1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đánh giá thực trạng vay vốn quốc tế tại việt nam trong giai đoạn hiện nay tác động của vay quốc tế đến nền kinh tế việt nam

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Đánh Giá Thực Trạng Vay Vốn Quốc Tế Tại Việt Nam Trong Giai Đoạn Hiện Nay. Tác Động Của Vay Quốc Tế Đến Nền Kinh Tế Việt Nam
Tác giả Hoàng Nguyễn Thanh Tâm, Lưu Thị Thương
Người hướng dẫn Thầy Đào Duy Thuần
Trường học Học Viện Tài Chính
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 2,16 MB

Nội dung

Theo Nghị định số 58 của Chính phủ 30/8/1993 về việc Ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài: “Vay nước ngoài là khoản vay ngắn, trung và dài hạn có lãi hoặc không có lãi, các

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

TIỂU LUẬN

Sinh viên thực hiện: 32 – 05.2.LT2 Hoàng Nguyễn Thanh Tâm–

34 05.2 – LT2 Lưu Thị Thương–

Giảng viên: Thầy Đào Duy Thuần

Hà Nội, ngày 06 tháng 3 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Mục tiêu nghiên cứu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 5

5 Kết cấu của tiểu luận 5

NỘI DUNG 6

I Cơ sở lý luận của vay vốn quốc tế và tác động của vay quốc tế đến nền kinh tế Việt Nam 6

1.1 Vay quốc tế 6

1.2 Phân loại vay quốc tế 6

1.2.1 Theo tính chất khoản vay: 6

1.2.2 Theo chủ thể đi vay 6

1.2.3 Theo chủ nợ cho vay 7

1.2.4 Theo thời hạn vay 7

1.3 Các chỉ số trong vay vốn quốc tế 7

1.3.1 Khả năng hoàn trả nợ vay 7

1.3.2 Tỷ lệ nợ nước ngoài so với thu nhập quốc gia 7

1.3.3 Tỷ lệ trả nợ 8

1.3.4 Tỷ lệ trả lãi 8

1.3.5 Tỷ lệ dự trữ ngoại hối 8

1.3.6 Tỷ lệ nợ nước ngoài so với ngân sách 8

1.3.7 Tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP 8

1.4 Các tác nhân ảnh hưởng đến việc vay quốc tế 9

1.5 Vai trò của vay quốc tế 9

II Thực trạng vay quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2018 - 2022 (giai đoạn 5 năm) 10

2.1 Tình hình chung 10

Trang 3

2.1.1 Tình hình kinh tế 10

2.1.2 Tình hình vay nợ nước ngoài 11

2.2 Lãi suất vay nợ của Việt Nam 15

2.3 Các chủ nợ nước ngoài của Chính phủ giai đoạn 2018 - 2022 15

2.4 Đánh giá thực trạng vay nợ của Việt Nam 17

2.4.1 Kết quả đạt được 17

2.4.2 Hạn chế 18

III Tác động của vay quốc tế đến nền kinh tế Việt Nam 19

3.1 Tác động tích cực 19

3.2 Tác động tiêu cực 21

IV Đề xuất giải pháp trong việc vay quốc tế cho nền kinh tế Việt Nam 22

KẾT LUẬN 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế hiện nay, các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng cần khoản vốn lớn cho các dự án đầu tư phát triển trong nước Nguồn vốn nội địa còn hạn chế nên cần vay vốn quốc tế hay vay vốn nước ngoài để đáp ứng nhu cầu đầu tư, bù đắp cho các khoản chi còn thiếu Những năm gần đây, GDP của Việt Nam có sự tăng trưởng đáng kể Cụ thể, vào năm 2022, GDP Việt Nam đứng thứ 5/11 so với các quốc gia Đông Nam

Á Năm 2023, đã nhảy vọt lên thứ hạng 3/11, là một dấu hiệu đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam Để tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực, Việt Nam cần huy động nguồn vốn lớn không chỉ trong nước mà còn từ nước ngoài Đây cũng chính là động lực và công cụ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới

Tuy nhiên, vay vốn quốc tế nhiều sẽ dẫn tới gánh nặng nợ cho nước nhà, nguy cơ vỡ nợ cao Nhóm tác giả chọn đề tài này nhằm đánh giá thực trạng vay vốn quốc tế của Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử

dụng vốn vay quốc tế, góp phần cải thiện thực trạng đó

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng vay vốn quốc tế đối với nền kinh

tế Việt Nam, tác động của nó đến nền kinh tế giai đoạn từ năm 2018 đến năm

2022 Từ đó đề xuất các giải pháp vay và sử dụng hiệu quả vốn quốc tế cho nền kinh tế Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng vay vốn quốc tế tại Việt Nam và tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về thời gian: từ năm 2018 đến năm 2022

+ Về không gian: tại Việt Nam

Trang 5

4 Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập thông tin, số liệu từ nhiều nguồn khác nhau

- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành

- Thống kê, tổng hợp, phân tích những thông tin thu được Qua đó rút ra những nội dung và kết luận cho vấn đề

5 Kết cấu của tiểu luận

- Phần I : Cơ sở lý luận của vay vốn quốc tế và tác động của vay quốc tế đến nền kinh tế Việt Nam

- Phần II : Thực trạng vay quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2019 2023 - (giai đoạn 5 năm)

- Phần III: Tác động của vay quốc tế đến nền kinh tế Việt Nam

- Phần IV : Giải pháp vay quốc tế cho nền kinh tế Việt Nam

Trang 6

Theo Nghị định số 58 của Chính phủ 30/8/1993 về việc Ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài: “Vay nước ngoài là khoản vay ngắn, trung và dài hạn (có lãi hoặc không có lãi), các khoản bảo lãnh và các hình thức vay khác (như thỏa thuận hoãn nợ hoặc vay mới trả cũ) với các chủ nợ nước ngoài.”

Từ những khái niệm trên, có thể hiểu, vay quốc tế của một quốc gia là việc vay vốn của các chủ thể cư trú tại một quốc gia này đối với các chủ thể cư trú tại quốc gia khác, đó có thể là khoản vay ngắn, trung hoặc dài hạn, có lãi hoặc không

có lãi, có bảo lãnh hoặc không có bảo lãnh

1.2 Phân loại vay quốc tế

Theo các tiêu chí khác nhau như tính chất khoản vay, chủ thể đi vay, chủ thể cho vay, thời hạn vay…vay quốc tế được phân loại khác nhau

1.2.1 Theo tính chất khoản vay:

Vay quốc tế được chia thành vay thương mại và vay ưu đãi quốc tế Vay thương mại quố ế là các khoc t ản vay quố ế c t theo điều ki n th trường về lãi su t ệ ị ấ

và các đi u ki n khề ệ ác, có ể có ế th th chấp, b o l nh, Trong khi đó, vay ưu đãi ả ãquốc tế là các khoản vay có nhiều ưu đãi về lãi suất, thời hạn vay, có thể không cần bảo lãnh hoặc thế chấp và thường chấp nhận một số điều kiện của bên cho vay (đồng tiền vay, đối tượng hưởng lợi…)

1.2.2 Theo chủ thể đi vay

Theo tiêu chí này, vay quốc tế được phân loại thành vay quốc tế của khu vực công và vay quốc tế của khu vực tư Về khu vực công, là các khoản vay quốc

tế của chính phủ, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức

Trang 7

tài chính, tín dụng nhà nước trực tiếp vay hoặc được Chính phủ bảo lãnh Về khu vực tư, các chủ thể đi vay quốc tế là các doanh nghiệp tư nhân và các cá nhân Các chủ thể đi vay đều phải thực hiện và chịu trách nhiệm cho các khoản vay

1.2.3 Theo chủ nợ cho vay

Bao gồm vay quốc tế đa phương và song phương Vay quốc tế đa phương

là các khoản cho vay của các tổ chức tài chính quốc tế đa phương (Ngân hàng thế giới - WB, Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF…) Vay quốc tế song phương là Chính phủ các nước, tổ chức hay cá nhân nước ngoài cho vay

1.2.4 Theo thời hạn vay

Theo thời hạn vay được phân loại thành các khoản vay quốc tế ngắn hạn

và dài hạn Vay ngắn hạn chính là các khoản vay thường có thời hạn vay dưới 1 năm Các khoản vay dài hạn có thời hạn vay từ 1 năm trở lên

1.3 Các chỉ số trong vay vốn quốc tế

Trong vay vốn quốc tế có một số chỉ số nhằm đánh giá tình hình vay nợ của một quốc gia, phân tích rủi ro nợ nần, từ đó giúp nhà nước đưa ra các quyết định vay nợ và quản lý nợ

1.3.1 Khả năng hoàn trả nợ vay

% = 𝑇ổ𝑛𝑔'𝑛ợ'𝑛ướ𝑐'𝑛𝑔𝑜à𝑖

𝑇ổ 𝑛𝑔 '𝑘𝑖𝑚' 𝑛𝑔 ạ𝑐ℎ' ấ𝑡'𝑘ℎẩ𝑢'ℎà 𝑥𝑢 𝑛𝑔'ℎ𝑜á, 𝑑ị𝑐ℎ'𝑣ụChỉ tiêu này biểu diễn tỷ lệ nợ nước ngoài bao gồm nợ tư nhân, nợ được chính phủ bảo lãnh trên thu nhập xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ Chỉ tiêu này phản ánh nguồn thu xuất khẩu là phương tiện mà một quốc gia có thể sử dụng để trả nợ nước ngoài Tuy nhiên, nguồn thu này dễ biến động qua mỗi năm, nên con

nợ có thể trả nợ nước ngoài mà không nhất thiết phải tăng xuất khẩu bằng các phương án trả nợ khác

1.3.2 Tỷ lệ nợ nước ngoài so với thu nhập quốc gia

% =𝑇ổ𝑇ổ𝑛𝑔'𝑡ℎ𝑢'𝑛ℎậ𝑝' ố𝑐'𝑑â𝑛'𝑛ợ'𝑛ướ𝑐'𝑛𝑔𝑜à𝑖

Trang 8

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng trả nợ thông qua thu nhập quốc dân được tạo ra, hay phản ánh khả năng hấp thụ vốn vay nước ngoài Thông thường, các nước đang phát triển thường đánh giá cao giá trị đồng nội tệ hoặc sử dụng chế độ

đa tỷ giá dẫn tới làm giảm tình trạng trầm trọng của nợ Vì thế, chỉ số này không phản ánh đúng mức độ của tình trạng nợ vay

và dịch vụ Chỉ tiêu này đề cập đến chi phí vay nợ hay hiệu quả sử dụng vốn vay

có cao hơn chi phí lãi vay hay không

1.3.5 Tỷ lệ dự trữ ngoại hối

% = 𝑇ổ𝑛𝑔'𝑑ự' ữ'𝑡𝑟 𝑛𝑔𝑜ạ𝑖'ℎố𝑖

𝑇ổ 𝑛𝑔 '𝑛ợ'𝑛ướ𝑐' 𝑛𝑔𝑜à𝑖Chỉ tiêu này cho thấy nước nợ có thể dùng dự trữ ngoại hối để trả nợ nước ngoài hay không

1.3.6 Tỷ lệ nợ nước ngoài so với ngân sách

% = 𝑇ổ𝑛𝑔'𝑛ợ'𝑛ướ𝑐'𝑛𝑔𝑜à𝑖𝑇ℎ𝑢' 𝑛𝑔 â𝑛'𝑠á𝑐ℎ'𝑁 '𝑛ướ𝑐 ℎàChỉ tiêu này đánh giá giá trị hiện tại ròng của nợ nước ngoài liên quan đến khả năng trả nợ của quốc gia lấy từ nguồn thu ngân sách nhà nước Ngưỡng an toàn của chỉ số này là 25%

1.3.7 Tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP

% =𝑇ổ𝑛𝑔'𝑠ả𝑛'𝑝ℎẩ𝑚' ố𝑐'𝑛ộ𝑖'(𝑇ổ𝑛𝑔'𝑛ợ'𝑛ướ𝑐'𝑞𝑢 𝑛𝑔𝑜à𝑖𝐺𝐷𝑃)

Là tỷ lệ giữa nợ nước ngoài của một quốc gia và GDP của quốc gia đó (tổng sản phẩm quốc dân) Nó được sử dụng để đo lường mức độ phụ thuộc của

Trang 9

một quốc gia vào nguồn vay quốc tế Chỉ số này giúp đánh giá tình hình tài chính của một quốc gia, nhằm kiểm soát nợ vay và sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả

1.4 Các tác nhân ảnh hưởng đến việc vay quốc tế

1.4.1 Yếu tố vĩ mô

Nền kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững sẽ tạo niềm tin cho các nhà đầu tư quốc tế, giúp Việt Nam dễ dàng vay vốn hơn Bên cạnh đó, chỉ số lạm phát cao cũng ảnh hưởng không ít đến khả năng chi trả các khoản vay vốn quốc tế; khi lạm phát càng cao, giá trị đồng nội tệ giảm, việc trả nợ trở nên khó khăn Biến động của tỷ giá hối đoái có thể làm tăng chi phí trả nợ và ảnh hưởng đến hiệu quả

sử dụng vốn vay

1.4.2 Yếu tố chính sách

Chính sách vay nợ quốc gia rõ ràng và minh bạch sẽ giúp Việt Nam sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả hơn Ngoài ra, môi trường đầu tư thuận lợi sẽ thu

hút các nhà đầu tư quốc tế, từ đó, giúp Việt Nam dễ dàng vay vốn

1.4.3 Yếu tố doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp có sự uy tín cao và năng lực tài chính tốt sẽ dễ dàng vay vốn quốc tế

1.4.4 Yếu tố quốc tế

Tình hình kinh tế thế giới ổn định sẽ giúp Việt Nam dễ dàng vay vốn Đặc biệt, với lãi suất quốc tế thấp sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng lãi vay cho quốc gia

Ngoài những yếu tố kể trên, việc vay vốn quốc tế còn chịu tác động của một số yếu tố khác như: hệ thống pháp luật, chất lượng nguồn nhân lực…

1.5 Vai trò của vay quốc tế

Thứ nhất, Nợ nước ngoài tạo lập nguồn vốn bổ sung cho quá trình phát triển kinh tế Nợ nước ngoài là nguồn tài trợ bổ sung cho sự thiếu hụt về vốn cho các nước có nền kinh tế đang trong giai đoạn đầu và giữa của quá trình phát triển Với các khoản nợ vay từ nước ngoài, một số quốc gia có cơ hội đầu tư phát triển

Trang 10

ở mức cao hơn trong thời điểm hiện tại mà không phải giảm tiêu dùng trong nước,

và do đó, có thể đạt được tỷ lệ tăng trưởng trong hiện tại cao hơn mức mà bản thân nền kinh tế cho phép

Thứ hai, Nợ nước ngoài góp phần chuyển giao công nghệ và nâng cao năng

lực quản lý Bên cạnh việc bổ sung nguồn vốn cho đầu tư trong nước, các khoản

nợ nước ngoài còn góp phần chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực quản

lý thông qua việc nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến Các

dự án đầu tư đã góp phần hiện đại hóa nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế Trên cơ sở

đó, tạo ra lực lượng lao động mới, hiện đại có công nghệ tiên tiến và góp phần thúc đẩy hiệu quả của cả nền kinh tế Ngoài ra, các nước vay nợ còn được tiếp cận với việc chuyển giao kỹ năng quản lý của các chuyên gia nước ngoài Các dự

án hợp tác đào tạo cũng tạo ra rất nhiều cơ hội đào tạo lại và đào tạo nâng cao cho lực lượng cán bộ chủ chốt của các ngành, lĩnh vực, góp phần năng cao năng lực quản lý của toàn bộ nền kinh tế

Thứ ba, nợ nước ngoài bù đắp cán cân thanh toán và ổn định tiêu dùng trong nước Trong một số trường hợp bất lợi của nền kinh tế, cán cân thanh toán

bị thâm hụt do điều kiện bất lợi tạm thời trong thương mại quốc tế hay sản lượng

bị thiếu hụt nặng và tiêu dùng trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng Trong những trường hợp như vậy, các khoản vay nợ nước ngoài khẩn cấp đóng vai trò

là biện pháp ổn định kinh tế trong ngắn hạn, giúp nền kinh tế lấy lại thế cân bằng

II Thực trạng vay quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2018 - 2022 2.1 Tình hình chung

2.1.1 Tình hình kinh tế

Nhìn chung, tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 2018 - 2022 có sự chuyển biến tích cực Dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 vào năm 2020 2021 - - làm GDP giảm còn 2,58%; ngay sau đó, vào năm 2022, Việt Nam chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế khi GDP tăng đáng kể và đạt mức 8,02%, được đánh giá là mức tăng trưởng cao nhất trong 12 năm qua

Trang 11

Biểu đồ Mức tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2018 2022 (%) -

Nguồn: Tổng cục Thống kê

2.1.2 Tình hình vay nợ nước ngoài

Trong thời kỳ 2018 - 2022, tổng dư nợ vay nước ngoài của quốc gia có xu hướng tăng lên; tuy nhiên, dư nợ vay nước ngoài của Chính phủ giảm đều đặn qua các năm, từ 1,07 triệu tỷ đồng vào năm 2018 xuống còn 975 triệu tỷ đồng vào năm 2022 Việc tăng nhanh nợ nước ngoài chủ yếu do các doanh nghiệp đi vay; cụ thể, nợ nước ngoài của doanh nghiệp lại tăng đều từ 1,48 triệu tỷ đồng vào năm 2018 lên mức 2,46 triệu tỷ đồng vào năm 2022

Trang 12

Biểu đồ Tổng dư nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2018 - 2022

(triệu tỷ đồng)

Nguồn: Bản tin Nợ công số 16 của Bộ Tài chính

Trang 13

Biểu đồ Cơ cấu tổng dư nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2018 -

2022 (%)

Nguồn: Bản tin Nợ công số 16 của Bộ Tài chính

Tỷ lệ nợ nước ngoài của Việt Nam so với tổng sản phẩm quốc dân (GDP) đạt 46% vào năm 2018, sau đó giảm dần và đều đặn qua các năm; cuối cùng, đạt ngưỡng 36,1% vào năm 2022 Đây là một điểm sáng trong vấn đề vay vốn nước ngoài của quốc gia, nhờ vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của GDP và sự kiểm soát chặt chẽ việc vay vốn nước ngoài của chính phủ trong giai đoạn qua

Biểu đồ nợ nước ngoài quốc gia so với GDP giai đoạn 2018 - 2022 (%)

Nguồn: Bản tin Nợ công số 16 của Bộ Tài chính Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ từ 7,0% vào năm 2018 Sau đó giảm xuống 5,7% vào năm

2020 do chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 diễn ra trên toàn cầu Đến năm

-2022, giảm nhẹ xuống 6,9% Trong 5 năm qua, năng lực xuất khẩu của Việt Nam vẫn giữ nhịp tăng trưởng; cụ thể năm 2017, Việt Nam ở vị trí thứ 20 thế giới về quy mô xuất khẩu, sau 5 năm đến năm 2022 tăng 2 bậc lên thứ 18 thế giới

Trang 14

Biểu đồ Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2018 2022 (tỷ USD) -

Trang 15

2.2 Lãi suất vay nợ của Việt Nam

Các khoản vay nước ngoài đều từ các tổ chức như: Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Nhật Bản… với kỳ hạn khoảng 20-30 năm, lãi suất ưu đãi khoảng 1,2%/năm Như vậy, hầu hết các khoản vay nợ trong và ngoài nước đều có kỳ hạn dài và lãi suất hợp lý, điều này góp phần giảm thiểu rủi ro về tỷ giá, đảm bảo an toàn nợ công và an ninh tài chính quốc gia Năm 2022, trong bối cảnh nhiều quốc gia bị hạ bậc tín nhiệm, Việt Nam được hai tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s và S&P nâng hạng tín nhiệm quốc gia, tổ chức Fitch giữ nguyên mức xếp hạng tín nhiệm

Theo các chuyên gia kinh tế, việc nâng hạng tín nhiệm của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu còn có nhiều biến động và thách thức có ý nghĩa hết sức tích cực, góp phần nâng cao uy tín quốc gia, tạo hiệu ứng lan tỏa cho toàn bộ nền kinh

tế, có tác động giảm chi phí vay của Chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức tín dụng, thu hút thêm các nguồn vốn từ các nhà đầu tư tiềm năng, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước.-

2.3 Các chủ nợ nước ngoài của Chính phủ giai đoạn 2018 - 2022

Về các chủ nợ song phương, chủ nợ song phương lớn nhất của Việt Nam trong cả giai đoạn 2018 - 2022 là Nhật Bản với mức dư nợ trong 5 năm qua đều chiếm tỷ trọng hơn 60% tổng số dư nợ vay của các chủ nợ khác Theo sau lần lượt là Hàn Quốc, Pháp, Đức và một số quốc gia khác

Ngày đăng: 19/05/2024, 21:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w