Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảngvới chủ trương, đường lối đúng đắn, kịp thời, ta vẫn giành được “Những thành tựutrong bảo vệ chính quyền cách mạng giai đoạn 1945-1946” như nhà lãnh t
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm 4 xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Vũ Thị Thu Hà giảng viên bộ môn Lịch sử Đảng Trong suốt quá trình vừa qua, cô đã rất tâmhuyết giảng dạy và hướng dẫn cho chúng em nhiều điều bổ ích trong môn học, có
-đủ kiến thức và kĩ năng để thực hiện bài tiểu luận nghiên cứu này Tuy nhiên vìkiến thức bản thân chúng em còn nhiều hạn chế và sự tìm hiểu chưa sâu sắc nênkhông tránh khỏi những thiếu sót Mong cô sẽ châm chước và cho chúng emnhững lời góp ý để bài tiểu luận của nhóm 4 sẽ hoàn thiện hơn Một lần nữa, nhóm
4 chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô và chúc cô luôn mạnh khỏe, hạnhphúc và thành công trong sự nghiệp
GIỚI THIỆU THÀNH VIÊN NHÓM 4 (KÈM MÃ SỐ SINH VIÊN)
1 Bùi Bảo Linh - 060101267
2 Lương Diệu Linh - 060101268
3 Nguyễn Khánh Linh – Trưởng nhóm – 060101269
4 Trần Nguyễn Thành Lộc – 060101270
5 Nguyễn Công Lực - 060101271
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Từ một đất nước nhỏ bé, lạc hậu, bị đô hộ, xâm chiếm liên miên, dân ta sốngtrong cảnh lầm than, cơ cực, Việt Nam đã vươn mình quật khởi làm nên nhữngtrang sử vàng chói lọi khiến cả thế giới phải nể phục- trở thành một quốc gia hoàntoàn độc lập về chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và có tầm ảnh hưởng trongkhu vực và trên thế giới Nhân tố quyết định thắng lợi cách mạng Việt Nam – đánhbại hai gã khổng lồ tàn ác Pháp, Mỹ chính là sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộngsản Việt Nam Đảng ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lêninvới phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam Chủ tịch Hồ ChíMinh đã nêu rõ: “Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng tronglịch sử cách mạng Việt Nam ta Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởngthành và đủ sức lãnh đạo cách mạng” Kể từ khi có Đảng, lịch sử Việt Nam trởthành những trang sử sôi động, hào hùng nhất Đất nước ta đã giành được nhữngthắng lợi mang ý nghĩa dân tộc và thời đại sâu sắc, thể hiện bước nhảy vọt trongtiến trình lịch sử dân tộc Mở đầu là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, mốc sonchói lọi trong quá trình đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, mở ra kỷ nguyên mới,độc lập, tự do, hướng tới chủ nghĩa xã hội Sau ngày tuyên bố giành độc lập, lịch
sử Việt Nam bước sang một chặng đường mới với nhiều thuận lợi, thời cơ nhưngcũng không ít những khó khăn chồng chất Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảngvới chủ trương, đường lối đúng đắn, kịp thời, ta vẫn giành được “Những thành tựutrong bảo vệ chính quyền cách mạng giai đoạn 1945-1946” như nhà lãnh tụ vĩ đạicủa cách mạng vô sản thế giới Lênin từng khẳng định: “Giành được chính quyền
đã khó, giữ được chính quyền còn khó hơn”.Việc khó ấy lại được thực hiện bởimột Đảng tuổi đời còn non trẻ, chồng chất thử thách phải đối diện càng khẳng địnhvai trò, tầm quan trọng của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng giành, giữ và pháttriển quốc gia, dân tộc
Trải qua hơn 90 năm thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn là chính đảngduy nhất lãnh đạo dân tộc Việt Nam trên tất cả lĩnh vực đi từng thành lợi này đếnthắng lợi khác, đưa Việt Nam lên vị thế chưa từng có trên bản đồ thế giới Tiến tới
kỉ niệm 100 năm thành lập Đảng (2030), chúng ta cùng nhìn lại dòng chảy lịch sửĐảng đã trải qua để thêm trân trọng, tin tưởng vào cương lĩnh, chủ trương, đườnglối của Đảng Để nhận thức rõ hơn về sự lãnh đạo linh hoạt, mềm dẻo, đúng đắn,kịp thời của Đảng Cộng sản Việt Nam đặc biệt trong giai đoạn mới giành được độclập, chính quyền còn non trẻ, nhóm chúng em lựa chọn nghiên cứu đề tài: “NHỮNG
THÀNH TỰU BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG GIAI ĐOẠN 1945-1946”.
Trang 3NỘI DUNGa) Khái quát tình hình Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945:
Sau ngày tuyên bố độc lập lịch sử Việt Nam bước sang một chặng đường mớivới nhiều thuận lợi căn bản và khó khăn chồng chất
1.Thuận lợi:
1.1.Tình hình thế giới:
Sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, cục diện thế giới và khu vực có những sựthay đổi lớn có lợi cho cách mạng Việt Nam Liên Xô trở thành thành trì của chủnghĩa xã hội Nhiều nước ở Đông, Trung Âu, được sự ủng hộ và giúp đỡ của Liên
Xô đã lựa chọn con đường phát triển theo chủ nghĩa xã hội Phong trào giải phóngdân tộc ở các nước thuộc địa ở Châu Á, Châu Phi và khu vực Mỹ Latinh dâng cao
=> Tình hình thế giới đã đem đến những thuận lợi nhất định cho cách mạng ViệtNam, trở thành chỗ dựa cho Cách mạng Việt Nam
1.2.Tình hình trong nước:
Thứ nhất, Việt Nam trở thành quốc gia độc lập, tự do; nhân dân Việt Nam từ thânphận nô lệ, bị áp bức trở thành chủ nhân của chế độ dân chủ mới Nhân dân đượchưởng các quyền lợi do chính quyền mang lại nên phấn khởi và gắn bó với chế độ.Thứ hai, chính quyền dân chủ nhân dân được thành lập, có hệ thống từ trung ươngđến cơ sở
Thứ ba, Quân đội quốc gia và lực lượng công an, hệ thống luật pháp của chínhquyền cách mạng được khẩn trương xây dựng và phát huy vai trò đối với cuộc đấutranh chống thù trong, giặc ngoài, xây dựng chế độ mới
Thứ tư, Đảng Cộng sản trở thành Đảng cầm quyền lãnh đạo cách mạng trong cảnước, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng suốt lãnh đạo
=> Việt Nam trở thành quốc gia độc lập tự do, nhân dân Việt Nam trở thành chủnhân của chế độ dân chủ mới Đảng Cộng Sản cầm quyền và chủ tịch Hồ Chí Minhlãnh đạo sáng suốt, dày dặn kinh nghiệm chắc chắn sẽ đưa Việt Nam thoát khỏi sựxâm lược, đô hộ của các nước đế quốc trở thành quốc gia độc lập, thống nhất toànvẹn lãnh thổ
Trang 42.Khó khăn:
2.1.Tình hình thế giới:
Các nước đế quốc âm mưu chia lại hệ thống thuộc địa, ra sức tấn công đàn
áp phong trào cách mạng thế giới, trong đó có cách mạng Việt Nam Do lợi ích cục
bộ của mình, các nước lớn không có nước nào ủng hộ lập trường độc lập và côngnhận địa vị pháp lý của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Việt Nam nằm trongvòng vây của chủ nghĩa đế quốc, bị bao vây cách biệt hoàn toàn với thế giới bênngoài Do đó, cách mạng ba nước Đông Dương nói chung, cách mạng Việt Namnói riêng phải đương đầu với nhiều bất lợi, khó khăn, thử thách hết sức to lớn vàrất nghiêm trọng
Về quân sự: Chính quyền CM mới được thành lập, chưa có thời gian xây dựng và
phát triển lực lượng quân đội chính qui
Về kinh tế- tài chính: Kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nhiều xí nghiệp trong tay tư
bản Pháp Công nhân không có việc làm, hàng hoá khan hiếm, giá cả tăng, đờisống nhân dân khó khăn Tài chính khánh kiệt, trống rỗng; ta chưa quản lí đượcNgân hàng Đông Dương,… Quân Trung Hoa dân quốc tung ra thị trường các loạitiền mất giá làm cho nền tài chính thêm rối loạn
Về văn hóa- xã hội: Do chính sách ngu dân của thực dân Pháp, sau Cách mạng
Tháng Tám, hơn 90% dân số nước ta mù chữ Tàn dư của chế độ cũ còn rất nặng
nề, các hủ tục lạc hậu khá phổ biến
Về ngoại xâm và nội phản: Là thách thức lớn nhất, nghiêm trọng nhất đã cho thấy
âm mưu quay trở lại thống trị Việt Nam một lần nữa của thực dân Pháp Ngày2/9/1945, quân Pháp đã trắng trợn gây hấn, cho nổ súng vào những người tham giacuộc míttinh mừng ngày độc lập ở Sài Gòn - Chợ Lớn Từ tháng 9/1945, theo thỏathuận của phe Đồng minh, 2 vạn quân đội Anh - Ấn đổ bộ vào Sài Gòn để làmnhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật thua trận ở phía Nam Việt Nam Quân đội Anh
Trang 5đã trực tiếp bảo trợ, sử dụng đội quân Nhật giúp sức quân Pháp ngang nhiên nổsúng gây hấn đánh chiếm Sài Gòn - Chợ Lớn (Nam Bộ) vào rạng sáng ngày23/9/1945, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp ở ViệtNam.
Ở Bắc vĩ tuyến 16, từ cuối tháng 8/1945, hơn 20 vạn quân đội của Tưởng GiớiThạch (Trung Hoa dân quốc) kéo vào Việt Nam dưới sự bảo trợ và ủng hộ của Mỹvới danh nghĩa quân đội Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật, kéo theo là lựclượng tay sai Việt Quốc, Việt Cách Trong khi đó, trên đất nước Việt Nam vẫn còn
6 vạn quân Nhật chưa được giải giáp
Tình hình đó đã đặt nền độc lập và chính quyền cách mạng non trẻ của ViệtNam trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, cùng một lúc phải đối phó vớinạn đói, nạn dốt và thù trong, giặc ngoài
b) Xây dựng chế độ mới và chính quyền cách mạng:
Ngày 3/9/1945, Chính phủ lâm thời họp phiên đầu tiên dưới sự chủ trì của Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã xác định ngay nhiệm vụ lớn trước mắt là: diệt giặc đói, diệt giặcdốt và diệt giặc ngoại xâm
Ngày 25- 11-1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị về kháng chiếnkiến vạch con đường đi lên cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới Chủtrương kháng chiến kiến quốc của Đảng là:
Về xác định mục tiêu: Đảng xác định mục tiêu phải nêu cao của cách mạng Việt
Nam lúc này vẫn là dân tộc giải phóng, khẩu hiệu lúc này là “Dân tộc trên hết, Tổ
quốc trên hết”, nhưng không phải là giành độc lập mà là giữ vững độc lập.
Về xác định kẻ thù: Đảng phân tích âm mưu của các nước đế quốc đối với Đông
Dương và chỉ rõ “Kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập
trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng”
Về phương hướng, nhiệm vụ: Đảng nêu lên bốn nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách
cần khẩn trương thực hiện là: “củng cố chính quyền chống thực dân Pháp xâm
lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân” Đảng chủ trương kiên trì
nguyên tắc thêm bạn bớt thù, thực hiện khẩu hiệu “Hoa – Việt thân thiện” đối với quân đội Tưởng Giới Thạch và “Độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế” đối
với Pháp
Trang 6Về tuyên truyền: hết sức kêu gọi đoàn kết chống chủ nghĩa thực dân Pháp xâm
lược; “đặc biệt chống mọi mưu mô phá hoại chia rẽ của bọn Tờrốtxki, Đại Việt, Việt Nam Quốc dân Đảng”
Chỉ thị về kháng chiến kiến quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng Chỉ thị đã xác định đúng kẻ thù chính của dân tộc Việt Nam là thực dân Pháp xâm lược Đã chỉ ra kịp thời những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược cách mạng, nhất là nêu rõ hai nhiệm vụ chiến lược mới của cách mạng Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám là xây đựng đất nước đi đôi với bảo vệ đất nước Đề ra những nhiệm vụ, biện pháp cụ thể về đối nội, đối ngoại để khắc phục nạn đói, nạn dốt, chống giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng Những nội dung của chủ trương Kháng chiến kiến quốc được Đảng tập trung chỉ đạo thực hiện trên thực tế với tinh thần kiên quyết, khẩn trương, linh hoạt, sáng tạo, trước hết là trong giai đoạn từ tháng 9-1945 đến cuối năm 1946 Như việc bầu
cử Quốc hội, lập Chính phủ chính thức, ban hành Hiến pháp, xây dựng các đoàn thể nhân dân, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, xóa nạn mù chữ, khaigiảng năm học mới, tập luyện quân sự, thực hiện hòa với quân Tưởng ở miền Bắc
để chống thực dân Pháp ở miền Nam và hoà với Pháp để đuổi Tưởng về nước…Bấy giờ nhiệm vụ trước mắt là củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân Nhiệm vụ trung tâm và bao trùm là bảo vệ
và củng cố chính quyền cách mạng Để thực hiện hai nhiệm vụ đó, Đảng đưa ra
nhiều biện pháp cụ thể trên các lĩnh vực công tác:
Về kinh tế, tài chính: Trước mắt chống giặc đói, đẩy lùi nạn đói là một nhiệm vụ
lớn, quan trọng, cấp bách lúc bấy giờ Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh tập trung chỉ đạo, động viên mọi tầng lớp nhân dân tham gia các phong trào lớn, các cuộc vận động, như: tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm với khẩu hiệu
“Tăng gia sản xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa”; lập hũ gạo tiết kiệm, tổ chức
“Tuần lễ vàng”, gây quỹ “Độc lập”, quỹ “Đảm phụ quốc phòng”, quỹ “Nam Bộ kháng chiến”, v.v Chính phủ bãi bỏ thuế thân và nhiều thứ thuế vô lý của chế độ
cũ, thực hiện chính sách giảm tô 25%, giảm và miễn thuế cho nhân dân các vùng bị
lũ lụt Ngay năm đầu tiên, sản xuất nông nghiệp có bước khởi sắc rõ rệt, việc sửa chữa đê điều được khuyến khích, tổ chức khuyến nông, tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian, đất hoang hóa chia cho nông dân nghèo Sản xuất lương thực tăng lên rõ rệt cả về diện tích và sản lượng hoa màu Một số nhà máy, công xưởng, hầm
mỏ được khuyến khích đầu tư khôi phục hoạt động trở lại Ngân khố quốc gia đượcxây dựng lại, phát hành đồng giấy bạc Việt Nam Nhờ đó, sản xuất nhanh chóng được khôi phục và phát triển, nạn đói bị đẩy lùi Đầu năm 1946, nạn đói cơ bản
Trang 7được đẩy lùi, đời sống nhân dân được ổn định, tinh thần dân tộc được phát huy cao
độ, góp phần động viên kháng chiến ở Nam Bộ
Kết quả: Sau một thời gian ngắn, nhạn đói cơ bản được đẩy lùi, đời sống nhân dân ổn định và được cải thiện, khó khăn về tài chính cũng được đẩy lùi.
Về văn hoá – giáo dục, xã hội: Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: “Một dân tộc
dốt là một dân tộc yếu” Vì vậy, chống giặc dốt, xóa nạn mù chữ luôn được Chủ
tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng, thể hiện tính ưu việt của chế độ mới, góp phầntích cực xây dựng hệ thống chính quyền cách mạng, phát huy quyền dân chủ của nhân dân Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương phát động phong trào “Bình dân học vụ”, toàn dân học chữ quốc ngữ để từng bước xóa bỏ nạn dốt; vận động toàn dân xây dựng nếp sống mới, đời sống văn hóa mới để đẩy lùi các tệ nạn, hủ tục, thói quen cũ, lạc hậu cản trở tiến bộ Các trường học từ cấp tiểu học trở lên lầnlượt khai giảng năm học mới; thành lập Trường Đại học Văn khoa Hà Nội Đảng vận động toàn dân xây đựng nền văn hoá mới, xoá bỏ mọi tệ nạn văn hoá nô dịch, thực hiện nền giáo dục mới, phát triển Đến cuối năm 1946, cả nước đã có hơn 2,5 triệu người dân biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ Đời sống tinh thần của một bộ phận nhân dân được cải thiện rõ rệt, nhân dân tin tưởng vào chế độ mới, nêu cao quyết tâm bảo vệ chính quyền cách mạng
Kết quả: Cuối 1946, cả nước có thêm2.5 triệu người biết đọc, biết viết; xây dựng được nền văn hoá mới và dần xoá bỏ tệ nạn xã hội…
Về chính trị - quốc phòng an ninh: Khẩn trương xây dựng, củng cố chính quyền
cách mạng Để khẳng định địa vị pháp lý của Nhà nước Việt Nam, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương sớm tổ chức một cuộc bầu cử toàn quốc theo hình thức phổ thông đầu phiếu để bầu ra Quốc hội và thành lập Chính phủ chính thức Ngày 6-1-1946, nhân dân cả nước tham gia cuộc bầu cử; có hơn 89% số cử tri đi
bỏ phiếu dân chủ lần đầu tiên; đồng bào Nam Bộ và một số nơi đi bỏ phiếu dưới làn đạn của giặc Pháp, nhưng tất cả đều thể hiện rõ tinh thần “mỗi lá phiếu là một viên đạn bắn vào quân thù”, làm thất bại âm mưu chia rẽ, lật đổ của các kẻ thù Bầu cử thành công đã bầu ra 333 đại biểu Quốc hội đầu tiên, trong đó, có 57% số đại biểu thuộc các đảng phái khác nhau, 43% không đảng phái, 87% số đại biểu là công nhân, nông dân, chiến sĩ cách mạng, 10 đại biểu phụ nữ và 34 đại biểu các dân tộc thiểu số Ở các địa phương nhân dân cũng bầu ra Hội đồng nhân dân các cấp và các hội đồng đó cử ra các uỷ ban nhân dân chính thức thay cho các uỷ ban nhân dân lâm thời thành lập trong những ngày tổng khởi nghĩa
Trang 8Ngày 2/3/1946, Quốc hội khóa I đã họp phiên đầu tiên tại Nhà hát Lớn Hà Nội, lập
ra Chính phủ chính thức, gồm 10 bộ và kiện toàn nhân sự bộ máy Chính phủ do HồChí Minh làm Chủ tịch Quốc hội đã nhất trí bầu Ban Thường trực Quốc hội do cụ Nguyễn Văn Tố làm Chủ tịch
Các địa phương cũng tiến hành bầu cử hội đồng nhân dân các cấp và kiện toàn ủy ban hành chính các cấp Ban soạn thảo bản Hiến pháp mới được thành lập do Hồ Chí Minh làm Trưởng ban Tại kỳ họp thứ 2, ngày 9/11/1946, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Hiến phápnăm 1946) Xây dựng đi đôi với bảo vệ và làm cho bộ máy chính quyền thực sự dân chủ, trong sạch, trong thư gửi cho các ủy ban nhân dân, Hồ Chí Minh chỉ rõ:
“các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời
kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật” Và yêu cầu chính quyền các cấp phải khắc phục và bỏ ngay những thói hư, tật xấu, như: cậy thế, hủ hóa, tư túng, chia rẽ,kiêu ngạo
Mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, thành lập Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (tức Mặt trận Liên Việt) do Huỳnh Thúc Kháng làm Hội trưởng, Tôn Đức Thắng làm Hội phó; thành lập Hội đồng cố vấn Chính phủ do Vĩnh Thụy (tức cựu hoàng Bảo Đại) đứng đầu; thành lập thêm một số đoàn thể xã hội mới, tiếp tục củng cố các tổ chức đoàn thể của Mặt trận Việt Minh; tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất tại Hà Nội và Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam ở Tây Nguyên Lực lượng vũ trang cách mạng được củng cố và tổ chức lại; tích cực mua sắm vũ khí, tích trữ lương thực, thuốc men, củng cố các cơ sở và căn cứ địa cách mạng cả ở miền Bắc, miền Nam
Nhanh chóng xoá bỏ bộ máy cai trị của chính quyền cũ, giải tán các đảng phái phản động, trừng trị bọn phản quốc, giáo dục nhân dân tăng cường cảnh giác, bảo
vệ chính quyền cách mạng Đảng coi trọng xây dựng và phát triển các công cụ bạo lực của cách mạng Cuối năm 1946, quân đội thường trực đã lên đến 8 vạn người Việc quân sự hoá toàn dân được thực hiện rộng khắp, hầu hết các khu phố, xã, hầm
mỏ đều có đội tự vệ Đó là “bức tường sắt của Tổ quốc” để bảo vệ thành quả cách mạng
Kết quả: Đã xây dựng một nền móng cho chế độ xã hội mới - chế độ dân chủ nhân dân; Đảng, Chính quyền và Chủ tịch Hồ Chí Minh giành được uy tín tuyệt đại đa số quần chúng nhân dân; Bộ máy chính quyền nhà nước được
Trang 9kiện toàn, trở thành công cụ sắc bén phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Về ngoại giao: Để thoát khỏi “vòng vây đế quốc”, tránh tình thế phải đối đầu với
nhiều kẻ thù cùng một lúc, Đảng thực hiện sách lược ngoại giao mềm dẻo nhằm ngăn chặn chiến tranh, kéo dài thời gian hoà hoãn để xây dựng lực lượng cách mạng Những chủ trương đó là:
Thứ nhất: Tạm thời hoà hoãn với Tưởng trên miền Bắc để tập trung sức chống thực dân Pháp ở miền Nam (từ tháng 9-1945 đến tháng 3-1946)
Để đối phó với kẻ thù chính, trước mắt là thực dân Pháp, Đảng chủ trương hoà hoãn, nhân nhượng với Tưởng ở miền Bắc để tập trung sức chống thực dân Pháp ở miền Nam Tuy nhân nhượng với Tưởng ở một số mặt, nhưng ta vẫn bảo đảm nguyên tắc giữ vững thành quả cách mạng và đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền Trong khi hoà hoãn, chúng ta không ngừng nâng cao cảnh giác, khi cần thiết thì kiên quyết trấn áp bọn phản động để giữ vững chính quyền cách mạng
Sách lược ngoại giao sáng suốt trên đã làm thất bại một bước âm mưu chống phá cách mạng của Tưởng và tay sai, giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho quân và dân cả nước tập trung nỗ lực vào cuộc kháng chiến chống Pháp ở miền Nam, hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh đẩy lùi (hoặc chí ít cũng làm chậm) nguy cơ chiến tranh lan rộng ra cả nước, đồng thời chuẩn bị tạo thế và lực để đưa cách mạng phát triển trong điều kiện mới
Thứ hai: Tạm thời hoà hoãn với thực dân Pháp để đẩy nhanh quân Tưởng về nước (từ tháng 3-1946 đến tháng 12-1946).
Ngày 28-2-1946,Tưởng và Pháp đã ký Hiệp ước Hoa – Pháp thoả thuận để quân Pháp vào miền Bắc thay thế quân Tưởng “canh giữ tù binh Nhật” và giữ “trật tự” theo “Hiệp ước quốc tế” Tình thế đó đặt cách mạng nước ta trước hai con đường: hoặc cầm súng đánh Pháp, ta sẽ cùng một lúc đối đầu với nhiều kẻ thù trong khi lực lượng cách mạng còn non yếu: hoặc tạm thời hoà hoãn với Pháp ta sẽ tránh được tình thế bất lợi phải chiến đấu với nhiều kẻ thù cùng một lúc, bảo toàn lực lượng, đuổi nhanh quân Tưởng về nước, loại trừ được bọn tay sai của chúng
Đảng ta chọn con đường thứ hai “hoà để tiến” Tạm thời hoà hoãn, có nhân
nhượng cần thiết với Pháp trên nguyên tắc bảo đảm quyền tự chủ của dân tộc Do vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ ký với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định sơ bộ ngày 6-3- 1946 Theo đó, Pháp công nhận nước ta là một quốc
Trang 10gia tự do có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng Việc quân Pháp vào miền Bắc cũng được quy định rõ về địa điểm, thời gian và số lượng, cụ thể Chính phủ Việt Nam đồng ý để 15.000 quân Pháp vào thay quân Tưởng Quân Pháp phải rút khái Việt Nam sau 5 năm, mỗi năm rút một phần năm Quân đội hai bên ngừng bắn và ở nguyên vị trí Hai bên sẽ mở cuộc đàm phán tại một trong ba nơi: Hà Nội,Sài Gòn hoặc Paris.
Ký Hiệp định Sơ bộ là một chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Đảng, một mẫu mực tuyệt vời của sách lược Lenin về lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ địch và về nhân nhượng có nguyên tắc Hiệp định không chỉ kéo dài thời gian hoà hoãn để nhân dân ta củng cố thành quả cách mạng đã giành được, chuẩn bị thực lực cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp, mà còn tạo cơ sở pháp lý buộc Tưởng rút quân khỏi miến Bắc tạo điềukiện cho lực lượng kháng chiến trở lại bám trụ thôn, xã miền Nam
Sau khi ký Hiệp định Đảng và Chính phủ kiên trì giải quyết quan hệ Việt - Pháp bằng con dường hoà bình Tuy nhiên, do dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, cuộcđàm phán chính thức tại Phôngtennơblô không đi đến kết quả Để tranh thủ tối đa khả năng hoà bình, trong thời gian thăm chính thức nước Pháp (từ tháng 5 đến tháng 9-1946) trước khi về nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với đại diện Chính phủ Pháp bản Tạm ước ngày 14-9 -1946 Đây là nhân nhượng cuối cùng của ta đối với Pháp Chúng ta không thể nhân nhượng được nữa, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp đang đến gần
Với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong giai đoạn 1945-1946, sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng, vừa kháng chiến vừa kiến quốc của nhân dân là không những vượt qua những thử tháchhiểm nghèo, củng cố và phát triển thành quả Cách mạng Tháng Tám, đặt nềnmóng cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, mà còn để lại những kinh nghiệm quỹ cho kho tảng lý luận về chiến tranh nhân dân Việt Nam Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam không những giữ vững được chính quyền cách mạng non trẻ, mà còn tạo được sức mạnh căn bản, ban đầu để chủ động bước vào kháng chiến toàn quốc
Những nội dung của chủ trương Kháng chiến kiến quốc được Đảng tập trung chỉ đạo thực hiện trên thực tế với tinh thần kiên quyết, khẩn trương, linh hoạt, sáng tạo, trước hết là trong giai đoạn từ tháng 9-1945 đến cuối năm 1946 Như việc bầu
cử Quốc hội, lập Chính phủ chính thức, ban hành Hiến pháp, xây dựng các đoàn thể nhân dân, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, xóa nạn mù chữ, khaigiảng năm học mới, tập luyện quân sự, thực hiện hòa với quân Tưởng ở miền Bắc
Trang 11để chống thực dân Pháp ở miền Nam và hoà với Pháp để đuổi Tưởng về nước… Bấy giờ nhiệm vụ trước mắt là củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân Nhiệm vụ trung tâm và bao trùm là bảo vệ
và củng cố chính quyền cách mạng Để thực hiện hai nhiệm vụ đó, Đảng đưa ra nhiều biện pháp cụ thể trên các lĩnh vực công tác:
Về kinh tế, tài chính: Trước mắt chống giặc đói, đẩy lùi nạn đói là một nhiệm vụ
lớn, quan trọng, cấp bách lúc bấy giờ Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh tập trung chỉ đạo, động viên mọi tầng lớp nhân dân tham gia các phong trào lớn, các cuộc vận động, như: tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm với khẩu hiệu
“Tăng gia sản xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa”; lập hũ gạo tiết kiệm, tổ chức
“Tuần lễ vàng”, gây quỹ “Độc lập”, quỹ “Đảm phụ quốc phòng”, quỹ “Nam Bộ kháng chiến”, v.v Chính phủ bãi bỏ thuế thân và nhiều thứ thuế vô lý của chế độ
cũ, thực hiện chính sách giảm tô 25%, giảm và miễn thuế cho nhân dân các vùng bị
lũ lụt Ngay năm đầu tiên, sản xuất nông nghiệp có bước khởi sắc rõ rệt, việc sửa chữa đê điều được khuyến khích, tổ chức khuyến nông, tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian, đất hoang hóa chia cho nông dân nghèo Sản xuất lương thực tăng lên rõ rệt cả về diện tích và sản lượng hoa màu Một số nhà máy, công xưởng, hầm
mỏ được khuyến khích đầu tư khôi phục hoạt động trở lại Ngân khố quốc gia đượcxây dựng lại, phát hành đồng giấy bạc Việt Nam Nhờ đó, sản xuất nhanh chóng được khôi phục và phát triển, nạn đói bị đẩy lùi Đầu năm 1946, nạn đói cơ bản được đẩy lùi, đời sống nhân dân được ổn định, tinh thần dân tộc được phát huy cao
độ, góp phần động viên kháng chiến ở Nam Bộ
Kết quả: Sau một thời gian ngắn, nhạn đói cơ bản được đẩy lùi, đời sống nhân dân ổn định và được cải thiện, khó khăn về tài chính cũng được đẩy lùi.
Về văn hoá – giáo dục, xã hội: Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: “Một dân tộc
dốt là một dân tộc yếu” Vì vậy, chống giặc dốt, xóa nạn mù chữ luôn được Chủ
tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng, thể hiện tính ưu việt của chế độ mới, góp phầntích cực xây dựng hệ thống chính quyền cách mạng, phát huy quyền dân chủ của nhân dân Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương phát động phong trào “Bình dân học vụ”, toàn dân học chữ quốc ngữ để từng bước xóa bỏ nạn dốt; vận động toàn dân xây dựng nếp sống mới, đời sống văn hóa mới để đẩy lùi các tệ nạn, hủ tục, thói quen cũ, lạc hậu cản trở tiến bộ Các trường học từ cấp tiểu học trở lên lầnlượt khai giảng năm học mới; thành lập Trường Đại học Văn khoa Hà Nội Đảng vận động toàn dân xây đựng nền văn hoá mới, xoá bỏ mọi tệ nạn văn hoá nô dịch, thực hiện nền giáo dục mới, phát triển Đến cuối năm 1946, cả nước đã có hơn 2,5 triệu người dân biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ Đời sống tinh thần của một bộ