1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo nhóm học phần dịch vụ logistics

68 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo nhóm học phần: Dịch vụ Logistics
Tác giả Nguyễn Thị Hiền Thảo, Phạm Thị Thi, Vũ Thị Thư, Nguyễn Thu Trang, Mai Thị Tươi, Vũ Yến Trinh
Người hướng dẫn Cô Hoàng Thị Hương
Trường học Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Dịch vụ Logistics
Thể loại Báo cáo nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

Tổng quan về cảng biển Việt NamViệt Nam là quốc gia có vùng biển rộng, bờ biển dài, với nhiều eo, vũng, vịnh sâunằm gần các đô thị lớn, trung tâm du lịch biển, đảo và các khu vực sản xuấ

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

BÁO CÁO NHÓM HỌC PHẦN: DỊCH VỤ LOGISTICS

Giảng viên hướng dẫn: Cô Hoàng Thị Hương

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

Hình 1: Các nhóm cảng biển tại Việt Nam 7

Hình 2: Vị trí địa lý cụm cảng Hải Phòng 8

Hình 3: Vị trí địa lý cảng Đà Nẵng 10

Hình 4: Vị trí địa lý cảng Cát Lái 11

Hình 5: Hệ thống vận tải thủy nội địa Việt Nam 39

DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Cước phí vận chuyển tuyến Hài Phòng – Singapore 13

Bảng 2: Lịch tàu tháng 9 tuyến Hải Phòng - Singapore 15

Bảng 3: Giá cước vận chuyển tuyến Đà Nẵng - Singapore 17

Bảng 4: Lịch tàu tháng 9 tuyến Đà Nẵng - Singapore 19

Bảng 5: Giá cước vận chuyển tuyến Cát Lái - Singapore 21

Bảng 6: Lịch tàu tháng 9 tuyến Cát Lái - Singapore 22

Bảng 7: Một số cảng sông có công suất lớn ở Việt Nam 27

Bảng 8: Phân loại các cảng biển của Việt Nam 29

Bảng 9: Bảng giá cước một số tuyến nội địa 34

Bảng 10: Các tiêu chí so sánh 3PL và 4PL 51

Trang 4

PHẦN A VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN VIỆT NAM – SINGAPORE

1 Tổng quan về cảng biển Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có vùng biển rộng, bờ biển dài, với nhiều eo, vũng, vịnh sâunằm gần các đô thị lớn, trung tâm du lịch biển, đảo và các khu vực sản xuất hàng hóa

Việt Nam có tới 34 cảng biển chính, phân bố dọc theo đường bờ biển từ Bắc vàNam Các cảng được phân loại thành 4 cấp: cảng đặc biệt, cảng loại I, loại II và loại III

Cảng biển có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam đặc biệt trong việcgiao thương với các nước trên Thế giới: với trọng tải lớn, hàng hóa xuất nhập khẩu tạiViệt Nam chủ yếu là theo đường biển

Hình 1: Các nhóm cảng biển tại Việt Nam

Trang 5

Việt Nam – Singapore là bạn hàng, là đối tác chiến lược thực chất và hiệu quảSingapore là nhà đầu tư, nhà đối tác rót vốn hàng đầu Cả hai luôn hỗ trợ nhautrong các hoàn cảnh khó khăn, gần nhất là trong đại dịch Covid – 19.

3 Các cảng biển Việt Nam đi cảng Singapore

Việt Nam có 3 cảng chính có tàu đi qua cảng Singapore đó là: cảng Hải Phòng,cảng Đà Nẵng, cảng Cát Lái

Khánh thành: 1874

Năng lực thông quan: 10.000.000 T/N

Cảng Hải Phòng hiện nay bao gồm các khu bến cảng chính như: bến cảng VậtCách, bến cảng Hải Phòng (khu cảng chính, hay còn gọi là Bến Hoàng Diệu), bến cảngChùa Vẽ, khu bến Đình Vũ và Nam Đình Vũ, khu bến Sông Cấm…

Vị trí chiến lược: Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng có vị trí quan trọng về kinh tế,

xã hội, và an ninh, quốc phòng của vùng Đông Bắc Bộ và cả nước, nằm trên hai hành lang

- một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, một cực tăng trưởng của vùngkinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Hình 2: Vị trí địa lý cụm cảng Hải Phòng

Trang 6

Cảng Đà Nẵng gồm 3 khu bến: Tiên Sa – Sơn Trà, Liên Chiểu và Quang Thọ.Gồm tổng cộng 756 nhân sự từ trình độ lao động phổ thông đến Kỹ sư, Thạc sĩ.Đội ngũ lao động ngày càng được hoàn thiện, có nguồn bổ sung nhân sự trẻ, năngđộng với kỹ năng, kiến thức chuyên môn tốt, tiếp cận công nghệ kỹ thuật hiện đại, trình

độ ngoại ngữ đáp ứng định hướng phát triển

Vị trí chiến lược:

Từ thế kì 19, dưới triều Nguyễn, cảng Đà Nẵng đã trở thành thương cảng lớn nhấtmiền Trung, Đà Nẵng vừa là tâm điểm của những chuyến hàng hải vừa là nơi diễn ra quan

hệ ngoại giao không chính thức giữa triều đình Huế với các quốc gia phương Tây

Vùng biển Đà Nẵng đã có những vai trò đặc biệt quan trọng vì có vùng biển lớn,vừa rộng vừa sâu, có thể chứa dc hàng ngàn thuyền ghe, phía ngoài có núi che, khôngphải lo về sóng gió Với vị trí chiến lược đó, vua Minh Mạng đã ra lệnh “phàm thươngthuyền các nước tây dương đến buôn bán chỉ được đậu ở cửa biển Đà Nẵng” Có thể thấy,

từ xưa cảng Đà Nẵng đã có vị trí vô cùng thuận lợi không chỉ trong lĩnh vực hàng hải,kinh tế, giao thương mà còn rất quan trọng trong quân sự, quốc phòng

Ngày nay, Cảng Đà Nẵng hiện là một khâu quan trọng trong chuỗi dịch vụLogistics của khu vực miền Trung Việt Nam Cảng Đà Nẵng được chọn là điểm cuối cùngcủa tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, nối liền 4 nước Myanmar, Thailand, Lào và ViệtNam, là cửa ngõ chính ra Biển Đông cho toàn khu vực

Trang 7

bằng chứng đó là những định hướng phát triển của cảng đó là:

Cảng tập trung nâng cao dịch vụ khai thác cảng, phục vụ tàu container, tàu khách,tàu chuyên dụng trọng tải lớn

Đầu tư phát triển dịch vụ logistics tăng cường kết nối Cảng với vùng hậu phương.Bên cạnh đó nhà nước đang đẩy mạnh việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, công nghệ, đẩynhanh tiến độ xây dựng cảng biển Liên Chiểu, mở rộng và chuyển đổi cảng Tiên Sa thànhcảng du lịch

3.3 Cảng Cát Lái

Vị trí địa lý: thành phố Hồ Chí Minh

Diện tích: 160 ha

Số lượng bến: 9 bến (1 bến sà lan)

Chiều dài cầu bến: 2.040m

Cảng Cát Lái có 1.952 m cầu tàu, đón tàu đến 45.000 DWT; năng lực thông qua 6triệu TEU/năm; đứng thứ 31 trong các cụm cảng container lớn nhất thế giới; phục vụ gần40% sản lượng container xuất nhập khẩu cả nước; thuế xuất nhập khẩu chiếm khoảng 7%tổng thu ngân sách quốc gia

Hình 3: Vị trí địa lý cảng Đà Nẵng

Trang 8

Vị trí chiến lược: đối với nền kinh tế quốc gia, cảng có vai trò vị thế vô cùng quantrọng Tân Cảng- Cát Lái có lợi thế nằm trong trung tâm tứ giác phát triển kinh tế gồm TP.

Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu Khu vực này nhiềunăm đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI)

Hình 4: Vị trí địa lý cảng Cát Lái

4 Lộ trình tàu đi từ Việt Nam tới cảng Singapore

4.1 Cảng Hải Phòng đi cảng Singapore

Tuyến đường và khoảng cách: Theo Port.com, với một chiếc tàu đi với tốc độ từ 5đến 40 hải lí/ giờ sẽ mất ít nhất 1,7 ngày để đi từ cảng Hải Phòng đến cảng Singapore phụthuộc vào các yếu tố như tắc nghẽn cảng, dịch bệnh, thời tiết, tàu hủy chuyến làm lịch tàu

bị thay đổi so với dự kiến

Các mặt hàng được phép gửi đi Singapore:

 Bánh kẹo, ngũ cốc, nguyên liệu, gạo, lúa, mì, trà, café, thức ăn gia súc,…

 Xăng dầu các loại, hóa chất, các sản phẩm hóa chất, phân bón

 Sản phẩm từ chất dẻo, cao su, giấy và các sản phẩm từ giấy

 Hàng dệt may, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

 Sắt thép các loại, sản phẩm từ thép

 Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

Mặt hàng không nhận vận chuyển:

 Các chất ma túy và chất kích thích tinh thần

 Vũ khí dạn dược, vật hoặc chất dễ nổ, dễ cháy, gây ô nhiễm môi trường

 Các loại văn hóa phẩm đồi trụy, phản động,tài liệu nhằm chống lại Nhà nước

 Sinh vật sống

Trang 9

Cước phí: dành cho hai mặt hàng là nguyên cont (FCL) và hàng lẻ (LCL)

TUYẾN VẬN

CHUYỂN CẢNG HẢI

PHÒNG ĐẾN

SINGAPORE

GIÁ CƯỚC ĐƯỜNG

Bảng 1: Cước phí vận chuyển tuyến Hài Phòng – Singapore

Lịch tàu tháng 9/2023: Từ cảng Hải Phòng đi cảng Singapore có một số hãng tàu vận chuyển như: APL, WAN HAI, CNC,ONE, COSCO, …

Thờigian cậpbến

Thờigiandichuyển

Transit/Direct

Trang 10

1 APL

MTT SAPANGAR-5IUWS1PL

25/09/2023

30/09/2023

5

MAERSKNACKA-G3S6CSAPL

25/09/2023

03/10/2023

8

CNC 0NFSRS1PL

BANGKOK-26/09/2023

01/10/2023

30/09/20

MARNOW CHIEFVJS/037S

25/09/2023

29/09/2023

29/09/2023

03/10/2023

30/09/2023

12/10/2023

13

Trang 11

4 YANGMING

Bảng 2: Lịch tàu tháng 9 tuyến Hải Phòng - Singapore

Trang 12

4.2 Cảng Đà Nẵng đi cảng Singapore

Tuyến đường và khoảng cách: Theo Port.com, trang web giúp xác định sea route( tuyến đường trên biển) và đo lường khoảng cách, với một chiếc tàu đi với tốc độ từ 5đến 40 hải lí/ giờ sẽ mất ít nhất 1,3 ngày để đi từ cảng Đà Nẵng đến cảng Singapore phụthuộc vào các yếu tố như tắc nghẽn cảng, dịch bệnh, thời tiết, tàu hủy chuyến làm lịch tàu

bị thay đổi so với dự kiến

Các mặt hàng được phép gửi đi Singapore

 Nguyên phụ liệu dệt may, da, giày, quần áo, vải vóc các loại

 Linh kiện điện tử

 Thực phẩm, trái cây,…

 Giấy, ly giấy, ống hút

 Nội thất, đồ gỗ, đồ mỹ nghệ, sản phẩm từ gỗ

 Dây điện và dây cáp điện, điện gia dụng

 Linh kiện phụ tùng ô tô, xe máy, các thiết bị lắp ráp…

Trang 13

Cước phí: dành cho hai mặt hàng là nguyên cont (FCL) và hàng lẻ (LCL)

TUYẾN VẬN CHUYỂN

CẢNG ĐÀ NẴNG ĐẾN

SINGAPORE

GIÁ CƯỚC ĐƯỜNG BIỂN

Bảng 3: Giá cước vận chuyển tuyến Đà Nẵng - Singapore

Lịch tàu tháng 9/2023: Tuyến vận tải cảng Đà Nẵng – cảng Singapore có một số hãng tàu vận tải sau: MAERSK,WANHAI, OOCL, CNC, MSC, EVERGREEN,…

phát

Thời gian cậpbến

Thời gian di

Trang 14

Maersk Nacka 336S 13/09/2023 19/09/2023 6 ngày Direct

Trang 15

3 CNC

MARINES

Trang 16

4.3 Cảng Cát Lái đi cảng Singapore

Tuyến đường và khoảng cách: Theo Port.com, trang web giúp xác định sea route( tuyến đường trên biển) và đo lường khoảng cách, với một chiếc tàu đi với tốc độ từ 5đến 40 hải lí/ giờ sẽ mất ít nhất 0,8 ngày để đi từ cảng Cát Lái, tp Hồ Chí Minh đến cảngSingapore phụ thuộc vào các yếu tố như tắc nghẽn cảng, dịch bệnh, thời tiết, tàu hủychuyến làm lịch tàu bị thay đổi so với dự kiến

Các mặt hàng được phép gửi đi Singapore

 Nguyên phụ liệu dệt may, da, giày, quần áo, vải vóc các loại

 Linh kiện điện tử

 Thực phẩm, trái cây,…

 Giấy, ly giấy, ống hút

 Nội thất, đồ gỗ, đồ mỹ nghệ, sản phẩm từ gỗ

 Dây điện và dây cáp điện, điện gia dụng

 Linh kiện phụ tùng ô tô, xe máy, các thiết bị lắp ráp…

Trang 17

Cước phí: dành cho hai mặt hàng là nguyên cont (FCL) và hàng lẻ (LCL)

TUYẾN VẬN CHUYỂN CẢNG

ĐÀ NẴNG ĐẾN SINGAPORE

GIÁ CƯỚC ĐƯỜNG BIỂN

Thời gian di

Bảng 5: Giá cước vận chuyển tuyến Cát Lái - Singapore

Trang 18

1 CMA – CGM

Bảng 6: Lịch tàu tháng 9 tuyến Cát Lái - Singapore

Trang 19

Lịch tàu biển tháng 9/2023 vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang Singapore đượcthống kê lại trong bảng sau:

G7cmletRo1_rPngc/edit#gid=0

https://docs.google.com/spreadsheets/d/18PkwaayLL8iXM_EKYRNHucUDTW-Trong 1 tháng có rất nhiều tàu vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang Singapoređiều đó cho thấy việc giao thương hàng hóa giữa Việt Nam và Singapore vô cùng nhộnnhịp, việc gửi hàng đi rất thuận tiện Tùy theo thời gian di chuyển, khối lượng hàng hóa

mà sẽ có mức giá cước khác nhau

Trong 3 cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Cát Lái thì cảng Cát Lái có vị trí địa lý gần vớiSingapore nhất và thời gian vận chuyển hàng hóa cũng nhanh nhất, thích hợp để gửi cácmặt hàng hoa quả, nông sản, thực phẩm

Bên cạnh đó có một số hãng tàu có tốc độ vận chuyển nhanh như: OOCL,YANGMING, COSCO, Những hãng tàu này rất phù hợp để gửi các hàng nông sản, thựcphẩm, đồ có hạn sử dụng ngắn từ Việt Nam qua Singapore

Với những mặt hàng không có hạn sử dụng hoặc hạn sử dụng dài ví dụ như các sảnphẩm về giấy, đồ gỗ, đồ nhựa có thể gửi hàng qua các hãng tàu như WANHAI, ONE,…các hãng tàu này thường có tốc độ di chuyển chậm với chi phí rẻ hơn

Trang 20

PHẦN B DỊCH VỤ VẬN TẢI THỦY NỘI ĐỊA

5 Giới thiệu chung về vận tải thủy nội địa Việt Nam

5.1 Khái niệm

Vận tải thủy nội địa thực sự là hình thức vận tải hàng hóa trên đường thủy thôngthường, nhưng được giới hạn trong phạm vi của một quốc gia hoặc khu vực nhất định,chẳng hạn như các hệ thống kênh rạch, sông ngòi, và biển

5.2 Đặc điểm

Các loại hàng hóa cồng kềnh với khối lượng lớn, kích thước khác nhau sẽ được vậnchuyển qua đường biển; các loại hàng hóa có khối lượng nhỏ, trung bình, ít cồng kềnh sẽđược vận chuyển qua đường sông, ngòi, kênh rạch

Hàng hóa sẽ được trung chuyển từ tỉnh thành này qua tỉnh thành khác thông qua hệthống kết nối hàng hóa từ các cảng, ga, bến tàu, …

Hình thức vận tải này sẽ có sự phối hợp chặt chẽ với vận tải đường bộ để đảm bảo

có thể kết nối rộng khắp tới toàn bộ các tỉnh thành (bởi có nhiều địa phương sẽ không sởhữu vị trí địa lý tiếp giáp với đường biển, sông phù hợp hoặc cần kết nối hàng đi điểmphân phối nhanh)

5.3 Vai trò.

Cũng giống như các ngành vận tải khác, vận tải thủy nội địa có vai trò quan trọngvới quá trình giao thương hàng hóa, sản phẩm từ nơi này đến nơi khác trong phạm vi quốcgia, vùng lãnh thổ

Đối với những mặt hàng có khối lượng quá nặng, kích thước lớn thì chọn đườngbiển để vận chuyển là cực kì cần thiết và tối ưu

Giúp quá trình trao đổi buôn bán giữa các vùng trong một nước diễn ra linh hoạt,nhộn nhịp hơn Bên cạnh việc giúp vận chuyển nguyên liệu từ nơi trồng đến nhà máy,chuyển sản phẩm từ nhà máy đến các nơi tiêu thụ…

Giúp cân bằng hàng hóa ở các nơi như là chuyển từ nơi dư thừa đến nơi thiếu,nhằm phục vụ tốt hơn việc kinh doanh

Giúp giảm tắc đường và ô nhiễm môi trường bằng cách giảm lượng xe tải và khíthải phát ra từ các phương tiện giao thông đường bộ, tăng cường an toàn giao thông, đặcbiệt là ở các nước có hệ thống sông ngòi phát triển như Việt Nam

Trang 21

Việt Nam đang có khoảng gần 300 cảng, 6.900 bến thủy nội địa trong đó lượngđược cấp phép hoạt động là 5.450 bến, có 2.526 bến sông ngang, trong đó lượng cấp phépkhoảng 85%.

Việt Nam được biết đến là một trong những nước có hệ thống sông ngòi, kênh rạchdày đặc Với 2360 con sông cùng tổng chiều dài lên đến 42.000km, hệ thống sông ngòicủa Việt Nam trở thành tuyến vận chuyển hàng hóa, hành khách quan trọng và không thểthiếu của cả nước, nhưng hiện nay mới được quản lý và khai thác được 8.000 km đườngsông tức là mới khai thác được 1/6 được chiều dài của sông ngòi

Không chỉ giúp kết nối vùng này với vùng khác, sông ngòi tại Việt Nam còn trởthành tuyến vận tải chính đưa hàng hóa, hành khách đến khắp mọi miền nhanh chóng, antoàn

Việt Nam hiện nay có tổng cộng 45 tuyến giao thông đường thủy chính yếu Trong

đó, tại khu vực miền Bắc có 17 tuyến vận chuyển đường sông, miền Trung có 10 tuyến vàkhu vực phía nam có 18 tuyến Tất cả những tuyến vận chuyển này đều là tuyến vận tảichính được Nhà nước đầu tư để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa qua đường thủynội địa của mọi người

Phương tiện vận tải thủy nội địa trong nước hiện có khoảng 235.000 phương tiệnvới tổng tải trọng lên tới 19.6 triệu tấn

6 Dịch vụ vận tải thủy nội địa Việt Nam

Trang 22

2020 (T)

Công suấtđến năm2020(NgànT/năm)

Cỡ tàulớn nhấtđến năm

2030 (T)

Công suấtđến năm2030(NgànT/năm)

Trang 23

Cảng hành khách phía Bắc gồm 20 cảng, cụ thể như sau:

Cảng khách Hà Nội, Cảng khách Sơn Tây, Cảng khách Bát Tràng, Cảng khách HảiPhòng, Cảng khách Cát Bà, Cảng khách Tuần Châu, Cảng khách Bãi Cháy, Cảng kháchCái Rồng, Cảng khách Cẩm Phả, Cảng khách Hưng Yên, Cảng khách Bình Minh, Cảngkhách Thái Bình, Cảng khách Nam Định (chuyển đổi từ cảng Nam Định hiện hữu), Cảngkhách Ninh Bình, Cảng khách Việt Trì, Cảng khách Phú Thọ, Các cảng khách hồ HòaBình, Các cảng khách vùng hồ thủy điện Sơn La, Các cảng khách vùng hồ thủy điện Thác

Bà, Các cảng khách vùng hồ thủy điện Tuyên Quang

Cảng hành khách phía Nam: gồm 17 cảng, cụ thể như sau:

Cảng khách TPHCM, Cảng khách Cần Thơ, Cảng khách Cầu Đá, Cảng khách Tân

An, Cảng khách Mỹ Tho, Cảng khách Cao Lãnh, Cảng khách Trà Vinh, Cảng khách VĩnhLong, Cảng khách Bến Tre, Cảng khách Long Xuyên, Cảng khách Châu Đốc, Cảng kháchRạch Giá, Cảng khách Hà Tiên, Cảng khách Sóc Trăng, Cảng khách Cà Mau, Cảng kháchNăm Căn, Cảng khách ông Đốc

Trang 24

6.1.2 Cảng biển

Chính phủ công bố danh mục danh mục 34 cảng biển Việt Nam

Theo Quyết định này, danh mục cảng biển Việt Nam bao gồm 34 cảng biển, trong

đó có 02 cảng đặc loại biệt, 11 cảng biển loại I, 07 cảng biển loại II và 14 cảng biển loạiIII

Cảng biển Hải Phòng và cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu là 02 cảng biển loại đặc biệt

11 cảng biển loại I gồm: Cảng biển Quảng Ninh, Cảng biển Thanh hóa, Cảng biểnNghệ An, Cảng biển Hà Tĩnh, Cảng biển Đà Nẵng, Cảng biển Quảng Ngãi, Cảng biểnBình Định, Cảng biển Khánh Hòa, Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh, Cảng biển ĐồngNai, Cảng biển Cần Thơ

07 cảng biển loại II gồm: Cảng biển Quảng Bình, Cảng biển Quảng Trị, Cảng biểnThừa Thiên Huế, Cảng biển Bình Thuận, Cảng biển Đồng Tháp, Cảng biển Hậu Giang vàCảng biển Trà Vinh

14 cảng biển loại III gồm: Cảng biển Nam Định, Cảng biển Thái Bình, Cảng biểnQuảng Nam, Cảng biển Phú Yên, Cảng biển Ninh Thuận, Cảng biển Bình Dương, Cảngbiển Long An, Cảng biển Tiền Giang, Cảng biển Bến Tre, Cảng biển Sóc Trăng, Cảngbiển An Giang, Cảng biển Vĩnh Long, Cảng biển Cà Mau và Cảng biển Kiên Giang

Trang 25

Bảng 8: Phân loại các cảng biển của Việt Nam

Trang 26

6.2 Các hãng tàu nội địa

6.2.1 Hãng tàu Vinafco

Được thành lập từ năm 1987, Vinafco đã trở thành một trong các hãng tàu ở Việt Nam lớn nhất hiện nay Hiện nay Vinafco đang triển khai các tuyến vận tải như HảiPhòng – Đà Nẵng, Hải Phòng – Tp.HCM, Tp.HCM – Đà Nẵng

Với bề dày phát triển, công ty không chỉ khai thác các tuyến vận tải biển chủ yếu

mà còn tham gia liên kết, khai thác dịch vụ kho bãi, vận tải đường bộ và dịch vụ thôngquan hàng hóa

Những loại tàu tải trọng mà Vinafco sở hữu:

Tàu VINAFCO 26 sức chở 700 Teus

Tàu MORNING VISHIP sức chở 508 Teus

Tàu VINAFCO 28 sức chở 420 Teus

6.2.2 Hãng tàu Vinalines

Đây là đơn vị đang dẫn đầu trong những doanh nghiệp sở hữu tàu trọng tải lớntrong ngành vận tải đường biển tại Việt Nam

Hiện nay, Vinalines đang tập trung khai thác vào các tuyến đường hàng hải nội địa

ở 3 miền Bắc Trung Nam

6.2.3 Hãng tàu Vosco

Hãng tàu VOSCO - Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam là 1 trong những hãngtàu nội địa mạnh, từ khi chính thức đi vào hoạt động từ năm 2008 đến nay, Vosco luônkhông ngừng đổi mới và phát triển mạnh mẽ Mặc dù phải đối mặt với những nốt trầmtrong ngành, những giai đoạn khó khăn nhưng không vì thế mà làm chùn bước hãng tàunày

Bên cạnh cương vị là chủ tàu, quản lý và khai thác, tàu Vosco còn tham gia vào cáchoạt động thuê tàu, mua bán tàu, các dịch vụ liên quan thông qua các công ty con và chinhánh như dịch vụ đại lý, giao nhận & logistic; sửa chữa tàu; cung ứng dầu nhờn, vật tư;cung cấp thuyền viên cũng như các hoạt động liên doanh, liên kết

Fortune Freighter

New Vision

Trang 27

6.2.4 Hãng tàu Gemadept

Không chỉ mạnh ở mảng khai thác vận tải biển thủy nội địa mà hãng tàu GMD còn

có những tiềm năng lớn ở nhiều lĩnh vực khác như:

Cảng hàng hóa hàng không

Vận tải hàng siêu trường, siêu trọng

Cảng ICD, kho bãi

Trung tâm phân phối hàng hóa

Promote

Prosper

Premier

Tần suất chuyến: 3-4 chuyến/tuần

6.2.6 Hãng tàu Biển Đông

Hãng tàu Biển Đông là một trong các hãng tàu hàng đầu ở Việt Nam, chuyên cungcấp dịch vụ vận tải biển cho các khách hàng trong và ngoài nước

Hiện nay, hãng tàu Biển Đông có đội tàu container bao gồm 7 tàu với dung tích lênđến 5.000 TEUs, đội tàu dầu gồm 2 tàu hai lớp vỏ với dung tích khoảng 95.000 DTW

6.2.7 Hãng tàu Viet Sun

Đây là một trong những tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực vận tải nội địa và quốc tếtại Việt Nam

Trang 28

Hiện nay, hãng đang khai thác 4 tàu lớn với hàng ngàn container chất lượng cao,lịch tàu tần suất 4 chuyến/tuần.

Tên đầy đủ là Công ty TNHH Dịch Vụ Tiếp Vận Toàn Cầu, viết tắt là GLS

Bên cạnh những dịch vụ về Vận tải đa phương thức, giao nhận, kho vận, sà lan vàvận tải đường bộ, GLS cũng rất mạnh trong mảng khai thác vận tải biển thủy, nội địa.GLSđang sở hữu và khai thác đội tàu biển bao gồm các tàu viễn dương có sức chở từ 400 đến

700 teus mỗi tàu

6.3 Các phương tiện vận tải đường thuỷ nội địa phổ biến nhất hiện nay

6.3.1 Tàu Container (Container Ship)

Tàu Container là phương tiện chuyên dụng dùng để vận chuyển hàng hóa thươngmại trong các container đặc biệt

Loại tàu này có khả năng chở hàng với trọng tải lớn, bao gồm hàng khô, động cơdiesel và thường có sức chứa lên đến hàng chục nghìn tấn

Tàu Container được sử dụng phổ biến trong giao thương hàng hóa quốc tế, kết nốigiữa các quốc gia trong khu vực và trên toàn cầu

6.3.2 Tàu hàng rời (Bulk Carrier)

Tàu chở hàng rời là phương tiện vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn: như ngũcốc, nông sản, gạo và nhiều mặt hàng khác

Trang 29

dễ dàng xếp dỡ hàng một cách mượt mà và thuận tiện.

6.3.3 Tàu chở hàng đông lạnh (Reefer Ship)

Tàu chở hàng đông lạnh là tàu chuyên dụng, được trang bị hệ thống làm lạnh tiêuchuẩn Mục đích chính của tàu chở hàng đông lạnh là vận chuyển các loại hàng hóa dễ hưhỏng, cần bảo quản ở nhiệt độ đông lạnh như hoa quả, rau củ, thịt, cá Tàu chở hàngđông lạnh cũng đảm bảo khả năng chuyên chở lớn, tốc độ di chuyển nhanh và an toàn 6.3.4 Phà

Phà là một loại phương tiện giao thông đường thuỷ, mang dáng vẻ giống một chiếcthuyền hay tàu, được sử dụng để chở hành khách và phương tiện của họ Ngoài việc vậnchuyển người, phà cũng có thể được sử dụng để vận chuyển hàng hoá, thậm chí cả xe lửa.6.3.5 Tàu chở sà lan (Lighter Aboard Ship)

Tàu chở sà lan là một hệ thống vận tải đặc biệt, gồm một tàu mẹ có khả năng vậnchuyển hàng hoá lớn và các sà lan có khối lượng từ 500 - 1000 tấn Những sà lan nàyđược sắp xếp chứa đầy hàng hoá hoặc container, được kéo từ các vùng cảng sông ra cảngbiển để được xếp lên tàu mẹ

6.4 Các loại hàng hóa

Các mặt hàng vận tải đường thủy nội địa thường chuyển chở gồm có:

 Hàng vật liệu xây dựng: ống nước, xi măng, gạch, đá, cát, sắt, thép, sỏi và đồnội thất

 Hàng nông sản: gạo, lúa, bắp, bột mì, rau củ quả

 Hàng sản xuất công nghiệp: dệt vải, bao bì, thức ăn gia súc, máy móc thiết bị

 Hàng xuất nhập khẩu và hàng siêu trọng, siêu trường

6.5 Giá cước

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cước

Giá cước vận chuyển đường thủy nội địa phụ thuộc vào các yếu tố dưới đây:

 Trọng lượng hàng hóa: Đây là yếu tố thường thấy ảnh hưởng đến chi phí vận

chuyển nói chung và giá cước vận chuyển đường thủy nội địa nói riêng Trọnglượng hàng hóa càng lớn thì cước phí càng nhiều

hàng càng nhiều nghĩa là diện tích để chứa lô hàng này cũng tăng hay số lượngkhoang để chứa hàng cũng nhiều hơn Do đó và giá cước cũng sẽ thay đổi

 Điều kiện giao nhận hàng hóa: Giá cước vận tải thủy nội địa cũng phụ thuộc

vào hình thức giao nhận hàng Có các hình thức giao nhận hàng như Door toDoor, CY-CY hay CY door Mỗi hình thức này sẽ có cước phí khác nhau

Trang 30

Theo mùa: Giá cước vận chuyển đường thủy nội địa ít nhiều cũng phụ thuộc

vào những lúc cao điểm, thấp điểm Thông thường vào những lúc cao điểm thìchi phí sẽ nhỉnh hơn vào những mùa thấp điểm

 Tuyến nội địa: Tuyến đường càng ngắn thì giá cước càng ít đi và ngược lại,

tuyến đường càng xa thì giá cước vận chuyển đường thủy nội địa sẽ cao hơn

 Các phụ phí của hàng nội địa: Bao gồm D/O (Phí lệnh giao hàng), Cleaning fee

(Phí vệ sinh), Lift on/ lift off (Phí nâng hạ container)

Cước phí của hàng gửi đi nội địa bằng đường biển

Cước biển: Cước vận chuyển container nội địa bằng đường biển chưa bao gồm cácphụ phí

Các phụ phí của hàng nội địa: Bao gồm D/O (Phí lệnh giao hàng), Cleaning fee(Phí vệ sinh), Lift on/ lift off (Phí nâng hạ container)

Giá phụ phí của hàng gửi đi nội địa bằng đường biển:

Phí nâng + hạ: 750.000 – 1.200.000vnd/cont

Phí vệ sinh cont: 200.000 – 400.000vnd/cont

Phí D/O: 150.000 – 300.000 vnd/ D/O

Bảng 9: Bảng giá cước một số tuyến nội địa

Trang 31

( Giá đã bao gồm VAT, chưa bao gồm Local charge hai đầu )

7 Ưu, nhược điểm của vận tải thủy tại Việt Nam

7.1 Ưu điểm của ngành giao thông đường thủy

Tiết kiệm được nhiều chi phí: Khi có nhu cầu vâ ̣n tải hàng số lượng lớn, các chủ

hàng nên chọn phương thức vận tải đường biển sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí khálớn so với vâ ̣n tải đường bô ̣ Đơn giản vì có rất ít loại phương tiện đường bộ có thểchuyển được số lượng hàng hóa lớn như tàu thủy nên chi phí sẽ cao hơn nhiều Bạn chỉcần chọn một địa chỉ cung cấp Dịch vụ vận tải hàng đường thủy chất lượng nhất thì tất cả

sẽ không còn là bài toán nan giải

Nhiều tuyến đường tự nhiên: Với hệ thống sông ngòi dày đặc và chiều dài đường

ven biển là 3260km, vận tải hàng hóa trong nước sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều Hầu hếtcác tỉnh thành trực thuộc Trung ương đều có cảng biển, phù hợp để vâ ̣n tải hàng nên mọinhu cầu chuyển hàng đường thủy của quý khách cũng đáp ứng thuâ ̣n lợi hơn

Chi phí bảo dưỡng, cải tạo thấp: Vận tải hàng hóa đường biển sử dụng đường giao

thông là đường thủy tự nhiên nên sẽ hạn chế viê ̣c hư hại, hỏng hóc, từ đó cũng ít tốn chiphí cho việc bảo dưỡng, cải tạo các phương tiện giao thông, cơ sở hạ tầng Điều này cũngảnh hưởng tới mức phí dịch vụ nên kéo theo phí vâ ̣n tải hàng cũng ít hơn

Vận chuyển được nhiều loại hàng hóa: Đường thủy vận tải được nhiều loại hàng

hóa, với những loại hàng nă ̣ng, cồng kềnh hay đơn giản vẫn có thể vận tải bằng đườngthủy

Vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn: Với hệ thống tàu thuyền lớn, việc vận

tải các loại hàng hóa cũng không còn khó khăn, trở ngại như trước Điểm đặc biệt thuậnlợi khi vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa là có thể chở được hàng khối lượng lớn,

số lượng nhiều mà không phải phương thức vâ ̣n tải nào cũng làm được, làm tốt

7.2 Nhược điểm của Vâ ̣n tải hàng nô ̣i địa bằng đường thủy, đường sông

Phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết: Khi thời tiết xấu sẽ ảnh hưởng đến lịch trình

giao nhận hàng hóa, trì hoãn trong một thời gian dài mới được ra khơi, thâ ̣m chí có khikéo dài hơn 1 tháng Nếu chẳng may có mưa bão, lũ, sóng thần, trong quá trình di chuyển,khả năng sẽ ảnh hưởng nặng nề về hàng hóa, nguy hiểm đến tính mạng người trên tàu

Vận chuyển đường biển không thể đến tận nơi: Do kích thước tổng thể của những

con tàu khá lớn và không thể di chuyển được ở những khu vực khô cạn, nên khi vận tảihàng hóa bằng đường thủy chỉ có thể di chuyển tàu ngang đến cảng

Trang 32

Tốc độ tàu còn thấp: Hầu hết các loại tàu biển trên thế giới điều di chuyển với tốc

đô ̣ khá châ ̣m chạp, đó là chưa kể những lúc trời mưa bão, sóng vỗ thì việc di chuyển càngtrở nên khó khăn hơn bao giờ hết

Khó khăn trong việc bảo quản hàng hóa: Vận tải hàng hóa bằng đường thủy

thường không bằng phẳng như đường sắt hoặc đường bô ̣, sóng biển dập dềnh sẽ ảnhhưởng ít nhiều tới việc bảo quản hàng hóa, nhất là những mă ̣t hàng dễ vỡ (nếu không sắpxếp hàng hợp lý thì sản phẩm khi đến tay người nhận sẽ bị hỏng hóc, hư hại không mongmuốn)

7.3 Ưu nhược điểm của các phương tiện vận tải thủy nội địa ở Viê ̣t Nam

Phương tiện vận tải thủy nội địa là những chiếc thuyền, tàu, bè, sà lan,…di chuyểntên mặt nước để thực hiê ̣n viê ̣c chuyên chở của con người, di chuyển trên sông ngòi, kênhrạch Song song với phương thức chèo bằng tay, những chiếc máy nổ được gắn bộ phậnđẩy được lắp đặt giúp phương tiện di chuyển hiê ̣u quả nhanh chóng hơn

Các phương tiện vận tải đường thủy hiê ̣n nay thường được làm với nhiều loại chấtliệu khác nhau như nhựa tổng hợp, thép, gỗ…đảm bảo an toàn để chúng dễ nổi và dichuyển tốt trên mă ̣t nước Tùy vào loại hàng hóa và số lượng hàng hóa mà có những loạiphương tiện vận tải riêng Dưới đây là các loại phương tiê ̣n vâ ̣n tải đường thủy phổ biếnnhất với ưu và nhược điểm cần biết:

Tàu chở Container: Là loại phương tiện đường thủy lớn, có khả năng vận tải đường

hàng hóa lớn, di chuyển đi xa, vững chắc chống chịu được thời tiết xấu nhưng nhượcđiểm là không hoạt động trên các con sông nhỏ mà chỉ chuyên chở được các kiê ̣n hàngContainer

Sà lan: Là loại phương tiện vận tải lớn và phổ biến ở nước ta, nó thường được kéo

bởi một đầu tàu phía trước Ưu điểm là có thể vận tải được nhiều hàng hóa, khối lượngvận tải lớn và đi được quãng đường xa nhưng nhược điểm lại là không hoạt động được ởcác con sông nhỏ, di chuyển lâu & châ ̣m

Ghe: Là một loại phương tiện dễ dàng bắt gặp tại nông thôn với ưu điểm là dễ dàng

lưu thông trên những con sông, kênh gạch nhỏ, có thể phục vụ cho viê ̣c mua bán trênsông, song nhược điểm của nó là không vận tải được khối lượng hàng hóa lớn và khôngthể chịu được thời tiết xấu

Thuyền: Là loại phương tiện vận tải phổ biến hiê ̣n nay, đa dạng về kích cỡ và thiết

kế, dễ tìm mua ở trong nước Phương tiê ̣n này có ưu điểm là dễ mua, dễ sửa chữa, vận tảiđược khối lượng hàng đa dạng, nhiều mă ̣t hàng khác nhau rất nhanh chóng song nhượcđiểm là giá cước phí khá cao và khả năng vâ ̣n tải không xa

Trang 33

7.4 Ưu và nhược điểm khi vận chuyển hàng hóa nội địa bằng đường biển

Hiện nay, vận chuyển đường biển nội địa đã trở thành xu hướng vận tải được nhiềudoanh nghiệp lựa chọn vì mang đến 4 lợi ích nổi bật sau:

 Vận tải đường biển nội địa phù hợp với đa dạng mặt hàng, nhất là các loại hànghóa cồng kềnh, hàng siêu trường - siêu trọng

 Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nội địa có chi phí thấp, không phát sinhcác phụ phí khác, từ đó tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp

 Là tuyến đường giao thông tự nhiên và thông thoáng nên vận chuyển đườngbiển đảm bảo tính an toàn cao, hiếm khi xảy ra va chạm

 Vận tải đường biển nội địa góp phần phát triển kinh tế biển, mở rộng giaothương kinh tế giữa các khu vực trong phạm vi một quốc gia

Song song với ưu điểm thì vận chuyển đường biển nội địa còn tồn tại một số nhượcđiểm như:

 Thời gian vận chuyển chậm, vì vậy đối với mặt hàng muốn vận chuyển cấp tốc,nhanh chóng thì vận tải đường biển nội địa không thể đáp ứng được

 Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nội địa không thể giao đến tận nơi trênđất liền mà cần kết hợp với phương thức vận tải khác như xe tải

 Phụ thuộc nhiều vào thời tiết và điều kiện tự nhiên trên biển Điển hình như tạiViệt Nam vào mùa mưa, năng suất và tần suất làm việc của tàu vận chuyển gầnnhư rất thấp

 Vận tải đường biển nội địa cũng không phù hợp với hàng hóa nhanh hỏng và cóchất lượng giảm theo thời gian

8 Thực trạng và giải pháp

8.1 Thực trạng vận tải đường thủy nội địa Việt Nam hiện nay

Với đường bờ biển dài 3.200 km cùng 19.000 km đường thủy nội địa và 45 tuyếnquốc gia với tổng chiều dài khoảng 7.075 km (miền Bắc có 17 tuyến, miền Nam có 18tuyến, miền Trung có 10 tuyến) được sử dụng để vận chuyển hàng hóa, Việt Nam đangkhai thác tốt mạng lưới đường thủy nội địa cho hoạt động vận tải và được đánh giá cònnhiều tiềm năng để mở rộng phát triển trong thời gian tới

Hiện Việt Nam có hơn 170.000 tàu thủy nội địa, tỷ trọng các tàu lớn và chuyêndùng đang có xu hướng gia tăng Trong giai đoạn 2014-2017, số lượng tàu tăng 7% nhưngtổng công suất đã tăng lên 43% do tải trọng bình quân của tất cả các loại tàu đều tăng Sốlượng tàu lớn (trên 1.500 DWT) tăng gần gấp đôi trong ba năm, từ 696 tàu năm 2014 lên1.287 tàu năm 2018 Trong tổng công suất của đội tàu, tỷ trọng các loại tàu lớn tăng từ

Trang 34

11% lên 15% đối với các tàu chở hàng khô, từ 19% đến 22% với các tàu chở dầu và từ43% đến 53% với các tàu chở hàng container.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2018, vận tải hàng hóa cả nước đạt xấp xỉ 1.527triệu tấn, tăng 10,4% so với năm 2017, trong đó, vận tải đường sông đạt 250,3 triệu tấn,tăng 7,5% Các loại hàng hóa sử dụng mạng lưới VTĐTNĐ tập trung chủ yếu vào các mặthàng như: Vật liệu xây dựng, than đá, xi măng, phân bón, đường mía, sản phẩm thủy sản,gạo, gỗ và các sản phẩm cây công nghiệp Trong 6 tháng năm 2019, vận tải hàng hóa đạt823,1 triệu tấn, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó, vận tải đường thủy nội địađạt 147,8 triệu tấn, tăng 5,1%

Sự phát triển của ngành VTĐTNĐ Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.Hiện, ngành VTĐTNĐ Việt Nam vẫn chậm phát triển, ít được quan tâm đầu tư Trong giaiđoạn 2011-2015, cơ cấu tỷ trọng đầu tư đường bộ chiếm hơn 70%, đường sắt là 15%,hàng hải 4,6%, hàng không 7,6% và đường thủy nội địa thấp nhất với khoảng 2,2% Mức

độ đầu tư này không đủ cho công tác mở rộng năng lực chuyên chở và duy tu bảo dưỡng.Quan trọng hơn, Việt Nam hiện đang có sự mất cân bằng giữa phát triển giao thông vậntải đường bộ và đường thủy Năm 2018, tăng trưởng ngành vận tải đạt khoảng 9% thì vậntải đường bộ đã chiếm 77% và vận tải đường thủy nội địa chỉ chiếm khoảng 18% Đây làmột nghịch lý Việt Nam chưa khai thác được điều kiện thiên nhiên ưu đãi cho phát triểngiao thông VTĐTNĐ

Việt Nam hiện có hàng trăm cảng với quy mô khác nhau nhưng lại thiếu cảng đầumối đủ năng lực bốc xếp; thiết bị bốc xếp lạc hậu, chủ yếu bốc xếp thủ công; chưa có bếnchuyên dụng bốc xếp hàng hóa từ cảng biển - cảng nội địa Theo Cục Đường thủy nội địa,Việt Nam hiện có 224 cảng sông và 8.800 bến tàu nổi Tuy nhiên, ngoài một số bến thủynội địa chuyên dùng, dành riêng cho một mặt hàng cụ thể được đầu tư trang thiết bị vàbảo trì hợp lý còn lại hầu hết các bến thủy nội địa và cầu tàu đều ở mức độ chất lượng rất

cơ bản, chỉ thực hiện xếp dỡ hàng hóa thủ công đến bờ sông hoặc kênh

Trên thực tế, phương tiện khai thác vận tải thủy phần lớn đã cũ và lạc hậu; công tácđầu tư hạ tầng, duy tu, bảo trì chưa được quan tâm đúng mức; mô hình tổ chức kinhdoanh vận tải còn manh mún, nhỏ lẻ; sự kết nối với các phương thức vận tải đường bộ,đường sắt, đường biển chưa phù hợp và chưa có quy hoạch hợp lý để tạo thành một mạnglưới liên thông

Tình trạng các tuyến vận tải thủy không đồng cấp, chưa được đầu tư nạo vét, khơidòng, mở rộng luồng lạch đã ảnh hưởng lớn đến kinh doanh vận tải đường thuỷ nội địa.Một số tuyến thường bị khan cạn vào mùa khô: Hà Nội - Sơn Tây - Việt Trì, sông Phi Liệt(Hải Phòng), các kênh đào nội thành Hải Phòng, tuyến sông Đáy Hiện tượng khai thác tàinguyên khoáng sản (cát, sỏi) trên sông không theo qui hoạch làm thay đổi dòng chảy, sụt

lở bờ sông, tạo nên những bãi cạn, gây ách tắc giao thông như trên tuyến sông Lô (PhúThọ), tuyến sông Hồng (Hà Nội, Hưng Yên)

Ngày đăng: 27/03/2024, 15:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w