Những sự kiện này thường gây ra mức độ stress cực độ.Một số đặc điểm chung của các tình huống gây ra stress bao gồm: Không lường trước được: Những sự kiện không thể dự đoán trước gây
QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI VÀ STRESS
Nguyên nhân gây nên stress
Trước khi tìm hiểu nguyên nhân gây ra stress thì trước tiên ta cùng tìm hiểu stress là gì?
Stress là một trạng thái thần kinh căng thẳng, bao gồm nhiều yếu tố như vật lý, hóa học và phản ứng của một cá thể đang cố gắng thích nghi với một sự thay đổi hay áp lực từ bên ngoài hoặc bên trong Khi gặp tác nhân gây stress sẽ làm cho cơ thể tiết ra hormone giúp cung cấp năng lượng mạnh mẽ cho các cơ, nhịp thở nhanh hơn, nhịp tim tăng lên.
Lúc đầu thuật ngữ stress được sử dụng trong vật lý học, để chỉ sức nén mà một loại vật liệu phải chịu đựng Đến năm 1914, Walter Cannon đã sử dụng thuật ngữ này trong sinh lí học để chỉ cảm xúc.
Theo tâm lý học giải thích thì đây là một cảm giác căng thẳng và dồn ép.
Nguyên nhân gây ra stress có thể chia thành ba loại tình huống chính:
Sự kiện tiêu cực: Bao gồm những sự kiện như mất người yêu, mất việc làm, mắc bệnh nặng, hoặc trở thành nạn nhân của tội ác Những sự kiện này thường gây ra mức độ stress cao.
Sự kiện hằng ngày: Gồm các tình huống như kẹt xe, làm việc chạy theo thời gian, ồn ào từ hàng xóm hoặc mất đồ đạc cá nhân Mặc dù không nghiêm trọng nhưng những sự kiện này có thể tích tụ và gây ra stress kéo dài.
Sự kiện thảm khốc: Bao gồm các tình huống như thiên tai, chiến tranh, hoặc các tình huống đe dọa tính mạng Những sự kiện này thường gây ra mức độ stress cực độ.
Một số đặc điểm chung của các tình huống gây ra stress bao gồm:
Không lường trước được: Những sự kiện không thể dự đoán trước gây ra nhiều stress hơn so với những sự kiện có thể được dự đoán.
Không kiểm soát được: Khi không có khả năng kiểm soát hoặc ảnh hưởng tới kết quả của một tình huống, người ta thường cảm thấy bị stress hơn.
Không chắc chắn: Sự không chắc chắn về kết quả của một tình huống cũng làm tăng cường cảm giác stress.
Kéo dài: Những tình huống kéo dài thường gây ra mức độ stress cao hơn so với những tình huống ngắn hạn.
Một yếu tố chung trong những tình huống căng thẳng này là cảm giác mất kiểm soát và không thể đối phó.
Hoặc có thể phân biệt nguyên nhân gây nên stress có thể bắt nguồn từ yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài
Yếu tố từ bên trong:
Sức khỏe: Người bệnh gặp những tình trạng sức khỏe không tốt như ốm đau, dinh dưỡng thiếu chất hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khó chữa,
Tâm lý: Thường xuyên suy nghĩ những điều tiêu cực, đặt quá nhiều kỳ vọng không thực tế, tự tạo áp lực cho bản thân, thường xuyên mất ngủ và sử dụng chất kích thích,
Yếu tố từ bên ngoài:
Sống trong môi trường nhiều tiếng ồn
Thời tiết thay đổi đột ngột, quá nóng hoặc quá lạnh
Môi trường: Ô nhiễm khói bụi, giao thông tắc nghẽn
Gia đình: Bất hòa với bố mẹ, người thân trong gia đình, mất bạn bè, người thân,
Xã hội: Áp lực công việc, mâu thuẫn xung đột với người xung quanh, gặp rắc rối trong vấn đề tài chính, bệnh thành tích học tập,
Dấu hiệu của stress
Phản ứng của căng thẳng là đa dạng, và những người khác nhau trải qua những triệu chứng khác nhau Sau đây là một số triệu chứng sức khoẻ, thay đổi tinh thần, cảm xúc và hành vi, sẽ giúp chúng ta nhận biết và đối đầu với căng thẳng.
Dấu hiệu cơ thể: Sự biểu hiện cơ thể phổ biến của căng thẳng là thở dốc, nhịp tim tăng lên hay không đều, đau ngực, mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, căng cơ (đặc biệt vùng cổ và vai), co thắt dạ dày và buồn nôn Người trải qua triệu chứng căng thẳng dài thường cảm thấy lạnh.
Dấu hiệu tinh thần: Căng thẳng thay đổi suy nghĩ và nhận thức của con người Sự thay đổi phổ biến trong tinh thần bao gồm suy nghĩ tiêu cực, giảm sự tập trung, hay quên, do dự, bối rối và đầu óc trống rỗng.
Dấu hiệu cảm xúc: Người chịu căng thẳng có thể trải qua những nỗi lo âu, tính tình nóng nảy, chán nản, tức giận, tâm trạng thất vọng và sự sợ hãi Họ có thể trở nên cáu kỉnh và thiếu kiên nhẫn, tính tình của họ dần thất thường.
Dấu hiệu cư xử: Tất cả sự thay đổi của cơ thể và tinh thần thường làm thay đổi hành vi con người Các hành động điển hình của người chịu căng thẳng bao gồm đi tới đi lui, bồn chồn, cắn móng tay; ăn nhiều, hút thuốc, uống rượu; khóc lóc, la hét, chửi rủa, trách mắng; đánh đấm hay ném đi mọi thứ.
Stress, cá nhân và môi trường
Stress dường như là một phần tất yếu không thể tránh được trong cuộc sống của mỗi người Mỗi chúng ta luôn sống trong một cộng đồng xã hội với nhiều sự kiện xảy ra hàng ngày, với nhiều tình huống phức tạp khác nhau mà mình phải đối mặt, Tình hình stress trên thế giới ngày càng gia tăng nghiêm trọng, đặc biệt nhất là ở các nước phát triển Các chuyên gia y tế công cộng tại Mỹ đã xác nhận rằng có khoảng 90% các bệnh tật và rối loạn tại Mỹ có liên quan đến stress (năm 2011) Ngoài ra, một nghiên cứu của hiệp hội tâm lý Mỹ (năm 2004) cảm thấy bị stress trong cuộc sống hằng ngày của họ
Như ta thường thấy, các cá nhân có phản ứng khác nhau đối với cùng một trường hợp gây stress Trong trường hợp hai bạn sinh viên cùng thi một kỳ thi, cả hai đều ôn bài rất kỹ nhưng khi đi nhận điểm cả hai đều nhận về điểm số thấp Một sinh viên coi điểm thấp này là cơ hội để phát triển, để biết mình cần sửa đổi những gì và người này thích nghi hoàn cảnh mới tốt Trong khi sinh viên còn lại đờ người ra, buồn bã và suy nghĩ tiêu cực, khả năng thích nghi kém Vậy những yếu tố nào đã góp phần tạo nên sự khác biệt đấy? Có những yếu tố làm tăng tính dễ bị tổn thương của chúng ta trước stress và những yếu tố giúp bảo vệ, giúp chúng ta thích nghi. a Các yếu tố làm tăng tính dễ bị tổn thương trước stress
Không thích thay đổi: Một số người thấy sự thay đổi là mối đe dọa với họ, họ thoải mái hơn khi cuộc sống ổn định Họ không thích sự thay đổi là vì thay đổi có thể phá vỡ sự quen thuộc, thói quen và khiến họ mất kiểm soát Khi mọi thứ thay đổi, họ có thể lo lắng về những điều chưa biết sắp đến, sợ thất bại hay nói cách khác là không chấp nhận rủi ro, sợ mất mát và có thể bực bội vì phải thay đổi thói quen Chính những điều này đã gây ra stress ở những người không thích thay đổi.
Niềm tin tiêu cực: Những người có thói quen suy nghĩ theo hướng tiêu cực tin rằng họ không có khả năng vượt qua thử thách Do lối suy nghĩ tiêu cực của họ, họ thấy nhiều sự kiện căng thẳng, cảm thấy bất lực và không thể kiểm soát cuộc sống của mình, cảm thấy tự ti Với những suy nghĩ như thế này, không có gì lạ khi những người này cảm thấy stress về cuộc sống của họ.
Khả năng thích nghi kém: Khi bạn gặp khó khăn trong việc thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống, bạn có thể cảm thấy căng thẳng, lo lắng và bực bội. Những thay đổi này có thể bao gồm những thay đổi trong công việc, mối quan hệ, nơi ở hoặc tình trạng sức khỏe Khả năng thích nghi kém là tình trạng gặp khó khăn trong việc điều chỉnh hành vi và suy nghĩ để phù hợp với những thay đổi trong môi trường Điều này có thể khiến bạn dễ bị mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo âu và stress b Các yếu tố bảo vệ, giúp chúng ta thích nghi trước stress
Thái độ tích cực đối với sự thay đổi: Một số người tin rằng thay đổi là điều kiện cơ bản của cuộc sống Họ cảm thấy rằng những điều mới mẻ là thách thức hơn là mối đe dọa Những người như vậy có xu hướng cởi mở và linh hoạt, và họ chấp nhận rủi ro khi cần thiết Họ có niềm tin tích cực vào bản thân, và họ tự tin vào khả năng đối phó của mình.
Sự tự tin: Những người có sự tự tin tin rằng họ có thể ảnh hưởng đến các sự kiện xảy ra và kiểm soát cuộc sống của họ Họ có xu hướng nghĩ những điều như
“Điều này có thể là một thử thách, nhưng tôi có thể làm được.” Với một cái nhìn tích cực hơn, khả năng đối phó với stress của họ được cải thiện.
Khả năng thích nghi tốt: Khi bạn có khả năng thích nghi tốt, bạn có thể dễ dàng thích nghi với môi trường làm việc mới và những thay đổi trong công việc, giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ và đạt được mục tiêu hiệu quả hơn Khả năng thích nghi tốt sẽ giúp họ nhanh chóng trở về trạng thái tích cực Do đó, việc cải thiện khả năng thích nghi là rất quan trọng để giúp bạn có một cuộc sống thành công và hạnh phúc.
Đối phó với stress
Trong thời đại hiện nay, khi con người luôn bị cuốn theo vòng xoáy bận rộn của cuộc sống, những lo toan về cơm áo gạo tiền đã khiến cho quỹ thời gian riêng tư dành cho mỗi cá nhân càng trở nên hạn hẹp Những áp lực này đã giúp con người luôn phấn đấu, trau dồi trong lao động và học tập nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất trong mọi lĩnh vực Tuy nhiên, cũng chính những áp lực này nếu không được kiểm soát tốt trong một thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng stress, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần. Điều này làm ảnh hưởng đến hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ sinh dục… cùng các rối loạn về tinh thần, dẫn đến trầm cảm, suy nhược cơ thể Do đó, người ta đã tìm nhiều cách, liệu pháp để có thể chế ngự, kiểm soát và đối phó với stress Đối phó với stress là khả năng giữ cân bằng khi xảy ra những tình huống, sự kiện đòi hỏi quá sức Vậy làm thế nào để đối phó với stress ?
Hãy chấp nhận áp lực: chấp nhận những điều bạn không thể thay đổi hay ngăn chặn Thay vì luôn lo lắng cho những điều không kiểm soát được thì ngược lại, bạn nên tập trung vào những điều bản thân có thể làm được như một giải pháp để đối phó với tình huống khó khăn hay tiêu cực.
Tìm kiếm xu hướng thích hợp: Khi phải đối mặt với thất bại hay thử thách lớn, hãy nhìn nhận sự việc như một cơ hội để bản thân thử sức phát triển, học hỏi từ những sai lầm đã trải qua.
Chia sẻ cảm xúc: Thường xuyên nói chuyện, tâm sự với người mà bạn cảm thấy tin tưởng Khi bạn nói ra, bạn có thể nhận ra những điểm mà mình mắc sai lầm, những điều mà bạn cần đạt được và nhận được lời khuyên bổ ích từ người mà bạn tâm sự Nói ra cũng giúp bạn trải lòng và stress sẽ vơi dần qua từng lời nói, việc tâm sự này cũng giúp tăng thêm sự thân thiết của bạn và người đó.
Học cách tha thứ: Chấp nhận một sự thật là không có một ai hoàn hảo, không ai không phạm sai lầm, hãy phản ứng với stress bằng sự bình tĩnh Bạn có thể tự kiểm tra tình trạng hiện tại của mình để lựa chọn các cách thư giãn phù hợp như nghe nhạc, đọc truyện, đọc sách, viết nhật ký, hòa mình cùng thiên nhiên,
Thay đổi lối sống: tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, tránh sử dụng thuốc ngủ… Giấc ngủ tự nhiên sẽ giúp cho cơ thể lấy lại thăng bằng tốt hơn là sử dụng thuốc ngủ Vì giấc ngủ do thuốc mang lại thường kèm theo những tác dụng phụ làm cho cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi hơn và rơi vào một cơn trầm cảm khác Tạo không gian yên tĩnh với ánh sáng nhẹ, nhạc êm dịu mà bạn thích, nhắm mắt và liên tưởng đến những điều thoải mái bạn sẽ đi vào giấc ngủ nhẹ nhàng.
QUẢN LÝ TIỀN BẠC
Thái độ với tiền bạc
Tiền rất quan trọng nhưng thái độ đối với tiền còn quan trọng hơn Điều đó không chỉ hình thành nên một sự nghiệp mà nó còn hình thành nên một nhân cách Và chính thái độ đối với tiền sẽ quyết định đến sự giàu có của bạn.
Tiền là thứ mang lại nhiều cảm xúc nhất cho con người Nhưng đôi khi nó cũng mang lại những rối loạn, lo âu và tiêu cực đến cho họ Văn hóa Mỹ có cái nhìn xem trọng về thành công vật chất Ở quan điểm này việc sở hữu tiền tỷ lệ thuận với giá trị con người Bạn càng nhiều tiền, bạn càng là một người có giá trị.
Khi tiền bạc trở thành niềm tin của con người, họ sẽ phụ thuộc vào nó để bản thân mình có giá trị Điều đó , dù cũng mang lại động lực tốt để kiếm tiền nhiều hơn nhưng đôi khi nó cũng gây ra những nhận thức sai lầm
Bạn cảm nhận như thế nào về tiền bạc?
+ Bạn có thiên hướng có rất nhiều cảm xúc đối với tiền bạc: Bạn nên thận trọ n g khi ra các quyết định bất ngờ về tiền.
+ Bạn dễ lung lay khi sử dụng tiền: Mặc dù bạn ít gặp sai lầm nghiêm trọng về tiền bạc, nhưng bạn lại không thể tận dụng hết khả năng của số tiền bạn có + Bạn có thái độ chủ động với tiền : Bạn luôn đảm bảo rằng đã xem xét nhiều mặt lợi/ hại trước khi ra quyết định sử dụng tiền.
Thái độ về tiền có thể được biểu hiện qua nhiều cách khác nhau:
+ Cách kiếm tiền: Những người có thái độ tích cực về tiền thường sẽ có động lực mạnh mẽ để kiếm tiền Họ sẽ tìm cách kiếm tiền một cách chân chính, hợp pháp, và sẽ không ngại khó khăn, gian khổ để đạt được mục tiêu của mình.Ngược lại, những người có thái độ tiêu cực về tiền thường sẽ tìm cách kiếm tiền một cách nhanh chóng, dễ dàng, và không ngại sử dụng những thủ đoạn bất chính.
+ Cách tiêu tiền: Những người có thái độ tích cực về tiền thường sẽ có kế hoạch chi tiêu rõ ràng, hợp lý Họ sẽ biết cách tiết kiệm tiền để dành cho những mục tiêu dài hạn, và sẽ không ngại chi tiêu cho những thứ cần thiết, có giá trị. Ngược lại, những người có thái độ tiêu cực về tiền thường sẽ tiêu xài hoang phí, không biết cách tiết kiệm.
+ Cách đối xử với tiền: Những người có thái độ tích cực về tiền thường sẽ tôn trọng tiền bạc Họ sẽ biết cách bảo quản tiền, và sẽ không ngại cho đi những người cần giúp đỡ Ngược lại, những người có thái độ tiêu cực về tiền thường sẽ coi tiền là thứ đáng ghét, và sẽ không ngại lãng phí tiền.
* Kim tự tháp tài chính:
Bức tranh lớn về quản lý tiền cá nhân được thể hiện bởi kim tự tháp tài chính. Kim tự tháp tài chính cung cấp một mô hình trực quan về các khía cạnh chính của tài chính cá nhân Đây nên là nền tảng cho tất cả các quyết định của bạn + Nấc thang tiếp theo là chi phí sinh hoạt cá nhân của bạn; nơi ở, thức ăn, áo quần…Trước khi bạn có thể tiếp tục chi tiêu cho những thứ khác bạn phải chăm sóc chi phí sinh hoạt cho mình Bạn nên đi từng nấc thang một, nhiều người thường nhảy lên nấc thang là sở hữu một căn nhà mà bỏ qua bảo hiểm hay tiết kiệm Việc làm không có kế hoạch này dễ dẫn đến những rủi ro và tai hại to lớn về mặt tài chính Nếu bạn coi việc đầu tư cho 1 căn nhà là quan trọng nhất, nhưng nếu họ mất việc mà tiền tiết kiệm cũng không có thì chính ngôi nhà của bạn cũng không giữ được thậm chí đẩy bạn vào nợ nần bằng chi phí điện nước, tiền vay ngân hàng
+ Khi bạn đã lập ngân sách cho những điều này, bạn có thể tiến lên một bước để xem xét tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm
+ Khi những điều này được kết hợp trong tài chính của bạn, hầu hết mọi người đã sẵn sàng tiến lên một bước để sở hữu nhà, đầu tư chính của nhiều gia đình
+ Cuối cùng, đỉnh tháp tài chính khuyên mọi người nên có một khoản đầu tư cho tương lai - dành nguồn lực cho đầu tư dài hạn Mục tiêu chung của đầu tư dài hạn là tiết kiệm cho giáo dục con cái và tiết kiệm cho nghỉ hưu.
Tháp tài chính giúp bạn biết thứ tự ưu tiên khi bạn có tiền và nhắc nhở bạn về việc có tiền và nhắc nhở bạn về tương lai khi bạn về già Bạn muốn cuộc sống thảnh thơi khi về hưu hay trở thành gánh nặng cho con cháu bạn?
Nếu bạn còn trẻ, chưa đủ tài chính để nghĩ về một căn nhà thì cũng nên nhận thức sớm về vấn đề tài chính cá nhân Vì sớm muộn gì bạn cũng phải đối mặt với chúng phải không nào?
Ngân sách cho những vấn đề cơ bản
Ngân sách là kế hoạch bạn sử dụng tiền như thế nào Một ngân sách là một kế hoạch nhằm đạt mục tiêu tài chính ngắn, trung hay dài hạn nào đó.
Mục tiêu của ngân sách là phối hợp các khoản tiền từ thu nhập của bạn một cách hợp lý.
Các nguồn thu nhập có thể đến từ:
+ Tiền lương của bạn kiếm được bằng cách làm việc
+ Trợ cấp từ tiền cấp dưỡng của gia đình
+ Lãi thu được trên các khoản tiết kiệm
+ Thu thập đầu tư và lợi ích
+ Hầu hết mọi người có các khoản chi phí giống nhau từ tháng này sang tháng khác hoặc đến hạn hàng quý hoặc hàng năm
+ Ví dụ về chi phí cố định: Tiền thuê nhà hoặc thanh toán thế chấp, thanh toán xe hơi, hóa đơn điện thoại và tiện ích, hóa đơn truyền hình cáp, thanh toán khoản vay trả góp, kế hoạch tiết kiệm và thanh toán bảo hiểm khác nhau từ thời kỳ này đến thời kỳ khác Thực phẩm, quần áo, giải trí, gas, sửa chữa, quà tặng, đồ nội thất, và giáo dục chỉ là một vài ví dụ về chi phí biến đổi
4 chữ A quan trọng trong việc lập ngân sách:
+ Kế toán thu nhập và chi phí(Accounting for income expenses)
+ Phân tích tình hình tài chính của bạn (Analyzing your situation)
+ Phân bổ lại thu nhập của bạn (Allocating your income)
+ Hiệu chỉnh kế hoạch ngân sách của bạn (Adjusting income)
Chi phí, thu nhập bạn có thể cải thiện tình hình kinh tế của bạn bằng cách lập ngân sách:
+ Kế toán thu nhập và chi phí : Bước đầu tiên của việc lập ngân sách là kế toán cho thu nhập và chi phí của bạn Điều này có nghĩa là, trong thực tế, là bạn phải theo dõi thu nhập và chi phí trong một vài tháng Bạn theo dõi không chỉ các chi phí lớn như thanh toán xe hơi mà cả các chi phí nhỏ như thuê DVD hoặc mua đồ ăn nhẹ Nếu bạn có tài khoản kiểm tra hoặc thực hiện hầu hết các giao dịch mua bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ, bạn sẽ có hồ sơ tốt về nhiều chi phí của mình Để theo dõi thu nhập và chi phí, chia hồ sơ thành hai phần - một phần nhỏ cho thu nhập và một phần lớn cho các chi phí Khi bạn được trả tiền hoặc nhận tiền, bảng tính máy tính hoặc sổ ghi chép giấy được thiết lập như hiển thị trên ngày, nguồn và số tiền trong phần thu nhập Khi bạn chi tiền - lưu ý ngày, những gì bạn đã mua và số tiền bạn đã trả trong phần chi phí Hãy nhớ nhập các mặt hàng bạn mua bằng thẻ tín dụng hay tiền mặt Ví dụ: Nếu bạn mua một đôi giày, hãy nhập số tiền bạn tính vào cột quần áo Để việc lưu trữ hồ sơ dễ dàng hơn, bạn có thể chia chi phí của mình thành các danh mục như tiền thuê nhà, điện thoại, tiện ích, thực phẩm, quần áo, vận chuyển, y tế nha khoa, giải trí, vật dụng cá nhân, quà tặng, và như vậy Vào cuối mỗi tháng, tổng thu nhập của bạn là cơ sở cho ngân sách của bạn và chi phí theo danh mục.
+ Phân bổ thu nhập của bạn: Bây giờ đến thời gian ra quyết định Bạn đã theo dõi thu nhập và chi phí trong một vài tháng và bạn đã xem lại mô hình chi tiêu của mình Bạn có thể nghĩ rằng với tốc độ này, bạn sẽ không bao giờ có tiền để đạt được mục tiêu của mình! Nhưng có những điều bạn có thể làm. Đầu tiên, hãy tính xem bạn phải phân bổ bao nhiêu cho mỗi chi phí cố định hàng tháng của mình Bạn phải phân bổ tiền cho các hóa đơn bạn phải trả hàng tháng (như tiền thuê nhà, tiền điện và thẻ tín dụng), cũng như các hóa đơn bạn phải trả hàng quý, nửa năm hoặc hàng năm (phí bảo hiểm, học phí, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bất động sản, v.v ) Nếu bạn dành ra một số tiền nhất định mỗi tháng, bạn sẽ sẵn sàng trả những khoản chi lớn thường xuyên, nhưng thông thường sau khi bạn đã lập ngân sách chi phí cố định của mình, hãy xem lại chi phí biến đổi của bạn để xem bạn đang bội chi ở đâu Bạn phải đưa ra đánh giá giữa những gì bạn thực sự cần và những gì bạn muốn Ví dụ, bạn đang chi tiêu nhiều hơn bạn nghĩ cho các vật dụng cá nhân và bữa ăn nhà hàng? Nếu bạn có thể cắt giảm các khoản chi tiêu này, bạn có thể sử dụng số tiền bạn tiết kiệm để thanh toán số dư thẻ tín dụng hoặc bắt đầu tiết kiệm Hãy thử phân bổ tiền cho những thứ thực sự quan trọng đối với bạn về lâu dài Tiếp theo, hãy xem xét những gì bạn sẽ làm nếu chiếc xe của bạn bị hỏng và cần sửa chữa là 400.000 đồng Những điều này xảy ra mọi lúc, nhưng nếu bạn không dành tiền trong quỹ dự phòng, bạn sẽ bị thiếu hụt khi có điều gì đó bất ngờ xảy ra.
Điều đó sẽ giúp trang trải các chi phí ngoài dự kiến như sửa chữa và mất thu nhập thông qua khuyết tật hoặc thất nghiệp Hãy nhớ bổ sung quỹ càng sớm càng tốt nếu bạn rút tiền ra khỏi quỹ.
+ Xem xét mục tiêu của bạn: Nếu mục tiêu của bạn quan trọng với bạn hơn bất cứ điều gì khác, bạn có thể muốn bắt đầu phân bổ xử lý bằng tiền hướng tới mục tiêu sau đó, bạn sẽ phải giảm các khoản chi tiêu khác cho đến khi đạt được mục tiêu của mình Một số người sống đạm bạc trong nhiều năm để đáp ứng một mục tiêu tài chính quan trọng như mua nhà hoặc bắt đầu kinh doanh Nếu bạn muốn đi nghỉ ở châu Âu hoặc mua nhà, hãy bắt đầu tiết kiệm ngay bây giờ - ngay cả khi bạn chỉ có thể tiết kiệm vài triệu đồng một tháng.
+ Điều chỉnh ngân sách của bạn: Một ngân sách không thể cố định Khi bạn thử ngân sách của mình, bạn có thể thấy rằng bạn đã lên kế hoạch thực tế hoặc bạn đã quên hoàn toàn một số mục.Thu nhập của bạn sẽ thay đổi, chi phí của bạn sẽ thay đổi và mục tiêu của bạn sẽ thay đổi Vì những lý do này, bạn nên lập kế hoạch để xem xét ngân sách của mình theo định kỳ và sửa đổi nó khi cần thiết.
Tiết kiệm và thẻ thấu chi, thẻ tín dụng
a Tiết kiệm và ngân hàng
Khi nền kinh tế cũng như công nghệ ngày càng phát triển, mọi người dần cảm thấy việc giữ toàn bộ là tiền mặt không an toàn hay bất tiện Từ đó, họ sẽ để tiền chưa dùng đến bỏ vào ngân hàng hay các định chế tài chính khác (tổ chức tiết kiệm, cho vay…)
Một số yếu tố cần xem xét khi lựa chọn tổ chức tài chính để gửi tiền vào như là:
Sự đảm bảo? Người giữ?
Khả năng thu hồi tiền?
Bên cạnh đó, đa số mọi người đều cần một “tài khoản vãng lai” - tài khoản này ta dùng để chi trả những hóa đơn thường ngày, với tài khoản này bạn có thể giao dịch bất cứ khi nào/ ở đâu chỉ cần có internet Tuy nhiên, tiền gửi vào sẽ không có lãi suất hoặc có nhưng thấp hơn nhiều so với đem gửi vào tài khoản tiết kiệm - tiền mà ta không sử dụng để chi trả cho hóa đơn thường ngày sẽ bỏ vào đây Vì vậy, tiết kiệm sẽ giúp ích cho việc tăng trưởng tài sản Dưới đây là một số hình thức tiết kiệm thông qua các định chế tài chính mà bạn có thể quan tâm:
Tài khoản sổ tiết kiệm
Tài khoản thị trường tiền tệ
… b Thẻ ghi nợ (Debit card)
Thẻ ghi nợ là hình thức thanh toán thuận tiện thay thế tiền mặt/séc
Người sử dụng chỉ được chi tiêu và giao dịch bằng số dư hiện có trong tài khoản
Mọi chi tiêu sẽ trừ trực tiếp vào số tiền trong tài khoản
Ngoài sự tiện lợi, thẻ ghi nợ còn giúp người dùng duy trì ngân sách Với thẻ ghi nợ, không giống như thẻ tín dụng, bạn không thể tiêu nhiều hơn số tiền bạn có. c Thẻ tín dụng (Credit card)
Thẻ tín dụng là thẻ thanh toán, tiêu dùng trước trả tiền sau Tín dụng được xem như là một thỏa thuận tài chính cho bạn quyền được hoãn việc thanh toán của mình Nhưng bạn phải trả lại những gì bạn đã mượn cùng với một khoản tiền thêm, gọi là lãi suất Vì vậy bất cứ thứ gì được mua bằng tín dụng sẽ tốn tiền hơn so với việc trả bằng tiền mặt. Tín dụng sẽ thật sự hữu ích nếu như bạn kiểm soát được việc sử dụng nó Ngược lại, bạn không kiểm soát được số tiền mình mượn thì từ những khoản nợ nhỏ sẽ lớn dần khiến bạn không đủ khả năng chi trả và lâm vào cảnh nợ nần Khoản nợ của bạn sẽ bị quy vào nợ xấu, sau này nếu thật sự có việc cần thiết thì bạn sẽ không thể vay được nữa
Tùy vào điều khoản cho vay của mỗi tổ chức tín dụng mà tổng chi phí tín dụng cũng sẽ rất khác nhau Khi sử dụng tín dụng, bạn - người đi vay cần phải biết Tỷ lệ phần trăm hằng năm (APR) tức là lãi suất mà bạn phải trả hằng năm trên tổng số tiền vay. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng bạn biết phí tài chính, tổng tất cả các chi phí liên quan đến khoản vay - lãi suất thẻ tín dụng, phí, phí dịch vụ, bảo đảm, trước khi bạn ký bất kỳ điều gì.
Chiếc thẻ tín dụng sẽ cho phép bạn vay tiền mặt đến một hạn mức tín dụng nhất định. Để đổi lấy chiếc thẻ này, bạn sẽ đồng ý và ký tên vào hợp đồng với những điều khoản được yêu cầu bởi tổ chức tín dụng
Ngoài trả phí APR còn có trả phí thường niên, phí trả chậm, phí ứng trước tiền mặt. Tóm lại, thẻ tín dụng không phải là tiền miễn phí.
- Khoản vay cho sinh viên:
+ Các tổ chức tài chính thực hiện các khoản vay cho sinh viên với điều kiện sinh viên sẽ hoàn trả khoản vay sau khi họ tốt nghiệp Các khoản vay này được đảm bảo bởi chính phủ hoặc các trường Đại học - Cao đẳng, vì vậy các ngân hàng được trả lại ngay cả khi một sinh viên vỡ nợ Khoản vay này giúp sinh viên chi trả các khoản học phí, sinh hoạt,
+ Việc vay mượn để tài trợ cho việc học đại học thường mang lại hiệu quả về lâu dài, học đại học chính là một khoản đầu tư cho tương lai của bạn
- Khoản vay trả góp: Là hình thức vay vốn mà người vay sẽ phải thanh toán tiền vay và tiền lãi định kỳ với một số tiền như nhau Điểm nổi bật của khoản vay trả góp là có thời gian thanh toán linh hoạt, giảm bớt áp lực tài chính cho khách hàng. Khoản vay trả góp phổ biến nhất là khoản vay mua ô tô.
- Nguồn cho vay: Khi bạn cần vay tiền, hãy tìm kiếm một số người mà bạn có rủi ro tín dụng tốt và có APR thấp nhất mà bạn có thể tìm thấy Một số nguồn cho vay: + Người thân
+ Công đoàn tín dụng, nếu bạn là thành viên
+ Ngân hàng và các trường hợp tiết kiệm
+ Các công ty cho vay nhỏ được cấp phép như các công ty cho vay ngắn hạn (chấp nhận khách hàng có rủi ro tín dụng cao kèm theo lãi suất cao)
Hồ sơ tín dụng và quyền hạn
Các cách tiếp cận để thiết lập hồ sơ tín dụng:
- Đăng ký thẻ tín dụng với hạn mức tín dụng thấp và các tính năng khác được thiết kế đặc biệt cho sinh viên (nhưng hãy xem lưu ý về việc sử dụng thẻ tín dụng ở trên)
- Thực hiện một khoản vay trả góp nhỏ và nhờ người có hồ sơ tín dụng ký kết với bạn Người ký cùng bạn sẽ chịu trách nhiệm thanh toán nếu bạn không thanh toán
- Nếu bạn có tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng, hãy sử dụng tài khoản đó để thế chấp để vay tiền từ chính tổ chức đó Tài sản thế chấp là tài sản - trong trường hợp này là tiền mà bạn cho người cho vay tiếp cận như một sự đảm bảo rằng bạn sẽ trả lại khoản vay
- Đăng ký các tiện ích bằng tên của chính bạn, ngay cả khi bạn phải trả một khoản tiền gửi lớn
- Thanh toán hóa đơn của bạn đúng hạn
Hồ sơ tín dụng sẽ được duy trì bởi các văn phòng tín dụng Bạn có quyền xem hồ sơ tín dụng của mình và biết ai khác đã xem hồ sơ đó trong sáu tháng trước đó, sẽ có một khoản phí nhỏ được tính cho dịch vụ này trừ trường hợp bạn bị từ chối tín dụng gần đây hoặc là nạn nhân của hành vi trộm cắp danh tính Nếu thông tin không chính xác, bạn có quyền yêu cầu điều tra và sửa chữa nó, và các bản sao của báo cáo đã sửa sẽ được gửi cho bất kỳ ai nhận được báo cáo không chính xác
Bảo hiểm
Bảo hiểm là những quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tập trung - quỹ bảo hiểm - nhằm xử lý các rủi ro, các biến cố Bảo hiểm bảo đảm cho quá trình tái sản xuất và đời sống của xã hội được diễn ra bình thường Bảo hiểm là biện pháp chia sẻ rủi ro của một người hay của số một ít người cho cả cộng đồng những người có khả năng gặp rủi ro cùng loại Bằng cách mỗi người trong cộng đồng góp một số tiền nhất định vào một quỹ chung và từ quỹ chung đó bù đắp thiệt hại cho thành viên trong cộng đồng không may bị thiệt hại do rủi ro đó gây ra.
4.1 Bảo hiểm y tế (BHYT) a Khái niệm
Là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, không nhằm mục đích lợi nhuận, do Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật này. b Đối tượng tham gia BHYT
Có 2 hình thức tham gia là bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm y tế tự nguyện Được quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP
- BHYT bắt buộc: Gồm có 6 nhóm đối tượng
Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.
Nhóm do cơ quan BHXH đóng.
Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng.
Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng.
Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình.
Nhóm do người sử dụng lao động đóng.
- BHYT tự nguyện: Là những người không thuộc 6 nhóm tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc c Quy định về mức đóng BHYT
Theo quy định tại điều 7 Nghị Định 146/2018/NĐ-CP
- Người lao động phải đóng 4,5% mức lương cơ sở, tiền lương hàng tháng hoặc tiền trợ cấp tháng.
- Đối với đối tượng tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình, mức đóng bảo hiểm được tính như sau:
Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;
Người thứ hai đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất;
Người thứ ba đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất;
Người thứ tư đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất;
Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất
- Đối với nhóm người do Ngân sách nhà nước đóng:
Người thuộc hộ gia đình cận nghèo: Mức hỗ trợ tối thiểu là 70% Tiền lương cơ sở (TLCS)
Học sinh, sinh viên: Mức hỗ trợ tối thiểu là 30% TLCS.
Hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm, nghiệp có mức thu nhập trung bình: Mức hỗ trợ tối thiểu là 50% TLCS. d Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế
Căn cứ Điều 22, Luật BHYT số 01/VBHN-VPQH quy định chi tiết về quyền lợi mà người dân được hưởng khi tham gia bảo hiểm y tế như sau:
- Mức hưởng bảo hiểm y tế đúng tuyến: Các mức hưởng bảo hiểm y tế khi người tham gia khám chữa bệnh đúng tuyến bao gồm
*100% chi phí khám, chữa bệnh đối với các đối tượng:
Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ;
Sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân;
Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
Học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;
Người có công với cách mạng, cựu chiến binh
Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng;
Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
Khám, chữa bệnh một lần thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám, chữa bệnh tại tuyến xã;
Người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến.
*95% chi phí khám chữa bệnh đối với các đối tượng:
Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ người được BHYT chi trả100% chi phí;
Người thuộc hộ gia đình cận nghèo.
*80% chi phí nếu là các đối tượng khác
Mức hưởng bảo hiểm y tế trái tuyến
40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương;
60% chi phí điều trị nội trú đến ngày 31/12/2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 tại bệnh viện tuyến tỉnh;
100% chi phí tại bệnh viện tuyến huyện.
Riêng người sống tại xã đảo, huyện đảo; người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn đi khám không đúng tuyến vẫn được hưởng theo mức hưởng đúng tuyến.
4.2 Bảo hiểm xã hội (BHXH) a Khái niệm
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. b Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau: Điều 2: Đối tượng áp dụng
1 Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm: a Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; b Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; c Cán bộ, công chức, viên chức; d Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; e Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; f Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí; g Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; h Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; i Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
2 Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
2 Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội
- nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
2 Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
2 Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động. c Mức đóng bảo hiểm xã hội d Các chế độ quyền lợi bảo hiểm xã hội tại Việt Nam hiện nay
- Chế độ bảo hiểm ốm đau;
+ Chế độ bảo hiểm xã hội tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;
+ Chế độ bảo hiểm thai sản;
+ Chế độ bảo hiểm thất nghiệp;
+ Chế độ bảo hiểm y tế
4.3 Bảo hiểm nhân thọ (BHNT) a Khái niệm
Bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm của công ty bảo hiểm nhân thọ nhằm bảo vệ tài chính cho người được bảo hiểm trước các rủi ro liên quan đến sức khỏe, thân thể và tính mạng.
Sở hữu một ngôi nhà
Mỗi người đều muốn sở hữu riêng cho mình một căn nhà, người thì muốn nhà mặt đất, còn người thì muốn mua chung cư làm sẵn để không phải tốn công xây dựng Nhưng để sở hữu một căn nhà đất hay chung cư thì đều sẽ có những mặt thuận và khó của nó Mua hay xây nhà là một khoản đầu tư rất lớn đối với cuộc đời của một con người, nhà sẽ đi với chúng ta trong khoảng thời gian rất dài nên việc quyết định sở hữu một căn nhà không chỉ dựa vào việc mua hay xây mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác Để dễ dàng hơn trong việc ra quyết định sỡ hữu một căn nhà cho riêng mình thì chúng ta sẽ tiến hành xét cả hai mặt thuận lợi và khó khăn của việc sở hữu một căn nhà. a Thuận lợi khi sỡ hữu căn nhà
An cư ổn định và tăng cường quyền lợi
Một điều hiển nhiên rằng khi bạn sở hữu một ngôi nhà, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều so với việc đi thuê Một căn nhà riêng sẽ mang lại cảm giác yên bình và bảo vệ cho bạn và gia đình, giúp tăng cường tinh thần và sức khỏe thông qua môi trường sống ổn định Khác với việc đi thuê, thay vì phải di chuyển giữa các căn nhà thuê khác nhau, sở hữu nhà cho phép bạn tiết kiệm chi phí và thời gian di chuyển, cũng như giảm căng thẳng trong quá trình chuyển nhà Bạn sẽ có cơ hội lựa chọn vị trí địa lý thuận lợi để cố định ngôi nhà của mình, tiện cho việc đi làm, học tập và sử dụng các tiện ích xã hội xung quanh mà không cần phải thay đổi địa điểm ở
Khi bạn sỡ hữu một ngôi nhà, bạn sẽ có một nơi ổn định để đến sau những ngày làm việc căng thẳng Bạn không phải lo lắng về việc chủ nhà tăng giá thuê hoặc quyết định ký hợp đồng thuê nhà mới Để cảm thấy thoải mái hơn, bạn có quyền tự do trang trí và cải tạo căn nhà theo phong cách cá nhân mà không gặp sự can thiệp từ chủ sở hữu hay nhà đầu tư khác.
Tích lũy tài sản và đầu tư thông minh
Bằng cách sở hữu căn nhà riêng, bạn không chỉ có nơi an cư ổn định mà còn tạo cơ hội để tăng thêm giá trị tài sản và đầu tư thông minh cho tương lai Một căn nhà đều đặn tăng giá trị theo thời gian, cho phép bạn tích lũy tài sản dựa trên giá trị bất động sản Nếu bạn có khả năng, bạn có thể sử dụng căn nhà để tạo thu nhập bằng cách cho thuê phòng, căn hộ hoặc kinh doanh nhỏ tại địa điểm của mình Sau khi sở hữu căn nhà chính, bạn có thể đầu tư vào bất động sản khác để đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình và tối ưu hóa lợi nhuận từ các nguồn thu nhập khác nhau Điều này giúp bạn xây dựng một cơ sở tài chính vững chắc và đa dạng hóa cơ hội đầu tư, từ đó nâng cao khả năng tài chính và bảo vệ cho mình và gia đình dài hạn b Khó khăn khi sở hữu nhà
Mặc dù việc sở hữu nhà mang lại nhiều lợi ích vượt trội, nhưng cũng không tránh khỏi những khó khăn và thách thức
Chi phí đầu tư ban đầu cao Để xây hay mua một căn nhà thì không phải ai cũng đủ khả năng để có sẵn toàn bộ chi phí để chi trả, nó đòi hỏi một khoản đầu tư lớn từ việc đặt cọc cho đến các loại phí giao dịch, phí liên quan như thuế đất, bảo hiểm nhà cửa, bảo trì và sữa chữa nếu cần Ngoài ra, vay vốn để xây hay mua nhà cũng mang lại cơ hội lớn nhưng đồng thời cũng chứa đựng những rủi ro Nếu không trả nợ đúng hạn, bạn có thể đối diện với nguy cơ mất nhà và tín dụng bị ảnh hưởng.
Việc xây hay mua nhà là một trong những quyết định lớn của một người nên không chỉ đòi hỏi việc tiếp xúc với các vấn đề tài chính và quản lý mà còn đòi hỏi kiến thức về vấn đề pháp lý Từ ban đầu, bạn phải làm rõ giấy tờ hay hợp đồng mua bán, kiểm tra kỹ trước khi ký kết để đảm bảo rằng tất cả các điều khoản đều rõ ràng và đảm bảo quyền lợi của bạn Nếu bạn sống trong khu chung cư hoặc khu đô thị, việc ký kết hợp đồng với công ty quản lý chung cư là quan trọng Đảm bảo rằng các điều khoản về dịch vụ, bảo trì và các chi phí khác đã được thỏa thuận rõ ràng và minh bạch Ngoài ra, bạn cũng cần phải hiểu rõ về luật pháp địa ốc và bất động sản để bạn có thể bảo vệ quyền lợi sở hữu của mình Nếu cần, bạn có thể tìm kiếm luật sư tư vấn chuyên nghiệp trong lĩnh vực này.
Tham khảo những lưu ý khi xây hay mua nhà:
Xin giấy phép xây dựng: Giấy phép xây dựng do chính quyền địa phương nơi bạn tiến hành thi công ngôi nhà cấp phép Quá trình này sẽ mất khoảng thời gian từ 20 ngày - 1 tháng, do vậy bạn cần sắp xếp thời gian sao cho hợp lý để đảm bảo có được giấy phép xây dựng trước ngày khởi công công trình.
Thẩm định pháp lý: Kiểm tra kỹ các giấy tờ pháp lý liên quan đến việc xây dựng và cung cấp giải pháp nếu có bất kỳ vấn đề nào về quyền sơ hữu đất đai hoặc quyền sử dụng
Kiểm tra quy hoạch: Có thể khiến bạn mất khá nhiều thời gian, nhưng bạn không thể bỏ qua giai đoạn này Bạn cũng đừng thấy những lời chào mời bất động sản giá rẻ rồi vội vã xuống tiền, bởi lẽ nếu không may bạn sẽ mua nhà vướng quy hoạch treo, sau này muốn bán lại cũng không ai mua, bạn sẽ rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.
Kiểm tra giất chứng nhận sở hữu nhà đất là thật hay giả: Tình trạng sử dụng sổ nhà giả để thực hiện việc mua bán không phải không xảy ra Nếu không có kiến thức về việc xem các giấy tờ này người mua nhà lần đầu có thể bị gạt mà không biết không hay Các loại sổ nhà đất hiện hành bao gồm:
Sổ đỏ, sổ hồng, giấy chứng nhận mới.
Đầu tư cho tương lai
Đầu tư cho tương lai không chỉ đơn giản là việc tiêu tốn tiền bạc vào các cơ hội và tài sản hiện tại, mà còn là việc xem xét và lập kế hoạch cho một cuộc sống bền vững và ổn định Có ý thức đầu tư cho tương lai không chỉ giúp chúng ta tận hưởng cuộc sống ngày hôm nay mà còn đảm bảo rằng chúng ta và thế hệ sau vẫn có những cơ hội phát triển và thành công. Đầu Tư Vào Giáo Dục
Một trong những cách tiêu biểu để đầu tư cho tương lai là đầu tư vào giáo dục. Nền giáo dục là cơ sở để phát triển một xã hội thông minh và sáng tạo Đầu tư vào giáo dục không chỉ giúp cá nhân phát triển tư duy, kỹ năng và kiến thức mà còn tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của một quốc gia. Đầu Tư Vào Sức Khỏe
Chăm sóc sức khỏe là một loại đầu tư quan trọng cho tương lai Bằng cách duy trì một lối sống lành mạnh, chúng ta có thể bảo vệ sức khỏe của chính mình và gia đình mình Đầu tư vào việc thực hành thể dục thể thao, duy trì chế độ ăn uống cân đối, và thăm khám định kỳ giúp chúng ta đề kháng với căn bệnh và tăng cường chất lượng cuộc sống. Đầu Tư Vào Tài Chính Đầu tư vào tài chính cũng là một khía cạnh quan trọng để xây dựng tương lai vững chắc Bằng cách quản lý tài chính thông minh, tích lũy tiền bạc, đầu tư vào các cơ hội sinh lời, và lập kế hoạch tài chính cẩn thận, chúng ta có thể đảm bảo rằng tài chính của mình ổn định và bền vững trong tương lai Các loại hình thức phổ biến như sau:
- Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.
- Những lợi ích khi đầu tư cổ phiếu
Ai cũng có thể tham gia đầu tư cổ phiếu, chỉ cần có kiến thức Đầu tư cổ phiếu có thể sinh lời bằng 2 cách: lợi nhuận từ cổ tức và lợi nhuận từ mức chênh lệch giá cổ phiếu.
Cổ phiếu là loại tài sản dễ dàng mua bán, thanh khoản hơn các loại tài sản khác
Nếu bạn sở hữu cổ phiếu thường đủ lớn thì bạn sẽ trở thành một cổ đông trong công ty, có quyền tham gia vào hoạt động kinh doanh và có quyền ứng cử vào Hội đồng quản trị
- Rủi ro khi đầu tư cổ phiếu
Rủi ro hàng hóa: Khi mua cổ phiếu của công ty tức là người mua đang đầu tư vào loại hàng hóa mà công ty đang kinh doanh Trong khi đó, giá cả hàng hóa biến động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của cổ phiếu.
Rủi ro lạm phát và lãi suất: Tình trạng lạm phát cũng làm ảnh hưởng đến giá trị đồng tiền từ đó ảnh hưởng đến biên độ lợi nhuận của nhà đầu tư trong tương lai.
- Trái phiếu là một loại chứng khoán huy động vốn trong đó quy định nhà phát hành (đi vay) phải trả cho cho nhà đầu tư (cho vay) một khoản tiền với một lãi suất cố định trong một thời gian xác định Nhà phát hành trái phiếu phải hoàn trả khoản cho vay cho nhà đầu tư khi nó đáo hạn.
- Lợi ích khi đầu tư trái phiếu
Bảo toàn vốn: Có nghĩa là bảo vệ giá trị tuyệt đối của khoản đầu tư của bạn thông qua các tài sản hứa hẹn hoàn vốn gốc
Tạo thu nhập: Trái phiếu cung cấp một khoản thu nhập cố định trong khoảng thời gian đều đặn dưới hình thức thanh toán bằng phiếu giảm giá.
Quản lý rủi ro: Thu nhập cố định được hiểu theo nghĩa là mang rủi ro thấp hơn cổ phiếu Điều này là do tài sản thu nhập cố định thường ít nhạy cảm hơn với các rủi ro kinh tế vĩ mô, chẳng hạn như suy thoái kinh tế và các sự kiện chính trị.
- Rủi ro khi đầu tư trái phiếu
Rủi ro lãi suất: Khi lãi suất tăng, giá trái phiếu giảm và trái phiếu bạn đang nắm giữ có thể mất giá trị
Rủi ro lạm phát: Tỷ lệ giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng lên theo thời gian. Nếu tỷ lệ lạm phát vượt quá mức thu nhập cố định mà trái phiếu cung cấp, nhà đầu tư sẽ mất sức mua.
Rủi ro tín dụng: Là khả năng tổ chức phát hành có thể không trả được nợ cho nghĩa vụ nợ của mình.