Hay nói đúng hơn, họ chính là những người quản trị, có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều hành côngty của mình để có những quyết định, hành động đúng đắn giúp; là những người có
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KINH TẾ
BÀI TẬP CHỦ ĐỀ :
HÃY PHÂN TÍCH CÁC LÍ THUYẾT QUẢN TRỊ TỪ GIAI ĐOẠN CUỐI THẾ KỈ
19 TRỞ VỀ TRƯỚC VÀ LIÊN HỆ TRONG HOẠT ĐỘNG HIÊN NAY
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 9:
1 NGUYỄN THỊ HÀ TRANG - 25A4072300
Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2023
PHỤ LỤC
Trang 2LỜI CẢM ƠN 3
PHẦN MỞ ĐẦU 4
NỘI DUNG 6
I Cơ sở lí thuyết 6
1 Các quan điểm quản trị phương Đông 6
2 Các quan điểm quản trị phương Tây 7
II Ví dụ thực tiễn về hoạt động quản trị của tập đoàn cà phê Trung Nguyên 8
1 Giới thiệu khái quát về tập đoàn cà phê Trung Nguyên 8
2 Bộ máy hoạt động 8
3 Đặc điểm hoạt động 11
4 Nguồn nhân lực và ban lãnh đạo 14
5 Những đường lối quản trị 17
6 Lý thuyết quản trị Phương Đông của Khổng Tử áp dụng vào Cafe Trung Nguyên 27
III Những xu hướng quản trị hiện đại 4.0 36
1 Quản trị đa văn hóa 36
2 Quản lý xung đột 36
3 Tái cấu trúc tổ chức 37
4 Trao quyền cho nhân viên 37
5 8 kỹ năng quản trị hiện đại nhà lãnh đạo cần có 37
IV Đánh giá và nhận xét 38
KẾẾT LU N Ậ 41
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên chúng em xin cảm ơn ban giám hiệu Học viện Ngân hang đã tạo điều kiện cho chúng em được học tập và trải nghiệm ở một môi trường lành mạnh, chuyên nghiệp và hiện đại đầy đủ về cơ sở vật chất.
Nhóm 9 xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên - Giảng viên môn Quản trị học, đã hết mình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức sâu rộng, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình để chúng em có thể hoàn thành bài tiểu luận này.
Đây là một vấn đề khá rộng, trong quá trình để thu hoạch để có được bài tiểu luận này thời gian và sự tìm hiểu còn hạn chế, không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong có sự đóng góp ý kiến từ cô và các bạn để hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất Chúng em xin cảm ơn!
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trang 4Ngày nay, khi mà xã hội ngày càng văn minh, phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao hơn, thì kéo theo đó là sự xuất hiện của rất nhiều những tổ chức kinh doanh cũng như tổ chức xã hội Và để duy trì và làm các tổ chức của mình đứng vững trên thị trường cạnh tranh, đòi hỏi những nhà đứng đầu tổ chức đó cần phải biết cách chèo lái thật khéo léo hướng đi của tổ chức Hay nói đúng hơn, họ chính là những người quản trị, có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều hành côngty của mình để có những quyết định, hành động đúng đắn giúp; là những người có đầyđủ những kỹ năng cần thiết để có thể điều phối công việc, phân công lao động hợp lý để khiến cho doanh nghiệp của mình luôn thành công và phát triển trên thị trường Đặc biệt, trong bối cảnh của sự phát triển toàn cầu, khi mà Việt Nam đang cần hội nhập đặt
ra yêu cầu cơ bản đối với việc thay đổi về kỹ thuật, công nghệ, đào tạo và tư duy mới công tác quản trị, nhà quản trị phải có cái nhìn thực tế hơn về giá trị củahọ đối với tổ chức mà mình quản lý, phải khai thác được nhiều nhất tài nguyên của con người tức năng lực, trí tuệ, lòng nhiệt tình xung quanh họ Để đạt được điều này thì các kỹ năng quản trị là điều không thể thiếu ở mỗi nhà quản trị tài ba, họ phải có khả năng, kinh nghiệm và mức độ thành thạo trong việc thực hiện công việc ở các lĩnhvực, chức năng quản trị trong điều kiện và hoàn cảnh nhất định Chính vì lẽ đó, mà nhóm em đã chọn
đề tài: “Kỹ năng quản trị của nhà quản trị cafe Trung Nguyên” để phân tích rõ hơn về các kỹ năng quản trị cần có ở nhà quản trị Do tập đoàn Trung Nguyên là một doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê, nhượng quyền thương hiệu, và cà phê Trung Nguyên là một trong những thương hiệu nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam và đang có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới Vì thế, với quy mô lớn như thế, để điều hành tập đoàn phát triển vững mạnh như thế chắc hẳn nhà quản trị doanh nghiệp này nắm chắc những kỹ năng quản trị cần thiết cùng sự hiểu biết, giỏi giang của mình và lãnh đạo hợp lý.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Giúp hiểu được các kỹ năng quản trị một cách toàn diện, thấy được sự cần thiết của các kỹ năng ấy trong việc điều hành và lãnh đạo tổ chức Rút ra được những giải pháp cho nhà quản trị Tập đoàn Trung Nguyên để doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn.Nhiệm vụ nghiên cứu: Trên cơ sở tìm hiểu những lý luận chung về nhà quản trị và kỹ năng quản trị cần chỉ ra và làm sáng tỏ sự biểu hiện
Trang 5những kỹ năng ấy ở nhà quản trị, bên cạnh đó nhận xét và đánh giá kỹ năng quản trị và lãnh đạo, từ đó đưa ra những giải pháp
3 Đối tượng nghiên cứu
Bài thảo luận nghiên cứu về kỹ năng quản trị của nhà quản trị cafe Trung Nguyên
NỘI DUNG
Trang 6I Cơ sở lí thuyết
1 Các quan điểm quản trị phương Đông
Trung Quốc cổ đại có những định chế chính quyền chặt chẽ, thể hiện một trình
độ tổ chức cao Những tư tưởng quản trị xã hội của các nhà chính trị và triết học của Trung Quốc cổ xưa đã xuất hiện rất sớm và tạo lập được nhiều quan điểm quản trị thuộc phạm vi quản trị vĩ mô, điển hình là:
- Quản Trọng (638 - 640 tr.CN): Nhà chính trị gia, nhà quân sự, nhà tư tưởng Trung Quốc thời Xuân thu cho rằng muốn quản trị xã hội, muốn dân giàu nước mạnh phải sử dụng bạo lực và phải chú ý tới 5 mặt hoạt động cơ bản: quan hệ đối ngoại; phát triển sản xuất; xây dựng lực lượng vũ trang; thi hành luật pháp nghiêm chỉnh; ngăn chận thói hư, tật xấu của những người đứng đầu xã hội.
- Khổng Tử (551- 478 tr.CN): Người lập ra Nho giáo đưa ra quan điểm: Nhân chi sơ tính bản thiện - bản chất con người là thiện là tốt Ông chủ trương cai trị xã hội bằng học thuyết lễ trị với tư tưởng muốn quản trị thành công phải
có lẽ phải, biết chọn người hiền tài giúp sức, thu phục lòng người.
- Tuân Tử (305 tr.CN ): Ông đưa ra quan điểm: Nhân chi sơ tính bản ác - bản chất con người là ác , là xấu Muốn quản trị xã hội phải coi trọng lễ nghĩa và định chế pháp luật để uốn nắn tính xấu của con người Theo ông, quản trị xã hội vị pháp chứ không vị đức.
Khổng Tử - Mạnh Tử; Tuân Tử - Hàn Phi là 2 trưởng phái quan điểm nhìn nhận con người của triết học cổ Phương Đông theo chiều hướng trái ngược nhau dẫn tới việc lựa chọn quan điểm quản trị và cách giải quyết vấn đề khác nhau.
Theo các nhà triết học Trung quốc cổ xưa, công việc quản trị xã hội được chia thành 5 mặt:
- Trị đạo: chủ thuyết, quan điểm phát triển, đường lối, chiến lược phát triển
- Trị thể: hình thành bộ máy quản trị và tổ chức sắp xếp các phân hệ của tổ chức
Trang 7- Trị tài: vấn đề quản lý nhân sự, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn sức người, tài năng.
- Trị thuật: các thủ thuật, phương pháp, hình thức nghệ thuật để điều hành
tổ chức hoạt động có hiệu quả nhằm đạt tới các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn.
- Trị phong: tận dụng thời cơ, né tránh tai họa, rủi ro, sử dụng các mưu kế tạo ra thời cơ, cơ hội đột biến cho tổ chức.
Năm mặt trên được coi như 5 chức năng quản trị, tương đương với thuyết Ngũ hành tương sinh của triết học phương Đông.
2 Các quan điểm quản trị phương Tây
Ở châu Âu, những kỹ thuật và phương pháp quản trị bắt đầu đươc áp dụng trong kinh doanh từ thế kỉ 16, khi hoạt động thương mại đã phát triển mạnh ở vùng Địa trung hải.
Đến thế kỉ 18, cuộc cách mạng công nghiệp với sự ứng dụng của máy móc cơ khí đã chuyển sản xuất từ phạm vi gia đình sang nhà máy Quy mô và độ phức tạp gia tăng, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng lớn hơn, việc nghiên cứu quản trị trong tổ chức trở nên cần thiết Tuy nhiên cũng chưa có sự tác động lớn tới lý thuyết quản trị,
sự chú ý cũng chỉ tập trung vào khía cạnh kỹ thuật của sản xuất hơn là nội dung của hoạt động quản trị.
Sự phát triển của hoạt động sản xuất với tốc độ ngày càng nhanh khiến vốn trở thành nhu cầu bức thiết Sự tham gia của nhiều người góp vốn trong đó nhiều chủ sở hữu không thể trực tiếp tham gia quản trị dẫn đến sự phân biệt chức năng sở hữu và chức năng của người quản trị Chính điều này đã tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu tập trung vào các hoạt động quản trị một cách mạnh mẽ hơn Cuối thế kỉ 19 - đầu thế
kỉ 20 khoa học quản trị là sản phẩm của nhân loại và thịnh hành nhất.
Từ cuối thế kỉ 19 xuất hiện các tư tưởng quản trị mới, sự quan tâm đến hoạt động quản trị diễn ra sôi nổi Đến đầu thế kỉ 20, sự hình thành tư tưởng quản trị rõ nét hơn Sự quan tâm của các nhà nghiên cứu ngoài việc tập trung vào khía cạnh kỹ thuật của sản xuất đã chú ý đn khía cạnh lao động trong quản trị, yếu tố con người đã bắt đầu được quan tâm, các lý thuyết quản trị khác nhau đã lần lượt xuất hiện.
Trang 8II Ví dụ thực tiễn về hoạt động quản trị của tập đoàn cà phê Trung Nguyên
1 Giới thiệu khái quát về tập đoàn cà phê Trung Nguyên
Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên tiền thân là một quán cà phê nhỏ được thành lập bởi Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ tại Buôn Ma Thuột - thủ phủ cà phê Việt Nam Công
ty CP Tập đoàn Trung Nguyên hoạt động chính trong lĩnh vực: sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê và nhượng quyền thương hiệu cà phê Trung Nguyên Cà phê Trung Nguyên là một trong những thương hiệu nổi tiếng hàng đầu Việt Nam.
Về lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê, Tập đoàn có những sản phẩm tiêu biểu như: cà phê Trung nguyên cao cấp (cà phê chồn Weasel, cà phê chồn Legendee, sáng tạo 8), cà phê rang xay, cà phê hạt nguyên chất, cà phê hòa tan G7, cà phê tươi Đến nay, sản phẩm của Trung Nguyên đã được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia trên toàn cầu, tiêu biểu như: Mỹ, Canada, Nga, Anh, Đức, Nhật Bản…
Về lĩnh vực nhượng quyền thương hiệu, Công ty CP Trung Nguyên Franchising đã được thành lập năm 2011 để quản lý chuỗi không gian cà phê Trung Nguyên Đến nay, Tập đoàn đã nhượng quyền thành công hai thị trường vô cùng phát triển là Nhật Bản
và Singapore.
Về quy mô sản xuất, Tập đoàn hiện có 3 nhà máy: 1 nhà máy cà phê tại Sài Gòn, 2 nhà máy cà phê hòa tan Trung Nguyên tại Bình Dương và Bắc Giang cùng với đó là trang thiết bị máy móc hiện đại có thể cung cấp ra thị trường những sản phẩm cà phê chất lượng nhất, thơm ngon nhất, xứng danh thương hiệu cà phê của người Việt
2 Bộ máy hoạt động
Trang 92.1 Tổng giám đốc
Hiện nay Tổng Giám đốc là Ông Đặng Lê Nguyên Vũ (SN 1971) – Người sáng lập
ra doanh nghiệp, được mệnh danh là ông vua cà phê Việt Nam Tổng Giám đốc có
quyền và nhiệm vụ như: Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế
hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; Điều hành trực tiếp công việc kinh doanh
hàng ngày của các phòng ban; Quyết định phương án thực hiện trong thẩm quyền và
giới hạn theo quy định của Luật Đầu tư và Điều lệ công ty; Giám sát, chỉ đạo Phó
Giám đốc và những người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng
ngày của công ty; Là người đại diện theo pháp luật của Công ty.
2.2 Phó tổng giám đốc
Tập đoàn Trung Nguyên đã bổ nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc là ông Lư Ngọc Cư,
thay thế cho bà Lê Hoàng Diệp Thảo trước đây
Phó tổng giám đốc có vai trò phụ trách những công việc văn thư, phân tích, đào tạo,
lập kế hoạch nhân sự và kiểm soát hành chính, ngân sách của Công ty, các công việc
kinh doanh và trực tiếp điều hành mảng công việc kỹ thuật
Ngoài ra Phó Tổng Giám đốc còn chịu trách nhiệm thực hiện các quyền và nhiệm vụ
được giao; Tổ chức thực hiện các quyết định của Tổng Giám đốc đề ra; thực hiện kế
hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty; kiến nghị phương án bố trí cơ cấu
P KD Nội địa
P TT Nội địa
GIÁM ĐỐC TT- KD QUỐC TẾ
P TT &
KD Quốc té
GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH
P
Kế toán Kho vận
P Tài chính
HỆ THỐNG NHÀ MÁY
NM Cà phê BMT
NM Trà tiên LĐ NM Cphê hò
tan
Trang 10tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty như bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty Bên cạnh đó, Phó Tổng Giám đốc cần phải thực hiện các nhiệm vụ khác và tuân thủ một số nghĩa vụ của người quản lý Công ty theo Luật pháp Việt Nam quy định
2.3 Phòng Hành chính Nhân sự
Chức năng: Xây dựng cơ cấu tổ chức nhân sự cho các phòng ban trong doanh nghiệp Tham mưu cho Ban giám đốc về việc sắp xếp, bố trí và phát triển nhân sự thông qua việc phân tích cơ cấu tổ chức, đánh giá kết quả công việc và năng lực nhân
sự
Nhiệm vụ: Phòng Hành chính nhân sự có nhiệm vụ tiến hành xây dựng kế hoạch nhân sự và chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, tính toán ngân sách liên quan đến chi phí lao động (quỹ lương, chi phí đào tạo, BHXH, BHYT, chi phí đồng phục…) Thực hiện khảo sát chính sách nhân sự, mức độ hài lòng của nhân viên để cải tiến chính sách nhân sự
2.4 Phòng Kinh doanh
Phòng kinh doanh có chức năng tham mưu, đưa ra ý kiến đệ trình lên ban Giám đốc công ty về công tác phân phối sản phẩm cho các thị trường về hàng hóa và dịch vụ đến các doanh nghiệp Trong đó có thể là các doanh nghiệp lớn hoặc nhà bán nhỏ lẻ có thể kinh doanh trực tiếp trên sàn thương mại điện tử
Phụ trách chỉ đạo chính trong công tác nghiên cứu và phát triển các sản phẩm hàng hóa, phát triển thị trường tiêu dùng sản phẩm Triển khai công tác xây dựng và phát triển mạng lưới khách hàng tiềm năng, cũng như lên báo cáo theo quy định của công ty về các hoạt động của công ty, doanh nghiệp bao gồm cả những nhiệm vụ và quyền đã được giao Hỗ trợ cho giám đốc về công tác tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa
và dịch vụ của công ty như huy động vốn trên thị trường, thanh toán quốc tế,
2.5 Phòng Kế toán
Chịu trách nhiệm toàn bộ thu chi tài chính của công ty, đảm bảo đầy đủ chi phí hoạt động lương, thưởng, mua hàng hóa,… và lập phiếu thu chi cho tất cả những chi phí phát sinh Lưu trữ đầy đủ chính xác các số liệu về xuất, nhập theo quy định của công
ty Trong đó các công việc đặc thù được phân công riêng cho từng cán bộ kế toán.
Cụ thể:
Trang 11- Kế toán công nợ: Xử lý giải quyết các khoản thanh toán với đối tác
- Kế toán thuế: Xử lý hóa đơn đỏ, báo cáo quyết toán thuế hàng tháng/năm, nộp
thuế đầy đủ và đúng hạn cho cơ quan thuế nhà nước
- Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm các khoản thu, chi của công ty Thu thập
các hóa đơn thanh toán, lập bảng tính lương, Xử lý các khoản thanh toán còn lại trong doanh nghiệp, Quản lý hàng tồn kho và các tài sản máy móc khác tại Công ty
2.6 Phòng tài chính
Phòng tài chính có vai trò quan trọng trong viêc đảm bảo doanh nghiêp có đủ lượng tiền mặt cần thiết phục vụ cho các hoạt động kinh doanh và đảm bảo doanh nghiêp đang quản lý và sử dụng nguồn tiền hiệu quả nhất cũng như đủ để đáp ứng toàn bộ các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp.
1 Mảng kinh doanh – chế biến cà phê của Trung Nguyên: bao gồm
- CTCP Tập đoàn Trung Nguyên (Trung Nguyên Group)
- CTCP Cà phê Trung Nguyên tại Đăk Lăk
- CTCP Cà phê hòa tan Trung Nguyên.
Trong đó, Trung Nguyên Group đóng vai trò là công ty trung tâm của cả hệ thống Trung Nguyên, chịu trách nhiệm chính đối với việc sản xuất cũng như phân phối đối với hoạt động kinh doanh.
Công ty Cà phê Trung Nguyên tại Đăk Lăk có vốn điều lệ 500 tỷ đồng, quản
lý Nhà máy cà phê Buôn Ma Thuột chuyên về chế biến hạt cà phê, cà phê rang xay.
Các sản phẩm cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên được sản xuất tại 1 trong
3 nhà máy, bao gồm nhà máy tại Dĩ An (Bình Dương) và Bắc Giang thuộc quản
lý của CTCP Cà phê Hòa tan Trung Nguyên và nhà máy Cà phê Sài Gòn tại Mỹ Phước (Bình Dương) thuộc sở hữu của CTCP Tập đoàn Trung Nguyên.
Trang 122 Nhượng quyền thương hiệu (franchising) và xuất khẩu:
Về nhượng quyền thương hiệu:
Bên cạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh cà phê hòa tan, cà phê nhân thì Trung Nguyên còn một mảng kinh doanh lớn khác là nhượng quyền thương hiệu.
CTCP Trung Nguyên Franchising với vốn quy định 100 tỷ đồng và cũng được điều hành bởi ông Đặng Lê Nguyên Vũ Trung Nguyên Franchising có vai trò quản lý hoạt động nhượng quyền chuỗi cửa hàng cà phê Trung Nguyên Trung Nguyên đã có gần 600 cửa hàng và hơn 1000 đối tác nhượng quyền trên toàn quốc.
Về xuất khẩu:
Trung Nguyên chỉ xuất khẩu những sản phẩm được chế biến riêng theo gu thưởng thức của nhiều quốc gia trên thế giới Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Trung Nguyên là các trung tâm kinh tế thế giới, có môi trường kinh doanh ít rủi ro và nền chính trị ổn định Thế mạnh của Trung Nguyên không nằm ở việc xuất khẩu cà phê thô mà hãng có sự chuyển biến mạnh mẽ về chế biến cà phê trước khi xuất khẩu Tuy chiếm thị phần rất nhỏ trong việc xuất khẩu cà phê thô nhưng Trung Nguyên lại là gã khổng lồ trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê hòa tan Hiện nay, những sản phẩm cà phê của Trung Nguyên đã được xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới (tiêu biểu như Mỹ, Anh, Canada, NhậtBản, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Đức… ) và được lựa chọn làm
“đại sứ ngoại giao” kết nối văn hóa Việt Nam với quốc tế Nổi bật, G7 là một trong những sản phẩmcà phê hòa tan được yêu thích nhất.
3 Dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại và du lịch (còn khá gian nan) :
Trung Nguyên đã nhiều lần thử sức với lĩnh vực bán lẻ nhưng chưa đạt được kết quả khả thi Năm 2006, Trung Nguyên ra mắt hệ thống bán lẻ G7 Mart với
500 cửa hàng Mục tiêu của ông Đặng Lê Nguyên Vũ là gắn thương hiệu G7 Mart lên 10.000 cửa hàng – đưa Trung Nguyên trở thành thế lực lớn nhất trong ngành bán lẻ.
Tuy nhiên, nhiều khó khăn bủa vây đã khiến G7 Mart gần như “mất tích” khỏi thị trường Sau khi nhận thấy G7 Mart khó lòng cạnh tranh trên thị trường, vào năm 2010, Trung Nguyên đã hợp tác với Ministop (thành viên cua Aeon- Nhật