhau giữacác kết quả đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu để có thể tìm ra hướng đi tốt nhấtcho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam Một số nghiên cứu nghiên cứu tácđộng của các nhân tố đến rủi ro thanh khoản được tiễn hành tại các NHTM trênthế giới Bourke (1989) nghiên cứu ngành ngân hàng ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc;

Pasiouras và Kosmidou (2007) nghiên cứu về các ngân hàng thương mại ở 15

nước Châu Âu giai đoạn 1995-2001; Yong Tan (2016) thực hiện điều tra các

ngân hàng thương mại Trung Quốc từ năm 2003-2011 đều đưa ra kết quả về tácđộng tích cực về một số nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của cácNHTM ví dụ như quy mô ngân hàng, tỷ lệ dự trữ tin dụng trên tổng tài sản, mức

an toàn vốn tổng tài sản, tỷ suất lãi ròng, Mặt khác, mối quan hệ ngược chiều

giữa các nhân tố đến rủi ro thanh khoản cũng được nhiều nghiên cứu chỉ ra ví dụnhư Poorman Jr F & Blake, J (2005) cho rằng khả năng sinh lời của ngân hàng(tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản trung bình và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sởhữu trung bình) có thể bị giảm khi rủi ro thanh khoản của các ngân hàng tăng lên.

Vodová, P., (2011) chỉ ra rằng có một mối quan hệ tiêu cực của tỷ lệ làm phát,

Trang 9

chu kỳ kinh doanh và khủng hoảng tài chính đến mức rủi ro thanh khoản của cácNHTM.

Nhiệm vu cơ bản của ngân hàng là nhận tiền gửi va cho vay, quá trình này

được gọi là quá trình trung gian Chính vi vậy, quá trình nay làm cho ngân hang

dễ bị rủi ro tài chính, một trong số đó là rủi ro thanh khoản Chowdhury va

Zaman (2018) đã nhấn mạnh rang hiện này rủi ro thanh khoản đã trở thành một

trong những thách thức nghiêm trọng đối với cả các quốc gia đang phát triển vàphát triển Nghiêm trọng hơn, rủi ro thanh khoản có liên quan đến rủi ro tín dụng(Hasan, Kan& Paltrinieri, 2019), cho thấy tầm quan trọng của thanh khoản trongcác ngân hàng thương mại là rất lớn Mặt khác, tại Việt Nam cũng có những côngtrình nghiên cứu đề cập đến chủ đề tương tự nhưng khai thác trên những khíacạnh khác, trong đó bao gồm tác động của các nhân tô đến rủi ro thanh khoản tạiNHTM Việt Nam Tuy nhiên, các nghiên cứu về chủ đề này còn xuất hiện nhiềutranh luận và ý kiến đưa ra răng nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến rủi ro thanhkhoản là do một số các nhân tố chủ quan bên trong ngân hàng Một số khác lạicho rằng những nhân tố khách quan bên ngoài ngân hàng đã hạn chế sự phát triểncủa hệ thống ngân hàng Việt Nam Cũng có quan điểm chi ra mau chốt của vanđề thanh khoản tại các ngân hàng Việt Nam chịu tác động lớn từ chính sách taikhoá và chính sách tiền tệ của Chính phủ Một nghiên cứu điền hình của tác giả

Trương Quang Thông (2013) đã nhận diện được những nguyên nhân của rủi ro

thanh khoản đối với hệ thong NHTM VN bao gom nhom bién déc lap bén trongngân hang vi dụ như quy mô tổng tai sản, quy mô tong tài sản bình quân, tỉ lệ dựtrữ thanh khoản trên tổng tài sản, sự phụ thuộc các nguồn tài trợ bên ngoài, tỉ lệvốn tự có trên tổng nguồn vốn ; và nhóm các biến độc lập bên ngoài ngân hàngbao gồm tăng trưởng GDP, thay đổi cung tiền và thay đổi lạm phát Mặt khác,nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hương (2017) về "Các nhân tố ảnh hưởng đến

rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam" tập trung vào

các yêu tố bên ngoài của ngân hàng như tình hình kinh tế, chính sách tiền tệ và

cảnh báo rủi ro để đánh giá rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại

Việt Nam.

Chính vì vậy, xuất phát từ những phân tích trên, tác giả đưa ra quyết địnhlựa chọn đề tài: “ Nghiên cứu tác động của các nhân tố đến rủi ro thanhkhoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2012- 2021” Kếtquả nghiên cứu của dé tài này sẽ đóng góp một phan tổng quan nghiên cứu tạicác lĩnh vực liên quan đến tính rủi ro trong thanh khoản tại các ngân hàng thươngmại Việt Nam Thứ nhất, nghiên cứu này đóng góp thêm bằng chứng về các nhân

Trang 10

tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hang thương mại Việt Nam Thứhai, từ các phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới rủi ro thanh khoản, kết quả củanghiên cứu này cũng là cơ sở để những nhà làm chính sách đưa ra các khuyếnnghị đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam để giảm thiểu rủi ro thanh

khoản trong ngân hàng.2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu tác động của các nhân tố tới rủi ro thanh khoản của các

NHTM Việt Nam giai đoạn 2012-2021 với mục tiêu cụ thể như sau:

Thứ nhất, xác định rõ khái niệm rủi ro thanh khoản và chỉ tiêu đo lườngrủi ro thanh khoản Qua đó, tong hop va lựa chon các nhân tố tác động đến rủi ro

thanh khoản của các NHTM Việt Nam.

Thứ hai, xây dựng mô hình nghiên cứu đánh giá tác động của các nhân tố

tới rủi ro thanh khoản

Thứ ba, xác định thực trạng rủi ro thanh khoản của các NHTM tại Việt

Nam thông qua phân tích chỉ tiêu phản ánh rủi ro thanh khoản đã đề cập ở trên.

Thứ tư, đánh giá tác động của các nhân tố tới rủi ro thanh khoản với bộ dit

liệu mẫu gồm 20 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn từ 2012-2021, qua

đó đề xuất các chính sách góp phần giảm mức độ rủi ro thanh khoản của các

NHTM tại Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu rủi ro thanh khoản và mức độ tác động của các nhân tổ liênquan đến rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Đề tài thực hiện nghiên cứu dựa vào mẫu là 20 ngân hàng

thương mại tại Việt Nam.

Về thời gian: Khoảng thời gian trong giai đoạn 2012- 2021, đây là giaiđoạn đánh dấu nhiều sự thăng trầm của các ngân hàng thương mại Việt Nam doảnh hưởng của dai dich Covid-19 và sự biến động của thị trường trong và ngoài

4 Phương pháp nghiên cứu

Với các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, tác giả sử dụng một số phương

pháp nghiên cứu được trình bày dưới đây:

4.1 Phương pháp phân tích định tinh

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính từ nghiên cứu lý thuyết

bao gôm việc xác định vân đê, mục tiêu nghiên cứu, xem xét các cơ sở lý thuyết,

Trang 11

từ đó đưa ra mô hình hồi quy nhằm đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố như Sự

phụ thuộc các nguồn tài trợ bên ngoài; Tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn; Tỷ lệ

cho vay trên tổng tài sản; Dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ; Quy môngân hang; Tốc độ tăng trưởng kinh tế; Thay đổi cung tiền; Ty lệ thất nghiệp và

Tỷ lệ lạm phát đến rủi ro thanh khoản của các NHTM.

Thu thập số liệu: Số liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính đã được

kiểm toán (bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,báo cáo lưu chuyền tiền tệ, thuyết minh tài khoản) của 20 ngân hàng thương mại

Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2021.

4.2 Phương pháp định lượng

Phương pháp thống kê mô tả: nhằm mô tả mẫu nghiên cứu qua các đặc

trưng như số trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn,

Phương pháp phân tích hồi quy được kết hợp với các phương pháp khácnhau nhằm mục đích kiểm định các khiếm khuyết của mô hình, giúp đưa ra kếtluận về giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Môhình hồi quy bang được sử dụng trong nghiên cứu Tác gia đã chọn các phươngpháp kiểm tra các khuyết tật của mô hình Các phương pháp kiểm định được sử

dụng trong nghiên cứu nay là mô hình Hausman, đặc biệt là mối quan hệ giữa

FEM va REM; Kiểm tra Wald đã sửa đối, kiểm tra Wooldridge (đối với tự tươngquan trong dữ liệu bang) và cuối cùng là kiểm tra Da cộng tuyến dựa trên hệ sốVỊF.

5 Kết cấu của chuyên đề

Đề tài được trình bày thành hai chương với những nội dung sau đây:

Chương 1: Lý luận chung về rủi ro thanh khoản và các nhân tổ tác độngđến rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại.

Chương 2: Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản tại cácngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2012- 2021 và luận bàn về kết quả

nghiên cứu và hàm ý chính sách

Trang 12

CHUONG 1: LÝ LUẬN CHUNG VE RỦI RO THANH KHOẢN VÀ CÁCNHÂN TO TÁC ĐỘNG DEN RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CÁC NGAN

HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Lý luận chung liên quan đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàngthương mại

1.1.1 Khái niệm về tính thanh khoản (Liquidity) của ngân hàng thương mại

Theo Basel (2000) định nghĩa “Tính thanh khoản của ngân hàng hay khả

năng đáp ứng nguồn vốn cho sự tăng lên của tài sản có và thanh toán các khoảnnợ khi đến hạn” Theo Basel (2008) “thanh khoản ngân hàng là khả năng ngânhàng có thé tài trợ việc gia tăng của tài sản và đáp ứng các nghĩa vụ nợ đến hạnmà không gây ra những khoản tồn thất không thé chấp nhận được” Đây là yếu tôcực kỳ quan trọng trong việc thể hiện khả năng hoạt động kinh doanh của ngânhàng cũng như đối với sự tồn tại của hầu hết các ngân hàng.

Từ những khái niệm trên, thanh khoản có thể được hiểu như sau: Xét

trong ngắn hạn, thanh khoản là khả năng mà ngân hàng có thé thực hiện thanh

toán ngay tại thời điểm nghĩa vụ phát sinh Trong dai hạn, thanh khoản cho thay

khả năng vay đủ vốn dài hạn cùng với lãi suất hợp lý nhằm đảm bảo khả năngthanh toán dài hạn và hỗ trợ việc tăng tài sản Nhìn chung, thanh khoản thể hiệnlà khả năng thực hiện tất cả các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn mức tối đa vàbăng đơn vị tiền tệ được quy định (Duttweiler, R 2011) Nếu tài sản của ngânhàng không thé chuyên thành tiền mặt khi cần dé đáp ứng việc chi trả các khoảntiền gửi, chuyền tiền, cho vay, thanh toán, giao dịch vốn và các nghĩa vụ phátsinh sẽ rất dé rơi vào tinh trạng vỡ nợ, về lâu dai sé dé dẫn đến nguy cơ phá sảncủa ngân hàng Việc quản trị thanh khoản trong ngân hàng bao gồm việc đảmbảo có đủ tiền mặt và có thé vay tiền với chi phí hợp lý nhăm đáp ứng đủ nhu cầutiền mặt mỗi khi có phát sinh Đảm bảo khả năng thanh khoản là một trongnhững hoạt động rất quan trọng đối với các NHTM.

1.1.2 Mỗi quan hệ giữa khả năng thanh toán và tính thanh khoản

Khả năng thanh toán là tình trang đủ vốn dé trang trải cho các khoản thualỗ Những khoản thua lỗ này có thé phát sinh từ nhiều ly do khác nhau như chiphí quá cao so với doanh thu (rủi ro kinh doanh); các khoản vay có thể khôngđược hoàn trả vì một số khách hàng không có khả năng trả (rủi ro tín dụng); cácvị thế mua bán có thể không ôn định, Theo nghĩa hẹp, khả năng thanh toán làmột biểu hiện của tình trạng đủ vốn Theo nghĩa rộng, khả năng thanh toán đòi

hỏi phải có thêm tiền sẵn sàng dé chi trả các khoản thanh toán Nói cách khác, cơsở vốn đổi dao là điều kiện cần nhưng không phải là điều kiện đủ Cũng có thé

Trang 13

tồn tại một mối liên hệ theo chiều hướng ngược lại Đề có khả năng thanh khoản,trước hết phải có khả năng thanh toán Khả năng thanh toán ở trạng thái dương làtiền đề cho khả năng thanh khoản.

Thanh khoản có sự khác biệt với khả năng thanh toán của NHTM đó là

tính chất thời điểm Ngân hàng vẫn còn khả năng thanh toán trong điều kiện có

vốn dé trang trải chi phí Tuy nhiên, nếu không có khả năng thanh toán các khoản

nợ vào thời điểm đến hạn thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản.

Như vậy, một ngân hàng bị thiếu thanh khoản trong khi vẫn còn khả năng thanh

toán trong chừng mực hẹp và không kéo dai.

1.1.3 Cung và cầu về thanh khoản

Cung về thanh khoản: Cung thanh khoản là các khoản vốn làm tăng khảnăng chỉ trả của ngân hàng, là nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng, gồm:

Tiền gửi của khách hàng: Doanh thu từ việc bán các dịch vụ phi tiền gửi; Thanh

toán nợ của khách hang; Bán các tai sản đang kinh doanh và sử dụng; Vay mượn

trên thị trường tiền tệ.

Cầu về thanh khoản: Cầu về thanh khoản là nhu cầu vốn cho các mục đích

hoạt động của ngân hàng, các khoản làm giảm quỹ của ngân hàng Thông thường,

trong lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng, những hoạt động tạo ra cầu về thanh

khoản bao gồm: Khách hàng rút tiền từ tài khoản Yêu cầu vay vốn từ những

khách hàng có chất lượng tín dụng cao Thanh toán các khoản vay phi tiền gửi.Chi phi bằng tiền và thuế xuất hiện khi kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ Thanhtoán cổ tức băng tiền.

Đánh giá trạng thái thanh khoản: Trạng thái thanh khoản ròng NLP (NetLiquidity Position) của một ngân hàng được xác định như sau:

NLP = Tổng cung về thanh khoản — Tổng câu về thanh khoảnCó ba khả năng có thể xảy ra sau đây:

Thặng dư thanh khoản: Khi cung thanh khoản vượt quá cầu thanh khoản

(NLP>0), ngân hàng đang ở trạng thái thặng dư thanh khoản Nhà quản trị ngân

hàng phải cân nhắc dau tư số vốn thang dư này vào đâu dé mang lại hiệu quả chotới khi chúng cần được sử dụng đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong tương lai.

Thâm hụt thanh khoản: Khi cầu thanh khoản lớn hơn cung thanh khoản(NLP<0), ngân hàng phải đối mặt với tình trạng thâm hụt thanh khoản Nhà quảntrị phải xem xét, quyết định nguồn tài trợ thanh khoản lấy từ đâu, bao giờ thì có

và chi phí bao nhiêu.

Trang 14

Cân băng thanh khoản: Khi cung thanh khoản cân bằng với cầu thanhkhoản (NLP=0), tình trạng này được gọi là cân bằng thanh khoản Tuy nhiên, đây

là tình trạng rất khó xảy ra trên thực tế.

1.1.4 Một số van dé cơ bản về rủi ro thanh khoản

1.1.4.1 Khái niệm về rủi ro thanh khoản (Liquidity Risk)

Theo định nghĩa của Uy ban Basel về Giám sát Ngân hang (1997): “Rui ro

thanh khoản phát sinh từ việc ngân hàng không có khả năng đáp ứng việc giảmnợ phải trả hoặc tài trợ cho việc tăng tài sản Khi một ngân hàng không đủ thanh

khoản, dẫn đến việc ngân hàng đó không thê có đủ tiền, bằng cách tăng nợ phảitrả hoặc băng cách chuyên đổi tài sản kịp thời, với chi phí hợp lý, do đó ảnhhưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng.

Decker (2000) định nghĩa về rủi ro thanh khoản cho rằng thanh khoản cóthé được phân loại thành hai hình thức: rủi ro thanh khoản tài trợ và rủi ro thanh

khoản thị trường Rủi ro thanh khoản tài trợ là khi ngân hàng không thê đáp ứng

nghĩa vụ nợ của mình khi đến hạn thanh toán do không có khả năng thanh lý tàisản hoặc thiếu nguồn tài trợ Rủi ro thanh khoản của thị trường là rủi ro mà ngân

hàng có thé không dé dang bù đắp rủi ro cụ thể nếu không giảm giá thị trườngbởi vì thị trường gián đoạn hoặc thông tin thị trường không day đủ

Theo ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (BCBS 2008), “Rủi ro thanh

khoản (Liquidity Risk) xảy ra khi các ngân hang thương mại không thanh toán

đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đến hạn hoặc trở nên không thể tài trợ cho việc giatăng tài sản và trang trải các cam kết.”

Theo Hiệp định Basel III (2013), định nghĩa “Rui ro thanh khoản

(Liquidity Risk) xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định, một tài sản tàichính, chứng khoán hoặc hàng hóa nhất định không thé được giao dịch đủ nhanh,đủ mạnh trên thị trường mà không ảnh hưởng đến giá thị trường của nó.”

Ở Việt Nam, theo quy định Khoản 14 điều 3 Thông tư NHNN quy định về hệ thong kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chinhánh ngân hàng nước ngoài về rủi ro thanh khoản: “là việc ngân hàng thương

13/2018/TT-mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả

nợ khi đến hạn hoặc ngân hàng thương mai, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cókhả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn nhưng phải trả mức chi phí cao

hơn mức chi phí bình quân của thị trường theo quy định nội bộ của ngân hàng

thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”

Trang 15

1.1.4.2 Đặc điểm của rủi ro thanh khoản

Thứ nhất, rủi ro thanh khoản (Liquidity Risk) phát sinh khi ngân hàng

thương mại thiếu khả năng chi trả tại một thời điểm nào đó hoặc không chuyền

đổi kịp thời các loại tài sản ra tiền hoặc không có khả năng huy động hay phảihuy động các nguồn vốn với chi phí cao dé đáp ứng nhu cầu thanh toán, điều này

dẫn đến những hậu quả không mong muốn cho ngân hàng.

Thứ hai, rủi ro thanh khoản (Liquidity Risk) xảy ra đồng nghĩa với ngân

hàng thương mại đang trong trạng thái thâm hụt thanh khoản (NPL<0) Hay nói

cách khác, ngân hàng dang trong tinh trạng thiếu vốn hoạt động, không đủ vốn déđáp ứng nhu cầu chỉ trả và cho vay đối với khách hàng, cũng như nhu cầu đầu tưcho nền kinh tế Rui ro thanh khoản xảy ra làm cho ngân hàng thương mại bị tổn

that vê cơ hội đâu tư và ảnh hưởng xâu đên hiệu quả kinh doanh của ngân hang.

1.1.4.3 Nguyên nhân xảy ra van dé rủi ro thanh khoản

Có ba nguyên nhân chính khiến các ngân hàng phải thường xuyên đối mặt

với rủi ro thanh khoản:

Thứ nhất, ngân hàng huy động và cho vay với kỳ hạn ngăn, giữ chúngluân chuyền đến sử dụng vốn vay với thời hạn đài hơn Do đó, nhiều ngân hangphải đối mặt với việc không khớp thời hạn giữa tài sản có và nợ phải trả Rấthiém khi dòng tiền ròng của tài sản phù hợp chặt chẽ để trang trai dòng tiềnthuần của nợ phải trả Thực tế là các ngân hàng thường có một tỷ lệ đáng kế khảnăng được đặc trưng bởi phải được hoàn trả ngay lập tức nếu tiền gửi cố định cóthé được với rút trước hạn Do đó, các ngân hang phải luôn sẵn sàng thanh khoản.

Thứ hai, mức độ nhạy cảm của tài sản tài chính đối với những thay đổicủa lãi suất Khi lãi suất tăng lên, nhiều người gửi tiền sẽ rút tiền để tìm nơi có

tiền gửi khác cao hơn lãi suất Những người cần tín dụng sẽ hoàn trả, hoặc rút sốdư hạn mức tín dụng với lãi suất thấp đã thỏa thuận Ngoài ra, lãi suất thay đôi sẽảnh hưởng đến giá cả thị trường tài sản ngân hàng bán dé tăng tính thanh khoảnvà anh hưởng trực tiếp đến chi phí đi vay trong thị trường tiền tệ của ngân hàng.

Thứ ba, ngân hàng phải luôn đáp ứng hoàn hảo nhu cầu thanh khoản Vấnđề thanh khoản sẽ làm xói mòn lòng tin của người dân vào ngân hàng Chúng ta

hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra với ngân hàng nếu là buổi sáng, quầy thanh

toán hoặc máy thanh toán tự động của ngân hàng đã đóng cửa vì lý do tạm thời

không có tiền mặt, không thê thanh toán séc cũng như các khoản tiền gửi đến hạn?Một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với các nhà quản lý ngân hàng là theo

sát liên hệ với khách hàng có sô dư tiên mặt lớn và khách hàng có khoản tín dụng

Trang 16

chưa sử dụng lớn lines dé biết kế hoạch của mình, khi nao và rút bao nhiêu dé cóthanh khoản hợp lý kế hoạch.

Bên cạnh đó, do chưa nghiêm túc chấp hành quy định của NHNN Việcthực hiện các chỉ tiêu về quản lý thanh khoản của ngân hàng chỉ mang tính tuânthủ, đối phó nên không đảm bảo tính hiệu quả và bền vững Với quy định củaNHNN về mức sử dụng tối đa một tỷ lệ phần trăm vốn ngắn hạn cho vay trung

dài hạn, các ngân hàng muốn gia tăng khả năng cho vay trung dài hạn nên ngân

hàng đã huy động vốn với kỳ hạn dài và cho phép khách hàng rút trước hạn Nhưvậy, ngân hàng vẫn đảm bảo nguồn vốn cho vay trung đài hạn đúng quy định

nhưng trên thực tế ngân hàng phải đối mặt với RRTK tăng lên.

Hiệu ứng domino: Các ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thôngqua các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng Khi một ngân hàng mất thanh

khoản và đứng trước nguy cơ phá sản, các ngân hàng khác cũng sẽ bị ảnh hưởng.Mức độ lây lan phụ thuộc vào quy mô giao dịch giữa các ngân hàng Ngoài ra,

khi người gửi tiền rút tiền từ một ngân hàng, những người khác có thé cho rang

tất cả các ngân hàng khác cũng sẽ gặp khó khăn về thanh khoản và rút toàn bộ

tiền từ các ngân hàng này Hiện tượng này gây ra hiệu ứng domino gây rắc rối

cho toàn hệ thống ngân hàng.

Một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản cho ngân

hàng là sự biến động bat thường của nền kinh tế, thay đôi chính sách thanh toáncủa ngân hàng trung ương, v.v Điều này dẫn đến rủi ro thanh khoản trong hoạt

động của các ngân hàng.

1.1.5 Các phương pháp do lường rủi ro thanh khoản1.1.5.1 Phương pháp ty lệ thanh khoản

Các nghiên cứu trước đây cho rằng, các biện pháp đo lường rủi ro thanh

khoản tốt là việc tập trung vào sử dụng các tỷ lệ thanh khoản Tỷ lệ thanh khoảnlà các tỷ lệ bảng cân đối kế toán khác nhau sẽ xác định các xu hướng thanhkhoản chính Các tỷ lệ này phản ánh thực tế răng ngân hàng phải chắc chắn rằngnguồn vốn phù hop, chi phí thấp có sẵn trong một thời gian ngắn Điều này cóthể liên quan đến việc nắm giữ một danh mục tài sản có thể dễ dàng bán (dự trữ

tiền mặt, dự trữ bắt buộc tối thiểu hoặc chứng khoán chính phủ), nắm giữ khốilượng đáng kế các khoản nợ ôn định (đặc biệt là tiền gửi từ người gửi tiền lẻ)

hoặc duy trì hạn mức tín dụng với các tổ chức tai chính khác.

Các tỷ lệ mà các nghiên cứu trước đây sử dụng bao gồm tỷ lệ tài sản lưuđộng trên tổng tài sản (Bourke, 1989; Molyneux và Thornton, 1992; Barth va

Trang 17

cộng sự, 2003; Demirgic-Kunt và cộng sự, 2003), tỷ lệ tài sản lưu động trên tiền

gửi (Shen và cộng sự, 2001), tỷ lệ tài sản lưu động cho khách hàng và tải trợ

ngắn hạn (Kosmidou et al., 2005) Giá trị cao hơn của tỷ lệ thanh khoản làm chongân hàng có mức độ rủi ro thanh khoản thấp hơn và ít bị phá sản hơn Bên cạnh

đó, một số nghiên cứu sử dụng tỷ lệ vốn vay trên tông tài sản (Demirgiic-Kunt va

Huizinga, 1999; Athanasoglou và cộng sự, 2006), tỷ lệ cho vay khách hang ròng

và tài trợ ngắn hạn (Pasiouras và Kosmidou, 2007; Kosmidou, 2008; Naceur va

Kandil, 2009) đề đánh giá rủi ro thanh khoản của ngân hàng Giá trị của các tỷ số

này càng cao thì rủi ro thanh khoản mà ngân hàng phải chịu càng lớn.

1.1.5.2 Phương pháp lỗ hồng tài chính

Theo Saunders và Cornett (2006), đo lường rủi ro thanh khoản bằng cách

tính toán lỗ hồng tài chính của ngân hàng Tuy nhiên, trên thực tế, suy luận từ cácsự kiện thanh khoản, Gatev và Strahan (2006), chỉ ra rằng các khoản nợ bán lẻchính là nguồn tài trợ cho ngân hàng 6n định hơn so với các quỹ bán buôn Do đó,lỗ hồng tài chính được định nghĩa là chênh lệch giữa khoản vay của ngân hàng vàtiền gửi của khách hàng.

Trong một nghiên cứu của Yi-Kai Chen, tác giả đã sử dụng tỷ lệ lỗ hồngtài chính trên tông tài sản (FGAPR) làm thước đó đánh giá mức độ rủi ro thanhkhoản của các ngân hàng thượng mại Tỷ lệ này được tính bằng cách lấy giá trịcủa lỗ hồng tài chính theo Gatev và Strahan (2006) chia cho tổng tài sản để

chuân hóa.

Cụ thê, ta có công thức sau:

TV; —TG,TS;

FGAPR' =

Trong đó: FGAPR’ là rủi ro thanh khoản của ngân hang i tại năm t

TV’ là tong vay của ngân hang i tai năm t

TG’ là tong tiền gửi khách hàng ngân hang i tại năm t

TS; là tông tài sản của ngân hang i tại năm t

10

Trang 18

Nhìn vào công thức trên ta thấy được rủi ro thanh khoản và lỗ hồng tàichính có mối quan hệ thuận Có nghĩa là khi các ngân hàng có tỷ lệ chênh lệch tàitrợ cao hơn đồng nghĩa với việc các ngân hàng thương mại phải sử dụng tiền mặt,

bán tài sản lưu động và nhiều nguồn vốn bên ngoài để tài trợ cho khoảng trống

này, vì vậy các ngân hàng thương mại sẽ đôi mặt với rủi ro thanh khoản lớn hơn.

Tóm lại, hiện nay có hai phương pháp phô biến được sử dung dé đo lườngrủi ro thanh khoản, mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng Tuynhiên, trong bai nghiên cứu lần này, tác giả lựa chọn việc tiếp cận các nhân tốảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản dựa trên phương pháp đo lường theo phươngpháp “lỗ hồng tài chính” dé làm rõ hơn sự tác động của các nhân tô đến rủi ro

thanh khoản của các NHTM.

1.2 Tong quan nghiên cứu các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản tại

các ngân hàng thương mại

1.2.1 Tổng quan các tài liệu có liên quan đến các nhân to tác động đến rủi ro

thanh khoản tại của Ngân hàng thương mại

1.2.1.1 Các tài liệu nước ngoài

a Nghiên cứu của Yi-Kai Chen và Chung-Hua Shen (2009) về mức độ rủi

ro của ngân hàng thương mại

Theo nhóm tác giả, các nguyên nhân cụ thể của ngân hàng gây ra rủi rothanh khoản bao gồm quy mô, bình phương quy mô, tài sản thanh khoản ít rủi ro,

rủi ro tài sản lưu động, và sự phụ thuộc tài trợ bên ngoài Trong bài nghiên cứu

này, tác giả sử dụng logarit tự nhiên của tổng tài sản của ngân hàng (SIZE) là đạidiện của quy mô ngân hang và bình phương của chúng ( SIZE”) dé nắm bắt mối

quan hệ phi tuyến tính.

Nhóm tác giả kỳ vọng rằng tỷ lệ tài sản thanh khoản ít rủi ro trên tổng tàisản (LRLA) có tác động tiêu cực và tỷ lệ tài sản thanh khoản rủi ro trên tổng tàisản (RLA) có tác động tích cực đến rủi ro thanh khoản Tuy nhiên, kết quả tính

toán cho thấy rằng cả tỷ lệ tài sản lưu động ít rủi ro trên tổng tài sản (LRLA) và

tỷ lệ tài sản lưu động rủi ro trên tổng tài sản (RLA) đều có mối quan hệ tiêu cực

đáng kể với rủi ro thanh khoản.

Nhóm tac giả tiếp tục sử dụng tỷ lệ tai trợ bên ngoài trên tổng nợ (EFD)dé đại điện cho sự phụ thuộc tài trợ bên ngoài Các ngân hàng dựa vào thị trường

11

Trang 19

tiền tệ ngắn hạn hơn là tiền gửi cốt lõi để tài trợ cho các khoản vay có thể gặpphải vấn đề thanh khoản trong tương lai (Saunders và Cornett, 2006) Họ càngcần vay nhiều tiền hơn trên thị trường tiền tệ và họ sẽ phải đối mặt với các van đề

thanh khoản lớn hơn từ sự phụ thuộc như vậy Do đó, kết quả chỉ ra rằng EFD và

rủi ro thanh khoản của ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều, có nghĩa là cácngân hàng có thé đa dạng hóa nguồn vốn dé giảm rủi ro thanh khoản.

Hai tác giả sử dụng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản (ETA) dé đại diện

cho sức mạnh vốn Ngân hàng nào có tỷ lệ vốn-tài sản cao hơn sẽ được coi là

tương đối an toàn hơn trong trường hợp thua lỗ hoặc thanh lý Bên cạnh đó, việctăng vốn có thê làm tăng thu nhập dự kiến bằng cách giảm chỉ phí kiệt quệ tài

chính dự kiến (Berger, 1995).

Tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay đối với các khoản cho vay (LLPL) được sử

dụng để đại điện cho rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại.

Ngoài ra, bên cạnh những yếu tố vi mô của ngân hang, dé nam bắt tácđộng của môi trường kinh tế vĩ mô, hai biến số kinh tế vĩ mô được sử dụng là

phan trăm thay đổi hàng năm của GDP và phan trăm thay đổi hang năm của lạmphat (INF) Hai tác gia thay rang cả sự thay đôi phần trăm hàng năm của GDP có

tác động tích cực đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng Bên cạnh đó, phần trăm

thay đôi của lạm phát hàng năm (INF) cũng có mối tương quan thuận đáng kể với

rủi ro thanh khoản của ngân hàng.

b Nghiên cứu “ Khám phá các yếu tô rủi ro thanh khoản ở hệ thong các

ngân hàng khu vực Balkan” của nhóm tác giả Ibish Mazreku , Fisnik Morina ,

Valdrin Misiri, Jonathan V Spiteri và Simon Grima (2019)

Trong bai nghiên cứu, nhóm tac giả đã thu thập dữ liệu về các yếu tổ nhưmức đủ vốn, nợ xấu, tăng trưởng tiền gửi và khả năng sinh lời của ngân hàng vaphân tích chúng bằng các kỹ thuật thống kê sau: mô hình hồi quy tuyến tính sửdụng Bình phương nhỏ nhất (OLS), Mô hình hiệu ứng cố định (FEM), Hiệu ứngngẫu nhiên (REM), Mô hình và hồi quy Hausman-Taylor dé tính đến tính nộisinh tiềm năng trên một tập hợp dữ liệu được thu thập từ các ngân hàng ở chín

bang Balkan, trong giai đoạn 2000-2015 Bên cạnh đó, nhóm cũng đã phân tích

các yêu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hang, chang hạn

12

Trang 20

như mức tăng trưởng kinh tế GDP, lạm phát, thất nghiệp và lãi suất cận biên đểđánh giá ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng.

Dựa vào phân tích, kết quả thực nghiệm nhắn mạnh rằng mức an toan vốn,tăng trưởng tiền gửi có mối quan hệ cùng chiều với rủi ro thanh khoản của ngânhàng, trong khi mức nợ xấu có mối quan hệ ngược chiều với khả năng thanhkhoản của ngân hàng Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra răng khả năngsinh lời không có ý nghĩa thống kê trong mối quan hệ với khả năng thanh khoản

Đối với các nhân tô vĩ mô, tốc độ phát triển GDP bình quân đầu người,

như mong đợi, cho thấy tác động tích cực về mặt thống kê đối với mức rủi rothanh khoản Kết quả của nhóm tác giả cũng cho thấy có một mối quan hệ tích

cực giữa mức độ thất nghiệp (UNE) và rủi ro thanh khoản.

c Một so nghiên cứu nước ngoài khác có liên quan đên các nhân to tác

động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại

Vodová (2011, 2013) đã nghiên cứu các nhân tổ ảnh hưởng đến tính thanhkhoản của các ngân hàng thương mại tại Séc, Hungary và Phần Lan Các biến

độc lập bao gồm 4 biến nội bộ (tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tổng tài sản ngân hàng, tỷ lệnợ xấu, tỷ suất sinh lời và 8 biến bên ngoài ngân hàng (tăng trưởng GDP, tỷ lệ

lạm phát, lãi suất liên ngân hang, ty lệ thất nghiệp, lãi suất biên, lãi suất tín dụng,và Biến giả khủng hoảng tài chính Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro thanhkhoản có mối quan hệ đồng biến với tỷ lệ vốn chủ sở hữu, lãi suất tín dụng đượcsử dụng ở cả ba quốc gia, tỷ lệ nợ xấu, lãi suất liên ngân hàng ở Séc và Phần Lan.Ngược lại, khủng hoảng tài chính, tỷ lệ lạm phát , tốc độ tăng trưởng kinh tế có

mỗi quan hệ ngược chiều với thanh khoản ở Cộng hòa Séc nhưng lại có mỗi quan

hệ tích cực ở Phần Lan Tổng tài sản ngân hàng và thanh khoản có mối quan hệ

ngược chiều ở Slovakia và Phần Lan nhưng lại có mối quan hệ phi tuyến tính ởCộng hòa Séc Cho thấy tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất cận biên, lợi nhuận trên vốn và

tỷ lệ chính sách tiền tệ không ảnh hưởng đến thanh khoản Ở Cộng hòa Séc; lãi

13

Trang 21

suất cận biên và lãi suất chính sách tiền tệ có mối quan hệ ngược chiều ởHungary và Phần Lan; lợi nhuận trên vốn có mối quan hệ tích cực ở Hungary và

tiêu cực ở Phần Lan; tỷ lệ thất nghiệp có mối quan hệ tích cực với thanh khoản ở

Phần Lan.

Aspach và cộng sự (2005) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi rothanh khoản (sử dụng tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng tài sản) của các ngân hàngthương mại giai đoạn 1985-2003 tại Mỹ Kết quả nghiên cứu cho thấy việc năm

giữ tài sản có tính thanh khoản và lợi nhuận kỳ vọng của các ngân hàng thương

mại có mối quan hệ cùng chiều với rủi ro thanh khoản Việc hàng loạt ngân hàng

tìm cách bán tài sản trên thị trường tài chính đã tạo ra nguy cơ rủi ro thanh khoản

cho thị trường Việc bán tháo tài sản trên thị trường làm tăng lãi suất, hạ giá tài

sản thế chấp Các ngân hàng thương mại dư thừa thanh khoản cũng lo ngại vềhiệu ứng lây lan nên đã không cung ứng thanh khoản dù lãi suất liên ngân hàng

cao và điều này có thể làm đóng băng thị trường tài sản.

14

Trang 22

Bảng 1.1: Tóm tắt các nghiên cứu nước ngoài

A Bién ,

Tác giái Mô phụ Tác Các nhân tố ảnh hưởngNăm hình k động

Sự phụ thuộc của các nguôn tài trợ

bên ngoài (EFD); Dự phòng rủi ro

+ tín dụng trên tổng dư nợ (LLPTL);Vie Kai Ty lệ tang trưởng kinh tế (GDP); Ty

Chen va OLS, lệ lam phát (INF) _

Chung-Hua FEM, | FGAPR Ty lệ von tự có trên tông nguôn vôn

Shen (2009) REM (ETA); Tỷ lệ tài sản thanh khoản ít

rủi ro trên tông tài sản (LRLA); Tỷ

: lệ tài sản thanh khoản rủi ro trên

tổng tài sản (RLA)

Ibish Tăng trưởng tiền gửi (M2); Tốc độ

Mazreku, phát triển GDP bình quân đầu

Fisnik + người; Ty lệ thất nghiệp (UNE),

Ty lé von chủ sở hữu; Lãi suất tin

dụng; Tỷ lệ nợ xấu; Lãi suất vay

+ LẠ mE , ; ñ

Vodova liên ngân hàng, Các khoản vay trên

(2011.2013) FEM | FGAPR tiên gửi; Ty lệ tài trợ ngăn hạn

thanh khoản tại của Ngân hàng thương mại

a Nghiên cứu của tác gia Trương Quang Thông (2013) về các nhân to tácđộng đến rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

15

Trang 23

Nghiên cứu đã nhận diện những nguyên nhân của rủi ro thanh khoản đốivới hệ thống NHTM Việt Nam Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ báo cáothường niên của 27 NHTM Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2011 Rủi ro thanh

khoản được sử dụng trong mô hình là “lỗ hồng tài chính”; và các biến độc lập,tức các nhân tô tác động đến rủi ro thanh khoản, được chia thành 2 nhóm: Nhóm

các nhân tố bên trong, và nhóm các nhân tô bên ngoài ngân hàng Kết quả ướclượng các mô hình cho thấy rủi ro thanh khoản ngân hàng không những phụthuộc vào các yêu tố bên trong hệ thống ngân hàng như quy mô tổng tài sản, dựtrữ thanh khoản, vay liên ngân hàng, và tỉ lệ vốn tự có trên nguồn vốn mà cònchịu sự tác động của các biến kinh tế vĩ mô, tức những yếu tô bên ngoài hệ thốngngân hàng như tăng trưởng kinh tế, lam phát, đặc biệt thé hiện qua các tác động

Tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn tác động dương đến rủi ro thanhkhoản và có ý nghĩa thống kê Việc tăng vốn tự có quá mức ở các NHTM sẽ luôntiềm an khá nhiều rủi ro trong đó bao gồm rủi ro thanh khoản.

Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có tác động dương đến rủi ro thanh khoản.Các NHTM Việt Nam thường tập trung nhiều vào hoạt động cho vay và cáckhoản vay thường có tính thanh khoản thấp Do đó, cho vay càng nhiều thì khả

năng ngân hàng đôi mặt với rủi ro thanh khoản càng cao.

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng có tác động dương vàcó ý nghĩa thống kê Điều này cũng phù hợp với thực tế về sự đánh đổi giữa lợi

nhuận và đảm bảo an toàn thanh khoản.

Sự phụ thuộc các nguồn tài trợ bên ngoài có tác động dương đến rủi ro

thanh khoản Tuy nhiên, hiện nay nguồn huy động vốn của các NHTM còn khá

hạn chế, chính vì thế, tình trạng thiếu hụt nguồn vốn trung và dài hạn hiện tại còn

16

Trang 24

phụ thuộc khá nhiều vào nguồn vốn liên ngân hàng và kênh hỗ trợ của NHNN vàđể cải thiện tình trạng này buộc các ngân hàng phải áp dụng chính sách lãi suấthuy động cao và cạnh tranh Điều này sẽ khiến cho các ngân hàng đứng trướcnguy cơ rủi ro thanh khoản rất cao.

Các yếu tố vĩ mô cũng tác động đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng Cụ

thé, tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động dương đến rủi ro thanh khoản Trongthời kỳ kinh tế suy thoái, các ngân hàng có xu hướng dự trữ thanh khoản nhiềuhơn và ngược lại, trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế, xuất hiện các cơ hội cho vayphù hợp thì các ngân hàng sẽ giảm dự trữ thanh khoản để có thể cho vay nhiều

hơn Vì vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế càng cao thì rủi ro thanh khoản càng lớn.

Tỷ lệ lạm phát tác động cùng chiều với rủi ro thanh khoản.

c Luận văn: "Các nhân tô ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các

ngân hàng thương mại Cổ Phan Việt Nam” của tác giả Đặng Quyết Thắng (2018)

Nghiên cứu đánh giá mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại, tác gia

đã dựa vào các tỷ lệ thanh khoản và “lỗ hồng tài chính” bị ảnh hưởng bởi cácnhân tố vi mô và vĩ mô của 17 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007-2017 đã cho thấy răng tỷ lệ cho vay ngắn hạn trên tổng tài sản có tác động cùngchiều lên rủi ro thanh khoản Điều này cho thấy tỷ lệ cho vay ngắn hạn trên tổngtai sản cảng cao thì càng rủi ro thanh khoản cảng lớn; tỷ lệ cho vay ngắn hạn trêntổng tài sản tăng sẽ làm RRTK Tỷ lệ cho vay trung và dai hạn trên tổng tài sản

có tác động cùng chiều lên RRTK và có ý nghĩa thống kê Điều này cho thấy tỷ

lệ cho vay ngắn hạn trên tổng tai sản càng cao thì RRTK càng lớn; tỷ lệ cho vaytrung và dài hạn trên tổng tài sản tăng RRTK tăng Như vậy, tác động của cáckhoản cho vay có tác động cùng chiều lên rủi ro thanh khoản, kết quả này phùhợp với lập luận của tác giả dựa trên công thức tính khe hở tài trợ; cụ thể là khi

cho vay càng nhiều thì khe hở tài trợ càng cao, từ đó gây tăng rủi ro thanh khoản

Trang 25

loại rủi ro của ngân hàng Cuối cùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế cùng kỳ (GDPt)có tác động ngược chiều lên rủi ro thanh khoản của ngân hang.

e Các nghiên cứu khác trong nước nghiên cứu các nhân tô ảnh hưởngđến rủi ro

thanh khoản của các ngân hàng thương mại

Vũ (2012) nghiên cứu các ngân hàng thương mai tại Việt Nam trong giai

đoạn 2006-2011 Kết quả cho thấy tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng

tài sản, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ có mốiquan hệ cùng chiều với rủi ro thanh khoản, trong khi các biến quy mô tài sản vàtỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tông dư nợ có tương quan nghịch với thanh

Bảng 1.2: Tóm tắt các nghiên cứu trong nước

+ Tỷ lệ cho vay trên tổng

tải sản

Quy mô ngân hàng

Quang OLS, (SIZE), Tốc độ tăng

Thông FEM, FGAPR trưởng kinh tê GDP; Tỷ

(2013) REM - lệ vôn tự có trên tông

vôn; Dự trữ thanh khoản

trên tổng tài sản

Vốn tự có; Ty lệ cho vaytrên tổng tài sản; Ty suất

sinh lời trên vốn chủ sở

Phan Thị + | ckenguon titre ben

Tổng Lân, REM OLS FGAPR ngoài (EFD); Toc độ.

Vy (2019) tang truong kinh tê; Tỷlệ lạm phát

Quy mô ngân hàng_ (SIZE)

Ty lệ cho vay ngăn han

trén tong tai san, trungDang Quyét + han va dai hạn; Quy mô

Thang FEM FGAPR ngân hang (SIZE); Vốn

Trang 26

tổng tài sản; tỷ suất sinh

lờ1/ tông tài sản; tỷ lệ nợ

xâu/ tông dư nợ

Quy mô tai san; Tỷ lệ dự- phong rui ro tin dung/

tong du ng

Nguồn: Tổng hop từ tác gidVới các nghiên cứu trên, tác giả đã làm rõ các lý thuyết giải thích rủi rothanh khoản, một số biện pháp kiểm soát thanh khoản đối với các ngân hàngthương mại và các chính sách của NHNN trong quản lý thanh khoản Đồng thời,

nghiên cứu cũng chỉ ra thực trạng khả năng thanh khoản của các ngân hàng

thương mại dựa trên mô hình nghiên cứu.

1.2.1.3 Nhận xét về các kết quả nghiên cứu liên quan

Thứ nhất, về phương pháp tiếp cận: Có khá nhiều nghiên cứu về RRTK,tuy nhiên các nghiên cứu chỉ tập trung về nghiên cứu quản trị rủi ro thanh khoản

nhằm 6n định ngân hàng như nghiên cứu của Acharya và Naqvi, 2012; Scannella,2016; Wagner, 2007 Các nghiên cứu về RRTK cũng được xem là một trong các

loại rủi ro ngân hang như rủi ro tín dụng (Bissoondoyal-Bheenick và

Treepongkaruna, 2011) hoặc là một trong những yếu tố tác động đến hiệu quả

hoạt động ngân hàng (Athanasoglou và cộng sự, 2008; Shen và cộng sự, 2009).

Thứ hai, tac động của sự không ổn định kinh tế: Sự không ổn định kinh tếcó thê ảnh hưởng đáng kê đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng Tuy nhiên, việcnghiên cứu cụ thé về cách mà các yếu tố kinh tế, chăng hạn như tăng trưởng GDP,

tỷ lệ thất nghiệp, hay biến động giá cả, ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản vẫn cònhạn chế Cần có nghiên cứu sâu hơn dé hiểu rõ tương quan và tác động của các

yêu tô kinh tế này đối với thanh khoản ngân hàng.

Thứ ba, tương quan giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tài chính khác: Rủi

ro thanh khoản không tôn tại độc lập, mà thường có sự tương quan và tương tácvới các loại rủi ro tài chính khác, chăng hạn như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường,hoặc rủi ro liên quan đến lãi suất Việc nghiên cứu sự tương quan và tương tác

này sẽ đóng góp vào việc hiểu rõ hơn về tông thê rủi ro trong hệ thống ngân hàng.

Trên những cơ sở kế thừa và cải thiện những tồn tại của các nghiên cứutrước, tác giả tập trung xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đếnrủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam, từ đó tác giả đưa ra các đề xuất,

giải pháp cho các vấn đề còn tồn đọng liên quan đến rủi ro thanh khoản hiện naytại các NHTM, đồng thời đặt cơ sở cho những nghiên cứu khác trong tương lai vềchủ đề nghiên cứu tương tự.

19

Trang 27

1.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng đánh giá tác động của các nhân to

đến rủi ro thanh khoản tại NHTM

1.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp thu nhập thông tin dir liệu,tóm tắt, trình bay, mô tả đặc trưng cơ bản khác nhau của cách biến dé phản ánhmột cách tổng quát về hiện tượng nghiên cứu Và có 2 loại thống kê mô tả:

Thống kê mô tả khuynh hướng tập trung và thống kê mô tả tính phân tán Ở bàinghiên cứu, tác giả tập trung nghiên cứu cả 2 loại thống kê mô tả Cụ thể nghiên

cứu về trung bình của tổng thé, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị bé nhất của

tổng thê.

Với bộ dữ liệu của thông kê mô tả cung cấp các thông tin định lượng phứctạp thành các mô tả đơn giản giúp cho tác giả hiểu hơn về tính chất của hiệntượng, mô hình nghiên cứu dé đưa ra quyết định đúng đắn về bài nghiên cứu.

1.2.2.2 Phương pháp hồi quy với dữ liệu mảng1.2.2.2.I Phân tích tương quan

Hệ số tương quan là một công cụ thống kê quan trọng để đo độ tương

quan giữa hai biến số khi ta biết được hệ số tương quan giữa hai biến số, ta cóthể đưa ra những kết luận quan trọng về mối quan hệ giữa hai biến số đó Cụ thể,

hệ số tương quan thường được sử dụng dé thực hiện các công việc:

Thứ nhất, xác định mỗi quan hệ giữa hai biến số: Hệ số tương quan cho

biết độ mạnh và hướng của mỗi quan hệ giữa hai biến số Nếu hệ số tương quangần 1 hoặc -1, thì hai biến số có mối quan hệ tuyến tính mạnh Nếu hệ số tương

quan gần bằng với 0, thì hai biến số không có mối quan hệ tuyến tình.

Thứ hai, dự đoán giá trị của biến số dựa trên giá trị của biến số khác: Khita biết được mối quan hệ giữa hai biến số, ta có thé sử dụng một biến số để dựđoán giá trị của biến số còn lại Ví dụ, nếu ta biết được hệ số tương quan giữa tỷ

lệ dự phòng rủi ro tín dụng và mức độ rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt

Nam, ta có thé sử dụng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng dé dự đoán mức độ rủi ro

thanh khoản của các NHTM Việt Nam.

Thứ ba, kiểm tra giả thuyết về quan hệ giữa hai biến số: Hệ số tương quancũng được sử dụng dé kiểm tra giả thuyết về mỗi quan hệ giữa hai biến số Nếuhệ số tương quan dat được là đáng ké thì có thé kết luận rằng hai biến số có mốiquan hệ tuyến tính đáng kể Tuy nhiên, hệ số tương quan không thé chứng minhnguyên nhân và hiệu quả của mối quan hệ giữa hai biến số, mà chỉ có ta biết về

môi quan hệ đó.

20

Trang 28

1.2.2.2.2 Xây dựng mô hình hoi quy

Với bộ dữ liệu mảng dé sử dụng hồi quy tương quan bao gồm các mô hìnhhồi quy với dir liệu mang bao gồm: Mô hình bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS),

mô hình tác động có định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) và môhình bình phương tối thiểu tong quát (GLS).

a Mô hình bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS)

Phương pháp thứ nhất, tác giả sử dụng mô hình Pooled OLS, với mô hình

này, giúp ta xem xét được sự đồng nhất giữa các ngân hàng nhưng do các ngânhàng đều có sự riêng biệt khác nhau nên không thé phản ánh đúng thực tế Môhình xảy ra khi dữ liệu không phân biệt được theo thời gian và theo đối tượng

dẫn đến kết quả hồi quy không đủ tin cậy Thêm vào đó, một nhược điểm lớn củaOLS là bị ràng buộc quá chặt về các đơn vị chéo sẽ làm cho kết quả kiểm địnhthu được bị bóp méo và đây là một sai lầm nếu sử dụng kết quả này dé phân tích.Chính vì vậy, tác giả sử dụng thêm mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình

tác động ngẫu nhiên (REM) nhằm giảm những hạn chế mà mô hình Pooled OLS

đem lại.

b Mô hình co định FEM (Fixed Effect Model)

Phương pháp tiếp theo được sử dụng dé ước tính phương trình là mô hình

hồi quy các nhân tố cô định (FEM) Trong mô hình này, tung độ gốc giữa các cáthể được phép khác nhau, khi thừa nhận rằng mỗi đơn vị có thê có những đặcđiểm riêng nhất định Mô hình này giả định rằng có sự khác nhau giữa các đốitượng trong mô hình, nhưng lại không có sự thay đổi theo thời gian Mô hình chophép sử dụng dữ liệu về các biến số qua thời gian để dự tính tác động của cácbiến độc lập tới biến phụ thuộc, cũng là một kỹ thuật chủ yếu sử dụng trong phântích hồi quy dữ liệu bảng Trong mô hình FEM, phan dư eit được giả định là thayđổi không ngẫu nhiên so với i và t, làm cho mô hình hiệu ứng cố định tương tựnhư một mô hình biến giả theo một chiều Mô hình ước lượng được sử dụng như

Yit = Ci + BXit + sit

Trong dé: Y¡: là bién phụ thuộc

Xi: là biến độc lập

B: là hệ số góc đối với nhân t6 X

C¡: là hệ số chặn cho từng đơn vị nghiên cứueit: là phần du của mô hình

Mô hình trên đã thêm vào chỉ số i cho hệ số chặn C dé phân biệt hệ số

chặn của từng tỉnh thành khác nhau (i = 1,2, ,63).

21

Trang 29

c Mô hình ngẫu nhiên REM (Random Effect Model)

Trong mô hình REM, hệ số chặn được giả định là một biến kết quả ngẫunhiên, trong khi kết quả ngẫu nhiên đó là một hàm tổng của giá trị trung bình vớisai số ngẫu nhiên Mô hình tác động ngẫu nhiên hai chiều được sử dụng cho mụcđịch ước lượng Trong một sỐ trường hợp nếu tôn tại các biến bị bỏ sót có giá trikhông đổi nhưng khác nhau giữa các đơn vị chéo và các biến có giá trị biến đổi

theo thời gian nhưng giống nhau đối với tất cả các đơn vị chéo, người ta thường

sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên Trong trường hợp mô hình hồi quy REM,

eit được giả định là thay đổi ngẫu nhiên so với i hoặc t.

Vit = C¡ + BXit + sit

Thay vi coi hé số C¡ có định, nó được giả định là một biến ngẫu nhiên có

giá trị trung bình là C và hệ số chặn đối với mỗi tỉnh thành riêng lẻ được biểu thị

như sau:

€¡= C + ui

Trong đó, u¡ là sai số ngẫu nhiên với giá trị trung bình là 0 và phương sai

bang a2 Do đó, hàm hồi quy có thé được viết lại như sau:

Vit = C+ BX + wit

Với Wit = ui + eị, đây là sai số gộp của mô hình, bao gồm thành phan saisố đặc thù và thành phan sai số đặc trưng.

1.2.2.2.3 Kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp

Dé lựa chọn mô hình hồi quy các nhân tô cố định hay mô hình hồi quy cácnhân tố ngẫu nhiên, bài nghiên cứu sử dụng một số kiểm định dé lựa chọn môhình nghiên cứu tốt nhất.

a Kiểm định F test với mô hình Pooled OLS và FEM

Dé kiểm tra mô hình nào tốt hơn giữa Pooled OLS và FEM, chuyên đề

thực hiện kiểm định F đối với sự thay đôi R?

ngược lại.

22

Trang 30

Đề lựa chọn mô hình nao phù hợp nhất, hay nói cách khác là có hiệu ứngcố định xuất hiện hay không, một kiểm định F test được sử dụng dé xem xét liệucó tồn tại phần hiện ứng này không? Giả thuyết kiểm định được đặt ra như sau

H0: Mô hình không có hiệu ứng có định (FEM)

HI: Mô hình có hiệu ứng có định (FEM)

Kết quả khi giá trị P-Value < 0.05 ta có đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0

và chấp nhận HI, tức là có hiệu ứng cố định trong mô hình, hay nói cách khác

mô hình FEM là phù hợp hơn mô hình OLS.

b Kiểm định Hausman với mô hình FEM và REM

Tiến hành kiểm định Hausman-test dé kiểm tra xem mô hình với hiệu ứng

Fixed Effect hay Random Effect là phù hợp hon trong nghiên cứu nay Với giả

thuyết HO được đưa ra rằng các hệ số được ước lượng từ phương pháp hồi quytác động ngẫu nhiên có hiệu quả giống với phương pháp hồi quy tác động cô định.Nếu chúng chênh lệch không đáng ké thì có thé sử dụng mô hình REM một cách

an toàn Tuy nhiên, nếu kết quả nhận được là một giá trị P-value đáng ké thì môhình các hiệu ứng cố định nên được sử dụng.

W = (Bre — ng) Vez — Vạg)”` (Bre — ng)

Dé lựa chọn mô hình FEM hay REM là phù hợp, hay nói cách khác là

trong mô hình còn tồn tại hiệu ứng cố định nhiều hơn, hay hiệu ứng ngẫu nhiênnhiều hơn, chúng ta sử dụng kiểm định Hausman dé tim ra mô hình phù hợp chonghiên cứu Giả thuyết đặt ra đối với kiểm định này:

H0: Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) phù hợp

HI: Mô hình hiệu ứng cố định (FEM) phù hợp

Cũng giống như kết quả kiểm định F test, khi giá trị P- Value < 0.05, ta đủ

cơ sở đề kết luận rang mô hình FEM là phù hợp hơn.

1.2.2.2.4 Danh giá sự phù hợp cua mô hình

Sau khi kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp, mô hình được lựa chọn sẽ

tiếp tục được đưa vào thực hiện các kiểm định sau dé đánh giá sự phù hợp của

mô hình Nếu mô hình có khuyết tật nào, sẽ được khắc phục dé đạt được mô hình

tốt nhất cho đề tài nghiên cứu.

a Kiểm định hiện tượng da cong tuyén

Hiện tượng da cộng tuyến xuất hiện khi các biến giải thích có sự tương

quan cao và dẫn đến các đăng thức là gần như tuyến tính và các kết quả chênh

lệch nhau nhiều do các thông tin dư thừa.

Hệ số phóng đại phương sai (VIF) là một yếu tố quan trọng nhằm phát

hiện hiện tượng đa cộng tuyến Nếu như VIF vượt quá 5 thì mô hình sẽ có dấu23

Trang 31

hiệu đa cộng tuyến cao, nếu VIF vượt quá 10 thì chắc chắn có khuyết tất đa cộng

tuyến trong mô hình và nếu VIF bé lớn 5 sẽ không có hiện tượng đa cộng tuyếnvà điều đó giúp loại bớt các biến độc lập tương quan cao trong mô hình dé sẽ tiếptục sử dụng các biến đã chọn phân tích hồi quy dé đưa ra ước lượng chính xáccác nhân tố tác động đến mô hình (David G Kleinbaum, Lawrence L Kupper và

Keith E Muller, 1988).

b Kiểm định hiện tượng tự tương quan trong các ước lượng

Hiện tượng tự tương quan thường xảy ra trong dữ liệu thời gian và dữ liệu

bảng khi số liệu sắp xếp theo thời gian thì tồn tại mối liên hệ giữa các phần dưliên tiếp với nhau Giúp cho việc dự đoán các biến giải thích lên biến phụ thuộcđược một ít về chiều ảnh hưởng của mô hình, tác giả đã kiểm tra hiện tượng tựtương quan thông qua kiểm định Wooldridge với giả thuyết kiêm định như sau:

H0: Không có hiện tượng tự tương quan chuỗiHI: Xảy ra hiện tượng tự tương quan chuỗi

c Kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong các ước lượng

Hiện tượng phương sai sai số thay đổi là hiện tượng mà các sai số (e)không bằng nhau, không tuân theo phân phối ngẫu nhiên và phương sai khácnhau trong quá trình hồi quy Nguyên nhân chính xảy ra hiện tượng này là việcbắt nguồn từ việc sai sót trong quá trình biến đổi chỉnh sửa dữ liệu hoặc sai dangmô hình có thé là mô hình đã bỏ sót một số các biến quan trọng Mặt khác, do bắtnguồn từ việc sử dụng các thang đo khác nhau cho các quan sát của cùng mộtbiến trong mô hình hồi quy làm cho các kiểm định hệ số hồi quy và kiểm định Fcủa mô hình trở nên không đáng tin cậy Do vậy, tác giả sử dụng kiểm địnhModified Wald để kiểm tra và xác định hiện tượng phương sai sai số thay đôitrong mô hình FEM và kiểm định nhân tử Lagrange dé kiểm định mô hình REMvới giả thuyết:

H0: Không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hìnhHI: Có hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình

1.2.2.2.5 Kiểm tra khuyết tật của mô hình

Nếu mô hình vi phạm các khuyết tật trên sẽ làm cho các ước lượng đượctính băng các phương pháp hồi quy trên dit liệu bảng không hiệu quả Do vậy, tacgiả khắc phục hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi trong mô hìnhđược chọn bang mô hình FGLS nhằm đảm bao ước lượng thu được vững và hiệu

24

Trang 32

Nếu các biến trong mô hình có phù hợp với mức ý nghĩa, chấp nhận các

biến trong mô hình, các biến đều có ý nghĩa và có tác động đến biến phụ thuộc và

ngược lại.

1.3 Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của

các ngần hàng thương mại

Nghiên cứu nhằm xác định mối quan hệ giữa các nhân tô làm ảnh hưởng

đến rủi ro thanh khoản và rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại.

Xuất phát từ việc tông quan nghiên cứu các tài liệu trong nước và nước ngoài,

dựa trên cơ sở lập luận dé có thé đưa ra lựa chọn các nhân tố đại diện nhất dé

phân tích tác động đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng Do đó, một mô hìnhnghiên cứu đã được thiết kế mang các yếu tố quyết định đủ điều kiện như hình

Rủi ro thanh khoản |

1.3.2.1 Mô hình nghiên cứu

Với phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản được sử dụng dựa trên môhình của nhóm tác giả Yi-Kai Chen và Chung- Hua Shen (2009) được vận dung

để đo lường sự tác động của các yếu tô đến rủi ro thanh khoản của các NHTMViệt Nam nham làm rõ các yếu tố chủ quan bên trong ngân hàng hay các yếu tốkhách quan bên ngoài ngân hàng có ảnh hưởng mạnh nhất đến rủi ro thanh khoản

của NHTM, một phương trình hồi quy được sử dụng như sau:

FGAPR '=a+ B.X/ +AY¥'+6,+8,

25

Trang 33

Trong đó:

FGAPR/: hệ số rủi ro thanh khoản ngân hang i tại thời điểm t

X;: các biến số chủ quan bên trong ngân hàng bao gồm: Quy mô ngân

hàng; Sự phụ thuộc các nguồn tai trợ bên ngoài; Ty lệ vốn tự có trên tổng nguồnvốn; Dự phòng rủi ro tín dụng trên tong dư nợ; Tỷ lệ cho vay trên tong tài sản

Y :các biến số khách quan bao gồm: Tốc độ tăng trưởng kinh tế; chỉ số

lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp; tốc độ thay đổi cung tiềnQL: Hang số

B’: Hệ số nhân tố chủ quan của ngân hang^.: Hệ số nhân tố khách quan

6, : Biểu thị các yếu tố tác động có định trong ngân hang i

€,: Sal số

1: Ngân hàng khảo sát

t: Thời gian từ 2012 đến 2021

1.3.2.2 Mô ta các biến giải thích và các giả thuyết kỳ vọng

Trong nghiên cứu này sử dụng chỉ tiêu rủi ro thanh khoản (được tính bằngtỷ lệ chênh lệch tài chính trên tổng tai sản - FGAPR) dé đại diện cho rủi ro thanh

khoản Các ngân hàng có tỷ lệ chênh lệch tài chính cao hơn thường phải sử dụng

tiền mặt, bán tài sản lưu động và nhiều nguồn tài trợ bên ngoai dé tài trợ chokhoảng trống trong tài chính Do đó, nó làm tăng chỉ phí tài trợ và làm giảm khảnăng sinh lời Tuy nhiên, Demirgiic-Kunt et al (2003) chỉ ra rằng các ngân hàng

có mức tài sản lưu động cao bằng tiền mặt và chứng khoán chính phủ có thê nhậnđược thu nhập lãi thấp hơn so với các ngân hàng có ít tài sản lưu động hơn.

1.3.2.2.1 Nhóm biến chủ quan của ngân hàng

Quy mô tổng tài sản ngân hàng (SIZE): được tính băng logarit tự nhiên

của tổng tài sản để đo lường quy mô ngân hàng Bên cạnh đó, tổng tài sản bìnhphương (SIZE2) cũng được đưa vào mô hình dé nắm bắt mối quan hệ tuyến tinh

của tông tài sản đối với tài sản thanh khoản nắm giữ, và từ đó là rủi ro thanhkhoản Về mặt lý thuyết kinh tế vĩ mô, ngân hàng có tổng tài sản càng lớn thì sẽit gặp rủi ro thanh khoản Do lập luận “quá lớn nên khó sụp đổ” (“Too big tofail”) lại cho rằng các ngân hàng lớn thường sẽ được bảo lãnh ngầm, do đó chỉphí tài trợ và cho phép họ đầu tư mạnh vào các tài sản rủi ro hơn, chăng hạn nhưnhững khoản cho vay (Iannotta et al., 2007) Chính vì thé, các ngân hàng lớnthường nắm giữa nhiều khoản vay hơn, đo đó có tỷ lệ chênh lệch tài trợ lớn hơn

26

Trang 34

dẫn đến việc gia tăng “lỗ hồng tài chính” Từ lập luận trên, tác giả đưa ra giảthuyết kỳ vọng:

HI: Quy mô ngân hàng có tác động phi tuyến tính đến mức rủi ro thanh

khoản của ngân hàng

Sự phụ thuộc các nguồn tài trợ bên ngoài (External Funding EFD): là tổng của tai trợ thị trường tiền tệ và tài trợ khác chia cho tổng nguồn

Dependence-vốn Các ngân hàng dựa vào thị trường tiền tệ ngắn hạn khi có nhu cầu bù vay

muon dé bù đắp như cầu thanh khoản hơn là tiền gửi cốt lõi dé tài trợ cho cáckhoản vay có thể gặp vấn đề thanh khoản trong tương lai (Saunders và Cornett,2006) Họ càng vay nhiều tiền tệ trên thị trường tiền tệ hơn thì phải đối mặt vớicác vấn đề thanh khoản lớn hơn từ sự phụ thuộc như vậy Do lập luận này, tác giảđưa ra giả thuyết kỳ vọng:

H2: Sự phụ thuộc các nguồn tài trợ bên ngoài (EFD) và rủi ro thanhkhoản của ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều

Tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn (ETA): Đại diện cho sức mạnh vốn.

Ngân hàng có tỷ lệ vốn tự có cao được coi là tương đối an toàn hơn trong các

trường hop thua lỗ hoặc thanh lý Bên cạnh đó, việc tăng vốn tự có có thể làmtăng thu nhập dự kiến bằng cách giảm chỉ phí kiệt quệ tài chính dự kiến (Berger,

1995) Rủi ro thấp hơn làm tăng uy tín tín dụng của ngân hàng và làm giảm chỉphí tài trợ Do đó, tác giả kỳ vọng và đặt ra giả thuyết:

H3: Có một mối quan hệ ngược chiêu giữa tỉ lệ vốn tự có trên tổng nguồnvốn và rủi ro thanh khoản

Ty lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tông dư nợ (LLPTL): Theo nghiên cứucủa Lucchetta (2007), Sufian và Chong (2008), Vong và Chan (2009) cho rằngtương quan giữa tỷ lệ rủi ro tín dụng trên tong dư nợ và rủi ro thanh khoản củangân hàng là mối quan hệ ngược chiều Tuy nhiên, theo nghiên cứu của TrươngQuang Thông (2013), Chung-Hua Shen và cộng sự (2009) lại chứng minh răng,dự phòng rủi ro tín dụng thê hiện mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng Do đó cótác động đến lợi nhuận và rủi ro thanh khoản Quan hệ này thé hiện mối quan hệcùng chiều giữa LLPTL và rủi ro thanh khoản Dựa trên các nghiên cứu đi trước,giả thuyết được đưa ra là:

H4: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng du nợ (LLPTL) có mối quanhệ cùng chiêu với rủi ro thanh khoản

Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (TLA): Trong điều kiện Việt Nam, cũngnhư hệ thống ngân hàng các nền kinh tế mới nồi, các ngân hàng thường tập trung

sử dụng các nguồn vốn vào hoạt động truyền thống là cho vay Các khoản cho

27

Trang 35

vay thông thường có tính thanh khoản thấp; do đó, những khoản rút tiền lớn vàkhông được dự báo trước có thể dẫn đến việc mất thanh khoản của ngân hàng(Bonin & cộng sự, 2008) Bên cạnh đó, nghiên cứu của Vodová, 2011 nói rằngcác khoản cho vay thường có tính thanh khoản thấp, do đó các ngân hàng có tỷ lệcho vay trên tổng tài sản càng cao thì càng kém về khả năng thanh khoản, do đó

rủi ro thanh khoảng càng lớn Do đó, tác giả kì vọng vào giải thuyết:

H5: Moi quan hệ cùng chiêu giữa tỉ lệ cho vay và rủi ro thanh khoản.

1.3.2.2.2 Nhóm biến khách quan của ngân hàng

Ty lệ lạm phát (INF): Nghiên cứu của tác giả Dang Thị Quỳnh Anh va

Trần Lê Mai Anh (2020) cho thấy nhân tố tỷ lệ lạm phát có mối tương quan

dương với mức độ rủi ro thanh khoản của các ngân hàng chứng tỏ khi lạm phát

tăng cao đồng nghĩa với mức độ rủi ro thanh khoản tăng lên Theo nghiên cứucủa Perry (1992) chỉ ra rằng mức độ rủi ro thanh khoản tuỳ thuộc vào mức độ kỳvọng lạm phát Nếu lạm phát được kỳ vọng hoàn toàn, ngân hàng có thé điều

chỉnh lãi suất dé gia tăng thu nhập lãi nhanh hơn so với mức độ gia tăng của chi

phí lãi Ngân hang do đó có thé gia tăng các khoản cho vay, trong khi đó do áplực cạnh tranh, các hoạt động huy động vốn có thể sụt giảm, gia tăng rủi ro thanh

khoản Nghiên cứu của Trương Quang Thông (2008) và Chikoko Laurine (2013)

cũng cho thấy mức độ thay đôi lạm phát có tác động cùng chiều với rủi ro thanh

khoản ngân hàng Do đó, đặt ra giả thuyết:

H6: Tỷ lệ lạm phát có tác động cùng chiều đến rủi ro thanh khoản của

ngân hàng.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP): Nghiên cứu của Chung-Hua Shen &cộng sự, 2009 đã chứng mình rằng trong thời kỳ suy thoái, ngân hàng có xuhướng dự trữ thanh khoản khi cho vay sẽ gặp nhiều rủi ro hơn và ngược lại, khitrong thời kỳ tăng trưởng kinh tế, ngân hàng sẽ giữ nhiều dự trữ thanh khoản dé

có thể cho vay nhiều hơn, trong khi đó huy động có thê giảm sút, kết quả này làm

cho lỗ hồng tài chính tăng lên, từ đó gia tăng rủi ro thanh khoản Kết quả nàycũng tương đồng với kết quả do nhóm tác quả Singh & Sharma (2016) đã nghiêncứu Do đó, ta có giả thuyết sau:

H7: Tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động cùng chiêu đến rủi ro thanh

khoản của ngân hàng

Tỷ lệ thất nghiệp (UNE): Phát hiện của nhóm tác giả Ibish Mazreku ,Fisnik Morina , Valdrin Misiri, Jonathan V Spiteri va Simon Grima cho thay có

một mối quan hệ tích cực giữa mức độ thất nghiệp (UNE) và rủi ro thanh khoản.Kết quả này phù hợp với phát hiện của Munteanu (2012), trong khi mâu thuẫn

28

Trang 36

với kết quả của Horváth et al (2012) Mối quan hệ tích cực này được chứngminh bằng thực tế là trong thời kỳ thất nghiệp gia tăng, rủi ro thanh khoản củangười đi vay tăng lên, điều này khiến các ngân hàng giảm khối lượng cho vay vàbăng cách này, tăng mức độ thanh khoản Một giả thuyết được đưa ra:

Hồ: Tỷ lệ thất nghiệp có quan hệ cùng chiều với rủi ro thanh khoản

Tốc độ thay đổi cung tiền (M2): Theo Friedman (1963), tốc độ cung tiền

phải bằng với tốc độ phát triển kinh tế, một mức cung tiền quá mức sẽ là nguồn

gốc gây ra lạm phát Thay đổi cung tiền, qua các công cụ khác nhau của ngânhàng trung ương có thé tác động đến thanh khoản của hệ thống NHTM Mộtchính sách tiền tệ nới lỏng có thê gia tăng thanh khoản cho ngân hàng Giả thuyết

Ký hiệu Tên biến Cách đo Nguồn sô | Dau kỳ Nguôn tham

lường liệu vọng khảoBiến phụ thuộc

Shen (2009)

Các biến chủ quan (biến độc lập vi mô)

Yi-Kai Shen,Quy mô Logarithm i Chung-Hua

ngân hàng tự nhiên của Shen (2009),

tông tải sản Trương Quang

Thông (2013)Yi-Kai Shen,

Shen (2009)

29

Ngày đăng: 20/05/2024, 01:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Tóm tắt các nghiên cứu nước ngoài - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nghiên cứu tác động của các nhân tố đến rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2012- 2021
Bảng 1.1 Tóm tắt các nghiên cứu nước ngoài (Trang 22)
Bảng 1.2: Tóm tắt các nghiên cứu trong nước - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nghiên cứu tác động của các nhân tố đến rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2012- 2021
Bảng 1.2 Tóm tắt các nghiên cứu trong nước (Trang 25)
Hình 1.1 :Mô hình nghiên cứu - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nghiên cứu tác động của các nhân tố đến rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2012- 2021
Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu (Trang 32)
Bảng 1.3: Mô tả các biến được sử dụng trong mô hình và kỳ vọng dấu của - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nghiên cứu tác động của các nhân tố đến rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2012- 2021
Bảng 1.3 Mô tả các biến được sử dụng trong mô hình và kỳ vọng dấu của (Trang 36)
Bảng 2.3. Ma trận hệ số tương quan các biến trong mô hình - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nghiên cứu tác động của các nhân tố đến rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2012- 2021
Bảng 2.3. Ma trận hệ số tương quan các biến trong mô hình (Trang 47)
Bảng 2.3 các hệ số tương quan của các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình đều có giá trị nhỏ hơn 0.7, chứng tỏ trong mô hình hồi quy không - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nghiên cứu tác động của các nhân tố đến rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2012- 2021
Bảng 2.3 các hệ số tương quan của các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình đều có giá trị nhỏ hơn 0.7, chứng tỏ trong mô hình hồi quy không (Trang 48)
Bảng 2.5. Kết quả chạy mô hình tác động cố định FEM - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nghiên cứu tác động của các nhân tố đến rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2012- 2021
Bảng 2.5. Kết quả chạy mô hình tác động cố định FEM (Trang 49)
Bảng 2.8: Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp FEM - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nghiên cứu tác động của các nhân tố đến rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2012- 2021
Bảng 2.8 Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp FEM (Trang 52)
Bảng 2.9: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến giữa các biến độc lập - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nghiên cứu tác động của các nhân tố đến rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2012- 2021
Bảng 2.9 Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến giữa các biến độc lập (Trang 53)
Bảng 2.11, tóm tắt kết quả khi thực hiện hồi quy bằng 4 phương pháp Pooled OLS, FEM, REM, GLS - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nghiên cứu tác động của các nhân tố đến rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2012- 2021
Bảng 2.11 tóm tắt kết quả khi thực hiện hồi quy bằng 4 phương pháp Pooled OLS, FEM, REM, GLS (Trang 55)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN