1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài rình bày về fdi việt nam giai đoạn 2020 2023

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình Bày Về FDI Việt Nam Giai Đoạn 2020-2023
Tác giả Phạm Thị Phương Lanh, Phạm Duy Đăng, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn T. Khánh Huyền, Nguyễn Thị Giang, Nguyễn Thị Linh, Phạm Yến Nhi, Trần Thị Thu Hương
Trường học Học viện Tài chính
Thể loại đề tài
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 645,19 KB

Nội dung

Nguồn vốn để phát triển kinh tế có thể được huy động ở trong nước và ngoài nước, tuy nhiên nguồn vốn trong nước thường có hạn, nhất là đối với các nước đang phát triển như ở Việt Nam có

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

ĐỀ TÀI : TRÌNH BÀY VỀ FDI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020-2023

Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Phương Lanh - CQ60/51.01 ( Trưởng nhóm) Phạm Duy Đăng - CQ60/51.01

Nguyễn Minh Châu - CQ60/51.01

Nguyễn T Khánh Huyền - CQ60/51.01

Nguyễn Thị Giang - CQ60/51.01

Nguyễn Thị Linh - CQ60/51.01

Phạm Yến Nhi - CQ60/51.01

Trần Thị Thu Hương - CQ60/51.01

Trang 2

MỤC LỤC

1 Đặt vấn đề 3

II KHÁI QUÁT CHUNG VỀ FDI 1 Khái niệm 3

2 Đặc điểm của FDI 4

3 Vai trò của FDI 4

3.1 Đối với nước đi đầu tư 4

3.1.1 Ưu điểm 4

3.1.2 Nhược điểm 4

3.2 Đối với nước nhận đầu tư 4

3.2.1 Ưu điểm 4

3.2.2 Nhược điểm 5

4 Ví dụ 5

III Thực trạng về FDI Việt Nam giai đoạn 2020-2023 1 Thực trạng của Việt Nam với vai trò là nước đi đầu tư 6

2 Thực trạng của Việt Nam với vai trò là nước nhận đầu tư 8

2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút FDI vào VN 8

2.1.1 Nhân tố bên trong 8

2.1.2 Nhân tố bên ngoài 9

2.2 Quy mô đầu tư FDI ở Việt Nam giai đoan năm 2020-2023 9

2.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép tại VN theo ngành 11

2.4 Quốc gia/vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép tại Việt Nam 12

3 Cơ hội và thách thức trong việc thu hút FDI vào Việt Nam 13

3.1 Cơ hội 13

3.2 Thách thức 13

IV Đánh giá chung về tình hình thu hút FDI 1 Thành tựu 14

2 Hạn chế 15

3 Nguyên nhân 16

4 Giải pháp 17

Trang 3

I MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Đối với bất kì quốc gia nào, dù là nước phát triển hay đang phát triển thì vốn có vai trò đặc biệt quan trọng và cần thiết trong quá trình phát triển kinh tế cũng như giải quyết các vấn đề chính trị, văn hóa và xã hội Nguồn vốn để phát triển kinh tế có thể được huy động

ở trong nước và ngoài nước, tuy nhiên nguồn vốn trong nước thường có hạn, nhất là đối với các nước đang phát triển như ở Việt Nam ( có tỷ lệ tích lũy thấp, nhu cầu đầu tư cao nên cần có một số vốn lớn để phát triển kinh tế).Vì vậy nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia

Hơn nữa, trong bối cảnh của nền kinh tế phát triển, tự do thương mại hóa và ngày càng hội nhập vào thị trường chính quốc tế, vai trò của vốn đầu tư đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài để phát triển kinh tế được đánh giá là rất quan trọng Bất kì một quốc gia nào muốn tăng trưởng và phát triển đều cần 1 điều kiện không thể thiếu được đó là phải thu hút

và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cho nền kinh tế Vấn đề về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho việc phát triển kinh tế- xã hội đều được các quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển quan tâm : Việt Nam cũng nằm trong quy luật đó Hay nói cách khác, Việt Nam muốn thực hiện được các mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa ( CNH-HĐH) đất nước thì vấn đề quan trọng hàng đầu là phải huy động và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sao cho có hiệu quả

Trong các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội với bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) được coi là bộ phận không tách rời của nền kinh tế Đây là nguồn lực quan trọng góp phần đầy nhanh phát triển của nền kinh tế các nước, bổ sung nguồn vốn đáng kể cho sự tăng trưởng, chuyển giao công nghệ, tăng cường khả năng xuất khẩu cũng như tạo thêm nhiều việc làm

và nâng cao mức sống cho người dân

II KHÁI QUÁT CHUNG VỀ FDI ( ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI)

1 Khái niệm

FDI là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Foreign Direct Investmen” và được dịch sang tiếng Việt là đầu tư trực tiếp nước ngoài Khái niệm về FDI như sau:

Đầu tư nước ngoài (FDI) có bản chất như đầu tư nói chung, là sự di chuyển các nguồn lực từ nước này sang nước khác để tiến hành những hoạt động đầu tư nhằm tìm kiếm lợi ích hữu hình hoặc vô hình Tuy nhiên, ĐTNN nhấn mạnh vào địa điểm thực hiện hoạt động này là ở quốc gia khác với quốc gia của nhà đầu tư

Trang 4

2 Đặc điểm của FDI.

- FDI là một dự án mang tính lâu dài

- FDI là một dự án có sự tham gia quản lý của các nhà đầu tư nước ngoài

- FDI là hình thức kéo dài chu kỳ tuổi thọ sản xuất, chu kỳ tuổi thọ kỹ thuật và nội bộ hóa

di chuyển kỹ thuật

- Đi kèm với dự án FDI là 3 yếu tố: hoạt động thương mại, chuyển giao công nghệ và di cư lao động quốc tế

- FDI gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

3 Vai trò của FDI

3.1 Đối với nước đầu tư:

Ưu điểm:

- FDI là lực lượng cơ bản cho sự hội nhập nền kinh tế dân tộc vào nền kinh tế thế giới

- FDI giúp các công ty nước ngoài giảm chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư và thu lợi nhuận cao

-FDI giúp chủ đầu tư tìm kiếm được các nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định

- FDI giúp các chủ đầu tư nước ngoài đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhược điểm:

-Việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài khiến một số ngành trong nước không được đầu tư đầy

đủ Đồng thời có nguy cơ tạo ra thất nghiệp ở nước đầu tư

- Rủi ro đầu tư cao nếu môi trường kinh tế, chính trị của nước tiếp nhận đầu tư không ổn định

3.2 Đối với nước nhận đầu tư:

Ưu điểm:

- Bổ sung nguồn vốn cho kinh tế phát triển

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư

- Góp phần cải thiện cán cân thanh toán

Trang 5

- Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.

- Góp phần bảo vệ môi trường, khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên

- Góp phần vào quá trình mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế

Nhược điểm:

* Về vốn:

- Vốn do hoạt động FDI cung cấp có chi phí cao hơn so với các nguồn vốn khác từ nước ngoài

- Vốn do hoạt động FDI cung cấp có thể không lớn

- Vốn FDI trong một số trường hợp được cung cấp với một số lượng lớn sẽ gây ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của một quốc gia

* Về môi trường và chuyển giao công nghệ:

- Nước nhận đầu tư sẽ phải chấp nhận việc đánh đổi môi trường tự nhiên để đối lấy lợi ích

về kinh tế

- Nếu không thẩm định chặt chẽ còn có thể du nhập thiết bị, công nghệ lạc hậu

* Về cạnh tranh: Các chính sách tại nước nhận đầu tư có thể bị thay đổi nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài Như vậy có thể gây ra những ảnh hưởng, tác động gián tiếp cho các doanh nghiệp trong nước

* Về lao động: Người lao động làm việc trong các FDI thường đòi hỏi phải có trình độ cao, nếu không đáp ứng sẽ bị sa thải

* Về mặt chính trị: có thể can thiệp vào chính sách, quyết định phát triển kinh tế của một quốc gia và hoạt động chính trị ở nước tiếp nhận đầu tư

4 Ví dụ

4.1 Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV)

Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV) chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2009

Samsung Electronics là tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc và hiện có 9 nhà máy sản xuất điện thoại được đặt tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam

Tổng vốn đầu tư: 670 triệu USD

Vốn điều lệ: 50 triệu USD

Trang 6

4.2 Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam

Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam được chính thức thành lập và đi vào hoạt động năm 1995 - là một chi nhánh của tập đoàn Unilever toàn cầu

Unilever là tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới của Anh và Hà Lan

Tổng vốn đầu tư: hơn 75 triệu USD.5

III THỰC TRẠNG VỀ FDI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020-2023.

1 Thực trạng của Việt Nam với vai trò là nước đi đầu tư

Theo bảng số liệu trên, có thể thấy rằng FDI đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam có xu hướng giảm từ năm 2020 đến năm 2022, nhưng tăng mạnh vào năm 2023 Nguyên nhân

là do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như sự phục hồi của nền kinh tế thế giới trong năm 2023

Năm Quốc gia lãnh thổ Tổng vốn đầu tư (Triệu USD) Chiếm (%) tổng vốn đầu tư

Trang 7

2021 Lào 191,6 23,1

Bảng số liệu tổng vốn đầu tư của VN tới các nước giai đoạn 2020-2023

Bảng số liệu quy mô đầu tư cho thấy Việt Nam vẫn còn là một quốc gia thu hút đầu tư nước ngoài nhiều hơn là đầu tư ra nước ngoài

Trong giai đoạn 2020-2023, Việt Nam đang có xu hướng tăng cường đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và công nghệ Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do với các quốc gia và khu vực trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài

Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang tìm kiếm cơ hội đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là trong các thị trường mới nổi như châu Phi và châu Mỹ Latinh

Trang 8

Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc đầu tư ra nước ngoài, như làm thế nào để tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, đảm bảo quyền lợi và an toàn cho các nhà đầu tư, v.v Do đó, chính phủ Việt Nam đang nỗ lực

để cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư

ra nước ngoài và đẩy mạnh các chính sách thu hút đầu tư

2 Thực trạng của Việt Nam với vai trò là nước nhận đầu tư

2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 2.1.1 Nhân tố bên trong

a Điều kiện tự nhiên

+ Là quốc gia có vị trí nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á

+ Là cửa ngõ ra biển của Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc + Mạng lưới sông ngòi dày đặc; tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng

+ Cấu trúc địa lý đa dạng cùng với các vùng đồi núi, cao nguyên và ven biển thích hợp cho các vùng kinh tế tổng hợp

b Điều kiện kinh tế

Từ năm 2020, Việt Nam đứng trong top 10 nước tăng trưởng cao nhất thế giới, là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất Đặc biệt, trong năm 2020, trong khi phần lớn các nước có mức tăng trưởng âm hoặc đi vào trạng thái suy thoái do tác động của đại dịch COVID-19, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 2,91%, góp phần làm cho GDP trong 5 năm(2016 - 2020) tăng trung bình 5,9%/năm, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới

c Điều kiện lực lượng lao động có hiểu biết

Sở hữu những người lao động trẻ, có tay nghề cao với tinh thần làm việc và tỷ lệ biết chữ hơn 90% người Việt Nam được trang bị trình độ học vấn cao và sẵn sàng phục vụ trong các ngành đòi hỏi kỹ năng cao như công nghệ thông tin, dược phẩm và dịch vụ tài chính với chi phí cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực

d Điều kiện chính trị, xã hội

Trang 9

Tình hình chính trị- xã hội luôn là 1 yếu tố tác động không nhỏ đến hoạt động thu hút đầu

tư trực tiếp nước ngoài Từ đó, với Việt Nam, 1 quốc gia được đánh giá có nền chính trị-

xã hội khá ổn định đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư trên khắp thế giới 2.1.2 Nhân tố bên ngoài

- Tình hình kinh tế và xu hướng đầu tư trên thế giới: Tình hình kinh tế thế giới có biến động tích cực hay tiêu cực đều ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Khi tình hình kinh tế thế giới giảm sút, các nhà đầu tư nước ngoài gặp khó khăn sẽ làm giảm lượng đầu tư FDI và các dự án FDI cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng

- Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp đi đầu tư: Thông qua hoạt động thu hút đầu

tư trực tiếp nước ngoài, nước tiếp nhận đầu tư sẽ được chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại từ các nước phát triển Một quốc gia có trình độ công nghệ cao thường làm chủ các công nghệ nguồn và nó có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao năng suất, rút ngắn thời gian sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo các tiêu chuẩn về chất thải hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường của nước nhận đầu tư

Tại Việt Nam, đã đón nhận những làn sóng đầu tư dây chuyền công nghệ của hàng loạt tên tuổi lớn như Canon, Microsoft, Nokia, Intel, LG, Panasonic…và đặc biệt là Samsung

2.2 Quy mô đầu tư FDI ở Việt Nam giai đoạn năm 2020-2023

Năm 2020 và 2021, đại dịch Covid -19 diễn biến phức tạp có ảnh hưởng rất nhiều đến mọi ngành, mọi lĩnh vực ở tất cả các quốc gia trên giới, trong đó có Việt Nam Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2020 Việt Nam chỉ thu hút được 2.523 dự án, với tổng số vốn FDI đăng ký là 28.530 tỉ USD Số dự án so với cùng kỳ năm 2019 giảm 35%; tổng số vốn FDI đăng ký so với cùng kỳ năm 2019 giảm 25% Năm 2021,tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020

Năm 2022, tổng vốn FDI đăng kí vào Việt Nam đạt gần 27,72 tỉ USD, mức vốn FDI thực hiện đạt kỉ lục 22,4 tỉ USD, tăng 13,5% so với cùng kì năm 2021 Đây là số vốn FDI thực hiện cao nhất trong 5 năm (2017 - 2022)

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/12/2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam (FDI) đạt gần 36,61 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2022

Năm Vốn đăng kí cấp Góp vốn,mua cổ phần Đăng kí điều chỉnh Tổng vốn FDI

Trang 10

Bảng số liệu FDI vào Việt Nam năm 2020-2023

Biểu đồ FDI vào Việt Nam 2020-2023

Với các số liệu trên ta có thể nhận thấy rằng kết quả thu hút FDI vào Việt Nam giai đoạn

2020 – 2023 đã thể hiện một phần xu hướng tăng giảm đầu tư toàn cầu, cả mức vốn đăng

ký và mức vốn thực hiện đều đạt điểm cao nhất là vào năm 2023, sau đó giảm dần đến năm

2020 Nguyên nhân của lượng vốn FDI vào Việt Nam năm 2020 và 2021 giảm là do ảnh hưởng bởi đại dịch covid 19

Cụ thể là hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng, vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài trong năm 2020 giảm so với năm 2019 Tổng vốn đăng kí cấp mới năm

2020 là 14,65 trong khi năm 2019 là 16,75 tỷ USD Song mức độ giảm đã được cải thiện (giảm 2% so với năm 2019) Nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang dần hồi phục và duy trì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh và mở rộng dự án

Năm 2021, trước tình hình mới của đại dịch Covid-19, thu hút FDI của nước ta tăng 4% vốn đăng ký và chỉ giảm 1,2% vốn thực hiện so với năm 2020 Tính đến 20/12/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới giảm khoảng 19 % so với 2021 do khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, xu hướng đầu tư ra nước ngoài của các quốc gia phát triển có dấu hiệu giảm sút Trong năm 2022, sự không chắc chắn của nhà đầu tư và tình trạng rủi ro do ảnh hưởng của xung đột chính trị toàn cầu, áp lực lạm phát tăng cao, đứt gãy chuỗi cung ứng đang gây áp

Trang 11

lực giảm đáng kể lên FDI toàn cầu, ảnh hưởng tiêu cực đến dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của các nền kinh tế lớn, đặc biệt là các đối tác đầu tư của Việt Nam Năm 2022 không có nhiều các dự án lớn như năm 2021, các nhà đầu tư đã chững lại các quyết định đầu tư lớn

để chờ tình hình ổn định hơn.Tuy nhiên năm 2022 cho thấy các doanh nghiệp đang dần phục hồi, duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sau đại dịch

Năm 2023, vốn đăng ký cấp mới tăng 62,2 % so với năm 2022 do dịch bệnh chấm dứt cùng với sự quan tâm, đồng hành và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của nhà nước Nhìn chung tình hình thu hút FDI của Việt Nam ổn định, Việt Nam luôn là nước an toàn

để thu hút các nước đầu tư

2.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI được cấp giấy phép tại Việt Nam theo ngành

Phân tích đầu tư FDI vào Việt Nam theo ngành cho thấy, đầu tư FDI đã có mặt hầu hết tất

cả các ngành của nền kinh tế quốc dân, tuy nhiên nó đang có sự dịch chuyển sao cho phù hợp với công cuộc CNH – HĐH đất nước

Năm 2020 và 2022 ,các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành trong 21 ngành kinh tế quốc dân Và trong năm 2021 và 2023 là 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân

USD)

Ngày đăng: 19/05/2024, 19:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w