chính trên toàn thế giới bị thiệt hại nặng nề, lên đến đỉnh điểm với sự phá sản của Lehman Brothers vào ngày 15 tháng 9 năm 2008, và một cuộc khủng hoảng ngân hàng quốc tế sau đó.Các điề
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
KHOA THUẾ-HẢI QUAN
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2023
BÁO CÁO VỀ CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2008
HỌC PHẦN :TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
NHÓM THỰC HIỆN : NHÓM 5 Thành viên :
1 BÙI PHƯƠNG THANH
2 TRẦN THU HIỀN
3 NGUYỄN KHÁNH LINH
4 VŨ THU NGA
5 LÊ NGỌC HÂN
6 LÊ THỊ NHẬT LỆ
7 CAO PHƯƠNG HUỆ
8 TRẦN TIẾN ĐẠT
9 DƯƠNG NGỌC LINH
10 LÊ HUYỀN CHI
1
Trang 2ĐỀ TÀI : “Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008”
MỤC LỤC A:Mở Đầu
1. Tổng quan về cuộc khủng hoảng 3-4 B: Nội Dung
-Phần 1: Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính ? 4-5 -Phần 2: Những diễn biến quan trọng trong cuộc khủng hoảng ? 5-6 -Phần 3: Những hậu quả nào đã xảy ra với nền tài chính thế giới vầ Việt Nam ? 6-8 -Phần 4: Giải pháp nào cho cuộc khủng hoảng ? 8-9 -Phần 5: Bài học kinh nghiệm 9-10
C: Kết luận chúng về cuộc khủng hoảng 10 D: Danh mục tài liệu tham khảo 11 E: Danh mục viết tắt
MBS Mortgage-Backed Security-Một loại chứng khoán được tạo ra bằng cách gói
các khoản thế chấp lại với nhau Các nhà đầu tư mua MBS sẽ nhận được các khoản thanh toán định kỳ từ các khoản thế chấp, tương tự như trái phiếu
ABS Asset-Backed Security-Một loại chứng khoán được tạo ra từ việc tập hợp các
khoản nợ hoặc tài sản khác nhau Các khoản nợ hoặc tài sản này có thể là khoản vay mua nhà, mua xe, vay tín dụng tiêu dùng, hoặc các khoản nợ của doanh nghiệp CDS Credit Default Swap-Một sản phẩm tài chính phái sinh tín dụng Tương tự như
hợp đồng bảo hiểm giữa hai chủ thể, bên bán sự bảo vệ (SBV) và bên mua sự bảo
vệ (BM) Trong đó, BM tìm kiếm an toàn đối với tài sản cơ sở, còn SBV sẵn sàng gánh rủi ro tín dụng của tài sản cơ sở
CDO - Một loại chứng khoán phái sinh được tạo ra từ việc tập hợp các khoản nợ khác
nhau, chẳng hạn như trái phiếu, cho vay thế chấp, Các khoản nợ này được xếp hạng dựa trên mức độ rủi ro (AAA; BBB;CCC), sau đó được chia thành các lô nhỏ
và bán cho các nhà đầu tư
FED Federal Reserve System-Cục dự trữ liên bang Hoa Kì
F: Danh mục biểu đồ và hình ảnh
2
Trang 3Biểu đồ
-Biểu đồ 1.1: Lãi suất của FED giai đoạn 2000-2008 4 -Biểu đồ 1.2: Tỉ lệ thất nghiệp tại Mĩ giai đoạn 1998-2008 6 -Biểu đồ 1.3:Tăng trưởng kinh tế và tỉ lệ lạm phát theo CPI của Việt Nam giai đoạn 2000-2021 7
Hình ảnh
-Hình 2.1: Lehman Brother tháo biển hiệu và rời khỏi phố Wall 6 -Hình 2.2: Các nhân viên thất nghiệp chỉ sau một đêm 7 -Hình 2.3: Obama và Geogre W Burch -2 cựu tổng thống mĩ đã ban hành các quyết sách kìm hãm cuộc khủng hoảng 2008 9
LỜI GIỚI THIỆU
Thuật ngữ khủng hoảng tài chính được sử dụng khá phổ biến nhằm mô tả các tình huống, ở đó các định chế tài chính hoặc các tài sản tài chính mất đi phần lớn giá trị của chúng Vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nhiều cuộc khủng hoảng tài chính có liên quan đến sự hoảng loạn ngân hàng, và nhiều sự suy thoái kinh tế có liên quan đến sự hoảng loạn này Một số tình huống khác thường được gọi là khủng hoảng tài chính như sự sụp đổ của thị trường cổ phiếu và sự nổ tung của các bong bóng giá tài sản tài chính, khủng hoảng tiền
tệ, và sự vỡ nợ quốc gia.1 Khủng hoảng tài chính là kết quả trực tiếp của một sự mất mát phúc lợi “giấy”; chúng không phải là kết quả trực tiếp của sự thay đổi trong nền kinh tế thực trừ khi hệ quả của nó là một sự suy thoái hoặc khủng hoảng kinh tế tiếp theo sau.
A MỞ ĐẦU
1.Tổng quan về cuộc khủng hoảng
Cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008 là cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng nhất kể
từ cuộc Đại suy thoái Cho vay theo kiểu săn mồi nhắm vào những người mua nhà có thu nhập thấp, các tổ chức tài chính toàn cầu chấp nhận rủi ro quá mức và sự bùng nổ bong bóng nhà đất của Hoa Kỳ đã lên đến đỉnh điểm là một “cơn bão hoàn hảo” Chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp (MBS) gắn liền với bất động sản Mỹ, cũng như một mạng lưới công cụ phái sinh rộng lớn được liên kết với những MBS đó, đã sụp đổ về giá trị Các tổ chức tài
3
Trang 4chính trên toàn thế giới bị thiệt hại nặng nề, lên đến đỉnh điểm với sự phá sản của Lehman Brothers vào ngày 15 tháng 9 năm 2008, và một cuộc khủng hoảng ngân hàng quốc tế sau đó Các điều kiện tiên quyết cho cuộc khủng hoảng tài chính rất phức tạp và có nhiều nguyên nhân Gần hai thập kỷ trước, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua luật khuyến khích tài trợ cho nhà
ở giá cả phải chăng Năm 1999, các phần của luật Glass-Steagall đã bị bãi bỏ, cho phép các tổ chức tài chính thụ phấn chéo các hoạt động thương mại (không thích rủi ro) và đầu tư (tìm kiếm rủi ro) của họ Có thể cho rằng yếu tố đóng góp lớn nhất vào các điều kiện cần thiết cho
sự sụp đổ tài chính là sự phát triển nhanh chóng của các sản phẩm tài chính săn mồi nhắm vào những người mua nhà có thu nhập thấp, ít thông tin, phần lớn thuộc về chủng tộc thiểu số Sự phát triển thị trường này đã không được các cơ quan quản lý giám sát và do đó đã khiến chính phủ Hoa Kỳ ngạc nhiên
Sau khi khủng hoảng bắt đầu, các chính phủ đã triển khai các khoản cứu trợ lớn đối với các tổ chức tài chính và các chính sách tài khóa và tiền tệ giảm nhẹ khác để ngăn chặn sự sụp đổ của
hệ thống tài chính toàn cầu Cuộc khủng hoảng đã châm ngòi cho cuộc Đại suy thoái, dẫn đến gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và tự tử, đồng thời giảm niềm tin vào thể chế và khả năng sinh sản, trong số các chỉ số khác Suy thoái kinh tế là tiền đề quan trọng cho cuộc khủng hoảng nợ châu Âu
Năm 2010, Đạo luật Bảo vệ Người tiêu dùng và Cải cách Phố Wall Dodd – Frank được ban hành tại Hoa Kỳ như một phản ứng đối với cuộc khủng hoảng nhằm “thúc đẩy sự ổn định tài chính của Hoa Kỳ” Các tiêu chuẩn về vốn và thanh khoản Basel III cũng đã được các nước trên thế giới áp dụng
B.NỘI DUNG
*Phần 1: Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính
1,Nguyên nhân trực tiếp:
• Sự vỡ nợ của các khoản cho vay thế chấp dưới chuẩn (subprime mortgage) ở Mỹ Các khoản cho vay này được cấp cho những người vay có khả năng trả nợ thấp, với lãi suất cao và điều kiện cho vay dễ dàng Khi FED tăng lãi suất trở lại giá nhà bắt đầu giảm nhiều người vay không thể trả nợ, dẫn đến vỡ nợ hàng loạt, bong bóng nhà đất sụp đổ
• Tâm lý đầu cơ: Tâm lý đầu cơ của các nhà đầu tư đã khiến họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao, càng làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng
2,Nguyên nhân gián tiếp:
• Chính sách tiền tệ quá lỏng: dẫn đến việc lãi suất giảm xuống mức thấp kỷ lục, khuyến khích tiêu dùng và đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản
• Sự phát triển mạnh mẽ của các công cụ tài chính phái sinh và sự thiếu minh bạch của thị trường tài chính : sự phát triển của BĐS dẫn đến sự ra đời các sản phẩm tài chính phức
4
Trang 5tạp và có rủi ro cao như: MBS,CDS ,ABS, CDO =>Thị trường tài chính trở nên phức tạp và khó hiểu,việc đánh giá rủi ro trở nên khó khăn hơn
• Sự thiếu giám sát của các cơ quan quản lý. Các cơ quan quản lý đã không có đủ biện pháp
để ngăn chặn các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác thực hiện các hoạt động rủi ro =>Tóm lại, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm
2008 là sự vỡ nợ của các khoản cho vay thế chấp mua nhà dưới chuẩn Nguyên nhân gián tiếp bao gồm chính sách tiền tệ quá lỏng, sự phát triển mạnh mẽ của các công cụ tài chính phái sinh và sự thiếu giám sát của các cơ quan quản lý.
*Phần 2: Diễn biến quan trọng của cuộc khủng hoảng
● Năm 2000, bị ảnh hưởng mạnh từ bong bóng dot-com tạo ra sự sụp đổ mạnh của các
cổ phiếu công nghệ Nền kinh tế bị suy thoái nghiêm trọng, Chính phủ Mỹ phải chấn
an cũng như hỗ trợ người dân bằng cách bơm tiền vào nền kinh tế thông qua việc hạ lãi suất
⇨
Biểu đồ 1.1 :Lãi suất của FED giai đoạn 2000-2008 (Nguồn : Hội đồng quản trị của hệ thống dự trữ Liên Bang Hoa Kì)
● -Năm 2001- 2004, FED thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm cứu nền kinh tế thoát khỏi suy thoái, sử dụng biện pháp hỗ trợ đầu tư và kích thích tiêu dùng Cụ thể là việc giảm lãi suất từ 6,25% năm 2001 xuống còn 1,75% năm 2003 và duy trì ở mức 1% giữa năm 2003 tới giữa năm 2004 Điều này là động lực cho sự phát triển của khu vực bất động sản và ngành xây dựng Và hơn hết làm cho môi trường tín dụng trở lên dễ dãi hơn khi họ tiến hành cho vay tràn lan dẫn đến việc người dân đi vay nhằm mục đích đầu cơ, từ đó hình thành nên bong bóng nhà ở
● -Sự phát triển nhanh chóng của các sản phẩm tài chính kiểu săn mồi nhằm vào những đối tượng người mua nhà có thu nhập thấp, hiểu biết còn hạn chế Hiểu một cách đơn giản,
5
Trang 6với mô hình này, chỉ cần giá nhà tăng liên tiếp, người đi vay dưới chuẩn có thể tự bảo vệ bản thân trước các khoản thanh toán thế chấp cao thông qua việc bán bất động sản đi rồi thanh toán Trong trường hợp vỡ nợ, ngân hàng hoàn toàn có thể thu hồi tài sản và bán nó với giá cao Bởi vậy, mô hình cho vay dưới chuẩn được coi là một khoản đầu tư rất có lợi
mà các ngân hàng muốn hướng đến
● -Năm 2005: có tới 28% số nhà được mua là để nhằm mục đích đầu cơ và 12% mua chỉ để không
● -Năm 2006 Đứng trước nguy cơ đất nước rơi vào lạm phát do cơn sốt của thị trường bất động sản FED quyết định tăng lại lãi suất từ 1% lên 5,25% Nhiều người vay tiền không
có khả năng trả nợ dẫn tới bị tịch biên nhà thế chấp Giá nhà xuống khiến cho tài sản tịch biên không bù đắp được các khoản ngân hàng cho vay, nhiều ngân hàng rơi vào khó khăn
Hình 2.1: Lehman Brother tháo biển hiệu và rời khỏi phố Wall
(Nguồn : Internet)
● 15/9/2008 Lehman Brother một trong những ngân hàng đầu tư lớn trên Thế Giới với hơn
158 năm hoạt động tuyên bố phá sản dẫn đến nhiều ngân hàng lớn cũng tuyên bố phá sản theo, thị trường chứng khoán sập, giá bất động sản rơi tự do Từ cuộc khủng hoảng ở Mỹ
đã lan rộng ra thành cuộc đại suy thoái toàn cầu
*Phần 3: Hậu quả của cuộc khủng hoảng
1.Hậu quả với thế giới:
Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu quan trọng của nhiều nước, do đó khi kinh tế suy thoái, xuất khẩu của nhiều nước bị thiệt hại, nhất là những nước theo hướng xuất khẩu ở Đông Á Các nền kinh tế khác đều tăng trưởng chậm lại khiến cho lượng cầu về dầu mỏ cho sản xuất và tiêu dùng giảm làm cho giá dầu mỏ giảm.Làm cho các nước xuất khẩu dầu mỏ thiệt hại.Châu Âu vốn có quan hệ hợp tác mật thiết với Hoa Kỳ cũng chịu tác động nghiêm trọng về tài chính lẫn kinh tế
Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với thế giới, bao gồm:
● Hậu quả kinh tế: Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đã gây ra một cuộc suy thoái toàn cầu, với GDP toàn cầu giảm 3,8% trong năm 2009 Đây là cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái năm 1929
6
Trang 7-Thất nghiệp tăng cao là một hậu quả nghiêm trọng khác của cuộc khủng hoảng Tỷ lệ thất nghiệp ở Hoa Kỳ tăng từ 5,0% vào năm 2007 lên 10,0% vào năm 2009 Tỷ lệ thất nghiệp
ở các nước phát triển khác cũng tăng cao, với mức cao nhất là 16,3% ở Tây Ban Nha -Tổng kiều hối của toàn thế giới năm 2009 đã giảm xuống còn 317 tỷ USD, giảm 21 tỷ so với năm 2007
Biểu đồ 1.2: Tỉ lệ thất nghiệp tại Mĩ giai đoạn 1998-2008
(Nguồn websibe : Bộ Lao động Hoa Kì )
Hình 2.2: Các nhân viên thất nghiệp chỉ sau một đêm
(Nguồn : Internet)
● Hậu quả tài chính :
- Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đã gây ra sự sụp đổ của nhiều ngân hàng và công ty tài chính Ở Hoa Kỳ, các ngân hàng lớn như Lehman Brothers, Bear Stearns và Merrill Lynch đã phá sản
- Các chính phủ đã phải thực hiện các biện pháp cứu trợ tài chính lớn để ngăn chặn sự sụp đổ của hệ thống tài chính toàn cầu Các chính phủ đã chi hàng nghìn tỷ USD để cứu trợ các ngân hàng và công ty tài chính Điều này đã làm tăng thâm hụt ngân sách
và nợ công của các nước
- Khi khủng hoảng bùng nổ, các dòng vốn đầu tư nhanh chóng giảm sút FDI là dòng vốn ít có sự biến động hơn so với dòng vốn đầu tư gián tiếp cũng đã giảm gần một nửa trong thời gian khủng hoảng, từ mức hơn 3 nghìn tỷ USD vào năm 2007, đến năm
2009 giảm xuống chỉ còn 1,14 nghìn tỷ USD
7
Trang 8● Hậu quả xã hội: Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đã làm tăng bất bình đẳng xã hội Nhiều người đã mất nhà cửa và việc làm, dẫn đến nghèo đói và bất ổn xã hội Tỷ lệ người nghèo ở Hoa Kỳ tăng từ 12,5% vào năm 2007 lên 15,1% vào năm 2009 Tỷ lệ người nghèo ở các nước phát triển khác cũng tăng cao
2.Hậu quả với Việt Nam:
*Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam, gây ra
những hậu quả sau:
● Suy giảm kinh tế Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2008 giảm từ 8,2% xuống còn 6,8%, thấp nhất trong vòng 5 năm
● Tăng trưởng tín dụng giảm mạnh Tăng trưởng tín dụng trong năm 2008 giảm từ 45,6% xuống còn 25,8%
● Tỷ giá hối đoái tăng mạnh Tỷ giá USD/VND trong năm 2008 tăng từ 16.000 đồng/USD lên 21.000 đồng/USD
● Thất nghiệp tăng Tỷ lệ thất nghiệp trong năm 2008 tăng từ 2,6% lên 3,3%
● Lạm phát tăng cao Lạm phát trong năm 2008 tăng từ 6,3% lên 12,6% Chỉ số CPI tăng 14,67% so với 2007
HÌnh 2.5: Tăng trưởng kinh tế và tỉ lệ lạm phát theo CPI của Việt Nam giai đoạn 2000-2021
*Phần 4 : Giải pháp cho cuộc khủng hoảng
1, Giải pháp chung
8
Trang 9● Ngày 8/10, 6 Ngân hàng Trung ương lớn nhất thế giới đồng loạt hạ tỷ lệ lãi suất cơ bản 0,5% trong nỗ lực ổn định nền kinh tế toàn cầu trước cơn sóng gió trên thị trường tài chính
● Trong đó, lãi suất cơ bản đồng USD được đưa về mức 1,5%, Euro giảm còn 3,75%, lãi suất Đô la Canada còn 2,5%, đồng Bảng Anh còn 4,5%, đồng Krona của Thụy Điển giảm còn 4,25%
2, Giải pháp của Mỹ
Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đã gây ra những tác động tiêu cực nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ, dẫn đến suy thoái kinh tế, thất nghiệp và giảm thu nhập Để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng, chính phủ Mỹ đã thực hiện một số giải pháp chính, bao gồm:
● Giải cứu hệ thống ngân hang :Chính phủ Mỹ đã sử dụng các biện pháp như mua lại
trái phiếu thế chấp, cấp vốn cho các ngân hàng và mua lại các khoản nợ xấu để giải cứu hệ thống ngân hàng Các biện pháp này đã giúp ngăn chặn sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng và hệ thống tài chính Mỹ
● Kích thích kinh tế :Chính phủ Mỹ đã thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế, bao
gồm cắt giảm thuế, tăng chi tiêu công và nới lỏng chính sách tiền tệ Các biện pháp này đã giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm thất nghiệp
● Tăng cường quy định tài chính:Chính phủ Mỹ đã ban hành các quy định tài chính
mới nhằm ngăn ngừa các cuộc khủng hoảng tài chính tương tự trong tương lai Các quy định mới tập trung vào việc kiểm soát rủi ro của các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác
3, Giải pháp của Việt Nam
Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 cũng đã gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam, dẫn đến suy giảm kinh tế, tăng thất nghiệp và giảm thu nhập Để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện một số giải pháp chính, bao gồm:
● Tăng cường thanh khoản cho hệ thống ngân hàng:Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tăng cường thanh khoản cho hệ thống ngân hàng thông qua các biện pháp như giảm lãi suất, mở rộng tín dụng và cho vay tái cấp vốn Các biện pháp này đã giúp các ngân hàng có đủ vốn để hoạt động và cho vay cho doanh nghiệp
9
Hình 2.3: Obama và Geogre
W Burch -2 cựu tổng thống mĩ
đã ban hành các quyết sách kìm hãm cuộc khủng hoảng
2008 (Nguồn : Internet)
Trang 10● Kích thích sản xuất, kinh doanh:Chính phủ Việt Nam đã thực hiện các biện pháp kích
thích sản xuất, kinh doanh, bao gồm giảm thuế, tăng chi tiêu công và hỗ trợ doanh nghiệp Các biện pháp này đã giúp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm
● Cải thiện môi trường kinh doanh:Chính phủ Việt Nam đã thực hiện các biện pháp cải
thiện môi trường kinh doanh, bao gồm đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí đầu
tư và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Các biện pháp này đã giúp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và phát triển
*PHẦN 5 : Bài học kinh nghiệm
Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức tài chính và các nhà đầu tư, bao gồm:
**Bài học kinh nghiệm cho các nhà hoạch định chính sách
● Cần có các quy định tài chính chặt chẽ để ngăn ngừa các hoạt động tài chính rủi ro
● Các quy định tài chính cần bao gồm các biện pháp kiểm soát việc cấp tín dụng, đảm bảo minh bạch thông tin và tăng cường giám sát các hoạt động tài chính
● Cần tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chính.Các quốc gia cần phối hợp với nhau để xây dựng các quy định tài chính chung và giải quyết các vấn đề tài chính toàn cầu
**Bài học kinh nghiệm cho các tổ chức tài chính
● Các tổ chức tài chính cần tăng cường quản trị rủi ro để giảm thiểu khả năng vỡ nợ
● Các tổ chức tài chính cần thực hiện các biện pháp quản trị rủi ro hiệu quả, bao gồm đánh giá rủi ro, kiểm soát rủi ro và quản lý rủi ro
● Các tổ chức tài chính cần minh bạch thông tin về tình hình tài chính của mình
● Các tổ chức tài chính cần công bố đầy đủ và kịp thời thông tin về tình hình tài chính của mình, bao gồm cả các thông tin về rủi ro
**Bài học kinh nghiệm cho các nhà đầu tư
10