1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nghiên cứu tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến chất lượng không khí tại Việt Nam

59 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 15,22 MB

Nội dung

Phần lớn các bài nghiên cứu đều chỉ ra tác động tích cực của đầu tư trực tiếpnước ngoài FDI đến tăng trưởng kinh tế Naila et al., 2016 nhưng những hiệu ứng tiêu cực mà FDI gây ra đối với

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

KHOA THONG KE

DE TAI: NGHIEN CUU TAC DONG CUA VON DAU TU

TRUC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) DEN CHAT LƯỢNG

KHONG KHI TAI VIET NAM GIAI DOAN 2012 - 2020

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Kính gửi thầy TS Cao Quốc Quang,

Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy đã dành thời gian và tâm huyết

để hướng dẫn, giúp đỡ và đánh giá chuyên đề tốt nghiệp của em Qua quá trình

nghiên cứu và hoàn thiện đề tài, em đã học hỏi được rất nhiều kiến thức và kinhnghiệm quý báu từ thầy

Em xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ, động viên và giúp đỡ của thầy trongsuốt thời gian làm chuyên đề tốt nghiệp Những lời khuyên và chỉ dẫn của thầy đã

giúp em vượt qua những khó khăn trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.

Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy nhiều sức khỏe, thành công và hạnh

phúc.

Em xin chân thành cảm on!

Hà Nội ngày 12 tháng 04 năm 2023

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Vân Anh

Trang 3

MỤC LỤC

09099 10)007 .).) i

MUC LU 0 5 iiJ.9):80/10/9:70) 021177 iv

DANH MỤC BIEU DO ccssessssssssssssessssssssscssessssssssscssessusssssscsessusssssssesensensesees iv

DANH MỤC HINH ANH uwccsscsssssssssssssssssssessesssssssssessssssssssssssssssssssssssssssssssssesees iv

DANH MỤC TU VIET TÁTT 2s s<ssss£ss£EssEsEseesseEssrssrssesszrssrse v098/0067100575 vi

1 Lý do chọn đề tài -°-°s<scsecsessessEseesersersersessessesee vi

2 Mục đích nghiên CỨU d G55 52 5 9 9 9.999 9901 9 0969996 vii

3 Đối tượng và phạm Vi nghiên cứu -s s- << s2 se se =ses<e Viii

4 Phương pháp nghién CỨU << 5< S9 9 999.955 995985 658 Viii

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VE ĐẦU TU TRỰC TIẾP NƯỚC

NGOÀI VÀ CHAT LƯỢNG KHÔNG KHÍ 5° s2 sscssesss=se 1

1.1 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài s5 scsessesses 1

1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài -s- se+c+cssrxees 11.1.2 Các hình thức dau tư trực tiếp nước ngoài . : -5z 1

1.1.3 Vai trò của dau tư trực tiép nước ngoài đôi với nước nhận đâu tư 5

1.2 Các van đề cơ bản về chất lượng không khí -s s- << 8

1.2.1 Tổng quan về chất lượng không khí wo esses eesesseeseeseesseeees 81.2.2 Do lường chất lượng không khí -¿2¿©5+225+22x+2z+zcsveex 91.3 Lý thuyết về mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và chat

lượng không lkhÍ o5 G G6 S9 59 9 9 9 90.9.0809 0900040000 809688 11

1.3.1 Mô hình chữ U ngược của Kuznet( + 55 << <<+<c<<cese+ 11

1.3.2 Thuyết “Thiên đường 6 nhiễm” (Pollution Haven Hypothesis

-PHH) 13

1.3.3 Thuyết “cải thiện 6 nhiễm” (Pollution Halo Hypothesis - PHaH) 13

1.3.4 Cac nghiên cứu thực nghiỆm 5555 SE +skEsesseessersres 14

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ

TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) DEN e-s<sss<essessesssessee 18

CHAT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TẠI VIỆT NAM -s-c-secs< 18

2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất . -c 2s se ss©ssessesserssessss 18

il

Trang 4

2.2 Phương pháp thống kê nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp

nước ngoài FDI đến chất lượng không khí . 2s ssssse 19

2.2.1 Nguyên tắc lựa chọn phương pháp phân tích - 192.2.2 Phương pháp thống kê nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp

nước ngoai đên chat lượng không khí - 5+5 ++++*£+s£+ee++eresereess 20

2.2.2.1 Phương pháp thong kê mô tả 2-52 £+S£+E2+E££EeEeEeEerssreei 20

2.2.2.2 Phương pháp phân tích twong QHđ1I SccẶS<SSSSsssesssxs 20

2.2.3 Phương pháp hồi quy với dữ liệu mảng :- ¿5252 202.2.3.1 Tổng quan về dữ liệu mảng (DLÌM) ©2225 5s+cccccczcsrxered 20

2.2.3.2 Phương pháp Plan tich cv kg 22

2.2.3.3 Các lý thuyết về kiém định lựa chọn mô hình s2 5+: 24

CHƯƠNG 3: PHAN TÍCH TÁC ĐỘNG CUA DAU TƯ TRỤC TIẾP

NƯỚC NGOÀI (FDI) BEN CHAT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TẠI VIỆT NAM

GIAI DOAN 2012 — 2()2Á() <5 << HH HH 00 00000090006 50 26

3.1 Thực trạng về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại Việt Nam 26

3.1.1 Thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam - «+ £++xc+scxsexs+ 26

3.1.2 Thực trang thu hút FDI tại các tỉnh, thành phố giai đoạn 2012 - 2020 273.2 Thực trạng về chất lượng không khí tại Việt Nam - 30

3.3 Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới chất lượng

không khí tại Việt Nam < 5< 5 << HH 0000 00 g0 32

3.3.1 Mô tả các biến trong mô hình phân tích ¿s5 s2 s+zzse2 32

3.3.2 Ma trận tương quan giữa các biẾn -2¿c2++s+£x+rxezEzErrxerxeee 33

3.3.3 Lựa chon mô hình nghiên CỨU 5 5S SE EsEseEsserseersree 35

3.3.4 Kiểm định mô hình hồi quy tác động cố định FEM 36

3.3.5 Khắc phục khuyết tật mô hình 2-2 2 2 £EE£E+E++Eszrxzrxzez 383.4 Các giải pháp dé cải thiện chất lượng không khí tại Việt Nam 39

0809000555 42

TÀI LIEU THAM KHAO - 2< s°sss£Sssssesserssessevsserssersee 44

PHU LLỤC s- 5 (5 5E 9.9 9600605000400 5004005009080 47

1H

Trang 5

DANH MỤC BANG

Bảng 1 1 Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm -2 ¿5¿©55z-: 16

Bang 3 1 Kết quả thống kê mô tả 2-2-5 St SE+EE+EE+EE2E££E££EeEEeEEerkrrerreee 32

Bang 3 2 Ma trận hệ số tương quan 2+- 2 2+2E+EE£+E2EE£EEeEEerErrkrrxerkeee 33

Bang 3 3 Kết quả mô hình hồi quy FEM - 2-2 2 2+ +Ee£xe£xExerzreee 36Bang 3 4 VIF của các biẾn -:- + S2St SE EEE1811211211211 21111111111 xe 37

Bảng 3 5 Kết quả sau khi khắc phục khuyết tật mô hình -: 38

DANH MỤC BIEU ĐỎ

Biểu đồ 3 1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 1988 — 2020 - 26

Biéu đồ 3 2 Top 10 tỉnh, thành phó thu hút nhiều vốn FDI nhất tại Việt Nam giai

đoạn 2012-2020 2¿-©2+©++2E+++2E+22EX273122212271127112211271127112111211 271121 ee 28

Biểu đồ 3 3 Top 10 tỉnh, thành thu hút vốn FDI ít nhất tại Việt Nam giai đoạn

000008 -4 ,.HẬHHAH 29

Biểu đồ 3 4 Phat thải CO2 và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2012 — 2020 32

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 1 Giả thuyết về Đường cong môi trường Kuznet (EKC) - 12

Hình 2.1 Khung phân tích nghiên CỨU <6 1x svEceeeeeeserserrrsre 18

iV

Trang 6

DANH MỤC TU VIET TAT

STT | Ký hiệu chữ viết tat Chữ viết đầy đủ

i CLKK Chat lượng không khí

2 DLM Dit liệu mang

3 DN Doanh nghiép

4 DNLD Doanh nghiép lién doanh

5 ĐTNN Đầu tư nước ngoài

6 EPA Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ

7 FDI Dau tư trực tiếp nước ngoài

8 HDHTKD Hop đồng hợp tác kinh doanh

9 MTKK Môi trường không khí

10 ÔNKK Ô nhiễm không khí

I1 ÔNMT Ô nhiễm môi trường

12 PHaH Thuyết cải thiện ô nhiễm

13 PHH Thuyết thiên đường ô nhiễm

14 UNCTAD Ủy ban liên hiệp Quốc tê về Thương mại và

phát triển

15 WHO Tô chức y tế thế giới

l6 WTO Tổ chức thương mại thê giới

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Những năm gần đây, ô nhiễm môi trường đang là chủ đề giành được sự quan

tâm lớn ở nhiều quốc gia trên thế giới và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên

cứu khoa học Tuy nhiên, yêu tô quyết định gây ra tình trạng suy giảm chất lượngmôi trường là gì vẫn chưa được xác định cụ thể và còn nhiều tranh luận Một trongnhững nguyên nhân đóng vai trò chính trong sự gia tăng lượng khí thải CO2 trongkhông khí chính là bắt nguồn từ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất hàng ngày của

người dân Việc di chuyên hàng ngày, tiêu dùng các sản phâm hay sản xuất hàng

hóa, cũng dẫn đến tình trạng này Chất lượng không khí ngày càng đi xuống gây

ra các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người, làm tăng nguy cơ các bệnh

về đường hô hap và ung thư phối Một hậu quả khác của sự gia tăng khí thải CO2

là gây ra sự thay đối khí hậu, hiện tượng Trái đất nóng lên, suy thoái môi trường

sinh thái và đe dọa trực tiếp đến sự sống và tồn tại của loài người Hiện tượng nóng

lên toàn cầu tại Việt Nam cũng đang ngày càng trở lên bất thường, diễn ra sớmhơn và mạnh mẽ hơn so với các dự báo trước đây Việt Nam đã tham gia vào nhiềuhội nghị, ký kết nhiều thỏa thuận và các chương trình hợp tác quốc tế nhằm giảmthiêu những tác động của biến đồi khí hậu như: Thỏa thuận Liên Hợp Quốc về biếnđổi khí hậu (1994), Giao ước Paris về biến đổi khí hậu, Chương trình phát triểnnăng lượng sạch (2005), Mặc dù vậy, những cô gắng và nỗ lực trong thời gian

này dé cải thiện và khắc phục những hậu quả mà con người gây ra đối với môitrường vẫn chưa thực sự hiệu qua dé đạt được các kết quả như mong đợi

Đáng chú ý, Việt Nam vẫn là một quốc gia dang phát triển, vì thé van đề pháttriển kinh tế vẫn luôn là mục tiêu được coi trọng hàng đầu mà đôi khi bỏ qua nhữngtác động tiêu cực đến môi trường Qua gần 40 năm ké từ khi quyết định đôi mới

và hội nhập, không thể phủ nhận khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóngvai trò quan trọng trong những thành tựu kinh tế mà chúng ta đã đạt được Song,

bên cạnh những tác động tích cực mà đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại, tình

hình kinh tế - chính trị - xã hội ở nước ta vẫn chịu ảnh hưởng bởi những hiệu ứngtiêu cực của FDI, ở các mặt như khoa học công nghệ, nhân khẩu học, tài nguyên

thiên nhiên môi trường,

Phần lớn các bài nghiên cứu đều chỉ ra tác động tích cực của đầu tư trực tiếpnước ngoài (FDI) đến tăng trưởng kinh tế (Naila et al., 2016) nhưng những hiệu

ứng tiêu cực mà FDI gây ra đối với môi trường không khí vẫn chưa thực sự rõ

VI

Trang 8

ràng Theo giả thuyết “cải thiện ô nhiễm”: “Các quy định về bảo vệ môi trườngđược áp dụng nghiêm ngặt tại các quốc gia đã giúp thúc đây sự phát triển và áp

dụng các công nghệ sạch, hiệu quả hơn Điều này đóng vai trò quan trọng trong

việc tăng cường năng suất và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, đồng thời giúpgiảm thiểu khí thải CO2 được thải ra môi trường” (Porter & Linde, 1995) Mặtkhác, thuyết “thiên đường ô nhiễm” lại có quan điểm ngược lại, nhiều quốc gia cónên kinh tế đang phát triển đang trở thành một trong những địa điểm thu hút nhiều

sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài, tuy nhiên, chất lượng môi trường đang

dần tệ hơn trong quá trình công nghiệp hóa của các nước này Chủ nhân của các

dòng vốn FDI có khuynh hướng di dời dây chuyền tạo ra các sản phẩm có hại chomôi trường từ những nơi có nền kinh tế phát triển sang các nền kinh tế đang pháttriển hoặc ít phát triển hơn, hoặc chuyên giao công nghệ cũ sang những quốc gia

có chính sách, quy định về môi trường lỏng lẻo, ít chặt chẽ hơn Do đó, viễn cảnhtrở thành "thiên đường ô nhiễm" dang dan trở thành sự thật đối với các quốc giađang phát triển trong tương lai gần (Gill & cộng sự, 2018) Hơn thế nữa, sự ảnhhưởng của FDI lên môi trường hay mối tương quan giữa các mục tiêu tăng trưởng

và môi trường chịu sự chi phối bởi vai trò của chính phủ ở mỗi quốc gia vẫn chưa

có sự đồng nhất ở các tài liệu cũng như các tác phẩm nghiên cứu Do vậy, việcnhận diện và làm sáng tỏ ảnh hưởng của FDI đối với sự tăng trưởng kinh tế, pháttriển xã hội song song với giữ gìn môi trường ở nước ta là rất cấp thiết ở cả hai

mặt, đặc biệt là mặt trái Từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp đề khắc phục cũng

như hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực của vấn đề này là hết sứccần thiết

Nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của FDI đến môi trường không khí tại Việt Nam,dựa vào các lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu tác động của vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến chất lượng không khí tại Việt Nam”

2 Mục đích nghiên cứu

- Mục tiêu tông quát: Đánh giá tác động của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài (FDI) đến ô nhiễm môi trường tại Việt Nam, đặc biệt là môi trường khôngkhí, nhằm đưa các bình luận, đánh giá và xác định mức ảnh hưởng của đầu tư trực

tiếp nước ngoài FDI gây ra đối với chất lượng không khí

- Mục tiêu cụ thé:

e Tổng quan vốn dau tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam giai

đoạn 2012 — 2020.

Vil

Trang 9

e Phân tích tình hình CLKK tại Việt Nam giai đoạn 2012 — 2020.

e Phân tích ảnh hưởng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoai (FDI) đến chất

lượng không khí tại Việt Nam giai đoạn 2012 — 2020.

e Đưa ra các biện pháp khắc phục dé hạn chế những hiệu ứng tiêu cực của

FDI đến CLKK tại Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Bao gồm 3 đối tượng chính.

- Nguồn vốn FDI tại Việt Nam

- _ Thực trạng chất lượng môi trường không khí tại Việt Nam

- Anh hưởng của FDI tới ô nhiễm không khí tại Việt Nam

Pham vi nghiên cứu:

- _ Về không gian nghiên cứu:

o Tình trạng các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

o Hiện trạng chất lượng không khí tại Việt Nam

- _ Về thời gian nghiên cứu: 2012 - 2020

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu: dữ liệu về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài và chất lượng không khí tại Việt Nam giai đoạn 2012 — 2020 được tổng hợp

từ các nguồn thông tin thứ cấp

Phương pháp phân tích dữ liệu:

e Phương pháp thống kê mô tả: có tác dụng làm rõ các điểm đặc trưng và

đặc tính của bộ dữ liệu.

e Phương pháp ước lượng: mô hình hồi quy tác động cố định (FEM) va

mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) được dùng dé phân tích

5 Cấu trúc bài nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được chia thành 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài và chất lượng

không khí.

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu tác động của dau tư trực tiếp nước

ngoài FDI đến chất lượng không khí tại Việt Nam

Chương 3: Phân tích tác động của dau tư trực tiếp nước ngoài FDI đến chất

lượng không khí tai Việt Nam giai đoạn 2012-2020.

vill

Trang 10

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VE DAU TƯ TRỰC TIẾP

NƯỚC NGOÀI VÀ CHÁT LƯỢNG KHÔNG KHÍ.

1.1 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài

Theo Uy ban liên hiệp Quốc tế về Thương mại va phát triển (UNCTAD):

“Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là mộtdạng đầu tư đài hạn trong đó một thực thé kinh tế thường trú ở một nên kinh tế (cóthể là một công ty mẹ hoặc một nha đầu tư nước ngoai) đầu tư vào một doanhnghiệp thường trú ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư nướcngoài, với mục đích tạo ra lợi ích kinh tế và quyền kiểm soát lâu dài FDI có thểbao gồm các hình thức như doanh nghiệp đầu tư trực tiếp, liên doanh hoặc chỉnhánh nước ngoài.”

Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa về đầu tư trực tiếpnước ngoài như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là việc một nhà đầu tư ở

một quốc gia đầu tư một số tiền vào một doanh nghiệp hoặc dự án mới ở một quốc

gia khác, và sở hữu một phần trên 10% vốn điều lệ hoặc quyền kiêm soát doanhnghiệp đó Điều này có thể được thực hiện bang cách mua cô phan hoặc tài sản của

doanh nghiệp đó hoặc thông qua việc tao ra một doanh nghiệp hoàn toàn mới.”.

Hiện nay, Luật đầu tư Việt Nam 2020 đang được thi hành và áp dụng thìvẫn chưa có khái niệm rõ ràng nào về đầu tư trực tiếp nước ngoài Tuy nhiên, theo

Luật đầu tư Việt Nam 2005 (hiện đã hết hiệu lực) cho rang: “Đầu tư nước ngoài làviệc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn băng tiền và các tài sản hợppháp khác dé tiến hành hoạt động dau tư” và “Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư

do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư.”

Nhìn chung, các khái niệm trên cơ bản đều thống nhất với nhau về mối quan

hệ và vai trò, lợi ích của các nha đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Tuy nhiên, cácđịnh nghĩa của WTO và UNCTAD đều nêu rõ hình thức đầu tư trực tiếp nướcngoài có nguồn vốn hình thành 100% từ nguồn vốn nước ngoài, không bao gồmnguồn vốn từ nước tiếp nhận đầu tư Tại Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoàicòn có thê có nhiều hình thức được công nhận bao gồm cả việc góp vốn, liên doanh

với các công ty, doanh nghiệp trong nước.

1.1.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.2.1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh (HĐHTKD)

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là một loại hợp đồng giữa hai hoặc nhiều bên,trong đó một bên là các đơn vị kinh doanh trong nước và bên còn lại là nhà đầu tư

Trang 11

nước ngoài nhằm thực hiện một dự án, hay sản xuất một mặt hàng hoặc dịch vụ cụ

thé, trong đó các bên cam kết chia sẻ trách nhiệm và lợi ích nhằm đạt được mục

tiêu kinh doanh Các bên thường đóng góp tai sản, kỹ năng, công nghệ hoặc tiền

bạc vào dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ đó Hợp đồng hợp tác kinh doanh thườngđược ký kết với mục đích tăng cường sức mạnh kinh doanh, chia sẻ rủi ro và tối

ưu hóa lợi nhuận.

Đặc trưng của hình thức HDHTKD là các bên tham gia ký kết hợp đồnghợp sẽ phân chia công việc và trách nhiệm, thông qua việc đóng góp vốn và côngsức vào hoạt động chung, trong đó lợi nhuận sẽ được chia cho các bên dựa trên tỷ

lệ đã được thỏa thuận Bên cạnh đó, thời hạn hợp đồng và các thỏa thuận về giảiquyết tranh chấp trong kinh doanh sẽ được nêu rõ trong hợp dồng

HĐHTKD có ưu điểm là giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, công nghệ;

tạo thị trường mới, bảo đảm được quyền điều hành dự án của nước sở tại Mặc dù

có được những ưu điểm đáng chú ý, hình thức này vẫn còn tồn tại một số nhược

điểm như việc quản lý và điều hành mỗi quan hệ hợp tác trong hợp đồng hợp táckinh doanh rất phúc tạp, đặc biệt khí các bên có quan điểm và mục tiêu khác nhau.Hon thé nữa các bên tham gia phải phụ thuộc vào đối tác của mình trong việc đưa

ra quyết định khi phần trăm vốn đầu tư và trình độ quản lý giữa các bên có sự

chênh lệch.

1.1.2.2 Doanh nghiệp liên doanh (DNLD)

Doanh nghiệp liên doanh là hình thức hợp tác kinh doanh giữa hai hoặc

nhiều doanh nghiệp thuộc các quốc gia khác nhau, dé cùng đầu tư vào một hoạtđộng kinh doanh cụ thể Trong đó, các bên tham gia sẽ cùng nhau chia sẻ lợi nhuận

và các rủi ro từ các hoạt động kinh doanh đó DNLD thường được thành lập trong

các ngành công nghiệp có tính cạnh tranh cao, nhu cầu đầu tư vốn lớn và có tính

toàn cầu hóa, nhằm kết hợp tối đa các nguồn lực vốn có của nhau dé có thé đạtđược lợi nhuận cao nhất và hạn chế đến các rủi ro đầu tư

Nâng cao năng lực cạnh tranh là một ưu thế của hình thức đầu tư này DNLD

có thê kết hợp sức mạnh, kinh nghiệm và tài nguyên từ đối tác để tạo ra sản phẩm

và chất lượng dịch vụ cao hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường Bên cạnh đó,

khi tham gia DNLD, các bên sẽ được chia sẻ rủi ro và chi phí đầu tư Điều nàygiúp tăng cường sức mạnh tài chính và hạn chế các nguy cơ, rủi ro cho các bên

hợp tác Không chỉ vậy, DNLD còn có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằngcách sử dụng tài nguyên và kinh nghiệm của đối tác, đồng thời tạo ra các mặt hàng

và chất lượng lượng vụ tốt hơn cho người tiêu dùng Từ đó, DNLD cũng có thêtrau đồi, nâng cao kỹ năng quản lý cũng như cải thiện tay nghề và học hỏi được

Trang 12

các kỹ thuật tiên tiễn từ phìa đối tác.

Tuy nhiên, hình thức DNLD van còn tôn tại một số nhược điểm Khi cónhiều nhà đầu tư hợp tác trong DNLD, việc quản trị và vận hành doanh nghiệp trởnên khó khăn hơn và có thê xuất hiện mâu thuẫn khi có sự khác biệt về ngôn ngữ,văn hóa, luật pháp, quan điểm quản lý Bên cạnh đó, DNLD được hình thànhdựa trên sự hợp tác giữa hai hay nhiều nhà đầu tư, do đó không thê kiểm soát hoàntoàn quyết định và hành động của các đối tác Đặc biệt là khi các nhà đầu tư tại nơinhận FDI thường rơi vào thế bắt lợi do có tỷ lệ vốn đầu tư không đồng đều, nănglực lãnh đạo và khả năng quản lý còn yếu

1.1.2.3 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là loại doanh nghiệp hoạt động tại một

quốc gia, nhưng 100% vốn của nó được sở hữu bởi các tô chức hoặc cá nhân nướcngoài và do chính họ tô chức quản lý, điều hành DN này thường được thành lập

với mục đích kinh doanh và sử dụng hiệu quả các điểm mạnh, thị trường tiềm năng

tại một quốc gia mới

Ưu điểm của hình thức kinh doanh này là cung cấp nguồn vốn và mangcông nghệ phát triển từ nước ngoài đến với nước sở tại, giúp quốc gia nhận đầu tư

có cơ hội nâng cao khả năng cạnh tranh và day manh phat trién kinh té Bén canh

đó, những DN này cũng tạo ra thu nhập va việc làm cho nhiều người dân trong

nước, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người Ngoài ra, còn giúp tăng

cường quan hệ đối ngoại cũng như tăng trưởng kinh tế, đồng thời thúc đây các hoạt

động hop tác, trao đổi, giao lưu văn hóa, kinh tế, chính trị giữa các quốc gia

Mặt khác, hình thức này cũng có nhược điểm là DN 100% vốn nước ngoàivẫn còn gặp trở ngại trong việc tìm hiéu và thích nghỉ với văn hóa, pháp luật và xuhướng thị trường của quốc gia mới Các DN này còn có thé gặp khó khăn khi tìm

kiếm, tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân lực địa phương dé thực hiện các hoạt

động kinh doanh Bên cạnh đó, hình thức này cũng là một nhược điểm đối với

nước sở tại khi khó tiếp nhận được kinh nghiệm quản lý và công nghệ, khó kiếmsoát được đối tác đầu tư nước ngoài và không có lợi nhuận

1.1.2.4 Các hình thức vốn dau tư trực tiếp nước ngoài khác

BOT (Build — Operate — Transfer)

BOT là hình thức đầu tư ha tang được ký kết với chính phủ của nước sở tại

mà trong đó, nhà đầu tư sẽ xây dựng một cơ sở hạ tầng (như đường cao tốc, cầuđường, nhà ga ) sau đó vận hành và thu phí từ hoạt động của cơ sở hạ tầng đó

Trang 13

trong một thời gian nhất định (thường là từ 20-30 năm) Sau khi thời hạn kết thúc,

cơ sở hạ tang này sẽ được chuyển sang quản lý của chính phủ hoặc chuyền sang

sở hữu của nhà nước.

BTO (Build — Transfer — Operate)

BTO là một hình thức dau tư công trình cơ sở ha tang, trong đó nha dau tư

xây dựng cơ sở hạ tầng và sở hữu nó trong khoảng thời gian được ký kết theo hợp

đồng Khi hoàn thiện xong, công trình sẽ được nhà đầu tư giao lại cho chính quyềnđịa phương và nhận lại khoản tiền đầu tư của mình Sau khi chuyền giao, chính

quyền địa phương sẽ quản lý và vận hành cơ sở hạ tầng này

BTO giúp thu hút FDI đầu tư vào các công trình công cộng, từ đó giải quyếtvan đề thiếu nguồn vốn của chính phủ Nhà dau tư sẽ được bảo vệ khỏi rủi ro vềtài chính khi đã chuyên giao cơ sở hạ tầng cho chính quyền địa phương Mặt khác,hình thức này vẫn còn một số nhược điểm như: nhà đầu tư có thể không nhận đượclợi nhuận như mong đợi vì khoản tiền thu được từ việc chuyên giao cơ sở hạ tầngthường thấp hơn so với giá tri đầu tư ban dau, quá trình chuyền giao có thé gặpphải những khó khăn và thủ tục phức tạp, tăng chi phí và thời gian đầu tư

BT (Build - Transfer)

BT là một hình thức thu hút FDI thông qua các công trình xây dựng trong

đó nhà đầu tư sẽ tự tài trợ và thực hiện xây dựng một công trình cụ thé và sau đó

chuyên cho chủ dau tư ban đầu điều hành Sau khi hoàn tat các thủ tục, chủ đầu tưban đầu sẽ quản lý và vận hành công trình, đồng thời thanh toán cho nhà đầu tưmột khoản tiền tương đương với giá trị của công trình

Hình thức này giúp chủ đầu tư trong nước có thé tiết kiệm được chi phí đầu

tư ban đầu, có cơ hội thu được lợi nhuận từ việc đầu tư vào các dự án công trình.Tuy nhiên, đi đôi với những ưu điểm trên là nhà đầu tư ban đầu có thê đối mặt vớinhững rủi ro về tài chính nếu giá thành thực hiện xây dựng tăng cao hơn so với dựkiến

PPP (Public — Private Partnership)

PPP là hình thức hop tác dài hạn, phức tap, đòi hỏi vốn dau tư lớn giữa nhanước và các tô chức, doanh nghiệp tư nhân trong việc cung cấp, quản lý và vận

hành các dự án công trình, dịch vụ công ích Các công ty tư nhân thường đảm nhận

vai trò quản lý và vận hành dự án trong khi nhà nước sẽ cung cấp phần vốn đầu tưban đầu và tiếp tục đóng góp suốt các tiến trình cho tới khi hoàn thành dự án

PPP giúp hiệu quả thi công và chất lượng của các dự án công trình được

Trang 14

nâng cao nhờ sự phối hợp làm việc của chính quyền và các đơn vị đầu tư nước

ngoài Với PPP, doanh nghiệp tư nhân sẽ có trách nhiệm vận hành và giám sát

công trình, từ đó giảm thiểu sự chậm trễ và chỉ phí trong quá trình xây dựng Bêncạnh đó, PPP cho phép tận dụng thế mạnh tài chính khác nhau từ các đối tác, từ đógiảm bớt áp lực về tài chính của nhà nước Tuy nhiên, PPP đòi hỏi sự hợp tác giữacác bên với các lợi ích khác nhau, từ đó dẫn đến việc xảy ra những tranh chấp vàmâu thuẫn trong quá trình triển khai dự án Mặt khác, việc đàm phán và triển khaiPPP là rất phức tạp và đòi hỏi sự chuyên nghiệp cao, từ đó dẫn đến việc dự án cóthé chậm tiễn độ hoặc vượt quá ngân sách

1.1.3 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước nhận đầu tư

Tác động tích cực:

Cung cấp nguồn vốn: FDI mang đến nguồn vốn mới, giúp nâng cao cơ hội

đầu tư trong các lĩnh vực mới và các lĩnh vực có tiềm năng phát triển, góp phần

vào quá trình công nghiệp hóa — hiện đại hóa đất nước Điều này là động lực pháttriển cho nền kinh tế của các nước nhận đầu tư, cải tiến sản xuất, dịch vụ, nôngnghiệp, và làm tăng năng lực sản xuất và cạnh tranh của các doanh nghiệp trongnước trong bối cảnh hội nhập quốc tế Hơn thế nữa, sự xuất hiện của FDI còn cótác động lan tỏa, tạo sự tích cực trong việc thu hút các nguồn vốn khác của nướcnhận đầu tư

Chuyển giao công nghệ: FDI đóng vai trò quan trọng trong việc phát triểncông nghệ tai các nước dang phát triển Các chủ nhân của dòng vốn FDI thường

đưa theo các dây chuyền, máy móc và quy trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ với công

nghệ tiên tiến, kinh nghiệm và kiến thức hiện đại đến với nước chủ nhà, giúp nângcao năng lực sản xuất và cạnh tranh của các DN trong nước Ngoài ra, FDI cònthúc đây việc cải tiến khoa học kĩ thuật và thúc đây nghiên cứu và phát triển trongcác lĩnh vực sản xuất Các DN nước ngoài thường tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp

với các đơn vị địa phương đề phát triển sản phâm mới hoặc cải tiến sản phẩm hiện

có, qua đó giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cường khả năng cạnh tranh

của các doanh nghiệp trong nước.

Chuyển giao kinh nghiệm, kĩ năng quản lý, đào tạo tay nghệ cho lao động:

Các công ty nước ngoài thường mang đến các quy trình, phương pháp quản lý tiên

tiến và hiệu quả, giúp nâng cao năng suất lao động và nâng cao chất lượng sảnphẩm Đồng thời, các công ty FDI cũng thường chú trọng vào việc rèn luyện và

phát triển tài năng và kĩ năng cho lao động địa phương, giúp tăng cường khả năng

Trang 15

cạnh tranh của họ trên thị trường lao động quốc tế Ngoài ra, DN FDI cũng hỗ trợgiúp cải thiện phương pháp phát triển nhân lực của quốc gia chủ nhà bang việcđóng góp vốn và kinh nghiệm của mình Đây cũng chính là nguyên nhân cho thấy

FDI có vai trò quan trọng trong việc trở thành động lực giúp nước chủ nhà tăng

trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập toàn cầu

Tạo điêu kiện giao lưu kinh tế với nước ngoài: Khi có dong vốn FDI chảy

vào nước chủ nhà, DN địa phương có thé hợp tác với các DN nước ngoài để mở

rộng kinh doanh Hơn nữa, các DN nước ngoài thường đưa vào nước chủ nhà cácquy trình, quy định và tiêu chuẩn quốc tế trong kinh doanh, đây mạnh sự cạnh

tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài, tạo ra

sự khích lệ và tăng cường hoạt động kinh tế của nước chủ nhà

Góp phân tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm mới và tăng thu nhập: Khi cácdoanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào một quốc gia, họ sẽ tạo ra những cơ hội việclàm mới và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương Ngoài ra, FDI cũng giúpthúc đầy tăng trưởng kinh tế thông qua việc chuyền giao công nghệ, nâng cao năng

lực sản xuất và tăng cường cạnh tranh trên thị trường Điều này đồng nghĩa với

việc tăng cường quy mô sản xuất và xuất khâu, góp phần tăng thu nhập cho đất

nước.

Tac động tiêu cực:

Có thê thấy những hiệu ứng tích cực mà EDI mang lại cho nền kinh tế ViệtNam là không thể phủ nhận Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể bỏ qua những

mặt trái mà FDI đã gây ra.

Một là, ảnh hưởng đến cơ cầu kinh tế: Khi các DN FDI tập trung vào một

ngành kinh tế nhất định, điều này làm cho các ngành này có nguồn lực dé pháttriển nhanh chóng, cùng lúc đó các ngành khác lại giảm hoặc bị tut lại Điều này

có thê gây ra sự mat cân bằng về cơ cau kinh tế và ảnh hưởng đến sự phát trién bềnvững của nền kinh tế Đặc biệt, chủ nhân của các dòng vốn FDI luôn dành sự quantâm lớn tới nhưng khu vực có điều kiện thuận lợi, dẫn đến gia tăng khoảng cách

giữa thành thị và nông thôn, vùng sâu, vùng xa khi không được nhiều doanh nghiệp

FDI chú ý đến Ngoài ra, FDI có thể làm giảm độc quyền và khả năng tranh giànhthị phần của các DN địa phương, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, khiến

cho họ khó cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

Hai là, ảnh hưởng đến môi trường: Sản xuất, xây dựng, chuyên giao côngnghệ và vận chuyên là các hoạt động thường xuyên diễn ra của các công ty dau tư

Trang 16

nước ngoài và có thé là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề môi trường như ÔNKK,nước và đất đai Nếu không có các quy định và giám sát chặt chẽ, những điều này

có thé gây hại đến sự phát triển của con người và các loài sinh vật sống khác, gây

ảnh hưởng đến sinh kế của các cộng đồng địa phương Ngoài ra, việc khai thác tàinguyên thiên nhiên để phục vụ cho hoạt động của các công ty đầu tư nước ngoàicũng có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến môi trường, nhất là khi không có các

kế hoạch duy trì, bảo vệ và khai thác bền vững

Ba là, tình trạng thất nghiệp: Mặc dù FDI có thê mở ra cơ hội việc làm mới

và cải thiện mức sống cho nước chủ nhà, nhưng nó cũng có thê dẫn đến tình trạngkhông có việc làm ở nhiều lao động Một số công ty nước ngoài có thé nhập khâucông nghệ và thiết bị để tự động hóa và nâng cao năng suất, giảm thiểu sự phụ

thuộc vào lao động địa phương Đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng cắt

giảm lao động trong một số ngành công nghiệp truyền thống Bên cạnh đó, một sốdoanh nghiệp nước ngoài có thé đưa vào thực hiện các chính sách thu hút nguồnnhân lực giỏi từ nước ngoài đến làm việc trong công ty của họ, dẫn đến sự tranh

giành trong việc thu hút và duy trì một đội ngũ lao động có trình độ cao với các

mà không thông báo trước hoặc có bất kỳ cam kết nào với nước chủ nhà Điều này

có thê dẫn tới nước sở tại bị giảm sức cạnh tranh và phải chịu sự chỉ phối bởi thị

trường xuất khâu quốc tế

Nam là, ảnh hưởng đến tình hình chính trị - xã hội: Nêu FDI chiêm quánhiều trong nền kinh tế của một quốc gia, thì nước chủ nhà có thể phụ thuộc quámức vảo các công ty nước ngoài, làm giảm sức mạnh đàm phán của họ trong cácvan đề kinh tế và chính trị Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp nước ngoài có thé

tham gia vào các hành vi không đạo đức hoặc tham nhũng dé đạt được lợi nhuậncao hơn, dẫn đến sự mắt lòng tin của dư luận và làm giảm uy tín của chính phủ và

các tổ chức quốc tẾ Không chỉ vậy, khi một số khu vực được thu hút nhiều FDIhơn so với các khu vực khác, sẽ gây ra chênh lệch địa phương về phát triển kinh

tế và làm tăng khoảng cách giàu nghèo, tạo ra tình trạng bat bình dang và xung đột

xã hội.

Trang 17

1.2 Các vấn đề cơ bản về chất lượng không khí

1.2.1 Tổng quan về chất lượng không khí

Môi trường không khí là môi trường tự nhiên bao gồm khí quyền, là lớp khí

bao phủ trái đất và được bao vây bởi lực hấp dẫn của trái đất Khí quyên bao gồm

các thành phần khí như nitơ, oxy, argon, cacbon điôxít và các khí khác Môi trườngkhông khí là môi trường quan trọng đối với sự sống trên trái đất và việc kiêm soátchất lượng không khí (CLKK) là vấn đề quan trọng đối với mỗi quốc gia

CLKK được sử dụng dé đo lường mức độ ÔNKK xung quanh chúng ta.CLKK được đánh giá thông qua hàm lượng của các chất độc hại và các hạt nhỏ

trong không khí, có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với sinh vật và môi

trường sống Vì vậy, một số thuật ngữ được dùng dé đánh giá chất lượng không

khí thường hay xuất hiện như: MTKK sạch, MTKK đạt chuẩn, MTKK chưa bị 6

nhiễm, MTKK bị ô nhiễm, MTKK bị ô nhiễm nghiêm trọng Như vậy, nhìn chung

ô nhiễm là sự hiện diện của các chất gây hại hoặc các yếu tố vật lý, hóa học hoặc

sinh học khác trong môi trường sống, làm việc hoặc sinh thái, vượt quá mức độ

chấp nhận được và có thể gây hại cho sức khỏe con người, động vật hoặc thiên

nhiên Do vậy, ÔNKK là tình trạng không khí bị gây ô nhiễm bởi các chất độc hại

hoặc các hạt bụi có kích thước lớn hơn so với tiêu chuẩn, có tác động tiêu cực đến

sức khỏe loài người và các sinh vật khác, cũng như có những ảnh hưởng khôngmong muốn đối với chất lượng cuộc sống

Các tác nhân tự nhiên và tác nhân nhân tạo được cho là nguyên nhân chính

gây ra sự suy giảm CLKK Các hiện tượng tự nhiên như bão, khói cháy rừng, phun

trào núi lửa, bụi sa mạc và sương mù, là các tác nhân tự nhiên Các hiện tượngnày có thé gây ra sự suy giảm CLKK trong khu vực gần hiện trường hoặc trongkhu vực lân cận Nguyên nhân nhân tạo gồm các hoạt động của con người như sảnxuất công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp, xây dựng, chế biến thực phẩm,đốt nhiên liệu, v.v Các hoạt động này có thé phat thai ra cac chất độc hại đối vớimôi trường như các kim loại nặng và hợp chất carbon, khí thải độc hại và bụi mịn.Những chat này làm tốn hại đến con người và động vật, gây ra hiện tượng đối khí

hậu và ảnh hưởng đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên Ngoài ra, tình trạng quátải dân số, sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực, cũng là một trong

những nguyên nhân chính góp phần làm sự suy giảm CLKK diễn ra nhanh hơn

Có thé dé dàng nhận thay rằng CLKK có ảnh hưởng trực tiếp đối với cuộc

sông của con người Suy giảm CLKK có thé gây ra những tác động không nhỏ đối

Trang 18

với sức khỏe của con người, đặc biệt là những đối tượng có sức đề kháng kém nhưngười già và trẻ nhỏ dé dẫn tới các bệnh liên quan đến hô hap, mệt mỏi, khó thở,

Theo ước tính của WHO (2016), số lượng bệnh nhân mắc các bệnh do

ONKK gây ra lên tới 9 triệu người và hơn 90% dân số thé giới phải sinh hoạt trongcác khu vực có chất lượng không khí kém Tiếp xúc với ÔNKK là lý do chính

khiến cho 6,5 triệu trường hợp tử vong sớm trên khắp toàn cầu Trong đó, các nướcđang phát triển và các đô thị lớn là những vùng đang chịu ảnh hưởng nặng nè nhất.Đặc biệt, hai phần ba số người tử vong do tiếp xúc với ÔNKK thuộc khu vực châu

Á - Thái Bình Dương Những tác động không mong muốn của ÔNKK lên tìnhtrạng sức khỏe của dân cư khu vực châu Á thuộc các vùng miền và trình độ pháttriển kinh tế là khác nhau ÔNKK trong nhà và xung quanh đã gây ra tổn thất lên

tới khoảng 5,11 tỷ USD cho nền kinh tế thế giới (2013) ONKK không chỉ gây

thiệt hại về tài sản mà còn gây ra những mat mát lớn cho con người Theo số liệuthống kê của Worldbank 2016, mức ton thất này được ước lượng khoảng 7,4 —

7,5% tông sản phần quốc nội của các quốc gia nằm trong khu vực Nam và Đông

Á Không chỉ vậy, các trường hợp tử vong do các nguyên nhân về dinh dưỡng,

thuốc lá và cao huyết áp còn đứng sau những trường hợp tử vong do tiếp xúc với

ÔNKK

1.2.2 Do lường chất lượng không khí

CLKK trong những năm gần đây được đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn của

WHO và các cơ quan môi trường quốc gia khác bao gồm các chỉ số riêng lẻ và chỉ

số tổng hợp

Chỉ số riêng lẻ

CLKK được đánh giá dựa trên các chỉ số riêng lẻ được sử dụng phô biến

trong việc đánh giá CLKK Thông số đo được của các loại chất đặc trưng trên một

số địa điểm cụ thê, như tại các trạm đo giá trị sẽ được tổng hợp và tính toán để đưa

ra chỉ số đánh giá CLKK Việc đánh giá này chỉ dựa trên một số chất gây ô nhiễm

không khí như: PM2.5, PM10, hàm lượng SO2 (Shi H và cộng sự, 2022), lượng

khí thai CO2 (N.A.Stepanova, 1952; Clarke và cộng sự, 1966), Có nhiều

phương pháp đo lường nồng độ CO2, tuy nhiên phương pháp đo lường bằng máy

đo khí là phương pháp phô biến nhất Cảm biến sẽ thay đổi điện trở hoặc điện ápkhi tiếp xúc với khí CO2 Điện trở hoặc điện áp này sau đó sẽ được chuyên đổithành tín hiệu số và được đọc bởi một máy tính hoặc một bộ đo khí CO2 Một sỐ

cảm biến sử dụng các loại chất hấp phụ dé hap thụ CO2 và thay đổi sự dẫn điện

Trang 19

của chất Các cảm biến khác sử dụng chất quang hóa đề phát sáng trong môi trường

có nồng độ CO2 cao hơn Khi khí CO2 tiếp xúc với chất quang hóa, nó sẽ hấp thụánh sáng và làm giảm lượng ánh sáng được phát ra, điều này có thé được do bằngcảm biến ánh sáng

Tóm lại, phương pháp này vẫn còn nhiều khuyết điểm khi chỉ đánh giá đượcCLKK trong phạm vi nhất định hoặc có thê bị ảnh hưởng bởi các yếu tô khác nhaunhư thời tiết, mùa, gió và các hoạt động sản xuất nhưng không phải là do chỉ số ônhiễm Vì vậy, dé đánh giá CLKK một cách chính xác hơn, cần phải sử dụng đồngthời nhiều phương pháp đánh để có thé đưa ra được kết quả toàn diện hoặc tùythuộc vào mục đích nghiên cứu dé lựa chọn phương pháp phù hợp

Chỉ số tổng hợp

Chỉ số tổng hợp trong đo lường CLKK là một chỉ số tổng quan được tính

toán dựa trên nhiều chỉ tiêu khác nhau dé đánh giá CLKK của một khu vực nào

đó Chỉ số tổng hợp thường được tính toán băng việc kết hợp các chỉ số đo lườngkhác nhau về các chất gây ô nhiễm Trong đó, chỉ số Chất lượng không khí (AQT)

là phương tiện phố biến để nhận xét CLKK và cung cấp thông tin về mức độ antoàn của không khí đối với sức khỏe của con người Các nghiên cứu về AQI vẫnđang được các nhà nghiên cứu về môi trường tiếp tục phát trién nhằm đưa ra môhình dự báo AQI hàng ngày và hướng tới như một cơ sở của quá trình ra quyết

định AQI được tính dựa trên nồng độ có trong không khí của các chất gây ÔNKK

như hàm lượng bụi PM2.5, PMI0, khí SO2, NO2, Cơ quan Bảo vệ Môi trường

Hoa Kỳ (EPA) là đơn vị phát triển ra chỉ số AQI và được rất nhiều nước trên thếgiới đưa vào áp dụng.

Có hai cách đo chỉ số AQI khác nhau dựa theo thời gian bao gồm: AQI ngày

và AQI giờ Theo EPA, “AQI ngày được tính dựa trên dữ liệu trung bình của các giá trị đo trong một ngày” Trong khi đó, “AQI giờ được tính dựa trên các giá tri

đo lường trong một khoảng thời gian ngắn hơn, thường là 1 giờ” AQI giờ có thé

cho kết quả nhanh hơn và cập nhật thường xuyên hơn dé giúp người dân có thé

theo đối CLKK trong thời gian thực Tuy nhiên, do dữu liệu đầy đủ hơn và thờigian đo đài hơn mà chỉ số AQI ngày cho kết quả chính xác hơn Thang điểm AQIđược chia thành sáu mức, từ "tốt" đến "nguy hiểm" với giá trị điểm số từ 0 đến

500 Cu thé, thang điểm AQI gồm có các mức như sau:

e_ 0-50: CLKK tốt, là môi trường lý tưởng cho con người

e 51-100: CLKK trung bình.

10

Trang 20

e 101-150: CLKK kém, có thé có những tác động không mong muốn đối với

sức khỏe của những người nhạy cảm.

e 151-200: CLKK xấu, có thé gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tất cả mọi

người.

© 201-300: CLKK rat xấu, có ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trong

e 300 trở lên: CLKK nguy hiểm, có hại nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe

và nguy hiểm đến tính mạng

Các giá trị điểm số AQI được tính toán bằng cách sử dụng các thông số đolường của các chất gây ONKK, bao gồm PM2.5, PM10, SO2, NO2, CO va O3

Các giá trị đo được này được đối chiếu với các tiêu chuẩn của WHO hoặc EPA dé

đánh giá mức độ ô nhiễm và điểm số AQI tương ứng

Do đó, các nhà nghiên cứu sẽ lựa chọn các chi số phù hợp dé xử lý van dé

dựa trên mục tiêu nghiên cứu ban đầu Bên cạnh đó, việc đo lường lượng CO2 thải

ra trong không khí cũng đóng vai trò không thé thiếu trong việc đánh giá CLKK

và được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu liên quan đến CLKK

1.3 Lý thuyết về mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và chất lượng

không khíĐầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những yếu tố quan trong gópphần vào phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia Tuy nhiên, không thể chỉ chú trọng vàophát triển kinh tế mà bỏ quên nhiệm vụ bảo vệ môi trường Nhiều nhà nghiên cứucho rằng FDI gây ra tác động không mong muốn đối với CLKK, nhưng cũng cónhững nghiên cứu cho thay FDI không có mối liên hệ hoặc tạo hiệu ứng tích cựcđối với CLKK Các kết qua này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như lĩnhvực đầu tư, quốc gia đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư

1.3.1 M6 hình chữ U ngược của Kuznet

Đường cong môi trường Kuznets (EKC) là một lý thuyết về mối quan hệgiữa tăng trưởng kinh tế và tình trạng môi trường, được đặt tên theo nhà kinh tếhọc Simon Kuznets (1950) Phát triển giả thuyết này, khoảng 40 năm sauGrossman và Krueger (1991, 1995) đã phát hiện ra mối liên hệ giữa tăng trưởngkinh tế và suy thoái môi trường theo hình dạng đường cong chữ U ngược (miêu tả

trong Hình 1) Sau đó, ý tưởng này được xác định là đường cong EKC bởi Panayotou (1993).

Đường cong EKC ban dau được giới thiệu dé giải thích mối quan hệ giữa

tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân của một quốc gia Nhưng sau này, đường

11

Trang 21

EKC được dùng dé lý giải sự tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và các van démôi trường, như ÔNKK, ô nhiễm nước và mắt rừng Đường cong EKC cho rằng,trong quá trình phát triển kinh tế, các quốc gia sẽ tăng cường hoạt động sản xuất

và tiêu dùng, dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của các vấn đề môi trường Tuynhiên, khi đất nước đó đạt đến một mức độ phát triển kinh tế nhất định, các van démôi trường sẽ bắt đầu giảm dần Hay cũng có thê được hiểu rằng, khi kinh tế củamột đất nước đạt đến một trình độ phát triển nhất định, các quốc gia đó có thể

chuyền hướng sang các hoạt động sản xuất sạch hơn và các hoạt động xã hội có ý

nghĩa bảo vệ môi trường hơn.

Bất bình đẳng

ry

“oS

Giai doan 1 Glal đoạn 2 Giai đoạn 3

on SỰ của sự của sự phát triển:

phat trien phat trién tăng trưởng nâng cao

kinh tế kinh tế " , `

Tăng trường

Hình 1 I Giả thuyết về Đường cong môi trường Kuznet (EKC)

Đường cong EKC trong các nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của FDI

đến CLKK tập trung vào việc phân tích mối quan hệ giữa lượng FDI và mức độ ônhiễm không khí trong các nước khác nhau Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, đặttrong bối cảnh những quốc gia có trình độ phát triển kinh tế còn hạn chế, FDIthường gây ra tinh trạng ô nhiễm nặng nè hơn, tuy nhiên, khi đất nước đạt đến mức

độ phát triển cao hon, tác động của FDI đến môi trường sẽ giảm dan và có thé thậmchí trở thành một yếu tố thúc day bảo vệ môi trường (Beckerman, 1992; Kaika &

Zervas, 2013; Panayotou, 1993) Có cùng ý kiến với quan điểm này, Kaika &Zervas (2013) cũng cho rằng tăng trưởng kinh tế đến một thời kỳ nhất định(Turning point) sẽ làm giảm mức độ ÔNMT đã được tạo ra ở thời gian đầu củaquá trình phát trién

Song, việc áp dụng đường cong EKC trong phân tích ảnh hưởng của FDIđến CLKK cũng gặp phải nhiều hạn chế và tranh cãi Các nghiên cứu cho thấy

rằng tình trạng ÔNKK phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả cơ cấu

12

Trang 22

kinh tế, chính sách quản lý môi trường, sự tiến bộ của năng lượng sạch, có thé táitạo và sự tăng trưởng dân số Do vậy, thay vì tập trung nghiên cứu đường congEKC, các nhà nghiên cứu khác cũng đã tạo ra các phương pháp mới dé nghiên cứu

về tác động của FDI đến ÔNMT, cũng như ảnh hưởng đến CLKK

1.3.2 Thuyết “Thiên đường ô nhiễm” (Pollution Haven Hypothesis - PHH)

Pollution Haven Hypothesis là một lý thuyết được đưa ra trong lĩnh vực

kinh tế môi trường, nó liên quan đến việc giải thích sự tập trung các hoạt động sảnxuất ô nhiễm trong các nước đang phát triển và kém phát triển

Thuyết PHH cho rằng các DN tại các nền kinh tế phát triển sẽ chuyển sảnxuất và các hoạt động ô nhiễm của họ tới các nước có môi trường luật pháp và quyđịnh về môi trường lỏng lẻo hon, giá cả nhân công rẻ hơn dé tận dụng những lợithế giá cả và môi trường cạnh tranh Mặt khác, D.Williamson và cộng sự (2006)

cũng cho rằng: “luật pháp và quy định, chính sách về bảo vệ môi trường tại các

nước đang phát triển càng dé dàng, lỏng lẻo càng hap dẫn đối các nguồn FDI từcác ngành công nghiệp “bân” dẫn đến mức độ ô nhiễm môi trường tăng lên quámức” Điều này dẫn đến sự tập trung các hoạt động sản xuất ô nhiễm tại các quốcgia đang phát triển, tạo ra các "khu vực ô nhiễm" hoặc "rác núi", làm suy giảm chatlượng môi trường và sức khỏe của cộng đồng địa phương Eskeland & Harrison(2002) cũng đã sử dụng thuyết về lợi thé so sánh dé giải thích thuyết PHH như sau:

“Các chi phí liên quan đến ÔNMT có xu hướng ngày càng tăng cao tại các nướcphát triển, vì vậy các ngành công nghiệp mat dan đi sức cạnh tranh so với cácngành công nghiệp ở quốc gia khác Tuy nhiên, nếu dịch chuyên các ngành côngnghiệp đó sang các những nền kinh tế đang phát triển, nơi có chi phi xử lý chấtthải thấp hơn và các chính sách pháp lý linh hoạt hơn, thì vẫn sẽ giữ được sức cạnhtranh đặc biệt là những ngành công nghiệp gây ONMT”

Có thé kết luận rằng, thuyết PHH cho rang các quốc gia đang phát triển cóthể trở thành "thiên đường ô nhiễm" khi các DN nước ngoài mang các hoạt động

sản xuất "bân" của họ sang đó Thuyết này cũng cho rằng các quốc gia phát triển

có thé trở thành "thiên đường xanh" khi chú trọng đến các sản phẩm sạch và quan

lý môi trường tốt hơn Thực tế đã chỉ ra rang quá trình dịch chuyên này có thé dẫnđến sự suy thoái môi trường và thậm chí còn gây cản trở quá trình phát triển bền

vững của các quốc gia đang phát triển

1.3.3 Thuyết “cải thiện 6 nhiễm” (Pollution Halo Hypothesis - PHaH)

Thuyết Pollution Halo Hypothesis (PHaH) là một lý thuyết mới giải thích

13

Trang 23

về tác động của FDI đến môi trường Theo lý thuyết này, FDI không chỉ gây raảnh hưởng tiêu cực đến môi trường ở các khu vực trực tiếp đầu tư mà còn có khảnăng tạo ra các tác động tích cực trên môi trường ở các khu vực xung quanh.

Thuyết PhaH cho rang FDI đem đến những tác động đáng mong đợi đối với

với mục tiêu phát triển kinh tế của quốc gia tiếp nhận đầu tư, đặc biệt là trong vấn

đề môi trường Điều này cũng đã được thê hiện ở kết quả nghiên cứu của Asghari(2013) và Zarsky (1999) Bằng việc chuyền giao công nghệ, nâng cao năng suất

và cải thiện quản lý sản xuất cũng như đảo tạo, cải thiện chất lượng lao động tạicác quốc gia tiếp nhận đầu tư, FDI đã giúp khắc phục tình trạng ÔNMT tại cácquốc gia này

Nội dung của PHaH là FDI sẽ đem lại các hiệu ứng tích cực trong vấn đề

môi trường tại các nước nhận đầu tư như: cải thiện, nâng cao CLKK, chất lượng

môi trường nước và môi trường đất đai; tăng cường hợp tác quốc tế; tạo cơ hộiviệc làm; và đôi nới công nghệ “Nguyên nhân là do các nhà đầu tư nước ngoài sẽ

áp dụng các tiêu chuẩn môi trường và công nghệ hiện đại ở nước của họ vào nước

nhận đầu tư” (Zarsky, 1999) Những công nghệ này thường được sử dụng trong

các ngành công nghiệp sạch như năng lượng tái tạo, xử lý nước thải, giảm khí

thải, Bên cạnh đó, Mielnik & Goldemberg (2002) cũng chi lập luận rang các

công nghệ hiện đại sẽ giúp tổng sản phẩm trong nước tăng lên đồng thời mức tiêuthụ năng lượng dé sản xuất các sản phẩm đó cũng sẽ giảm đi do đã được cải tiến

về mặt công nghệ va kĩ thuật Vì thế, tình trạng ÔNMT sẽ được cải thiện Bêncạnh đó, “FDI còn được xem như là động lực thúc đây sự phát triển của các côngnghệ tiết kiệm năng lượng, từ đó giúp giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng” (Hubler,

2009).

1.3.4 Các nghiên cứu thực nghiệm

Hiện nay, những tác động của FDI đến môi trường hay CLKK vẫn còn tồn

tại nhiều tranh cãi và chưa đi đến kết luận thống nhất

Bằng phương pháp kiểm định nhân quả Granger, Hoffmann và cộng sự

(2005) đã sử dụng dữ liệu trong khoảng 15- 28 năm tại 112 quốc gia trên thế giới

dé kiêm tra mối liên hệ giữa dòng vốn FDI và ONMT Bài nghiên cứu đã chứngminh được rằng FDI và ô nhiễm môi trường có mỗi quan hệ nhân quả và chịu sựtác động bởi trình độ phát triển của đất nước được nhận vốn đầu tư Trong đó, mốiquan hệ nhân quả của mức phát thải CO2 lên FDI được tìm thấy ở các quốc gia có

thu nhập thấp Các quốc gia có thu nhập trung bình thì mối quan hệ nhân quả có

14

Trang 24

biểu hiện ngược chiều so với các nước có thu nhập thấp, từ FDI lên CO2 Tuy vậy,nghiên cứu chưa đưa ra được bang chứng về mối quan hệ nhân quả giữa FDI và

CO2 tại các quốc gia có thu nhập cao

Nghiên cứu của Merican và cộng sự (2007) tìm hiểu về ảnh hưởng của FDIđến ÔNMT tại 5 quốc gia ở khu vực Đông Nam Á trong thời gian từ 1970 đến

2001 bằng phương pháp ARDL được nghiên cứu bởi Pesaran và cộng sự (2001)

Trong mô hình, thu nhập bình quân/người và giá tri gia tăng của ngành công nghiệp

được dùng đề kiểm soát sự biến động của lượng phát thải CO2 ở mỗi quốc gia Kếtquả cho thấy, có mối quan hệ thuận chiều giữa FDI và ô nhiễm tại Malaysia, Thái

Lan và Philippines Mối quan hệ này không đạt mức ý nghĩa thống kê tại

Singapore, và đối với Indonesia, FDI thậm chí còn giúp giảm thiểu lượng phát thải

CO2.

Acharyya (2009) đã nghiên cứu những tác động tích cực và cả tiêu cực của

FDI đối với An Độ từ 1998 — 2003 thông qua mô hình ARDL gồm các biến: tăng

trưởng GDP, FDI, mật độ dân SỐ, lượng phát thải CO2 Tác giả đã đưa ra được kết

luận rang ngoài những hiệu ứng tích cực mà FDI mang lại trong việc tăng trưởngkinh tế trong dài hạn của đất nước, FDI còn gây ra những tác động tiêu cực đối vớiMTKK tại An Độ khi nó đóng góp phan lớn trong việc làm gia tăng lượng phát

thải khí CO2 tại đây Bên cạnh đó, mô hình ARDL còn chỉ ra rằng trong dài hạn

các biến độc lập trong mô hình sẽ tạo hiệu ứng tích cực đối với CLKK

B Kirkulak, Bin Qiu va Wei Yin (2011) đã tổng hợp dữ liệu từ 286 thành

phố tại Trung Quốc thời ky 2001-2007 dé phân tích tác động của FDI đến CLKKtại quốc gia này Bằng hàm hồi quy tuyến tính với SO2 là biến phụ thuộc, FDI,dân số, phần trăm lao động làm việc trong lĩnh vực khoa học và phần trăm giá trịFDI trên tong sản phẩm là các biến độc lập, tác giả đã chỉ ra FDI, tốc độ phát triểnkinh tế và dân số cũng là nhân tố chính có tác động đến chất lượng không khí taiTrung Quốc Ngoài ra, nhóm tác gia cũng cho rang đường cong EKC là không canthiết và không áp dụng được trong khoảng thời gian nghiên cứu này

Nhằm nghiên cứu tác động qua lại giữa FDI, lượng phát thải khí CO2 vàtăng trường kinh tế ở Thỗ Nhĩ Kỳ, Mutafoglu (2012) đã tổng hợp dữ liệu từ quý Inăm 1987 đến quý IV năm 2009 tại quốc gia này Sử dụng kiểm định phân tíchđồng liên kết, tác giả đã tìm thay bang chứng về mối liên hệ giữa các biến trongdài hạn Bên cạnh đó, kiểm định nhân quả Granger của tác giả cũng chỉ ra rằng

“tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa các biến FDI, CO2 và tăng trưởng kinh tế”

15

Trang 25

Đây cũng là một trong những băng chứng làm tăng tính tin cậy cho giả thuyết thiênđường ô nhiễm (PHH) Mặc dù vậy, kết quả của ông không chứng minh được mối

quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại Thé Nhĩ Kỳ

Mohd Arshad Ansari và cộng sự (2019) đã sử dung dữ liệu bảng của 29

quốc gia bao gồm các quốc gia phát triển và đang phát triển tại châu Á trong giai

đoạn 1994-2014 đề tiễn hành phân tích những tác động của FDI đối với chất lượng

môi trường không khí Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp FMOLS và tìm

ra được bằng chứng cho thấy FDI có cả tác động tích cực và tiêu cực đến chấtlượng không khí Cụ thể, nhóm tác giả chỉ ra rằng FDI có tác động tích cực đến

CO2 tại các quốc gia Trung Á, Đông Á và Đông Nam Á, tuy nhiên các quốc gia

Tây Á lại có ảnh hưởng ngược lại, FDI có tác động tiêu cực đến CO2 tại nhữngquốc gia này Kết qua của nghiên cứu còn cho rằng thuyết “Thiên đường ô nhiễm”chỉ đúng với các quốc gia Tây Á và bác bỏ tính hợp lệ của thuyết này đối với cácquốc gia Đông Nam Á

Bang 1 1 Tổng hop các nghiên cứu thực nghiệm

Quốc gia

Tác giả oo; Phương pháp Biến

nghiên cứu

Hoffmamn et al 112 quốc gia Granger CO2

(2005) (1971-1999) Casuality Test | FDI

(1980-2012)

ENE

14 quốc gia Mỹ co2

Sapkota và Bastola , FEM

Latin FDI

(2017) REM

(1980-2010) GDP

16

Trang 26

Mutafoglu (2012) Thổ Nhĩ Kỳ

(1987 — 2009)

Granger Causality Test

CO2 GDP

FDI

Linh va Lin (2014) Việt Nam

(1980 - 2010)

Granger Causality Test

Tăng trưởng GDP

Độ mở thương

mại FDI

17

Trang 27

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG

CUA DAU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) DEN

CHÁT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TẠI VIỆT NAM

2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Tổng hợp lại các nghiên cứu thực nghiệm mà tác giả thu thập được sẽ là tiền

dé cho việc đề xuất các yếu tố nhằm phân tích anh hưởng của FDI đến CLKK taiViệt Nam Có thê dễ dàng nhận thấy lượng khí thải CO2, vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài FDI và GDP tại nước triếp nhận đầu tư là những yếu tố tương đồng trongphần lớn các nghiên cứu

Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu, các lý thuyết liên quan và các nghiêncứu thực nghiệm, dưới đây là khung nghiên cứu tác giả đề xuất:

Cơ hội việc

làm

Thu nhập bình

quân

Bồ sung vốn

Quy mô kinh tế

Lan tỏa công

Bên cạnh đó, việc bổ sung nguồn vốn FDI cũng đem lại những hiệu ứngtích cực trong việc tiếp thu, cải thiện trình độ công nghệ, đồng thời nâng cao nănglực, kinh nghiệm quản lý từ đó giúp trình độ sản xuất của quốc gia tiếp nhận đầu

18

Trang 28

tư được cải thiện Điều này sẽ giúp giảm bớt lượng khí thải CO2 ra môi trường và

có đóng góp tích cực trong việc nâng cao CLKK.

Ngoài ra, sự cuất hiện của các dòng vốn FDI cũng đồng thời tạo ra cơ hộiviệc làm cho lao động nước sở tại, từ đó giúp tăng mức thu nhập bình quân Mứcthu nhập bình quân được kỳ vọng sẽ góp phần làm giảm lượng phát thải ô nhiễm

Do khi mức thu nhập bình quân tăng, chất lượng cuộc sống của người dân cũngđược cải thiện Vì thế ý thức, nhu cầu và mong muốn có một môi trường sống tốthơn ở người dân tăng cao Điều này được kỳ vọng sẽ có những đóng góp tích cực

trong việc cải thiện CLKK.

Cuối cùng, dân số cũng là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng

trong việc làm gia tăng mức thải ô nhiễm ra môi trường tại Việt Nam.

Như vậy, tác giả điều chỉnh và lựa chon ra các biến đưa vào mô hình dé

phân tích như sau:

CO2 = a; + By FDI, + B2GRDPi, + B3INCy + ByPOPit + Fit

£¡y là sai số ngẫu nhiên

Về số liệu sử dụng trong mô hình, tác giả sử dụng số liệu cung cấp bởi Ngân

hàng Thế giới (World Bank) và Tổng cục Thống kê cho giai đoạn 2012 — 2020

2.2 Phương pháp thống kê nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp nước

ngoài FDI đến chất lượng không khí

2.2.1 Nguyên tắc lựa chọn phương pháp phân tích

Đề đảm bảo tính chính xác và thu được hiệu quả cao trong quá trình phântích, việc lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp là rất quan trọng Các phươngpháp phân tích cần đáp ứng được các nguyên tắc sau:

- Dựa trên mục đích nghiên cứu của đề tài, những đặc điểm và tính chất củahiện tượng nghiên cứu, cùng với mối quan hệ giữa chúng dé xác định được nhiệm

vụ, mục tiêu cụ thể của phân tích thống kê va tài liệu cần thiết dé vận dụng phươngpháp phân tích Các chỉ tiêu cẦn xem xét và tính toán kết quả phân tích dé đưa ra

19

Trang 29

những kết luận thích hợp.

- Trước khi thực hiện phân tích, việc lựa chọn và đánh giá tài liệu là rất quantrọng để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của kết quả phân tích Đặc biệt, cácphương pháp phân tích cần phải có mối liên kết với nhau, đồng thời phải được lựa

chọn một cách can thận và đánh giá kỹ lưỡng dé đảm bảo tính hiệu qua và phù hợp

với mục đích nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích được lựa chọn phải thực hiện được và cho ra kếtquả đã nêu ở mục đích nghiên cứu của đề tài

2.2.2 Phương pháp thống kê nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp nước

ngoài đến chất lượng không khí

2.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả sử dung dé mô tả các đặc điểm cơ bản của dữliệu thông qua các tiêu chí như: giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị trung bình

và độ lệch chuan, dé từ đó khái quát về dòng vốn FDI dau tư vào Việt Nam và tác

động của nó đến lượng phát thải khí CO2

Đồ thị thống kê là sự kết hợp giữa số liệu và hình vẽ dé trình bày về các đặcđiểm cơ bản của hiện tượng nghiên cứu, chỉ ra các đặc trưng cơ bản về bản chất và

xu hướng của hiện tượng.

2.2.2.2 Phương pháp phân tích tương quan

Phương pháp phân tích tương quan được sử dung dé chỉ ra mối liên hệ tương

quan giữa các chỉ tiêu của hiện tượng nghiên cứu Các bước trong quá trình phân

tích gồm:

- Phân tích định tính kết hợp cùng phương pháp phân tổ và đồ thị để xác

định được bản chất và xu thế của mối quan hệ

- Đưa ra mối liên hệ tương quan bằng việc tính toán các tham số của phươngtrình hồi quy tuyến tính hoặc phi tuyến tính

- Sử dụng hệ số tương quan hoặc tỷ số tương quan đề đánh giá sự chặt chẽcủa mối quan hệ tương quan Hệ số tương quan Pearson là chỉ số tốt nhất dé đo

lường mức độ tương quan tuyến tính giữa hai biến

2.2.3 Phương pháp hồi quy với dữ liệu mảng

2.2.3.1 Tổng quan về dữ liệu mang (DLM)

Dữ liệu mảng được sử dụng trong thống kê để phản ánh quy mô của một

hiện tượng theo cả thời gian và không gian Dữ liệu chuỗi thời gian và dữ liệu chéo

20

Ngày đăng: 20/05/2024, 01:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. I Giả thuyết về Đường cong môi trường Kuznet (EKC) - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nghiên cứu tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến chất lượng không khí tại Việt Nam
Hình 1. I Giả thuyết về Đường cong môi trường Kuznet (EKC) (Trang 21)
Hình 2. 1 Khung phân tích nghiên cứu - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nghiên cứu tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến chất lượng không khí tại Việt Nam
Hình 2. 1 Khung phân tích nghiên cứu (Trang 27)
Hình nghiên cứu được trình bày dưới bảng sau: - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nghiên cứu tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến chất lượng không khí tại Việt Nam
Hình nghi ên cứu được trình bày dưới bảng sau: (Trang 41)
Bảng 3. 2 Ma trận hệ số twong quan - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nghiên cứu tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến chất lượng không khí tại Việt Nam
Bảng 3. 2 Ma trận hệ số twong quan (Trang 42)
Bảng 3. 4 VIF của các biến - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nghiên cứu tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến chất lượng không khí tại Việt Nam
Bảng 3. 4 VIF của các biến (Trang 46)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w