1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Đánh giá công tác huy động vốn tại ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2016-2019

61 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chuyên dé với dé tài “Đánh giá công tác huy động vốn tạingân hàng TMCP Bắc A chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2016-2019” em xingửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô thuộc khoa Kinh tế học — trường Daihọc Kinh tế Quốc Dân đã trang bị những kiến thức cơ bản cũng như chuyên sâuđể em có thể hoàn thành chuyên đề của mình Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâusắc tới cô PGS.TS Hoàng Yến đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện cho emtrong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành chuyên đề.

Cuối cùng em xin cảm ơn các anh chị trong Ngân hàng TMCP Bắc Á chỉnhánh Thăng Long đã giúp đỡ em hoàn thành tốt quá trình thực tập của mình.

Do kiến thức thực tế của em còn hạn chế, nên chuyên đề không tránh khỏinhững thiếu sót, em mong nhận được các ý kiến đóng góp của thầy cô.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2020

Lê Thị Huyền

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG, BIÊU ĐÒDANH MỤC VIET TAT

:790(067100735 1CHUONG I: TONG QUAN CHUNG VE HUY ĐỘNG VON VÀ HIỆU

QUA HUY DONG VON CUA NGAN HANG THUONG MẠI.

1.1 TONG QUAN VE NGAN HÀNG THUONG MAL -s2

1.1.1 Khái niệm ngân hang thương mi - + 5+ ++k£sx+k+vEskseseeserersee 41.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mạai - - 5 «+ + £+x£+exsxeeeeeeerex 41.1.3 Vai trò của ngân hàng thương mạii + S+ + *k#sEsvsxesekrskrersee 61.1.4 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 5 ++s++ 8

1.2 HOAT DONG HUY DONG VON CUA NGAN HANG THUONG MAI 91.2.1 Khái niệm huy động VOI ccecssesssseessssessssesssssessssessssessssessssecsssesesseecssseeesseeess 91.2.2 Phân loại nguồn vốn của ngân hàng thương mạii -¿5zcs¿ 91.2.3 Vai trò của vốn huy động đối với ngân hàng thương mại - 111.2.4 Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mặại - 121.3 CÁC CHỈ TIỂU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUA HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG

VON CUA NH TM.ssecssssssssssssssssossssssssssssssssscsossssessssssssossssssssssssssssssssssssssssssssssoses 14

1.3.1 Chi ti6u dink tinh cece 141.3.2 Chi tiêu định lượng - -5- + s11 919v 1v ng gi, 14

1.4 CÁC NHÂN TO ANH HUONG TỚI HOAT ĐỘNG HUY ĐỘNG VONCUA NHTTM -sss<cvcvssessrrssee

1.4.1 Nhân tố khách quan

1.4.2 Nhân tố chú quan s s<se©+s©E+s©rvsetrrsstrrrsssrrsssrrsssrrsssrr 171.5 TÓM TAT CHUONG ss< ss2+se©©SrxsetSrretsrrsteetsresersrke 19CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNGVON TẠI NGÂN HÀNG TMCP BAC A CHI NHANH THANG LONG

GIAI DOAN 2016 - 2019 csscssssssssssssssssssesssseccssnscessecssssccsssssssseesssesssssessasesssseesses 20

2.1 TONG QUAN VE NGAN HÀNG TMCP BAC A - CHI NHÁNH

THANG LONG ec- 202.1.1 Lich sử hình thành và phát triỀn -¿-2222++2c2xxrrtrrrrrerrrrrerrrrrcee 202.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Bắc A chi nhánh Thăng Long 21

Trang 3

2.1.3 Hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thăng

ID 23

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÓN CỦA NGÂN HÀNGTMCP BAC A CHI NHANH THĂNG LONG GIAI DOAN 2016-2019 242.2.1 Quy mô nguồn vốn tiền gửi cua Ngân hang TMCP Bac A chi nhánh Thăng

Long giai doan 2016-2019 0n 24

2.2.2.Cơ cau tiền gửi theo loại tiền tai ngân hang Bac A - Chi nhánh Thăng Long

giai đoạn 2016 — 2Ú 1 - tà kh nh HH HH TH TT TT nà nh Hư 28

2.2.3 Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn tại ngân hàng Bắc Á - Chi nhánh Thăng Long

giai đoạn 2016 — 2 1 - - + tàn TH TT TH TH TT HT HT Hàn 30

2.2.4 Nguồn vốn huy động tiền gửi theo đối tượng tại ngân hang Bắc A - Chi

nhánh Thăng Long giai đoạn 2016-20110 ¿+ 5S ‡E‡E*teEkekrkrrrerrrrree 332.2.5 Doanh thu, chi phí và lợi nhuận giai đoạn 2016-2019 «+ 362.2.6 Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ tin dụng - -¿- «+ + ++x+x£sxsxrseeeesesxse 38

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VE HIỆU QUA HUY DONG VON CUA NGÂNHÀNG TMCP BẮC Á CHI NHÁNH THĂNG LONG GIAI ĐOẠN 2016-2.3.1 Những thành tựu đạt được trong hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng

TMCP Bắc A chi nhánh Thăng Long . -2 2¿©++22+++2cx+cvzxesrrseee 392.3.2 Những hạn chế trong hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Bắc Á

chi nhánh Thăng Long +: + E2 EE2kEvEEEEEEEEkSkEkkEkEkkrkrkkrkreree

GUAT Of 44

3.2 MỘT SO GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIEU QUA HUY ĐỘNG VON TAINGAN HÀNG BAC A CHI NHÁNH THĂNG LONG -s- 44

Trang 4

3.2.1 Xây dựng chiến lược trong cơ cấu huy động vốn -¿-cs+ 443.2.2 Tăng cường các hoạt động tiếp thị, quảng cáo trong huy động vốn 453.2.3 Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng 2 +¿+c+z+cxz+zxz+rxee 453.2.4 Xây dựng những chính sách ưu đãi theo gói lãi suất linh hoạt 463.2.5 Thực hiện chiến lược cạnh tranh huy động vốn năng động và hiệu quả 463.2.6 Dao tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng 473.3.7 Kiến nghị đối với Hội sở chính BacA Bank -©sc©cxscccxz 473.4 MO HÌNH ĐỊNH LƯỢNG scssvcvssecvsserrssserssserrsssrrsee 48TÓM TAT CHUONG 3 ° teEEEEEEEEEEEEEEL EEEEE Ad.ddEE 53KET LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

DANH MỤC BANG, BIEU DO

Bảng 2.1 Quy mô nguồn vốn tiền gửi từ TCKT và cá nhân tại ngân hang Bac A

chi nhánh Thang Long giai đoạn 2016-20 19 5 652 +s+x+£+x+exex+ereeseree 25

Bảng 2.2 Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền tại ngân hàng Bắc Á- chỉ nhánh Thăng

Long giai đoạn 2016-20 1Ô - ¿c5 124 121131 1 11 111 11110211101 1010k He 28

Bảng 2.3 Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn tại ngân hàng Bắc A -chi nhánh Thăng

Long giai doan 2016-2019 0n 6/3 30

Bảng 2.4 Nguồn vốn huy động theo đối tượng tại ngân hang Bac A — chi nhánh

Thăng Long giai đoạn 2016-2019

Bảng 2.5 Tình hình thu nhập và chi phí của Ngân hàng TMCP Bắc A chi nhánh

Thăng Long giai đoạn 2016 — 2019 - - + tk v.v nh ngư 36

Bảng 2.6 Tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng TMCP Bắc A chi nhánh Thăng Long

Long giai đoạn 2016-2010 + + 2 St E23 E51 3191 1 111 11011111 ghi, 28

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn tại ngân hàng Bắc A -chi nhánh Thăng

Long giai doan 2016-2019 0 88Ẻ t - 31

Biểu đồ 2.4 Nguồn vốn huy động theo đối tượng tại ngân hàng Bac A - chi

nhánh Thăng Long giai đoạn 2016-2019 .-5- 5555 ss + £sx+e>se+

Biểu đồ 2.5 Tình hình thu nhập và chi phi của Ngân hàng TMCP Bắc A chi

nhánh Thăng Long giai đoạn 2016 — 2(10 ¿5 65+ ++x+£sxekrseeeesesxee 37

Biểu đồ 2.6 Ty lệ nợ quá hạn của ngân hàng TMCP Bac A chi nhánh Thăng

Long năm 20 16-2 Í9 - + th 9v 1v 1v TH TH HT TT Tnhh 38

Trang 6

DANH MỤC VIẾT TẮT

TMCP : THUONG MAI CO PHAN

NHTM : NGAN HANG THUONG MAINHNN : NGAN HANG NHÀ NƯỚC

NHTW : NGAN HANG TRUNG UONGVCSH : VON CHU SO HUU

TCKT : TO CHUC KINH TETCTD : TO CHỨC TÍN DUNGVHD : VON HUY DONG

HĐQT : HỘI DONG QUAN TRI

Trang 7

PHAN MO ĐẦU1.Lý do chọn chú dé nghiên cứu

Quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam đã và đang khẳng định vị trí và vai

trò quan trọng của ngân hàng thương mại, với những nghiệp vụ không ngừng

được cải thiện và mở rộng cho phủ hợp nhằm đáp ứng nhu cầu vốn và cung cấpcác dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế và dân cư Việc làm này của các ngânhàng thương mại đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đây mạnh xuấtkhẩu, đầu tư sản xuất, đối mới thiết bị, hiện đại hóa công nghệ, mở rộng quy mô

sản xuất, góp phần thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa Dé có thé thực hiệntất cả các nghiệp vụ trên ngân hàng phải có nguồn vốn Vốn là yếu tô đầu vào cơbản va rất quan trọng đối với bat kỳ một doanh nghiệp nao dé xây dựng và duytrì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh Đối với một ngân hang thương mại việckinh đoanh dựa trên việc huy động tiền gửi từ khách hàng rồi cho vay và làm cácdịch vụ khác thì nguồn vốn cảng trở nên quan trọng Vì vậy vốn là một trongnhững tiêu chí để đánh giá quy mô hoạt động của ngân hàng.

Thực tế tại các ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay, vốn tự có chỉchiếm một tỷ lệ nhỏ còn lại phần lớn là vốn huy động, vốn đi vay và vốn khác.Trong đó vốn huy động luôn chiếm ty trọng lớn nhất và tính ổn định nhất Dovậy công tác huy động vốn có vai trò to lớn quyết định đến khả năng hoạt độngvà phát triển của ngân hàng Việc khai thác lượng tiền nhàn rỗi trong các hộ giađình, các tổ chức kinh tế xã hội hay tổ chức tin dụng khác của ngân hàng thương

mại còn nhiêu vân dé cân cải thiện va bô sung.

Trong giai đoạn hiện nay, đa số nguồn vốn của các ngân hàng thương mạicổ phan là ngắn hạn Nhiều ngân hàng chịu vay với lãi suất cao dé dam bảo thanhkhoản và đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng tài sản dẫn đến kinh doanh khônghiệu quả và phát triển không bền vững, đặt ngân hàng trước nguy cơ rủi ro lãisuất, rủi ro thanh khoản Do vậy làm thé nào để giảm chi phí, tăng kha năng sinhlời cho ngân hàng, huy động được nguồn vốn ồn định tập trung đặc biệt là vốntrung và đài hạn là vấn đề đặt ra rất cần thiết đối với các ngân hàng thương mạinói chung và Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thăng Long nói riêng.

Ngân hàng TMCP Bắc A chi nhánh Thăng Long đã trải qua gần 14 năm hoạtđộng, với định hướng phát triển tăng cường huy động vốn là ưu tiên hàng đầu,

1

Trang 8

trong những năm qua hoạt động huy động vốn của chi nhánh du đã có nhữngthành công nhất định, nhưng không phải không có những hạn chế Đặc biệt trongthị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt với các ngân hàng và tô chức tín dụngkhác, thì việc nâng cao hiệu quả huy động vốn càng cần được chú trọng.

Căn cứ vào tình hình thực tế và các kiến thức tiếp thu được, dưới sựhướng dẫn của PGS.TS Hoàng Yến và sự giúp đỡ của các anh chị tại ngân hàngTMCP Bắc Á - chi nhánh Thăng Long, em đã lựa chọn dé tài “ Đánh giá hiệuquả công tác huy động vốn tại ngân hàng TMCP Bắc Á - chỉ nhánh Thăng Longgiai đoạn 2016-2019” làm đề tài chuyên đề của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chỉ

nhánh Thăng Long giai đoạn 2016 - 2019.

- Dé xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chỉ nhánh

Thăng Long.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng huy động vốn.

Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi không gian: Ngân hàng TMCP Bắc A chi nhánh Thăng Long.

- Phạm vi thời gian: giai đoạn 2016- 2019.

4 Phương pháp nghiên cứu

Chuyên dé đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương phápphân tích hoạt động kinh tế, phương pháp thống kê mô tả và phương pháp kinh tế

5 Kết cấu của chuyên đề

Chuyên đề được chia thành 3 chương như sau:

Chương I: Tổng quan chung về huy động vốn và hiệu quả huy động vốn

Trang 9

của Ngân hàng thương mại.

Chương II: Đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàngTMCP Bắc Á chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2016-2019.

Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân

TMCP Bắc A chi nhánh Thăng Long.

Trang 10

CHƯƠNG I

TONG QUAN CHUNG VE HUY ĐỘNG VON VÀ HIỆU QUAHUY DONG VON CUA NGÂN HÀNG THUONG MẠI.

1.1 TONG QUAN VE NGAN HANG THUONG MAI

1.1.1 Khai niệm ngân hàng thương mai

Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM:

« Mỹ: “Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ,chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp

dịch vụ tài chính”.

« Dao luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: “Ngân

hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyênlà nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hìnhthức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiếtkhấu, tín dụng và tài chính”.

« Ở Việt Nam, định nghĩa Ngân hàng thương mại “là tổ chức kinhdoanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền ký gửitừ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay,thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”.

Từ những nhận định trên có thé thay NHTM là một trong những định chếtài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụcơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán Ngoài ra,NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sảnphẩm dịch vụ của xã hội.

1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại1.1.2.1 Chức năng trung gian tin dụng

Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất

của NHTM Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là

cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn Với chức năng này,ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò nhận tiền gửi, vừa đóng vai trò là ngườicho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suấtcho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và

người ổi vay

Trang 11

Đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúcđây tăng trưởng kinh tế thông qua việc cung ứng vốn dé đảm bao quá trình táisản xuất được thực hiện liên tục với quy mô ngày một mở rộng Thực hiện chứcnăng này, ngân hàng thương mại đã biến vốn tạm thời nhàn rỗi chưa tham giahoạt động thành vốn hoạt động, kích thích quá trình luân chuyển vốn thúc đây

sản xuất kinh doanh phát triển.

Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhấtcủa ngân hàng thương mại quyết định sự tổn tại và phát triển của ngân hàng đồngthời cũng là cơ sở đề thực hiện các chức năng khác.

1.1.2.2 Chức năng trung gian thanh toán

Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân,thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoảntiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền

gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ.

Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiệnlợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tíndụng Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanhtoán phù hợp Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mangtheo tiền dé gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thé sử dụng mộtphương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán Đối với ngân hàngthương mại, chức năng này góp phần ứng thêm lợi nhuận cho ngân hàng thôngqua việc thu lệ phí thanh toán, tăng nguồn vốn cho vay của ngân hàng thể hiệntrên số dư có trong tài khoản tiền gửi của khách hàng.

Các chủ thé kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảmbảo thanh toán an toàn Chức năng này vô hình trung đã thúc day lưu thông hànghóa, đây nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần pháttriển kinh tế.

1.1.2.3 Chức năng tạo tiền

Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM.Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại vàphát triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù củamình đã vô hình trung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế.

Trang 12

Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là

chức năng tín dụng và chức năng thanh toán Thông qua chức năng trung gian tín

dụng, ngân hang sử dung số vốn huy động được dé cho vay, số tiền cho vay ra lạiđược khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dutrên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phậncủa tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ Vớichức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trongnền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội Ngân hàng thươngmại tạo tiền phụ thuộc vào tỉ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương đã ápdụng đối với NHTM, do vậy ngân hàng trung ương có thé tăng tỉ lệ này khi

lượng cung tiền vào nền kinh tế lớn.

Các chức năng của ngân hàng thương mại có mối quan hệ chặt chẽ, b6 sung, hỗtrợ cho nhau, trong đó chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản nhất,tạo cơ sở cho thực hiện các chức năng sau Đồng thời khi ngân hàng thực hiện tốtchức năng thanh toán và chức năng tạo tiền lại góp phần làm tăng nguồn vốn tín

dụng, mở rộng hoạt động tín dụng.

1.1.3 Vai trò của ngân hàng thương mại

1.1.3.1 Ngân hàng thương mai là nơi cung cấp vốn cho nên kinh tế

Thực tế cho thấy, dé phát triển kinh tế các đơn vị kinh tế cần phải có mộtlượng vốn lớn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác.Nhưng điều khó khăn hơn là cần có người đứng ra tập trung lượng tiền nhàn rỗi ởmọi nơi mọi lúc và kịp thời cung ứng cho nơi cần vốn Bằng vốn huy động đượctrong xã hội thông qua hoạt động tín dụng, NHTM đã cung cấp vốn cho các hoạtđộng kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn một cách kịp thời cho quá trình sản xuất Làmột kênh phân phối vốn có hiệu quả, NHTM tạo điều kiện cho các doanh nghiệpcó khả năng tận dụng cơ hội đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiến quitrình công nghệ, từ đó nâng cao năng suất lao động đề có thể đứng vững trong sựcạnh tranh khốc liệt của thị trường Với khả năng cung cấp vốn, NHTM đã trởthành một trong những điểm khởi đầu cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

1.1.3.2 Ngân hàng thương mai là cau nối các doanh nghiệp với thị trường.

Bước sang cơ chế thị trường, đòi hỏi sự phát triển của tín dụng, Ngânhàng đã làm biến đổi hoạt động thủ công trong các nhà máy, xí nghiệp bằng cácdây chuyền sản xuất hiện dai năng suất cao, thực hiện chuyền giao công nghệ từ

Trang 13

các nước tiên tién- điều không thể thực hiện bằng vốn tự có của các doanh nghiệpvốn dĩ đã rất ít ỏi Bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng còn cung cấp một phần vốnkhông nhỏ trong việc tăng cường nguồn vốn lưu động của các doanh nghiệp- mộtvấn đề luôn là mối lo thường trực của các doanh nghiệp Một khía cạnh khác đòihỏi sự có mặt của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp, đó là nguồn ngânquỹ dé dành cho việc dao tạo đội ngũ lao động phù hợp với sự phát triển củakhoa học - kỹ thuật - công nghệ cao Đặc biệt trong điều kiện nước ta vẫn cònthiếu nhiều những chuyên gia đầu ngành, những cán bộ có năng lực và nhữngcông nhân lành nghề Như vậy, NHTM chính là cầu nối đưa doanh nghiệp đếnvới thị trường, giúp doanh nghiệp tìm được vốn đầu vào, bôi trơn hoạt động sảnxuất kinh doanh và thanh toán dé tạo ra thành phâm cho thị trường.

1.1.3.3 Ngân hàng thương mại là một công cu để Nhà nước điều tiết vĩ mô nênkinh tế.

Cùng với sự vận động của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng được chia làmhai cấp: Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng chuyên doanh (NHTM) NHTWđược Nhà nước cấp vốn cho hoạt động và sử dụng như công cụ dé quản lý hoạtđộng tiền tệ, điều tiết chính sách tiền tệ quốc gia Nhà nước điều tiết ngân hàng,ngân hàng dẫn dắt thị trường thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán giữacác Ngân hàng thương mại trong hệ thống từ đó góp phần mở rộng khối lượngtiền cung ứng trong lưu thông và thông qua việc cung ứng tín dụng cho cácngành trong nền kinh tế, Ngân hàng thương mại thực hiện việc dẫn dắt các luồngtiền tập hợp và phân chia vốn của thị trường, điều khiển chúng một cách có hiệuquả Thông qua hoạt động của NHTM với các chủ thể khác trong nền kinh tế,mọi thông tin có liên quan đến việc hoạch định chính sách tiền tệ sẽ được phảnhồi lại NHTW, giúp NHTW có thể hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô phùhợp trong từng thời kỳ dé dam bảo thúc day nền kinh tế tăng trưởng và phát triển

hoạt động của Ngân hàng thương mại trong các lĩnh vực kinh doanh như nhận

7

Trang 14

tiền gửi, cho vay, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ ngoại hồi, ủy thác đầu tư, và

các nghiệp vụ khác Đặc biệt là các hoạt động thanh toán quốc tế, buôn bán ngoạihối, quan hệ tín dụng với các ngân hàng Nhà nước đã trực tiếp hoặc gián tiếp tácđộng góp phần thúc đây hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và thông qua đóNgân hàng thương mại đã thực hiện vai trò điều tiết tài chính trong nước phủ hợpvới sự vận động của nén tài chính quốc tế.

1.1.4 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

1.1.4.1 Hoạt động huy động vốn

Ngoài số vốn tự có được hình thành từ vốn điều lệ, quỹ dự trữ và lợinhuận giữ lại thì các ngân hàng thương mại chủ yếu tạo lập vốn thông qua việc

huy động nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi trong xã hội.

Nghiệp vụ huy động vốn là một trong những nghiệp vụ cơ bản của

NHTM đã tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội thông qua các hình thức huyđộng như: tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, vốn đi vay NHNN hoặc TCTDkhác Ngân hàng mở các dịch vụ nhận tiền gửi và cam kết hoàn trả đúng hạn cảlãi lẫn gốc cho khách hàng Dé tim va thu hút các khoản tiền gửi các ngânhàng thương mại thường đưa ra những mức lãi suất huy động khá hấp dẫn,kèm theo các chương trình khuyến khích gửi tiền như phần thưởng cho kháchhàng gửi tiền Sau khi thu hút vốn ngân hàng sẽ “ gián tiếp” thu “phí” thôngqua thu nhập của việc sử dụng khoản tiền đó Hoạt động vốn là hoạt động cơ sởcũng như tiền đề cho hoạt động cho vay Bất kỳ một ngân hàng nào muốn chovay được đều phải huy động vốn Huy động vốn vừa sinh lời cho các cá nhân, tôchức gửi tiền cũng vừa tạo nguồn vốn cho chính ngân hàng thực hiện hoạt độngkinh doanh tiền tệ.

e Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bênmua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu

Trang 15

hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ

theo hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.

¢ Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tin dụng, theo đó tổ chức tín dungcam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ tài

chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không

đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tô chức tín

dụng theo thỏa thuận.

1.1.4.3 Hoạt động cung ứng các dịch vụ khác

— Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phươngtiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu,ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác chokhách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.

— Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng.

— Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước

cho phép.

— Thực hiện thu và phát tiền mặt cho khách hàng.

— Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàngNhà nước.

1.2 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.2.1 Khái niệm huy động von

Huy động vốn là một nghiệp vụ cơ bản của các ngân hàng thương mạinhằm thu hút vốn từ các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế để phục vụ mục

đích hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

1.2.2 Phân loại nguồn vốn của ngân hàng thương mại1.2.2.1 Vốn chủ sở hitu( vốn tự có)

Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại là vốn tự có do ngân hàng tạolập được thuộc sở hữu của ngân hàng thương mại Vốn chủ sở hữu của ngân hàngthương mại gồm: vốn cấp 1 và vốn cap 2.

Vốn cấp 1 bao gồm vốn điều lệ, quỹ dự trữ bổ sung, quỹ dự phòng tàichính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, lợi nhuận không chia.

Trang 16

e Vốn điều lệ:

Vốn điều lệ là số vốn được ghi trong điều lệ hoạt động của NHTM Nguồnvốn này có thê khác nhau phụ thuộc vào mỗi hình thức sở hữu của ngân hàngthương mại Nếu là ngân hàng thương mại thuộc sở hữu Nhà nước thì vốn điều lệdo ngân sách nhà nước cấp và được bổ sung trong quá trình hoạt động Nếu làngân hàng cô phan, liên doanh thì do cô đông và các bên liên doanh đóng góp.

Quỹ dự phòng tai chính là các khoản dự phòng tổn that được xem như làmột bộ phận của vốn tự có để bù đắp thua lỗ Ở Việt Nam theo văn bản hiệnhành, NHTM được trích 10% từ lợi nhuận sau thuế hàng năm, số dự trữ nàykhông vượt quá 25% vốn điều lệ của ngân hàng thương mại.

Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vu, lợi nhuận không chia, các quỹ này được

trích lập và sử dụng theo quy định của pháp luật.

1.2.2.2 Vốn nợ

Vốn nợ của ngân hàng thương mại được tạo lập từ các khoản tiền gửi,

phát hành giấy tờ có giá, vay các tổ chức tín dụng khác, vay của NHTW và từcác nguồn khác Trong đó nguồn vốn huy động từ tiền gửi chiếm tỷ trọng lớnnhất trong tổng vốn huy động của ngân hàng Nó là những khoản tiền tệ mà ngânhàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội Ngânhàng chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu với nguồn vốn này vàphải có trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi khi chủ sở hữu có nhu cầurót vốn Vì nguồn vốn này luôn biến động nên ngân hàng phải có dự trữ một tỷ lệhợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán khi cần thiết.

10

Trang 17

Vốn huy động của ngân hàng thương mại chủ yếu bao gồm: Nhận tiền gửicủa các tô chức kinh tế, huy động từ các tầng lớp dân cư (tiết kiệm, có kỳ hạn và

không kỳ hạn).

1.2.3 Vai trò của vẫn huy động đối với ngân hàng thương mại

Ngân hàng với đặc thù hoạt động kinh doanh là “đi vay để cho vay” nênnguồn vốn đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng có vai trò hết sức quantrọng, nó là yếu tố chủ chốt quyết định đến khả năng kinh doanh của mỗi ngânhàng, là yếu tố quyết định đến khả năng sinh lời, khả năng cạnh tranh cũng nhưkhả năng phòng chống rủi ro của ngân hàng.

1.2.3.1 Vốn huy động quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng

Khi ngân hàng có nguồn vốn lớn, đồi dao thì ngân hàng sẽ có đủ khả năngthực hiện đa dạng hóa sản phẩm dé đáp ứng nhu cầu tốt nhất dich vụ của kháchhàng Đồng thời nguồn vốn lớn còn giúp ngân hàng mở rộng mạng lưới chỉ nhánh,hiện đại hóa cơ sở vật chat, Khi tiềm năng vốn lớn các NHTM có thé tự chủ cơ hội

kinh doanh của mình, tự tạo ra một hình ảnh riêng cho ngân hàng, từ đó sẽ tạo ra

được sức hút đối với khách hàng Một ngân hàng có nguồn vốn lớn có thé phục vụnhiều nhu cầu vay vốn, đem lại lợi nhuận và nâng cao hình ảnh của ngân hàng, giúp

ngân hàng không ngừng mở rộng quy mô hoạt động và tín dụng.

1.2.3.2 Vốn huy động quyết định đến khả năng thanh toán và đảm bảo uy tin của

các ngân hàng

Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường uy tín là vấn đề mà bất cứ doanhnghiệp nào cũng phải đặt lên hàng đầu, đặc biệt đối với các NHTM Một ngânhàng có uy tín tốt trên thị trường sẽ thuận lợi huy động được nguồn tiền nhàn rỗitừ các cá nhân, tô chức kinh tế, Nguồn vốn lớn sẽ giúp ngân hàng có khả năngchống đỡ đối với việc rút tiền của khách hàng lớn hơn vì dự trữ sơ cấp của họlớn Khi ngân hàng có nguồn vốn lớn thé hiện khả năng chống rủi ro cao hơn,

khách hàng sẽ tin tưởng hơn.

1.2.3.3 Vốn huy động ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng

11

Trang 18

Khi ngân hàng thương mại có nguồn vốn lớn có thé cạnh tranh và đành ưuthế so với các ngân hàng khác cả về giá và chất lượng dịch vụ Khi ngân hàng cónguồn vốn lớn có thể đa dạng hóa các loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu khác

nhau của khách hàng, từ đó thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ, vì vậy các ngân

hàng luôn tìm mọi cách để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.1.2.4 Các hình thức huy động von của ngân hàng thương mai

1.2.4.1 Huy động vốn từ tài khoản tiền gửi1.2.4.1.1 Tiền gửi không kỳ hạn

Là loại tiền gửi của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng màkhách hàng không có thoả thuận trước về thời gian rút tiền Ngân hàng phải trảmột mức lãi suất thấp cho số tiền gửi này Vì tiền gửi không kỳ hạn của kháchhàng rất biến động, khách hàng có thê rút ra bất kỳ lúc nào, do đó ngân hàng phảidự trữ một số tiền để đảm bảo có thể thanh toán ngay khi khách hàng có nhu cầu.Tiền gửi không kỳ hạn gồm hai loại:

© Tiên gửi thanh toán: Là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào ngân hàng déthực hiện các khoản thanh toán về tiền mua hàng hoá, dịch vụ và các khoản thanh

toán khác phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của khách hàng Đứng trên

góc độ khách hàng thì đây là tiền khách hàng gửi vào ngân hang dé sử dụng cáccông cụ thanh toán không dùng tiền mặt như: Séc, thẻ thanh toán, uỷ nhiệm chi Họcó quyền rút ra bất kỳ lúc nào thông qua công cụ thanh toán Đứng trên góc độ ngânhang thì ngân hàng coi đây là một khoản tiền mà họ phải có trách nhiệm hoàn tracho khách hàng bất kỳ lúc nào Ngân hàng có thể tận dụng loại tiền gửi này trongquá trình lưu chuyên vốn của ngân hàng do có sự chênh lệch giữa các khoản tiền gửi

vào và rút ra giữa các tài khoản của khách hang.

© Tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý: Là loại tiền gửi không kỳ hạn, kháchhàng gửi vào ngân hàng nhằm bảo đảm an toàn về tài sản Tiền gửi không kỳ hạnthuần tuý cũng là tài sản của người ký thác, họ có quyền rút bất kỳ lúc nào, ngânhàng luôn luôn phải đảm bảo có thê thanh toán Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thuầntuý cao hơn lãi suất tiền gửi thanh toán Mục đích của người gửi tiền là bảo đảm antoàn vì khách hàng không xác định được thời gian nhàn rỗi cho số tiền của họ.

1.2.4.1.2 Tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội1“

Trang 19

Là loại tiền gửi mà các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội gửi vào ngânhàng có sự thoả thuận trước về thời hạn rút tiền Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiềngửi tương đối ổn định vì ngân hàng xác định được thời gian rút tiền của kháchhàng để thanh toán cho khách hàng đúng thời hạn Do đó ngân hàng có thể chủđộng sử dụng số tiền gửi đó vào mục đích kinh doanh trong thời gian ký kết Đốivới loại tiền gửi này, ngân hàng có rất nhiều loại thời hạn từ | tháng, 3 tháng, 6tháng 36 tháng, mục đích là tạo cho khách hàng có được nhiều kỳ hạn gửi phùhợp với thời gian nhàn rỗi của khoản tiền mà họ có Chính vì là loại tiền gửi màngân hàng có quyền sử dụng nó trong thời gian nhất định nên loại tiền gửi nàyđược trả lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.

1.2.4.1.3 Tiền gửi tiết kiệm của dân cư

Là loại tiền gửi mà ngân hàng thương mại huy động tiền nhàn rỗi trongcác tang lớp dân cư Xét về ban chất, tài khoản tiền gửi tiết kiệm là một phần thu

nhập của cá nhân người lao động mà họ chưa đưa vào tiêu dùng, và là một dạng

đặc biệt dé tích luỹ tiền tệ thay cho hình thức cất trữ vàng, hàng hoá Tiền gửi tiết

kiệm có ba loại:

© Tiên gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Là khoản tiền gửi có thé rút ra bat cứlúc nào nhưng không được sử dụng các công cụ thanh toán dé chi trả cho ngườikhác, số dư tiền gửi này không lớn, nhưng ít biến động, vì vậy đối với loại tiềngửi này các ngân hàng thương mại thường trả lãi suất cao hơn với tiền gửi thanh

© Tiên gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Là khoản tiền gửi có sự thoả thuận về thờigian gửi và rút tiền, có mức lãi suất cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn Loạihình tiết kiệm nảy khá quen thuộc ở Việt Nam, các ngân hàng thương mại ViệtNam thường huy động tiết kiệm với thời hạn từ ba tháng đến một năm.

© Tiết kiệm dài hạn: Đây là loại tiền gửi phổ biến ở một số nước côngnghiệp Loại tiết kiệm này có tính én định cao bởi vì thời gian gửi tiền từ mộtnăm trở lên, do đó ngân hàng chủ động sử dụng nguồn vốn này, tạo cho ngânhàng có tính chủ động sử dụng vốn cho mục đích vốn đài han Dé thu hút vốnnày, ngân hàng thường phải trả lãi suất cao.

1.2.4.3 Vay Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng khác

Đây là nguồn vốn mà ngân hàng thương mại có được nhờ thông qua quan

13

Trang 20

hệ vay mượn giữa Ngân hàng thương mại với NHTW hoặc các Ngân hàng

thương mại với nhau hay với các tổ chức tín dụng khác, vốn đi vay là nguồn vốnmà ngân hàng chịu chi phí cao hơn vốn huy động vì vậy chỉ trong trường hợpngân hàng thiếu vốn khả dụng trong thời gian ngắn thì ngân hàng mới tìm đếncác ngân hàng thương mại khác để đáp ứng nhu cầu vốn khả dụng.

Nếu Ngân hàng thương mại không đáp ứng được nhu cầu đó từ phía các

Ngân hàng thương mại khác thì ho sẽ đi vay của NHTW Tuy theo mục đích sử

dụng và hình thức vay vốn, các Ngân hàng thương mại có thể vay NHTW cácloại vốn như: vốn vay ngắn hạn bổ sung vốn ngắn hạn còn thiếu của Ngân hangthương mại hoặc vốn vay đề thanh toán giữa các ngân hàng nhằm bù đắp nhữngthiếu hụt tạm thời trong thanh toán, hoặc các Ngân hàng thương mại mang cácgiấy tờ có giá đến NHTW xin tái chiết khấu (tái cấp vốn).

1.3 CÁC CHỈ TIEU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUA HOAT ĐỘNG HUY DONGVON CUA NHTM.

1.3.1 Chi tiéu dinh tinh

e Tinh 6n định và sự gia tăng của nguồn vốn.

© Kha năng điều hành lãi suất và tiết kiệm chi phí huy động vốn tiền gửi.

e Sự đa dạng hóa các hình thức huy động.

e Một số chỉ tiêu khác: mức độ thuận tiện cho khách hàng, thời gian huy

1.3.2 Chỉ tiêu định lượng

© Tóc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động:

Chỉ tiêu này phản ánh sự tăng trưởng nguồn vốn huy động của ngân hàng.Nếu tỷ lệ này lớn hơn 100% chứng tỏ quy mô, khối lượng vốn huy động củangân hàng được mở rộng hơn so với năm trước, tương ứng với kết quả là số phần

trăm vượt bậc của năm hiện tại so với năm trước Việc mở rộng quy mô huy

động vốn một cách liên tục cộng với tốc độ tăng trưởng vốn huy động ngày càng

cao sẽ chứng tỏ quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng lớn, hiệu quả huy

động vốn của ngân hàng đang được cải thiện và nâng cao.

© Ty trọng vốn huy động phân theo loại tiền trên tổng vốn huy động:

14

Trang 21

Tỷ trọng vốn huy động phân theo loại tiền bao gồm: tỷ trọng vốn huyđộng bằng nội tệ trên tổng nguồn vốn, tỷ trọng vốn huy động bằng ngoại tệ trêntổng nguồn vốn Các tỷ trọng trên cho biết nguồn vốn huy động theo nội tệ vàngoại tệ chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm trong tổng vốn huy động Tỷ lệ nàygiúp cho ngân hàng đánh giá được sản phẩm huy động bằng nội tệ hay ngoại tệ

của ngân hàng tốt hơn hay xấu đi và lợi thế của ngân hàng là gì.

© Tỷ trọng vốn huy động phân theo kỳ hạn trên tổng vốn huy động:

Tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn trên tổng vốn huy động: thể hiện sự biếndộng của nguồn vốn này trên tổng vốn huy động Do nguồn vốn ngắn hạn thườngcó những biến động rất cao kéo theo rủi ro cao hơn so với các nguồn vốn huy

sự biến động của nguồn vốn huy động để sử dụng vốn sao cho phủ hợp.© Tỷ trong vốn huy động phân theo thành phan kinh tế:

Tỷ trọng vốn huy động từ dân cư trên tổng vốn huy động: đây là nguồnvốn huy động chủ yếu của ngân hàng thương mại Nguồn vốn này có tính ổnđịnh cao, vì vậy tỷ trọng này thể hiện một phần mức độ ổn định của nguồn vốn

huy động.

Ty trọng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế trên tng vốn huy động: tỷtrọng nguồn vốn nay tại các ngân hàng thường khá lớn Tiền gửi của các tổ chứcnày thường là tiền gửi thanh toán hoặc tiền gửi không kỳ hạn nên chi phí huy

dộng thấp, có khả năng đáp ứng sự thiếu hụt nguồn vốn trong thời

Nhân tổ khách quan là những nhân tố nằm bên ngoài kiểm soát của ngânhàng, nhưng không có nghĩa là nó không quan trọng Những nhân tố ảnh hưởngtới huy động vốn của NHTM có thể kế đến như:

15

Trang 22

© Chu kỳ phát triển kinh tế:

Tình trạng phát triển của nền kinh tế là một nhân tố vĩ mô có tác động trựctiếp đến hoạt động của NHTM nói chung và đến hoạt động huy động vốn nóiriêng Trong điều kiện nền kinh tế phát triển tăng trưởng và 6n định, thu nhập củangười dân được đảm bảo và ôn định thì nhu cầu tích luỹ của dân cư cao hơn từđó lượng tiền gửi vào ngân hàng tăng lên hay khả năng huy động vốn tăng lên.Mặt khác, khi nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định thì nhu cầu sử dụng vốntăng lên, ngân hàng có thể mở rộng khối lượng tín dụng bằng cách tăng lãi suấthuy động nhằm kích thích người dân gửi tiền vào ngân hàng để tạo nguồn vốnnhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế Ngược lại, khi nền kinh tế lâmvào tình trạng suy thoái, thu nhập thực tế của người lao động giảm và biến động,điều này sẽ làm giảm lòng tin của khách hàng vào sự 6n định của đồng tiền Khithu nhập thấp thì lượng tiền nhàn rỗi sẽ giảm xuống mà lượng tiền dân cư đã kýthác vào hệ thống ngân hàng sẽ có nguy cơ bị rút ra, và ngân hàng sẽ gặp khó

e Môi trường cạnh tranh:

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là hiện tượng phổ biến và khách

quan Ngành ngân hàng là một trong những ngành có mức độ cạnh tranh cao vàngày càng phức tạp Trong những năm qua, thị trường tài chính ngày càng trở

nên sôi động hơn đo sự tham gia của nhiều loại hình ngân hàng và các tổ chức tàichính phi ngân hàng Hiện nay số lượng ngân hàng được phép hoạt động ngàycàng nhiều cùng với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của nhiều tô chức phi ngânhàng, trong khi đó nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tô chức kinh tế là cóhạn Từ đó làm mất tính độc quyền và gia tăng tính cạnh tranh của hệ thốngngân hàng, ảnh hướng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng

1.4 CÁC NHÂN TO ANH HUONG TỚI HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VONCỦA NHTM

1.4.1 Nhân tô khách quan

.Ngoài ra, hình thức cạnh tranh không đa dạng như các ngành khác làmcho tính cạnh tranh của ngân hang ngay càng cao Các ngân hàng cạnh tranh chủ

yếu bằng hình thức lãi suất và địch vụ Do đó ngân hàng phải xây dựng được

16

Trang 23

mức lãi suất như thế nào là hợp lý nhất, hấp dẫn nhất kết hợp với nâng cao chấtlượng dịch vụ để tăng được thị phần huy động.

° Tiết kiệm trong nên kinh tế.

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng chủ yếu được hình thành từ việchuy động các nguồn tiền tệ nhàn rỗi trong xã hội Đây là lượng tiền nhàn rỗi chủyếu có được do việc người dân tiết kiệm tiêu dùng ở hiện tại để kỳ vọng sẽ đượcchỉ tiêu nhiều hơn trong tương lai Do đó công tác huy động vốn của ngân hàngchịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố này Nếu không có tiết kiệm thì sẽ không cóvốn dé đầu tư cho sản xuất va ngược lại Trong đó tiết kiệm của dân cư lại phụthuộc vào rất nhiều yếu tổ như thu nhập của dân cư, thói quen chi tiêu bằng tiền

Ngân hàng sử dụng hệ thống lãi suất như là một công cụ quan trọng trongviệc huy động và thay đổi quy mô nguồn vốn thu hút vào ngân hàng, đặc biệt làquy mô tiền gửi Để duy trì và thu hút thêm nguồn vốn, ngân hàng cần phải ấnđịnh mức lãi suất cạnh tranh, thực hiện ưu đãi về lãi suất cho khách hàng lớn, gửitiền thường xuyên.

Tuy nhiên không phải ngân hàng cứ đưa ra mức lãi suất cao là thu hútđược nhiều nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư mà mức lãi suất ngân hàng đưa ra

phải đảm bảo lớn hơn tỷ lệ lạm phát, do đó ngân hàng phải dự đoán chính xác tỷ

lệ lạm phát trong từng thời kỳ để đưa ra mức lãi suất hợp lý.

Ngoài ra ngân hàng phải tính đến chi phí huy động vốn của minh và mặt

17

Trang 24

bằng lãi suất huy động của ngân hàng minh so với các ngân hàng khác, dé đảmbảo lợi ích tối ưu cho mình.

© Chất lượng, tiện ích và mức độ da dạng của sản phẩm dich vụ:

Chất lượng sản phẩm mang tính chất vô hình, được đánh giá thông qua rấtnhiều tiêu chí như: tính hợp lý, hiệu quả, và mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàngcùng với những lợi ích về phía ngân hàng Tiện ích là những lợi ích và sự thuậntiện khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng Chất lượng sản phẩm dịch vụ

càng cao thì cảng gia tang mức độ hai lòng của khách hàng Từ đó, ngân hang sẽ

thu hút được càng nhiều nguồn vốn tiền gửi cũng như thu được nhiều lợi nhuậntừ các sản phẩm dịch vụ khác Bên cạnh đó, các tiện ích đi kèm cũng góp phầnlàm tăng tính hấp dẫn của sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng, nâng cao tính

cạnh tranh của ngân hàng so với các ngân hàng khác.

Sự đa dạng của sản phẩm địch vụ thể hiện thông qua sự đa dạng về kỳhạn, về loại hình sản phẩm dịch vụ, về đối tượng gửi tiền Danh mục sản phẩmdịch vụ càng đa dạng và phong phú, khách hàng càng có nhiều sự lựa chọn nhằmthỏa mãn tốt nhất nhu cầu của mình.

e Uy tin và năng lực tài chính của ngân hàng:

Năng lực tài chính là một trong những thế mạnh của ngân hàng trong hoạtđộng kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng Một ngân hàng

có năng lực tài chính tốt sẽ có nguồn lực để phát triển hoạt động kinh doanh, tạo

được sự tin tưởng từ khách hàng và nhà đầu tư đối với ngân hàng Ngược lại, tinhhình tài chính của một ngân hàng có vấn đề sẽ gây khó khăn cho việc phát triểnhoạt động kinh doanh cũng như gây mắt lòng tin đối với nhà đầu tư và khách

Trang 25

Việc phân bố mạng lưới hoạt động của ngân hàng là một trong nhữngnhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của ngân hàng Nếu ngân hàngchưa có mạng lưới hoạt động rộng khắp, chưa mở chi nhánh hoặc phòng giaodịch ở những địa bàn đã tồn tại hoạt động của các ngân hàng khác, ngân hàng sẽ

bi giảm tính cạnh tranh.

© Đối mới công nghệ ngân hàng nhất là khâu thanh toán:

Cùng với việc đổi mới hoạt động ngân hàng, các NHTM ngày càng chú

trọng tới việc áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào hoạt động ngân hàng,

đặc biệt là khâu thanh toán Nhờ đó làm cho vốn luân chuyên nhanh, thuận tiện,đảm bảo an toàn cho khách hàng trong việc gửi tiền, rút tiền và vay vốn Nếuthực hiện tốt khâu thanh toán thì sẽ hạn chế được việc lưu thông bằng tiền mặtvừa không hiệu quả vừa không an toàn Ngoài ra nếu tỷ lệ thanh toán không dùngtiền mặt tăng lên thì ngân hàng sẽ thu hút được nhiều các khoản tiền nhàn rỗitrong nền kinh tế vào hệ thống ngân hàng và góp phan làm giảm chi phí in ấn,bảo quản, kiểm đếm

e Hoạt động Marketing:

Đây là hoạt động hết sức quan trọng nhằm giúp cho ngân hàng nắm bắt

được yêu cầu, nguyện vọng của khách hàng Từ đó ngân hàng đưa ra được các

hình thức huy động vốn, chính sách lãi suất, chính sách tín dụng cho phủ hợp.Đồng thời các NHTM phải tiến hành thu thập thông tin đầy đủ, kịp thời để nắmbắt được nhu cầu của thị trường từ đó để có các biện pháp cạnh tranh nhằm tăng

ưu thé của minh.

1.5 TÓM TÁT CHƯƠNG 1

Trong chương | đã trình bay một cách khái quát về hoạt động huy độngvốn của ngân hàng thương mại, xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việcnâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn, phân tích những chỉ tiêu đánh giá vàcác nhân tô ảnh hưởng đến hiệu qua huy động vốn của ngân hàng thương mại.Trên cơ sở đó, tạo tiền đề để nghiên cứu và phân tích thực trạng hoạt động huyđộng vốn của Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thăng Long trong chương 2.

19

Trang 26

Đại diện pháp luật: Nguyễn Thị Hoàng Yến

Điện thoại: 35682665 - Fax: 35682667

Ngày cấp giấy phép: 23/02/2011

Ngày hoạt động: 01/11/2006

Nơi đăng kí quản lý: Cục Thuế Thành phố Hà NộiGiấp phép kinh doanh: 2900325526-011

Ngành nghề chính: Hoạt động trung gian tiền tệ khác

Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thăng Long được thành lập vào ngày13/07/2005 với tên ban đầu là Chi nhánh Cát Linh và nhân sự ban dau rất khiêmtốn, đặt trụ sở tại số 10A Cát Linh, Quận Đống Đa, Hà Nội Đến tháng 7/2008trước yêu cầu của sự phát triển về mặt nhân sự cũng như các hoạt động kinhdoanh, được sự đồng ý và phê duyệt của HĐQT Bac A Bank, Ban lãnh đạo Chinhánh chuyên trụ sở về số 337 Trường Chinh, Phường Khương Trung, QuậnThanh Xuân, Hà Nội và chính thức lấy tên là Ngân hàng TMCP Bắc Á Chỉ

nhánh Thăng Long.

Vượt qua những khó khăn của những ngày đầu thành lập, đến nay Chỉnhánh có một đội ngũ hơn 100 cán bộ nhân viên lớn mạnh cả về số lượng và chất

20

Trang 27

lượng, đáp ứng đầy đủ tất cả các sản phẩm - dịch vụ một cách tốt nhất tới kháchhàng; luôn được khách hàng tin tưởng và yêu mến Cùng với sự phát triển củanguồn nhân lực, hệ thống phòng giao dịch của Chi nhánh Thăng Long cũng liêntục được phát triển và hoàn thiện: từ chỗ chỉ có duy nhất một điểm giao dịch vàonhững ngày đầu thành lập, đến nay Chi nhánh đã có 05 phòng giao dịch trựcthuộc nằm trên các trục đường chính, các khu trung tâm có thé phuc vu hang

trăm ngàn lượt khách trên địa bàn Ha Nội, đó là Phong giao dich Cat Linh,

Phòng giao dịch Số 16 (Hào Nam), Phòng Giao dịch Trường Chinh, Phòng Giaodịch Tân Mai và Phòng giao dịch Ngọc Hồi Gần 13 năm qua BAC A BANK -

Chi nhánh Thăng Long đã không ngừng lớn mạnh, hoàn chỉnh quy trình nghiệp

vụ, chức năng nhiệm vu của từng vi trí công tác, xây dựng mối quan hệ cộng tác

với các đơn vị trong ngân hàng đề các hoạt động của Chi nhánh đạt hiệu quả caonhất Triển khai thực hiện linh hoạt, kịp thời các chỉ đạo của Hội sở, nâng caochất lượng, hiệu quả kinh doanh, và luôn nỗ lực hết mình để thực hiện chiến lượclâu đài, chiếm trọn niềm tin yêu của khách hàng Có thể nói, 13 năm hoạt động là13 năm Chi nhánh Thăng Long trên đưới đồng lòng kiên cường đi theo conđường mà BAC A BANK đã lựa chọn, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ kinhdoanh mà minh chứng là rất nhiều bằng khen, giấy khen của BAC A BANK như:Danh hiệu Don vị hoan thành xuất sắc kế hoạch kinh doanh năm 2013, 2014 vàĐơn vị hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh các năm 2015, 2016.

BAC A BANK - Chi nhánh Thăng Long nói riêng và BAC A BANK nói

chung kiên trì phấn đấu dé luôn là một Ngân hang giữ tam sáng như sao, tao ramột thế hệ khách hàng phát triển bền vững, đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ

cao hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và an sinh xã hội như nông lâm ngư

nghiệp, dược liệu sạch, y tế và giáo dục Với tư duy vượt trội, tính tiên phong,chuyên nghiệp, cải tiến không ngừng, vì hạnh phúc đích thực của mỗi con ngườiquyết tâm làm giàu chính đáng mang lại giá trị bền vững cho các nhà đầu tư vàấm no hạnh phúc cho cộng đồng.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức cia Ngân hàng TMCP Bắc A chỉ nhánh Thăng Long2.1.2.1 Ban Giám Đốc gồm:

° Giám đốc: là người có quyền cao nhất trong chỉ nhánh, thực hiệnnhiệm vụ điều hành, quản lý chung Giám đốc trực tiếp xây dựng chiến lược,mục tiêu, kế hoạch kinh doanh của chi nhánh và giao nhiệm vụ kế hoạch đến các

21

Trang 28

phòng ban, điều hành hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm pháp lý về cácthông tin và số liệu báo cáo của chỉ nhánh.

© Phó Giám đốc: là người trợ giúp cho Giám đốc, được bổ nhiệm, ủyquyền chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh và một số công tác khác.

2.1.2.2 Phòng hành chính nhân sự:

e Thực hiện công tác hành chính, lưu trữ các van bản pháp luật va văn

bản định chế của Ngân hàng Phòng có nhiệm vụ xây dựng chương trình công tác

theo tháng, quý của chi nhánh, thực hiện các chương trình đã được phê duyệt.

e Ngoài ra phòng hành chính nhân sự còn thực hiện các công tác khi

thực thi các nhiệm vụ về ký kết hợp đồng, lao động, hành chính liên quan đến

cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh.

vay an toàn hiệu quả cao.

e Ngoài ra phòng kinh doanh còn thực hiện các chương trình dự án

thuộc vốn trong và ngoài nước; phân loại dư nợ, nợ quá hạn và đưa ra hướngkhắc phục.

2.1.2.4 Phòng kế toán

Trực tiếp hạch toán kế toán, thống kê và thanh toán theo quy định củaNgân hang Nhà nước và chi nhánh Phòng kế toán chịu trách nhiệm tổ chức hạchtoán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như nhận tiền gửi, bảo lãnh hoặc chiết khâugiấy tờ có giá trị theo dõi các nghiệp vụ khác trong ngân hàng; xây dựng kếhoạch tài chính, quyết toán thu chi theo chế độ của ngân hang Phòng kế toánphải bảo quản các chứng từ kế toán chưa đến hạn vào kho lưu trữ.

2.1.2.5 Phòng nguồn vốn và ngân quỹ

Có nghiệp vụ chủ yếu là hướng dẫn khách hàng làm thủ tục gửi tiết kiệmhoặc thực hiện các chương trình khuyến mãi, dự thưởng của ngân hàng Phòngngân quỹ sẽ nhận tiền mặt, kiểm tra và phân loại mệnh giá tiền mặt đồng thờixuất tiền ra theo yêu cầu Bên cạnh đó còn thực hiện trích nộp ngân sách theoluật thuế của nhà nước, thực hiện các nghiệp vụ về ngân quỹ.

22

Trang 29

2.1.2.6 Phòng marketing

Phòng dịch vụ marketing chịu trách nhiệm phối hợp với bộ phận kinhdoanh đưa ra chiến lược phát triển các dịch vụ, ưu đãi của ngân hàng nhằm tăngsức cạnh tranh đồng thời đem lại lợi nhuận cao Phòng dịch vụ marketing xâydựng chiến lược quảng bá cho từng sản phẩm dịch vụ, để tiếp cận gần nhất với

e _ Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hìnhthức tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thứcnhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc và lãi cho người

gửi theo thỏa thuận.

e Vay của các tổ chức tín dụng khác ( của Việt Nam hoặc nước ngoài).e Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước.

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng - cho vay:

Chi nhánh Thăng Long áp dụng danh mục sản phẩm tin dụng đáp ứng đầyđủ nhu cầu vay của khách hàng Đối với khách hàng cá nhân, sản phẩm TrueLand - giúp khách hàng tiếp cận giải pháp tài chính toàn diện dé hiện thực hóa cơhội sở hữu mảnh đất mơ ước, True House - giúp khách hàng dé dàng hiện thựchóa ngôi nhà tương lai nhờ những lợi ích vượt trội của sản phẩm, True Shopping- giúp khách hàng dễ dàng thỏa mãn đam mê mua sắm, Dream Car - giúp kháchhàng nhanh chóng trở thành chủ nhân của chiếc ô tô mong đợi.

Đối với khách hàng doanh nghiệp, sản phẩm True Business - giúp b6 sungkịp thời nguồn vốn ngắn hạn cho hoạt động kinh doanh của khách hàng và cho

vay mua ô tô dành cho KHDN - giúp việc trang bị phương tiện đi lại, phục vụ

hoạt động sản xuất kinh doanh trở nên đơn giản và đễ dàng.

Ngoài ra, chi nhánh Thăng Long luôn tìm kiếm cơ hội để cung cấp giá trịgia tăng dành cho khách hàng vay vốn, nỗi bật là Cho vay cầm cố sé tiết kiệm —hình thức cho khách hang vay đảm bảo bằng số tiết kiệm do BAC A BANK pháthành nhằm đáp ứng nhanh chóng nhu cầu vốn của khách hàng khi số tiết kiệm

23

Trang 30

chưa đến hạn thanh toán; Thấu chỉ siêu tốc - công cụ tài chính hoàn hảo cho phépkhách hàng chỉ tiêu vượt quá số tiền đang có trong tài khoản tại bất cứ thời điểmnao và Thấu chi tiêu dùng - giải pháp hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn dé vềtài chính khân cấp khi không có đủ thời gian làm các thủ tục vay tại Ngân hàng

2.1.3.3 Hoạt động cung ứng các địch vụ ngân hàng

Bao gồm các hình thức:

° Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản: cung ứng phương tiệnthanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủynhiệm thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác thông quatài khoản của khách hàng.

° Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ

° Thực hiện dịch vụ thanh toán Quốc tế khi được Ngân hàng Nhà

nước cho phép.

° Thực hiện thu và phát tiền mặt cho khách hàng.

° Các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Nhà nước.

2.2 THUC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VON CUA NGÂN HANGTMCP BAC A CHI NHÁNH THANG LONG GIAI DOAN 2016-2019.

2.2.1 Quy mô nguồn vốn tiền giti cia Ngân hang TMCP Bắc A chi nhánh

Thăng Long giai đoạn 2016-2019

Quy mô nguồn vốn tiền gửi là chỉ tiêu quan trọng đầu tiên để đánh giá khảnăng huy động vốn tiền gửi của ngân hàng Quy mô nguồn vốn tiền gửi càng lớn,càng thể hiện ngân hàng có uy tín cao và hoạt động hiệu quả Thông qua cácchính sách thu hút vốn tiền gửi hợp lý cùng với sự nỗ lực không ngừng, ngânhàng Bắc Á chi nhánh Thăng Long đã thu hút đuợc một lượng lớn nguồn vốnnhàn rỗi trong nền kinh tế và dân cư, trong môi trường cạnh tranh ngày càng gaygắt giữa các ngân hàng hiện nay Chi nhánh đã xây dựng và triển khai nhiềuchương trình như “ Năm mới đến nhà, quà xuân gõ cửa”, “tích điểm nhận qua”,“yêu thương gửi tron”, Két quả hoạt động huy động vốn của chỉ nhánh qua cácnăm được thé hiện qua bảng và biểu đồ sau:

24

Ngày đăng: 20/05/2024, 00:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.6. Tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng TMCP Bắc Á chỉ nhánh Thăng - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Đánh giá công tác huy động vốn tại ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2016-2019
Bảng 2.6. Tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng TMCP Bắc Á chỉ nhánh Thăng (Trang 44)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w