TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN NGUYỄN TUẤN DOANH CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ NHÂN LỰC Mã số: 9 34 04 04 LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN TRỊ NHÂN LỰ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN
NGUYỄN TUẤN DOANH
CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
Mã số: 9 34 04 04
LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
Người hướng dẫn khoa học:
TS Bùi Tôn Hiến PGS.TS Hoàng Văn Hoan
HÀ NỘI, 2020
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận án là do tôi tự tìm hiểu, đúc kết và phân tích một cách trung thực Các tài liệu tham khảo được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Tuấn Doanh
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của rất nhiều người, qua đây tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn TS Bùi Tôn Hiến và thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Hoàng Văn Hoan về sự hướng dẫn và những góp ý quý báu trong suốt quá trình hoàn thành luận án
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường ĐH Công đoàn, Khoa sau đại học, Khoa quản trị nhân lực và các thầy, cô giáo đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án
Cuối cùng, Tôi xin chân thành cảm ơn các nhà quản lý ở các doanh nghiệp
đã dành thời gian trả lời bảng hỏi và phỏng vấn sâu để giúp tác giả có đầy đủ các thông tin cần thiết phục vụ cho luận án
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Tuấn Doanh
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3
3 Câu hỏi nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Kết cấu của Luận án 8
7 Đóng góp mới của Luận án 8
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 10
1.1 Tài liệu nước ngoài 10
1.1.1 Quan điểm về tiền lương 10
1.1.2 Chính sách tiền lương trong doanh nghiệp 11
1.2 Tài liệu trong nước 18
1.2.1 Quan điểm về tiền lương 18
1.2.2 Chính sách tiền lương trong doanh nghiệp 19
1.3 Khoảng trống nghiên cứu 24
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 26
2.1 Một số khái niệm cơ bản 26
2.1.1 Các khái niệm về tiền lương, thù lao, thu nhập 26
2.1.2 Chính sách và chính sách tiền lương trong doanh nghiệp 31
2.1.3 Doanh nghiệp có vốn nhà nước và quản lý nhà nước về tiền lương 32
2.2 Nội dung chính sách tiền lương trong doanh nghiệp 37
2.2.1 Hình thành quỹ tiền lương 37
2.2.2 Chính sách trả lương 42
Trang 52.2.3 Yêu cầu của chính sách tiền lương trong doanh nghiệp có vốn nhà
nước 54
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tiền lương trong doanh nghiệp 56
2.3.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 58
2.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 60
2.4 Tiểu kết chương 2 66
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC 67
3.1 Quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam 67
3.2 Tổng quan chính sách quản lý tiền lương của nhà nước đối với doanh nghiệp 72
3.2.1 Chính sách tiền lương tối thiểu 72
3.2.2 Chính sách quản lý chi phí tiền lương và trả lương đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước 74
3.3 Phân tích thực trạng chính sách tiền lương trong các doanh nghiệp có vốn nhà nước 77
3.3.1 Xác định quỹ tiền lương trong các doanh nghiệp có vốn nhà nước 77
3.3.2 Chính sách trả lương trong doanh nghiệp có vốn nhà nước 94
3.4 Phân tích các nhân tố tác động đến chính sách tiền lương trong doanh nghiệp có vốn nhà nước 110
3.4.1 Xác định mục tiêu chính sách tiền lương 110
3.4.2 Năng suất lao động 112
3.4.3 Chính sách quản lý tiền lương của nhà nước 114
3.4.4 Sự phát triển thị trường lao động 117
3.4.5 Vai trò của công đoàn trong xây dựng chính sách tiền lương 119
3.5 Đánh giá chung về thực trạng chính sách tiền lương trong các doanh nghiệp có vốn nhà nước 120
3.5.1 Những mặt tích cực 121
3.5.2 Hạn chế và nguyên nhân: 122
Trang 63.6 Tiểu kết chương 3 124
CHƯƠNG 4 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC 126 4.1 Định hướng đổi mới chính sách tiền lương của nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước 126
4.1.1 Định hướng đổi mới doanh nghiệp nhà nước 126
4.1.2 Mục tiêu cải cách chính sách tiền lương của nhà nước đối với người lao động trong doanh nghiệp nhà nước 127
4.2 Quan điểm về chính sách tiền lương trong doanh nghiệp có vốn nhà nước 128
4.3 Các giải pháp đối với các doanh nghiệp có vốn nhà nước 129
4.3.1 Chính sách trả lương phải theo cách tiếp cận tiền lương là chi phí cần thiết trả cho việc sử dụng dịch vụ lao động và là khoản đầu tư cho nguồn nhân lực 130
4.3.2 Xác định mức lương và quan hệ tiền lương trên cơ sở thị trường 131
4.3.3 Chính sách tiền lương trong doanh nghiệp cần xây dựng theo hướng tiếp cận hệ thống tiền lương 3P 134
4.4 Kiến nghị đối với nhà nước 140
4.4.1 Bãi bỏ thủ tục phê duyệt kế hoạch lao động để làm cơ sở xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch 140
4.4.2 Đổi mới quản lý quỹ lương thông qua mức lương bình quân gắn với NSLĐ và lợi nhuận 141
4.4.3 Xây dựng và áp dụng các chỉ tiêu tính năng suất lao động theo cách tiếp cận tạo ra giá trị gia tăng nhằm phản ánh tổng quát hiệu quả lao động 143
4.4.4 Mở rộng thêm các chỉ tiêu đo lường hiệu suất lợi nhuận bên cạnh chỉ tiêu lợi nhuận để làm cơ sở quản lý chi phí tiền lương 144
KẾT LUẬN 145
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 147
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 148 PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
CSTL Chính sách tiền lương
DN FDI Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
DNNNN Doanh nghiệp ngoài nhà nước
HĐLĐ Hợp đồng lao động
ILO Tổ chức lao động Thế giới
LĐTBXH Lao động – Thương binh và Xã hội
NSDLĐ Người sử dụng lao động
NSLĐ Năng suất lao động
SXKD Sản xuất kinh doanh
TLTT Tiền lương tối thiểu
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Các cầu phần tiền lương, thù lao, thu nhập 30
Bảng 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tiền lương trong DN 56
Sơ đồ 2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tiền lương trong DN 57
Bảng 3.1 Số lượng DN đang hoạt động có kết quả SXKD 68
Bảng 3.2: Cơ cấu lao động và tốc độ phát triển lao động phân theo loại hình DN 69
Bảng 3.3: Lao động và nguồn vốn bình quân DN phân theo loại hình DN 70
Bảng 3.4 Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động SXKD khu vực DN giai đoạn 2011-2017 71
Bảng 3.5: Các mức lương tối thiểu giai đoạn 2011-2020 73
Bảng 3.6 Mức độ quan trọng của người tham gia phê duyệt kế hoạch lao động 79 Bảng 3.7: Hệ số điều chỉnh mức lương bình quân theo NSLĐ và lợi nhuận 82
Bảng 3.8: Tỉ lệ trích đóng các loại bảo hiểm bắt buộc 86
Bảng 3.9 Tỉ lệ các DN lựa chọn chỉ tiêu tính NSLĐ 88
Bảng 3.10 Tỉ lệ DN áp dụng các kết cấu tiền lương chi trả hàng tháng cho người lao động 95
Bảng 3.11 Thu nhập bình quân/lao động phân theo loại hình DN 97
Bảng 3.12 Tỉ lệ DN đánh giá tương quan mức lương bình quân so với thị trường và đối thủ cạnh tranh 98
Bảng 3.13 Tỉ lệ các DN lựa chọn yếu tố xây dựng thang, bảng lương cơ bản phân theo mức độ quan trọng 100
Bảng 3.14 Tỉ lệ các DN lựa chọn yếu tố xây dựng thang, bảng lương biến đổi phân theo mức độ quan trọng 100
Bảng 3.15 Bội số tiền lương trong các hệ thống tiền lương phân theo loại hình DN 103
Bảng 3.16: Tốc độ tăng NSLĐ và thu nhập bình quân lao động giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2017 114
Bảng 3.17: Sự tham gia của công đoàn trong xây dựng chính sách tiền lương của DN 120
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Tiền lương là một chi phí đầu vào của DN nhưng khác với các đầu vào khác, được kết chuyển vào giá trị của sản phẩm/dịch vụ thì tiền lương lại có tác động quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh của DN trong dài hạn Đối với NLĐ, tiền lương là nguồn thu nhập và là nguồn sống chính của NLĐ, tiền lương hàm chứa cả vấn đề kinh tế và xã hội Bên cạnh đó quá trình
sử dụng lao động không phải là hoạt động thuê mướn đơn thuần mà quan hệ lao động phát sinh giữa NSDLĐ và NLĐ phản ánh nhiều tác động về mặt xã hội, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển DN
Nghiên cứu CSTL trong DN bao gồm các khía cạnh như chi phí tiền lương; chính sách trả lương luôn có tác động hai chiều đến DN (chi phí, lợi nhuận, khả năng cạnh tranh) và NLĐ với vai trò là người cung ứng dịch vụ lao động mà biểu hiện về tính hiệu quả của dịch vụ này là NSLĐ
Về CSTL trong DN, được hiểu là tập hợp các quyết định của DN, có liên quan đến nhau trong phương diện tiền lương nhằm đạt được các mục tiêu như: Chi phí có hiệu quả; thu hút, giữ chân, động viên NLĐ; đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua tăng NSLĐ Năng suất lao động, chất lượng công việc của NLĐ chịu
sự chi phối rất lớn bởi CSTL trong DN mà đối với NLĐ thì đó là mức lương và chính sách trả lương Theo sách trắng DN Việt Nam năm 2019 [4] thì thu nhập bình quân của NLĐ từ 2011 đến 2017 khu vực DNNN cao hơn các khu vực khác nhưng nhiều ý kiến cho rằng CSTL ở những DN này chưa tạo được động lực làm việc
Với vai trò là chủ sở hữu, nhà nước thực hiện quản lý tiền lương đối với các DNNN thông qua hệ thống CSTL vĩ mô và điều này đã tạo sự khác biệt về CSTL trong DNNN với DN thuộc các thành phần kinh tế khác Ở mỗi thể chế chính trị,
mô hình phát triển kinh tế các quốc gia khác nhau cũng tạo nên sự khác biệt giữa
Trang 10các quốc gia về CSTL vĩ mô của nhà nước đối với DNNN trên cơ sở mục tiêu quản lý nhà nước về tiền lương đối với các DN này Sự khác biệt về chính sách quản lý tiền lương vĩ mô ở mỗi quốc gia đã dẫn đến các CSTL trong DNNN cũng
có những khác biệt
Nhiều nghiên cứu về CSTL trong DNNN đã chỉ ra rằng so với các DN tư nhân thì CSTL trong các DNNN thường có những hạn chế nhất định trong việc tạo động lực làm việc, nâng cao NSLĐ Trong nhiều trường hợp CSTL trong DNNN không những không tạo được động lực làm việc mà còn tạo ra những mâu thuẫn nội bộ, triệt tiêu động lực làm việc, sức sáng tạo của NLĐ Một số ví dụ điển hình cho những CSTL trong DNNN không hiệu quả như: bình quân chủ nghĩa; bằng cấp cao, lương cao; thâm niên càng cao, lương càng cao; hay như chính sách trả lương trên cơ sở phân phối quỹ lương được phép chi trả, ăn đong hàng năm mà không có định hướng dài hạn, phát triển nghề nghiệp và năng lực của NLĐ Trong nền kinh tế thị trường, CSTL của DN là một công cụ quản lý nhân lực hiệu quả, vừa đảm bảo sự hài hòa trong quan hệ lao động, quan hệ nội bộ giữa những người hưởng lương, tạo sự cố gắng trong công việc, vừa phải tạo lập nguồn nhân lực tốt phục vụ cho nhu cầu phát triển của DN Về các khía cạnh này thì CSTL trong DNNN vẫn còn hạn chế so với các DN tư nhân
Cùng với quá trình đổi mới DNNN ở nước ta, nhà nước đã thực hiện nhiều cải cách về quản lý tiền lương đối với các DNNN, DN có vốn nhà nước chi phối
và từng bước trao quyền chủ động cho DN trong trả lương Nếu như trước đây CSTL trong DNNN chủ yếu là sự cụ thể hóa các quy định cứng của nhà nước (tạo nguồn và trả lương) thì hiện nay các DN đã chủ động trong việc xây dựng CSTL của mình, từng bước sử dụng CSTL là công cụ quản lý hiệu quả về nguồn nhân lực, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của DN Tuy nhiên, vẫn còn nhiều DNNN, DN có vốn nhà nước chi phối áp dụng các CSTL mà tiền lương chưa thực
sự là động lực nâng cao NSLĐ như: trả lương theo bằng cấp, thâm niên, bình quân
và còn nặng về chính sách phân phối chi phí tiền lương, chưa phù hợp với cơ chế thị trường Một số mục tiêu cơ bản của CSTL trong DN như đối xử công bằng
Trang 11(theo công việc); nâng cao năng suất và sự hài lòng của khách hàng; nâng cao thành tích cá nhân, tập thể;… vẫn chưa được quan tâm đầy đủ trong quá trình xây dựng và thực hiện CSTL Một số phương pháp, cách thức trả lương mà các DNNNN đang áp dụng khá phổ biến như trả lương theo 3P, trả lương theo giá trị công việc, trả lương theo cấu trúc thị trường,… còn ít DNNN quan tâm, áp dụng
Trong bối cảnh nhà nước tiếp tục đẩy mạnh quá trình đổi mới DNNN mà đổi mới CSTL vĩ mô đối với các DN này nhằm tạo cơ sở cho các DN đổi mới CSTL là nội dung quan trọng trong đổi mới công tác quản trị DN Để CSTL trong các DN có vốn nhà nước trở thành công cụ quản trị hiệu quả, phù hợp với quá trình đổi mới DNNN thì cần có nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn làm rõ các hạn chế, nguyên nhân, tồn tại, tìm ra những định hướng và giải pháp giúp DN và nhà nước có các CSTL phù hợp là hết sức cần thiết Với những lý do trên đây mà
đề tài “chính sách tiền lương trong các doanh nghiệp có vốn nhà nước” có ý nghĩa
cả về lý luận, thực tiễn và cần thiết trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu:
Luận án làm rõ thực trạng CSTL trong các DN có vốn nhà nước, phát hiện những hạn chế, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả CSTL trong các DN có vốn nhà nước
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Với mục tiêu trên, luận án có các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa và phát triển cơ sở lý thuyết về CSTL trong DN có vốn nhà nước
- Phân tích CSTL đang áp dụng trong các DN có vốn nhà nước
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và thực hiện CSTL trong các DN có vốn nhà nước
- Đề xuất quan điểm, giải pháp về CSTL trong DN có vốn nhà nước nhằm giúp cho các DN này có thể xây dựng và thực thi CSTL là một công cụ quản lý hiệu quả
Trang 12- Kiến nghị chính sách quản lý nhà nước về tiền lương đối với DN có vốn nhà nước
3 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu và các nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu cụ thể sau:
(i) Nội dung, yêu cầu của CSTL trong DN có vốn nhà nước và các nhân tố
ảnh hưởng?
(ii) Thực tiễn thực hiện CSTL trong các DN có vốn nhà nước ở Việt Nam? (iii) Những nhân tố ảnh hưởng và tác động của các nhân tố này đến việc xây
dựng và thực hiện CSTL trong các DN có vốn nhà nước?
(iv) Nhà nước và DN có vốn nhà nước cần làm gì để nâng cao hiệu quả
CSTL?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: là CSTL trong các DN có vốn nhà nước
• Phạm vi nghiên cứu:
o Về loại hình DN: Các DN mà nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
và DN có cổ phần/vốn góp của nhà nước từ trên 50% (vốn góp nhà nước chi phối)
o Về không gian: do giới hạn về thời gian và kinh phí, luận án tập trung nghiên cứu các DN có trụ sở chính tại các tỉnh Miền Bắc
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập số liệu:
Để đảm bảo mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng kết hợp phương pháp phân tích định tính và phương pháp phân tích định lượng trên cơ sở các nguồn dữ liệu khác nhau Cụ thể:
Nguồn dữ liệu thứ cấp: Luận án đã chọn lọc nguồn dữ liệu thứ cấp từ các
giáo trình, sách chuyên khảo, các công trình nghiên cứu chuyên ngành trong và