1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xuất phát từ vai trò của người sản xuất phân tích trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng cảm nhận tác động của quy luật cạnh tranh và đề ra phương án để duy trì

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xuất Phát Từ Vai Trò Của Người Sản Xuất, Phân Tích Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp Đối Với Người Tiêu Dùng, Cảm Nhận Tác Động Của Quy Luật Cạnh Tranh Và Đề Ra Phương Án Để Duy Trì
Người hướng dẫn TS. Vũ Thị Quế Anh
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị Mác - Lênin
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 65,83 KB

Nội dung

Quy luật cạnh tranh giúp doanh nghiệp đưa ra các chiến lượckinh doanh hợp lý, nâng cao chất lượng sản phẩm, và thúc đẩy sáng tạo công nghệ đểcải thiện năng suất và giảm chi phí sản xuất.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

và đề ra phương án để duy trì vị trí sản xuất của mình trên thị trường Liên hệ ví

dụ thực tiễn với ngành sản xuất gạo ở Việt Nam.

Sinh viên thực hiện

Mã sinh viên SBD

Lớp hành chính Lớp tín chỉ Giảng viên

: Lê Minh Anh : 2312560002 : 3

: K62 - Anh02 - CLCKDS : TRI115E(DB-HK2-2324).K62.1 : TS Vũ Thị Quế Anh

Hà Nội, tháng 4 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 2

I Vai trò của người sản xuất trong nền kinh tế thị trường 2

1 Những khái niệm cơ bản 2

2 Người sản xuất với tư cách chủ thể tham gia nền kinh tế thị trường 3

2.1 Người sản xuất có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu hiện tại của xã hội 3

2.2 Trách nhiệm phục vụ những nhu cầu trong tương lai của xã hội… 4

II Quy luật cạnh tranh……….5

1 Khái niệm quy luật cạnh tranh 5

1.1 Cạnh tranh nội bộ ngành 5

1.2 Cạnh tranh giữa các ngành 6

2 Tác động quy luật cạnh tranh lên nền kinh tế thị trường 6

2.1 Tác động tích cực của cạnh tranh 7

2.2 Tác động tiêu cực của cạnh tranh 8

II Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 8

1.Định nghĩa trách nhiệm xã hội……….8

2.Kết quả trách nhiệm xã hội……… 9

2.1 Trách nhiệm kinh tế……….9

2.2 Trách nhiệm pháp lý……… 10

2.3 Trách nhiệm đạo đức……….11

2.4 Trách nhiệm chủ động (nhân văn)……….12

IV Liên hệ thực tế với ngành sản xuất gạo ở Việt Nam và một số đề xuất phương thức duy trì vị trí trong thị trường 12

1 Vai trò của ngành sản xuất gạo trong xã hội Việt Nam………12

2 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sản xuất gạo……….13

2.1 Trách nhiệm đối với người tiêu dùng……… 13

2.2 Tác động xã hội của sản xuất gạo………14

3 Quy luật cạnh tranh trong ngành và đề xuất một số phương án duy trì vị trí trong thị trường ……… 15

3.1 Ảnh hưởng của quy luật cạnh tranh 15

3.2 Đề xuất một số phương án duy trì vị trí trong thị trường 16

LỜI KẾT 18

Trang 3

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu

Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường,vai trò của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc tạo ra sản phẩm và dịch vụ mà còn

mở rộng ra trách nhiệm xã hội Đặc biệt, khi nghiên cứu đề tài "Phân tích trách nhiệm

xã hội của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng và cách duy trì vị trí sản xuất trên thịtrường", em nhận thấy sự quan trọng của việc hiểu và áp dụng các nguyên tắc củatrách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay Việcđưa ra lựa chọn nghiên cứu về mối quan hệ này trong ngành sản xuất gạo tại ViệtNam là bởi vì Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất lúa gạo lớn nhất thếgiới, với xuất khẩu lúa gạo chiếm một tỷ lệ đáng kể trên thị trường thế giới

Với Việt Nam là một nước đang phát triển đi lên theo hướng Chủ nghĩa xã hội, bêncạnh những sự phát triển về khoa học kĩ thuật, việc hiểu rõ về quá trình sản xuất vàtiêu thụ giúp thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế tạo nền tảng cho sự phát triển bềnvững của đất nước Ngoài ra, việc nghiên cứu và áp dụng quy luật cạnh tranh trongngành sản xuất gạo là điều cần thiết để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trênthị trường cạnh tranh Quy luật cạnh tranh giúp doanh nghiệp đưa ra các chiến lượckinh doanh hợp lý, nâng cao chất lượng sản phẩm, và thúc đẩy sáng tạo công nghệ đểcải thiện năng suất và giảm chi phí sản xuất

Như vậy, đứng trên vị trí người sản xuất, nghiên cứu này giúp củng cố kiến thức

về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, ứng dụng các quy luật cạnh tranh để đưa ranhững đóng góp cụ thể và hữu ích cho cộng đồng doanh nghiệp sản xuất gạo tại ViệtNam, giúp họ nâng cao chất lượng sản phẩm, duy trì vị thế của mình trong thị trường

và tăng cường niềm tin của người tiêu dùng để có những đóng góp tích cực vào sựphát triển bền vững của nền kinh tế đất nước

Trang 5

PHẦN NỘI DUNG

I Vai trò của người sản xuất trong nền kinh tế thị trường

Trên nền kinh tế thị trường, vai trò của người sản xuất là vô cùng quan trọng và cóảnh hưởng to lớn đến sự phát triển và hoạt động của nền kinh tế Người sản xuấtkhông chỉ là những cá nhân hoặc tổ chức chịu trách nhiệm sản xuất hàng hóa và cungcấp dịch vụ, mà còn là những người chịu trách nhiệm quyết định sử dụng các nguồnlực sản xuất để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có giá trị thị trường Với vai trò trungtâm trong quá trình sản xuất, người sản xuất đóng góp vào sự phát triển kinh tế thôngqua việc tạo ra công việc, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp, cải thiện chất lượngcuộc sống và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội

1.Những khái niệm cơ bản

Kinh tế thị trường là một hệ thống kinh tế mà các chính sách và quyết định về sảnphẩm và dịch vụ được định giá và điều khiển bởi sự tương tác giữa người dân và cácdoanh nghiệp trong một quốc gia Trong hệ thống này, các quyết định về sản xuất, tiêudùng và định giá được thực hiện dựa trên cơ sở cạnh tranh và tương tác giữa các bêntham gia trên thị trường

Các lý thuyết cơ bản của kinh tế thị trường đã được phát triển bởi những nhà kinh

tế học cổ điển nổi tiếng như Adam Smith, David Ricardo và Jean-Baptiste Say Nhữngnhà kinh tế này đã ủng hộ lý thuyết thị trường tự do, tin rằng nền kinh tế thị trường cóthể tự điều tiết và hoạt động theo quy luật của thị trường mà ít phụ thuộc vào sự canthiệp của chính phủ Tuy nhiên, những quan điểm khác, như của J.M Keynes, tậptrung vào sự can thiệp trực tiếp của chính phủ trong kinh tế thị trường để điều tiết hoạtđộng kinh tế và đảm bảo sự ổn định

Trong kinh tế thị trường, người sản xuất hoặc còn được gọi là lực lượng sản xuất

-là những người tạo ra hoặc cải tiến các hàng hóa và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tiêu

Trang 6

dùng của xã hội Họ là những người lao động trực tiếp tạo ra các sản phẩm và dịch vụphục vụ cho cộng đồng Ví dụ, một người đầu bếp là người sản xuất ra những nhữngmón ăn ngon để đáp ứng nhu cầu ẩm thực của người tiêu dùng.

Hàng hóa là những sản phẩm được tạo ra thông qua quá trình lao động của conngười Chúng có thể đáp ứng một hoặc nhiều nhu cầu của người sử dụng và được traođổi và lưu thông trên thị trường Hàng hóa có thể tồn tại dưới hai dạng: vô hình, chẳnghạn như dịch vụ cung cấp kiến thức hay tư vấn; và hữu hình, như các sản phẩm vật lýnhư bánh mì, quần áo hoặc máy tính Quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa là trungtâm của hoạt động kinh tế thị trường, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển vàtương tác của nền kinh tế

2 Người sản xuất với tư cách chủ thể tham gia nền kinh tế thị trường

Người sản xuất hàng hóa là những cá nhân hoặc tổ chức tham gia vào quá trình sản xuất và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội Những người này bao gồm các nhà sản xuất, nhà đầu tư và các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa và dịch vụ Chính họ là những người trực tiếp tạo ra các sản phẩm và tài sản vật chất, mang lại lợi ích cho xã hội và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng

Người sản xuất sử dụng các nguồn lực đầu vào để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận Nhiệm vụ của họ không chỉ đơn thuần là đáp ứng nhu cầu hiện tại của xã hội

mà còn là tạo ra các sản phẩm và dịch vụ để phục vụ cho nhu cầu trong tương lai, với mục tiêu đạt được lợi nhuận tối đa trong bối cảnh nguồn lực có hạn Do đó, người sản xuất luôn phải quan tâm đến việc sản xuất những sản phẩm nào, số lượng bao nhiêu,

và sử dụng các nguồn lực như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất

Bên cạnh mục tiêu tạo lợi nhuận, người sản xuất còn phải chịu trách nhiệm đối với con người và xã hội bằng cách đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ của họ không gây hại đến sức khỏe và lợi ích của người tiêu dùng

2.1 Người sản xuất có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu hiện tại của xã hội

Việc sản xuất hàng hóa là quá trình đáp ứng nhu cầu của xã hội, trong đó người sảnxuất đóng vai trò quan trọng Hàng hóa là những sản phẩm được tạo ra để giải quyết các nhu cầu của con người Sự phát triển và cải tiến chất lượng hàng hóa là điều mà người sản xuất luôn phải chú trọng để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của người tiêu

Trang 7

dùng Người sản xuất cần liên tục cải tiến quy trình sản xuất, áp dụng các công nghệ mới để giảm chi phí sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường Qua đó, giá trị sử dụng của hàng hóa được nâng cao và đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của người tiêu dùng Đây là một trong những yếu tố quan trọng của quy luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường, trong đó nhu cầu của người tiêu dùng đóng vai trò quyết định đối với hoạt động sản xuất.

Để tồn tại và phát triển trên thị trường, người sản xuất cần liên tục cải tiến kỹ thuật

và thích nghi với các yêu cầu của người sử dụng Ví dụ, trong lĩnh vực cho thuê phòng trọ cho sinh viên, người sản xuất (chủ nhà) cung cấp dịch vụ nhà ở đáp ứng nhu cầu cơ bản của sinh viên Tuy nhiên, để duy trì và thu hút người sử dụng, người sản xuất phải linh hoạt trong các chính sách, thay đổi, và cải tiến dịch vụ nhằm thu hútkhách hàng Việc cung cấp những tiện ích mới, tăng cường chất lượng dịch vụ, và đápứng những yêu cầu đặc biệt của sinh viên là những hoạt động mà người sản xuất phải thực hiện để đạt được sự hài lòng và tín nhiệm từ phía khách hàng Những nỗ lực này

là cần thiết để tạo ra một mối quan hệ bền vững giữa người sản xuất và người tiêu dùng, đồng thời giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển thị trường của mình trong lĩnhvực cho thuê nhà ở sinh viên

2.2 Trách nhiệm phục vụ những nhu cầu trong tương lai của xã hội

Tạo ra xu hướng và dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất là một yếu tố không thể thiếu đối với các doanh nghiệp và người sản xuất mong muốn phát triển và thành công Nhucầu của người tiêu dùng có thể thay đổi theo thời gian và vị trí địa lý, và việc đưa ra những sản phẩm đáp ứng những nhu cầu tiềm năng trong tương lai là rất quan trọng Những doanh nghiệp có khả năng dự đoán và thích nghi với những thay đổi này sẽ có lợi thế cạnh tranh và thể hiện sự tiến bộ trong công nghệ và khoa học

Sự phát triển của nhu cầu con người diễn ra liên tục theo thời gian, và do đó, các nhà sản xuất cần có khả năng nhạy bén và đáp ứng những nhu cầu hiện tại và tiềm năng của người tiêu dùng Việc này cho phép họ có thời gian để nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới và tích lũy kinh nghiệm để đáp ứng các nhu cầu mới mà có thể chưa được nhận thức rõ ràng

Trang 8

Lấy ví dụ về điện thoại thông minh để minh họa sự phát triển của nhu cầu và vai trò của người sản xuất trong đáp ứng những thay đổi này Trước đây, điện thoại di động được coi là một sản phẩm xa xỉ và không phổ biến đối với đa số người dân, đặc biệt là ở Việt Nam Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với sự tiến bộ của công nghệ và sự giảm giá thành, điện thoại di động đã trở thành một nhu cầu thiết yếu và phổ biến trong đời sống hàng ngày của mọi người

II Quy luật cạnh tranh

1.Khái niệm quy luật cạnh tranh

Quy luật cạnh tranh là nguyên lý kinh tế điều tiết mối quan hệ cạnh tranh giữa các chủ thể tham gia vào sản xuất và trao đổi hàng hóa Quy luật này đòi hỏi các chủ thể kinh doanh khi tham gia vào thị trường phải chấp nhận sự cạnh tranh, song song với việc hợp tác với nhau Trên thị trường, các doanh nghiệp cạnh tranh để đạt được lợi thế về sản xuất và tiêu thụ, tạo ra lợi ích kinh tế tối đa

Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế để chiếm được vị trí và thu đượclợi ích cao nhất Trong môi trường kinh tế thị trường, sự cạnh tranh diễn ra liên tục và

có tính định kỳ, đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục cải tiến và nâng cao năng suất

để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường

Khi nền kinh tế thị trường phát triển, sự cạnh tranh trên thị trường trở nên sôi nổi vàgay gắt hơn Các doanh nghiệp phải đối mặt với đòn đỏ từ các đối thủ cạnh tranh, buộc phải áp dụng các chiến lược kinh doanh hiệu quả để duy trì và phát triển thị phầncủa mình Cạnh tranh trong kinh tế thị trường không chỉ xảy ra giữa các doanh nghiệpcùng ngành mà còn có thể diễn ra giữa các ngành kinh tế khác nhau, tạo ra sự đa dạng

và sức hấp dẫn trong hoạt động kinh doanh

1.1.Cạnh tranh trong nội bộ ngành

Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực kinh doanh Đây là một cách để các doanh nghiệp tối đa hóa lợi ích trong cùng ngành sản xuất, nhằm dành được những điều kiện sản xuất tốt nhất Các biện pháp cạnh tranh thường bao gồm việc nâng cao công nghệ, cải tiến quy trìnhsản xuất, tăng cường năng suất lao động để giảm chi phí sản xuất và giá thành của sảnphẩm, với mục đích thu được lợi nhuận siêu ngạch Những việc này giúp doanh nghiệp tăng cường cạnh tranh trên thị trường và thu hút khách hàng

Trang 9

Kết quả của sự cạnh tranh trong nội bộ ngành là hình thành giá trị thị trường cho từng loại hàng hóa Với cùng một loại hàng hóa được sản xuất bởi các doanh nghiệp khác nhau, điều kiện sản xuất sẽ khác nhau (bao gồm trang bị kỹ thuật, tổ chức sản xuất, trình độ tay nghề của lao động), dẫn đến sự khác biệt về giá trị cá nhân của hàng hóa Trên thị trường, các hàng hóa được trao đổi dựa trên giá trị của chúng, và do đó thị trường sẽ tự điều chỉnh và phản hồi theo tình trạng cạnh tranh và cung cầu.

Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nội bộ ngành còn thúc đẩy sự đổi mới

và sáng tạo Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần liên tục cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để thu hút khách hàng và duy trì thị phần Những cải tiến này không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn góp phần vào sự phát triển toàn diện của ngành và nền kinh tế nói chung

Cạnh tranh giữa các ngành cũng là cách mà các chủ thể trong các lĩnh vực sản xuất khác nhau tương tác và cạnh tranh với nhau trong một môi trường kinh tế thị trường Các ngành sản xuất khác nhau thường tranh giành tài nguyên, thị trường tiêu thụ và sựquan tâm của khách hàng, tất cả nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích của mình

Cạnh tranh giữa các ngành là cách mà các doanh nghiệp và các chủ thể sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau tìm kiếm cơ hội và lợi ích trong một môi trường thị trường độc lập Các doanh nghiệp có thể chuyển đổi nguồn lực của mình từmột ngành sang một ngành khác để tận dụng các cơ hội mới và tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh Cụ thể bằng cách di chuyển tư bản từ ngành có tỉ suất lợi nhuận thấp sangngành có tỉ suất lợi nhuận cao, dẫn đến bình quân hóa 1 mức tỉ suất lợi nhuận trong toàn xã hội và giá trị hàng hóa thành giá cả sản xuất

2 Tác động của quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

Cạnh tranh là một yếu tố then chốt trong nền kinh tế thị trường, đóng vai trò quan trọng trong việc định hình sự phát triển và cấu trúc của các ngành công nghiệp

Trang 10

Những tác động của cạnh tranh không chỉ giới hạn ở mức độ kinh tế mà còn lan rộng sang các khía cạnh xã hội và chính trị của một quốc gia Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là hiện tượng tất yếu diễn ra khi các doanh nghiệp cạnh tranh để giành được

ưu thế về giá cả, chất lượng sản phẩm, hoặc dịch vụ tốt nhất Đây là một quá trình tạo

ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức kinh doanh và thúc đẩy sự phát triển kinh

tế Tuy nhiên, những tác động của cạnh tranh không chỉ dừng lại ở mặt tích cực mà còn có thể gây ra những hệ lụy không mong muốn đối với cả doanh nghiệp và xã hội

2.1.Tác động tích cực của cạnh tranh

Trước hết, cạnh tranh đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất Trong một nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách áp dụng công nghệ tiên tiến và tiến bộ kỹ thuật vào quy trình sản xuất Đây không chỉ giúp cải thiện trình độ chuyên môn của lao động mà còn thúc đẩy

sự đổi mới và nâng cao hiệu suất sản xuất Kết quả là, sự cạnh tranh tích cực này đónggóp vào sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất trong xã hội

Thứ hai, cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường Trên cơ sở môi trường cạnh tranh, các chủ thể kinh tế đều hoạt động với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và tìm kiếm những điều kiện thuận lợi để sản xuất và kinh doanh Điều này đẩy mạnh sự cải thiện và phát triển của nền kinh tế thị trường, khiến cho các hoạt động kinh tế không ngừng được cải tiến và hoàn thiện.Thứ ba, cạnh tranh là cơ chế linh hoạt để điều chỉnh việc phân bổ các nguồn lực Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh thúc đẩy việc phân phối các nguồn lực theo cách hiệu quả nhất Các doanh nghiệp cạnh tranh để có được quyền sử dụng các nguồn lực như lao động, vốn và công nghệ một cách hiệu quả hơn, từ đó tạo ra những

hệ thống sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển và hiệu quả hơn

Cuối cùng, cạnh tranh đóng vai trò thúc đẩy năng lực đáp ứng nhu cầu của xã hội Trong một nền kinh tế thị trường, chỉ những sản phẩm và dịch vụ được người tiêu dùng ưa chuộng mới có thể được tiêu thụ và mang lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp.Đây là động lực để các nhà sản xuất phát triển những sản phẩm đa dạng, chất lượng tốt, với giá thành hợp lý để đáp ứng nhu cầu của xã hội và đồng thời tạo ra lợi ích kinh tế cho chính họ

2.2.Tác động tiêu cực của cạnh tranh

Trang 11

Khi thực hiện cạnh tranh không lành mạnh, có thể xảy ra các tác động tiêu cực đối với môi trường kinh doanh Việc sử dụng các thủ đoạn không đứng đắn để đạt được lợi thế cạnh tranh có thể gây ra sự xói mòn trong môi trường kinh doanh và thậm chí ảnh hưởng đến giá trị xã hội Do đó, việc kiểm soát các hành vi cạnh tranh không lànhmạnh là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe của môi trường kinh doanh và đảm bảo lợi ích của xã hội.

Một vấn đề khác là cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến lãng phí các nguồn lực xã hội Để có được lợi thế trong cạnh tranh, có thể có những chủ thể sử dụng các nguồn lực một cách không hiệu quả, không đóng góp vào sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ hữu ích cho xã hội Trong trường hợp này, cạnh tranh không lành mạnh đã gây lãng phí nguồn lực quý báu của xã hội

Ngoài ra, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng có thể gây tổn hại đến phúclợi chung của xã hội Khi các nguồn lực bị lãng phí và không được sử dụng hiệu quả, các lợi ích của xã hội như tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cũng sẽ bị ảnh hưởng Việc sử dụng các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh có thể dẫn đến mất mát trên cả mặt kinh tế lẫn xã hội, làm suy yếu sự phát triển bền vững của cộng đồng

II Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp là một chủ đề ngày càng được quan tâm

trong thế giới kinh doanh hiện đại Đặc biệt, trong bối cảnh phát triển kinh tế của Việt Nam, vai trò của doanh nghiệp trong đáp ứng các nhu cầu của xã hội và bảo vệ môi trường trở nên ngày càng quan trọng Trách nhiệm xã hội không chỉ liên quan đến việc cung cấp sản phẩm chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng mà còn đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải hành động có trách nhiệm và đóng góp tích cực vào sự phát triển của cộng đồng

1.Định nghĩa trách nhiệm xã hội

Xuyên suốt từ những thập kỉ qua đã xuất hiện nhiều khái niệm liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như "doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội" (entreprise socialement responsable), "doanh nghiệp công dân" (entreprise citoyenne), và sau đó

là những quan điểm phát triển của khái niệm trách nhiệm xã hội Chẳng hạn như quan điểm "Trách nhiệm xã hội là phạm trù liên quan đến nghĩa vụ của một tổ chức trong

Ngày đăng: 19/05/2024, 06:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w