1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học Quốc Gia Chuyển Đổi Số Trong Giáo Dục Mở Thúc Đẩy Học Tập Suốt Đời Và Xây Dựng Xã Hội Học Tập

658 11 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chuyển đổi số trong giáo dục mở, thúc đẩy học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập
Tác giả Nguyễn Mai Hương, Ngô Văn Đức, Trần Minh Tuấn, Lê Thị Thanh Thu, Đỗ Trung Linh, Nguyễn Cao Chương, Nguyễn Trung Nghị, Nguyễn Quốc Duy, Kim Mạnh Tuấn, Phùng Văn Ninh, Lê Vũ Toàn, Phan Thị Ngọc Thanh, Nguyễn Ngọc Thông, Vương Minh Khoa, Nguyễn Thành Huy, Đinh Tuấn Long, Thạch Lương Giang, Võ Thị Kim Anh, Nguyễn Danh Tuấn, Trần Thị Bích Hoà, Vũ Gia Hiền, Tống Hưng Tâm, Nguyễn Hưng Bình, Lê Thị Phượng Liên, Nguyễn Quốc Tuấn, Trần Thị Lan Thu, Cao Việt Hiếu, Dương Thanh Linh, Nguyễn Thị Minh Phương
Chuyên ngành Giáo dục
Thể loại Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia
Định dạng
Số trang 658
Dung lượng 13,89 MB

Nội dung

Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học Quốc Gia Chuyển Đổi Số Trong Giáo Dục Mở Thúc Đẩy Học Tập Suốt Đời Và Xây Dựng Xã Hội Học Tập

Trang 2

MỤC LỤC

HÀNH TRÌNH CHUYỂN ĐỔI: NHỮNG RÀO CẢN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO MÔ HÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC SỐ TẠI VIỆT NAM 1

Nguyễn Mai Hương, Ngô Văn Đức

VAI TRÒ CỦA KỸ NĂNG SỐ TRONG THÚC ĐẨY HỌC TẬP SUỐT ĐỜI VÀ XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP Ở VIỆT NAM 13

Trần Minh Tuấn

TRÍ TUỆ NHÂN TẠO: CHÌA KHÓA XÂY DỰNG QUÁ TRÌNH CÁ NHÂN HÓA VIỆC HỌC TẬP TRONG GIÁO DỤC MỞ 16

Lê Thị Thanh Thu

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA GIẢNG VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHUYỂN ĐỔI

SỐ HIỆN NAY 28

Đỗ Trung Linh

CHUYỂN ĐỔI SỐ GIÁO DỤC - PHÁT HUY TIỀM NĂNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC MỞ, ĐÁP ỨNG NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO, THÚC ĐẨY XÃ HỘI PHÁT TRIỂN NHANH 37

Nguyễn Cao chương

CHUYỂN ĐỔI SỐ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC MỞ HIỆN NAY 47

Nguyễn Trung Nghị

QUÁN TRIỆT QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ THÚC ĐẨY XÂY DỰNG

XÃ HỘI HỌC TẬP, HỌC TẬP SUỐT ĐỜI TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ HIỆN NAY 60

Nguyễn Quốc Duy

VAI TRÒ CỦA CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO CHO ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CỞ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM 68

Kim Mạnh Tuấn, Phùng Văn Ninh

CÁ THỂ HÓA HỌC TẬP: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ 87

Lê Vũ Toàn

XU HƯỚNG TRONG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG DỊCH VỤ

HỖ TRỢ SINH VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ 96

Phan Thị Ngọc Thanh, Nguyễn Ngọc Thông, Vương Minh Khoa

Trang 3

AN NINH MẠNG VÀ AN TOÀN DỮ LIỆU CHO CÁC HỆ THỐNG ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM 111

Nguyễn Thành Huy, Đinh Tuấn Long, Thạch Lương Giang

SỬ DỤNG CHATGPT ĐỂ MỞ RỘNG CƠ HỘI HỌC TẬP SUỐT ĐỜI

Ở VIỆT NAM 122

Võ Thị Kim Anh

CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC MỞ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC TẬP, HỌC TẬP SUỐT ĐỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 128

Nguyễn Danh Tuấn

MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC TẬP SUỐT ĐỜI CỦA NGƯỜI HỌC 140

Tống Hưng Tâm, Nguyễn Hưng Bình

TÍCH HỢP ĐIỀU PHỐI TRỰC TUYẾN VÀ HOẠT ĐỘNG TRỰC TUYẾN VÀO “MÔ HÌNH 5 BƯỚC QUẢN LÝ DẠY VÀ HỌC TRỰC TUYẾN” ĐỂ KHUYẾN KHÍCH SỰ HỢP TÁC/ TƯƠNG TÁC VÀ PHÁT TRIỂN CÁ NHÂN 164

Lê Thị Phượng Liên

CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC MÔ HÌNH HỌC TẬP

VÀ THÚC ĐẨY HỌC TẬP SUỐT ĐỜI Ở VIỆT NAM 184

Nguyễn Quốc Tuấn

CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC MỞ Ở VIỆT NAM: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP 190

Trang 4

CƠ HỘI CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - CƠ HỘI

VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỐI SỐ 212

Đinh Thị Hằng

CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC VÀ KHOẢNG CÁCH SỐ NƠI NGƯỜI KHUYẾT TẬT 219

Lê Minh Tiến

BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VÀ E-LEARNING: PHƯƠNG PHÁP TRẮC LƯỢNG THƯ MỤC KHOA HỌC 226

Đặng Thị Thảo Ly, Nguyễn Phạm Thiên Kim, Hồ Thị Bảo Uyên,

Thiều Hồng Huệ, Vũ Tuấn Trường, Phan Lê Hồ

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC SỐ MỞ: THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI Ở HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI 255

Nguyễn Mậu Vũ

CƠ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC VÀ THÁCH THỨC THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC MỞ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC MÔ HÌNH HỌC TẬP VÀ THÚC ĐẨY HỌC TẬP SUỐT ĐỜI Ở VIỆT NAM 264

Phạm Thị Loan

HỆ THỐNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC SỐ TỔNG THỂ CỦA VIETTEL – NỀN TẢNG QUẢN LÝ TOÀN DIỆN, XUYÊN SUỐT TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HƯỚNG TỚI ĐÀO TẠO MỞ VÀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI 270

Trần Ngọc Hải

VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ SỐ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO TIẾNG TRUNG QUỐC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA THỜI ĐẠI 4.0 281

Nguyễn Minh Huệ, Nguyễn Ngọc Hường

NÂNG CAO NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ KỸ NĂNG SỐ CỦA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN NHẰM THÍCH ỨNG VỚI CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC MỞ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH 290

Hồ Ngọc Anh

XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ ƯU TIÊN CỦA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 305

Nguyễn Thị Hoa Hạnh, Lê Thị Duyên, Vũ Hoàng Đức

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẠI HỌC MỞ VIỆT NAM 316

Phạm Phú Thái

Trang 5

CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO, GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP 327

Trần Tiến Dũng, Nguyễn Minh Dũng

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH GIÁO DỤC VIỆT NAM 333

Nguyễn Văn Toại, Đỗ Thị Thu Hiền, Trần Quang Thuận

VAI TRÒ CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG: KINH NGHIỆM TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM QUẢNG TRỊ 347

Lê Đức Quảng, Lê Anh Phi

CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC NHẰM THÚC ĐẨY HỌC TẬP

VÀ XÂY DỰNG XÃ HỘI 356

Phạm Nguyễn Thanh Nhàn

ĐỘNG LỰC TỰ CHỦ HỌC NGOẠI NGỮ TRÊN ỨNG DỤNG DI ĐỘNG: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ TRÒ CHƠI HÓA 366

Đinh Tiên Minh, Bồ Tường Linh, Lê Thị Huệ Linh

VAI TRÒ CỦA HỌC TRỰC TUYẾN ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ HIỆN NAY 381

Hồ Diệu Huyền, Lê Quang Ngọc

ỨNG DỤNG AI TRONG GIÁO DỤC, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC 392

Đinh Tuấn Long

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG GIÁO DỤC TỪ XA TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 401

Hứa Văn Đức

TÌM HIỂU TÌNH HÌNH HỌC CỬ NHÂN TIẾNG ANH TRỰC TUYẾN TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC MỞ 412

Nguyễn Châu Bích Tuyền

CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC MỞ ĐỂ TẠO DIỀU KIỆN TỐT HƠN CHO NGƯỜI HỌC 431

Lê Văn Thuận

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, DẠY HỌC TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN PHÚ YÊN 442

Nguyễn Quốc Toản

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0 VÀO QUẢN LÝ VÀ GIẢNG DẠY TẠI ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: GIẢI PHÁP CHO CÁC HẠN CHẾ THỰC TIỄN 453

Phan Trần Minh Khuê

Trang 6

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA GIÁO DỤC MỞ: GÓC NHÌN TỪ NGƯỜI HỌC 460

Lê Hồng Quyên, Vũ Hoàng Ngân

TRANG BỊ NHỮNG KĨ NĂNG CẦN THIẾT CHO SINH VIÊN KHI THAM GIA HỌC TẬP SUỐT ĐỜI TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI) 473

Nguyễn Thị Phong Lê

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO QUẢN SỐ NGUỒN TÀI NGUYÊN THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 487

Nguyễn Thị Hạnh

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM THỰC HIỆN MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CHUYỂN ĐỔI KÉP “SỐ VÀ XANH” TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT VIỆT - ĐỨC HÀ TĨNH 493

Cao Thành Lê, Nguyễn Xuân Ninh

CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC MỞ VÀ ĐIỀU KIỆN, CƠ HỘI CHO NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH ĐƯỢC HỌC TẬP ĐỂ NÂNG CAO KIẾN THỨC, RÈN LUYỆN, PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG THƯỜNG XUYÊN, LIÊN TỤC VÀ SUỐT ĐỜI 499

Nguyễn Văn Tiến

CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC VÀ XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU, THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC 508

Lê Thị Hà Giang, Đào Thanh Huyền

CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO TỪ XA KẾT HỢP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI 518

Nguyễn Thị Phan Mai

MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ XÂY DỤNG ĐƠN VỊ ĐẠI HỌC SỐ TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC 529

Đặng Hải Đăng

ỨNG DỤNG AI TRONG CÁ NHÂN HÓA VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP, TRIỂN VỌNG CHO ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI 538

Bùi Thị Nga, Ngôn Chu Hoàng

VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ TRONG VIỆC THỰC HIỆN TRIẾT LÝ CỦA GIÁO DỤC MỞ 549

Đỗ Văn Hùng, Bùi Thị Ánh Tuyết

CÁC MÔ HÌNH BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 572

Lê Trung Nghĩa

Trang 7

PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ TRONG XU THẾ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY 586

Lê Thị Thanh Huyền

PHÁT TRIỂN, CHIA SẺ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẠI HỌC MỞ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 592

Bùi Thị Lự

PHÁT TRIỂN HỌC LIỆU MỞ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM 618

Đặng Hương Giang

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CLO3D SỐ HÓA QUÁ TRÌNH FIT MẪU

ỨNG DỤNG GIẢNG DẠY CÁC MÔN HỌC THIẾT KẾ CHO SINH VIÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY 625

Nguyễn Thị Tuyết Trinh

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỐ CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC: TRƯỜNG HỢP SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BẠC LIÊU 636

Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Thị Hằng Nga

Trang 8

HÀNH TRÌNH CHUYỂN ĐỔI: NHỮNG RÀO CẢN VÀ KHUYẾN NGHỊ

CHO MÔ HÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC SỐ TẠI VIỆT NAM

Nguyễn Mai Hương 1 , Ngô Văn Đức 1

Email: huongnm@hou.edu.vn

Tóm tắt: Các cơ sở giáo dục đại học là những tổ chức đa dạng, có tầm nhìn, sứ mệnh

riêng, giúp phân biệt chúng với các tổ chức khác như giảng dạy, sư phạm, chương trình, nghiên cứu Mặt khác, quan điểm về phục vụ cộng đồng nhằm hoàn thành sứ mệnh chính trị

- xã hội cũng mang sắc thái riêng Quá trình chuyển đổi cơ sở giáo dục đại học thành mô hình Giáo dục Đại học số luôn đối mặt với những rào cản, những thách thức mang tính hệ thống và lâu dài, do đó, phải tính toán, xem xét thật kỹ lưỡng những yếu tố mà chính nó mang lại sự hài hòa cho mỗi cơ sở giáo dục đại học khi tham gia Bài viết, tập trung phân tích các yếu tố được cho là rào cản trong quá trình triển khai mô hình bằng cách khảo cứu

từ các nguồn tài liệu, từ đó xác định, so sánh và phân loại chúng mang tính hệ thống và hợp nhất các yếu tố đó thành các nhóm đặc trưng, như: môi trường học thuật, chiến lược đào tạo, quá trình tổ chức, công nghệ nền tảng, nguồn lực con người và văn hóa nhà trường Đồng thời, từ kinh nghiệm thực tiễn về đào tạo trực tuyến, chúng tôi tiến hành khái niệm hóa

và đề xuất, gợi ý một số đường hướng giúp cho các tổ chức giáo dục đại học, các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan tham gia vào quá trình triển khai mô hình Giáo dục

Đại học số đạt hiệu quả

Từ khóa: Số hóa, Chuyển đổi số, Đại học số, Giáo dục đại học số, Rào cản

I Giới thiệu

Chuyển đổi số không phải là một lĩnh vực hoàn toàn mới vì các khái niệm liên quan

đã tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau trong ít nhất 50 năm Công cuộc chuyển đổi đầu tiên, thường được gọi là số hóa, diễn ra vào những năm 1960-1970 [2] và dẫn đến việc tự động hóa một phần của quy trình trong sự thay đổi vận hành của tổ chức

Ngày nay, kỷ nguyên của tiến bộ kỹ thuật và tăng trưởng kinh tế dường như được thúc đẩy bởi một số công nghệ chủ chốt như trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối và Internet vạn vật (IoT) Mỗi công nghệ này đều có tác động đáng kể đến nền kinh tế và xã hội, dẫn đến sự đổi mới, tăng năng suất và những thay đổi đáng kể trong các khía cạnh khác nhau của cuộc sống, trong đó giáo dục và đào tạo cũng không nằm ngoài xu hướng chung Trí tuệ nhân tạo (AI) đóng vai trò quan trọng trong việc cá nhân hóa trải nghiệm học tập, tối ưu hóa việc phân bổ nguồn lực giáo dục và hỗ trợ các phương pháp giảng dạy mới Chuỗi khối có thể cải thiện

1 Trường Đại học Mở Hà Nội

Trang 9

tính minh bạch và bảo mật của hệ thống lưu trữ dữ liệu giáo dục Còn IoT giúp tạo ra môi trường học tập thông minh, kết nối các không gian học tập lẫn nhau

Trong bối cảnh đó, áp lực cải cách và chuyển đổi số trong các lĩnh vực khác nhau là tất yếu Lĩnh vực giáo dục đại học cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ Nhu cầu chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH) đã trở nên cấp thiết kể từ đầu những năm 1960, xuất phát từ nhiều yếu tố thúc đẩy bên trong lẫn bên ngoài Đồng thời, yêu cầu thực hiện chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục ở Việt Nam cũng góp phần thúc đẩy sự chuyển đổi này, bao gồm: (1) đại chúng hóa giáo dục với việc dịch vụ giáo dục được cung cấp rộng rãi; (2) dân chủ hóa kiến thức khi nguồn tài nguyên học tập trực tuyến trở nên dồi dào và dễ tiếp cận; (3) thời kỳ hậu sự thật khi các chuyên gia có ít ảnh hưởng hơn trong việc định hình dư luận; (4) sự thay đổi trong lĩnh vực nghề nghiệp; và (5) sự cạnh tranh toàn cầu ngày càng gia tăng [6]

Xu hướng toàn cầu hóa và môi trường cạnh tranh gay gắt đặt áp lực lên các CSGDĐH, khiến các trường cần nhanh chóng theo kịp tốc độ thay đổi, phải tái thiết kế chiến lược để duy trì tính cạnh tranh và phù hợp [6] Để đáp ứng những áp lực này, một số CSGDĐH đang chuyển sang mô hình định hướng kinh doanh hơn [8], nhằm đáp ứng nhu cầu của sinh viên về kỹ năng phục vụ xã hội [11] Tuy nhiên, mỗi CSGDĐH đều có bản chất

và mục tiêu riêng biệt [10] Do đó, không thể áp dụng một giải pháp chuyển đổi số thống nhất cho tất cả vì “không có mô hình, quy trình, kích thước phù hợp cho tất cả” [10] Cần có nghiên cứu sâu hơn, rõ nét hơn về các yếu tố tác động của chuyển đổi số đối với giáo dục đại học Những yếu tố này tác động mạnh đến CSGDĐH, dẫn đến một kỷ nguyên mới trong hoạt động của họ Chuyển đổi số hứa hẹn tạo ra các dịch vụ giáo dục mới [11,12], nâng cao hiệu quả học tập, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sinh viên, cải thiện quản lý các vấn đề học thuật và tối ưu hóa quy trình hành chính Hơn nữa, các giải pháp công nghệ mới vẫn mang lại những cơ hội chưa được khai thác trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu Chuyển đổi số trong giáo dục đại học không chỉ liên quan đến nội dung giảng dạy, cung cấp kiến thức, hỗ trợ sinh viên và nghiên cứu mà còn bao gồm các hoạt động hỗ trợ, mô hình vận hành và năng lực tổ chức then chốt như khả năng linh hoạt, mềm dẻo, mục tiêu rõ ràng và dựa trên dẫn chứng, bằng chứng cụ thể

Giáo dục Đại học số là một mô hình mới, sự thành công của quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học phụ thuộc lớn vào việc các nhà hoạch định chính sách có xác định, nhận diện và hiểu rõ những rào cản, thách thức tiềm tàng hay không, từ đó đưa ra các chiến lược và giải pháp phù hợp để vượt qua chúng Theo nghiên cứu của [15], nếu thiếu nhận thức về các trở ngại, các trường đại học sẽ gặp khó khăn trong việc xác định mục tiêu

và lựa chọn chiến lược thích hợp cho quá trình chuyển đổi số của mình

Do vậy, việc xác định và nhận diện đầy đủ các thách thức, trở ngại là yếu tố quan trọng, là điều kiện tiên quyết để đảm bảo quá trình chuyển đổi mô hình giáo dục đại học số

Trang 10

diễn ra thành công tại các cơ sở giáo dục đại học Từ đó, các nhà hoạch định chính sách và quản lý có thể đề ra các giải pháp, chiến lược khả thi nhằm giải quyết, vượt qua các rào cản một cách hiệu quả

II Một số khái niệm liên quan

Để hiểu rõ hơn về quá trình chuyển đổi số và những yêu cầu, điều kiện cần thiết để thực hiện thành công, việc xác định và phân biệt rõ các khái niệm liên quan là vô cùng quan trọng Các thuật ngữ “số hóa”, “khai thác cơ hội số”, “chuyển đổi số” và “đại học số” thường được sử dụng để mô tả tiến trình phân cấp và có thể thay thế một phần cho nhau

Số hóa - digitization được mô tả là một quá trình kỹ thuật [11], đề cập đến việc biến

đổi các công cụ tương tự thành dạng số hóa [12], chuyển đổi dữ liệu tương tự sang định dạng

có thể đọc được bằng máy tính, hoặc chuyển đổi từ dạng tương tự sang định dạng số hóa, ví

dụ như biến đổi giáo trình học tập thành tài liệu đọc được trên web

Khai thác cơ hội số - digitalization (hay gọi là số hóa quy trình) được định nghĩa là

một quá trình kỹ thuật-xã hội [11], là việc ứng dụng công nghệ và dữ liệu số cũng như các kết nối liên kết để tạo ra các hoạt động mới hoặc thay đổi các hoạt động hiện tại Nó mô tả cách thức nhiều khía cạnh của đời sống xã hội được tái định hình bởi cơ sở hạ tầng truyền thông và phương tiện số, việc triển khai công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hoặc tạo lợi thế cạnh tranh, hoặc các cải tiến nhờ tích hợp dữ liệu số Khái niệm này bao hàm các khía cạnh xã hội, hoạt động và kinh tế [8] Do đó, số hóa có thể được hiểu là "cách thức mà nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội được tái cấu trúc xoay quanh cơ sở hạ tầng truyền thông

và phương tiện số"

Chuyển đổi số được nhìn nhận không đơn thuần là một quá trình kỹ thuật, mà còn

là một quá trình mang tính văn hóa-xã hội Theo nghiên cứu [11], chuyển đổi số đề cập đến

sự chuyển biến về văn hóa, tổ chức và hoạt động của một thể chế như doanh nghiệp, ngành hay cả hệ sinh thái thông qua việc kết hợp hài hòa các công nghệ, quy trình và năng lực số vào mọi cấp độ và chức năng theo một lộ trình có trình tự, từng bước Quá trình này tác động đến nhân sự, quy trình làm việc, chiến lược, cơ cấu tổ chức và động lực cạnh tranh Nó liên quan đến những biến đổi căn bản và toàn diện trong nội bộ tổ chức thông qua việc tích hợp công nghệ số, không chỉ đơn thuần áp dụng các công nghệ mới [12] Đó là sự chuyển đổi sâu rộng về phương thức hoạt động, quy trình, năng lực và mô hình của doanh nghiệp, tổ chức nhằm khai thác tối đa những cơ hội và biến đổi từ sự kết hợp giữa công nghệ số và tác động của chúng đến xã hội theo cách thức chiến lược và ưu tiên, được thúc đẩy bởi những

xu thế thay đổi hiện tại và tương lai [38,39,40]

Số hóa và chuyển đổi số mang tính chất khác biệt đáng kể Trong quá trình số hóa,

tổ chức đạt được tự động hóa quy trình, tối ưu hóa các quy trình Trong khi đó, chuyển đổi

số giúp tổ chức thực hiện được những biến đổi ngang chiều và mở ra cơ hội mới nhờ cải tiến chuỗi giá trị [9] Chuyển đổi số không phải là các dự án hay quy trình đơn lẻ, mà cần được

Trang 11

hiểu như một quá trình thay đổi triệt để và toàn diện, thúc đẩy doanh nghiệp theo định hướng hoàn toàn mới, đạt hiệu quả khác biệt Ủy ban Châu Âu nhấn mạnh rằng chuyển đổi số liên quan đến những chuyển biến cơ bản trong nền kinh tế và đời sống xã hội do việc ứng dụng

và tích hợp công nghệ số vào mọi mặt của cuộc sống con người [3]

Quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đại học mang tính chất toàn diện, sâu rộng và đa chiều Nó không chỉ đơn thuần là số hóa hay ứng dụng công nghệ vào quá trình giảng dạy và học tập, mà còn bao gồm sự thay đổi căn bản về tư duy, chiến lược và mô hình vận hành của các cơ sở giáo dục đại học Không chỉ áp dụng các công nghệ mới, quá trình này còn liên quan đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập, đánh giá và thiết

kế chương trình đào tạo nhằm tận dụng tối đa lợi thế từ công nghệ số Nó cũng bao hàm cải tiến, hiện đại hóa các quy trình như quản lý dữ liệu, phân tích học tập, hỗ trợ sinh viên để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục [14,16]

Đại học số là mô hình giáo dục đại học mới, tích hợp triệt để công nghệ số vào mọi

hoạt động như đào tạo, nghiên cứu, quản trị Đây không chỉ là số hóa hay ứng dụng công nghệ đơn thuần, mà là sự chuyển đổi toàn diện về tổ chức, vận hành, mô hình kinh doanh và văn hóa tại các trường đại học nhằm tối đa hóa lợi ích từ công nghệ số Mô hình này đòi hỏi

sự thay đổi sâu rộng trong tư duy của các bên liên quan, khuyến khích hình thành hệ sinh thái số tích hợp, liên kết giữa các trường "Đại học số" hướng tới trải nghiệm đào tạo hiện đại, linh hoạt, cá nhân hóa thông qua ứng dụng công nghệ tiên tiến, để trở thành mô hình đại học thông minh, số hóa hoàn toàn

III Vấn đề nghiên cứu

Mô hình giáo dục đại học số là lĩnh vực nghiên cứu mới nổi, đó là bước tiến từ mô hình đại học số mà bản chất là chuyển đổi số trong CSGDĐH, vì vậy các rào cản vẫn chưa được xác định và nghiên cứu một cách chi tiết và đầy đủ Mặc dù công nghệ mới mang lại

cơ hội mới, bước tiến mới nhưng cũng gây nhiều thách thức, khó khăn nhất định Mô hình giáo dục đại học số vẫn chịu ảnh hưởng của các phương thức truyền thống và luôn đi sau một bước so với sự thay đổi trong truyền thống Một trong những nguyên nhân cốt lõi khiến

tỷ lệ chuyển đổi không thành công là do thiếu hiểu biết về các yếu tố rào cản

Các rào cản bên trong và bên ngoài trong tích hợp công nghệ đã được nghiên cứu từ hơn hai thập kỷ trước: (1) Rào cản liên quan đến các trở ngại bên ngoài như hạ tầng, thiếu thiết bị, internet và hỗ trợ kỹ thuật (2) Rào cản là các “định kiến” nội tại hoặc về hành vi như không mong muốn thay đổi, thiếu tự tin, chuyên môn, phương pháp và nhận thức của giáo viên về lợi ích công nghệ [19]

Hai vấn đề mà chúng tôi đặt ra trong quá trình nghiên cứu, đó là:

- Có những thuộc tính nào là rào cản trong mô hình giáo dục đại học số?

- Làm thế nào để các rào cản mang tính phổ quát, đồng hóa với các CSGDĐH?

Trang 12

IV Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, các tài liệu khoa học liên quan đã được thu thập từ các cơ sở

dữ liệu uy tín như: Web of Science, Scopus, IEEE Xplore, ACM Digital Library, ScienceDirect, SpringerLink, ArXiv, Các nguồn dữ liệu này là do chúng bao trùm đa ngành học, bao gồm các ấn phẩm đến từ nhiều quốc gia và ngôn ngữ khác nhau, đồng thời cung cấp nguồn tư liệu phong phú, đáng tin cậy phục vụ cho mục đích nghiên cứu Bên cạnh

đó, các dữ liệu đến từ trong nước cũng được chúng tôi tập hợp từ các tạp chí của các trường Đại học, viện nghiên cứu, các bài viết của các học giả và dữ liệu chính phủ, ban ngành

V Kết quả khảo cứu tài liệu

Chúng tôi đã tìm thấy 19 tài liệu trọng tâm liên quan trực tiếp nội dung nghiên cứu, mỗi tài liệu có những cách tiếp cận riêng, hướng nghiên cứu dưới góc nhìn của riêng tác giả

Dưới đây là 25 rào cản được tìm thấy, chúng tôi hợp nhất thành 7 nhóm đặc trưng sau đây:

(1) môi trường học thuật, (2) chiến lược đào tạo, (3) tổ chức thực hiện, (4) công nghệ nền tảng, (5) nội dung đào tạo, (6) nguồn lực con người và cuối cùng (7) văn hóa, thái độ

3 Tổ chức

thực hiện

Thiếu sự nhanh nhẹn 5, 7, 11 , 26 , 12 , 17 Quan điểm thu hẹp về đầu tư 9 , 10 , 12

Thiếu sự phối hợp giữa các cơ sở 12, 17

4 Công nghệ

nền tảng

Cơ sở hạ tầng CNTT không đầy đủ 4 , 6 , 8, 9 ,10 , 15 , 17, 18 ,

19 Tích hợp công nghệ số vào hệ thống

Rủi ro về bảo mật và quyền riêng tư 4, 9 , 10 , 14 , 17 , 18 , 19

Trang 13

VI Phân tích các yếu tố rào cản làm cơ sở để định hướng giải pháp thực hiện mô hình

a Nhóm đặc trung về môi trường tác động

Đặc trưng của nhóm này liên quan đến môi trường bên ngoài, không thể giải quyết được trong nội bộ một tổ chức và đóng vai trò quan trọng trong cách thức vận hành và hoạt động của mỗi CSGDĐH Việc áp dụng mô hình giáo dục đại học số bị ảnh hưởng do thiếu kinh phí và hạn chế về ngân sách, cũng như khuôn khổ pháp lý và các vấn đề pháp lý Tài liệu cho thấy một trong những rào cản quan trọng nhất đối với việc thực hiện thành công chuyển đổi số ở các trường đại học là thiếu kinh phí Các trường đại học có thể không có nguồn tài chính cần thiết để đầu tư vào công nghệ mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện có hoặc thuê nhân viên có trình độ để quản lý chuyển đổi số Các trường đại học cần ưu tiên các dự

án chuyển đổi số dựa trên ngân sách sẵn có, điều này có thể dẫn đến tốc độ triển khai chậm hơn hoặc chiến lược chuyển đổi kém toàn diện hơn

Trang 14

Đối với khung pháp lý, các tài liệu tìm thấy đều đề cập đến luật, chính sách và quy định chi phối hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học Ví dụ như, các quy định hạn chế sử dụng công nghệ hoặc hạn chế loại công nghệ có thể sử dụng trong giáo dục có thể đóng vai trò là rào cản đối với việc thực hiện thành công chuyển đổi số Các vấn đề pháp lý như bảo

vệ dữ liệu và quyền riêng tư, sở hữu trí tuệ và bản quyền có thể là thách thức đối với các trường đại học và có thể ảnh hưởng đến các sáng kiến chuyển đổi số Các quy định liên quan đến quyền riêng tư dữ liệu có thể gây khó khăn cho các trường đại học trong việc thu thập, lưu trữ và sử dụng dữ liệu sinh viên để cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định liên quan đến chuyển đổi số Các quy định về sở hữu trí tuệ và bản quyền có thể gây khó khăn cho các trường đại học trong việc sử dụng các tài nguyên số như tài liệu khóa học trực tuyến, sách điện tử và tài nguyên giáo dục Bài học từ đề án Liên thông thư viện trong hệ thống các

cơ sở giáo dục đại học là ví dụ điển hình cho rào cản này

b Nhóm đặc trưng về chiến lược, tầm nhìn

Tập hợp các trở ngại thường gặp bao gồm các vấn đề về chính sách nội bộ của các trường đại học và cơ quan quản lý trực tiếp cấp Bộ, Ngành Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc chuyển đổi số là một quá trình phức tạp, có thể ảnh hưởng đến mọi khía cạnh, đồng thời đòi hỏi kế hoạch và tư duy chiến lược kỹ lưỡng

Một trong những rào cản phổ biến nhất là thiếu kế hoạch chiến lược toàn diện cho việc chuyển đổi số trong các CSGDĐH, cũng như việc thiếu các sáng kiến nhằm cải thiện mọi khía cạnh của hoạt động học thuật, từ giảng dạy, học tập đến nghiên cứu và quản lý Việc thiếu tầm nhìn tổng thể và kế hoạch hành động rõ ràng để thúc đẩy chuyển đổi số nhằm nêu rõ các lợi ích của việc chuyển đổi số và thu hút sự tham gia của các CSGDĐH là rất quan trọng, vì chuyển đổi này yêu cầu sự hợp tác từ tất cả các bên liên quan

Sự thiếu liên kết giữa các bộ phận trong nội tại của CSGDĐH cũng có thể làm trở ngại cho việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và xây dựng một tầm nhìn chung Một chính sách với thể chế cởi mở, rõ ràng, minh bạch và khả thi có thể giúp thiết lập quan hệ đối tác với các trường đại học, đối tác trong ngành và các nhà cung cấp công nghệ khác trogn nước, mang lại nguồn lực và kiến thức chuyên môn Thiết lập các chỉ số hiệu suất chính và ưu tiên các mục tiêu có thể giúp đảm bảo rằng các nỗ lực đang tiến triển theo hướng đúng và hiệu quả

c Nhóm đặc trưng về tổ chức thực hiện

Công nghệ đang phát triển với tốc độ chóng mặt, và cùng với đó là sự thay đổi trong cách tiếp cận kiến thức và tư duy Sinh viên và giảng viên liên tục có nhu cầu thay đổi, điều này đặt ra áp lực lớn cho các trường đại học để nhanh chóng và linh hoạt thích ứng với môi trường nội và ngoại vi chuyển đổi Các CSGDĐH linh hoạt luôn có khả năng thử nghiệm và triển khai các quy trình mới, sử dụng công nghệ tiên tiến để cải thiện hoạt động, và đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu của cộng đồng Tuy nhiên, việc thiết lập các hệ thống quyết định phân cấp có thể làm chậm quá trình ra quyết định và tăng độ phức tạp, khiến cho việc thích

Trang 15

ứng với sự thay đổi trở nên khó khăn hơn Từ đó làm cho việc thực hiện các sáng kiến chuyển đổi số trở nên phức tạp hơn, đặc biệt khi chúng yêu cầu phản ứng nhanh và quyết đoán từ các quyết định địa phương đến các quyết định cấp cao hơn Do đó, nhiều trường đại học có thể gặp khó khăn trong việc đầu tư vào các lĩnh vực không mang lại kết quả ngay lập tức hoặc yêu cầu thời gian vài năm để thấy được hiệu quả Điều này có thể gây ra một vòng lặp tiêu cực, làm cho việc bắt kịp với sự phát triển trở nên khó khăn hơn

d Nhóm đặc trưng về công nghệ nền tảng

Nhóm này có ảnh hướng sâu rộng và trực tiếp đến quá trình chuyển đổi số của các CSGDĐH, hạn chế khả năng nắm bắt và sử dụng hiệu quả công nghệ kỹ thuật số của họ Do

đó, các rào cản như thiếu cơ sở hạ tầng CNTT đầy đủ, rủi ro và tiêu chuẩn bảo mật CNTT,

hệ thống cũ và phụ thuộc vào bên thứ ba, chất lượng dữ liệu không đáng tin cậy do dữ liệu

bị phân tán và tích hợp công nghệ kỹ thuật số là rất quan trọng cần giải quyết để tổ chức có thể hoạt động liền mạch Cơ sở hạ tầng mạng không đảm bảo cho việc kết nối đến hệ thống lớn gây khó khăn cho sinh viên và giảng viên trong việc truy cập các tài nguyên và công cụ học tập kỹ thuật số Băng thông, dung lượng lưu trữ và khả năng xử lý không đủ có thể làm chậm việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số và hạn chế hiệu quả của chúng

Rủi ro an ninh mạng, bảo mật dữ liệu cá nhân, bảo mật dữ liệu của các CSGDĐH chẳng hạn như vi phạm dữ liệu, đánh cắp danh tính và tấn công lừa đảo, là rào cản vô cùng lớn các trường đại học triển khai mô hình Đại học số Việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về bảo mật CNTT cũng có thể là một vấn đề quan trọng, đặc biệt khi liên quan đến thông tin nhạy cảm của sinh viên và giảng viên Mô hình giáo dục Đại học số cần phải đảm bảo rằng cơ sở hạ tầng, nền tảng kỹ thuật số đáp ứng các tiêu chuẩn bảo mật CNTT theo các quy định nghiêm ngặt của Chính phủ để bảo vệ dữ liệu nhạy cảm và ngăn chặn truy cập trái phép

Việc da dạng dữ liệu dẫn đến viđề cập đến sự đa dạng của các loại dữ liệu, nguồn

và cấu trúc dữ liệu Trong các trường đại học, dữ liệu có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, chẳng hạn như hồ sơ sinh viên, đánh giá khóa học, kết quả nghiên cứu, giao dịch tài chính

và tất cả các loại báo cáo Những loại dữ liệu khác nhau này có thể được lưu trữ ở các định dạng và cấu trúc khác nhau, gây khó khăn cho việc kết hợp và phân tích chúng một cách hiệu quả Sự đa dạng này cũng có thể gây khó khăn cho việc thiết lập các định nghĩa và kiểm soát chất lượng dữ liệu được tiêu chuẩn hóa, dẫn đến sự không nhất quán và sai sót trong dữ liệu

e Nhóm đặc trưng về nội dung đào tạo

Đây cũng là nhóm rào cản rất khó để tháo gỡ, bới nó mang tính riêng tư, cá nhân nhiều hơn là tính cộng đồng, phổ chúng Nhóm rào cản này là những thách thức chính cần được nhận diện và giải quyết để đảm bảo nội dung học tập đạt chất lượng, thống nhất và hiệu quả trong mô hình giáo dục đại học số hợp nhất

Trang 16

Sự khác biệt về chuẩn đầu ra, chuẩn kiến thức, kỹ năng giữa các trường: Mỗi trường đại học có thể có những yêu cầu và chuẩn mực riêng về kiến thức, kỹ năng cần đạt được với mỗi chương trình đào tạo Việc thống nhất và hài hòa hóa các chuẩn này để xây dựng nội dung chung là một thách thức lớn

Sự đa dạng về phương pháp giảng dạy và học tập: Các CSGDĐH khác nhau có thể

áp dụng những phương pháp sư phạm khác nhau như học trực tuyến, học qua dự án, học thực hành, học lý thuyết truyền thống,vv việc tích hợp và thống nhất phương pháp là rào cản cần vượt qua

Chất lượng và định dạng nội dung số hóa khác nhau: Để chuyển sang mô hình số, nội dung học tập của các trường cần được số hóa Tuy nhiên, chất lượng và định dạng của nội dung số hóa này có thể khác nhau giữa các trường, gây khó khăn trong việc tích hợp

Vấn đề sở hữu trí tuệ: Mỗi trường đều sở hữu bản quyền nội dung học liệu riêng Việc chia sẻ, sử dụng chung nội dung giữa các trường đòi hỏi phải giải quyết vấn đề sở hữu trí tuệ một cách phù hợp

Những khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, bối cảnh: Nội dung học tập có thể mang đậm bối cảnh văn hóa, ngôn ngữ của từng vùng miền Việc thống nhất, chuẩn hóa nội dung để phù hợp tất cả là thách thức không nhỏ

Khó khăn trong việc đánh giá, cập nhật nội dung liên tục: Trong mô hình đại học số tích hợp, cần có quy trình thường xuyên đánh giá, cập nhật nội dung học tập để đảm bảo tính thống nhất, mới mẻ Điều này đòi hỏi nguồn lực và hệ thống phối hợp chặt chẽ

g Nhóm đặc trưng về con người, nhân lực

Trong nhóm này, các rào cản liên quan đến con người đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoặc ngăn chặn quá trình chuyển đổi số trong các trường đại học Để thực hiện chuyển đổi một cách suôn sẻ, các trường đại học cần nhân viên có kỹ năng kỹ thuật mới như lập trình, phân tích dữ liệu và phát triển phần mềm, cũng như các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm và khả năng thích ứng

Một rào cản quan trọng khác là thiếu sự lãnh đạo cho quá trình thay đổi Chuyển đổi số đòi hỏi sự lãnh đạo và quản trị mạnh mẽ để đảm bảo các sáng kiến phù hợp với mục tiêu chiến lược chung của trường đại học Điều này bao gồm việc đặt ra mục tiêu rõ ràng, thiết lập trách nhiệm giải trình và cung cấp nguồn lực cũng như hỗ trợ cho các sáng kiến số Lãnh đạo của trường đại học đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển đổi số Tuy nhiên, thiếu kỹ năng hoặc tầm nhìn cần thiết của nhà lãnh đạo có thể dẫn đến sự không chấp nhận của giảng viên và nhân viên cũng như thiếu nguồn lực để hỗ trợ các sáng kiến số

Đội ngũ giảng viên thường bị quá tải với các nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu và hành chính, điều này làm cho họ có ít thời gian tham gia vào các sáng kiến số Các sáng kiến

số đòi hỏi thời gian và nguồn lực đáng kể, bao gồm cả việc lập kế hoạch, triển khai và hỗ trợ

Trang 17

liên tục Nếu các trường đại học không khuyến khích và cung cấp nguồn lực để giảng viên tham gia hoặc nếu giảng viên không có thời gian cho các sáng kiến này, họ sẽ không thể tham gia đầy đủ vào các nỗ lực chuyển đổi số

h Nhóm đặc trưng về văn hóa, thái độ

Các rào cản văn hóa có thể hiểu như là sự phản đối thay đổi ở cả mức cá nhân và mức hệ thống Ở mức cá nhân, đó là sự khó chấp nhận của con người đối với sự thay đổi, trong khi ở mức hệ thống, đó là khả năng chống lại sự thay đổi của các hệ thống do tính ổn định và cân bằng nội tại của chúng Với sự thay đổi liên tục của thế giới, việc hệ thống phải đối mặt và thích ứng là không tránh khỏi Các CSGDĐH nên tìm cách nắm bắt mối quan hệ mới trong khi vẫn duy trì tính hiệu quả của hệ thống hiện tại cho đến khi hệ thống mới sẵn sàng tiếp quản hoàn toàn Ở một số trường đại học, chúng tôi quan sát thấy một nền văn hóa không ưa rủi ro, khiến việc thực hiện các phương pháp tiếp cận mới hoặc khuyến khích thử nghiệm và thất bại trở nên khó khăn

Sự miễn cưỡng từ bỏ vùng an toàn và cố gắng khám phá cách tiếp cận mới là một trở ngại lớn đối với sự thành công của chuyển đổi số Sự phản đối thay đổi tồn tại ở cả giảng viên và nhân viên, và nền văn hóa bảo thủ và quan liêu của nhiều trường đại học thường ưu tiên sự ổn định và truyền thống hơn là thay đổi Văn hóa này thường dẫn đến sự phản đối các sáng kiến chuyển đổi số và thiếu sự hỗ trợ cho sự cải cách và thích ứng

VII Kết luận và thảo luận

Bài viết này nhấn mạnh và phân tích các rào cản mà các trường đại học gặp phải trong quá trình chuyển đổi số, và phân loại chúng vào các danh mục tổng quát hơn Những danh mục này có thể được sử dụng như cơ sở để phát triển các chiến lược chuyển đổi số

Qua việc nghiên cứu tài liệu có cấu trúc, chúng tôi đã xác định và phân tích hai mươi rào cản khác biệt Rào cản phổ biến nhất bao gồm thiếu hiểu biết về công nghệ số, sự chống đối thay đổi và lo ngại về rủi ro, cũng như thiếu hạ tầng CNTT đầy đủ và hạn chế về ngân sách

Đáng chú ý, một số rào cản đã thay đổi hoặc giảm dần theo thời gian và sự phát triển công nghệ Trước đây, các rào cản thường liên quan đến thiếu hạ tầng CNTT và khả năng tiếp cận công nghệ bị hạn chế Tuy nhiên, ngày nay, sự phụ thuộc vào công nghệ số, quan tâm đến quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu đã trở nên quan trọng hơn Cũng đã quan sát thấy

sự chống đối thay đổi không chỉ là sợ hãi về công nghệ hoặc lo ngại về sự thay đổi trong công việc, mà còn là về việc điều chỉnh phương pháp giảng dạy, tái thiết kế các chương trình học, giải quyết vấn đề về khối lượng công việc của giảng viên và quản lý những thay đổi văn hóa liên quan đến việc sử dụng công nghệ trong giảng dạy và học tập

Sau đó, các rào cản đã được phân loại thành 7 loại lớn hơn, bao gồm: (1) môi trường giáo dục, (2) chiến lược, tầm nhìn, (3) tổ chức triển khai, (4) công nghệ nền tảng, (5) nội dung đào tạo, (6) con người và (7) văn hóa, thái độ Mỗi loại rào cản ảnh hưởng đến các khía

Trang 18

cạnh khác nhau của tổ chức và đòi hỏi các nhà quản lý trường đại học thực hiện các biện pháp khác nhau

Bằng cách kết hợp sự hiểu biết toàn diện về các rào cản này, bài viết này khuyến khích việc khám phá sâu hơn về các rào cản và cho phép thiết kế và triển khai chuyển đổi số trong các trường đại học Cần có nghiên cứu sâu hơn để xác định cách các rào cản hoạt động trong các môi trường pháp lý khác nhau, để có thể xác định các điểm tương đồng và khác biệt Ngoài ra, việc xem xét các rào cản tồn tại trong các cơ quan công khác nhau có thể cung cấp thông tin hữu ích, vì các trường đại học thường là cơ quan công với khung pháp lý và tài trợ từ chính phủ Khám phá các rào cản trong việc triển khai chuyển đổi số cũng có thể mang lại những thông tin quý giá

Cuối cùng, nhóm tác giả muốn nhấn mạnh rằng các rào cản được xác định dựa trên việc nghiên cứu tài liệu Số lượng tài liệu nghiên cứu vẫn còn tương đối hạn chế và cũng được liệt kê cụ thể, và những tài liệu này luôn có tính mới, tính thời sự và tính khoa học cao, điều này có thể gợi ý về việc cần có nghiên cứu toàn diện hơn về việc triển khai chuyển đổi

số trong các cơ sở giáo dục đại học

Tài liệu tham khảo:

[1] B Castro, L M., et al., “Digital Transformation in Higher Education Institutions: A Systematic Literature Review”, Sensors, 20(11), 3291, 2020

[2] B Maltaverne, Digital transformation of Procurement: a good abuse of language? 2017 [Online] Available at http://www.thedigitaltransformationpeople.com/channels/the-case-for- digital-transformation/digital-transformation-of-procurementa-good-abuse-of-language [Accessed on May 3, 2023]

[3] Brooks, D.C.; McCormack, M Driving Digital Transformation in Higher Education; EDUCAUSE: Washington, DC, USA, 2020; p 16 [Google Scholar] [CrossRef]

[4] B.R ,Aditya, B.R.; Ferdiana, R.; Kusumawardani, S.S The Study of the Barriers to Digital Transformation in Higher Education: A Preliminary Investigation in Indonesia In Proceedings

of the 2020 6th International Conference on Science and Technology (ICST), Yogyakarta, Indonesia, 7–8 September 2020; pp 1–6 [Google Scholar] [CrossRef]

[5] Fahey, K How Higher Education Can Overcome Barriers to Digital Transformation Educause 2021.https://er.educause.edu/articles/sponsored/2021/10/how- higher-education-can-overcome-barriers-to-digital-transformation (accessed on 2 November 2022)

[6] Jensen, T Higher Education in the Digital Era The current state of transformation around the world IUA 2019, 626–633 [Google Scholar] [CrossRef]

[7] Kerroum, K.; Khiat, A.; Bahnasse, A.; Aoula, E.S.; Khiat, Y The proposal of an agile model for the digital transformation of the University Hassan II of Casablanca 4.0 Procedia Comput Sci 2020, 175, 403–410 [Google Scholar] [CrossRef]

Trang 19

[8] Mikheev, A.; Serkina, Y.; Vasyaev, A Current trends in the digital transformation of higher education institutions in Russia Educ Inf Technol 2021, 26, 4537–4551 [Google Scholar] [CrossRef]

[9] Marks, A.; AL-Ali, M.; Atassi, R.; Abualkishik, A.Z.; Rezgui, Y Digital transformation in higher education: A framework for maturity assessment Int J Adv Comput Sci Appl 2020, 11, 504–513 [Google Scholar] [CrossRef]

[10] M.Al-Ali, M.; Marks, A A digital maturity model for the education enterprise Perspect Policy Pract High Educ 2022, 26, 47–58 [Google Scholar] [CrossRef]

[11] Mohamed Hashim, M.A.; Tlemsani, I.; Duncan Matthews, R A sustainable University: Digital Transformation and Beyond Educ Inf Technol 2022, 27, 8961–8996 [Google Scholar] [CrossRef]

[12] Mo, Alenezi, Deep Dive into Digital Transformation in Higher Education Educ Sci 2021, 11, 770 [Google Scholar] [CrossRef]

[13] Packmohr, S.; Brink, H Impact of the pandemic on the barriers to the digital transformation in higher education-comparing pre-and intra-COVID-19 perceptions of management students In Proceedings of the International Conference on Business Informatics, Bolzano (Virtual), Italy, 1–

3 September 2021; Springer: Berlin/Heidelberg, Germany, 2021; pp 3–18 [Google Scholar]

[14] Parker, S The Future of Higher Education in a Disruptive World KPMG 2020, 1–30 Available online: https://kpmg.com/xx/en/home/industries/government-public-sector/education/the-future-of- higher-education-in-a-disruptive-world.html (accessed on 8 July 2023)

[15] Reid, P Categories for barriers to adoption of instructional technologies Educ Inf Technol 2014, 19, 383–407 [Google Scholar] [CrossRef]

[16] Sandkuhl, K.; Lehmann, H Digital Transformation in higher education-The role of enterprise architectures and portals In Proceedings of the Digital Enterprise Computing (DEC 2017), Gesellschaft für Informatik, Bonn, Böblingen, Germeny, 11–12 July 2017; pp 49–60, ISBN 978-3-88579-666-4 [Google Scholar]

[17] Skrimpizi, T.; Peristeras, V Barriers to digital transformation in higher education institutions

In Proceedings of the 15th International Conference on Theory and Practice of Electronic Governance, Guimarães, Portugal, 4–7 October 2022; Association for Computing Machinery: New York, NY, USA, 2022; pp 154–160 [Google Scholar]

[18] Murad, D.F,; Aditya, B.R ; Ferdiana, R.; Kusumawardani, S.S.; Wijanarko, B.D Identify High-Priority Barriers to Effective Digital Transformation in Higher Education: A Case Study

at Private University in Indonesia In Proceedings of the 2021 1st International Conference on Computer Science and Artificial Intelligence (ICCSAI), Jakarta, Indonesia, 28 October 2021;

pp 76–80 [Google Scholar] [CrossRef]

[19] Westerman, Kusumawardani, S.S Barriers to Digital Transformation in Higher Education: An Interpretive Structural Modeling Approach Int J Innov Technol Manag 2021, 18, 2150024 [Google Scholar] [CrossRef]

Trang 20

VAI TRÒ CỦA KỸ NĂNG SỐ TRONG THÚC ĐẨY HỌC TẬP SUỐT ĐỜI

VÀ XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP Ở VIỆT NAM

Trần Minh Tuấn 1

Trong nền kinh tế vận hành dựa trên tri thức hiện nay, khả năng học hỏi, thích ứng nhanh chóng với những biến đổi và khả năng tìm kiếm giải pháp cho những thách thức mới xuất hiện của con người là rất quan trọng Để có được những điều trên, tất cả mọi người đều cần được cung cấp cơ hội học tập suốt đời, và một xã hội học tập cần được thúc đẩy xây dựng Đây cũng là xu hướng giáo dục toàn cầu đang đặt ra với các nền giáo dục trên thế giới

Xã hội học tập là một xã hội mà mọi người dân có nhu cầu học tập đều được đáp ứng

và đều có nghĩa vụ học tập Xã hội này tạo điều kiện để công dân được bình đẳng trong học tập, được học tập suốt đời Thành tố hạt nhân cơ bản của xã hội học tập chính là công dân học tập, không có công dân học tập thì sẽ không có xã hội học tập Học tập suốt đời là hoạt động học tập có chủ đích, diễn ra xuyên suốt từ tuổi ấu thơ, qua trường phổ thông, đại học

và tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao kiến thức trong những giai đoạn tiếp theo của cuộc đời mỗi người Ngoài giáo dục chính quy, học tập suốt đời còn mở rộng ra các hoạt động giáo dục không chính quy và phi chính quy cho tất cả các đối tượng công dân Thúc đẩy học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập là yêu cầu tất yếu đang đặt ra với nền giáo dục của mỗi quốc gia để đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững trong bối cảnh thế giới liên tục thay đổi hiện nay

Để mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho tất cả mọi đối tượng trong xã hội, mọi lúc, mọi nơi, thì đẩy mạnh giáo dục mở, giáo dục từ xa chính là giải pháp thiết yếu Để mỗi người dân có thể tự chủ động tiếp cận với tri thức mà mình mong muốn, đặc biệt là nguồn tri thức

vô tận trên Internet, để cá nhân có khả năng làm chủ trong thế giới học thuật đa dạng, mỗi công dân cần được đào tạo về kỹ năng số một cách bài bản

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, kỹ năng số đang trở thành một trong những kỹ năng thiết yếu của mỗi người dân khi tham gia hội nhập, phát triển trong xã hội Theo UNESCO, “Kỹ năng số được định nghĩa là một loạt các khả năng sử dụng các thiết bị kỹ thuật số, các ứng dụng truyền thông và mạng để truy cập và quản lý thông tin Chúng cho phép mọi người tạo và chia sẻ nội dung kỹ thuật số, giao tiếp và cộng tác, giải quyết vấn đề để tự hoàn thành một cách hiệu quả và sáng tạo trong cuộc sống, học tập, công việc và các hoạt động xã hội nói chung”2 UNESCO cũng chia kỹ năng số thành hai cấp độ: cơ bản và nâng cao Trong đó, kỹ năng số cơ bản là kỹ năng sử

1 Vụ Kinh tế số và Xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông

2 UNESCO (2018) Digital skills critical for jobs and social inclusion

https://www.unesco.org/en/articles/digital-skills-critical-jobs-and-social-inclusion

Trang 21

dụng các thiết bị số và ứng dụng online cơ bản để thực hiện các tác vụ đơn giản Kỹ năng này được coi là thành phần thiết yếu của việc biết chữ trong thời đại công nghệ số, sánh ngang với kỹ năng đọc, viết và tính toán truyền thống Kỹ năng số nâng cao là khả năng sử dụng công nghệ số một cách chuyên sâu và sáng tạo, ví dụ như các ngành, nghề trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)

Kỹ năng số là kỹ năng then chốt để thúc đẩy học tập suốt đời Thứ nhất, có kỹ năng

số, người học có thể tiếp cận kho tri thức khổng lồ trên Internet dễ dàng hơn Internet

là nguồn tài nguyên vô tận chứa đựng vô số thông tin và kiến thức về mọi lĩnh vực Với kỹ năng số, mỗi người đều có thể truy cập Internet một cách an toàn, tìm kiếm thông tin nhanh chóng và chính xác Thứ hai, kỹ năng số giúp việc học giờ đây trở nên dễ dàng hơn Chỉ cần máy tính có kết nối mạng, người học có thể sử dụng Internet và các thiết bị số để truy cập,

đăng ký và học các khóa học trực tuyến mở đại trà (Massive Open Online Courses - MOOCs)

cung cấp bởi các nền tảng, tổ chức khác nhau, ở bất cứ đâu, vào bất cứ thời gian nào Vào tháng 11 năm 2023, hai nền tảng học trực tuyến mở đại trà là OneTouch và MobiEdu chính thức được Bộ Thông tin và Truyền thông công nhận là Nền tảng số tiềm năng trở thành Nền tảng số quốc gia về học trực tuyến mở đại trà MOOCs Trong đó, về đào tạo kỹ năng số, hiện nay, nền tảng OneTouch - xây dựng và vận hành bởi Tổng công ty VTC - đã cung cấp được 18 khóa học kỹ năng số cho người dân với hơn 23 triệu lượt truy cập Ngoài ra, theo công bố tại Sách trắng Edtech Việt Nam 2023 do Edtech Agency thực hiện, ước lượng số lượng doanh nghiệp EdTech sở hữu công nghệ riêng trên thị trường Việt Nam là không dưới

400 doanh nghiệp Nếu tính cả các doanh nghiệp có sản phẩm EdTech đang vận hành trên nền tảng công nghệ của bên thứ ba thì con số này lên đến 700 doanh nghiệp1 Một số nền tảng số học tập Việt Nam nổi bật có thể kể đến là Vuihoc.vn, Hocmai.vn, VnEdu, TOPICA… Thứ ba, với kỹ năng số, mỗi người dân đều có thể chủ động kết nối với cộng đồng học tập Người học có thể truy cập vào mạng xã hội, các diễn đàn trực tuyến để kết nối với những người có cùng mục tiêu học tập để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với nhau Điều này vừa giúp củng cố kiến thức, học hỏi những điều mới và quan trọng hơn, giúp họ tự nâng cao động lực trong suốt qúa trình tự học

Nhìn chung, kỹ năng số đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy học tập suốt đời, bằng cách cung cấp cho mọi người công cụ và cơ hội để tiếp cận tri thức trên môi trường số Như vậy, cùng với các kỹ năng khác như đọc, viết, nghiên cứu, kỹ năng số cho phép người học chủ động học tập, tự trau dồi kiến thức, tự tổ chức chương trình học tập và

có thể tự học một cách hiệu quả, linh hoạt suốt đời Đây cũng chính là tiêu chí mà một xã hội học tập với những công dân học tập suốt đời hướng tới

Ở chiều ngược lại, xã hội học tập cũng đang tạo môi trường để việc phổ cập kỹ năng

số đến người dân dễ dàng và thuận tiện hơn Xây dựng một xã hội học tập, thúc đẩy học tập

1 Sách trắng EdTech Việt Nam, https://edtechagency.net/vi/

Trang 22

suốt đời kéo theo sự phát triển của giáo dục mở với các tài nguyên giáo dục mở (Open Educational Resources - OER) và các khóa học trực tuyến mở Điều này mở ra cơ hội để người học tiếp cận dễ dàng các học liệu và khóa học về đào tạo kỹ năng số Thay vì phải tổ chức các lớp đào tạo trực tiếp với thời gian và địa điểm cố định, tốn nhiều chi phí vận hành như trước đây thì bây giờ, hệ thống đào tạo từ xa và MOOC đã xóa nhòa khoảng cách địa

lý, đưa các khóa học về kỹ năng số cơ bản và nâng cao tiếp cận được đông đảo người dân hơn Điều này đặc biệt có ý nghĩa với những người thuộc nhóm yếu thế, người cao tuổi, người dân ở vùng sâu, vùng xa… khi họ có thể được trang bị kiến thức về kỹ năng số hơn

để từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của mình

Phổ cập và nâng cao kỹ năng số cho người dân, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực

có kỹ năng số là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết hiện nay đặt ra với các cơ quan quản lý nhà nước Nhân lực là nguồn gốc của mọi sự phát triển cũng như sự tụt hậu Với lực lượng lao động có quy mô lớn vào khoảng 55 triệu người, nếu Việt Nam có thể nhanh chóng đào tạo chuyển đổi, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng số cho lực lượng lao động này thì sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển, không chỉ đáp ứng đủ nhân lực cho Việt Nam

mà Việt Nam còn có thể cung cấp nhân lực số cho khu vực và thế giới Nếu Việt Nam không nhanh chóng làm được điều này, thì ngược lại, sẽ là sức ép to lớn, không chỉ cho sự phát triển của đất nước, mà còn đặt ra nhiều vấn đề xã hội tiềm ẩn đáng lo ngại Giải pháp đặt ra

là nhanh chóng triển khai thí điểm đại học số để đào tạo chuyển đổi, đào tạo lại, đào tạo văn bằng hai về công nghệ số cho lực lượng lao động Tại quyết định số 411/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31 tháng 3 năm 2022 về Phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm để phát triển nhân lực số là: “Xây dựng quy định cho phép chuyển đổi một số văn bản, chứng chỉ công nghệ thông tin cấp bởi tổ chức, doanh nghiệp công nghệ

uy tín trong và ngoài nước sang tín chỉ học của bộ môn tương ứng để rút ngắn thời gian đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng” Hiện nay nhiều trường đại học đang triển khai chuyển đổi một số chứng chỉ công nghệ thông tin, đào tạo ngoại ngữ nhằm tăng tính hiệu quả trong công tác đào tạo

Bên cạnh đó, cần triển khai nền tảng đào tạo kỹ năng số trực tuyến và có chính sách khuyến khích phổ cập kỹ năng số toàn dân Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã và đang triển khai một số hoạt động để phổ cập, năng cao kỹ năng số cho người dân như: Triển khai Mô hình Tổ Công nghệ số cộng đồng (CNSCĐ) và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng

số trên Nền tảng học trực tuyến mở đại trà (MOOCs) rộng rãi trên toàn quốc; Hỗ trợ các Bộ, ngành, địa phương triển khai các chương trình đào tạo kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức và đào tạo, sát hạch kỹ năng số cơ bản cho người dân…

Trang 23

TRÍ TUỆ NHÂN TẠO: CHÌA KHÓA XÂY DỰNG QUÁ TRÌNH CÁ NHÂN

HÓA VIỆC HỌC TẬP TRONG GIÁO DỤC MỞ

Lê Thị Thanh Thu 1 Email: thu.ltt@ou.edu.vn

Tóm tắt: Bài viết giới thiệu phương thức giảng dạy cá nhân việc học tập tập trung vào nhu cầu và khả năng riêng của từng người học , lợi ích phương thức này mang lại cho người học, nguyên tấc và mô hình thực hiện Phương thức này khó thực hiện nếu không có công nghệ hỗ trợ AI và các ứng dụng hiện nay sẽ cung cấp các giải pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm cho số đông, giải quyết được sự khác nhau giữa năng lực tiếp thu, nhu cầu học tập, sở thích… của mỗi cá nhân người học, mở ra khả năng thúc đẩy giáo dục

mở phát triển và đạt được mục tiêu dỡ bỏ các rào cản và cung cấp nhiều con đường đến với học tập và chia sẻ tri thức

Từ khóa: AI, ứng dụng AI, cá nhân hóa việc học tập, giáo dục mở, đào tạo trực tuyến

Việt Nam đang được định hướng xây dựng một nền giáo dục mở, hướng tới một mô hình mới về phát triển giáo dục trong bối cảnh giáo dục số với mục đích tăng cường sự tiếp cận và học tập thành công bằng cách dỡ bỏ các rào cản và cung cấp nhiều con đường đến với học tập và chia sẻ tri thức (Nguyễn, 2017; Tôn, 2021) Trong GDM, yếu tố phương pháp

và học liệu là cực kỳ quan trọng Các đại học Mở đã và đang khai thác rộng rãi lợi ích của công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là Internet để cung cấp nguồn học liệu mở cho một số lượng rất lớn học viên

Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ

có liên quan thực hiện Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đến năm 2030 (2021) Một trong những nhiệm vụ trọng tâm là cá nhân hóa việc học tập Hiện nay, AI có thể hỗ trợ và thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động học tập của người

1 Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 24

học, trở thành một quá trình thường xuyên, liên tục, mọi lúc, mọi nơi, học tập suốt đời Đồng thời, AI giúp giáo dục tiếp cận hiêu quả với nhiều đối tượng thụ hưởng trên khắp các vùng địa lí, độ tuổi và điều kiện kinh tế xã hội của mọi người học, đáp ứng mục tiêu của GDM Đặc biệt, AI có thể cung cấp các giải pháp liên quan đến yếu tố phương pháp dạy và học, một trong hai yếu tố cực kỳ quan trọng của GDM còn đang để ngõ, giúp khắc phục rào cản lớn nhất của giáo dục là làm sao giảng dạy lấy người học làm trung tâm cho số đông, giải quyết sự khác nhau giữa năng lực tiếp thu, nhu cầu học tập, sở thích… của mỗi cá nhân người học

Thuật ngữ “cá nhân hóa việc học tập” (hay cá nhân hóa học tập, học tập cá nhân hóa,

cá nhân hóa học, học cá nhân hóa) được dịch từ khái niệm “personalized learning” (CNHHT) đang dần trở thành một xu hướng giáo dục mới trong thế kỷ XXI Ngoài khả năng truyền đạt kiến thức cho một nhóm chung, CNHHT còn tập trung vào nhu cầu và khả năng riêng của từng người học Theo Lee và cộng sự (2018), CNHHT trở thành một giải pháp giúp việc học hỏi đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với trải nghiệm cá nhân của mỗi người học, nhờ

đó giúp họ phát huy tối đa tiềm năng thông qua nội dung được giảng dạy, cách thức và nhịp

độ mà nội dung đó được truyền đạt Thông qua việc tạo ra một môi trường học tập phù hợp với mỗi cá nhân, CNHHT giúp người học tăng động lực và hứng thú học tập, từ đó cải thiện kết quả học tập (Shemshack & Spector, 2020)

Tuy hiện tại các trường đại học Mở đã tổ chức đào tạo trực tuyến (ĐTTT), tuy nhiên cần xem xét sự khác biệt giữa 2 hình thức đào tạo này để nhìn nhận tính ưu việt của CNHHT

có thể bổ sung cho ĐTTT, và xem đây là một trong những giải pháp giúp GDM phát triển

và đạt được mục tiêu của mình Hai phương pháp này đều (1) cho phép người học tự chọn thời gian và địa điểm học tập: Họ có thể học từ xa và lựa chọn thời gian học phù hợp với lịch trình cá nhân Việc tận dụng thời gian một cách linh hoạt tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của người học trở nên hiệu quả hơn; (2) sử dụng công nghệ để cung cấp tài liệu học tập và tương tác giữa người dạy và người học; (3) tạo cơ hội cho tương tác và phản hồi giữa người dạy và người học, thông qua email, diễn đàn trực tuyến… Tuy nhiên, CNHHT tập trung vào sự cá nhân hóa trong giáo dục, đáp ứng nhu cầu riêng của từng người học, tạo điều kiện cho việc học tập linh hoạt và tương tác tốt giữa người dạy và người học Trong khi

đó, phương pháp học trực tuyến tập trung vào việc cung cấp nội dung giáo dục thông qua

mô hình truyền đạt trực tuyến cho tập thể

Bài viết này tập trung trình bày khái niệm CNHHT và phân tích khả năng ứng dụng

AI để phát triển CNHHT trong GDM

II Cá nhân hóa việc học tập

Khái niệm CNHHT đã xuất hiện từ rất lâu CNHHT đã tồn tại hàng trăm năm dưới hình thức học nghề Khi các công nghệ giáo dục bắt đầu phát triển mạnh vào nửa cuối thế kỉ trước, việc học tập được cá nhân hóa dưới dạng các hệ thống dạy kèm thông minh CNHHT xuất hiện

Trang 25

trở lại vào đầu thế kỷ 21 (Brass & Lynch, 2020) như một sự bổ sung hoặc kế thừa khả thi đến việc dạy và học trực tiếp Trên cơ sở ứng dụng công nghệ, CNHHT gần đây đã được phổ cập rộng rãi tại nhiều quốc gia và thu hút sự chú ý của các chính phủ và nhà giáo dục

Các lý thuyết CNHHT ngày nay được lấy cảm hứng từ các triết lý giáo dục ở thế kỷ trước, đặc biệt là của Dewey (1998) nhấn mạnh vào việc học tập dựa trên trải nghiệm, lấy người học làm trung tâm, các hoạt động xã hội học tập, mở rộng chương trình giảng dạy và biến đổi chương trình sao cho phù hợp với thế giới đang thay đổi Con người học thông qua kinh nghiệm và học bằng cách xây dựng kiến thức Trải nghiệm trước đây của người học ảnh hưởng sâu rộng đến việc học và việc học được hoàn thiện thông qua ngôn ngữ và tương tác xã hội (Shemshack & Spector, 2020)

CNHHT là phương thức dạy học trong đó tốc độ học tập và cách tiếp cận việc dạy học được tối ưu hóa cho nhu cầu của mỗi người học (Lê & Nguyễn, 2921) Tất cả các mục tiêu học tập, phương pháp giảng dạy và nội dung giảng dạy (và trình tự của chúng) có thể khác nhau tùy theo nhu cầu của người học Ngoài ra, các hoạt động học tập có ý nghĩa và phù hợp với người học được thúc đẩy bởi sở thích của người học và thường do người học tự khởi xướng (Gallagher, 2014; Lê & Nguyễn, 2921) Ambele và cộng sự (2022) cho rằng CNHHT có thể là một triết lý, một cách giảng dạy hoặc một chương trình được lên kế hoạch

kỹ lưỡng được sử dụng cho cả học tập trực tuyến và kết hợp Watson và Watson (2016) nhấn mạnh CNHHT cũng có thể là quy trình hay mô hình giáo dục và không giới hạn ở một công

cụ cụ thể Nói chung, thay vì áp dụng một phương pháp giảng dạy đồng nhất cho tất cả các đối tượng, CNHHT tập trung vào việc tối ưu hóa quá trình đào tạo cho người học dựa trên năng lực tiếp thu, sở thích, điểm mạnh, điểm yếu, mục tiêu học tập và khả năng hấp thu kiến thức CNHVH là trao cho người học quyền kiểm soát việc học của mình, cung cấp hướng dẫn khác biệt cho từng người học và phản hồi theo thời gian thực (Lee et al., 2018)

CNHHT mang đến cho người học sự linh hoạt tối ưu theo nhiều cách: (1) người học

học theo tốc độ của mình Người học có thể đi chậm hoặc nhanh hơn tùy theo nhu cầu và khả năng của mình Họ không cần phải tuân theo sự hướng dẫn của giáo viên với một lịch trình chặt chẽ; (2) người học có thể chọn con đường học tập của riêng mình: Có nhiều phương pháp hoặc nguồn lực để đạt được mục tiêu học tập có sẵn cho người học Ngoài ra, giáo viên

có thể tạo hành trình cá nhân hóa cho người học để giúp họ lấp đầy những khoảng trống hoặc vượt qua thử thách, và (3) người học có thể học các vấn đề họ quan tâm để từ đó họ có thể vận dụng kiến thức vào những bối cảnh phù hợp

Mặc dù CNHHT mang lại nhiều lợi ích to lớn nhưng, việc triển khai cá nhân hóa học tập trên thực tế vẫn còn tương đối sơ khai Rào cản chính lại bắt nguồn từ mức độ cá nhân hóa trong quá trình học tập – khiến cho việc mở rộng quy mô trở nên khó khăn do đòi hỏi nhiều nguồn lực Hầu hết các mô hình/ý tưởng CNHHT hiện nay đều được xây dựng trên nền tảng ứng dụng công nghệ để xây dựng giải pháp hướng dẫn tùy chỉnh giúp việc học

Trang 26

đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với trải nghiệm cá nhân của mỗi người học, nhờ đó giúp

họ phát huy tối đa tiềm năng Việc mở rộng quy mô CNHHT không áp dụng công nghệ dường như là không thể thực hiện (Shemshack, Kinshuk, & Spector, 2021; Trần, 2022).Công nghệ là thành phần chính sẽ hỗ trợ và làm phong phú thêm trải nghiệm học tập được

cá nhân hóa Đã có nhiều loại công nghệ đã được áp dụng, tuy nhiên bài viết này chỉ tập trung phân tích ứng dụng AI để thúc đẩy CNHHT mà thôi

III AI và ứng dụng

AI là một lĩnh vực mới trong khoa học máy tính, có khả năng tự động học hỏi và suy luận Mục tiêu chính của AI là tạo ra các hệ thống hoạt động giống như con người, có khả năng nhận biết, hiểu, tư duy và học hỏi từ dữ liệu AI cung cấp giải pháp công nghệ giúp xoay chuyển và làm thay đổi căn bản giáo dục truyền thống: tạo ra các cơ hội tiếp cận không gian học tập mới, học liệu, quá trình dạy học và quản lí đa dạng và hiệu quả hơn đối với học tập cá nhân AI tạo ra nhiều cơ hội và tiềm năng cho giáo dục, giúp nâng cao chất lượng học tập và đáp ứng nhu cầu đa dạng của học viên trong thời đại kỹ thuật số

Người ta tổng kết được 10 ứng dụng hàng đầu mà AI đã cách mạng hóa ngành giáo dục và mở đường cho một môi trường học tập hiệu quả hơn trong tương lai (Tejasri, 2023) như sau

3.1 Học tập cá nhân hóa

Một trong những điểm mạnh của AI là nó có khả năng phân tích lượng lớn dữ liệu một cách nhanh chóng và tìm ra các mẫu Điều này giúp AI trở thành một công cụ hoàn hảo để phát triển việc học tập cá nhân hóa AI có thể được sử dụng để tạo ra các bài học riêng lẻ xung quanh một chủ đề cụ thể trong thời gian ngắn Các hệ thống học tập dựa trên AI cũng có thể cung cấp cho giáo viên thông tin chi tiết về cách học, khả năng và tiến độ học tập của người học, đồng thời đưa ra các đề xuất về cách tùy chỉnh phương pháp giảng dạy theo nhu cầu cá nhân của người học Ngoài ra, AI có thể được sử dụng để dự đoán kết quả chính xác hơn, từ

đó giúp giáo viên biết liệu kế hoạch bài học của họ có đáp ứng mục tiêu học tập hay không

3.2 Học tập thích nghi

Học tập thích nghi, hay dạy học thích nghi, là một phương pháp giáo dục trong đó AI được sử dụng để tùy chỉnh các tài nguyên và hoạt động học tập nhằm đáp ứng nhu cầu riêng của từng người học Điều này đặc biệt hữu ích trong việc học trực tuyến Việc này được thực hiện thông qua phân tích nghiêm ngặt dữ liệu hiệu suất của người học, sau khi phân tích, tốc độ và

độ khó của tài liệu học tập được AI điều chỉnh để tối ưu hóa quá trình học tập

Phương pháp này không chỉ tối ưu hóa việc học mà còn có thể tiết kiệm thời gian và nguồn lực bằng cách loại bỏ sự lặp lại không cần thiết và tập trung vào các khái niệm hoặc lĩnh vực mà người học có thể gặp khó khăn Giáo viên có thể cung cấp hỗ trợ bất cứ nơi nào người học cần và người học có thể học với tốc độ mà họ cảm thấy thoải mái

Trang 27

3.3 Tự động chấm điểm

Chấm điểm bài tập và bài kiểm tra là một trong những nhiệm vụ tốn nhiều thời gian nhất trong giáo dục Với sự trợ giúp của các thuật toán, các công cụ AI có thể đánh giá các bài luận, bài thi trắc nghiệm, bài tập lập trình với độ chính xác và hiệu quả cao, qua đó tiết kiệm rất nhiều thời gian cho giáo viên, đảm bảo tính nhất quán trong việc cho điểm, loại bỏ

sự thiên vị mà giáo viên có thể mắc phải và giảm sai sót của con người trong quá trình sửa điểm Công cụ AI cũng có thể cung cấp phản hồi được cá nhân hóa cho người học và giáo viên Điều này có thể giúp người học cải thiện trong các lĩnh vực có vấn đề và cho phép người học làm chủ việc học của mình

3.4 Hệ thống dạy kèm thông minh

Hệ thống dạy kèm thông minh (ITS) là hệ thống máy tính được hỗ trợ bởi các thuật toán học máy cung cấp các kế hoạch bài học được cá nhân hóa và thích ứng dựa trên nhu cầu và tốc độ học tập của mỗi người học ITS phân tích dữ liệu của người học để hiểu các

mô hình học tập, sau đó sử dụng để cung cấp các đề xuất, phản hồi và bài tập tùy chỉnh phù hợp với nhu cầu từng người học ITS rất hữu ích cho cả người học và giáo viên vì nó cho phép giáo viên theo dõi sự tiến bộ của người học và sửa đổi phương pháp giảng dạy của họ

để cung cấp các bài học một cách hiệu quả ITS có thể giúp người học học theo tốc độ của riêng họ đồng thời cung cấp hỗ trợ khi cần thiết và khuyến khích họ khi họ sẵn sàng học các khái niệm nâng cao

3.5 Sáng tạo nội dung thông minh

AI có thể tự động và nâng cao việc tạo ra nội dung giảng dạy AI có thể cung cấp thông tin chuyên sâu chi tiết bằng cách phân tích dữ liệu của người học để tạo tài liệu giảng dạy được cá nhân hóa và hấp dẫn Điều này sau đó được sử dụng để tạo ra các môi trường tùy chỉnh tùy thuộc vào các kết quả học tập khác nhau Các sinh viên có thể chọn kế hoạch bài học phù hợp với yêu cầu của mình Giáo viên cũng có thể đề xuất các khóa học phù hợp dựa trên kết quả học tập, tốc độ và yêu cầu cá nhân của người học

3.6 Phân tích học tập

Giáo viên có thể sử dụng dữ liệu để theo dõi hiệu suất và sự tham gia của người học cũng như thực hiện các biện pháp can thiệp kịp thời cho những người học cần Tương tự như vậy, người học cũng có thể sử dụng dữ liệu để theo dõi hiệu suất và học tập và yêu cầu trợ giúp thêm nếu họ cần

3.7 Trợ lý ảo

Nhiều nhiệm vụ quản trị, chẳng hạn như soạn giáo án và sắp xếp lịch trình, có thể được

tự động hóa nhờ sức mạnh của AI Trợ lý ảo đảm nhận các hoạt động tốn nhiều công sức, lặp

đi lặp lại, giải phóng thời gian của giáo viên để tập trung vào các nhiệm vụ thiết yếu như giảng bài và tương tác với người học Ngoài ra, trợ lý ảo có thể cung cấp phản hồi tùy chỉnh cho

Trang 28

người học, theo dõi tiến trình của họ và cung cấp các tài nguyên bổ sung dựa trên nhu cầu cá nhân của người học Sử dụng trợ lý ảo do AI hỗ trợ có thể giúp giáo viên hợp lý hóa công việc hành chính và tập trung vào việc tạo trải nghiệm học tập hấp dẫn cho người học

3.8 Xử lý ngôn ngữ tự nhiên

Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) liên quan đến việc tạo ra các hệ thống máy tính có thể hiểu và giải thích ngôn ngữ của con người NLP có nhiều ứng dụng khác nhau, chẳng hạn như tạo văn bản, chatbot và trích xuất thông tin, trong số nhiều ứng dụng khác Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của NLP là trong các mô hình ngôn ngữ lớn, chẳng hạn như ChatGPT, được phát triển bởi OpenAI

3.9 Mô hình dự đoán

Tương tự như phân tích học tập, mô hình dự đoán do AI cung cấp liên quan đến việc phân tích lượng lớn dữ liệu, sau đó được sử dụng để dự đoán các kết quả khác nhau, chẳng hạn như hiệu suất của người học Thông tin này rất có giá trị đối với giáo viên, phụ huynh,

tổ chức, chính phủ và người học vì chúng có thể giúp ích rất nhiều cho trải nghiệm học tập

và đặt điểm chuẩn Điều này có thể giúp giáo viên đưa ra hướng dẫn kịp thời cho người học dựa trên thành tích dự đoán của người học và kết quả bài kiểm tra hoặc kỳ thi trước đó của

họ Phân tích dựa trên dữ liệu là một công cụ quan trọng cần có trong giáo dục vì nó có thể cải thiện hiệu suất của từng người học và hỗ trợ thêm cho họ khi cần, làm phong phú thêm trải nghiệm học tập của họ

3.10 Thực tế tăng cường và thực tế ảo

Các công nghệ nhập vai, chẳng hạn như thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR), ngày càng trở nên phổ biến trong vài năm qua AR là một công nghệ nhập vai với nội dung

do máy tính tạo lên các đối tượng trong thế giới thực, từ đó nâng cao nhận thức của người dùng về thực tế Mặt khác, VR là một môi trường ảo mô phỏng mà người dùng có thể trải nghiệm như thể là thật Những công nghệ này được sử dụng để chơi game và metaverse nhưng có tiềm năng rất lớn trong lĩnh vực giáo dục

Người học có thể sử dụng các công nghệ nhập vai để tương tác với tài liệu học tập nhằm nâng cao hiểu biết về các khái niệm phức tạp và làm phong phú thêm trải nghiệm học tập nói chung Đặc biệt, VR có nhiều ứng dụng đầy hứa hẹn, chẳng hạn như tạo phòng thí nghiệm nơi sinh viên có thể tiến hành thí nghiệm hóa học hoặc giải phẫu động vật ảo AR

có thể được sử dụng để nghiên cứu các ngôi sao và thiên hà ở cự ly gần, cho phép người học tương tác với các vật thể và mang lại cho họ nhiều trải nghiệm học tập và thực hành hơn

Trang 29

cũng như đặc điểm tâm lý, tính cách của bản thân, qua đó có thể thiết lập lộ trình học phù hợp nhất với mình; (2) Cung cấp nội dung học tập cá nhân hoá: Từ kết quả bài thi đầu vào,

AI sẽ tự động tính toán và cung cấp nội dung học tập cá nhân hoá cho từng đối tượng Song song đó, các nội dung này sẽ liên tục được điều chỉnh tự động sao cho phù hợp với người học trong quá trình học tập, làm bài kiểm tra…, (3) Hỗ trợ học tập thông qua chatbot và trợ

lý ảo: Khi áp dụng phương pháp học tập cá nhân hóa, phần lớn đều là người học tự làm chủ toàn bộ quá trình học của mình Đó là lý do mà chatbot và trợ lý ảo ra đời (Lương, 2024) Nhờ những công cụ AI này, người học có thể dễ dàng đặt câu hỏi về một vấn đề bất kỳ và nhận được những giải đáp, hướng dẫn một cách cá nhân hoá nhất

Mặt khác, AI cho phép thực hiện dạy học cá nhân hóa ở diện rộng trên cơ sở đáp ứng

sở thích cá nhân, trình độ nền, mục tiêu và phong cách học tập cho từng người học (cá nhân hóa ở qui mô lớn), bao gồm cả việc chuyển giao một số quyền kiểm soát cho người học, cung cấp cho họ một số thông tin đầu vào về cách quản lí quá trình tiến bộ thông qua các hoạt động học tập của mình

Các hệ thống AI có thể xác định phong cách học tập, điểm mạnh và điểm yếu của từng

cá nhân thông qua phân tích dữ liệu nâng cao, cho phép trải nghiệm giáo dục phù hợp Người học có thể hưởng lợi từ nội dung được cá nhân hóa, đánh giá thích ứng và đề xuất tùy chỉnh để nâng cao kết quả học tập Người học có thể thiết kế lộ trình học tập dựa trên sở thích và mục tiêu của mình, đồng thời nhận được sự hỗ trợ và hướng dẫn cần thiết từ giáo viên

Từ lộ trình học tập được cá nhân hóa phù hợp với nhu cầu của từng người học đến

hệ thống dạy kèm thông minh cung cấp hướng dẫn cá nhân hóa, AI đã mang lại sự thay đổi

mô hình trong giáo dục Các hệ thống chấm điểm tự động đã hợp lý hóa quy trình đánh giá, trong khi các công cụ quản trị do AI cung cấp đã tối ưu hóa hiệu quả hoạt động Nhờ các nền tảng được hỗ trợ bởi AI tạo ra các tài nguyên đa phương tiện, việc tạo nội dung đã trở nên năng động và hấp dẫn hơn

4.1 Nguyên tắc thực hiện CNHHT

Dạy học cá nhân hóa có thể được thực hiện theo nguyên tắc sau (Tôn, 2020):

- Chia mục tiêu thành các giai đoạn, các mức độ thực hiện; cụ thể hóa bằng các nhiệm

vụ và hoạt động học tập tùy biến; dạy học cần xuất phát từ năng lực cụ thể (thực tế) của người học để hình thành, phát triển năng lực theo yêu cầu chung của chương trình giáo dục

- Xây dựng các nội dung học tập tùy biến theo lượng và chất phù hợp (thích ứng) với các cá nhân người học;

- Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học, sử dụng các phương tiện, công cụ công nghệ khác nhau (phù hợp với đặc điểm, phong cách học của người học); học thông qua hành động (của chính cá nhân người học); học thông qua hoạt động giao tiếp giữa các cá nhân người học;

Trang 30

- Đa dạng hóa và tôn trọng các lộ trình, tiến độ học tập của cá nhân người học; thực hiện linh hoạt các kênh giao tiếp giữa người dạy, người học trong mối quan hệ với tập thể, cộng đồng học tập;

- Đa dạng hóa các hình thức, phương thức, công cụ kiểm tra đánh giá theo hướng thích ứng, tăng cường đánh giá thực

4.2 Mô hình áp dụng CNHHT

CNHHT được thực hiện thông qua bốn mô hình phổ biến được sử dụng trong đó

người dạy và người học điều chỉnh liên tục quá trình học tập của họ (Lương, 2024)

1 Sử dụng hồ sơ người học: Mô hình này hoạt động bằng cách giáo viên phụ trách lưu giữ

hồ sơ cá nhân người học Hồ sơ này được cập nhật thường xuyên, giúp cung cấp cái nhìn sâu sắc

về điểm mạnh, điểm yếu, nhu cầu, động lực, tiến trình và mục tiêu cá nhân của mỗi người học ở từng giai đoạn Dựa trên những thông tin này, giáo viên phụ trách có thể cân nhắc đưa ra quyết định để tác động tích cực đến quá trình học tập của người học theo từng thời điểm

Bên cạnh đó, hồ sơ cũng giúp người học tự theo dõi tiến trình học tập cá nhân của mình Từ việc xác định mục tiêu học tập, hiểu về phong cách học tập của bản thân, quan sát những dấu hiệu tích cực và tiêu cực, họ có thể biết liệu mình có cần thay đổi phương pháp học tập hoặc điều chỉnh mục tiêu trước khi kết quả học tập trở nên tệ hơn hay không

2 Sử dụng lộ trình học tập cá nhân: Bằng cách sử dụng lộ trình học tập cá nhân, mỗi người học có thể thích ứng nhanh chóng với các cột mốc được thiết kế sẵn dựa trên tiến trình, động lực và mục tiêu của mình Lịch học tập cá nhân của mỗi người theo mô hình này là duy nhất và không trùng lặp Trong lịch học có thể bao gồm nhiều phương pháp học tập khác nhau Tùy vào sở thích, thế mạnh, nhu cầu và mục tiêu của bản thân, người học có thể học tập bằng cách thực hành với một nhóm nhỏ, hay học tập độc lập trên các kỹ năng cụ thể theo hướng dẫn

từ giáo viên phụ trách

Lộ trình học tập cá nhân cho phép mỗi người học có thể lựa chọn học tập các kỹ năng khác nhau với tốc độ khác nhau Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nhà trường sẽ cho phép người học quá “thụt lùi” trong bất kỳ lĩnh vực nào Giáo viên phụ trách sẽ theo dõi người học và hỗ trợ khi cần thiết

3 Phát triển dựa theo năng lực: Mô hình học tập dựa theo năng lực hoạt động bằng cách liên tục đánh giá người học để theo dõi tiến trình với các mục tiêu cụ thể Hệ thống này giúp người học biết rõ những gì họ cần phải nắm vững Họ được lựa chọn phương pháp và thời điểm để chứng minh năng lực của mình Người học có thể học tập nhiều kỹ năng cùng một lúc tuỳ thuộc vào năng lực của bản thân Mỗi người đều nhận được sự hỗ trợ hoặc dịch

vụ cần thiết để giúp họ nắm vững các kỹ năng Sự tập trung của mô hình này không nằm ở việc người học làm một bài kiểm tra và nhận điểm cao hay thấp Thay vào đó, chúng liên quan đến việc học liên tục và có nhiều cơ hội để thể hiện kiến thức của người học

Trang 31

4 Môi trường học tập linh hoạt: Mô hình này hoạt động bằng cách điều chỉnh môi trường học tập của người học, bao gồm cả việc sắp xếp chỗ ngồi của lớp học, điều chỉnh linh hoạt việc sắp xếp thời gian biểu cho người học, cách tổ chức ngày học và cách phân bổ giáo viên, tạo một không gian học tập hiệu quả nhất có thể với người học

4.3 Khuyến nghị điều kiện thực hiện CNHHT

Các nhà nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị để việc thực hiện CNHHT d0a5t hiệu quả Gallagher (2014) lưu ý rằng CNHHT cần tập trung vào người học Các thành phần chính liên quan đến người học như hồ sơ và thái độ của người học, kiến thức và niềm tin trước đây của họ, lộ trình học tập thích ứng được cá nhân hóa và môi trường học tập theo tiến độ linh hoạt cần được lưu tâm để có thể cung cấp trải nghiệm học tập độc đáo và hiệu quả cho mỗi người học Đặc biệt các dữ liệu này cần phải cập nhật liên tục trong hồ sơ người học (Shemshack và cộng sự, 2021) để giáo viên và người học quyết định lựa chọn hành động

và cải tiến kịp thời

Alenezi (2023) nhấn mạnh việc thực hiện hiệu quả CNHHT liên quan đến các yếu

tố khác nhau, bao gồm sự phù hợp với mục tiêu học tập, chất lượng thiết kế và nội dung giảng dạy, sử dụng công nghệ, đào tạo và hỗ trợ người hướng dẫn, tính linh hoạt của người hướng dẫn và đặc điểm của người học Chiến lược học tập cá nhân phải được thiết kế tương thích với chuẩn đầu ra của khóa học.Thiết kế giảng dạy và chất lượng nội dung là điều cần thiết Thiết kế giảng dạy phải lôi cuốn và làm tăng động lực học tập Nội dung phải có ý nghĩa và liên quan đến người học Công nghệ nâng cao CNHHT Phản hồi nhanh từ công nghệ giúp người học đánh giá sự tiến bộ của mình và điều chỉnh phương pháp học tập Công nghệ cho phép người học cộng tác, giao tiếp và trao đổi ý tưởng Do đó, các công cụ và nền tảng kỹ thuật số giúp cho việc học tập của người học trở nên năng động, mang tính tương tác và được tùy chỉnh Vai trò của giáo viên thực sự rất quan trọng trong việc thực hiện thành công CNHHT Để thực hiện hiệu quả CNHHT, giáo viên cần được đào tạo và hỗ trợ phù hợp Điều này bao gồm đào tạo về các phương pháp sư phạm và chiến lược giảng dạy gắn liền với CNHHT Hơn nữa, giáo viên cần phải linh hoạt trong cách tiếp cận và sẵn sàng thích ứng với nhu cầu và sở thích của từng người học Cuối cùng, đặc điểm của bản thân người học cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của CNHHT Những người học có khả năng tự định hướng và có động lực có thể thành công hơn trong môi trường CNHHT so với người học ít

tự định hướng hơn hoặc cần nhiều hướng dẫn hơn

Ambele và cộng sự (2022), cũng như Bernacki và cộng sự (2022) cho rằng các lý thuyết học tập để hướng dẫn việc thiết kế và thực hiện CNHHT cần được tập trung nghiên cứu để hiểu rõ các đặc điểm chung của người học trong môi trường CNHHT và các hànhđộng/kỹ thuật thực hiện cho từng trường hợp tương ứng Cần xác định những thách thức quan trọng, thường xuyên trong khi thực hiện CNHHT để chúng ta nhanh chóng điều chỉnh

để có thể cải thiện việc học tập của người học

Trang 32

V Kết luận

Trí tuệ nhân tạo đang ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các khía cạnh của xã hội Đối với giáo dục, sự phát triển mạnh mẽ của AI đang định hình tương lai của giáo dục của tất cả các quốc gia trên toàn thế giới Bằng cách thu thập và phân tích dữ liệu về tiến độ học tập, phong cách học tập và khả năng của người học, AI có thể đề xuất nội dung học tập phù hợp, phương pháp giảng dạy tối ưu cho mỗi người học AI đã cách mạng hóa lĩnh vực giáo dục,

mở ra một kỷ nguyên mới về trải nghiệm học tập sáng tạo và cá nhân hóa, biến đổi các phương pháp giảng dạy truyền thống, trao quyền cho người học và các nhà giáo dục

Các đại học Mở có thể khai thác lợi ích của Ai trong việc thực hiện CNHHT Nhìn chung, CNHHT được xem như một trong những phương pháp học tập hiệu quả nhất hiện nay, mang lại rất nhiều lợi ích cho cả người dạy và người học như cải thiện kết quả học tập, tiết kiệm thời gian, tính linh hoạt cao, tăng khả năng giao tiếp và phản biện, nâng cao khả năng sáng tạo, cải thiện khả năng ghi nhớ kiến thức, tìm thấy niềm vui trong học tập, giúp người học tự tin hơn, thúc đẩy tính tự giác trong học tập, giúp người học bắt kịp trước những cột mốc học tập quan trọng (Gomez et al., 2014; Sveningsen et al., 2021; Yuyun et al 2023; Lương, 2024) Các đại học Mở thông qua việc thực hiện CNHHT đã thực hiện sứ mạng

cung cấp cơ hội học tập mở cho mọi người và cho mỗi cá nhân (Tôn, 2021) trong thời đại giáo dục số hiện nay

Khi hiểu được các yêu cầu thiết yếu của CNHHT, và khả năng bổ trợ hoàn thiện việc ĐTTT hiện nay, các nhà quản lý sẽ hướng dẫn các bên liên quan của mình xây dựng chiến lược thực hiện CNHHT tại cơ sở giáo dục của mình, chuẩn bị nguồn lực công nghệ, và thực hiện triển khai các hoạt động CNHHT

Tài liệu tham khảo:

[1] , R M.; Kaijage, S F.; Dida, M A.; Trojer, L.; Kyando, N M (2022) A review of the

Development Trend of Technologies and its Applications International Journal of Advances

in Scientific Research and Engineering (ijasre) E-ISSN : 2454-8006 DOI:

10.31695/IJASRE.2022.8.11.9 Volume 8, Issue 11 November - 2022

[2] Bernacki, M L., Greene, M J., & Lobczowski, N G (2021) A Systematic Review of Research

on Personalized Learning: Personalized by Whom, to What, How, and for What Alenezi, A

(2023) Strategies in Higher Education in Saudi Arabia: Identifying Common Approaches and

Conditions for Effective Implementation TEM Journal 12 (2), 2023-2037, DOI:

Trang 33

[4] Gallagher, R P (2014) Implementations of technology enhanced personalized learning: Exploration of success criteria, concerns, and characteristics (Publication No 3628787)

[Doctoral dissertation, Pepperdine University] ProQuest Dissertations and Theses Global]

[5] Gómez, S., Zervas, P., Sampson, D G., & Fabregat, R (2014) Context-aware adaptive and personalized mobile learning delivery supported by UoLmP Journal of King Saud University

- Computer and Information Sciences, 26(1), 47–61

[6] Lee, D., Huh, Y., Lin, C Y., & Reigeluth, C M (2018), Technology functions for

personalized learning in learner-centered schools, Educational Technology Research and Development, 66(5), 1269-1302, https:// doi.org/10.1007/s11423-018-9615-9 Lê Thái Hưng, Nguyễn Thái Hà (2021) Xu thế kiểm tra, đánh giá năng lực người học

trên nền tảng công nghệ Tạp chí Khoa học GD Việt Nam, 42

Lương, N (8/1/2024) 10+ lợi ích của học cá nhân hóa (personlaized learning) – Xu hướng giáo dục tương lai https://flyer.vn/loi-ich-cua-hoc-ca-nhan-hoa-personalized-learning/

[7] Nguyễn, H S (21/3/2017) Hệ thống giáo dục mở

[8]

https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-thuong-xuyen/Pages/default.aspx?ItemID=4545

[9] Shemshack, A., & Spector, J M (2020), A systematic literature review of personalized

learning terms Smart Learning Environments, 7(1), p.1-20, https://doi org/10.1186/

s40561-020-00140-9

Shemshack, A., Kinshuk, & Spector, J (2021) A comprehensive analysis of personalized learning components Journal of Computers in Education, 8, 485–503

https://doi.org/10.1007/s40692-021-00188-7

[10] Svenningsen, L., Bottomley, S., & Pear, J J (2021) Personalized learning and online

instruction In Research anthology on developing critical thinking skills in students (pp 526–

552) Information Science Reference/IGI Global 1.ch027

https://doi.org/10.4018/978-1-7998-3022-[11] Tejasri, G.(2023) 10 examples of how artificial intelligence is improving education

education

https://interestingengineering.com/lists/examples-how-artificial-intelligence-improving-[12] Thủ tướng Chính phủ (2021) Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 26/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ

[13] Tôn, Q C (2020) Ung dụng CN trong day hoc ca nhan hoa

Trang 34

[16] Watson, W R., & Watson, S L (2016) Personalized instruction In C.M.Reigeluth & B Beatty (Eds.), Instructional-Design Theories and Models (Vol 4)(pp.93-120) New York: Taylor & Francis

Yuyun, I., Lengkanawati N S., Damayanti, I L., Yusuf, F N (2023) A Preliminary Study

of Implementing Personalized Learning Instruction in EFL Classroom Benefits and

Challenges

[17] In Haristiani et al (eds.), Proceedings of the 7th International Conference on Language, Literature, Culture, and Education (ICOLLITE 2023), Advances in Social Science, Education and Humanities Research, https://doi.org/10.2991/978-94-6463-376-4_29

Trang 35

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA GIẢNG VIÊN

Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU

CHUYỂN ĐỔI SỐ HIỆN NAY

Đỗ Trung Linh 1 Email: Trunglinhlhp@gmail.com

Tóm tắt: Làn sóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi giáo dục đại học nói

chung, giáo dục ở các trường Sĩ quan quân đội nói riêng phải thay đổi cả chương trình lẫn phương thức đào tạo Đội ngũ giảng viên ở các trường Sĩ quan quân đội cần đổi mới phương pháp dạy học, linh hoạt kết hợp phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học chủ động, đồng thời ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ trong đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao tính chủ động, sáng tạo học tập của học viên trong thời đại số Trong khuôn khổ bài viết, tác giả đưa ra một vài giải pháp nhằm đổi mới phương pháp dạy học của giảng viên ở các trường Sĩ quan quân đội đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số hiện nay

Từ khóa: Chuyển đổi số, đổi mới phương pháp dạy học, sĩ quan quân đội

các chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục đại học Đặc điểm khách quan của dạy học ở các trường SQQĐ trong thời đại chuyển đổi số đặt ra yêu cầu cao đối với học viên ở tính chủ động học tập, tính đa chiều của phương pháp tiếp cận và phong cách tư duy ở người học tăng

lên Để đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về “kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm của người học sau khi tốt nghiệp” [2] đòi hỏi phương pháp dạy học của giảng viên phải được

đổi mới sao cho người học chủ động trong quá trình tiếp thu, lĩnh hội những tri thức mới, trở thành người năng động, sáng tạo, thích ứng với sự phát triển nhanh chóng như vũ bão của khoa học và công nghệ Do đó, đổi mới PPDH của giảng viên ở các trường SQQĐ trong thời đại số không những giúp người học có cách thức thu nhận, xử lý và vận dụng thông tin một cách có hiệu quả mà còn góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các Nhà trường

Việc dạy học hiện nay ở các trường SQQĐ đang chuyển mạnh từ cách dạy cung cấp

1 Giảng viên Trường Sĩ quan Chính trị - Bộ Quốc phòng

Trang 36

tri thức từ phía người dạy cho người học sang cách dạy mà trọng tâm là thiết kế, tổ chức, chỉ dẫn cho học viên thu nhận kiến thức bằng chính các hành động học của mình - nghĩa là dạy cách học Tuy nhiên do tính đặc thù bởi môi trường đào tạo và cách thức tổ chức hoạt động dạy học ở các trường SQQĐ nên bên cạnh các cơ hội về đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo và quản lý đào tạo, chuyển đổi số trong giáo dục ở các trường SQQĐ đang phải đối mặt với nhiều thách thức về tư duy quản lý, phương pháp giảng dạy, cơ sở hạ tầng, cơ chế chính sách, hệ thống học liệu và môi trường học tập số, kỹ năng học tập của học viên, năng lực giảng dạy và ứng dụng công nghệ thông tin của đội ngũ giảng viên…Do đó tìm kiếm những giải pháp để đổi mới PPDH của giảng viên ở các trường SQQĐ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi

số hiện nay là vô cùng quan trọng và bức thiết

II Nội dung nghiên cứu

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Chuyển đổi số trong giáo dục ở các trường SQQĐ

Trong “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra rằng giáo dục là một trong các lĩnh vực được ưu tiên

đầu tư trong chương trình CĐS quốc gia [10] Chuyển đổi số trong giáo dục đại học nói chung, trong giảng dạy ở các trường SQQĐ nói riêng không đơn giản chỉ là quá trình thay đổi cách dạy, cách học hay là chuyển từ dạy và học trực tiếp sang dạy và học trực tuyến Chuyển đổi số trong đào tạo ở các trường SQQĐ thực chất là đưa toàn bộ hoạt động đào tạo lên môi trường số, là sự thay đổi cách vận hành của hoạt động đào tạo trên các nội dung trọng tâm như: hoạt động giảng dạy, hoạt động học tập, hoạt động nghiên cứu và hoạt động quản lý… dựa trên môi trường số

Chuyển đổi số trong giáo dục ở các trường SQQĐ tập trung vào hai nội dung chủ đạo là chuyển đổi số trong quản lý giáo dục và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học, thể hiện sự thay đổi trong phương pháp giảng dạy, sử dụng công nghệ thông tin

và các thiết bị hiện đại trong dạy và học [2] Ứng dụng CĐS trong giáo dục ở các trường SQQĐ với nền tảng công nghệ, kỹ thuật, thiết bị điện tử sẽ tạo ra mô hình lớp học, phương pháp giảng dạy, phương thức tổ chức dạy học mới thuận tiện hơn, từ đó giúp việc học kiến thức của người học trở nên đơn giản và dễ dàng hơn, đáp ứng được mọi nhu cầu học tập của người học, phù hợp định hướng học tập suốt đời mà UNESCO đã đề ra

2.1.2 Chuyển đổi số trong phương pháp dạy học của giảng viên ở các trường SQQĐ

Chuyển đổi số trong PPDH của giảng viên ở các trường SQQĐ là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của người dạy về quan điểm, phương pháp và kĩ thuật dạy học dựa trên ứng dụng các công nghệ số vào giảng dạy Đổi mới phương pháp giảng dạy theo xu hướng chuyển đổi số đòi hỏi chuyển đổi phương pháp giảng dạy từ phương pháp truyền thống sang phương pháp tích cực Hệ thống kỹ thuật số là phương tiện hữu ích cho phương pháp giảng

Trang 37

dạy tích cực Cụ thể là (1) sự chuyển đổi từ phương pháp truyền thụ kiến thức cho số đông sang khai phóng tiềm năng, phát huy tính tích cực, sáng tạo, đổi mới của cá nhân người học; (2) là sự chuyển đổi vai trò của người thầy trước đây là trung tâm, là người truyền thụ kiến thức sang vai trò của người hướng dẫn, hỗ trợ, gợi mở, thúc đẩy tính tích cực, tự chủ, tiềm năng của người học, trung tâm của quá trình giảng dạy; (3) lớp học trở thành nơi trao đổi, hợp tác, tranh luận và nâng cao kiến thức, phát triển ý tưởng, sáng tạo [9]

Trò chơi hóa Thiết kế các hoạt động để giải quyết vấn đề bằng yếu

của trí tuệ nhân tạo

AI có thể giúp phát triển các công cụ học tập, có thể cung cấp, hướng dẫn, giải thích cho người học

Sử dụng công cụ phân tích quá

trình dạy và học

Việc đo lường, thu thập, phân tích và báo cáo dữ liệu về

sự tiến bộ của người học và bối cảnh diễn ra quá trình học tập giúp cải tiến việc dạy và học

Dạy học theo chiến lược chia

Chú trọng phát triển hiểu biết và

năng lực kĩ thuật số quan trọng

Đây là tập hợp các kĩ năng, năng lực và quan điểm phân tích cho phép người sử dụng, hiểu và tạo ra các phương tiện

Dạy học khai thác công nghệ

blockchain trong kiểm tra, đánh

giá

Công nghệ này giúp các các Nhà trường có thể sử dụng

để lưu trữ, theo dõi cách thức sử dụng dữ liệu của học viên; cũng có thể được sử dụng để kiểm tra tính xác thực,

có thể giúp ngăn chặn gian lận Dạy học khai thác các ứng dụng

thực tế ảo và thực tế tăng cường

để giúp người học tham gia quá

trình học tập trải nghiệm bằng

Đây là một công nghệ có thể truy cập với đa dạng các thiết bị truy cập thông minh như điện thoại di động, máy tính bảng

Trang 38

Trò chơi hóa Thiết kế các hoạt động để giải quyết vấn đề bằng yếu

tố trò chơi

hình thức ảo

Khai thác công nghệ Big data để

tăng cường hiệu quả của PPDH

Với quản lí dữ liệu lớn, có thể phân tích và sử dụng trải nghiệm học tập của từng người học để phát triển các phương pháp sư phạm kĩ thuật số tốt hơn

Dạy học cùng với sự hỗ trợ của

các trợ lý ảo (chatbox)

Học viên có thể nhận được câu trả lời nhanh chóng cho các câu hỏi đơn giản và thường gặp nhất của họ

Bảng 1: Tổng hợp hoạt động giảng dạy của giảng viên các trường SQQĐ theo

xu hướng chuyển đổi số

Tóm lại, chuyển đổi số trong đổi mới PPDH là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của người dạy về quan điểm, phương pháp và kĩ thuật dạy học dựa trên ứng dụng các công nghệ số vào giảng dạy Đổi mới PPDH của giảng viên ở các trường SQQĐ theo hướng chuyển đổi số yêu cầu người dạy sử dụng các phần mềm dạy học thông minh và hiện đại để nâng cao chất lượng bài giảng, tổ chức và quản lý quá trình dạy học Việc giảng dạy phải kích thích sự tò mò, mong muốn khám phá, sáng tạo của người học, khuyến khích học viên trực tiếp tham gia những hoạt động trải nghiệm, gắn với các vấn đề cuộc sống hiện tại để chiếm lĩnh tri thức, hoàn thiện các kỹ năng theo lộ trình phù hợp tùy theo đặc trưng từng môn học, đối tượng học cụ thể

Một số phương pháp dạy học tích cực áp dụng trong điều kiện chuyển đổi số ở các trường SQQĐ

Một số PPDH tích cực đang được giảng viên ở các trường SQQĐ áp dụng phổ biến hiện nay là phương pháp dạy học dự án, mô hình lớp học đảo ngược, phương pháp dạy học tích hợp (Blended-learning), phương pháp đóng vai… Những phương pháp này lấy người học làm trung tâm, giúp người học phát huy tính chủ động, sáng tạo, nâng cao tinh thần tự học trong suốt quá trình học tập, từ đó người học làm chủ quá trình lĩnh hội tri thức, tiếp thu tối đa kiến thức và trau dồi kĩ năng, nghiệp vụ cần thiết cho nghề nghiệp tương lai

- Các phương pháp dạy học trực tuyến: Với các hình thức giảng dạy online dựa trên

nền tảng công nghệ là các phần mềm như Zoom Cloud Meeting, Trans, Microsoft Teams; Google Meeting kết hợp với sự phủ sóng của internet, thiết bị điện tử ngày càng trở nên phổ biến và phát triển hoặc các khóa học E - learning mà ở đó người học có thể tham gia mọi lúc mọi nơi Các công cụ phần mềm hỗ trợ hoạt động dạy học trực tuyến không chỉ gồm các phần mềm, ứng dụng hỗ trợ hoạt động giảng dạy nhằm tăng thêm hứng thú cho người học, tăng tính tương tác giữa giảng viên và học viên mà còn bao gồm các ứng dụng giúp quản lý lớp học, thiết kế giao bài tập, hỗ trợ hoạt động kiểm tra đánh giá người học Nhóm các phần mềm tăng tính tương tác trong lớp học thường được giảng viên của trường SQQĐ sử dụng có thể kể đến như Padlet, Google Jamboard , Nearpod Nhóm các phần mềm thiết kế giao bài tập, hỗ trợ

Trang 39

hoạt động kiểm tra đánh giá mà giảng viêncủa trường thường sử dụng là Liveworksheets; Wordwall; Quizizz

- Phương pháp học bằng ứng dụng thực tế ảo: Ứng dụng thực tế ảo (Virtual Reality

- VR), thực tế tăng cường (Augmented Reality - AR) tạo ra môi trường giả lập, nhân tạo và

sử dụng chúng làm môi trường học tập, tạo cơ hội cho học viên ở các truờng SQQĐ được thực hành, trải nghiệm một cách thực tế thông qua các giác quan Việc ứng dụng thực tế ảo vào dạy học là một bước đột phá trong phương pháp giảng dạy, giúp mang lại cho học viên cách tiếp cận thực tế, dễ hiểu, phong phú và hấp dẫn hơn nhiều so với việc cung cấp thông qua sách, trang web hoặc thậm chí video Người học sẽ được tương tác và tiếp cận với môi trường ảo để khám phá sâu rộng, hiểu rõ hơn về chúng, điều này giúp người học vừa cảm thấy thú vị vừa dễ hiểu bài và ghi nhớ sâu hơn Phương pháp này đặc biệt thích hợp trong giảng dạy thực hành các môn học quân sự, nghiên cứu khoa học, vũ trụ và không gian

- Mô hình lớp học đảo ngược - flipped classroom: Mô hình này được ứng dụng dựa

trên sự phát triển của công nghệ E-Learning và phương pháp đào tạo hiện đại Theo mô hình này, người học ở vị thế hoàn toàn chủ động, tự tìm hiểu, học tập, phân tích, tổng hợp, đánh giá và vận dụng các kiến thức đã học được vào thực tế Cách học chủ động sẽ giúp người học tiếp thu, vận dụng kiến thức học tập một cách hiệu quả, cao hơn so với cách học thụ động truyền thống Lớp học đảo ngược khiến việc giảng dạy phải lấy người học làm trung tâm Thời gian ở lớp được dành để khám phá các chủ đề sâu hơn và tạo ra những cơ hội học tập thú vị Những video giáo dục trực tuyến được thiết kế để truyền tải nội dung tập trung vào lý thuyết Ngoài ra, nội dung của lớp học đảo ngược có thể xây dựng ở nhiều hình thức khác nhau đem lại hứng thú cho người học

- Phương pháp đóng vai - Role playing: Phương pháp đóng vai là phương pháp dạy

học mà giảng viên sẽ phân công học viên vào các vai tương ứng trong những tình huống, kịch bản mô phỏng thực tế hoặc thực tế nhằm đạt được mục tiêu dạy học đã được hoạch định Phương pháp dạy học đóng vai được sử dụng nhằm tạo môi trường trải nghiệm cho học viên, giúp gia tăng sự tham gia của người học vào quá trình dạy học, gây hứng thú và sự tập trung của học viên vào bài giảng, tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo, qua đó học viên sẽ chủ động tìm hiểu, phát hiện được tri thức mới và rèn luyện được các kỹ năng giao tiếp, ứng xử

2.2 Nội dung và cách thức đổi mới phương pháp dạy học của giảng viên ở các trường Sĩ quan quân đội đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số

Một là, đổi mới tư duy về đổi mới phương pháp dạy học của giảng viên ở các trường SQQĐ đáp ứng yêu cầu chuyển số Đứng trước xu thế của quá trình chuyển đổi số, đối với

quá trình dạy học ở các trường SQQĐ, cần chuyển từ truyền thụ kiến thức sang hình thành phẩm chất và phát triển năng lực người học hay là tổ chức một nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp Chuyển đổi số không đơn giản chỉ là thay đổi môi trường giảng dạy, đưa bài giảng lên số hóa, ứng dụng các phần mềm vào việc soạn bài giảng và truyền tải nội dung bài

Trang 40

giảng qua mạng Internet mà quan trọng hơn là thay đổi cách thức, phương pháp giảng dạy,

kỹ thuật quản lý lớp học, tương tác với người học sang không gian số, khai thác công nghệ thông tin để tổ chức giảng dạy thành công và mang lại hiệu quả Trong thực tế, để đổi mới

PPDH của giảng viên ở các trường SQQĐ theo xu hướng chuyển đổi số đặt ra yêu cầu về

cách thức thực hiện, triển khai phương pháp bắt buộc phải thay đổi, đòi hỏi sự sáng tạo, linh hoạt trong vận dụng và sử dụng các thiết bị, tính năng của công nghệ sao cho việc

giảng dạy đạt kết quả kỳ vọng Đổi mới phương pháp dạy học của giảng viên ở các trường

SQQĐ phải hướng vào tìm kiếm những phương pháp dạy và học phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng học viên

Hai là, chuyển từ phương pháp dạy kiến thức sang dạy phương pháp tìm kiếm kiến thức Phương pháp dạy kiến thức là phương pháp áp đặt người học phải tiếp nhận các kiến

thức từ phía người dạy Phương pháp tìm kiếm kiến thức đòi hỏi người dạy không trang bị cho người học những kiến thức có sẵn mà trang bị cho họ phương pháp để tự mình tìm kiếm lấy những kiến thức cần thiết cho sự phát triển của chính bản thân mình Phương pháp tìm kiếm kiến thức được thực hiện bằng cách người dạy tạo ra các tình huống khác nhau, cung cấp cho người học những thông tin tối thiểu, thông tin không đầy đủ, thậm chí cả thông tin nhiễu, thông tin sai lệch, buộc người học phải xử lý tìm ra kết quả tốt nhất cho bản thân Để thực hiện nội dung này đạt hiệu quả đòi hỏi đội ngũ giảng viên ở các trường SQQĐ phải tự rèn luyện cho mình kỹ năng xây dựng bài giảng và các Module học tập theo cách nhanh hơn

và hiệu quả hơn: Việc chuyển đổi số trong giáo dục sẽ hỗ trợ giảng viên ở các trường SQQĐ rất nhiều trong việc tạo ra nhiều loại tài liệu học tập hiệu quả đáp ứng nhiều nhu cầu về năng lực của người học khác nhau Giảng viên có thể đo lường mức độ học tập hiệu quả của sinh viên, điều chỉnh các Module học tập theo các khía cạnh mới dựa trên việc ứng dụng công nghệ số vào phân tích, đánh giá

Ba là, chuyển đổi phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học từ đánh giá trình độ nắm kiến thức sang đánh giá mức độ phát triển năng lực và phẩm chất của người học Phương pháp dạy học ở các trường SQQĐ hỏi phải thay đổi cách đánh giá kết quả học tập của người học Phương pháp dạy học ở các trường SQQĐ theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế

thì đánh giá kết quả học tập của người học chủ yếu dựa vào mức độ phát triển năng lực và phẩm chất của mỗi cá nhân Vì vậy, để đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo theo phương pháp mới cần phải nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí mới đánh giá mức độ phát triển phẩm chất, năng lực cá nhân của người học Không chỉ kết quả đánh giá được số hoá, mà quá trình đánh giá cũng phải được triển khai, thực hiện bằng ứng dụng công nghệ trên máy tính Giảng viên giảng dạy ở các trường SQQĐ cần tập trung vào công việc giảng dạy và cần được giải phóng khỏi các công việc hành chính, giấy tờ như làm sổ sách, quản lý hồ sơ học tập của người học

Để thực hiện đổi mới PPDH của giảng viên đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, các trường SQQĐ cần thực hiện một số nội dung, biện pháp sau:

Ngày đăng: 17/05/2024, 17:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức ảo - Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học Quốc Gia Chuyển Đổi Số Trong Giáo Dục Mở Thúc Đẩy Học Tập Suốt Đời Và Xây Dựng Xã Hội Học Tập
Hình th ức ảo (Trang 38)
Hình 01. Biểu đồ so sánh sinh hoạt phí giữa Hệ thống giáo dục mở   và Giáo dục truyền thống - Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học Quốc Gia Chuyển Đổi Số Trong Giáo Dục Mở Thúc Đẩy Học Tập Suốt Đời Và Xây Dựng Xã Hội Học Tập
Hình 01. Biểu đồ so sánh sinh hoạt phí giữa Hệ thống giáo dục mở và Giáo dục truyền thống (Trang 60)
Hình 02. Số lượng học viên hệ Đào tạo từ xa và vừa  làm vừa học trường Đại học Cần Thơ giai đoạn 2021 - Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học Quốc Gia Chuyển Đổi Số Trong Giáo Dục Mở Thúc Đẩy Học Tập Suốt Đời Và Xây Dựng Xã Hội Học Tập
Hình 02. Số lượng học viên hệ Đào tạo từ xa và vừa làm vừa học trường Đại học Cần Thơ giai đoạn 2021 (Trang 63)
Bảng 2: Cơ sở đề xuất các giả thuyết nghiên cứu - Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học Quốc Gia Chuyển Đổi Số Trong Giáo Dục Mở Thúc Đẩy Học Tập Suốt Đời Và Xây Dựng Xã Hội Học Tập
Bảng 2 Cơ sở đề xuất các giả thuyết nghiên cứu (Trang 80)
Bảng 3: Kết quả thống kê đánh giá độ tin cậy của thang đo - Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học Quốc Gia Chuyển Đổi Số Trong Giáo Dục Mở Thúc Đẩy Học Tập Suốt Đời Và Xây Dựng Xã Hội Học Tập
Bảng 3 Kết quả thống kê đánh giá độ tin cậy của thang đo (Trang 82)
Bảng 5: Kết quả phân tích nhân tố khám phá (Ma trận xoay các nhân tố) - Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học Quốc Gia Chuyển Đổi Số Trong Giáo Dục Mở Thúc Đẩy Học Tập Suốt Đời Và Xây Dựng Xã Hội Học Tập
Bảng 5 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (Ma trận xoay các nhân tố) (Trang 84)
Bảng 6: Phân tích tương quan giữa các nhân tố - Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học Quốc Gia Chuyển Đổi Số Trong Giáo Dục Mở Thúc Đẩy Học Tập Suốt Đời Và Xây Dựng Xã Hội Học Tập
Bảng 6 Phân tích tương quan giữa các nhân tố (Trang 85)
Bảng 6 trình bày kết quả phân tích tương quan giữa các nhân tố trong mô hình nghiên  cứu - Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học Quốc Gia Chuyển Đổi Số Trong Giáo Dục Mở Thúc Đẩy Học Tập Suốt Đời Và Xây Dựng Xã Hội Học Tập
Bảng 6 trình bày kết quả phân tích tương quan giữa các nhân tố trong mô hình nghiên cứu (Trang 86)
Bảng 8: Thống kê phân tích các hệ số hồi quy - Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học Quốc Gia Chuyển Đổi Số Trong Giáo Dục Mở Thúc Đẩy Học Tập Suốt Đời Và Xây Dựng Xã Hội Học Tập
Bảng 8 Thống kê phân tích các hệ số hồi quy (Trang 87)
Bảng 9. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu - Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học Quốc Gia Chuyển Đổi Số Trong Giáo Dục Mở Thúc Đẩy Học Tập Suốt Đời Và Xây Dựng Xã Hội Học Tập
Bảng 9. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu (Trang 87)
Bảng 9 tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu dựa trên phân tích hồi  quy - Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học Quốc Gia Chuyển Đổi Số Trong Giáo Dục Mở Thúc Đẩy Học Tập Suốt Đời Và Xây Dựng Xã Hội Học Tập
Bảng 9 tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu dựa trên phân tích hồi quy (Trang 88)
Hình 1: Năng suất xuất bản theo thời gian về chủ đề cá thể hóa học tập - Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học Quốc Gia Chuyển Đổi Số Trong Giáo Dục Mở Thúc Đẩy Học Tập Suốt Đời Và Xây Dựng Xã Hội Học Tập
Hình 1 Năng suất xuất bản theo thời gian về chủ đề cá thể hóa học tập (Trang 95)
Hình 2 . Sự phát triển của cá thể hóa học tập - Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học Quốc Gia Chuyển Đổi Số Trong Giáo Dục Mở Thúc Đẩy Học Tập Suốt Đời Và Xây Dựng Xã Hội Học Tập
Hình 2 Sự phát triển của cá thể hóa học tập (Trang 97)
Bảng 1: Table of Key Content Areas and Corresponding References - Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học Quốc Gia Chuyển Đổi Số Trong Giáo Dục Mở Thúc Đẩy Học Tập Suốt Đời Và Xây Dựng Xã Hội Học Tập
Bảng 1 Table of Key Content Areas and Corresponding References (Trang 132)
Bảng 1 đóng vai trò như một bản đồ định hướng, dẫn dắt người đọc đến các nguồn  tài liệu cụ thể được sử dụng để xây dựng các lập luận và phát hiện chính liên quan đến từng  lĩnh vực nội dung - Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học Quốc Gia Chuyển Đổi Số Trong Giáo Dục Mở Thúc Đẩy Học Tập Suốt Đời Và Xây Dựng Xã Hội Học Tập
Bảng 1 đóng vai trò như một bản đồ định hướng, dẫn dắt người đọc đến các nguồn tài liệu cụ thể được sử dụng để xây dựng các lập luận và phát hiện chính liên quan đến từng lĩnh vực nội dung (Trang 132)
Hình 1: Mô hình 5 giai đoạn trực tuyến (The 5-Stage Model”) (Salmon, 2011)) - Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học Quốc Gia Chuyển Đổi Số Trong Giáo Dục Mở Thúc Đẩy Học Tập Suốt Đời Và Xây Dựng Xã Hội Học Tập
Hình 1 Mô hình 5 giai đoạn trực tuyến (The 5-Stage Model”) (Salmon, 2011)) (Trang 174)
Hình 2: Bảng dịch Mô hình 5 giai đoạn trực tuyến của tác giả  III. Phương pháp, vật liệu nghiên cứu - Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học Quốc Gia Chuyển Đổi Số Trong Giáo Dục Mở Thúc Đẩy Học Tập Suốt Đời Và Xây Dựng Xã Hội Học Tập
Hình 2 Bảng dịch Mô hình 5 giai đoạn trực tuyến của tác giả III. Phương pháp, vật liệu nghiên cứu (Trang 175)
Hình 3: Bài viết chào mừng sinh viên trên Diễn đàn của lớp học trực tuyến - Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học Quốc Gia Chuyển Đổi Số Trong Giáo Dục Mở Thúc Đẩy Học Tập Suốt Đời Và Xây Dựng Xã Hội Học Tập
Hình 3 Bài viết chào mừng sinh viên trên Diễn đàn của lớp học trực tuyến (Trang 177)
Hình 4: Trả lời tương tác của Người học trên diễn đàn. - Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học Quốc Gia Chuyển Đổi Số Trong Giáo Dục Mở Thúc Đẩy Học Tập Suốt Đời Và Xây Dựng Xã Hội Học Tập
Hình 4 Trả lời tương tác của Người học trên diễn đàn (Trang 178)
Hình 5: Check in trạng thái cảm xúc và sức khoẻ của sinh viên, vẽ trên Padlet. - Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học Quốc Gia Chuyển Đổi Số Trong Giáo Dục Mở Thúc Đẩy Học Tập Suốt Đời Và Xây Dựng Xã Hội Học Tập
Hình 5 Check in trạng thái cảm xúc và sức khoẻ của sinh viên, vẽ trên Padlet (Trang 179)
Hình 6: Nguyên tắc ứng xử cơ bản trong lớp học trực tuyến được chia sẻ qua Google  Meets - Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học Quốc Gia Chuyển Đổi Số Trong Giáo Dục Mở Thúc Đẩy Học Tập Suốt Đời Và Xây Dựng Xã Hội Học Tập
Hình 6 Nguyên tắc ứng xử cơ bản trong lớp học trực tuyến được chia sẻ qua Google Meets (Trang 180)
Hình 7: Các bạn trong lớp thả icon tương tác, vỗ tay chúc mừng phần trình bày tốt  của nhóm thuyết trình - Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học Quốc Gia Chuyển Đổi Số Trong Giáo Dục Mở Thúc Đẩy Học Tập Suốt Đời Và Xây Dựng Xã Hội Học Tập
Hình 7 Các bạn trong lớp thả icon tương tác, vỗ tay chúc mừng phần trình bày tốt của nhóm thuyết trình (Trang 181)
Hình 8: Sử dụng Padlet để phân công nhiệm vụ và khuyến khích làm việc nhóm   với đa dạng vai trò khác nhau - Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học Quốc Gia Chuyển Đổi Số Trong Giáo Dục Mở Thúc Đẩy Học Tập Suốt Đời Và Xây Dựng Xã Hội Học Tập
Hình 8 Sử dụng Padlet để phân công nhiệm vụ và khuyến khích làm việc nhóm với đa dạng vai trò khác nhau (Trang 182)
Hình 9: Video clip minh hoạt chuyện thỏ và rùa để thuyết trình chủ đề Quản trị  nhóm, - Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học Quốc Gia Chuyển Đổi Số Trong Giáo Dục Mở Thúc Đẩy Học Tập Suốt Đời Và Xây Dựng Xã Hội Học Tập
Hình 9 Video clip minh hoạt chuyện thỏ và rùa để thuyết trình chủ đề Quản trị nhóm, (Trang 183)
Hình 10: Thông điệp của nhóm, kết nối với bài học về việc đặt mục tiêu. - Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học Quốc Gia Chuyển Đổi Số Trong Giáo Dục Mở Thúc Đẩy Học Tập Suốt Đời Và Xây Dựng Xã Hội Học Tập
Hình 10 Thông điệp của nhóm, kết nối với bài học về việc đặt mục tiêu (Trang 184)
Hình 11: Nhóm thuyết trình sử dụng Gartic.io cho các nhóm còn lại chơi game để ôn  lại bài cũ và nắm rừ hơn nội dung thuyết trỡnh bài mới - Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học Quốc Gia Chuyển Đổi Số Trong Giáo Dục Mở Thúc Đẩy Học Tập Suốt Đời Và Xây Dựng Xã Hội Học Tập
Hình 11 Nhóm thuyết trình sử dụng Gartic.io cho các nhóm còn lại chơi game để ôn lại bài cũ và nắm rừ hơn nội dung thuyết trỡnh bài mới (Trang 184)
Hình 12: Nhóm thuyết trình cho các nhóm còn lại chơi game để ôn lại bài cũ và nắm  rừ hơn nội dung thuyết trỡnh bài mới - Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học Quốc Gia Chuyển Đổi Số Trong Giáo Dục Mở Thúc Đẩy Học Tập Suốt Đời Và Xây Dựng Xã Hội Học Tập
Hình 12 Nhóm thuyết trình cho các nhóm còn lại chơi game để ôn lại bài cũ và nắm rừ hơn nội dung thuyết trỡnh bài mới (Trang 185)
Hình 13: Padlet như một thư viện học tập cộng đồng, được xây dựng bởi tất cả các  thành viên trong lớp học trực tuyến - Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học Quốc Gia Chuyển Đổi Số Trong Giáo Dục Mở Thúc Đẩy Học Tập Suốt Đời Và Xây Dựng Xã Hội Học Tập
Hình 13 Padlet như một thư viện học tập cộng đồng, được xây dựng bởi tất cả các thành viên trong lớp học trực tuyến (Trang 186)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w