Nhưng cũng có những doanhnghiệp đã sử dụng không hiệu quả, gây ra sự lãng phí lớn cho các nguồn lựccủa xã hội và dẫn đến tình trạng doanh nghiệp lâm vào khó khăn và bị phásản.Do vậy, việ
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Một số khái niệm liên quan
Đòn bẩy tài chính và cấu trúc vốn của doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Do vậy, để hiểu được đòn bẩy tài chính là gì, trước hết chúng ta sẽ đi nghiên cứu vấn đề cấu trúc vốn của doanh nghiệp Vậy cấu trúc vốn là gì?
Cấu trúc vốn đề cập tới cách thức doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài chính thông qua các phương án tài trợ kết hợp giữa bán cổ phần, quyền chọn mua cổ phần, phát hành trái phiếu và đi vay Hay nói cách khác, cấu trúc vốn là việc lựa chọn giữa tài trợ bằng vốn vay nợ hay vốn chủ sở hữu (vốn cổ phần) Cấu trúc vốn tối ưu là phương án theo đó doanh nghiệp có chi phí vốn thấp nhất và có giá trị cổ phiếu cao nhất.
1.1.1 Nợ và các vấn đề liên quan
Khái niệm Nợ trong tài chính doanh nghiệp được hiểu như là nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Dựa theo thời hạn trả nợ, nợ được chia làm hai loại: ngắn hạn và dài hạn Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả trong thời hạn dưới một năm (như vay ngăn hạn hay nợ dài hạn đến hạn trả…) trong khi nợ dài hạn có thời gian đáo hạn hơn một năm (như thuê tài chính) Trái phiếu và các khoản vay ngân hàng có thể là nợ ngắn hạn hay dài hạn.
Doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu kèm theo chứng chỉ đặc quyền mà chủ sở hữu chứng chỉ đặc quyền được quyền mua các chứng khoán khác của công ty. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu chuyển đổi mà chủ sở hữu được quyền đổi trái phiếu lấy các chứng khoán khác (Theo sách Tài chính Doanh nghiệp hiện đại-PSG-TS Trần Ngọc Thơ xuất bản 2007).
Nợ vay có các đặc điểm để phân biệt với vốn cổ phần thường Thứ nhất, nợ vay có tính đáo hạn Hai là nợ vay có tính trái quyền đối với lợi nhuận, tức doanh nghiệp vẫn phải trả lãi vay cho chủ nợ ngay cả khi doanh nghiệp bị lỗ Ba là nợ vay có tính trái quyền với tài sản, khi danh nghiệp phá sản thì phải ưu tiên tiền thanh lý tài sản để trả nợ vay Thứ tư là trái chủ không có quyền chi phối trong việc điều hành hoạt động doanh nghiệp mà chỉ có quyền hạn chế trong việc giám sát sử dụng khoản tiền cho vay (Theo sách Tài chính Doanh nghiệp hiện đại-PSG-TS Trần Ngọc Thơ xuất bản2007-Trang 432
Nguồn tài trợ của doanh nghiệp có thể là nợ hoặc vốn cổ phần hoặc cả hai Cấu trúc vốn bao gổm nợ trung, dài hạn và vốn cổ phần thường của doanh nghiệp (Theo sách Tài chính Doanh nghiệp hiện đại-PSG-TS Trần Ngọc Thơ xuất bản 2007-Trang 432).
Khi nói đến cấu trúc vốn, thường người ta đề cập đến việc nên sử dụng giá trị sổ sách hay giá trị thị trường của nợ và vốn chủ sở hữu, hay kết hợp cả hai.
Quan điểm ủng hộ cho việc sử dụng giá trị sổ sách là chi phí của việc đi vay chính là chi phí kiệt quệ tài chính dự phòng khi doanh nghiêp bị phá sản và giá trị liên quan đến nghĩa vụ của các khoản vay là giá trị sổ sách chứ không phải là giá trị thị trường Trái lại, quan điểm ủng hộ việc sử dụng giá trị thị trường lại cho rằng giá trị thị trường cuối cùng mới là giá trị thực của doanh nghiệp.
Các lý thuyết liên quan đến vay nợ (cấu trúc vốn)
1.2.1 Lý thuyết cấu trúc vốn của Modigliani và Miller (M&M) Đề cập đến các lý thuyết liên quan đến cấu trúc vốn, ta không thể không nhắc đến lý thuyết cấu trúc vốn của M&M, một linh hồn của lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại Lý thuyết M&M nghiên cứu về mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính với giá trị doanh nghiệp.
Mệnh đề I của M&M cho rằng giá trị doanh nghiệp độc lập với cấu trúc vốn, nghĩa là không có một cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp với các giả định đặt ra như sau:
Không có chi phí giao dịch khi mua và bán chứng khoán.
Có đủ số người mua và bán trên thị trường, vì vậy không có nhà đầu tư riêng lẻ nào có một ảnh hưởng lớn đối với giá cả chứng khoán
Có sẵn thông tin liên quan cho tất cả các nhà đầu tư và không phải mất tiền Tất cả các nhà đầu tư có thể vay hay cho vay với cùng lãi suất.
Với cùng một mức độ rủi ro như nhau, các tài sản được định giá bằng nhau. Không có thuế thu nhập.
Hai ông lập luận rằng vì nhà đầu tư hoàn toàn có thể sử dụng đòn bẩy tài chính của riêng cá nhân họ nên việc sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp sẽ không làm thay đổi giá trị của doanh nghiệp đó. M&M không đề cập đến rủi ro của việc cho vay, tức là nếu doanh nghiệp có vay nợ có thể sẽ không phải trả hết nợ nếu thu nhập của công ty không thể trang trải hết M&M lập luận rằng một quy trình mua bán song hành (arbitrage) sẽ ngăn chặn việc các doanh nghiệp tương đương có các giá trị thị trường khác nhau chỉ bởi vì có các cấu trúc vốn khác nhau Mua bán song hành là quy trình mua và bán cùng một lúc các chứng khoán cùng loại (hay tương đương) ở các thị trường khác nhau để hưởng lợi do chêch lệch giá Các giao dịch mua bán song hành không có rủi ro Giả sử M&M sai, nghĩa là giá trị thị trường của công ty có vay nợ (L) cao hơn so với công ty không vay nợ (U), thị trường vốn hoàn hảo không có chi phí giao dịch sẽ không ngăn cản các nhà đầu tư bán cổ phần của L, đồng thởi sẽ đi vay và mua cổ phần của
U Cổ phẩn của L sẽ bị bán cho đến khi giá của nó không còn tạo ra một khoảng chênh lệch so với giá của cổ phần U nữa.
Tóm lại, theo M&M, trong thị trường vốn hoàn hảo và không có thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị thị trường của doanh nghiệp độc lập với cấu trúc vốn của nó Đó là do đòn bẩy tài chính cá nhân có thể hoàn toàn thay thế cho đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp.
1.2.2 Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (The trade-off theory)
Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn thừa nhận rằng các tỷ lệ nợ mục tiêu có thể khác nhau giữa các doanh nghiệp Các công ty có tài sản hữu hình an toàn và nhiều thu nhập chịu thuế nên có tỷ lệ nợ mục tiêu cao để được hưởng lợi ích từ tấm chắn thuế; còn các công ty có tài sản vô hình nhiều rủi ro nên dựa vào tài trợ chủ yếu từ vốn cổ phần.
Nếu việc điều chỉnh cấu trúc vốn không phát sinh chi phí thì mỗi doanh nghiệp luôn luôn nhắm vào tỷ lệ nợ mục tiêu của mình Tuy nhiên, do có các chi phí này nên có sự trì hoãn trong việc điều chỉnh mục tiêu nợ tối ưu
Trong thực tế lý thuyết đánh đổi của cấu trúc vốn đã giải thích được sự khác biệt trong cấu trúc vốn giữa các ngành Ví dụ: các công ty tăng trưởng công nghệ cao, có tài sản rủi ro và hầu hết là vô hình, thường vay nợ rất ít; trong khi các hãng hàng không có thể vay và thường vay rất nhiều vì tài sản của họ đa phần là tài sản hữu hình và tương đối an toàn Ngoài ra, lý thuyết này cũng yêu cầu các công ty có nợ vay quá lớn không thể trả bằng tiền mặt phát sinh nội bộ trong vòng một vài năm nên phát hành cổ phần, hạn chế chia cổ tức, hoặc bán bớt tài sản để huy động tiền mặt nhằm tái cân đối cấu trúc vốn.
Tuy nhiên, lý thuyết đánh đổi không thể giải thích một số trong các công ty thành công nhất lại phát đạt khi có ít nợ Tức là họ đã từ bỏ không sử dụng lá chắn thuế lãi từ chứng khoán nợ quí giá Ở đây, lý thuyết đánh đổi thất bại, vì đã dự báo ngược lại: theo lý thuyết đánh đổi, lợi nhuận cao sẽ có nghĩa có nhiều khả năng vay nợ và có nhiều lợi nhuận chịu thuế được khấu trừ từ thuế và sẽ cho tỷ lệ nợ mục tiêu cao hơn. Ngoài ra, lý thuyết đánh đổi cũng không giải thích được tại sao tỷ lệ nợ ở đầu thập niên 1900 chỉ cao bằng tỷ lệ nợ ở đầu thập niên 1990 trong khi thuế suất thuế thu nhập trong những năm 1900 lại rất thấp hay (bằng 0). Những điều trình bày ở trên cho thấy lý thuyết đánh đổi không thể giải thích hết các trường hợp phát sinh trên thực tế Vì vậy, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu một lý thuyết tài trợ hoàn toàn khác để giải thích những trường hợp mà lý thuyết đánh đổi còn vướng mắc Đó là lý thuyết trật tự phân hạng.
1.2.3 Lý thuyết trật tự phân hạng (The pecking-order theory)
Lý thuyết trật tự phân hạng bắt đầu với thông tin bất cân xứng- một cụm từ chỉ rằng các giám đốc biết nhiều về các tiềm năng, rủi ro và các giá trị của công ty mình hơn là các nhà đầu tư từ bên ngoài Chúng ta có thể minh chứng điều này bằng cách quan sát các thay đổi giá cổ phần sau các công bố của ban giám đốc Khi một công ty công bố một sự gia tăng cổ tức thường xuyên, giá cổ phần thường tăng, và các nhà đầu tư diễn dịch việc gia tăng này như một dấu hiệu tin tưởng ban giám đốc công ty về thu nhập tương lai.
Thông tin bất cân xứng tác động đến lựa chọn giữa tài trợ nội bộ và tài trợ từ bên ngoài, và giữa phát hành chứng khoán nợ và chứng khoán vốn cổ phần Điều này đưa tới một trận tự phân hạng, theo đó đầu tư sẽ được tài trợ trước tiên bằng vốn nội bộ, chủ yếu là lợi nhuận tái đầu tư; rồi mới đến phát hành nợ mới và cuối cùng bằng phát hành cổ phần mới. Sau đây là là kết quả cuộc khảo sát của S&P trong thực tế nhằm kiểm nghiệm tính xác thực của lý thuyết trật tự phân hạng.
Nợ có thể chuyển đổi
Cổ phần ưu đãi không chuyển đổi
Cổ phần ưu đãi chuyển đổi
Lý thuyết trật tự phân hạng nhấn mạnh đến giá trị của các thừa thãi tài chính(Financial Slack) Có thừa thãi tài chính nghĩa là có tiền mặt, chứng khoán thị trường, các bất động sản dễ bán Về dài hạn, giá trị của một doanh nghiệp nằm ở quyết định đầu tư vốn và kinh doanh hơn là quyết định tài trợ Khi không có thừa thãi, doanh nghiệp có thể bị tuột xuống cuối trật tự phân hạng và bị buộc phải lựa chọn giữa phát hành cổ phần dưới giá và vay nợ với rủi ro kiệt quệ tài chính, hay phải bỏ qua các cơ hội đầu tư có NPV dương Vì vậy cần bảo đảm doanh nghiệp có thặng dư tài chính, để có sẵn tài trợ nhanh chóng cho các đầu tư tốt Tuy nhiên, thừa thãi tài chính cũng có mặt trái của nó Thừa thãi quá nhiều có thể khuyến khích các giám đốc chủ quan, bành trướng quyền lợi của mình hay xây dựng một đế chế bằng tiền mà đáng lẽ phải trả lại cho các cổ đông
Tóm lại, lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng:
- Các doanh nghiệp thích tài trợ nội bộ hơn;
- Các doanh nghiệp điều chỉnh tương ứng các tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu theo các cơ hội đầu tư, trong khi tránh các thay đổi đột xuất trong cổ tức
- Các chính sách cổ tức cứng nhắc, cộng với các dao động không thể dự đoán trong khả năng sinh lợi và các cơ hội đầu tư, có nghĩa là dòng tiền phát sinh nội bộ có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn các chi tiêu vốn Nếu lớn hơn, doanh nghiệp thanh toán hết nợ hay đầu tư vào thị trường chứng khoán Nếu nhỏ hơn, doanh nghiệp sử dụng số dư tiền mặt của mình trước hoặc bán các chứng khoán thị trường.
Phương pháp phân tích
Công cụ nghiên cứu Để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính với trường hợp là các công ty tại Việt Nam em đã chọn lựa các công ty với yếu tố như sau:
- Thứ nhất: Doanh nghiệp không thuộc lĩnh vực tài chính (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm)
- Thứ hai: Cổ phiếu của các doanh nghiệp nghiên cứu vẫn được niêm yết tính tới cuối năm tài chính năm 2021.
- Thứ ba: Các doanh nghiệp được nghiên cứu có đầy đủ báo cáo tài chính từ năm 2017 đến năm 2021.
- Thứ tư: Tất cả các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp được nghiên cứu đã được kiểm toán và báo cáo kiểm toán đều đưa ra ý kiến về tính hợp lý và trung thực theo một nguyên tắc trọng yếu.
Qua những yếu tố như vậy bài nghiên cứu sẽ sử dụng dữ liệu được trích ra từ báo cáo tài chính của 50 công ty phi tài chính được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) làm đại diện cho mẫu, giai đoạn
Công cụ khác: Bài nghiên cứu đồng thời sử dụng công cụ Excel để tính toán các dữ liệu không có sẵn trên báo cáo tài chính của công ty Trong bài nghiên cứu này, tác giả loại trừ những công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính và bất động sản vì các đặc thù về kế toán và thuế Nghiên cứu này chủ yếu kiểm định giả thuyết bằng cách sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến trên phần mềm Stata của Stata Corp phiên bản 14.0.
Bài nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng, bao gồm các phương pháp xử lý cụ thể như sau: Bình phương tối thiểu thông thường gộp chung (Pooled OLS), mô hình hiệu ứng cố định (FEM) và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) Sau đó, các kết quả của phân tích hồi quy đa biến được kiểm tra bằng cách sử dụng kiểm tra hiệu ứng cố định dự phòng, kiểm tra hệ số Lagrange và kiểm tra Hausman để xác định mô hình thích hợp nhất Nếu tìm thấy tự tương quan, đa cộng tuyến mạnh hoặc phương sai lệch, tác giả sẽ sử dụng phương pháp ước lượng GLS.
Theo các đánh giá và giả thuyết tài liệu tại phần 1, Handoo và Sharma (2014), Keister (2004), Chen (2003), Chen và Strange (2005), Bhabra, Liu và Tirtiroglu (2008) và Hossain (2020), mô hình nghiên cứu được xây dựng như sau:
TD = 0 + 1 SZi,t + 2 ASi,t + 3 LQi,t + 4 GRWi,t + 5ROAi,t + 6β β β β β β β
AGEi,t + εi,t trong đó biến phụ thuộc TD là tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản, đo lường đòn bẩy tài chính
Các biến độc lập: Quy mô công ty (SIZE) được tính bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản AS (cấu trúc tài sản) được đo bằng tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản Thanh khoản (LQ) của một công ty được đo bằng tỷ lệ tổng tài sản trên nợ ngắn hạn ROA đo lường bằng thu nhập sau lãi và thuế chia cho tổng tài sản.
1.3.3 Đo lường Biến và Giả thuyết
Frank và Goyal (2009) đã sử dụng biến đòn bẩy tài chính như tổng nợ cho tổng tài sản và tổng nợ vào vốn chủ sở hữu Pandey (2002) chỉ sử dụng tỷ lệ tổng nợ cho tổng tài sản tại giá trị sổ sách để xác định đòn bẩy tài chính của các công ty Trong một số nghiên cứu khác như Sheikh và Wang (2011) đã sử dụng tổng tỷ lệ tổng nợ là thước đo chính của đòn bẩy tài chính Frank và Gyal (2009) vẫn đề xuất việc sử dụng giá trị nợ của thị trường như một phép đo phù hợp cho đòn bẩy tài chính vì nó phản ánh theo cách tốt hơn vị trí hiện tại và vị trí trong tương lai của các công ty Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu khác sử dụng các biện pháp kế toán để quyết định đòn bẩy tài chính như các nghiên cứu của Chen (2003), Keister (2004), Bhabra, Liu và Tirtiroglu (2008), Frank và Goyal (2009), Dao và Lai (2018) Do đó, nghiên cứu này đã sử dụng giá trị sổ sách thay vì giá trị thị trường để đánh giá tác động của các yếu tố quyết định về đòn bẩy tài chính của các công ty Nghiên cứu đã sử dụng các biện pháp sau đây như là một ủy quyền của đòn bẩy tài chính của các công ty.
TD = Tổng nợ/Tổng tài sản
Tỷ lệ nợ trên tài sản là một tỷ lệ đòn bẩy đo lường số lượng tổng tài sản được tài trợ bởi các chủ nợ thay vì các nhà đầu tư Nói cách khác, nó cho thấy tỷ lệ phần trăm tài sản được tài trợ bằng cách đi vay so với phần trăm nguồn lực được tài trợ bởi các nhà đầu tư Nó là một chỉ báo về đòn bẩy tài chính hoặc thước đo khả năng thanh toán.1 Nó cũng cung cấp cho các nhà quản lý tài chính cái nhìn sâu sắc về tình trạng tài chính hoặc tình trạng khó khăn của một công ty.
Ví dụ: nếu công ty của bạn có tỷ lệ nợ trên tài sản là 0,55, điều đó có nghĩa là một số dạng nợ đã cung cấp 55% mỗi đô la tài sản của công ty bạn Nếu khoản nợ đã tài trợ cho 55% hoạt động của công ty bạn, thì vốn chủ sở hữu đã tài trợ cho 45% còn lại.
Tỷ lệ nợ trên tài sản cao có thể có nghĩa là công ty của bạn sẽ gặp khó khăn khi vay thêm tiền hoặc chỉ có thể vay tiền với lãi suất cao hơn nếu tỷ lệ này thấp hơn Các công ty có đòn bẩy tài chính cao có thể tự đặt mình vào nguy cơ mất khả năng thanh toán hoặc phá sản tùy thuộc vào loại hình công ty và ngành Một số ngành có thể sử dụng nhiều vốn vay hơn các ngành khác.
Về cơ bản, nó minh họa cách một công ty đã phát triển và có được tài sản của mình theo thời gian Các công ty có thể tạo ra lãi của nhà đầu tư để thu được vốn, tạo ra lợi nhuận để có được tài sản của chính công ty đó hoặc nhận nợ Rõ ràng, hai cách đầu tiên thích hợp hơn trong hầu hết các trường hợp Đây là một phép đo quan trọng vì nó cho thấy công ty đã sử dụng đòn bẩy như thế nào bằng cách xem xét lượng tài nguyên của công ty thuộc sở hữu của các cổ đông dưới dạng vốn chủ sở hữu và các chủ nợ dưới dạng nợ Cả nhà đầu tư và chủ nợ đều sử dụng con số này để đưa ra quyết định về công ty.
Các nhà đầu tư muốn đảm bảo rằng công ty có khả năng thanh toán, có đủ tiền mặt để đáp ứng các nghĩa vụ hiện tại và đủ thành công để hoàn vốn đầu tư của họ Mặt khác, các chủ nợ muốn xem công ty đã có bao nhiêu nợ vì họ lo ngại về tài sản thế chấp và khả năng hoàn trả. Nếu công ty đã tận dụng tất cả tài sản của mình và hầu như không thể đáp ứng các khoản thanh toán hàng tháng như hiện tại, người cho vay có thể sẽ không mở rộng thêm bất kỳ khoản tín dụng nào.
Quy mô công ty (SZ)
Có nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và quy mô doanh nghiệp.
Theo lý thuyết đánh đổi thì quy mô doanh nghiệp có tương quan(+) với đòn bẩy tài chính Các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có tiếng nói trọng lượng hơn trong việc đàm phán các khoản nợ vay dài hạn so với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ nên sẽ sử dụng nhiều nợ vay dài hạn hơn (Marsh-1982) Hơn nữa, những doanh nghiệp có quy mô lớn thì dòng tiền ổn định và khả năng phá sản thấp hơn những doanh nghiệp có quy mô nhỏ.
Theo lý thuyết chi phí đại diện, các doanh nghiệp nhỏ có động lực chấp nhận rủi ro để tăng trưởng nên chi phí đại diện của chúng sẽ lớn Thêm vào đó, lý thuyết bất cân xứng về thông tin cho rằng các doanh nghiệp có quy mô càng nhỏ thì sự bất cân xứng về thông tin càng lớn Với các doanh nghiệp có quy mô lớn, do việc bất cân xứng thông tin ít hơn nên họ có thể tiếp cận dễ dàng hơn các khoản vay để có thể hưởng lợi ích từ tấm chắn thuế.
Phương pháp xử lý dữ liệu
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập dựa trên báo cáo tài chính được kiểm toán của các công ty được niêm yết trên sàn HNX và HOSE và được phân tích trên Excel dưới dạng bảng cân đối (Panel Data) Sau đó, các kết quả của phân tích hồi quy đa biến được kiểm tra bằng cách sử dụng kiểm tra hiệu ứng cố định dự phòng, kiểm tra hệ số Lagrange và kiểm tra Hausman.
Bước 1: Thực hiện chạy hồi quy lần lượt với 3 mô hình: mô hình Pooled OLS, mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM).
Sau đó, để lựa chọn mô hình phù hợp nhất trong 3 mô hình trên, tác giả thực hiện kiểm định: Breusch – Pagan Lagrangian và Hausman. Bên cạnh đó, tác giả cũng thực hiện các kiểm định về tự tương quan, phương sai sai số thay đổi và đa cộng tuyến.
Bước 2: Kiểm định sự phù hợp của mô hình:
Kiểm định Breusch – Pagan Lagrangian: để lựa chọn giữa Pooled OLS và REM, với giả thuyết:
H0: Mô hình Pooled OLS phù hợp
Chỉ số Biến Đo lường dựa trên phân tích báo cáo tài chính
Giả thuyế Đòn bẩy tài chính
Tổng nợ/Tổng tài sản
Logarit của tổng tài sản
Tài sản cố định/Tổng tài sản
Thanh khoản Tổng tài sản/Nợ ngắn hạn
(Tổng tài sản năm t – Tổng tài sản năm t-1)/Tổng tài sản năm t-1
Lợi nhuận ROA Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản Độ tuổi AGE Số năm công ty hoạt động
H1: Mô hình REM phù hợp
Nếu p-value < (5%): bác bỏ H và chọn mô hình REM0
Nếu p-value > (5%): chấp nhận H và chọn mô hình Pooled0 OLS
Kiểm định Hausman: để lựa chọn giữa mô hình FEM và REM, với giả thuyết:
H0: không có tương quan giữa biến độc lập và thành phần ngẫu nhiên (Mô hình REM là phù hợp)
H1: có tương quan giữa các biến độc lập và thành phần ngẫu nhiên (Mô hình FEM là phù hợp)
Nếu p-value < (5%): bác bỏ H và chọn mô hình FEM0
Nếu p-value > (5%): chấp nhận H và chọn mô hình REM0
Bước 3: Kiểm định đa cộng tuyến của mô hình được chọn: thông qua hệ số phóng đại phương sai VIF.
Nếu VIF < 2: không xảy ra đa cộng tuyến
Nếu VIF > 2: có dấu hiệu đa cộng tuyến
Nếu VIF > 10: xảy ra đa cộng tuyến
Bước 4: Kiểm định phương sai sai số thay đổi của mô hình được chọn: thực hiện kiểm định Modified Wald với giả thuyết:
H0: Mô hình có phương sai không đổi
H1: Mô hình có phương sai thay đổi
Nếu p-value < (5%): bác bỏ H và mô hình có phương sai thay0 đổi
Nếu p-value > (5%): chấp nhận H và mô hình có phương sai0 không đổi
Bước 5: Kiểm định tự tương quan của mô hình được chọn: thực hiện kiểm định Wooldridge với giả thuyết:
H0: Mô hình không có tự tương quan
H1: Mô hình có tự tương quan
Nếu p-value < (5%): bác bỏ H và kết luận mô hình có tự0 tương quan
Nếu p-value > (5%): chấp nhận H và mô hình không có tự0 tương quan
Bước 6: Phương pháp ước lượng GLS.
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG LÊN ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY VIỆT NAM
Thống kê mô tả
Bảng 2.1: Kết quả thống kê mô tả của các biến trong mô hình
(Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata 14)Bảng 3.1 trình bày số liệu thống kê mô tả của 50 công ty niêm yếtViệt Nam Thông tin tài chính được thu thập từ các báo cáo kinh doanh hàng năm trong giai đoạn 2017 - 2021 Những phát hiện cho thấy trung bình tổng nợ đối với tổng tài sản (TD) là 50,39% Độ lệch chuẩn của TD là 18,21%, giá trị tối thiểu của TD là 15,22 % và giá trị tối đa là 107,77%. Bên cạnh đó, giá trị trung bình của SZ là 9,5509, độ lệch chuẩn là 1,4010 Quy mô tối thiểu và tối đa là 5,3132 và 12,967 Cơ cấu tài sản của các công ty được niêm yết của Việt Nam sử dụng 23,97% tài sản cố định ròng trong cơ cấu tài sản trung bình Cấu trúc tài sản tối đa là 73,55% và giá trị tối thiểu của cấu trúc tài sản là 0,10% Các tỷ lệ thanh khoản chỉ ra rằng trên các công ty trung bình sử dụng tài sản hiện tại 3,39 lần các khoản nợ ngắn hạn, giá trị tối thiểu và tối đa của LQ là 1,33 và 13,105 lần Tốc độ tăng trưởng tài sản trung bình là 0,1651 lần với độ lệch chuẩn là 0,3793 lần Giá trị lợi nhuận trung bình là 6,92% Lợi nhuận tối đa là29,64% trong khi giá trị tối thiểu là -21,14% Hoặc, trung bình của độ tuổi công ty là 28,8 năm, trong khi độ lệch chuẩn là 13,23 năm Giá trị tối đa của độ tuổi công ty là 59 năm và giá trị tối thiểu là 6 năm Kết quả đã chứng minh rằng có một sự khác biệt rất lớn giữa các công ty niêm yết của Việt Nam trong giai đoạn từ 2010 đến 2019.
Tương quan giữa các biến
Bảng 2.2: Kết quả kiểm định tương giữa các biến
( Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata 14)
Bảng 3.2 báo cáo các hệ số tương quan của Pearson giữa các biến. Asteriou và Hall (2007) nói rằng nhiều nhà nghiên cứu coi hệ số tương quan lớn hơn 0,8 gây ra các vấn đề trong ước lượng Xem xét đây là điểm chuẩn, bảng cho thấy mối tương quan giữa các biến độc lập là tương đối nhỏ và do đó không nên lo ngại về đa cộng tuyến.
Kết quả hồi quy mô hình Pooled OLS, FEM, REM
Bảng 2.3: Thống kê kết quả hồi quy lần lượt Pooled OLS, FEM và REM
Chú thích: ***, **, * lần lượt tương ứng với mức ý nghĩa 1%,
(Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata14) Để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của các Công ty tại Việt Nam và xem xét mối quan hệ giữa chúng, tác giả tiến hành hồi quy với các kỹ thuật Pooled OLS, FEM và REM Kết quả thống kê bằng phương pháp hồi quy Pooled OLS thu được R-squared = 0,7164 và có 4 biến có p-value < 0,05 là SZ, LQ, GRW, ROA và 3 biến có p- value < 0,01 là SZ, LQ và ROA P-value của AS và AGE là lớn hơn 0,05 do đó các biến này không có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5% Theo phương pháp hồi quy hiệu ứng cố định (FEM), dựa vào p-value, có 3 biến có p- value < 0,01 nên có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1% và biến AGE có p-value < 0,05 nên có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5%, biến GRW có p-value < 0,1 nên có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10%. Cuối cùng là mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM), P-value cho kết quả 3 biến (LQ, ROA, AGE) có p-value < 0,01 nên có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1% và 1 biến là SZ có p- value < 0,05 nên có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5% Để lựa chọn mô hình phù hợp nhất tác giả thực hiện kiểm định Breusch – Pagan Lagrangian và Hausman, đồng thời thực hiện kiểm định Modified Wald và kiểm định Wooldridge nhằm phát hiện các hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan cũng như cách khắc phục để ước lượng hồi quy trở nên hiệu quả.
Kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp giữa ba mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM, REM
2.4.1 Giữa Pooled OLS và REM
Giả thiết H0: không tồn tại biến tiềm ẩn tác động lên biến phụ thuộc Mức ý nghĩa α= 5%
Bảng 2.4: Kết quả kiểm định Breusch – Pagan Lagrangian
(Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata 14) Nhằm lựa chọn mô hình phù hợp nhất giữa Pooled OLS và REM, tác giả dùng kiểm định Breusch – Pagan Lagrangian để có hiệu quả hơn trong việc giải thích mối quan hệ giữa các biến Với mức ý nghĩa α 5%, kết quả thu được cho thấy Prob > chibar2 = 0,0000 < 0,05 vì vậy bác bỏ giả thuyết H và chọn mô hình REM0
Bảng 2.5: Kết quả kiểm định Hausman
(Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata 14) Nhằm lựa chọn mô hình phù hợp nhất giữa FEM và REM, tác giả dùng kiểm định Hausman để có hiệu quả hơn trong việc giải thích mối quan hệ giữa các biến Với mức ý nghĩa = 5%, kết quả thu được cho thấy Prob > chibar2 = 0,0000 < 0,05 vì vậy bác bỏ giả thuyết H và chọn0 mô hình FEM
Qua sự phân tích ta thấy rằng Mô hình FEM là mô hình phù hợp nhất.
Kiểm định khuyết tật của mô hình
2.5.1 Kiểm định đa cộng tuyến
Một giả định quan trọng của mô hình hồi quy tuyến tính là không xuất hiện mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với nhau Nếu điều này bị vi phạm, nhiều chỉ số sẽ bị sai lệch dẫn đến kết quả của mô hình hồi quy đa biến không còn mang lại nhiều ý nghĩa Do đó, chúng ta phải kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến Nếu hệ số phóng đại phương sai VIF
> 2 sẽ có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.
Bảng 2.6 cung cấp kết quả của kiểm định đa cộng tuyến Kết quả cho thấy tất cả các biến đều có VIF < 2 điều này chứng tỏ rằng tập dữ liệu không bị đa cộng tuyến.
Bảng 2.6: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến
(Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata 14)
2.5.2 Kiểm định tự tương quan
Bảng 2.7: Kết quả kiểm định tự tương quan
( Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata 14)
Sử dụng kiểm định Wooldridge để kiểm tra hiện tượng tự tương quan của mô hình FEM Kết quả từ bảng 4.5.2 thể hiện Prob > F = 0,0000
< 0,05, vì vậy bác bỏ giả thuyết H và mô hình có tự tương quan.0
2.5.3.Kiểm định Phương sai sai số thay đổi
Bảng 2.8: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi
( Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata 14)
Sử dụng kiểm định Modified Wald để kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi của mô hình FEM Với mức ý nghĩa = 5%, kết quả kiểm định trên bảng 4.5.3 cho thấy Prob > chi2 = 0,0000 < 0,05, vì vậy bác bỏ giả thuyết H và mô hình bị phương sai sai 0 số thay đổi. Đối với bài nghiên cứu này, ước lượng cho kết quả tốt nhất là mô hình FEM, tttuy nhiên mô hình còn tồn tại khuyết tật tự tương quan và phương sai sai số thay đổi.
Hiện tượng phương sai sai số thay đổi tuy không làm thiên chệch kết quả ước lượng của hệ số nhưng sẽ làm các kết quả ước lượng không hiệu quả khi các sai số chuẩn ước lượng của hệ số không còn bé nhất. Hiện tượng tự tương quan khiến các ước lượng OLS không còn hiệu quả và giá trị sai số chuẩn của mô hình OLS bị ước lượng thấp Để khắc phục hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi, trong bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp ước lượng GLS.
Phương pháp ước lượng GLS
Bảng 2.9: Kết quả phương pháp ước lượng GLS
Chú thích: ***, **, * lần lượt tương ứng với mức ý nghĩa 1%,
(Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata 14)Kết quả sử dụng phương pháp ước lượng GLS thu được có 5 biến có p-value < 0,01 là SZ, LQ, GRW, ROA và AGE nên có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1% Biến SZ và GRW có tương quan dương, và những biến còn lại có tương quan âm với đòn bẩy tài chính.
Thảo luận kết quả
Từ kết quả của mô hình ước lượng GLS đã cho thấy rằng:
- Biến quy mô (SZ): Biến quy mô tác động đồng biến lên đòn bẩy tài chính của công ty với mức ý nghĩa 1% Điều này đồng nghĩa với quy mô công ty càng tăng thì đòn bẩy tài chính càng tăng Quy mô công ty có mối tương quan tích cực với đòn bẩy tài chính của các công ty Lý do có thể được đưa ra thực tế là các công ty lớn hơn có thể dễ dàng tiếp cận nợ ở chi phí thấp hơn các công ty nhỏ hơn Do đó biến quy mô có tác động tương quan thuận lên đòn bẩy tài chính là hợp lý Đồng thời kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu của Rajan và Zingales (1995), Booth, Aivazian, Demirguc-Kunt và Maksimovic (2001)
- Biến cơ cấu tài sản (AS): Hệ số của biến AS mang dấu âm và không có ý nghĩa thống kê vì p-value = 0,108 >α = 0,05 Điều này chứng tỏ cơ cấu tài sản đại diện bởi tỷ lệ Tổng tài sản cố định/Tổng tài sản tác động nghịch chiều đến đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp Kết quả này phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng và các nghiên cứu của Sheikh và Wang (2011).
- Biến thanh khoản (LQ): Biến thanh khoản tác động ngược chiều lên biến đòn bẩy tài chính và có ý nghĩa thống kê 1% Các công ty có tài sản hiện tại lớn thường thích sử dụng các quỹ nội bộ để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh thay vì sử dụng các nguồn bên ngoài Do đó, các công ty này thường sử dụng ít khoản nợ hơn và kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có mối quan hệ tiêu cực giữa thanh khoản và đòn bẩy tài chính của các công ty (Myers, 1984) Điều này cũng đúng với lý thuyết trật tự phân hạng
- Biến cơ hội tăng trưởng (GRW): Biến tăng trưởng tác động thuận biến lên đòn bẩy tài chính Hệ số của biến này mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê 1% cùng chiều với đòn bẩy tài chính Kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của Titman và Wessels (1988), Chen (2003) Các công ty có cơ hội tăng trưởng cao hơn có nhiều khả năng đối mặt với sự mất cân bằng thông tin cao hơn, do đó sẽ có mức nợ cao hơn Kết quả này trái ngược với các nghiên cứu của Williamson (1988), Harris và Raviv (1991), Buferna, Bangassa và Hodgkinson (2005) Họ phát hiện ra rằng các cơ hội tăng trưởng có thể gây ra một số tác động nguy hiểm đối với các công ty Vì vậy, các công ty nên sử dụng vốn chủ sở hữu của họ thay vì nợ.
- Biến lợi nhuận (ROA): Biến lợi nhuận có tác động ngược chiều lên biến đòn bẩy tài chính và có ý nghĩa thống kê 1% Lợi nhuận của Công ty tại Việt Nam càng cao thì tỷ lệ vốn chủ sở hữu càng tăng Điều này phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng, những công ty có tỷ lệ sinh lời nhiều có xu hướng sử dụng nguồn vốn bên trong hơn là nguồn vốn bên ngoài Các công ty có lợi nhuận càng nhiều, họ sẽ có nhiều tài trợ nội bộ hơn Kết quả này cũng đồng nghĩa với nghiên cứu của Harris và Raviv (1991), Booth, Aivazian, Demirguc-Kunt và Maksimovic (2001), Kajananthan (2020) và Naveed, Zulfqar và Ishfaq (2010).
- Biến độ tuổi (AGE): Kết quả nghiên cứu cho thấy biến AGE có quan hệ nghịch biến với biến Đòn bẩy tài chính và có ý nghĩa thống kê1% Điều này đồng nghĩa với nghiên cứu của Abor (2005) Công ty hoạt động càng lâu dài thì việc sử dụng đòn bẩy tài chính càng ít.
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CƠ CẤU NỢ VAY CỦA CÁC CÔNG TY TẠI VIỆT NAM
Kiến nghị giải pháp hoàn thiện cấu trúc vốn
Để lựa chọn được mô hình hồi quy phù hợp, xác định đúng các nhân tố ảnh hưởng lên đòn bẩy tài chính nhằm xây dựng cấu trúc vốn hợp lý cho doanh nghiệp, tác giả kiến nghị những giải pháp sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn nguồn tài trợ sao cho hợp lý, sử dụng vốn hiệu quả và đúng mục đích. Để có thể lựa chọn nguồn vốn phù hợp cho doanh nghiệp, ban quản lý phải hiểu rõ quan hệ giữa loại vốn (ngắn hạn, dài hạn) với việc tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.
Vốn ngắn hạn thường được sử dụng để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản ngắn hạn Nhưng khi nguồn vốn ngắn hạn đã huy động hết mà vẫn thiếu hụt nên sử dụng đến nguồn vốn vay ngắn hạn Trong khi đó, vốn dài hạn (vốn chủ sở hữu và nợ vay dài hạn) thường sử dụng khi đầu tư vào dự án có thời gian thu hồi vốn trên một năm Thêm vào đó, các nhà quản lý nên sử dụng linh hoạt các công cụ tài chính, so sánh giữa lợi ích và chi phí để lựa chọn nguồn vốn sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.
Thứ hai, doanh nghiệp nên xây dựng cho mình một chính sách chia cổ tức hợp lý, phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Chính sách cổ tức cần an toàn, ổn định trong dài hạn Nó phải được chia hợp lý sao cho vừa đáp ứng được nhu cầu có một nguồn thu nhập ổn định, nhất quán của cổ đông, vừa đảm bảo một tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để phục vụ cho hoạt động kinh doanh Trong trường hợp phải cắt giảm cổ tức, doanh nghiệp cần cung cấp thông tin đầy đủ cho các nhà đầu tư để giảm thiểu những hậu quả do việc cắt giảm này gây ra.
Thứ ba, doanh nghiệp nên xây dựng cho mình chiến lược tài chính thích hợp và hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro. Để xây dựng được chiến lược tài chính thích hợp, nhà quản lý cần nắm rõ đặc điểm kinh doanh trong từng giai đoạn Trong giai đoạn khởi nghiệp, rủi ro kinh doanh là rất cao nên nguồn vốn cổ phần là thích hợp nhất Trong giai đoạn tăng trưởng, rủi ro kinh doanh vẫn còn cao nên vốn cổ phần vẫn là lựa chọn hợp lý Trong giai đoạn sung mãn, rủi ro kinh doanh đã giảm xuống nhưng rủi ro tài chính tăng lên do việc sử dụng nợ.
Do đó cần có chính sách chia cổ tức thích hợp (cao) trong giai đoạn này để đảm bảo giá cổ phiếu ổn định Trong giai đoạn suy thoái, các nhà quản lý nên xem xét đến một chính sách trả cổ tức cao và sử dụng tài trợ bằng nợ vay được đảm bảo bằng giá trị cuối cùng của tài sản. Để hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro, một hệ thống quản lý rủi ro tài chính phải được thiết lập và có bộ phận chuyên môn đảm nhiệm xây dựng chính sách chiến lược cho doanh nghiệp, xây dựng quy trình và tổ chức quản lý rủi ro.
3.1.2 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước:
3.1.2.1 Đẩy mạnh phát triển thị trường vốn
Thị trường vốn là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính với chức năng là kênh huy động vốn cho đầu tư phát triển, tạo tính thanh khoản cho chứng khoán và các công cụ tài chính và là công cụ để đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (thông qua thị trường chứng khoán) Thị trường vốn gồm thị trường tín dụng trung và dài hạn, thị trường chứng khoán và thị trường cho thuê tài chính.
Hiện nay, thị trường vốn Việt Nam còn nhiều hạn chế, kênh tín dụng ngân hàng vẫn đang là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp cho các khoản tài trợ dài hạn Tuy nhiên, do thị trường vốn Việt Nam lệ thuộc lớn vào chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, khi kinh tế vĩ mô bất ổn, lạm phát tăng cao, chính sách tài chính – tiền tệ điều hành theo hướng thắt chặt để đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô nên mặt bất lợi của chính sách thắt chặt đã tác động tiêu cực đến thị trường vốn Có thể thấy rõ sự biến động thất thường của TTCK cũng như thị trường vốn tín dụng ngân hàng, những rủi ro tiềm ẩn từ nội tại các chủ thể tham gia thị trường, tình trạng sở hữu chéo giữa DN với ngân hàng, giữa ngân hàng với công ty bảo hiểm, chứng khoán, giữa các ngân hàng với nhau
(Theo Bài đăng trên Tạp chí Tài chính số 11 – 2021về phát triển thị trường vốn của PGS.TS Nguyễn Thị Mùi và THs Nguyễn Minh Dũng). Tình trạng nhiều DN không tiếp cận được vốn, trong khi hàng tồn kho tăng cao (năm 2020 bình quân khoảng 28-30%; 9 tháng năm 2021 tăng bình quân 9,3%), năng lực cạnh tranh thấp, kinh doanh thua lỗ (tính đến 30/9/2021, số DN kê khai lỗ chiếm gần 66%) dẫn đến nhiều DN phá sản, ngừng hoạt động, giải thể, kéo theo cầu về vốn giảm mạnh, khiến tăng trưởng tín dụng năm 2020 chỉ dừng lại ở con số 8,91% so với mục tiêu được đưa ra là 15-17% Nợ xấu gia tăng mạnh.
Do thị trường trái phiếu còn nhiều hạn chế như chưa có cơ sở để xác định lãi suất phát hành, tâm lý về minh bạch thông tin… nên ít được các doanh nghiệp sử dụng.
Thị trường chứng khoán đang phải đối mặt với không ít khó khăn, các giao dịch trên thị trường không ổn định, dòng vốn nội có dấu hiệu chững lại do thiếu thông tin hỗ trợ đủ mạnh, trong khi đó các quỹ đầu tư ngoại có những hoạt động thoái vốn Chỉ riêng trong tháng 6 và tháng 8/2021, khối ngoại đã bán ròng với giá trị lần lượt là
1.543 tỷ đồng và 881 tỷ đồng, dẫn đến thị trường cổ phiếu bị chững lại với nhịp giảm khá mạnh Thị trường chứng khoán vẫn đang tiềm ẩn những rủi ro ngắn hạn, tính thanh khoản còn thấp.
Do đó, các cơ quan quản lý cần phải tiến hành các giải pháp phát triển thị trường vốn an toàn và hiệu quả như:
- Kiện toàn thể chế thị trường vốn: cần rà soát lại toàn bộ hệ thống khung pháp lý điều tiết thị trường, hoàn thiện chế tài xử phạt khi có vi phạm, gắn kết được lợi ích với rủi ro ở mức nhất định, rà soát mô hình tổ chức kinh doanh vốn, chứng khoán, các tổ chức tự quản, các quỹ đầu tư. - Tiếp tục thực hiện tái cấu trúc thị trường vốn gắn với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế: cơ cấu lại TTCK đảm bảo sự phát triển đồng bộ, cân đối giữa thị trường cổ phiếu, trái phiếu, thị trường các công cụ phái sinh, từng bước nâng cao vai trò của TTCK trong huy động vốn cho đầu tư phát triển Phát triển về quy mô và hiệu quả hoạt động của thị trường trái phiếu (chính phủ, địa phương và DN), hoàn thiện phương thức phát hành, xây dựng cơ chế khuyến khích các DN thuộc các thành phần kinh tế huy động vốn qua TTCK Đối với thị trường vốn tín dụng ngân hàng, cần rà soát các cơ chế chính sách, tạo môi trường cho các tổ chức tín dụng hoạt động Cụ thể: sửa đổi, bổ sung Luật Phá sản cho phù hợp với lộ trình hội nhập; nhanh chóng áp dụng các chuẩn mực về phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro theo thông lệ quốc tế; rà soát vốn thực có của các ngân hàng thương mại để giám sát tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, thực hiện quản trị rủi ro theo Basel II, tiến tới Basel III Thông qua vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết, khắc phục những khuyết tật của thị trường theo hướng tạo môi trường lành mạnh cho các ngân hàng hoạt động theo luật, không bao cấp cho ngân hàng.
- Tăng cường năng lực hoạt động của các tổ chức tham gia thị trường vốn: Tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán để có tiềm lực tài chính mạnh, uy tín, trình độ nghiệp vụ cao, quản trị hiện đại, hoạt động lành mạnh, bảo đảm tính thanh khoản và tính an toàn hệ thống, đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và khu vực; tiếp tục phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động và vai trò của các Hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và thị trường vốn Đối với các NHTM cổ phần yếu kém, sau khi tái cấu trúc phải có sự chuyển biến mới về chất Đối với các NHTM nhà nước, tiếp tục giảm tỷ trọng phần vốn nhà nước ở mức hợp lý, nâng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài tại mỗi ngân hàng tùy theo quy mô và phạm vi hoạt động của từng ngân hàng; giảm sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động ngân hàng, buộc các ngân hàng phải minh bạch trong kinh doanh Và điều trước mắt cần làm là phải giải quyết triệt để nợ xấu.
- Công khai thông tin trên thị trường: Để có một thị trường vốn hiệu quả thì một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu là xây dựng cơ chế công khai thông tin.Trên thị trường vốn, mọi hoạt động đều được thể chế hóa bằng các quy định của pháp luật, quy chế, điều lệ về thị trường nhằm tạo ra một thị trường trung thực, trật tự và có hiệu quả, đồng thời, tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư, bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư.
Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã gặp một số khó khăn nhất định như sau:
- Về mẫu khảo sát: nếu xét trên quy mô các doanh nghiệp đang niêm yết trên thị trường chứng khoán thì số mẫu là khá lớn Nhưng để xem xét cho toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam thì kích thước mẫu khá nhỏ.
- Về xây dựng biến: theo lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm, có rất nhiều nhân tố tác động lên nợ vay của doanh nghiệp Nhưng do hạn chế về khả năng thu thập dữ liệu nên tác giả không thể đưa hết các nhân tố vào mô hình mà chỉ lựa chọn một số nhân tố cơ bản và các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp chưa được đề cập đến trong bài.
- Về số liệu: số liệu chỉ được đo lường thông qua giá trị sổ sách mà không đo lường được theo giá trị thị trường.
Với những hạn chế này, tác giả sẽ cố gắng khắc phục trong những cuộc nghiên cứu tiếp theo.
Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn trên thế giới từ trước đến nay, tác giả đã thực hiện kiểm định các nhân tố ảnh hưởng lên đòn bẩy tài chính của 222 doanh nghiệp phi tài chính đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Qua đó, kết quả nghiên cứu của bài tóm lược như sau:
- Các nhân tố tác động lên đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp Việt
Nam gồm: a Lợi nhuận tương quan (-) với đòn bẩy tài chính b Tài sản hữu hình tương quan (+)/(-) với đòn bẩy tài chính c Quy mô doanh nghiệp tương quan (+) với đòn bẩy tài chính d Tốc độ phát triển tương quan (+) với đòn bẩy tài chính e Tính thanh khoản tương quan (+)/(-) với đòn bẩy tài chính f Tỷ lệ sở hữu Nhà nước tương quan (+)/(-) với đòn bẩy tài chính
- Những hạn chế của thị trường vốn Việt Nam như tín dụng, thị trường trái phiếu, chứng khoán còn nhiểu hạn chế.
- Giải pháp hoàn thiện cho thị trường vốn ở Việt Nam