1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quyền riêng tư của trẻ em tại việt nam

16 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quyền Riêng Tư Của Trẻ Em Tại Việt Nam
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 55,64 KB

Nội dung

trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, antoàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”5 Như vậy, bản Hiến pháp thông qua ngày 28/11/2013 đã xá

Trang 1

CHƯƠNG III: QUYỀN RIÊNG TƯ CỦA TRẺ EM TẠI VIỆT NAM

1 Quy định pháp luật về quyền riêng tư của trẻ em tại Việt Nam

1.1 Quyền riêng tư của trẻ em qua các bản Hiến pháp

Hiến pháp 1946 quy định rằng: “Tư pháp chưa quyết định thì không được bắt

bớ và giam cầm người công dân Việt Nam Nhà ở và thư tín của công dân Việt Nam không được ai xâm phạm một cách trái pháp luật”1 Tuy nhiên, bản Hiến pháp đầu tiên này chưa quy định cụ thể về quyền riêng tư của con người, cũng

như là trẻ em Điều 28 Hiến pháp 1959 lại quy định như sau: “Pháp luật bảo đảm nhà ở của công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa không bị xâm phạm, thư tín được giữ bí mật” 2Đến Hiến pháp 1980 ghi nhận: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở Không ai được tự ý vào chỗ ở của ngừoi khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép Việc khám xét chỗ ở phải do đại diện cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành, theo quy định của pháp luật Bí mật thư tín, điện thoại, điện tín được bảo đảm Quyền tự do đi lại và cư trú được tôn trọng, theo quy định của pháp luật.”3 Năm

1992, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người dó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật Việc khám xét chỗ ở, việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thảm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật4” Hiến pháp 2013 kế thừa tư tưởng của các bản Hiến pháp trước đó về quyền con

người, ghi nhận tại Chương II: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật

1 Điều 11 Hiến pháp 1946

2 Điều 28 Hiến pháp 1959

3 Điều 71 Hiến pháp 1980

4 Điều 73 Hiến páhp 1992

Trang 2

trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”5

Như vậy, bản Hiến pháp thông qua ngày 28/11/2013 đã xác định đầy đủ các

quyền riêng tư của con người, không chỉ người trưởng thành mà bao gồm cả khi không có sự đồng ý của trẻ hay sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của trẻ em cũng được bảo đảm an toàn và bí mật nhóm người dễ bị tổn thương là trẻ em Tất cả mọi người, không ai được phép xâm phạm đến quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, khi không có sự đồng ý của trẻ hay sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của trẻ em cũng được bảo đảm an toàn và bí mật Nếu ai xâm phạm đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của trẻ em thì đều phải chịu sự chế tài của pháp luật như những người khác

1.2 Quyền riêng tư của trẻ em qua Bộ luật Dân sự 2015

Bộ luật Dân sự 1995 và 2005 quy định quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân khá ngắn gọn Điều 34 BLDS năm 1995 chỉ quy định quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân khá ngắn gọn, nhưng nội hàm trong đó đã thể hiện khá

cơ bản về quyền này, đó là: “Quyền đối với bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ; Việc thu thập, công bố thông tin tài liệu về đời

tư của cá nhân phải được người đó đồng ý, nếu người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tài liệu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải được thực hiện theo quy định của pháp luật; Không ai được tự tiện bóc, mở, thu giữ tiêu huỷ thư tín, điện tín, nghe trộm điện thoại hoặc có hành vi khác nhằm ngăn chặn, cản trở đường liên lạc của người khác Chỉ trong những trường hợp được pháp luật

5 Điều 21 Hiến pháp 2013

Trang 3

quy định và phải có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được tiến hành việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân”

BLDS năm 2015 có nhiều sửa đổi, bổ sung trong đó phải nói đến quyền cơ bản của con người chính là quyền riêng tư, được cụ thể hóa bằng Điều 38 BLDS

năm 2015 "Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình" như sau: “Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm

và được pháp luật bảo vệ; Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác; Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định 6 ”

Về đời sống riêng tư của cá nhân: Tập hợp các yếu tố tạo thành nét riêng đặc

thù, độc lập, không thể trộn lẫn và mang dấu ấn của riêng cá nhân, không thể trộn lẫn với người khác Đời sống riêng tư của cá nhân có đặc điểm riêng biệt của cá nhân trong quá trình sống, thời gian sống, sự trải nghiệm trong các quan

hệ xã hội mà hình thành và mang dấu ấn riêng của cá nhân Đời sống riêng tư là một quan hệ phản ánh đời sống của một cá nhân có tính độc lập và với tư cách chủ thể trong các quan hệ xã hội ổn định hoặc không ổn định trong không gian

và thời gian xác định được

Về bí mật cá nhân: Tổng thể các quan hệ quá khứ, các thông tin liên quan đến

cá nhân mang tính chất chi phối các quan hệ cụ thể của cá nhân mà bị bộc lộ sẽ gây cho cá nhân những bất lợi hoặc dễ gây ra sự hiểu lầm ở các chủ thể khác,

6 Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015

Trang 4

mà bản chất của yếu tố bí mật cá nhân không gây ra bất kỳ một thiệt hại nào cho chủ thể khác

Về bí mật gia đình: Những thông tin về vụ việc, tài liệu liên quan đến các quan

hệ giữa các thành viên của gia đình với nhau có mối quan hệ hữu cơ đến truyền thống nhiều đời hay một đời về huyết thống, về bệnh lý, về năng lực trí tuệ của các thành viên có tính hệ thống, nếu bị bộc lộ sẽ gây ra sự bất lợi cho các thành viên gia đình trong các quan hệ xã hội và quan hệ pháp luật khác thuộc nhiều lĩnh vực Bí mật gia đình được giữ kín, nếu tất cả các thành viên trong gia đình

có ý thức không muốn bộc lộ, thì không chủ thể nào có quyền xâm phạm

Như vậy, quyền riêng tư bao gồm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình; nhìn chung, cá nhân hay trẻ em đều được tự mình quyết dịnh đối với đời sống của của mình mà không phải chịu bất kỳ sự can thiệp từ người khác

BLDS năm 2015 đã loại bỏ quy định “trường hợp chưa đủ 15 tuổi thì phải được cha, mẹ hoặc người đại diện của người đó đồng ý trừ trường hợp thu thập, công

bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.” Việc không quy định độ tuổi phải có sự đồng ý của cha mẹ có nghĩa rằng trẻ em có quyền tự quyết định; quy định này khẳng định rõ rệt về quyền riêng tư của trẻ

em

Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân của trẻ em phải được đồng ý của trẻ Các quyền nhân thân về đời sống riêng tư của trẻ em, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là các quyền nhân thân bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ, không ai được phép xâm phạm quyền riêng tư của trẻ em trừ khi được sự đồng ý của trẻ hoặc sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền

1.3 Quyền riêng tư của trẻ em qua Luật trẻ em 2016

Luật Trẻ em 2016 được kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 5/4/2016 và chính thức có hiệu lực vào ngày 1/6/2017

Trang 5

Điểm nổi bật trong Luật trẻ em 2016 là quyền bí mật đời sống riêng tư Trẻ em

có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư (quy định cụ thể trong Nghị Định 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em)7

Như vậy, trẻ em được bảo đảm quyền riêng tư là trách nhiệm của toàn thể xã hội và pháp luật Việt Nam, đây là cơ sở để trẻ có thể được phát triển, học tập và rèn luyện trong môi trường an toàn, lành mạnh Mỗi người đều có những bí mật, suy nghĩ của riêng mình và trẻ em cũng vậy, mỗi đứa trẻ đều cần một không gian riêng để bộc lộ những tâm tư, tình cảm không muốn ai biết Điều này cần được tôn trọng vì đời sống riêng tư của trẻ đã được xem như là quyền nhân thân tuyệt đối của trẻ

Theo khoản 11 Điều 6 Luật Trẻ em quy định nghiêm cấm hành vi công bố, tiết

lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ

em.8 Thế nhưng tình trạng hiện nay là không ít phụ huynh bất chấp đăng tải hình ảnh, thông tin con mình lên trên mạng xã hội; điều này chủ yếu là do sự thiếu hiểu biết pháp luật và chủ quan trước tình hình xã hội

Điều 21 Luật Trẻ em thì trẻ em có quyền bảo vệ quyền bí mật đời sống riêng tư như sau:

- Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

7 https://vietnamnet.vn/nhung-diem-moi-cua-luat-tre-em-2016-376067.html

8 Khoản 11 Điều 6 Luật Trẻ em 2016

Trang 6

- Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư 9

Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 quy định tại Điều 33 chi tiết một

số điều của Luật Trẻ em thì những thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em như sau:

Thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em là các thông tin về: tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em; tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân; địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em.

Theo khoản 3 Điều 35 Luật Trẻ em năm 2016 quy định: “Doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải cảnh báo hoặc gỡ bỏ thông tin, dịch vụ gây hại cho trẻ em, thông tin, dịch vụ giả mạo, xuyên tạc xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.” 10Như vậy, điều này cho thấy mọi người nếu ai thấy những hình ảnh của trẻ em trên mạng với những thông tin tiêu cực, sai sự thật nhằm xuyên tạc gây hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ thì đều có quyền cảnh báo hoặc kêu gọi gỡ bỏ thông tin đến các doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên mạng mà không cần sự cho phép của cơ quan

có thẩm quyền

Điều 54 quy định về “Trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”: “Cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục và bảo vệ trẻ em khi tham gia môi trường mạng dưới mọi hình thức; cha, mẹ, giáo viên và người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm giáo dục kiến thức, hướng dẫn kỹ năng để trẻ

9 Điều 21 Luật Trẻ em 2016

10 Khoản 3 Điều 35 Luật Trẻ em 2016

Trang 7

em biết tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng; Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, cung cấp sản phẩm, dịch vụ thông tin, truyền thông và tổ chức các hoạt động trên môi trường mạng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em theo quy định của pháp luật”11 Đây là điểm mới phù hợp với tình hình cấp thiết hiện nay, không chỉ người lớn

sử dụng các thiết bị điện tử thông minh mà ngay cả trẻ em cũng đã được tiếp cận đến điện thoại, máy tính,… ngay từ khi còn rất nhỏ Với mức độ phủ sóng Internet cao, con người nói chung và trẻ em nói riêng tiếp cận các nguồn thông tin tràn lan có thể dẫn đến nhiều rủi ro Quy định trên một lần nữa khẳng định rằng Nhà nước vô cùng quan tâm tới quyền riêng tư trẻ em trên môi trường mạng

1.4 Quyền riêng tư của trẻ em qua Luật An ninh mạng năm 2018

Khái niệm “không gian mạng” được quy định trong Luật An ninh mạng năm

2018: “Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ

thông tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.”12

Theo Thống kê của Liên Hợp quốc, 1/3 số người dùng mạng internet trên thế giới là trẻ em , 1/3 số người dùng mạng internet trên thế giới là trẻ em Cụ thể, trẻ em chiếm 1/5 số người sử dụng mạng internet ở các quốc gia phát triển; 1/3 đến 1/2 số người dùng tại các quốc gia đang phát triển và các quốc gia kém phát triển 13Ở Việt Nam, khảo sát của Cục trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và

Xã hội cho thấy, trong quý III/2022 có 89% trẻ em sử dụng mạng Internet, trong

đó 87% sử dụng hằng ngày, thời gian 5-7 tiếng/ngày Tuy nhiên, chỉ có 36% trẻ

11 Điều 54 Luật Trẻ em 2016

12 Khoản 3 Điều 2 Luật An ninh mạng 2018

13 http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/3480-thuc-hien-phap-luat-ve-bao-ve-tre-em-tren-khong-gian-mang.html

14 https://doanhnhansaigon.vn/thoi-su-trong-nuoc/gan-90-tre-em-viet-nam-su-dung-mang-internet-1115810.html

Trang 8

Thông tin riêng tư của trẻ em rất dễ bị xâm phạm khi ngày nay Internet ngày càng phát triển các ông bố, bà mẹ có thói quen đăng ảnh con cái lên Internet khi chưa có sự đồng ý của trẻ, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền riêng tư của trẻ Nhà nước ta nắm được những hậu quả tiêu cực mà Internet mang lại nên đã ban hành Luật An ninh mạng năm 2018 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 Luật An ninh mạng được đưa ra kịp thời nhằm nhằm bảo vệ trẻ em khỏi các hành vi xâm phạm đến quyền riêng tư, để trẻ em thực hiện được các quyền của mình

Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Luật An ninh mạng 2018, trẻ em được bảo vệ đặc biệt trên không gian mạng như sau:

1 Trẻ em có quyền được bảo vệ, tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, giữ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng.

2 Chủ quản hệ thống thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng có trách nhiệm kiểm soát nội dung thông tin trên hệ thống thông tin hoặc trên dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp để không gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ

em, quyền trẻ em;

Đồng thời, ngăn chặn việc chia sẻ và xóa bỏ thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; kịp thời thông báo, phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an để xử lý.

3 Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong bảo đảm quyền của trẻ

em trên không gian mạng, ngăn chặn thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em theo quy định của Luật này và pháp luật về trẻ em.

Trang 9

4 Cơ quan, tổ chức, cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và cá nhân khác liên quan có trách nhiệm bảo đảm quyền của trẻ em, bảo vệ trẻ em khi tham gia không gian mạng theo quy định của pháp luật về trẻ em.

5 Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và các cơ quan chức năng có trách nhiệm áp dụng biện pháp để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi sử dụng không gian mạng gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em.

Sự ra đời của internet, mạng xã hội kéo theo sự bùng nổ của thông tin; tràn lan tình trạng thông tin sai sự thật, chưa kiểm chứng, không lành mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến con người, bao gồm cả trẻ em Nhiều thông tin sai lệch như trên được lan truyền nhanh là do một bộ phận người dân, nhất là giới trẻ chỉ quan tâm đến việc chia sẻ thông tin đang “nóng”, thông tin “hot” để thu hút sự quan tâm của công chúng mà ít khi kiểm chứng thông tin đó có đúng sự thật hay không.15 Trẻ em là nhóm chủ thể đặc biệt, dễ bị tổn thương; vậy nên, các vấn đề liên quan đến không gian mạng như bị biết lộ thông tin bí mật cá nhân, sử dụng thông tin cá nhân vào mục đích xấu, dễ bị lôi kéo, kích động để vi phạm pháp luật, bị xâm hại tình dục, bóc lột và lừa đảo qua các trò chơi trên mạng, bị tác động và ảnh hưởng tiêu cực từ những nguồn thông tin thiếu lành mạnh đến nhân cách và tinh thần của trẻ em Pháp luật bảo vệ trẻ em khi tham gia vào môi trường mạng, pháp luật cho phép trẻ giữ kín những thông tin cá nhân liên quan đến bản thân, tư liệu, dữ liệu gắn liền với cuộc sống riêng tư của mình mạng xã hội không đẻ người khác biết, mà không một chủ thể nào có quyền tiếp cận, công khai trừ một số trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật, trẻ cũng có

cơ hội được tiếp cạn các thông tin khác nhau, tự do vui chơi giải trí, làm những điều mình thích

2 Thực trạng bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em tại Việt Nam.

15 http://congan.sonla.gov.vn/tim-hieu-ve-luat-an-ninh-mang-la-nang-cao-trach-nhiem-cong-dan-khi-su-dung-mang-xa-hoi/

Trang 10

2.1 Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em.

Quyền riêng tư của con người là một trong những quyền cơ bản được pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia công nhận và bảo vệ; trong đó, quyền riêng tư đối với trẻ em hay còn được coi là ‘nhóm yếu thế” lại càng được chú trọng Việt Nam là nước đầu tiên của Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em vào ngày 20/2/1990 Như vậy có thể nói Việt Nam là một trong những quốc gia sớm nhất quan tâm đến việc bảo vệ quyền trẻ em, Luật Trẻ em năm 2016 có hiệu lực từ ngày 1/6 quy định trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình

Mặc dù so với các quyền bảo vệ trẻ em được ghi nhân trước đây, quyền trẻ em nói chung và quyền riêng tư của trẻ em nói riêng trong pháp luật hiện hành đã

và đang quy định ngày càng cụ thể Điều này cho thấy Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, chú trọng đối tượng trẻ em; thế nhưng với sự phát triển không ngừng của xã hội, ta phải thừa nhận rằng pháp luật Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế

Thứ nhất, trẻ em là người dưới 16 tuổi (Luật Trẻ em 2016) thế nhưng ở lứa tuổi

16-17 hàng trăm nghìn trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt lại không được hưởng đầy

đủ chính sách xã hội cho việc hỗ trợ, chăm sóc và bảo vệ trẻ em, trong đó có Quyền riêng tư

Thứ hai, đối tượng áp dụng của Luật trẻ em 2016 này là “Cơ quan nhà nước, tổ

chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp,

tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ sở giáo dục, gia đình, công dân Việt Nam; cơ quan, tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam” (Điều 3).

Ngày đăng: 19/05/2024, 06:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w