MỞ ĐẦU Quản trị nhân lực luôn là công việc khó khăn đối với nhà quản lí của các công ty. Việc quản lí nhân viên, làm cho nhân viên nghe theo và thực hiện đúng yêu cầu của công ty là một công việc khó. Nhân lực là nòng cốt của công ty, quyết định sự phát triển của công ty. Vì vậy để đạt được sự phát triển, người quản trị nhân sự phải biết cách quản trị, biết cách vận dụng và phát huy khả năng của nhân sự. Với những nhu cầu đó đã có nhiều học thuyết quản trị nhân lực ra đời như: học thuyết X, học thuyết Y, học thuyết Z. Mỗi học thuyết có nội dung và phương thức áp dung khác nhau. Khi học thuyết Y ra đời đã nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà quản trị nhân lực trên khắp thế giới. Học thuyết Y đưa ra nhìn nhận tích cực hơn về con người, đề cao con người. Học thuyết Y có vai trò to lớn, mang lại hiệu quả cao cho người sử dụng. Khi du nhập đến Việt Nam, học thuyết Y được nhiều công ty, tổ chức chú trọng, quan tâm đến. Các nhà quản trị tại Việt Nam bắt đầu nghiên cứu và áp dụng học thuyết này. Kết quả đã mang lại nhiều lợi ích cho công ty. Khi áp dụng học thuyết Y, các nhà quản trị dễ dàng nắm bắt được tâm lí nhân viên, khiến cho nhân viên chủ động trong công việc, tự giác hoàn thành công việc được giao. Nhưng phải tùy vào từng hoàn cảnh, đối tượng, mục đích mà sử dụng học thuyết Y trong quản trị một cách hợp lí nhất để đem lại hiệu quả mong muốn. Unilever Việt Nam là một trong các công ty tiêu biểu cho việc áp dụng học thuyết Y thành công nhất. Công ty có số lượng nhân viên đông đảo, gây khó khăn trong việc quản lí. Nhưng khi áp dụng học thuyết Y đã giúp cho công ty thuận lợi hơn trong việc quản lí nhân viên. Unilever Việt Nam đã áp dụng học thuyết Y trong 4 nội dung: trong tuyển dụng nhân lực, trong sử dụng nhân lực, trong đào tạo và phát triển nhân lực và trong chính sách đãi ngộ. Qua sự phát triển của Unilever Việt Nam ngày hôm nay, ta có thể khẳng định được vai trò to lớn của học thuyết Y trong quản trị nhân lực tại công ty. 2 NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. KHÁI NIỆM QUẢN TRỊ NHÂN LỰC “Quản trị nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo – phát triển và duy trì nhân lực của một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức và nhân viên” (Hiền, 2018, tr.14). 1.2. HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ NHÂN LỰC Y 1.2.1. Sự ra đời của học thuyết y Thuyết Y là một học thuyết về quản trị nhân lực (OB) ra đời năm 1960 bởi giáo sư Douglas McGregor (SMARTRAIN, 2018). Nội dung của học thuyết này được đánh giá tiến bộ hơn học thuyết X trong việc nhìn nhận về coi người trên cơ sở lí thuyết quản trị (SMARTRAIN, 2018). 1.2.2. Nội dung của học thuyết Y “Nội dung của học thuyết Y gồm có: Lười biếng không phải là đức tính của con người. Lao động chân tay, lao động trí óc cũng như nghỉ ngơi, giải trí đều là nhu cầu cơ bản của con người. Con người muốn thấy rằng họ có ích và quan trọng, muốn chia sẻ trách nhiệm và muốn tự khẳng định mình . Điều khiển và đe dọa không phải là biện pháp duy nhất thúc đẩy con người thực hiện mục tiêu của tổ chức. Tài năng con người luôn tiềm ẩn vấn đề là làm sao để khơi gợi dậy được tiềm năng đó. Con người sẽ làm việc tốt hơn nếu đạt được sự thỏa mãn cá nhân” (SMARTRAIN, 2018). 1.2.3. Phương thức quản trị nhân lực của học thuyết Y Theo SMARTRAIN (2018) “học thuyết Y có 5 phương thức quản trị: 3 Thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu của tổ chức và mục tiêu của cá nhân. Các biện pháp quản trị áp dụng đối với người lao động phải có tác dụng mang lại thu hoạch nội tại. Áp dụng những phương thức hấp dẫn để có được sự hứa hẹn chắc chắn của các thành viên trong tổ chức. Khuyến khích tập thể nhân viên tự điều khiển việc thực hiện mục tiêu của họ, làm cho nhân viên tự đánh giá thành tích của họ. Nhà quản trị và nhân viên phải có ảnh hưởng lẫn nhau”. 1.2.4. Nhận định về nội dung học thuyết Y Nhận định về nội dung học thuyết Y được SMARTRAIN (2018) đưa ra rằng “học thuyết Y: Là lý thuyết linh động và thiên hướng tích cực về con người và hành vi con người. Cho rằng con người bản chất thích làm việc và không trốn tránh khi có thể. Con người làm việc theo nhóm thích tự định hướng và làm chủ. Con người sẽ gắn với nhóm nếu họ đạt được sự thỏa mãn cá nhân. Con người muốn và có thể học cách gánh vác trách nhiệm. Tài năng con người luôn tiềm ẩn, vấn đề quan trọng là biết khơi dậy. Không cần phải thưởng nếu muốn họ làm việc và không đánh giá cao việc trừng phạt khi họ không làm việc. Con người không thích bị kiểm soát, nếu không bị kiểm soát mới làm việc tốt”. Thuyết này khai thác bản chất bên trong con người nhiều hơn. Từ đó họ thấy được rằng, con người nếu được tự do, không bị gò bó, ép buộc thì họ sẽ phát huy được khả năng làm việc tốt nhất. Nếu được làm việc trong bầu không khí lành mạnh, thoải mái, người làm việc có nhiều cảm hứng sáng tạo, thích thú công việc hơn. Con người luôn mong muốn được thể hiện bản thân. Nên khi được trao cơ hội họ luôn biết cách tận dụng để thể hiện mình, phát huy năng lực bản thân. Từ đó, mang lại nhiều lợi ích cho công ty. 4 1.2.5. Ưu điểm và nhược điểm của học thuyết Y 1.2.5.1. Ưu điểm “Từ nội dung học thuyết Y, ta nhận ra học thuyết này có phần tích cực và tiến bộ hơn học thuyết X ở chỗ nó nhìn đúng bản chất con người hơn” (Linh, 2022). Học thuyết góp phần phát huy được năng lực cá nhân của mỗi nhân viên một cách hiệu quả nhất. Khi áp dụng học thuyết này người nhân viên cảm thấy họ được coi trọng, thấy rằng bản thân họ có giá trị, từ đó tạo ra những động lực giúp họ làm việc tốt hơn, hoàn thành các nhiệm vụ tổ chức đưa ra. Vì đề cao con người nên học thuyết Y mang tính nhân văn cao. 1.2.5.2. Nhược điểm Mặc dù có nhiều điểm tích cực nhưng học thuyết Y vẫn tồn tại một số hạn chế. Việc áp dụng học thuyết Y có thể gây ra tình trạng kiểm soát nhân viên thiếu chặt chẽ trong quản lý hoặc trình độ của các công ty đủ điều kiện để áp dụng học thuyết này (Linh, 2022). Bởi vì, học thuyết Y cho phép người lao động tự làm chủ, tự do định hướng, sáng tạo trong công việc. Nên học thuyết này rất khó áp dụng cho những công ty, tổ chức tồn tại những nhân viên ý thức tự giác thấp, lười biếng, không năng động. Vì vậy, “học thuyết Y chỉ có thể được phát huy tốt trong các tổ chức có trình độ phát triển cao và yêu vầu sự sáng tạo” (Linh, 2022). Tất nhiên học thuyết Y chưa là học thuyết quản trị nhân sự hoàn hảo nhất. Nếu học thuyết Y hoàn hảo thì sẽ không có sự ra đời của các học thuyết khác. Tuy nhiên, người quản trị nếu biết kết hợp học thuyết này với các học thuyết còn lại (học thuyết X, học thuyết Z) sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất. 5 Chương 2 PHÂN TÍCH VIỆC ÁP DỤNG HỌC THUYẾT Y TRONG CÔNG TY UNILEVER VIỆT NAM 2.1. GIỚI THIỆU TẬP ĐOÀN UNILEVER VÀ UNILEVER VIỆT NAM 2.1.1. Tập đoàn Unilever Theo thông tin từ Uia.edu.vn (2022), “Unileᴠer là một doanh nghiệp đa quốᴄ gia, đượᴄ Anh ᴠà Hà Lan thành lập, ᴄhuуên ѕản хuất ᴄáᴄ mặt hàng tiêu dùng như mỹ phẩm, hóa ᴄhất giặt tẩу, kem đánh răng, dầu gội, thựᴄ phẩm… hàng đầu trên thế giới. Ra đời năm 1930 từ ѕự ѕáp nhập ᴄủa 2 doanh nghiệp là Leᴠer Brotherѕ (ᴄông tу ѕản хuất хà bông tại Anh) ᴠà Magarine Unie (doanh nghiệp ѕản хuất bơ thựᴄ ᴠật ở Hà Lan), trụ ѕở ᴄhính ᴄủa doanh nghiệp Unileᴠer hiện naу đượᴄ đặt tại 2 nơi là Luân Đôn ᴠà Rotterdam. Công ty đang sỡ hữu và phát triển hơn 400 nhãn hàng tại hơn 190 quốc gia. 2.1.2. Unilever Việt Nam Theo thông tin từ trang web Uia.edu.vn, “Unileᴠer Việt Nam đượᴄ thành lập năm 1995 ᴄũng là một bướᴄ đi trong ᴄhiến lượᴄ tổng thể ᴄủa Unileᴠer. Unileᴠer Việt Nam thựᴄ ᴄhất là tập hợp ᴄủa ba ᴄông tу riêng biệt: Liên doanh Leᴠer Việt Nam ᴄó trụ ѕở tại Hà Nội, Elida PS tại Thành phố Hồ ᴄhí Minh ᴠà Công tу Beѕt Food ᴄũng đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Unileᴠer Việt Nam hiện naу ᴄó 5 nhà máу tại Hà Nội, Củ ᴄhi, Thủ Đứᴄ ᴠà khu ᴄông nghiệp Biên Hoà. Công tу hiện tại ᴄó hệ thống phân phối bán hàng trên toàn quốᴄ thông qua hơn 350 nhà phân phối lớn ᴠà hơn 150.000 ᴄửa hàng bán lẻ. Hiện naу ᴄông tу đạt mứᴄ tăng trưởng khoảng 3540% ᴠà tuуển dụng hơn 2,000 nhân ᴠiên. Ngoài ra ᴄông tу ᴄòn hợp táᴄ ᴠới nhiều nhà máу хí nghiệp nội địa trong ᴄáᴄ hoạt động ѕản хuất gia ᴄông, ᴄung ứng nguуên ᴠật liệu ѕản хuất ᴠà bao bì thành phẩm.” Các sản phẩm Unilever đang kinh doanh tại Việt Nam: Dòng thực phẩm dùng cho chế biến và ăn uống: Wall’s ice cream, Knorr, Lipton,… Dòng sản phẩm vệ sinh và chăm sóc cá nhân: Dove, Sunsilk, Clear Lifebouy, Lux, Closeup, PS, Vaseline,… 6 Dòng sản phẩm giặt, tẩy: Omo, Surf, Comfort, Sunlight, Vim, Cif,… (Uia.edu.vn, 2022) 2.2. PHÂN TÍCH VIỆC ÁP DỤNG HỌC THUYẾT Y TRONG CÔNG TY UNILEVER VIỆT NAM 2.2.1. Trong tuyển dụng nhân s
Trang 1Đ H 2 1 N L 3
PHÂN TÍCH VIỆC ÁP DỤNG LÍ THUYẾT QUẢN TRỊ NHÂN LỰC Y
TRONG CÔNG TY UNILEVER VIỆT NAM
Tiểu luận (hoặc tham luận):
Tiểu luận (hoặc tham luận) này được hoàn thành vào ngày 06/04/2023
Giám khảo 1 (Ký và ghi rõ họ tên)
Giám khảo 2 (Ký và ghi rõ họ tên)
TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 04 NĂM 2022
79
Họ và tên Nguyễn Tuấn Kiệt
Giảng viên phụ trách: Ths Trần Hoàng Tuấn Tên học phần: Tổng quan quản trị nhân lực
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 2
1.1 KHÁI NIỆM QUẢN TRỊ NHÂN LỰC 2
1.2 HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ NHÂN LỰC Y 2
1.2.1 Sự ra đời của học thuyết Y 2
1.2.2 Nội dung của học thuyết Y 2
1.2.3 Phương thức quản trị nhân lực của học thuyết Y 2
1.2.4 Nhận định về nội dung học thuyết Y 3
1.2.5 Ưu điểm và nhược điểm của học thuyết Y 4
1.2.5.1 Ưu điểm 4
1.2.5.2 Nhược điểm 4
Chương 2: PHÂN TÍCH VIỆC ÁP DỤNG HỌC THUYẾT Y TRONG CÔNG TY UNILEVER VIỆT NAM 5
2.1 GIỚI THIỆU TẬP ĐOÀN UNILEVER VÀ UNILEVER VIỆT NAM 5
2.1.1 Tập đoàn Unilever 5
2.1.2 Unilever Việt Nam 5
2.2 PHÂN TÍCH VIỆC ÁP DỤNG HỌC THUYẾT Y TRONG CÔNG TY UNILEVER VIỆT NAM 6
2.2.1 Trong tuyển dụng nhân sự 6
2.2.2 Trong sử dụng nhân lực 7
2.2.3 Trong đào tạo và phát triển nhân lực 7
2.2.4 Trong đãi ngộ nhân lực 8
2.2.4.1 Đãi ngộ về tinh thần 8
Trang 32.2.4.2 Đãi ngộ về vật chất 9
KẾT LUẬN 10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 4MỞ ĐẦU
Quản trị nhân lực luôn là công việc khó khăn đối với nhà quản lí của các công
ty Việc quản lí nhân viên, làm cho nhân viên nghe theo và thực hiện đúng yêu cầu của công ty là một công việc khó Nhân lực là nòng cốt của công ty, quyết định sự phát triển của công ty Vì vậy để đạt được sự phát triển, người quản trị nhân sự phải biết cách quản trị, biết cách vận dụng và phát huy khả năng của nhân sự Với những nhu cầu đó đã có nhiều học thuyết quản trị nhân lực ra đời như: học thuyết X, học thuyết Y, học thuyết Z Mỗi học thuyết có nội dung và phương thức áp dung khác nhau Khi học thuyết Y ra đời đã nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà quản trị nhân lực trên khắp thế giới Học thuyết Y đưa ra nhìn nhận tích cực hơn về con người,
đề cao con người Học thuyết Y có vai trò to lớn, mang lại hiệu quả cao cho người sử dụng Khi du nhập đến Việt Nam, học thuyết Y được nhiều công ty, tổ chức chú trọng, quan tâm đến Các nhà quản trị tại Việt Nam bắt đầu nghiên cứu và áp dụng học thuyết này Kết quả đã mang lại nhiều lợi ích cho công ty Khi áp dụng học thuyết Y, các nhà quản trị dễ dàng nắm bắt được tâm lí nhân viên, khiến cho nhân viên chủ động trong công việc, tự giác hoàn thành công việc được giao Nhưng phải tùy vào từng hoàn cảnh, đối tượng, mục đích mà sử dụng học thuyết Y trong quản trị một cách hợp lí nhất để đem lại hiệu quả mong muốn
Unilever Việt Nam là một trong các công ty tiêu biểu cho việc áp dụng học thuyết Y thành công nhất Công ty có số lượng nhân viên đông đảo, gây khó khăn trong việc quản lí Nhưng khi áp dụng học thuyết Y đã giúp cho công ty thuận lợi hơn trong việc quản lí nhân viên Unilever Việt Nam đã áp dụng học thuyết Y trong 4 nội dung: trong tuyển dụng nhân lực, trong sử dụng nhân lực, trong đào tạo và phát triển nhân lực và trong chính sách đãi ngộ Qua sự phát triển của Unilever Việt Nam ngày hôm nay, ta có thể khẳng định được vai trò to lớn của học thuyết Y trong quản trị
nhân lực tại công ty
Trang 52
NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 KHÁI NIỆM QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
“Quản trị nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng
về thu hút, đào tạo – phát triển và duy trì nhân lực của một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức và nhân viên” (Hiền, 2018, tr.14)
1.2 HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ NHÂN LỰC Y
1.2.1 Sự ra đời của học thuyết y
Thuyết Y là một học thuyết về quản trị nhân lực (OB) ra đời năm 1960 bởi giáo
sư Douglas McGregor (SMARTRAIN, 2018) Nội dung của học thuyết này được đánh giá tiến bộ hơn học thuyết X trong việc nhìn nhận về coi người trên cơ sở lí thuyết quản trị (SMARTRAIN, 2018)
1.2.2 Nội dung của học thuyết Y
“Nội dung của học thuyết Y gồm có:
- Lười biếng không phải là đức tính của con người
- Lao động chân tay, lao động trí óc cũng như nghỉ ngơi, giải trí đều là nhu cầu
cơ bản của con người
- Con người muốn thấy rằng họ có ích và quan trọng, muốn chia sẻ trách nhiệm
và muốn tự khẳng định mình
- Điều khiển và đe dọa không phải là biện pháp duy nhất thúc đẩy con người thực hiện mục tiêu của tổ chức
- Tài năng con người luôn tiềm ẩn vấn đề là làm sao để khơi gợi dậy được tiềm năng đó
- Con người sẽ làm việc tốt hơn nếu đạt được sự thỏa mãn cá nhân” (SMARTRAIN, 2018)
1.2.3 Phương thức quản trị nhân lực của học thuyết Y
Theo SMARTRAIN (2018) “học thuyết Y có 5 phương thức quản trị:
Trang 6- Thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu của tổ chức và mục tiêu của
cá nhân
- Các biện pháp quản trị áp dụng đối với người lao động phải có tác dụng mang lại thu hoạch nội tại
- Áp dụng những phương thức hấp dẫn để có được sự hứa hẹn chắc chắn của các thành viên trong tổ chức
- Khuyến khích tập thể nhân viên tự điều khiển việc thực hiện mục tiêu của họ, làm cho nhân viên tự đánh giá thành tích của họ
- Nhà quản trị và nhân viên phải có ảnh hưởng lẫn nhau”
1.2.4 Nhận định về nội dung học thuyết Y
Nhận định về nội dung học thuyết Y được SMARTRAIN (2018) đưa ra rằng
“học thuyết Y:
- Là lý thuyết linh động và thiên hướng tích cực về con người và hành vi con người
- Cho rằng con người bản chất thích làm việc và không trốn tránh khi có thể
- Con người làm việc theo nhóm thích tự định hướng và làm chủ
- Con người sẽ gắn với nhóm nếu họ đạt được sự thỏa mãn cá nhân
- Con người muốn và có thể học cách gánh vác trách nhiệm
- Tài năng con người luôn tiềm ẩn, vấn đề quan trọng là biết khơi dậy
- Không cần phải thưởng nếu muốn họ làm việc và không đánh giá cao việc trừng phạt khi họ không làm việc
- Con người không thích bị kiểm soát, nếu không bị kiểm soát mới làm việc tốt”
Thuyết này khai thác bản chất bên trong con người nhiều hơn Từ đó họ thấy được rằng, con người nếu được tự do, không bị gò bó, ép buộc thì họ sẽ phát huy được khả năng làm việc tốt nhất Nếu được làm việc trong bầu không khí lành mạnh, thoải mái, người làm việc có nhiều cảm hứng sáng tạo, thích thú công việc hơn Con người luôn mong muốn được thể hiện bản thân Nên khi được trao cơ hội họ luôn biết cách tận dụng để thể hiện mình, phát huy năng lực bản thân Từ đó, mang lại nhiều lợi ích cho công ty
Trang 74
1.2.5 Ưu điểm và nhược điểm của học thuyết Y
1.2.5.1 Ưu điểm
“Từ nội dung học thuyết Y, ta nhận ra học thuyết này có phần tích cực và tiến bộ hơn học thuyết X ở chỗ nó nhìn đúng bản chất con người hơn” (Linh, 2022) Học thuyết góp phần phát huy được năng lực cá nhân của mỗi nhân viên một cách hiệu quả nhất Khi áp dụng học thuyết này người nhân viên cảm thấy họ được coi trọng, thấy rằng bản thân họ có giá trị, từ đó tạo ra những động lực giúp họ làm việc tốt hơn, hoàn thành các nhiệm vụ tổ chức đưa ra Vì đề cao con người nên học thuyết
Y mang tính nhân văn cao
1.2.5.2 Nhược điểm
Mặc dù có nhiều điểm tích cực nhưng học thuyết Y vẫn tồn tại một số hạn chế Việc áp dụng học thuyết Y có thể gây ra tình trạng kiểm soát nhân viên thiếu chặt chẽ trong quản lý hoặc trình độ của các công ty đủ điều kiện để áp dụng học thuyết này (Linh, 2022) Bởi vì, học thuyết Y cho phép người lao động tự làm chủ,
tự do định hướng, sáng tạo trong công việc Nên học thuyết này rất khó áp dụng cho những công ty, tổ chức tồn tại những nhân viên ý thức tự giác thấp, lười biếng, không năng động Vì vậy, “học thuyết Y chỉ có thể được phát huy tốt trong các tổ chức có trình độ phát triển cao và yêu vầu sự sáng tạo” (Linh, 2022)
Tất nhiên học thuyết Y chưa là học thuyết quản trị nhân sự hoàn hảo nhất Nếu học thuyết Y hoàn hảo thì sẽ không có sự ra đời của các học thuyết khác Tuy nhiên, người quản trị nếu biết kết hợp học thuyết này với các học thuyết còn lại (học thuyết X, học thuyết Z) sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất
Trang 8Chương 2 PHÂN TÍCH VIỆC ÁP DỤNG HỌC THUYẾT Y TRONG CÔNG TY
UNILEVER VIỆT NAM 2.1 GIỚI THIỆU TẬP ĐOÀN UNILEVER VÀ UNILEVER VIỆT NAM 2.1.1 Tập đoàn Unilever
Theo thông tin từ Uia.edu.vn (2022), “Unileᴠer là một doanh nghiệp đa quốᴄ gia, đượᴄ Anh ᴠà Hà Lan thành lập, ᴄhuуên ѕản хuất ᴄáᴄ mặt hàng tiêu dùng như mỹ phẩm, hóa ᴄhất giặt tẩу, kem đánh răng, dầu gội, thựᴄ phẩm… hàng đầu trên thế giới
Ra đời năm 1930 từ ѕự ѕáp nhập ᴄủa 2 doanh nghiệp là Leᴠer Brotherѕ (ᴄông tу ѕản хuất хà bông tại Anh) ᴠà Magarine Unie (doanh nghiệp ѕản хuất bơ thựᴄ ᴠật ở Hà Lan), trụ ѕở ᴄhính ᴄủa doanh nghiệp Unileᴠer hiện naу đượᴄ đặt tại 2 nơi là Luân Đôn ᴠà Rotterdam Công ty đang sỡ hữu và phát triển hơn 400 nhãn hàng tại hơn 190 quốc gia
2.1.2 Unilever Việt Nam
Theo thông tin từ trang web Uia.edu.vn, “Unileᴠer Việt Nam đượᴄ thành lập năm 1995 ᴄũng là một bướᴄ đi trong ᴄhiến lượᴄ tổng thể ᴄủa Unileᴠer Unileᴠer Việt Nam thựᴄ ᴄhất là tập hợp ᴄủa ba ᴄông tу riêng biệt: Liên doanh Leᴠer Việt Nam ᴄó trụ ѕở tại Hà Nội, Elida P/S tại Thành phố Hồ ᴄhí Minh ᴠà Công tу Beѕt Food ᴄũng đặt tại thành phố Hồ Chí Minh Unileᴠer Việt Nam hiện naу ᴄó 5 nhà máу tại Hà Nội,
Củ ᴄhi, Thủ Đứᴄ ᴠà khu ᴄông nghiệp Biên Hoà Công tу hiện tại ᴄó hệ thống phân phối bán hàng trên toàn quốᴄ thông qua hơn 350 nhà phân phối lớn ᴠà hơn 150.000 ᴄửa hàng bán lẻ Hiện naу ᴄông tу đạt mứᴄ tăng trưởng khoảng 35-40% ᴠà tuуển dụng hơn 2,000 nhân ᴠiên Ngoài ra ᴄông tу ᴄòn hợp táᴄ ᴠới nhiều nhà máу хí nghiệp nội địa trong ᴄáᴄ hoạt động ѕản хuất gia ᴄông, ᴄung ứng nguуên ᴠật liệu ѕản хuất ᴠà bao bì thành phẩm.”
Các sản phẩm Unilever đang kinh doanh tại Việt Nam:
- Dòng thực phẩm dùng cho chế biến và ăn uống: Wall’s ice cream, Knorr, Lipton,…
- Dòng sản phẩm vệ sinh và chăm sóc cá nhân: Dove, Sunsilk, Clear Lifebouy, Lux, Closeup, P/S, Vaseline,…
Trang 96
- Dòng sản phẩm giặt, tẩy: Omo, Surf, Comfort, Sunlight, Vim, Cif,… (Uia.edu.vn, 2022)
2.2 PHÂN TÍCH VIỆC ÁP DỤNG HỌC THUYẾT Y TRONG CÔNG TY UNILEVER VIỆT NAM
2.2.1 Trong tuyển dụng nhân sự
Unilever đã tổ chức nhiều chương trình tuyển dụng để tìm kiếm được nhân sự tài năng, triển vọng, phù hợp với chiến lược phát triển của công ty Tiêu biểu là hai chương trình “Nhà lãnh đạo tương lai Unilever (Unilever Future Leaders Programme)
và chương trình Tuyển dụng chuyên viên tài năng (Unilever Fresh Programme) dành cho sinh viên sắp tốt nghiệp hoặc sinh viên mới ra trường” (Lam Anh, 2019) Theo thông tin từ trang web Hanoimoi, chương trình UFLP (Unilever Future Leaders Programme) tổ chức đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1998, sau hơn 17 năm thực hiện
đã gặt hái được nhiều kết quả Tại chương trình các bạn ứng viên phải trải qua các thử thách lớn được công ty đề ra thông qua 4 vòng tuyển chọn: duyệt hồ sơ, làm trắc nghiệm, phỏng vấn trực tiếp, cuối cùng là đánh giá toàn diện Qua đó các ứng viên
có cơ hội tự do để thể hiện khả năng của bản thân Từ đó tìm ra các ứng viên triển vọng cho vị trí lãnh đạo tương lai của công ty Khi tham gia chương trình UFLP các ứng viên được gặp gỡ các nhà lãnh đạo của công ty, được tiếp xúc với hệ thống kiến thức, học hỏi kỹ năng lãnh đạo nội bộ của công ty (Enijob, 2022)
Chương trình “Ngày hội nghề nghiệp” được Unilever Việt Nam tổ chức hằng nằm tại các trường đại học lớn với mục đích giúp sinh viên có cơ hội tiếp xúc, tìm hiểu môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp, các phòng ban của công ty, và nghe những chia sẻ bổ ích từ các thành viên công ty, từ đó có những định hướng nghề nghiệp trong tương lai phù hợp với bản thân (Lao Động Thủ Đô, 2017) Đến với chương trình, sinh viên được giao lưu, trao đổi với các nhà lãnh đạo để hiểu sâu hơn
về sứ mệnh và tầm nhìn phát triển của công ty (Lao Động Thủ Đô, 2017)
Ngoài ra, các thông tin tuyển dụng của Unilever Việt Nam còn được đăng trên website của công ty, các diễn đàn, web tìm việc Điều này cũng giúp cho công ty tiếp cận được với người có nhu cầu tìm kiếm công việc thông qua internet Ứng dụng hiệu quả học thuyết Y trong tuyển dụng thông qua việc tạo môi trường tự do, thoải mái thể hiện bản thân đã giúp cho công ty tìm ra những nhân tài trẻ phù hợp với vị trí còn trống của công ty Việc thực hiện các chương trình tuyển dụng hiệu quả giúp cho công ty thu hút được lượng lớn sự quan tâm đến từ các sinh viên cũng như người lao động có trình độ đang tìm kiếm việc làm
Trang 102.2.2 Trong sử dụng nhân lực
Từ học thuyết Y, các nhà quản trị của Unilever Việt Nam hiểu được rằng con người không thích bị kiểm soát Vì thế sau khi giao công việc, lãnh đạo của công ty không đưa ra mệnh lệnh bắt buộc người nhân viên phải làm mà bằng nghệ thuật lãnh đạo, khả năng am hiểu tâm lí con người khiến cho nhân viên của họ tự giác làm theo Khi đưa ra nhiệm vụ, Unilever Việt Nam cho phép người nhân viên tự do trong quá trình thực hiện nhiệm vụ miễn là hợp pháp và đúng với mục đích công ty đề ra Các nhà quản trị tại Unilever Việt Nam hiểu được rằng giao việc cho nhân viên chính là giao việc cho bản thân họ Họ luôn thể hiện cho nhân viên thấy rằng họ cũng đang hăng hái trong công việc để từ đó nhân viên nhìn vào và thực hiện theo Unilever Việt Nam luôn coi trọng việc gắn kết giữa cấp trên với nhân viên, giữa nhân viên với nhau Bởi việc gắn kết, phối hợp này sẽ đem lại hiệu quả cao trong công việc Các cấp lãnh đạo của Unilever luôn tạo mối quan hệ mật thiết, cởi mở với nhân viên để họ cảm nhận được sự gần gũi từ đó có thiện cảm với công ty nhiều hơn (MISA AMIS, 2022) Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo của công ty luôn quan tâm tới những ý kiến, lắng nghe tâm tư của nhân viên Khi làm việc tại công ty, luôn có sự công bằng nhất định, không
có sự thiên vị hay giành sự ưu ái đặc biệt cho một cá nhân nào, giữ một môi trường hòa đồng và giúp đỡ lẫn nhau để trách những xung đột không đáng có
2.2.3 Trong đào tạo và phát triển nhân lực
“Hiểu rằng đầu tư cho con người cũng chính là đầu tư cho tương lai, Unilever luôn dành ngân sách thường niên cho nhiệm vụ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực” (Lam Anh, 2019) Theo chia sẻ của Lam Anh (2019), công ty tổ chức định kỳ các khóa đào tạo kỹ năng chuyên sâu, nhằm nâng cao năng lực và kiến thức, đảm bảo nhân viên có một nơi làm việc lành mạnh, từ đó phát huy năng lực làm việc tốt nhất
“Ở Unilever, tất cả các chương trình học tập đều xuất phát từ nhu cầu cụ thể của Công
ty Công ty khuyến khích nhân viên làm chủ việc học tập và phát triển nghề nghiệp của bản thân nhân viên Trưởng phòng, nhân viên nhân sự và phòng đào tạo chỉ đóng vai trò hỗ trợ và hướng dẫn việc học tập và phát triển nghề nghiệp của nhân viên” (Róse, 2022) Qua đó cho thấy Unilever đã áp dụng phương thức quản trị của học thuyết Y trong đào tạo và phát triển nhân lực là: thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu của tổ chức và mục tiêu của cá nhân; khuyến khích tập thể nhân viên tự điều khiển việc thực hiện mục tiêu của họ, làm cho nhân viên tự đánh giá thành tích của
họ