1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề bài đánh giá hoạt động thu hút oda vào việt nam trong giai đoạn vừa qua nêu giải pháp thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn oda vào việt nam

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 3,03 MB

Nội dung

Tại Việt Nam, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thứcODA đã góp phần quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống người dân,đóng góp đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hó

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -    -

BÀI KIỂM TRA MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

ĐỀ BÀI: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THU HÚT ODA VÀO VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN VỪA QUA NÊU GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ VỐN ODA VÀO VIỆT NAM.

Họ và tên: Đào Thu Phương

STT: 31

Mã sinh viên: 2173402010221

Hà Nội, 2023

Trang 2

Mục Lục

LỜI MỞ ĐẦU 3

I – Tổng quan lý thuyết 4

1 Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) 4

1.1 Khái niệm và nguồn gốc ODA 4

1.2 Đặc điểm và phân loại ODA 4

1.3 Vai trò của ODA 6

1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến tác động của ODA tới tăng trưởng kinh tế 6

1.5 Những tác động tích cực của vốn ODA làm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 7

2 Quản lý sử dụng ODA 8

2.1 Vận động, ký kết các điều ước ODA 8

2.2 Giải ngân nguồn vốn ODA 9

2.3 Quản lý sử dụng và trả nợ ODA 9

II THỰC TRẠNG VỐN ODA CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018-2021 10

1 Thực trạng thu hút ODA của Việt Nam giai đoạn 2018 - 2021 10

1.1 Chính sách của Việt Nam về thu hút ODA 10

1.2 Tổng quan thực trạng thu hút ODA của Việt Nam giai đoạn 2018 - 2021 12

1.3 Các nhà tài trợ ODA cho Việt Nam 17

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút ODA tại Việt Nam 18

1.5 Vấn đề giải ngân ODA 19

2 Thực trạng quản lý và sử dụng ODA của Việt Nam giai đoạn 2018-2021 22

2.1 Thực trạng quản lý ODA 22

2.2 Thực trạng sử dụng ODA 23

III ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 24

Khái quát 24

2 Kết luận 26

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU Đặt vấn đề

Nếu vai trò của FDI thể hiện rõ nhất qua các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ,… thì những cảithiện đáng kể về kết cấu hạ tầng của Việt Nam trong những năm gần đây in đậm dấu ấn củanguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ODA được đánh giá là nguồn ngoại lực quantrọng giúp các quốc gia đặc biệt là những nước đang phát triển như Việt Nam thực hiện đượcmục tiêu kinh tế - xã hội của mình Tại Việt Nam, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức(ODA) đã góp phần quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống người dân,đóng góp đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao sức cạnhtranh của nền kinh tế; đẩy mạnh đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, góp phầnphát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ, tiếp thukhoa học kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước phát triển

Nhiều công trình, dự án trọng điểm quốc gia sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi trong cáclĩnh vực giao thông, thủy lợi, năng lượng, môi trường đã hoàn thành, được đưa vào khaithác, góp phần hoàn chỉnh, hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội Một phầnquan trọng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi, nhất là vốn viện trợ không hoàn lại được sửdụng để hỗ trợ giảm nghèo bền vững, dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn quy mô nhỏ ởcác tỉnh miền núi phía Bắc và một số tỉnh Tây Nguyên; một số dự án tạo lập sinh kế chongười nghèo nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số ở một số địa phương, như: Dự án pháttriển nông nghiệp miền tây Nghệ An; các dự án trong lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học côngnghệ

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng nặng nề đến đời sống kinh tế - xãhội của quốc gia trong suốt năm 2020-2021, gánh nặng về chi ngân sách nhà nước (NSNN)ngày càng lớn trong khi nguồn thu NSNN bị thu hẹp dẫn đến hệ quả của việc gia tăng bội chiNSNN Vốn ODA là một trong những nguồn sẽ bù đắp bội chi NSNN, giúp Việt Nam giảingân các dự án đầu tư phát triển để kích cầu nền kinh tế

Như vậy, để làm rõ hơn vấn đề còn tồn đọng, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Thựctrạng thu hút ODA của Việt Nam giai đoạn 2018 – 2021” để nghiên cứu Trong quá trìnhnghiên cứu, bài thảo luận không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế Nhóm mong nhậnđược sự đóng góp và nhận xét của quý thầy cô và các bạn để hoàn thiện tốt hơn bài thảo luậnnày

Trong bài thảo luận này, đầu tiên nhóm sẽ nhắc lại lý thuyết về Hỗ trợ phát triển chính thức –ODA Sau đó là thực trạng thu hút ODA của Việt Nam giai đoạn 2018 - 2021 Cuối cùng làđánh giá và đề xuất những kiến nghị làm cơ sở cho các giải pháp thu hút, quản lý và sử dụngODA hiệu quả hơn

 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là đánh giá thực trạng thu hút ODA của Việt

Nam giai đoạn 2018 - 2021 Từ đó tìm ra hạn chế của Việt Nam trong việc thu hútODA giai đoạn này và đề xuất một số kiến nghị cho việc thu hút, quản lý và sử dụngODA một cách hiệu quả hơn

 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình thu hút, sử dụng và quản lý ODA của

Việt Nam giai đoạn 2018 - 2021

 Phạm vi nghiên cứu là sự dịch chuyển, thực trạng thu hút ODA của Việt Nam giai

đoạn 2018 - 2021

Trang 4

 Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp, trong đó nổi

bật là thống kê, so sánh và phân tích đối tượng nghiên cứu

Theo điều 1 và khoản 19 Điều 3 trong Nghị định 114/2021/NĐ-CP, vốn hỗ trợ phát triểnchính thức (ODA) là nguồn vốn của các nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho Nhà nước hoặcChính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm hỗ trợ phát triển, bảo đảm phúc lợi và

an sinh xã hội

b) Nguồn gốc hình thành vốn ODA

Nguồn gốc của ODA bắt nguồn từ sau Thế chiến II, khi các nước phương Tây muốn giúp đỡcác nước châu Âu bị tàn phá bởi chiến tranh Sau đó, ODA được mở rộng sang các nướcđang phát triển, với mục tiêu hỗ trợ các nước này phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảmnghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

Nguồn vốn ODA được cung cấp từ các nguồn sau:

● Các chính phủ của các nước phát triển

● Các tổ chức liên chính phủ, chẳng hạn như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF),

● Các tổ chức phi chính phủ quốc tế (NGOs)

Vốn ODA bao gồm: viện trợ không hoàn lại; cho vay ưu đãi, kỳ hạn dài, lãi suất thấp hoặc không lãi suất Vốn ODA được thực hiện thông qua các hình thức như: hỗ trợ ngân sách; tín dụng thương mại với các điều khoản “mềm”; viện trợ chương trình; hỗ trợ dự án, phi dự án Các phương thức cơ bản cung cấp ODA gồm có hỗ trợ dự án, hỗ trợ ngành, hỗ trợ chươngtrình, hỗ trợ ngân sách với yếu tố không hoàn lại là 100%, hoặc ít nhất 35% đối với cáckhoản vay có ràng buộc và 25% đối với khoản vay không ràng buộc

=> Vốn ODA có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của các nướcđang phát triển, trong đó có Việt Nam

=> Vốn ODA có thể được sử dụng để đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau, như: hạ tầng, giáodục, y tế, nông nghiệp, công nghiệp, Trong giai đoạn vừa qua, vốn ODA đã góp phần quantrọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân vàphát triển bền vững của Việt Nam

Trang 5

1.2 Đặc điểm và phân loại ODA

a) Đặc điểm của ODA

Vốn ODA có những đặc điểm sau:

● Được cung cấp bởi các nhà tài trợ chính thức, bao gồm các chính phủ, các tổ chức liênchính phủ và các tổ chức phi chính phủ quốc tế

● Dưới dạng viện trợ không hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi, với các điều kiện ưu đãi hơn

so với các khoản vay thông thường của các tổ chức tài chính quốc tế

● Có mục tiêu hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển, cụ thể làxóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững và hội nhập quốc tế

● Có quy trình phê duyệt và quản lý chặt chẽ, nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồnvốn ODA

Một số đặc điểm cụ thể của ODA:

● Về nguồn vốn, ODA được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:

○ Các chính phủ của các nước phát triển, chiếm tỷ lệ lớn nhất

○ Các tổ chức liên chính phủ, chẳng hạn như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngânhàng Phát triển châu Á (ADB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF),

○ Các tổ chức phi chính phủ quốc tế (NGOs)

● Về hình thức, ODA được cung cấp dưới dạng viện trợ không hoàn lại hoặc tín dụng

○ Hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

○ Thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, góp phần tăng trưởng kinh tế, nâng caothu nhập bình quân đầu người

○ Hỗ trợ các nước đang phát triển hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế của cácnước này trên trường quốc tế

● Về quy trình, ODA có quy trình phê duyệt và quản lý chặt chẽ, nhằm đảm bảo sử

dụng hiệu quả nguồn vốn này

b) Phân loại ODA

Có nhiều cách phân loại ODA

- Căn cứ vào tính chất tài trợ:

+ Viện trợ không hoàn lại Là các khoản tài trợ mà người nhận không có nghĩa vụ phải

hoàn trả, yếu tố không hoàn lại là 100%

+ Cho vay ưu đãi Là các khoản cho vay nhưng phải đảm bảo yếu tố không hoàn lại từ

25% trở lên

+ ODA hỗn hợp Gồm một phần viện trợ không hoàn lại và một phần cho vay (có thể

có ưu đãi hoặc không ưu đãi), nhưng tổng yếu tố không hoàn lại phải từ 25% trở lên

- Căn cứ vào mục đích sử dụng:

+ Hỗ trợ cơ bản Là các khoản ODA dành cho việc thực hiện nhiệm vụ chính của các

chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và bảo vệ môitrường Thông thường đây là các khoản vay ưu đãi

+ Hỗ trợ kỹ thuật Là các khoản tài trợ dành cho chuyển giao tri thức, chuyển giao công

nghệ, phát triển năng lực, phát triển thể chế, nghiên cứu đầu tư các chương trình, dự

án, phát triển nguồn nhân lực, Thông thường chúng là các khoản viện trợ khônghoàn lại

- Căn cứ vào điều kiện để được nhận tài trợ:

Trang 6

+ ODA không ràng buộc Là khoản tài trợ mà người nhận không phải chịu bất cứ ràng

buộc nào

+ ODA có ràng buộc Người nhận phải chịu một số ràng buộc nào đó khi nhận tài trợ,

như ràng buộc người sử dụng, chỉ được mua sắm hàng hóa, thuê chuyên gia, thuêthầu, theo chỉ định; ràng buộc mục đích sử dụng, chỉ được sử dụng cho một số mụcđích nhất định, hay đối tượng hưởng lợi nào đó qua các chương trình, dự án,

+ ODA hỗn hợp Có thể một phần có những ràng buộc, một phần không có ràng buộc.

- Căn cứ vào hình thức thực hiện các khoản tài trợ:

+ ODA hỗ trợ dự án Là hình thức chủ yếu của ODA nghĩa là ODA sẽ được xác định

cho các dự án cụ thể, có thể là hỗ trợ cơ bản, hỗ trợ kỹ thuật, viện trợ không hoàn lạihay cho vay ưu đãi

+ ODA hỗ trợ phi dự án Khoản tài trợ không gắn với các dự án đầu tư cụ thể, như hỗ

trợ dự án cân thanh toán, hỗ trợ trả nợ,

+ ODA hỗ trợ chương trình Là khoản ODA dành cho một mục đích tổng quát nào đó

trong một khoảng thời gian xác định, thường là gắn với nhiều dự án chi tiết cụ thểtrong một chương trình tổng thể Hình thức này đặc biệt chú trọng từ năm 1990 vàđược áp dụng với các quốc gia đã sử dụng ODA có hiệu quả

- Căn cứ vào chủ thể tài trợ:

+ ODA song phương Là ODA của một chính phủ tài trợ trực tiếp cho một chính phủ

khác

+ ODA đa phương Là ODA của nhiều chính phủ, nhiều tổ chức cùng đồng thời tài trợ

cho một chính phủ Đó là ODA của các tổ chức quốc tế liên chính phủ toàn cầu vàkhu vực

1.3 Vai trò của ODA

● Đối với nước nhận viện trợ:

- Tác động tích cực: Là nguồn vốn bổ sung cho đầu tư, phát triển; giúp phát triển nguồnnhân lực, giảm tình trạng xóa đói giảm nghèo và cải thiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội;viện trợ giúp cải thiện thể chế và chính sách kinh tế, góp phần thu hút FDI; đồng thời

bổ sung nguồn ngoại tệ trong nước và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế

- Tác động tiêu cực: Phải chấp nhận những điều kiện ràng buộc từ nhà tài trợ; ngoài racác khoản vay ODA sẽ làm tăng gánh nợ nần cho quốc gia

● Đối với nước tài trợ:

- Tác động tích cực: Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và thị trường đầu tư nướcngoài; được hưởng lợi từ những điều kiện đi kèm khi cho vay ODA; và tăng cườngphụ thuộc kinh tế, chính trị của các nước nhận viện trợ

- Tác động tiêu cực: Bị áp lực của công chúng trong nước và có thể tạo ra nạn thamnhũng trong các quan chức

1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến tác động của ODA tới tăng trưởng kinh tế

Những yếu tố ảnh hưởng đến tác động của ODA tới tăng trưởng kinh tế có thể được chiathành hai nhóm chính:

Nhóm yếu tố chủ quan

Trang 7

● Chính sách thu hút và sử dụng ODA của Chính phủ: Chính sách thu hút và sử

dụng ODA của Chính phủ là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tác động của ODA tới tăng trưởng kinh tế Chính sách này cần được xây dựng và thực hiện một cách minh bạch, hiệu quả, phù hợp với nhu cầu và mục tiêu phát triển của đất nước

● Nền tảng kinh tế - xã hội của nước nhận ODA: Nền tảng kinh tế - xã hội của nước

nhận ODA cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tác động của ODA tới tăng trưởng kinh tế Một nền kinh tế - xã hội ổn định, phát triển, có tiềm năng và khả năng hấp thụ vốn ODA sẽ thu hút được nhiều nhà tài trợ và sử dụng vốn ODA có hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

● Cơ chế quản lý và sử dụng ODA của nước nhận ODA: Cơ chế quản lý và sử dụng

ODA của nước nhận ODA cần được hoàn thiện, đảm bảo minh bạch, hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí

● Năng lực tiếp nhận và sử dụng ODA của nước nhận ODA: Năng lực tiếp nhận và

sử dụng ODA của nước nhận ODA cần được nâng cao, đảm bảo sử dụng vốn ODA cóhiệu quả, đạt được mục tiêu đề ra

Nhóm yếu tố khách quan

● Chính sách của các nhà tài trợ: Chính sách của các nhà tài trợ cũng là một yếu tố

quan trọng ảnh hưởng tới tác động của ODA tới tăng trưởng kinh tế Các nhà tài trợ thường có những chính sách ưu tiên riêng trong việc cung cấp vốn ODA cho các quốcgia

● Tình hình kinh tế - chính trị thế giới: Tình hình kinh tế - chính trị thế giới cũng có

thể tác động tới tác động của ODA tới tăng trưởng kinh tế Trong thời kỳ kinh tế - chính trị thế giới ổn định, các nhà tài trợ thường có nhiều nguồn lực để cung cấp vốn ODA cho các quốc gia

1.5 Những tác động tích cực của vốn ODA làm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

ODA là nguồn lực quan trọng hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang pháttriển, trong đó có Việt Nam ODA được sử dụng để đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm như:

hạ tầng, giáo dục, y tế, nông nghiệp, giảm nghèo, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, cải thiện đời sống của người dân, và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

ODA có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế theo nhiều cách khác nhau, bao gồm:

● Thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng: ODA được sử dụng để đầu tư vào các lĩnh vực cơ sở

hạ tầng quan trọng như: đường bộ, đường sắt, cầu cảng, sân bay, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, kết nối các vùng miền của đất nước

Cơ sở hạ tầng là nền tảng cho phát triển kinh tế ODA giúp các nước đang phát triển đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng quan trọng như đường sá, cầu cống, cảng biển, sân bay, giúp kếtnối các vùng miền, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, dịch vụ, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, thương mại, du lịch, Từ đó, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

● Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: ODA được sử dụng để đầu tư vào giáo dục, y

tế, đào tạo nghề, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo tiền đề cho pháttriển kinh tế

Trang 8

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định đến tăng trưởng kinh tế ODA giúp các nước đang phát triển đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo dục, y tế, đào tạo nghề, giúp nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, đào tạo nghề, tạo ra nguồn nhân lực có tay nghề cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

● Phát triển khoa học - công nghệ: ODA được sử dụng để đầu tư vào nghiên cứu và

phát triển, ứng dụng khoa học - công nghệ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượngsản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Khoa học - công nghệ là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ODA giúp các nước đang phát triển đầu tư nghiên cứu và phát triển, ứng dụng khoa học - công nghệ, giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất, tạo ra những sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

● Hỗ trợ các đối tượng yếu thế: ODA được sử dụng để hỗ trợ các đối tượng yếu thế

như người nghèo, người khuyết tật, góp phần giảm nghèo, nâng cao mức sống của người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Người nghèo, người khuyết tật là những đối tượng yếu thế trong xã hội ODA giúp các nước đang phát triển hỗ trợ các đối tượng này, góp phần giảm nghèo, nâng cao mức sống của người dân, tạo điều kiện cho người dân tham gia vào quá trình phát triển kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Ngoài ra, ODA còn có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua các kênh khác như:

● Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế: ODA giúp các nước đang phát triển nâng cao

năng lực cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

● Hỗ trợ phát triển bền vững: ODA giúp các nước đang phát triển phát triển bền

vững, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững

2 Quản lý sử dụng ODA

2.1 Vận động, ký kết các điều ước ODA

Giai đoạn thu hút, vận động ODA thường nó bao gồm những công việc chính sau:

Đầu tiên là xác định nhu cầu ODA Chính phủ sẽ tổng hợp nhu cầu nguồn vốn ODA theotừng thời kỳ nhất định, để lập Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA.Theo đó, cơ quan quản lý của chính phủ về ODA sẽ xây dựng, dự kiến phân bổ nhu cầu theocác nhà tài trợ có khả năng cung cấp, đồng thời gửi lời đề nghị tài trợ đến họ

Tiếp đó là vận động ODA Các nhà tài trợ căn cứ vào khả năng tài trợ ODA và sự phùhợp của các chương trình, dự án để thông báo cho nước có nhu cầu được tài trợ thông qua cácdiễn đàn về hợp tác kinh tế quốc tế, hoặc bằng văn bản gửi cho các Chính phủ,

Sau đó sẽ tiến tới đàm phán, ký kết Điều ước quốc tế khung về ODA Kết quả đàm phánthành công sẽ được thể hiện thông qua Điều ước quốc tế khung về ODA song phương, hoặc

đa phương; có thể dưới dạng các Hiệp định, Nghị định thư, Bản ghi nhớ (MOU), hoặc bất

kỳ văn bản nào khác được ký kết giữa bên tài trợ và bên nhận tài trợ

Cuối cùng là thể chế hóa các khoản tài trợ Đối với các khoản ODA đã được cam kết đầy đủcác điều kiện của cả bên cung cấp và bên tiếp nhận, sẽ được thể chế hóa bằng các văn bản,

Trang 9

hợp đồng cụ thể và tiến hành chuyển tiền vào tài khoản của một ngân hàng nào đó do hai bênlựa chọn Lúc này, khoản ODA coi như đã được thể chế hóa.

2.2 Giải ngân nguồn vốn ODA

a) Khái niệm

Theo góc độ nhà tài trợ, giải ngân là sự chi tiêu, quá trình này tính từ khi chuyển tiềnsang nước nhận tài trợ cho đến khi kết thúc dự án

Theo góc độ nước nhận tài trợ, giải ngân là sự rút vốn, Chính phủ nước tiếp nhận sẽ rút tiền

từ tài khoản của nước tài trợ về tài khoản nước tiếp nhận và chi tiêu hợp lệ theo hiệp định đã

ký Quá trình này tính từ lúc bắt đầu tiếp nhận vốn tới khi đưa vào sử dụng, thực hiện các dựán

b) Các hình thức giải ngân nguồn vốn ODA

Quy trình giải ngân nguồn vốn ODA của các dự án khác nhau thường không giống nhau dotính đa dạng của các loại dự án Tùy theo các tiêu thức phân loại mà giải ngân bao gồmnhững hình thức nhất định

- Theo thời gian giải ngân: Giải ngân nhanh và giải ngân theo tiến trình thực hiện dự

án

- Theo mức độ giải ngân và quy mô vốn tài trợ: giải ngân một lần và giải ngân nhiều

lần

c) Quy trình giải ngân nguồn vốn ODA

Quy trình giải ngân nguồn vốn ODA có thể khác nhau đối với mỗi dự án, nhưng về cơbản có thể khái quát thành 6 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Tiếp cận vốn ODA

Giai đoạn 2: Lập kế hoạch vốn ODA

Giai đoạn 3: Mở tài khoản tại ngân hàng phục vụ

Giai đoạn 4: Lập hồ sơ rút vốn

Giai đoạn 5: Báo cáo quyết toán, kiểm tra, kiểm toán việc rút vốn và sử dụng vốn của các dự

án ODA

Giai đoạn 6: Nghiệm thu và bàn giao sản phẩm của dự án ODA

d) Các chỉ tiêu đánh giá tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA

Để đánh giá tiến độ giải ngân người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu như: Tỉ lệ giảingân so với kế hoạch, tỉ lệ giải ngân so với cam kết, hoặc tỷ lệ giải ngân so với tỉ lệ thời gianthực hiện chương trình dự án

Ngoài ra, còn có các phương pháp khác như: so sánh thời gian giải ngân thực tế với thời giantheo cam kết; so sánh tỉ lệ giải ngân ODA giữa các ngành, các lĩnh vực với nhau và với tỉ lệgiải ngân trung bình chung của một quốc gia hoặc với các quốc gia khác có cùng điều kiện

e) Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA

Về các nhân tố khách quan gồm: Quy định pháp lý, chính sách vĩ mô của nước nhận tài trợ;

cơ chế quản lý tài chính và các điều kiện ràng buộc của nhà tài trợ; điều kiện về vốn đối ứng;loại hình tài trợ và tính chất nguồn vốn và mức độ ổn định của đồng tiền viện trợ

Về các nhân tố chủ quan gồm: Chất lượng của dự án thiết kế khả thi; quy trình và thờigian thẩm định dự án; thời gian chuyển tiền từ nhà tài trợ đến nước tiếp nhận; thủ tục rút vốn

và thanh toán trong nước; công tác đấu thầu; công tác giải phóng mặt bằng; các chính sáchthuế; trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ dự án; và công tác quản lý, giám sát hoạt động của

dự án

2.3 Quản lý sử dụng và trả nợ ODA

a) Quản lý sử dụng ODA

Trang 10

Nhiệm vụ hàng đầu đầu của quốc gia tiếp nhận là phải sử dụng có hiệu quả vốn ODA, do đóviệc quản lý sử dụng ODA là một khâu vô cùng quan trọng Một số nội dung quản lý ODAthường được các quốc gia áp dụng phổ biến, đó là:

- Xây dựng và lựa chọn dự án thực sự cần thiết đối với nền kinh tế - xã hội

- Thực hiện đấu thầu rộng rãi Không chỉ bó hẹp với các đối tác trong nước mà còn

mở rộng cho đối tác nước ngoài

- Thiết lập cơ quan chuyên trách quản lý ODA

- Phân cấp quản lý sử dụng ODA

- Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng các khoản ODA

b) Quản lý trả nợ ODA

ODA có thể để lại gánh nặng nợ nần cho nước tiếp nhận Vì vậy, quản lý trả nợ vay ODA có

ý nghĩa quan trọng Đối với các khoản vay tín dụng ODA, tùy theo từng hình thức vay mà cóbiện pháp quản lý thu hồi vốn gốc và lãi thích hợp

- Đối với khoản vay bằng tiền đưa vào cân đối Ngân sách Nhà nước: khi kho bạc nhànước nhận được khoản vay sẽ ghi thu NSNN Khi đến hạn trả nợ, kho bạc nhà nước

sẽ trích tiền từ tài khoản kho bạc để trả nợ trực tiếp cho người cung cấp ODA, hoặcchuyển tiền qua Quỹ trả nợ quốc gia Trong cả hai trường hợp trên đều ghi chi NSNN(chi trả nợ)

- Đối với các khoản vay cho các dự án cụ thể: Nếu là các dự án mang tính xã hội,không có khả năng thu hồi để trả nợ, khi đến hạn trả, trích từ tài khoản của kho bạc,ghi chi NSNN để trả nợ Còn nếu dự án có số thu đủ để trả nợ, hàng năm sẽ trích mộtphần doanh thu trả nợ vào quỹ trả nợ quốc gia

- Trả lãi vốn vay hàng năm: được lấy từ chi NSNN hàng năm

Trong quản lý nợ, để tránh rơi vào tình trạng nợ nần, thiếu hoặc mất khả năng thanh toán nợ,Chính phủ cũng thường thiết lập và tổ chức thực hiện một số chính sách như: Thành lập Quỹtrả nợ quốc gia; bố trí đều đặn khoản trả nợ trong NSNN hàng năm; khống chế mức vay hàngnăm

Trong trường hợp không trả được nợ đúng hạn, các Chính phủ thường áp dụng các biện pháp:hoãn nợ, khoanh nợ; vay nợ mới, trả nợ cũ; mua lại nợ; xóa nợ; chuyển nợ thành cổ phần;tuyên bố vỡ nợ

II THỰC TRẠNG VỐN ODA CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018-2021

Vốn ODA là một hình thức đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam, có tác động trực tiếp và gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế Vốn ODA góp phần gia tăng tổng đầu tư xã hội, tạo động lực thu hút đầu tư tư nhân và vốn FDI, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, nếu cơ cấu đầu tư ODA bất hợp lý, hiệu quả đầu tư kém sẽ hạn chế tăng trưởng, thậm chí tác động ngược chiều với tăng trưởng kinh tế Bằng phương pháp thu thập số liệu được công bố, thống kê, phân tích, liên hệ, so sánh để đánh giá về định tính, sử dụng phương pháp kinh tế lượng để đánh giá bằng định lượng, kết quả nghiên cứu cho thấy, trong giai đoạn 2018 -

2021 ở Việt Nam, đầu tư ODA có tác động ngược chiều với tăng trưởng kinh tế và ảnh hưởng rất nhỏ đến tăng trưởng kinh tế.

1 Thực trạng thu hút ODA của Việt Nam giai đoạn 2018 - 2021

1.1 Chính sách của Việt Nam về thu hút ODA

Nhận thức được rằng ODA là một nguồn lực có ý nghĩa quan trọng từ bên ngoài và xuất phát

từ xu hướng vận động và những ưu tiên của nhà tài trợ, chính phủ Việt Nam luôn coi trọng vàquan tâm đến việc huy động các nguồn ODA Trước hết, để duy trì lòng tin đối với các nhà

Trang 11

tài trợ nhằm duy trì các nguồn cung cấp ODA đang khai sáng thác, chính phủ Việt Nam đãban hành và hoàn thiện nhiều chính sách và văn bản pháp lý điều tiết các hoạt động liên quanđến ODA Nhiều chính sách quan trọng được ban hành như:

Chính sách của Việt Nam về thu hút ODA được thể hiện trong các văn bản pháp luật và vănbản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, cụ thể như sau:

● Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định về

quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA

● Chiến lược thu hút và sử dụng vốn ODA giai đoạn 2021-2030 của Thủ tướng

Chính phủ

● Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thu hút và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

Ngày 6/11/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1489/QĐ-TTg phê duyệt Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn 2021-2025 trên cơ sở Báo cáo cập nhật định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi giai đoạn 2018-2020 và tầm nhìn 2021- 2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để định hướng cho công tác thu hút và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi trong bối cảnh mới,… đảm bảo tính đồng bộ, tạo hành lang pháp lý quan trọng trong bối cảnh tình hình kinh tế có nhiều thay đổi, góp phần tăng tính hiệu lực và hiệu quả trong lĩnh vực này Quốc hội cũng ban hành Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 có hiệu lực từ 01/01/2020, trong đó có các quy định về vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi

Mới đây nhất, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 về quản

lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài thay thế cho Nghị định số 16/2016/NĐ CP và Nghị định số 132/2018/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay

ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài

Các thông tin về chính sách hợp tác, lĩnh vực ưu tiên của nhà tài trợ nước ngoài sẽ được công

bố công khai trên Hệ thống Cổng thông tin điện tử của Chính phủ Đây được cho là một quy định mới có ích cho chủ dự án, người sử dụng vốn, giúp họ nắm bắt thông tin nhanh chóng, đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quá trình quản lý nguồn vốn

Bên cạnh đó, để tăng lượng nhận viện trợ Việt Nam cũng đã chủ động tìm kiếm các nguồn cung cấp ODA, tăng cường, mở rộng quan hệ với các quốc gia, tổ chức quốc tế, chủ động đưa ra những khó khăn, những lĩnh vực cần được hỗ trợ với các nhà tài trợ và đưa ra những cam kết trong việc quản lý và sử dụng vốn của các nhà tài trợ

Ngoài ra, chính sách thu hút ODA của Chính Phủ là ưu tiên sử dụng vốn ODA cho các dự án

có hiệu quả kinh tế - xã hội, trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng gắn với phát triển bền vững, nhất

là các dự án có khả năng tạo nguồn thu ngoại tệ trong trung và dài hạn để tăng cường năng lực trả nợ của quốc gia, ví dụ: các dự án giải quyết nút thắt cơ bản về hạ tầng (giao thông, đô thị thông minh, năng lượng sạch và năng lượng tái tạo…), phát triển nông nghiệp thông minh (thủy lợi, ứng dụng khoa học công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, điện khí hóa nông nghiệp…), kích thích các ngành hoặc hoạt động xuất khẩu, các dự án đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ Ưu tiên các dự án có tính chất hàng hóa công cộng, thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, có hiệu ứng lan tỏa như thích ứng biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng môi trường, giáo dục, y tế, công nghệ, kỹ năng

Trang 12

Cụ thể, chính sách thu hút ODA của Việt Nam được tập trung vào các nội dung sau:

● Mục tiêu: Thu hút ODA nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, góp

phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam

● Đối tượng: Các nhà tài trợ chính thức, bao gồm các chính phủ của các nước phát

triển, các tổ chức liên chính phủ và các tổ chức phi chính phủ quốc tế

● Lĩnh vực: Thu hút ODA để đầu tư cho các lĩnh vực trọng điểm của Việt Nam, bao

gồm:

○ Phát triển kinh tế: cơ sở hạ tầng, năng lượng, nông nghiệp, công nghiệp,

○ Phát triển xã hội: giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường,

○ Hỗ trợ hội nhập quốc tế

● Hình thức: Thu hút ODA dưới dạng viện trợ không hoàn lại và tín dụng ưu đãi.

● Trình tự, thủ tục: Thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn

bản pháp luật có liên quan

1.2 Tổng quan thực trạng thu hút ODA của Việt Nam giai đoạn 2018 - 2021

Nhiều năm qua, dòng vốn ODA chảy vào Việt Nam là một trong những nguồn vốn bổ sung quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện nguồn lực trong nước còn nhiều hạnchế Nguồn vốn ODA vào Việt Nam theo 3 hình thức là vốn viện trợ không hoàn lại chiếm khoảng 10-12 % tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi, vốn vay với ưu đãi chiếm khoảng 80% vàODA hỗn hợp chiếm 8-10% Vốn vay ODA ưu đãi vào nước ta có xu hướng ngày càng tăng

và chiếm tỷ trong lớn so với tổng ODA viện trợ

Kể từ năm 1993 đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận 80 tỷ USD vốn ODA, vốn vay ưu đãi, trởthành một trong những nước tiếp nhận nguồn vốn này nhiều nhất trên thế giới Trong giaiđoạn 2016-2020, tổng vốn ODA cam kết giải ngân cho Việt Nam đạt 31,5 tỷ USD, bình quân6,3 tỷ USD/năm, tăng 21% so với giai đoạn 2011-2015

Về cơ cấu, vốn ODA cam kết giải ngân cho Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020 tập trungvào các lĩnh vực: hạ tầng giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế, năng lượng, môi trường, Trong giai đoạn 2015-2019, ODA vay chiếm 77,8% tổng ODA giải ngân Trong đó có 3 năm

từ 2015 - 2017, vốn vay ODA luôn chiếm trên 80% tổng số vốn ODA Ở giai đoạn này,nguồn vốn ODA thu hút vào Việt Nam sụt giảm khá mạnh từ 3,167 tỷ USD xuống còn 1,905

tỷ USD, tỷ lệ giảm tương đương 34,58% Đồng thời, đóng góp của ODA trong tổng đầu tưphát triển cũng như đầu tư từ NSNN cũng trong xu hướng giảm Tỷ lệ vốn ODA/GDP giảmmột nửa từ 2,9% trong giai đoạn 2011-2015 còn 1,5% trong giai đoạn 2016-2019 Tương tự,

tỷ lệ ODA/Tổng đầu tư phát triển giảm từ 8,8% giai đoạn 2011-2015 xuống còn 4,7% giaiđoạn 2016-2019 Đóng góp của ODA và vốn vay ưu đãi trong tổng vốn đầu tư từ NSNN cũng

đã giảm từ 38,8% (2011-2015) xuống còn 27,3% (2016-2020) Tỷ lệ vốn ODA, vốn vay ưuđãi trong tổng đầu tư phát triển, đầu tư từ NSNN và trong GDP giai đoạn 2011-2015 và 2016-2019

Trong giai đoạn 2016-2020, huy động vốn ODA và vốn vay ưu đãi đạt 12,553 tỷ USD, trong

đó vốn vay là 12,04 tỷ USD (vay ODA: 9,169 tỷ USD, vay ưu đãi: 2,871 tỷ USD), viện trợkhông hoàn lại là 513 triệu USD Việt Nam đang là nước tiếp nhận nguồn vốn ODA nhiềunhất trong khối các nước ASEAN, với tỷ trọng ODA/GDP ở mức cao, 3% GDP trong nhữngnăm 2000-2010 và khoảng 2% GDP năm 2011-2019, so với mức chưa đến 1% GDP ở cácnước ASEAN khác

Tiếp nối xu hướng giảm trong giai đoạn 2015-2019, giai đoạn 2018-2021, nguồn vốn ODAthu hút vào Việt Nam tiếp tục giảm, từ 1,905 tỷ USD năm 2017 xuống còn 4,5 tỷ USD năm

Trang 13

2021, giảm 65,6% Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này là do Việt Nam đã thoát khỏinhóm nước có thu nhập thấp, trở thành nước có thu nhập trung bình, nên tính chất ưu đãi củavốn ODA giảm đáng kể Bên cạnh đó, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 cũng đã khiếnnhiều nhà tài trợ quốc tế phải cắt giảm hoặc hoãn lại các khoản viện trợ cho các nước đangphát triển, trong đó có Việt Nam.

Giai đoạn 2018 - 2021, Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong thu hút ODA, thể hiện ở quy mô vốn ODA cam kết và giải ngân tăng dần, cơ cấu vốn ODA được đa dạng hóa, hiệu quả sử dụng vốn ODA được nâng cao

Nguồn: data.worldbank.org

Trong giai đoạn 2018 - 2021, Việt Nam đã thu hút được nguồn vốn ODA lớn, với tổng giá trị cam kết đạt 30,53 tỷ USD, tổng giá trị giải ngân đạt 27,96 tỷ USD, đạt tỷ lệ giải ngân bình quân 92%

Cơ cấu vốn ODA của Việt Nam giai đoạn 2018 - 2021 có xu hướng giảm dần về viện trợ không hoàn lại và tăng dần về tín dụng ưu đãi Cụ thể, tỷ lệ viện trợ không hoàn lại giảm từ 26% giai đoạn 2011-2015 xuống còn 22% giai đoạn 2016-2020 và 20% giai đoạn 2018-2021

Tỷ lệ tín dụng ưu đãi tăng từ 74% giai đoạn 2011-2015 lên 78% giai đoạn 2016-2020 và 80%giai đoạn 2018-2021

Cơ cấu vốn ODA theo lĩnh vực của Việt Nam giai đoạn 2018 - 2021 tập trung vào các lĩnh vực sau:

● Phát triển cơ sở hạ tầng: chiếm tỷ lệ cao nhất, đạt 37%.

● Phát triển giáo dục, đào tạo: chiếm tỷ lệ 23%.

Ngày đăng: 17/05/2024, 16:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w